Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số nét văn hóa "chưa đẹp" trong kinh doanh tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.88 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM
VĂN HOÁ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Phân tích một số nét văn hóa “chưa đẹp” thể hiện
trong hoạt động kinh doanh của người Việt Nam
Giảng viên: TS. Nguyễn Thuỳ Dung
Thực hiện bởi: Nhóm THIẾU NỮ

Hà Nội, 09.2017
0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM
VĂN HOÁ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

PHÂN TÍCH MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ CHƯA ĐẸP
THỂ HIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Giảng viên: TS. Nguyễn Thuỳ Dung
Thực hiện bởi: Nhóm THIẾU NỮ

Hà Nội, 09.2017
1



DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1. Đặng Minh Khôi – Nhóm trưởng
2. Trần Tuấn Anh
3. Trần Minh Hiếu
4. Trần Bảo Ngọc
5. Nguyễn Thị Hương Quỳnh
6. Phạm Ngọc Sơn
7. Lý Quốc Vương

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….. 4
I - VÀI NÉT VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ……. 5
II - MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ “CHƯA ĐẸP” THỂ HIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM …………………………………….… 6
1. Thiếu tính liên kết cộng đồng, liên kết nhóm làm việc ………………….. 6
2. Thiếu tính kỷ luật, giờ giấc ………………………………………………. 7
3. Văn hoá quan hệ, phong bì ……………………..………………………... 8
4. Hám lợi trước mắt, làm ăn chộp giật …………………………………….. 9
5. Ỷ lại, bị động, chậm đổi mới ……………………………………………. 10
III - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP…………………………………………… 10
IV - KẾT LUẬN …………………………………………………………………. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….. 12

3



LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, nền kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp muốn phát
triển bền vững bên cạnh việc phải có chiến lược, định hướng cụ thể còn cần thiết
phải xây dựng cho mình một nền tảng văn hoá doanh nghiệp tốt đẹp và vững chắc.
Tuy nhiên không chỉ riêng Việt Nam mà văn hóa của bất kỳ quốc gia nào trên
thế giới cũng có cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực. Điều này ảnh hướng rất
lớn tới hoạt động kinh doanh. Có những nét văn hóa đẹp góp phần thúc đẩy, phát
triển hoạt động kinh doanh; có những nét văn hóa “chưa đẹp” lại tác động tiêu cực,
kìm hãm, cản trở hoạt động kinh doanh.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nét văn hoá “chưa đẹp” đang thể hiện trong
hoạt động kinh doanh của người Việt Nam, nhận định nguyên nhân và từ đó đề nghị
một số giải pháp loại bỏ đi những hòn đá tảng cản trở sự phát triển của doanh nghiệp
Việt.

4


I - VÀI NÉT VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ năm 1986, Việt Nam chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khi phát động đổi mới trên quy mô rộng lớn,
chúng ta mới bắt đầu nhận ra vị trí vô cùng quan trọng của hoạt động kinh doanh.
Những rào cản bị phá bỏ, sản xuất, thương mại, kinh doanh được xác định là loại
hình hoạt động quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam bước vào sân chơi toàn cầu, nhiều
cơ hội được mở ra nhưng cũng có đầy rẫy những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ
lực vươn lên của các doanh nghiệp Việt Nam trước áp lực cạnh tranh rất lớn từ các
đối thủ bên ngoài.

Vấn đề xây dựng thương hiệu Việt Nam, mà đi kèm với nó là vấn đề văn hoá
kinh doanh trở nên cấp thiết và là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp vượt qua thách thức đó đã khẳng định được vị trí trên thương
trường, tạo dựng được những thương thiệu có tên tuổi, điển hình như Viettel, FPT,
Vingroup, Biti’s, Vinamilk,… Song nhiều doanh nghiệp lại bị đào thải một cách tự
nhiên do chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận mà bỏ qua việc xây dựng văn
hoá doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề tham nhũng trở nên nổi cộm trong
vài năm gần đây. Con đường tham ô, tham những đi từ những biểu hiện nhỏ như văn
hoá phong bì cho đến những vụ “đại án” trong những năm gần đây như: vụ Dương
Chí Dũng tham những tại Vinalines, Trịnh Xuân Thanh (PVC), Hà Văn Thắm
(OceanBank),… Hàng nghìn tỷ đồng vốn của Nhà nước là nguồn lực lớn, song đã
và đang đang bị bọn tham những nhắm vào đề đục khoét.
Ngoài tham nhũng, những vấn đề nhức nhối như bổ nhiệm, tuyển dụng người
nhà, chạy biên chế, người lao động đi muộn về sớm, làm việc kém năng suất cũng
đang cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.
Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một số vấn đề liên quan
đến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Điển
hình như việc xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý của Vedan, hay gần
đây là Formosa với thảm hoạ môi trường ven biển Miền Trung.
Ngoài vấn đề huỷ hoại môi trường, nhiều doanh nghiệp FDI còn dính líu tới
các hoạt động buôn lậu, chuyển giá, né thuế và trốn thuế. Ví dụ: Kanaan là doanh
5


nghiệp 100% vốn Hàn Quốc có gần 2000 công nhân, chuyên gia công các loại túi
xách, lều vải,… trong liên tục nhiều năm, doanh nghiệp này luôn báo lỗ, năm sau
nặng hơn năm trước để trốn thuế và còn có hành vi buôn lậu (lợi dụng những hợp
đồng gia công để tuồn sản phẩm, nguyên phụ liệu được nhập khẩu miễn thuế ra thị
trường).

