Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
Vận động và phát triển là cách thức để tồn tại, quy luật này mang tính phổ quát cho
mọi lĩnh vực trên toàn thế giới, đặc biệt là lĩnh vực văn học. Đối với nhà văn, nhà thơ thời
điểm lịch sử văn học hay sự chuyển mình của văn học mang ý nghĩa bước ngoặt to lớn.
Nền văn học Việt Nam bắt đầu từ xa xưa, khi chưa có chữ viết là những câu thơ truyền
miệng… và dần dần vun đắp nên một nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc. Trong lịch sử
phát triển, văn học Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn với nhiều sự chuyển biến khác nhau.
Vì vậy, nền văn học Việt Nam không ngừng đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức biểu
hiện. Từ văn học dân gian đến văn học trung đại chuyển dần sang văn học hiện đại.
Những tác gia đã có công đóng góp vào công cuộc đổi mới văn học Việt Nam thuộc
nhiều thể loại khác nhau, nhiều thế hệ khác nhau, nhưng tầm ảnh hưởng của họ rất sâu
sắc. Tố Hữu là “con chim đầu đàn của hồn thơ Cách mạng Việt Nam” và suốt cuộc đời
ông chọn cho mình một phong cách riêng dựa trên tuyên ngôn nghệ thuật “làm thơ là làm
cách mạng bằng thơ”. Đến với Chế Lan Viên là đến với một hồn thơ mang phong cách
độc đáo thể hiện đầy đủ tài năng và tư duy nghệ thuật của mình. Thơ của ông phong phú
và khá phức tạp, diễn biến theo hành trình sáng tác suốt hơn năm mươi năm trên con
đường lao động nghệ thuật của mình. Thế giới của những ám ảnh kinh dị, của những bãi
tha ma, sọ người, xương trắng,… rùng rợn, hoang vắng, lạnh lẽo, hiện diện sự ám ảnh về
nỗi đau, cái chết và hư vô, tất cả xuất hiện trong Điêu tàn – đứa con tinh thần ở tuổi mười
bảy. Sau đó Chế Lan Viên dần dần rời gót thế sự đời tư bước qua ranh giới đến với mảnh
đất mới, nơi nhân dân đang ra sức, đang đổ máu trong những trận chiến ác liệt đi đến con
đường kiến quốc. Ông xem thơ như là vũ khí xung trận có sức công phá lớn cả trên mặt
trận tư tưởng và trên mặt trận Cách mạng với hiện tại ác liệt. Cuối đời, ông có gắng thực
hiện chuyến đi như một tâm niệm để kiếm tìm đến sự dung hòa các quan điểm về thơ,
hình thức tư duy tưởng chừng tách bạch ở hai giai đoạn trước. Di cảo như đã hình thành
một đáp án trong quá trình sáng tạo cuối đời. Một mối dây liên hệ với “mối tình đầu”,
“đứa con đầu lòng” mang những dư âm còn xót lại, vươn vãi tình cảm khó có thể đoạn
tuyệt một cách dứt khoát. Thật hiếm có nhà thơ nào có thể chiếm lĩnh được vị trí đỉnh cao
ở cả ba thời kì như Chế Lan Viên.
Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ta sẽ
tìm hiểu về cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên qua tập Di cảo thơ III – Nghĩ về thơ và nghĩ


ngoài thơ.
1


NỘI DUNG
1. Tác giả - Tác phẩm
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920. Quê tại
làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Song, từ lúc lớn lên, học
hành, ông lại gắn bó đặc biệt với Bình Định. Chính vì vậy, trong tuyển tập Thơ văn chọn
lọc in năm 1992, Chế Lan Viên đã viết: “Quê cha mẹ tôi ở ngoài Quảng Trị… Cha mẹ tôi
sinh ra và lớn lên trong gió Lào và khoai sắn Bình – Trị – Thiên. Ký ức tôi ngược thời
gian, thì nó vẫn đi về qua lại thường xuyên giữa các đồi sim mua Quảng Trị và góc thành
Bình Định này”. Chế Lan Viên đã từng vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy
học. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi
ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh.
Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu
quốc, Kháng chiến. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn – đường 9 (Quảng Trị),
Chế Lan Viên vinh dự gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
“Trong buổi đầu ta theo Đảng đi lên
Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác
Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt
Đá sỏi cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng”
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ
năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng Văn Nghệ, Ban tuyên huấn Trung ương
và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ
năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà
văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khóa IV, V và VI, Ủy viên Ban văn hóa
- giáo dục của Quốc hội. Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất
ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất,

thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi. Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996).
Con đường thơ của Chế Lan Viên “trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với
những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ”, thậm chí có một thời gian dài im lặng
2


(1945 – 1958). Tập thơ Điêu tàn viết lúc ông mới 17 tuổi “đột ngột xuất hiện ra giữa làng
thơ Việt Nam như một niềm kinh dị. Nó dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xương máu,
cùng yêu ma… Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững
như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật” [dẫn theo 9].
Sau năm 1975, cùng với những thay đổi lớn lao của dân tộc, thơ Chế Lan Viên đã
thoát khỏi thung lũng đau thương, cô đơn, bế bắc. Thơ ông dần trở về với đời sống thế sự
và những trăn trở, suy ngẫm nhiều về cuộc sống đời thường, về bản thân để khẳng định
chiều sâu trong tâm hồn mình, tự tìm mình với “cái tôi” đa diện. Phong cách thơ của Chế
Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, thể hiện sức mạnh được biểu hiện trong khuynh hướng
suy tưởng triết lí.
Tác phẩm chính
+ Thơ:
Điêu tàn (1937)
Gửi các anh (1954)
Ánh sáng và phù sa (1960)
Hoa ngày thường, chim báo bão (1967)
Những bài thơ đánh giặc (1972)
Đối thoại mới (1973)
Ngày vĩ đại (1976)
Hoa trước lăng người (1976)
Dải đất vùng trời (1976)
Hái theo mùa (1977)
Hoa trên đá (1984)

Ta gửi cho mình (1986)
Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
+ Văn:
Vàng sao (1942)
Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
3


Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
Nàng tiên trên mặt đất (1985)
+ Tiểu luận phê bình:
Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
Nói chuyện thơ văn (bút danh Chàng Văn, 1960)
Vào nghề (bút danh Chàng Văn, 1962)
Phê bình văn học (1962)
Suy nghĩ và bình luận (1971)
Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
Ngoại vi thơ (1987)
1.2. Di cảo thơ
Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Chế Lan Viên gắn với nhà văn Vũ Thị Thường,
một cây bút truyện ngắn gần gũi với mảng đề tài nông thôn Việt Nam. Từ khi Chế Lan
Viên qua đời, nhà văn Vũ Thị Thường đã coi việc sưu tầm, góp nhặt, tuyển chọn và xuất
bản những Di cảo thơ của ông là công việc quan trọng nhất của đời mình. Tình yêu và
lòng quý trọng đối với người chồng đã giúp bà có thêm quyết tâm và nghị lực khi bắt tay
vào thực hiện công việc của mình. Ba tập Di cảo thơ ra đời lần lượt vào năm 1992, 1993,
1995 do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó giúp cho

nhiều thế hệ bạn đọc có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một nhà thơ lớn của thời
kỳ hiện đại. Di cảo thơ là gia tài để lại, là những trăn trở tận đáy lòng, những lời sám hối
của nhà thơ lúc đã gần đất xa trời.
Trong Di cảo thơ III, Chế Lan Viên viết về nhiều đề tài khác nhau, đó là những hồi
tưởng về chiến tranh, thời oanh liệt, những người chiến sĩ…, đó là những khao khát được
sống, được tiếp tục sự nghiệp văn chương, là những suy ngẫm về cuộc đời, sự đời, con
người thời đại. Ngay trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời với tuổi tác và bệnh
tật, Chế Lan Viên vẫn là một thi sĩ hiếm hoi có khả năng minh triết đến phút cuối cùng, có
khả năng chứa đựng những dày vò và đau đớn của thời đại và có khả năng quyền lực hóa

4


ngôn từ. Và khi ông rời khỏi thế gian này thì Di cảo thơ kia lại dội vang trên thi đàn thơ
ca hiện đại Việt Nam.
2. Những vấn đề lý luận
2.1. Khái niệm
2.1.1. Cái tôi và cái tôi trữ tình
- Cái tôi: Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ nhất đánh dấu ý thức đầu
tiên của con người về bản thể tồn tại của mình. Từ đó nhận ra mình là một con người khác
với tự nhiên là một cá thể độc lập, khác với người khác [dẫn theo 1].
+ Triết học duy tâm: R.Đề các (1596 – 1650) cho rằng cái tôi thể hiện ra như một cái
nhìn thuộc về thực thể biết tư duy như căn nguyên của nhận thức duy lý, do đó cái tôi thể
hiện tính độc lập của mình bằng định nghĩa “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”. Bec-xông
(1858 – 1941) đã chú ý đến cái tôi thuần túy trong ý thức khi nhấn mạnh đến đời sống bên
trong cá nhân. Theo ông, con người có hai cái tôi đó là cái tôi bề mặt và cái tôi bề sâu. Cái
tôi bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội còn cái tôi bề sâu là phần sâu thẫm
của ý thức trở lên. Ta thấy, các quan niệm duy tâm đã khẳng định cái tôi là phương diện
trung tâm của tinh thần con người, là cốt lõi của ý thức, là khẳng định chi phối hành động
và là sự khẳng định nhân cách con người trong thế giới [dẫn theo 1].

- Cái tôi trữ tình: Cái tôi trữ tình là sự thể hiện nhận thức và cảm xúc đối với thế giới
và con người thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới
tinh thần độc đáo mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt tinh thần đến người đọc. Nhà
nghiên cứu phê bình văn học Vũ Tuấn Anh đã nêu lên quan niệm: “Cái tôi trữ tình là sự
thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng
kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo
ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt tinh thần
ấy đến người đọc” [dẫn theo 4].
Cái tôi trữ tình là biểu hiện của cách nhận thức và suy tư của chủ thế trước thế giới
hiện thực, qua những điểm nhìn nghệ thuật, thể hiện tư tưởng, cá tính sáng tạo của người
nghệ sĩ. Ở đây, cái tôi trữ tình được hiểu theo nghĩa rộng là: “bản chất chủ quan của thể
loại trữ tình” [dẫn theo 2].

5


Cái tôi

Cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình là biểu hiện nhận thức

Cái tôi là biểu hiện tự ý thức của và suy nghĩ của chủ thể về hiện thực thông
chủ thể về bản chất của xã hội.

qua điểm nhìn nghệ thuật, cá tính sáng tạo
của người nghệ sĩ.

Cái tôi gắn với cuộc đời.

Cái tôi trữ tình thường gắn với thơ

trữ tình.
Cái tôi trữ tình thể hiện cái tôi những

Cái tôi thể hiện cái riêng, cái cá gắn với cái ta cộng đồng.
nhân.

Cái tôi trữ tình là sự đúc kết kinh
nghiệm, trải nghiệm của nhà thơ.

2.1.2. Bản chất của cái tôi trữ tình
- Bản chất chủ quan cá nhân
Điều mà Biêlinxki khẳng định thể loại thơ tình “là vương quốc chủ quan” được thể
hiện rõ ở bản chất này. Nhà thơ mượn cái tôi trữ tình trong thơ để giải bày tâm tư, tình
cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm của riêng mình. Do đó, thơ trữ tình mang đậm dấu vết cá
nhân. Do yếu tố chủ quan cá nhân nên trong thơ trữ tình thường có hình thức tự biểu hiện
được xưng danh ở đại từ ngôi thứ nhất: Tôi, ta hoặc chúng tôi, chúng ta.
- Bản chất xã hội nhân loại của cái tôi trữ tình
Nếu như ở phương diện cái tôi trữ tình mang tính chủ quan cá nhân, chúng ta quan
tâm đến mối quan hệ giữa cái tôi nhà thơ với cái tôi trữ tình, thì phương diện cái tôi trữ
tình mang bản chất xã hội nhân loại này, chúng ta chú ý đến mối quan hệ giữa cái tôi trữ
tình với cái ta cộng đồng. Nhà thơ bày tỏ nỗi niềm riêng tư của mình nhưng vẫn hướng
đến cái chung, hòa mình vào nhân loại.
- Bản chất thể loại của cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình gắn với thể loại thơ trữ tình thông qua sự cảm nhận chủ quan về hiện
thực nhà thơ đã tích lũy cho mình một nguồn tư liệu cần thiết. Nguồn tư liệu ấy được xem
như là nội dung, chất liệu làm nên tác phẩm. Bởi thế cần phải nắm được bản chất nghệ
thuật thẩm mĩ của cái tôi trữ tình và sáng tạo theo những quy tắc riêng của thể loại. Trước
6



