Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đẩy mạnh hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.63 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------o0o------

Phạm Minh Thuận

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH
TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số : 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2008



i

Lời cám ơn
Trước tiên, cho tôi cám ơn Phó giáo sư Tiến só Nguyễn Ngọc Hùng,
người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Kế đến, cho tôi xin cám ơn Thạc só kinh tế Trần Bửu Long, Phó giám
đốc Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí
Minh, người thường xuyên cùng tôi trao đổi, đánh giá về tình hình hiện nay của


các Quỹ Bảo lãnh tín dụng Việt Nam.
Cuối cùng, tôi rất cám ơn ông Chanki Park, Trưởng phòng quan hệ quốc
tế Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, người đã nhiệt tình cung cấp các số liệu
quý giá liên quan đến hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc từ khi
thành lập cho đến nay và các mô hình Quỹ Bảo lãnh tín dụng trong khu vực.

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2008
Phạm Minh Thuận


ii

Lời mở đầu
1.

Sự cần thiết của đề tài:

Chúng ta, ai cũng đều nhận thấy rằng các công ty thành đạt và thònh
vượng hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều bắt đầu từ những ý tưởng
kinh doanh đột phá, táo bạo; một Microsoft với tầm nhìn chiến lược về sự phát
triển bùng nổ máy vi tính cá nhân của Bill Gates - một trong những người giàu
nhất thế giới với tổng tài sản hiện nay trên 60 tỷ USD; một công ty cà phê Trung
Nguyên, hiện nay thương hiệu Trung Nguyên, G7 đã đi khắp nơi trên thế giới,
được gầy dựng từ hai bàn tay trắng của Đặng Lê Nguyên Vũ –Chủ tòch tập đoàn
cà phê Trung Nguyên - với nỗi niềm trăn trở: “ sống ở vương quốc cà phê mà
sao vẫn nghèo”… và nhiều công ty khác nữa như Gạch Đồng Tâm, Công ty Máy
tiùnh Phong Vũ, siêu thò điện máy Nguyễn Kim. Sự thành đạt của họ đã đóng góp
không nhỏ cho sự tăng trưởng của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ năm
2001 Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ

và vừa theo Nghò đònh số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001. Tiếp đến, Chính phủ
xây dựng kế hoạch 5 năm (từ năm 2006-2010), chiến lược phát triển các doanh
nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết đònh số 236/2006 QĐ-TTg ngày 23/10/2006 và
một trong những biện pháp đó là hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn
vay của ngân hàng. Tuy nhiên, từ khi ra quyết đònh hỗ trợ đến nay, cả nước chỉ
có một vài quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành một cách rời rạc, hoạt động
cầm chừng, mang tính chất đối phó – trong đó có quỹ bảo lãnh tín dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh – được thành lập với kết quả


iii
hoạt động không như mong muốn như chủ trương chính sách nhà nước đề ra,
chưa thực sự là nguồn hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vậy, nguyên nhân từ đâu dẫn đến sự trì trệ này? Việc đề ra các giải pháp để
giải quyết sự trì trệ trong giai đoạn này là rất cấp thiết. Vì vậy, tôi đã chọn đề
tài “Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu nhằm muốn đóng
góp thiết thực trong chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung
và cho chính Quỹ Bảo lãnh tín dụng Thành phố Hồ Chí Minh nơi tôi hiện đang
công tác.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về Quỹ bảo lãnh tín dụng, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.

-

Nêu lên kinh nghiệm về hoạt động bảo lãnh tín dụng của một số nước trên thế

giới: Nhật Bản, Hàn Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng
vào điều kiện Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

-

Đánh giá thực trạng hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những thành tựu cần
phát huy và tồn tại cần hoàn thiện.

-

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo
lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh
trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng

cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên góc độ lý luận và thực tiển.


iv
4. Phạm vi nghiên cứu:
Do nguồn tài liệu liên quan đến Quỹ bảo lãnh tín dụng còn hạn hẹp nên
chỉ tập trung nghiên cứu đến kinh nghiệm hoạt động bảo lãnh tín dụng ở một số
nước nổi trội tại khu vực Châu Á mà cụ thể như: Nhật Bản, Hàn Quốc và thực
trạng hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để có thể thấy rõ thực trạng hoạt động hiện nay của Quỹ Bảo lãnh tín
dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đưa ra
các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy Quỹ Bảo lãnh tín dụng phát triển với mục

đích hỗ trợ một cách thiết thực hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề tài sử
dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp lòch sử, thống kê,
phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu và phương pháp quan sát từ thực tiễn
để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời, đề tài có tham
khảo thêm các tài liệu của các chuyên gia trên lãnh vực có liên quan tập hợp từ
báo chí và các thông tin trên mạng internet.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu thành 3 chương :
 Chương 1: Tổng quan về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh.
 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh.


v

Mục lục
Lời cám ơn ..................................................................................................................i
Lời mở đầu ................................................................................................................ ii
Mục lục.......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG VÀ CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..........................................................................1
1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................................1
1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................1
1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sự phát triển của nền kinh tế.