hết là hình thành tứ thơ và xác lập vị thế cái tôi trữ tình. Tứ thơ là cái cốt lõi tư tưởng, là
sự kết tinh cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình. Cùng với tứ thơ là sự xác lập tư thế trữ
tình. Đó là những hình thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ. Cái tôi trữ tình thường
được thể hiện dưới dạng trực tiếp gắn với cuộc đời riêng của người viết. Thường trong
những trường hợp ấy, cái tôi trữ tình rất gần hoặc cũng chính là cái tôi của tác giả và nhà
thơ thường sử dụng một cách trực tiếp qua các đại từ nhân xưng “tôi” hoặc “ta”. Trong
thơ khi đã xác lập được tứ thơ và vị thế trữ tình, nhà thơ sẽ tổ chức hình thức văn bản trữ
tình. Mọi sự lựa chọn từ thể thơ cho đến hệ thống từ ngữ, vận nhịp, kết cấu,… đều in đậm
dấu ấn của chủ thể và phù hợp thị hiếu thẩm mĩ của con người thời đại.
2.2. Yếu tố tạo nên cái tôi trữ tình
- Hoàn cảnh xã hội, các trào lưu văn học và sự tiếp nhận của người đọc
Đây được xem là nguyên nhân khách quan. Giữa hoàn cảnh xã hội và tiến trình văn
học có mối quan hệ khăng khít. Hoàn cảnh này đã tác động và tạo nên cái tôi trữ tình cho
nhà thơ, là điều kiện thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển cái tôi trữ tình. Bởi vậy, cái
tôi trữ tình là sản phẩm của một thời đại. Ngoài hoàn cảnh xã hội còn nói đến sự tiếp nhận
của bạn đọc. Trong sáng tạo nghệ thuật, không thể không chú ý đến đối tượng tiếp nhận.
Có một thực tế là nhà thơ đã tạo ra công chúng của mình nhưng công chúng cũng có thể
tạo ra nhà thơ của họ. Một trong những nhân tố khách quan khác cũng có ảnh hưởng tới
sự hình thành và phát triển cái tôi trữ tình của tác giả đó là trào lưu văn học của thời đại
và những kinh nghiệm của thể loại.
- Sự trưởng thành của nhà thơ
Sự trưởng thành của nhà thơ là nguyên nhân chủ quan có vai trò cốt lõi trong việc
thúc đẩy sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ. Chính cách nhìn về nhân sinh quan và thế
giới quan, sự nhận thức về thực tại của mọi nhà thơ quyết định cho cái tôi trữ tình phát
triển.
3. Đặc điểm cái tôi trữ tình
3.1. Cái tôi mang âm hưởng sử thi
Cái tôi mang âm hưởng sử thi là khuynh hướng của thơ Việt Nam nói chung và thơ
Chế Lan Viên nói riêng trong thời kì kháng chiến chống hai đế quốc hùng mạnh Pháp và
Mỹ. Cái tôi sử thi của Chế Lan Viên thể hiện rõ nét trong các sáng tác giai đoạn 1945 –

7


1975. Sau 1975, chiến tranh kết thúc, nhưng âm vang về cuộc chiến hào hùng vẫn còn đó,
những nỗi sợ hãi, ám ảnh chiến tranh vẫn luôn hiện diện trong tâm trí mỗi người, đặc biệt
là những người tham gia chiến trận. Vì vậy, các tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 1975
vẫn tiếp tục mang cái tôi tiếp tục âm hưởng sử thi, và Chế Lan Viên cũng không thoát
khỏi quỹ đạo này.
Tuy nhiên, chất sử thi vẫn được đề cập nhưng nhạt dần, tần suất xuất hiện trong Di
cảo thơ III không còn nhiều như trong Ánh sáng và phù sa hay Hoa trên đá… nữa. Cái tôi
sử thi không còn âm vang mạnh mẽ, thét gào mà âm thầm trở về cõi riêng tư trong niềm
bâng khuâng. Chế Lan Viên đã “vượt không gian để về với quê hương, Tổ quốc, vượt thời
gian để đem nỗi đau mất mát chia sẻ với mọi người” [dẫn theo 4].
“Mậu Thân 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30”
(Ai? Tôi!)
Chiến dịch Mậu Thân là trận đánh lớn, tập trung nhân lực, sức lực và hi vọng chiến
thắng của dân ta. Sự thất bại của chiến dịch này luôn là niềm đau xót cho tất cả mọi
người. Tuy nhiên sự dũng cảm của những người xả thân vì nước, quên mình vì dân “bom
nổ xong, thịt người tan xác tung lên trời” đã tạo nên hào khí chiến đấu cho dân tộc Việt
Nam.
Lòng căm thù giặc trong chiến tranh cũng được Chế Lan Viên nhắc lại trong bài
Căm thù
“Những năm ấy, căm thù là tinh túy của thơ tôi,
là đạo đức mà nhân dân giao tôi giữ
Căm thù là cường độ của tình thương khi ta yêu
Tổ quốc
Phần tốt nhất, đỏ nhất trong ta khi ta reo lên
thấy tàu bay giặc cháy
Khi đồn thì bốc lửa, mặt ta hồng lên vì sức lực

căm thù
(Căm thù)

8


Người nữ anh hùng là một trong những hình ảnh thường xuất hiện trong thơ cách
mạng, thể hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của dân ta, bất chấp tuổi tác hay giới tính.
“Đợi bản án tử hình. Chị đem áo ra đan
Áo đan xong. Bản án chửa thi hành.
Chị lại tháo ra đang lại,
Nào biết đến nay lệnh bắn bất thình lình”
(Người nữ tử tù đan áo)
Hình ảnh người nữ tù chính là hình ảnh của những người lính chiến đấu, dám “quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh”, mở rộng ra đấy chính là toàn dân tộc Việt Nam trong thời
kháng chiến đế quốc.
Mặc dù những bài thơ viết về Tổ quốc, về người chiến sĩ mặt trận hay nỗi căm thù
giặc trong Di cảo III thiếu chất hùng tráng, nhưng nó lại mang vẻ đẹp sâu lắng, là một sự
cảm nhận thời hậu chiến mang những cảm xúc mới. Cái tôi mang âm hưởng sử thi không
còn nổi bật như các tập thơ trước, song nó đã chứng minh rằng: những giai đoạn thơ
không hề tách bạch hay chẳng có một sự công khai đoạn tuyệt nào mà là sự nối dài giữa
các chặng đường và chính điều đó đã tạo nên phong cách rất riêng trong thơ ông.
3.2. Cái tôi hoài niệm
Trong Di cảo nói chung và trong Di cảo III nói riêng là những nỗi niềm sâu lắng,
những chiêm nghiệm suy tư, thể hiện của cái tôi tiếc nuối quá khứ. Ở đó là những hồi
tưởng của quá khứ: chiến tranh, thời oanh liệt, người chiến sĩ hi sinh cuộc đời cho quê
hương đất nước. Từ khuynh hướng sử thi trong những vần thơ thời kỳ chống Mỹ, một
thời mưa bom bão đạn hay cả trước kia là nỗi niềm đau đớn của thanh niên mất nước
chưa tìm được lý tưởng Cách mạng đã tạo nên cái tôi hoài niệm trong thơ Chế Lan Viên.
Cuối đời ông là những nghi vấn cần được giải đáp, những quá khứ khiến ông hồi

tưởng, những kí ức kinh hoàng nhưng đó là sự tiếc nuối, tha thiết tìm về. Ta sẽ bắt gặp
một Chế Lan Viên tiếc nuối thời kì hào hùng đấu tranh, thay vào đó là thế giới “thời
thượng”, để một lần nữa ông chìm đắm trong mộng mị của “một niềm kinh dị”, “cú sốc”
trong nền thi ca ấy nhưng nó mới thực sự là ông, là cái tôi mà ông mong ngóng quay lại.
Giữa cũ - mới, sống - chết, thực - hư đan xen, con người cảm thấy hoang mang:
“Cởi bỏ cái cũ có khi tuột da, lòi xương chảy máu
9


Đất nước, bùn lầy đẻ ra công nghiệp
khó khăn sao
Trận đánh ấy ta trèo lên, tụt xuống rồi lại phải
trèo lên lại
Giữa cảng lớn dầu khí ngày nay,
con thương mẹ ngày xưa leo lét ngọn đèn dầu
Mẹ lấy tay che phía nọ, phía này cho trang thơ
con được lặng
Trong khi trang con viết ngày nay đang chờ
Gió Lớn ùa vào”
(Cũ, mới)
Thơ ông còn đậm dư âm của chiến tranh trong cả cuộc sống hòa bình nhưng vẫn
đang rỉ máu của những tháng năm đau thương, hướng về quá khứ để mong tìm cách chữa
lành, hàn gắn vết thương cho con người thực tại và những chiêm nghiệm về thân phận con
người.
“Người ta đau gì đây? Đau cái kiếp người
Không phải kiếp đá - kiếp mây - kiếp chó…
Người đau - dù nỗi đau về mình hay đau trong sử
Cũng vì mình là người”.
(Thuốc)
Đến với bài thơ “Ai đọc nữa đâu?”, tác giả như đau đớn nhận ra rằng càng ngày độc

giả càng ít, nhất là những thứ gì thuộc về lịch sử, nó đang dần bị lãng quên:
“Cái giá máu, giá người, giá nhân phẩm,
thịt xương một dân tộc như ta phải trả là
bao để độc lập như ta giữa thời nguyên tử?

Ấy thế mà dân tộc đang đi vào quên đấy!
Sử, thơ, toán có ghi mà! Nhưng ai đọc nữa đâu?”
(Ai đọc nữa đâu?)

10


Khoảng thời gian say sưa, nhiệt huyết đóng góp cho Cách mạng đã làm chất thi sĩ chiến sĩ vẫn còn xen giữa hồn thơ, đi vào cuộc sống tâm hồn tác giả. Giờ đây, Chế Lan
Viên bình tâm nhìn lại, suy ngẫm những gì đã qua vẫn hiển nhiên hiện về những kí ức xa
xôi, đẫm máu. Tác giả lấy thời gian cuối đời để nhìn lại rõ nét về sự ác liệt chiến tranh,
một thời oanh liệt đầy máu và nước mắt của những con người ngã xuống trên mảnh đất
quê hương, mà đến khi sống trong hòa bình con người cũng không khỏi bị ám ảnh. Nơi
nổ mìn là nhân chứng rõ nhất, là chứng tích đưa con người về lại với chiến trường năm
xưa. Qua đó, tác giả được nhìn lại chính mình với một tâm hồn sôi nổi cống hiến và đầy
trách nhiệm.
“Bom nổ xong, thịt người tan xác tung lên trời
rồi nước khỏa
Thơ là tìm ra kì tích dưới mặt nước ngỡ như
vô tình và quên lãng ấy
Chỗ tan xác người và thủy lôi xưa giờ
con cá quẫy, hải âu bay
Ngỡ như từ vạn thuở thế này đây
Những hải âu chứng kiến máu thì cánh bây giờ
trắng muốt”.
(Nơi nổ mìn)

Vì ông đã trực tiếp tham gia cách mạng, nên hồn thơ của ông về cuối đời vẫn có sự
hồi tưởng về hình ảnh những người phụ nữ trong chiến tranh khốc liệt.
“Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc
Nhớ một cô gái chèo đò vượt lửa qua sông”.
(Thời thượng)
Quay về tinh thần thơ Cách mạng, Căm thù là một sự ngoảnh nhìn lại quá khứ bi
thương mà bản thân mang trách nhiệm đối vơi đất nước trên tinh thần của toàn dân tộc.
Đồng thời, nhấn mạnh nhiệm vụ của thơ là vũ khí sắc bén, nuôi dưỡng tinh thần, tư tưởng
những người con dân tộc. Một con người sống với tâm hồn đầy vết xước, mang nỗi đau
rướm máu của con người có chung thân phận nô lệ và bản thân luôn mang một nỗi căm
thù thông qua con đường lao động nghệ thuật đầy nghiêm túc và trách nhiệm
11


“Những năm thấy căm thù là tinh túy của thơ tôi
Căm thù là cường độ của tình thương khi ta yêu Tổ quốc
Phần lớn nhất, đỏ nhất trong ta khi ta reo lên
thấy tàu bay giặc cháy
Khi đồn thù bốc lửa, mặt ta hồng lên vì sức lực
căm thù”
(Căm thù)
Cái tôi tiếc nuối như hồi sinh về con đường thơ trong tác giả, tìm về quá khứ dân tộc
với những hy sinh, mất mát để đem lại cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc, để thấy hình
ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên mọi ngả đường.
“Lịch sử đã chỉ còn là tiếng ù ù trong vỏ ốc
các chiến công lẫn cùng sóng bể
Nỗi đau của ông cha không tan vào cốc rượu
thì cũng hóa hư không, cũng hóa mây trời
Ta đến sau tựa vào thời đại biến trang thơ
ta thành sấm sét

Thành lá cờ đỏ chói sắc vàng tươi”.
(Cờ đỏ sao vàng)
Đã là “lịch sử” thì luôn là quá khứ, nhưng quá khứ bi tráng thì chẳng thể nào quên
được huống gì tác giả đã được sống và chiến đấu trong thời đại ấy. Thời đại ấy đem đến
những cảm xúc tiếc nuối cho ông “chỉ còn là”, “chiến công lẫn cùng sóng bể”. Nhưng
Chế Lan Viên vẫn có một niềm tin vững chắc về thơ ông sẽ biến thành “sấm sét” có sức
mạnh và hoá thành lá “cờ đỏ sao vàng” của Tổ quốc thân yêu.
Không những vậy, trong Ai? Tôi!, ông cũng không thể từ bỏ cái hào sảng, niềm hăng
say, lòng nhiệt thành đối với Cách mạng thể hiện qua hình ảnh thơ. Cái thế sự đời tư mà
luôn chấp chới với những nỗi đau chung của dân tộc, níu kéo một thời đại có biết bao con
người ngã xuống trong chiến dịch Mậu thân 1968 và trong đó bản thân lại mang trách
nhiệm đối với dân tộc.
“Mậu Thân 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
12


Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?
Tôi! Tôi - Người viết những những câu thơ cổ vũ”
(Ai? Tôi!)
Như vậy, Di cảo III đã thể hiện thành công cái tôi hoài niệm, tiếc nuối thời anh hùng,
thể hiện cái nhìn chân thực về sự mất mát của chiến trường, của những con người ra đi và
những con người ở lại, của những ngày tháng đen tối phải đối mặt giữa sự sống và cái
chết. Bên cạnh đó là tiếng vang, dư âm còn đọng mãi gây ám ảnh khi đất nước đã lật sang
trang sử mới với biết bao vẻ đẹp rạng ngời của những anh hùng dân tộc và để lại cho đời
sau bài học về lòng biết ơn, tự hào dân tộc sâu sắc.
3.3. Cái tôi suy ngẫm về đời tư
Chế Lan Viên từng tự phán xét thơ mình:
“Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi Đảng dạy ta: Thơ phải trả lời”
Hay:

“Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy
Chửa vì người bằng một bữa cơm ăn”
“Xưa tôi hát mà giờ tôi tập nói
Chỉ nói thôi mới nói hết được lời”.
Ánh sáng và Phù sa như một bước ngoặt quan trọng với “độ chín” của hồn thơ Cách
mạng. Điều bất ngờ hơn là những năm tháng cuối đời, thơ ông đi tìm bản ngã trong tâm
trạng trăn trở, bộc lộ cả những hồi nghi và tự mâu thuẫn. Di cảo thơ III là sự cố gắng tìm
lại bản ngã đích thực trong mối quan hệ với “cái ta” và những “cái tôi”. Sự tự mâu thuẫn
trong chính cái riêng với cái chung, giờ đây con người riêng tư đích thức đòi hỏi phải xác
lập được giá trị cụ thể giữa cái chung. Đỗ Lai Thúy nhận xét: “Chứng rối loạn đa nhân
cách làm thành sự nghiệp phức tạp đến mâu thuẫn của Chế Lan Viên” [6;203]. Ở đây
Chế Lan Viên có xu hướng trình bày những chiêm nghiệm, tổng kết, triết lý. Thơ ông bộc
bạch những trăn trở băn khoăn, đặt ra nhiều câu hỏi như tự vấn của nhiều vấn đề mà giai
đoạn trước tưởng chừng đã được giải quyết, tưởng chừng như đang sống trọn vẹn với thực
tại và đã khép lại, đoạn tuyệt hoàn toàn một thời đã qua. Lúc bấy giờ, ông như mất dần sự
ham mê “làm sự phi thường”, ông càng thấy bất lực và càng thấy rõ sự hoang mang, chới
với giữa những chặng đường thơ, quan niệm nghệ thuật về thơ cũng như lý tưởng Cách
13


mạng mà trước đây cá nhân ông đã tự nguyện đổi mới. Ông dần bị thu hút bởi thế sự đời
tư - bản ngã cần được tìm về nên thơ ông một lần nữa đến với hiện thực về tâm trạng, tâm
linh, suy tư trong những khoảnh khắc cuối cuộc đời. Di cảo thơ III như một bản di chúc
phác họa về thơ, nghiệp làm thơ trên hành trình tự nhận thức tạo ra phong cách cho bản
thân.
3.3.1. Cảm thấy lạc lõng, cô đơn
Việc Chế Lan Viên tự vấn về chính bản thân mình là điều dĩ nhiên, bởi lẽ dù có như
thế nào đi chăng nữa, xét về góc độ tâm lý thì cũng phải có một chút “rung động”, đã từng
có cảm giác chơi vơi với những điều xung quanh cuộc sống:
“Sao triệu triệu năm, vượn hóa thành người

Sao vượn chẳng thành ai mà lại thành tôi?
Để giữa thành phố bỗng nhớ ngày giữa rừng
tôi hái quả
Hái xong rồi, chưa biết ném cho ai?”
(Vượn)
Hay
“Còn tôi là hạt bụi
Dẫu có chói ngời tuổi tên thì cũng lụi bên trời
trong ngày hội phù hoa”
(Học tập lẫn nhau)
Những vần thơ cứ như trút hết nỗi lòng của chính Chế Lan Viên. Thi sĩ đứng giữa sự
đời phải tự đi tìm chính mình, mà đã đi tìm chính mình thì có khi nào dễ dàng đâu. Vì vậy
Chế Lan Viên cũng cảm thấy mình cô đơn, lạc loài vào những tháng năm cuối đời hay
ông nhận ra rằng cuộc đời của chính mình luôn nằm trong vòng luân hồi của thế gian và
ông muốn phá vỡ, đập tan cái vòng tròn định mệnh ấy.
“Sao anh cứ bảo bể bao la, bể chả thiếu gì?
Thiếu một giọt sương. Một giọt nước ngọt lành
khi bể khát,
Thiếu một chút yên tĩnh trong lòng không có được.
Sao anh cứ bảo bể là vòng tròn tuyệt luân
14


Đủ, đầy. Viên mãn?
Đâu phải thế. Bể cũng muốn vỡ vòng tròn
mình ra mà tròn lại…”
(Bể thiếu gì?)
Lúc trước Chế Lan Viên trăn trở nhiều về thời gian, còn bây giờ ông sống với chính
bản ngã của mình, đối thoại với mình và đối thoại với đời.
“Sóng bày xóa, xóa bày bản thể hay muối kết tinh

bản thể - ai buồn hơn?
Hỏi bể đấy!
Bể không làm triết học
Chính ta vô công ở chỗ bể hồn nhiên,
ta chẻ từng sợi tóc ra phiền phức
Rồi buồn với sóng bọt bèo hay với muối cô đơn”.
(Triết của bể)
Một trong những con người khác của Chế Lan Viên hiện diện ở đây là cảm hứng về
nỗi đau buồn, nỗi niềm ấy trở thành nỗi ám ảnh luôn thường trực trong tâm trí ông lúc về
già hay ở mặt khác, đó cũng là sự dằn vặt khôn nguôi về những món nợ của cuộc đời.
“Nợ xương máu, nợ áo cơm, một ngụm nước khát lòng
Một hạt muối đêm công đồn, cái hôn khi ra trận,
Cho đến nợ một ngọn gió heo may rải ra đồng,
Một mặt nước bờ ao Thái Bình cũng nợ,
Một mùi hương của xứ không hương…”
(Nợ)
3.3.2. Suy tư, trăn trở về nghiệp thơ
Lòng trắc ẩn của nhà thơ có bao giờ dừng lại ở thực tại? Đã là trăn trở, tự vấn thì bao
giờ cũng có những nỗi niềm về những dự cảm cho mai sau. Chế Lan Viên cũng không
ngoại lệ, ông có những dự cảm về mai sau rất sâu sắc.
“Tôi viết cho một người nào trong thế kỉ mai sau
Nhặt thơ tôi lên từ trong bờ bụi
Phủi hết bao tầng mọt mối
15


Bỗng gặp tôi lòe chói ở đôi câu
Người kia phủ bụi thêm, đọc lại từ đầu
Bỗng chốc thương người xưa rung giọt lệ
Tôi đã hóa bọ dòi, giun dế…