........................................................................................................................3
1.2 Quỹ bảo lãnh tín dụng. .................................................................................5
1.2.1 Khái niệm Quỹ bảo lãnh tín dụng. ........................................................5
1.2.2 Lòch sử hình thành các QBLTD. ............................................................6
1.2.3 Phân loại Quỹ bảo lãnh tín dụng. ..........................................................8
1.2.4 Sự cần thiết của Quỹ Bảo lãnh tín dụng trong việc hỗ trợ sự phát triển
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. ...............................................................13
1.3 Kinh nghiệm hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng ở một số nước trên thế
giới……………………...................................................................................................18
1.3.1 Quỹ Bảo lãnh tín dụng Nhật Bản. .......................................................18
1.3.2 Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn quốc. .......................................................22
1.3.3 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động của các Quỹ Bảo
lãnh tín dụng Nhật Bản, Hàn Quốc trong việc hỗ trợ sự phát triển của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. ............................................................................30
Kết luận Chương 1............................................................................................33


vi
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN
DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................34
2.1 Khái quát sự ra đời và hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. ..........................................................34
2.2 Sự ra đời của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................37
2.3 Cơ cấu tổ chức của QBLTD Thành phố Hồ Chí Minh. ..............................38
2.4 Thực trạng hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. ........................39
2.4.1 Về vốn điều lệ. ....................................................................................39
2.4.2 Điều kiện cấp bảo lãnh tín dụng của QBLTD thành phố HCM..........41

2.4.3 Quy trình bảo lãnh tín dụng của QBLTD thành phố HCM. ................42
2.4.4 Kết quả hoạt động của QBLTD Thành phố Hồ Chí Minh. .................44
2.5 Đánh giá chung về những thuận lợi, kết quả đạt được và những khó khăn
trong hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................49
2.5.1 Thuận lợi và kết quả đạt được.............................................................49
2.5.2 Khó khăn: ............................................................................................50
Kết luận Chương 2............................................................................................56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO
LÃNH TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................................58
3.1 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của QBLTD ở vai trò quản lý
nhà nước…………...................................................................................................58
3.1.1 Một số kiến nghò đối với chính phủ Việt Nam. ...................................58
3.1.2 Các giải pháp liên quan đến UBND Thành phố Hồ Chí Minh. ..........64
3.2 Các giải pháp đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................67
3.2.1 Về hoạt động của QBLTD TP.Hồ Chí Minh:......................................67
3.2.2 Về bộ máy quản lý: .............................................................................74
Kết luận chương 3: ...........................................................................................80


vii
KẾT LUẬN .............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC.................................................................................................................87
Phụ lục 1: Tổng hợp phân loại các Doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa, Marta
Kozak, International Finance Corporation,Washington. DC.). ........................87
Phụ lục 2: Tổng giá trò GDP hàng năm của các DNNVV................................92
Phụ lục 3 : Số lượng các DNNVV đăng ký kinh doanh ở Tp HCM từ năm

1991 –2004....... ................................................................................................92
Phụ lục 4 : Tổng hợp tình hình đăng ký kinh doanh các DNNVV ở Tp HCM
qua các năm…....................................................................................................92
Phụ lục 5: Số lượng DNNVV hoạt động ở Tp HCM theo quận huyện tính đến
31/12/2004……. ...................................................................................................93
Phụ lục 6 : Tổng hợp vốn đăng ký kinh doanh của DNNVV ở Tp HCM
1991 – 2004….. ..................................................................................................94
Phụï lụïc 7: Vốn đầu tư của khu vực DNNVV tại Tp HCM từ 1991-2001.........94
Phụ lục 8:Quy trình bảo lãnh tín dụng và hệ thống hỗ trợ tín dụng Nhật Bản. 95
Phụ lục 9: Thống kê tình hình bảo lãnh tín dụng của QBLTD Nhật Bản ......101
Phụ lục 10:Quy trình bảo lãnh và hệ thống bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc.....103
Phụ lục 11: Kết quả hoạt động bảo lãnh tín dụng của QBLTD Hàn Quốc....106