Hóa vô danh, vô ảnh, vô hình”…
(Tôi viết cho người)
Người đời sau liệu có cảm được thơ mình? Ông cho là có. Ông chỉ có một ước muốn
người đời sau, đọc thơ ông mà rưng rung nước mắt, dù ông có hóa thành giun thành dế,
hóa vô hình,… Ông đâu cần người đời sau nhớ tên ông, biết mặt ông, vinh danh ông. Cái
ông suy tưởng là sự đồng cảm, rung động từ độc giả, một sự suy tưởng, mong muốn quá
đổi bình dị của một nhà thơ chân chính, phảng phất đâu đây ý niệm của Nguyễn Du
“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Thiên hạ ai khóc Tố Như chăng?”.
Chưa dừng hẳn ở cái tôi tự vấn, Chế Lan Viên trên con đường muốn làm một điều gì
đó tạo phong cách cho riêng mình, ông thật sự thèm khát được đổi thay hay đóng góp khả
năng của mình trong nền thi ca dân tộc. Muốn làm được như vậy, chỉ có con đường đổi
mới văn chương, thêm vào đó chút mùi vị của cuộc sống, thoát khỏi những ràng buộc mà
trước đây văn chương từng quy định chăng?
“Ôi! Con đường không ra đường của kẻ tìm thơ
Cái thơ không ra thơ của kẻ tìm đường
Đã gần hết thời gian của tôi ở trên trái đất
Mà tôi chưa có thể trả lời cho mẹ
Mẹ đâu biết cho rằng:
Hoa tôi hái trên trời
Cũng chính là nước mắt
Dưới xa kia”
(Tìm đường)
Những năm cuối của thập niên 80, khoảng thời gian mà văn xuôi đang phát triển và
trở nên thịnh hành thì Chế Lan Viên có sáng tác bài “Văn xuôi và Thơ”. Bài thơ là sự lo

16


lắng cho tương lai của thơ, tương lai của nhà thơ khi mà văn xuôi đang lên ngôi trong thời

buổi bấy giờ.
“Nhà thơ hơn người là cái thế ở trên lưng ngựa
Không cương
Mà lại con xích thố
Đang giăng bờm bão tố
Còn anh văn xuôi thì đang tản bộ
Đường trường
Rồi lại còn cái thế trên yên mà ta đà đao,
múa kiếm
Tung kiếm lên trời
Rồi đưa tay đón
Thế mới hảo hán!
Nhưng coi chừng khi mà nhà văn xuôi đến đích
Thì nhà thơ ta đã rơi cái ịch
Giữa đường”.
(Văn xuôi và Thơ)
Hay bài thơ “Vần” là sự lo lắng của ông bởi chẳng ai tài giỏi đến mức có thể viết thơ
trong cả cuộc đời mà không một lần đắn đo, lo lắng rằng liệu mình có đủ khả năng góp
“vần” đủ đầy để tạo thành “thơ” hay “vần” đi vào ngõ cụt mang cả “thơ” theo cùng. Chế
Lan Viên cũng vậy, vẫn lo sợ rằng thơ ông không còn hấp dẫn nữa, không còn sức hút với
người đọc, không bằng lòng để cho đứa con tinh thần của ông - thơ, đi vào ngõ cụt.
Những câu thơ chất chứa nỗi lòng của Chế Lan Viên, ông không biết phải đưa thơ đi theo
hướng rẽ nào, là thơ “rạp xiếc” hay “dắt anh từ Thiên Thai, Thi Sơn đến hàng thịt cá…”
cho dù phải mạo hiểm ông cũng quyết định: “Vẫn mạo hiểm dắt thơ đi vào ngõ kẹt”.
Ông không ngại ngần gửi vào thơ những vần thơ chất đầy sự bế tắc trong sự nghiệp
sáng tác của mình. Ông viết :
“Khung dệt thơ anh không còn con thoi
Thoi dệt thơ anh không còn đố sợi
Sợi thơ hồn anh không làm ra vải
17



Thế anh ngồi chi bên thành khung cửi?
Không dệt ra thơ, không dệt ra lời”.
(Con thoi)
3.3.3. Lo âu, sợ hãi trước cái chết
Những hình ảnh về cái chết, về sự hủy diệt, sự tiêu tan lẫn những cảm giác về ngày
tận số càng làm cho những trang Di cảo thơ trở nên buồn thảm hơn. Nhà thơ thấy rõ rằng
mình sắp thành “dòi bọ”; được “chôn trong mồ rậm cỏ”; “Mà tế bào anh đang tàn héo mỗi
ngày mỗi bữa”; “Sau đó là nghĩa địa cỏ xanh chen với cỏ vàng/ Là bia đá khắc ngày sinh
vào ngày tử” (Rủi may)… Nỗi đau ấy có lẽ xuất phát từ những điều mà ông trông thấy,
nghiệm thấy. Ông nghĩ nhiều đến cái chết và ông thực hiện một chặng đua marathon với
nó. Nhà thơ chiêm nghiệm lại cuộc đời trước cái chết, ông thiết tha và sâu nặng với cuộc
đời hơn.
Đến khi cái chết ngày càng đến gần, nhà thơ cảm nhận về “thời gian nước xiết” chảy
trôi không ngừng, cảm nhận được cái chết cận kề đang ngày một tiến gần hơn:
“Hằng ngày anh đâu thấy nó
Nhưng suốt đời, chẳng phút giây nào nó
chẳng đợi chờ anh.
Không, không phải Nàng tình nhân khắc khoải
nào đâu
Mà là nó, con nhặng xanh thấy xác chết thì bâu
Anh chỉ vừa tắt thở thôi, thì trên thi thể anh,
nó đến”.
(Con nhặng xanh)
Thời gian đến và trôi đi “Mỗi ngày, mỗi phút mỗi giây/ Thời gian đến và dồn anh
vào chân tường” (Dồn vào chân tường). Sự tuôn chảy của thời gian khiến Chế Lan Viên
trầm tư, suy nghĩ và trăn trở khá nhiều về thời gian còn lại của đời mình làm nhà thơ
“Alê! Nói gì, nói nhanh lên!/ Và ngắm/ Và nhìn gì thì nhìn đi” (Dồn vào chân tường). Sự
hữu hạn của cuộc đời hiện lên trên những vần thơ đượm màu sắc buồn bã và chính thời

gian đã “giết lặng lẽ, không dao, không đổ máu”.