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Cấu trúc tài chính trong vòng đời của doanh nghiệp. ..........................15
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức hiện tại của QBLTD Thành phố Hồ Chí Minh.........38
Sơ đồ 2.2: Quy trình bảo lãnh tín dụng của QBLTD TP.HCM ............................43
Sơ đồ 3.1: Tái cấu trúc Tổ chức QBLTD TP. Hồ Chí Minh.................................74


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Phân loại các DNNVV tại một số nước ở Châu Á ............................2
Bảng 1.2: Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng qua các thời kỳ. ...............................7
Bảng 2.1: Kế hoạch góp vốn của ngân hàng vào QBLTD TP.HCM...............40
Bảng 2.2: Báo cáo vốn điều lệ của QBLTD TP.HCM 9 tháng đầu năm 2008

...................................................................................................................................44
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh của QBLTD TP.HCM 9 tháng đầu
năm 2008 ..................................................................................................................45
Bảng 2.4: Báo cáo tình hình cho vay bắt buộc của QBLTD TP.HCM 9 tháng
đầu năm 2008 ..........................................................................................................48
Bảng 3.1 : Tỷ lệ bảo lãnh Của KODIT ................................................................63


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QBLTD

: Quỹ Bảo lãnh tín dụng.

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

HĐQL

: Hội đồng quản lý.

KODIT

: Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc.


KIBO

: Quỹ Bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc.

CGF

: Quỹ Bảo lãnh tín dụng đòa phương.

KICGF

: Quỹ Bảo lãnh tín dụng cơ sở hạ tầng Hàn Quốc.

JASMEC

: Công ty doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản.

JASME

: Công ty Tài chính cho các DNNVV Nhật Bản.

NFCGC

: Liên đoàn Bảo lãnh tín dụng quốc gia Nhật Bản.

CRD

: Hệ thống dữ liệu rủi ro tín dụng Nhật Bản.

CCRS


: Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Hàn Quốc.

SESS

: Hệ thống đánh giá các DNNVV.

SBSS

: Hệ thống đánh giá các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG VÀ CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để xác đònh một doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nước
thường căn cứ vào hai yếu tố chính của doanh nghiệp: số vốn hoạt động hoặc số
lượng công nhân làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay
trên thế giới chưa có một tiêu chí thống nhất để xác đònh doanh nghiệp nhỏ và
vừa, và đây cũng là điều khó khăn cho việc tổng hợp và phân tích. (tham khảo
Phụ lục 1: Tổng hợp phân loại các Doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa, Marta
Kozak, International Finance Corporation,Washington. DC.)
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, DNNVV là những
doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có
thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới: doanh

nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh
nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, doanh nghiệp vừa có
từ 50 đến 300 lao động. Các nước thành viên trong khối EU phân loại các doanh
nghiệp có số lượng nhân viên dưới 50 người được xem là doanh nghiệp nhỏ, và
doanh nghiệp có số lượng nhân viên thấp hơn 250 người được xem là doanh
nghiệp loại vừa. Trong khi đó, tại Mỹ, các doanh nghiệp có số lượng nhân viên
dưới 100 người là doanh nghiệp loại nhỏ và doanh nghiệp có số lượng nhân viên


2
dưới 500 người được xem là doanh nghiệp loại vừa. Một số nước Châu Á khác,
thì phân loại DNNVV như sau:
Bảng 1.1 : Phân loại các DNNVV tại một số nước ở Châu Á
Tiêu thức áp dụng

Nước

Số lao động

Hồng kông

Vốn kinh doanh

< 100 người trong ngành CN
< 50 người trong ngành dòch vụ

Indonesia

< 100 người


< 0,6 tỷ rupi

Singapore

< 100 người

< 499 tr dollar Singapore

Myanmar

< 100 người

Philipin

< 200 người

< 100 triệu pêsô

Thái Lan

< 100 người

< 20 triệu bat

< 50 người trong bán lẽ

< 10 triệu yên

< 300 người trong bán buôn


< 30 triệu yên

< 300 người ở các ngành khác

< 100 triệu yên

Nhật

Nguồn: Dự án chính sách phát triển DNNVV Việt Nam. Học viện chính trò quốc
gia, viện Friedrich CHLB Đức, Hà Nội 1996.
Tại Việt Nam, Nghò đònh số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính
phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quy đònh: ” Doanh nghiệp
nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động
trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Hầu hết các doanh nghiệp thành công khắp nơi trên thế giới đều khởi
nghiệp kinh doanh từ những ý tưởng kinh doanh và vốn liếng kinh doanh nhỏ bé
của mình. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa
hình thành vừa qua, với sự phát triển mạnh mẽ của mình, đã đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Họ là chính là động lực của sự