18


Nhìn chung, độc giả yêu thơ có thể cảm nhận được rằng một hồn thơ đã trải qua nỗi
đau về cuộc đời vừa mang tính chất triết học, vừa là nỗi đau rất gần gũi với những người
luôn có ý thức trách nhiệm về mình và không bao giờ nhìn đời một cách xuôi chiều giản
đơn. Là “người bơi trong sóng thời gian như cá”, cảm thức về thời gian luôn chìm ngập
trong thế giới của ông. Từ đó, nhà thơ băn khoăn, trăn trở đôi lúc hoài nghi, mệt mỏi chán
chường về cuộc đời trần thế:
“Ngày mai anh chết thế là sớm hay là muộn?
Đáng tiếc hay là không?...
Anh sống thế là đủ? Là vừa?”
(Câu hỏi sỗ sàng)
Và nhà thơ đã chuẩn bị cho mình một chuyến đi đầy đủ mọi thứ đến cõi vĩnh hằng:
“Chuẩn bị gấp ngày anh thành dòi bọ
Chôn trong mồ rậm cỏ
Cũng nên đầm trong hố sâu.
Chuẩn bị cách nào?
Là dần thu hẹp sự dọc ngang anh lại
Xếp dần đôi tay
Hãm bớt đôi chân
Ít dần tiếng nói
Tắt dần đi các ngọn nến trong lòng….
Giấu đi các hoa hồng,
Các hoa mai rực rỡ
Cho người ta quên dần anh, xóa sổ”.
(Chuẩn bị đi)
3.4. Cái tôi khát khao được sống, được sáng tác

“Trong ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ, cái tôi được quan niệm dưới nhiều khía
cạnh phong phú. Đó là ý thức về cá tính sáng tạo, là cách nhìn nhận về con người như là
một đối tượng thẩm mỹ của quá trình sáng tác, là số phận con người không lặp lại ở mỗi
giai đoạn sáng tác và dấu ấn thời đại” [3;19]. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô
vàn những sự đổi thay và được gọi là quà tặng kì diệu của cuộc sống. Đây là món quà to
19


lớn, ai cũng được trao tặng nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ. Thời gian là vô tận, là
minh chứng trung thực nhất cho những gì gọi là bất tử. Đối với con người, thời gian là có
hạn nhưng sống thế nào thì hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách nghĩ và cái nhìn của riêng mỗi
người.
Trong cuộc chạy đua để chống lại bệnh tật khi căn bệnh hiểm nghèo đang tàn phá
con người Chế Lan Viên, ông không tuyệt vọng mà tự dặn lòng “đừng tuyệt vọng”.
Những ngày tháng cuối đời dù cuộc sống nhiều gian truân, nhưng ông vẫn trở dậy để
nghe thấy:
“Khi gà te te đầu thôn, gà te te cuối xóm
Tôi đã dậy, cày vào trang giấy trắng”.
(Hồi kí bên trang viết)
Ý thực rõ quỹ thời gian của mình đang cạn một cách nhanh chóng, Chế Lan Viên lại
càng khao khát được sống, càng khát khao cống hiến trí tuệ và sức lực của mình để viết,
để tận hiến cho thơ chứ không phải một thứ lý do nào khác.
“Thời gian làm xuôi chảy về Đông, về mất mát.
Ta không đồng lõa, trợ lực thời gian để hủy diệt ta thêm.
Ngăn con đê ùa vỡ bằng các câu thơ mệnh yểu.
Hay trồng một nhành cây buông trái ngọt bên thềm”.
(Thời gian xuôi chảy)
Và biết bao đêm ông gắng thức chỉ để: “Những gì chưa kịp nghĩ ban ngày, tôi đợi
giữa lòng đêm”.
Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất để cái tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất

cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì để nhà thơ không nghe theo lời mách bảo
của trái tim.
“Gió thổi suốt mùa không gặp hoa nào cả
Thế còn nhà thơ bốn mùa
Ra hoa bẳng mọi giá
Hoa… hoa… hoa…”
(Mùa của nhà thơ)

20


Không nỗi bất an nào khủng khiếp hơn là sự chờ đợi khoảnh khắc kim đồng hồ cuộc
đời mình ngừng quay, lo lắng luôn bao vây lăm le nuốt chửng chủ thể của nó. Vậy mà
Chế Lan Viên bình tĩnh đón đợi, đợi một cách chủ động
Giấc mơ được tiếp tục sống, cái sự khao khát sống ấy cứ luôn luôn nảy nở trong
người tác giả. Cuộc đời con người ai rồ cũng phải đến lúc ra đi nhưng Chế Lan Viên
muốn làm trái với qui luật tự nhiên đó để được sống :
“Anh đi ngược quy luật, ngược thời gian, ngược gió…
Nụ hồng sinh giũa lúc anh nhăn nheo, dúm dó
Nụ hồng sinh
Cái mầm non tơ, thơ dại nứt trên cành”.
(Nghịch cảnh (2))
Nụ hồng cũng giống như thân thể ông hiện tại – nhăn nheo, dúm dó, tàn héo, khô
nhựa mỗi ngày, nhưng với sức sống mãnh liệt muốn vươn lên nên đã ra “mầm non tơ”.
Một giây phút cứu vãn nào thì Chế Lan Viên cũng luôn luôn muốn được hồi sinh, muốn
được trở về với cuộc sống.
“Một chữ gieo trên trang
Vang vào lòng
Một hình đẻ ra nhiều bóng
Nhiều bong bóng

Sống không phải là ảo tưởng
Maya
Hư không
Toi công
Cõi mộng
Sống là điều đáng sống”
(Ngôi đền lãng quên)
Câu cuối bài như một chân lý mà chế Lan Viên muốn thể hiện cho bằng được. Nhà
thơ muốn vượt lên trên những đau đớn bệnh tật để sống lại, khao khát được sống biết
nhường nào.

21


Những ngày tháng bệnh tật ấy thật khốn khổ cho nhà thơ nhưng ý muốn được hồi
sinh thì không có gì ngăn cản được ông và làm thơ đối với ông cũng vậy. Ông trân trọng
từng con chữ của câu thơ. Dù bệnh tật có hành hạ con người Chế Lan Viên thì ông vẫn
muốn thể hiện ước mơ thơ của đời mình. Ông coi làm thơ như người thợ săn :
“Người làm thơ phải biết đánh hơi tài như người đi săn
Những câu thơ ẩn giữa rừng như thú dữ
Làm cho hồn anh thành suối trong, tơ mởn cỏ”
(Săn thơ)
Hay đó là
“Thơ như con nai trắng, con ngưa hồng,
Anh không bao giờ gặp trong cuộc đời thường nhật”
(Tìm)
Và không dễ gì làm nên những vần thơ hay cho đời mà đó là cả một sự nỗ lực. Dù
bệnh tật Chế Lan Viên vẫn ráng gượng lên trên hết, đến đêm cũng nghĩ ngợi:
“Những nhà thơ thức suốt đêm
Không để trang thơ mà để lại hoa đèn.