3
phục hồi và đổi mới của đất nước, là nơi thể hiện được các khát vọng, cũng như
có thể thỏa mãn được sự sáng tạo của chính các chủ doanh nghiệp. Mỗi một đất
nước, mỗi thế hệ đều cần có các doanh nghiệp sẳn sàng đầu tư tất cả nguồn lực
của chính mình vào kế hoạch kinh doanh của mình.
Vì thế, các DNNVV luôn là nguồn quan trọng tạo ra công ăn việc làm,
giảm tình trạng đói nghèo của đất nước. Các DNNVV đã thu hút một lực lượng
lao động rất lớn tại các nước đang phát triển, giải quyết phần lớn nạn thất

nghiệp phát sinh từ việc cải cách trong khu vực công ở các nước có nền kinh tế
chuyển đổi. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết năng lực, khả năng của chính
mình, các DNNVV cần có một môi trường kinh doanh thuận lợi để có thể tận
dụng được các cơ hội mang đến. Một môi trường thuậïn lợi với ý nghóa DNNVV
có thể tiếp cận được thò trường một cách dễ dàng với tình hình tài chính ổn đònh
và lành mạnh. Hầu như toàn bộ các DNNVV đều có nhu cầu hỗ trợ về tài chính
để có thể bắt đầu và mở rộng việc kinh doanh của mình và bảo lãnh tín dụng là
một phương thức để các DNNVV có thể dễ dàng tiếp cận được sự hỗ trợ này
phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp.
1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sự phát triển của nền kinh tế.
Các DNNVV đóng vai trò động lực trong việc phát triển nền kinh tế:
DNNVV luôn thể hiện tính năng động, tính linh hoạt, sáng tạo, luôn là động lực
quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong những năm gần đây,
nhất là từ khi có Luật doanh nghiệp, khu vực DNNVV đã trở thành động lực
mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta. Năm 2004 , công nghiệp khu vực
DNNVV ngoài quốc doanh tăng 22,8%, là mức tăng cao nhất so với các khu vực
khác, chiếm tỷ trọng 27% giá trò sản xuất công nghiệp. Trong thương mại, khu
vực DNNVV ngoài quốc doanh tăng đạt mức tăng 26%, cũng là mức cao nhất và


4
chiếm 82% tổng mức bán lẻ và dòch vụ. Đóng góp của khu vực DNNVV ngoài
quốc doanh tăng từ 36,6% năm 2000 lên 41,7% năm 2003 và 42% năm 2004
(Nguồn : Tạp chí Kinh tế & phát triển số 93 T03/2005, trang 4).
Các DNNVV tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng, góp phần
tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Các DNNVV rất có lợi thế trong việc tuyển dụng công nhân tại đòa
phương và tận dụng các nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất có sẳn tại chổ. Lợi
nhuận của các DNNVV góp phần tái sản xuất đầu tư cho các đòa phương. Do đó,
hiệu quả kinh tế của các DNNVV cũng chính là hiệu quả về sự ổn đònh và phát

triển kinh tế ở đòa phương.
Bên cạnh việc đóng góp sự tăng trưởng của đất nước và trong khu vực,
các DNNVV là nơi góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trong điều kiện
nước ta, vấn đề lao động và tạo ra việc làm đang là vấn đề cấp bách. Trong khi
hệ thống các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện đang trong quá trình cải
cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới, khu vực hành chính nhà nước
tuyển dụng nhân sự mới không nhiều, các tập đoàn kinh tế sẳn sàng sa thải nhân
viên khi gặp khó khăn thì khu vực DNNVV vẫn là khu vực thu hút nhiều lao
động nhất. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2005 các DNNVV đã
đóng góp trên 45% tổng thu nhập quốc dân của cả nước và thu hút hơn 90% lao
động mới vào làm việc, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền
kinh tế.
Giữ vai trò ổn đònh nền kinh tế: các DNNVV nhiều nước trên thế giới,
nhất là các nước đang phát triển, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các
doanh nghiệp lớn. Việc điều tiết các hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu
phụ tại các thời điểm cần thiết làm cho nền kinh tế trở nên trở nên ổn đònh hơn.


5
Các DNNVV hình thành nền công nghiệp dòch vụ phụ trợ quan trọng trong việc
chuyên môn hóa sản xuất cần thiết cho việc hình thành sản phẩm, lấp đầy các
khoảng trống của thò trường mà các doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ.
Với các vai trò trên, việc hỗ trợ các DNNVV là việc làm hết sức cần
thiết, không chỉ cho riêng các DNNVV mà còn vì mục đích lớn lao cho sự phát
triển của đất nước.
1.2 Quỹ bảo lãnh tín dụng.
1.2.1 Khái niệm Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Quỹ bảo lãnh tín dụng là một tổ chức tài chính thực hiện các nghiệp vụ
bảo lãnh tín dụng. Bảo lãnh tín dụng là một sản phẩm tài chính để các doanh
nghiệp có thể mua nhằm bổ sung một phần tài sản thế chấp còn thiếu của mình.

Về phía QBLTD, đó là lời cam kết của đơn vò với tổ chức tín dụng cho vay vốn
về việc thực hiện nghóa vụ trả toàn bộ hoặc một phần tiền vay cho bên cho vay
nếu người đi vay không thanh toán được.
Mục đích chính của QBLTD cho các DNNVV nhằm hỗ trợ các DNNVV,
các doanh nghiệp này mặc dù có khả năng thanh toán nợ vay nhưng vì lý do nào
đó họ không thể vay ngân hàng được nếu không có sự bảo lãnh của QBLTD.
Mặt khác, các DNNVV có thể chứng minh khả năng thanh toán nợ vay ngân
hàng nhưng lại thiếu tài sản thế chấp hoặc họ chưa có hồ sơ chứng minh quá
trình đi vay và thanh toán nợ vay đúng hạn của đơn vò trước đó.
Ở một số nước trên thế giới, QBLTD không chỉ là một tổ chức để các
DNNVV dễ dàng tiếp cận sự tài trợ mà còn có vai trò thiết lập các loại tín dụng
đặc biệt nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc hỗ trợ cho các
doanh nghiệp mở rộng hoạt động của họ. Tùy thuộc vào loại hình của doanh


6
nghiệp được tài trợ sẽ có các tổ chức tín dụng khác nhau hỗ trợ thực hiện. Thông
thường, khi các hộ nghèo cam kết việc làm của họ tạo ra thu nhập thiết yếu,
đãm bảo cuộc sống hàng ngày của mình, họ sẽ được chính phủ hoặc các tổ chức
phi chính phủ hỗ trợ mang tính chất xã hội, còn các DNNVV luôn phải cố gắng
vay trực tiếp ngân hàng.
Các DNNVV thường có yêu cầu vay phong phú hơn những gì mà tổ chức
tín dụng nhỏ cung cấp về số tiền đi vay, điều khoản vay hoặc các sản phẩm vay
phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt. Các doanh nghiệp này có thể tiếp cận được
các ngân hàng thương mại nhưng họ lại thiếu tài sản thế chấp, và lúc này
QBLTD sẽ trở nên cần thiết.
1.2.2 Lòch sử hình thành các QBLTD.
Các QBLTD đầu tiên được hình thành tại Châu Âu vào năm 1948. Nói
đúng hơn, đó là những hiệp hội bảo lãnh lẫn nhau, được hình thành từ những
nhóm doanh nghiệp góp vốn của chính họ vào hiệp hội để bảo lãnh tín dụng lẫn

nhau. Các hiệp hội như thế là phương tiện hỗ trợ tài chính rất quan trọng cho các
doanh nghiệp nhỏ ở Châu Âu và trong một số trường hợp, các hiệp hội này sẽ
phát triển thành các tổ chức tài chính đầy đủ.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các QBLTD nhà nước đóng vai trò quan
trọng trong việc phục hồi nền kinh tế ở Châu Âu. Đặc biệt ở Hà lan và Đức, các
doanh nghiệp nhỏ hưởng lợi rất lớn từ các hệ thống này. Cho đến nay, hầu hết
các QBLTD tại các nước ở Châu Âu vẫn tiếp tục hoạt động.
Vào những năm 1970-1980, một làn sóng thử nghiệm mới về QBLTD tại
các nước đang phát triển. Nhiều QBLTD được hình thành từ sự đònh hướng của
các tổ chức tài trợ, một số QBLTD hình thành để khắc phục sự yếu kém của hệ


7
thống ngân hàng hoặc sự yếu ớt của các DNNVV, như QBLTD Hàn Quốc thành
lập năm 1971 và tiếp theo sau là các nước Indonesia, Malaysia. QBLTD Đài
Loan, Nepal thành lập năm 1974, QBLTD Philippines thành lập năm 1981, và
QBLTD Thái lan được thành lập năm 1991… Vì đây là lãnh vực hoạt động mới,
nên cũng có nhiều QBLTD ra đời của một số nước bò thất bại, và vì vậy các
nước này đã miễn cưởng triển khai lại QBLTD.
Tuy nhiên, vào thập niên 1990, hoạt động của QBLTD được các nước
quan tâm trở lại. Cụ thể, các QBLTD tiếp tục hình thành ở các nước có nền kinh
tế chuyển đổi như các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, rất nhiều QBLTD trong số
đó thành công.
Bảng 1.2: Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng qua các thời kỳ.