Có những câu thơ như vì sao băng nữa đêm mới thấy,
Có những câu xuất hiện vào lúc sương rơi gà gáy…”
(Thức)
Dù khó khăn vất vả thế nào ông vẫn muốn cho ra đời những câu thơ hay, dù một nhà
khơ có đam mê mà nơi đó không có ai cùng chung sở thích thì họ cũng phải cố gắng thực
hiện. Ông đang chạy đua với bệnh tật.
“Ví dụ anh sinh ra trong miền đát không hoa văn,
Miền đất vắng thủy triều
Khu rừng không trầm hương, di chỉ,
Trời vắng mây tình yêu
Thì anh có làm thơ không đấy?
Có chứ! còn phải làm nữa chứ
Anh sẽ là nhà thơ có trái tim nhịp gấp”
(Ví dụ)
22


Ông viết thơ với từng nhịp gấp gáp như thể nó sẽ dừng lại bất cứ lúc nào. Đang lúc
sức khỏe yếu ớt thế này nhưng Chế Lan Viên không muốn thời gian trôi qua một cách
hoang phí.
“Cách đi bình thường như cách đi của người say qua cầu khỉ
Không cân thận thì rơi xuống vực
Anh đi trên sự hiểm nghèo”.
(Cách)
Bệnh tật của Chế Lan Viên như đang đứng trước ngưỡng cửa của cái chết – xử án
hay thượng đế có thể ban cho ông sự sống – hoãn án. Dù đứng trước hai con đường,
không biết ra đi lúc nào mà ông vẫn tiếp tục làm thơ trong mọi hoàn cảnh.
“Tác phẩm viết giữa ngày xử án và ngày hoãn án
Anh phải viết sao cho khi ra đi thì chiếc áo đã thành”.
(Người nữ tử tù đan áo)

Nhìn thẳng vào thực tại, ý thức những gì mình cần phải làm Chế Lan Viên sống khát
khao, sống cống hiến “Phải xong, phải xong bản trường ca trước khi nến tắt,/ Khi giọt
nến cuối cùng nhỏ giọt, thì chữ cuối cùng anh phải viết xong” (Gần hết đêm), sống ganh
đua nhưng không chút lơ là cảnh giác với thời khắc cuộc đời “Nhà thơ phải thường trực
cả trong mơ thì mới kịp thời”. (Không khớp)
Khi thi thể sắp lìa xa đời Chế Lan Viên mốn viết những câu thơ mang “mùi hương trí
tuệ” để ác hẳn “mùi hôi thối của cái chết”
“Vì thi thể anh, hôi thối đã xông lên

Hôm nay anh cố gắng tạo mùi hương trí tuệ
Cái ấy giúp người ta thắng mùi hôi thối’’
(Để cho)
Sự nghiệp viết văn của Chế Lan Viên luôn sôi sục, bùng cháy trong con người ông.
Lúc bệnh tật như hoa đã úa tàn sắp xa lìa cành mà sức sống đã thôi thúc cho nó nảy mầm
rồi ra nụ. Hẳn ông cũng sẽ như thế, ông sẽ viết, ông sẽ sáng tạo những vần thơ vói khát
vọng sống mãnh liệt trong mọi hoàn cảnh. Suốt đời Chế Lan Viên luôn theo đuổi và sống
hết mình với thơ. Bởi vậy nhà thơ luôn trăn trở, không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để sáng tạo
23


nên những điều mới mẻ làm nên cái riêng cho “cái tôi” “Mặc kệ ai đấy hỏa diệm sơn
phun lửa/ Viết câu thơ ở thế đà đao, ở thế vu hồi” (Phong cách), với khao khát mãnh liệt
rằng sự nghiệp văn chương sẽ tồn tại mãi về sau:
“Viết âm thầm

Viết cái gì cho vợ con, bè bạn
Sẽ tự hào khi anh thành giun dế, đất bùn, bọ chét”
(Chuẩn bị đi)
hay
Anh không mang đi. Anh chỉ còn để lại

Để lại một câu thơ, một lời tạ tội
Để lại những lời “Nhớ lấy” hoặc “Quên đi!”
(Để lại)
Cuộc đấu tranh với quy luật bất biến của thời gian của Chế Lan Viên là cuộc tranh
đấu quyết liệt, không khoan nhượng. Mỗi lần vượt lên nghịch cảnh, Nhà thơ lại tiến
thêm một bước trong cuộc chiến chống lại tật bệnh, chống lại những đau đớn riêng tư.
Chế Lan Viên đã luôn tự đối mặt và chiến thắng cái trận tuyến cam go của nội tâm
chính mình. Tâm hồn của nhà thơ là những nốt nhạc điệu đằm thắm khiến cho biết bao
bạn đọc đến tận ngày nay vẫn không ngừng rung động.

24


KẾT LUẬN
Nếu như tập thơ Điêu tàn hiện lên trước thi đàn thơ ca “như một niềm kinh dị”
(Hoài Thanh và Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam) và Ánh sáng và phù sa là “ánh sáng dọi
soi tôi và phù sa bồi đắp tôi, ánh sáng tinh thần và phù sa vật chất của lý tưởng tôi” (Chế
Lan Viên) thì Di cảo thơ chính là cái nhìn mang đầy suy tư, trăn trở về văn chương, cuộc
đời lẫn con người,… trong dòng chảy thời gian của nhà thơ vào những năm tháng cuối
đời. Trong suốt quá trình hoạt động văn nghệ của mình, Chế Lan Viên đã ghi lại dấu ấn vô
cùng đậm nét trong nền thi ca dân tộc và cho đến mãi về sau người đời vẫn không ngừng
nhắc đến tên ông. Và ông là người đã có đóng góp to lớn cho quá trình hiện đại hóa thơ ca
dân tộc, bổ sung cho gương mặt thơ Việt Nam một nét đẹp của trí tuệ tài hoa sắc sảo.
Có thể nói rằng, Di cảo III - Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ xuất hiện trong làng thi
ca Việt Nam với cái tôi trữ tình chứa đầy triết lí sâu sắc của một hồn thơ đang cận kề với
cái chết. Khác với cái tôi cô đơn khép kín ở Điêu tàn; cái tôi hăng say, yêu Đảng, yêu Tổ
quốc ở Ánh sáng và phù sa thì đến Di cảo III này cái tôi ấy đang trên hành trình tìm lại
bản ngã đích thực của mình và hoài niệm lại những gì đã qua của một quá khứ oanh liệt,
hào hùng,… Bên cạnh đó, cũng là một cái tôi đầy trách nhiệm với thơ, với đời và với
mình. Nhà thơ chiêm nghiệm lại tất cả những gì mình đã từng trải qua với những triết lí

sâu xa vô cùng sâu sắc khiến người đọc không khỏi suy tư về cách sống qua những vần
thơ cuối đời của Chế Lan Viên. Ông đã đến được đỉnh cao của sự sống ngay nơi giáp ranh
với cái chết, rồi thăng hoa thành những vần thơ tâm huyết để lại cho đời. Đó có lẽ là cái
chất ngọc quý nhất của thơ Chế Lan Viên trong những năm cuối đời mình. Nhà phê bình
Hoài Thanh đã đúng khi tiên đoán rằng “cái tháp Chàm Chế Lan Viên đứng sừng sững
giữa đồng bằng thơ chắc chắn, lẻ loi, bí mật. Năm mươi năm sau nó vẫn còn đầy bí ẩn. Đi
đến tháp Bay-on là một chặng đường dài, nhưng suốt chặng đường ấy, Chế Lan Viên vẫn
không ngừng tìm tòi đổi mới. Vì thế mà khi đã thành người thiên cổ rồi, ông vẫn còn làm
cho người ta phải bàng hoàng khinh ngạc về những tâm sự còn giấu kín”.

25


×