Thời kỳ thành lập

Mục tiêu chính

Loại hình Quỹ bảo

lãnh phổ biến

Châu âu, thế kỷ 19.

Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa
các chủ doanh nghiệp nhỏ.

Hiệp hội bảo lãnh lẫn
nhau.

Châu âu và Bắc Mỹ,
1950- 1960.

Phục hồi các DNNVV

Hệ thống hỗ trợ quốc
gia.

Các nước đang
phát triển 1970 – 2000.

Phát triển các DNNVV,
phát triển nông nghiệp.

Hỗ trợ của nhà nước
hoặc theo chương trình
cơ bản.

Nền kinh tế chuyển đổi,
1990-2000.


Xây dựng và hỗ trợ lại các
DNNVV .

Hỗ trợ của nhà nước
hoặc theo chương trình
cơ bản.

Nguồn: Bernd Balkenhol, Head Social Finance ILO (2004), Guarantee
Funds for Small Enterprises, a manual for guarantee fund managers.


8
Như vậy, trong lòch sử, QBLTD đã trãi qua 4 giai đoạn thể hiện sự phong
phú về mặt chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động, và thực tế cũng cho thấy
rằng sẽ không có một khuôn mẫu nào phù hợp cho tất cả các loại hình QBLTD.
Chỉ có một điều chung nhất qua những kinh nghiệm vừa qua, sự thành công của
QBLTD phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng một cách đúng đắn và chính xác
các hoạt động của mình phù hợp với cơ cấu tài chính hiện đang tồn tại của một
đất nước.
1.2.3 Phân loại Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Toàn bộ các QBLTD đều có mục đích chung nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận được các nguồn tài chính, nhưng mục đích này
đã được đa dạng hóa khi QBLTD được thành lập. Sự khác nhau này xuất phát từ
môi trường hoạt động của Quỹ và sẽ không có một mô hình QBLTD nào là tối
ưu, hoạt động tốt hơn những mô hình kia.
Khi xây dựng QBLTD, chúng ta cần phải xem xét đến môi trường tài
chính, điều kiện xã hội, văn hóa, các quy đònh và luật pháp đang lưu hành của
đất nước đó. Kế đến, là những quy đònh khác như cách thức quỹ huy động vốn,

quỹ điều hành như thế nào, khi nào hoạt động bảo lãnh được thực hiện, được bảo
lãnh khi vay của ai. Bên cạnh đó, sự khác biệt về cấu trúc sở hữu của QBLTD sẽ
dẫn đến các hình thức QBLTD khác nhau.
Trong thực tế, các quỹ bảo lãnh thường kết hợp các nét đặc trưng khác
nhau của các loại hình khác nhau. Hệ thống bảo lãnh quốc gia của Hà Lan là
một ví dụ, nó có thể xem như hệ thống bảo lãnh có nguồn vốn không chính thức,


9

hệ thống bảo lãnh theo danh mục, không tương hỗ trong đó bảo lãnh sau được
thực hiện cho các doanh nghiệp. Mặt khác, Quỹ Bảo lãnh quốc tế đặt tại
Geneva, nó cũng có thể phân loại như một quỹ có nguồn vốn chính thức, bảo
lãnh tín dụng riêng lẽ, không tương hỗ, bảo lãnh trước cho các tổ chức hơn là các
doanh nghiệp.
a. Căn cứ vào hình thức duy trì nguồn vốn, QBLTD được chia thành
QBLTD có vốn chính thức và QBLTD không hình thành nguồn vốn
chính thức.
Bất kỳ quỹ bảo lãnh tín dụng nào khi muốn thực hiện bảo lãnh tín dụng
đều phải thuyết phục được ngân hàng rằng QBLTD có đầy đủ nguồn vốn bù đắp
khi các khoản cho vay của ngân hàng không được thu hồi kòp thời. Vì vậy, hầu
hết các QBLTD đều phải duy trì một khoản tiền cần thiết cho mục đích này. Căn
cứ vào hình thức duy trì nguồn vốn, QBLTD được chia thành 2 loại:
Quỹ bảo lãnh có vốn chính thức.
Với loại hình này, QBLTD sẽ duy trì một số tiền cần thiết tại ngân hàng
hoặc đi đầu tư. Quỹ bảo lãnh có vốn chính thức được góp vốn từ các nhà doanh
nghiệp, bên cho vay, hoặc các tổ chức tài trợ hoặc do các ngân hàng tham gia
góp vốn. Toàn bộ phí bảo lãnh thu được sẽ bổ sung cho quỹ và ngược lại khi
phải thực hiện bảo lãnh sẽ giảm quy mô của quỹ.
QBLTD không hình thành nguồn vốn chính thức.

Không phải tất cả các tổ chức bảo lãnh tín dụng đều duy trì vốn để thực
hiện trách nhiệm tài chính như trên, Hà Lan là nơi đầu tiên xây dựng quỹ bảo
lãnh không hình thành vốn chính thức. Theo hình thức này, chính phủ Hà Lan sẽ


10
đảm bảo trách nhiệm tài chính cho việc bảo lãnh và đáp ứng việc thanh toán
thiếu hụt trực tiếp từ ngân sách nhà nước, cụ thể là Bộ Kinh tế của Hà Lan.
Việc thuận lợi của quỹ không hình thành vốn chính thức là rất rõ. Do
không duy trì một quỹ hoạt động chính thức, Bộ Kinh tế sẽ tránh được các vấn
đề khó khăn về quản lý. Dó nhiên, chỉ có tổ chức công đáng tin cậy như chính
phủ của một quốc gia mới có thể thực hiện bảo lãnh mà không cần hình thành
một quỹ độc lập, riêng biệt. Ngược lại, ngoài chính phủ, các tổ chức phi chính
phủ, các đơn vò bảo lãnh khác chỉ có thể thuyết phục được ngân hàng chấp nhận
bảo lãnh của họ nếu các tổ chức này cho thấy rằng họ đang gửi một số tiền cụ
thể cho mục đích này.
Trong một môi trường tài chính không ổn đònh như tại các nước đang
phát triển, quỹ bảo lãnh không chính thức có thể dẫn đến “rủi ro lạm tín” ảnh
hưởng đến việc trả nợ vay; việc bảo lãnh tín dụng của chính phủ có thể làm cho
người đi vay và người cho vay cảm nhận được sự hiện diện của chính phủ nhất là
việc quá trình vốn hoá diễn ra không theo những bước bù đắp thiếu hụt - khách
hàng có thể cảm thấy rằng khoản vay của họ đã được chính phủ bảo lãnh mà
không có hậu quả nào cho việc không thanh toán. Vì vậy, họ có thể sẽ không
còn muốn thanh toán các khoản vay của họ.
b. Căn cứ vào hình thức bảo lãnh, QBLTD được chia thành QBLTD
riêng rẽ và QBLTD theo danh mục.
QBLTD riêng lẻ.
Với hình thức bảo lãnh tín dụng riêng lẽ, QBLTD sẽ thẩm đònh từng
khách hàng. Do đó, doanh nghiệp phải liên hệ trực tiếp QBLTD. Mỗi doanh
nghiệp phải nộp đơn đề nghò cấp bảo lãnh tín dụng và sẽ được QBLTD đánh giá

trước khi thực hiện. Rõ ràng, điều này sẽ làm tăng nhân sự của quỹ rất nhiều.


11
Nó cũng có nghóa, mỗi doanh nghiệp khi cần bảo lãnh thì hồ sơ vay phải được
thực hiện thẩm đònh hai lần: thứ nhất do ngân hàng thẩm đònh khi ngân hàng cho
vay và lần thứ hai do QBLTD thẩm đònh khi thực hiện bảo lãnh khoản vay.
QBLTD sẽ phát hành chứng thư bảo lãnh cho từng khách hàng khi thực hiện
hình thức bảo lãnh tín dụng riêng lẽ.
QBLTD theo danh mục.
Đối với việc bảo lãnh theo danh mục, QBLTD không xem xét từng đơn
xin cấp bảo lãnh tín dụng. Thay vào đó, QBLTD cho phép ngân hàng bổ sung
việc bảo lãnh tín dụng của QBLTD cho bất kỳ khách hàng đi vay nào đảm bảo
đầy đủ các điều kiện QBLTD quy đònh. Sau đó, thông thường là hàng tháng,
ngân hàng sẽ thông báo cho QBLTD những khoản vay mới đã được bảo lãnh. Dó
nhiên, bảo lãnh theo danh mục sẽ ít tốn nhân lực cho tổ chức QBLTD hơn là bảo
lãnh tín dụng riêng lẻ vì việc nghiên cứu thẩm đònh khách hàng đã được ngân
hàng thực hiện. Đây là điểm thuận lợi cho QBLTD, nhưng ngược lại, điều bất lợi
là QBLTD ít kiểm tra được chất lượng của danh mục được bảo lãnh. Bảo lãnh
theo danh mục chỉ có thể thực hiện được nếu quỹ thực sự tin tưởng vào năng lực
của ngân hàng đối tác về việc đánh giá doanh nghiệp đi vay. Trong quá trình
thực hiện, QBLTD thực hiện bảo lãnh theo danh mục không phát hành các
chứng thư bảo lãnh riêng lẻ, thay vào đó, quyền hạn trách nhiệm của ngân hàng
và QBLTD được thể hiện trong một hợp đồng được ký kết giữa hai bên.
c. Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh, QBLTD được chia thành QBLTD
cho các doanh nghiệp và QBLTD cho các tổ chức.
QBLTD cho các doanh nghiệp.


12

Hầu hết các khách hàng của QBLTD là các DNNVV. QBLTD hoạt động
theo dạng này được xem như QBLTD đònh hướng cho các doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp không trả được nợ vay cho các tổ chức tín dụng, QBLTD sẽ phải
trả thay cho các doanh nghiệp.
QBLTD cho các tổ chức.
Một số QBLTD chuyên bảo lãnh các khoản vay cho các tổ chức phi
chính phủ (NGO) và các tổ chức tài chính vi mô. Nhiều tổ chức phi chính phủ và
các tổ chức tài chính cần vay tiền cho các hoạt động của họ, đặc biệt cho các
khoản vay đầu tiên. Các tổ chức này sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các
ngân hàng đòa phương về khả năng trả nợ vay của họ. QBLTD cho các tổ chức
sẽ bù đắp các khoản vay của các tổ chức nếu các tổ chức này vì lý do nào đó
không thể trả được nợ vay.
Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài chính vi mô thường cần bảo
lãnh các khoản vay từ ngân hàng để cho chính các thành viên hoặc khách hàng
của mình vay. Vì vậy, QBLTD theo dạng này đã hỗ trợ một cách gián tiếp đối
với từng khách hàng. Với ý nghóa đó, QBLTD đònh hướng cho các tổ chức đôi
khi còn được gọi là QBLTD gián tiếp (ngược lại với QBLTD trực tiếp - là
QBLTD trực tiếp cho các doanh nghiệp vay).
d. Căn cứ vào thời điểm bảo lãnh, QBLTD được chia thành QBLTD
trước khi vay và QBLTD sau khi vay.
Bảo lãnh tín dụng trước khi vay.
Trong hệ thống bảo lãnh trước khi vay, trước tiên, khách hàng phải trình
dự án của mình cho QBLTD và đề nghò được bảo lãnh. Nếu QBLTD phê chuẩn,
QBLTD sẽ phát hành chứng thư bảo lãnh để khách hàng đến ngân hàng xin vay


13
(thông thường khách hàng đã xác đònh trước ngân hàng xin vay), tuy nhiên việc
bảo lãnh này không hàm ý rằng ngân hàng sẽ phê chuẩn cho vay. Điều này
ngược lại sự mong muốn của khách hàng và QBLTD đều muốn ngân hàng phê

chuẩn cho vay sớm.
Bảo lãnh tín dụng sau khi vay.
Trong hình thức bảo lãnh sau khi xin vay, trước tiên ngân hàng sẽ thẩm
đònh đánh giá hồ sơ xin vay và xem xét khách hàng có đủ tài sản thế chấp hay
không. Ngay khi ngân hàng đồng ý về nguyên tắc phê chuẩn khoản vay, khách
hàng sẽ đến QBLTD để yêu cầu được bảo lãnh. Dó nhiên, khách hàng sẽ không
được ngân hàng cho vay khi không có sự đảm bảo của QBLTD.
e. QBLTD tương hỗ.
QBLTD tương hỗ do chính các doanh nghiệp thành lập nhằm bảo lãnh
lẫn nhau các khoản vay cho các thành viên. Hình thức này rất được phổ biến ở
các nước Châu Âu - nơi hình thành nhiều hiệp hội thương mại. Các thành viên
trong hiệp hội sẽ tiến hành góp vốn vào QBLTD dưới hình thức cổ phần và phí
và đôi khi quỹ được bổ sung thêm vốn từ chính quyền đòa phương.
QBLTD tương hỗ có thể có hàng trăm thành viên tham gia.Với chức
năng linh hoạt của mình, quỹ có nhiều năng lực thương thảo với các ngân hàng
đòa phương và vận dụng các dòch vụ tài chính một cách linh hoạt.
1.2.4 Sự cần thiết của Quỹ Bảo lãnh tín dụng trong việc hỗ trợ sự phát triển
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
QBLTD đóng vai trò làm cầu nối giữa ngân hàng và các DNNVV.
Hầu hết các QBLTD đều có sự hỗ trợ từ khu vực công nhằm mục đích thúc đẩy


×