Một số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam ngoài bất đồng ngôn ngữ còn
có hiện tượng xung đột văn hoá giữa chủ doanh nghiệp và người lao động khiến
doanh nghiệp không thành công trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người
công nhân. Sa thải nhân công bừa bãi không tuân theo các quy định của pháp luật
Việt Nam, không ký hợp đồng lao động, trốn đống bảo hiểm cho công nhân, chế độ
làm việc quá khắt khe, không đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, lương và các
đãi ngộ thấp cũng là những nguyên nhân dẫn đến bất đồng và xảy ra nhiều cuộc đình
công, bãi công.
Trong các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, hình thức kinh
doanh “ăn xổi”, chộp giật khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh không
những chưa cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt ra thị trường mà còn gian dối, lừa
đảo người tiêu dùng, huỷ hoại môi trường, điển hình như việc kinh doanh thực phẩm
bẩn. Chữ tín bị xem nhẹ, yếu tố an toàn của khác hàng bị bỏ qua, tất cả trở thành
những nguyên nhân tạo nên hình ảnh không đẹp của doanh nghiệp đối với xã hội,
không tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng.
Bên cạnh việc chưa quan tâm xây dựng văn hoá doanh nghiệp, vấn đề phát
triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những
thói quen, nét văn hoá xấu đã ăn sâu vào lối sống, lối làm việc của người lao động
như: ham hưởng thụ, trọng nam khinh nữ, xem nhẹ giờ giấc, kỷ luật, tâm lý đám
đông, tính đố kỵ,… một số sẽ được làm rõ ở phần tiếp theo.
II – MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ “CHƯA ĐẸP” THỂ HIỆN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
1. Thiếu tính liên kết cộng đồng, liên kết nhóm làm việc
Vấn đề liên kết doanh nghiệp đã được đặt ra rất nhiều lần ở tất cả các hiệp hội,
ngành nghề. Tuy nhiên, nhiều quan chức, cơ quan có thẩm quyền cũng “bó tay”
trước thói quen cố hữu của rất nhiều doanh nghiệp là “mạnh ai nấy làm”. Tính cộng
đồng của doanh nhân Việt Nam còn quá yếu, quá rời rạc và ở mức thấp, thể hiện ở
6



ngay trong phạm vi một ngành nghề, một địa phương và rộng hơn là trong phạm vi
cả nước.
Một mình Cà phê Trung Nguyên với hoài bão xây dựng thương hiệu cho nông
sản Việt Nam mà không có sự tiếp sức của những doanh nghiệp cùng ngành nghề
thì biết đến khi nào mới thực hiện được. Nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp lại
không thể cởi mở, liên kết với nhau, thậm chí có khi còn chơi xấu, cạnh tranh không
lành mạnh với nhau. Hệ quả là không những không nâng cao được sức cạnh tranh
mà còn yếu đi vì sự tranh mua, tranh bán, thậm chí hạ uy tín của nhau.
Sự liên kết giữa các “nhà”, liên kết theo cụm, vùng nguyên liệu đang ở mức
thấp. Chủ trương thành lập những tập đoàn kinh tế còn vấp phải những rào cản nội
tại: Thông tin của doanh nghiệp thường thiếu độ tin cậy, ảnh hưởng đến việc liên kết
ngang; quy định của Nhà nước cho các hoạt động liên kết chưa đầy đủ…
Trái với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nước ngoài
khi vào thị trường Việt Nam đã biết kết hợp với các doanh nghiệp trong nước để
thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Có thể kể đến như trường hợp Hãng Pepsi kết
hợp với Kinh Đô; các hãng điện tử như Samsung, LG, Toshiba kết hợp với siêu thị
Nguyễn Kim… Tại sân nhà, rất nhiều sản phẩm của chúng ta đang bị áp đảo và phải
cạnh tranh gay gắt trước sức mạnh liên kết của các công ty, tập đoàn nước ngoài.
Bên cạnh vấn đề hợp tác, tương trợ giữa các doanh nghiệp, mối liên kết giữa
người lao động với nhau thông qua kỹ năng làm việc theo nhóm cũng còn hạn chế.
Nếu như người châu Âu phân biệt rất rạch ròi giữa công việc và tình cảm thì người
Việt có kiểu “Thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý”, nghĩa là thà làm vừa lòng người
khác hoặc tránh tranh cãi còn hơn tạo ra rắc rối cho bản thân. Người A có thể đồng
ý với ý kiến của người B trong khi A thực sự chẳng hiểu gì hoặc im lặng nhưng trong
lòng thầm đưa ra một phương án khác nhưng không nói. Trong nhiều cuộc họp
nhóm, sau khi đưa ra vấn đề, thay vì thảo luận xung quanh vấn đề đó thì đề tài dần
lan rộng ra các câu chuyện phiếm khác, cho đến khi thời gian chỉ còn vài phút tất cả
mới quay lại chủ đề chính và đùn đẩy nhau phát biểu. Đây là thực tế của rất nhiều
doanh nghiệp: Không chú ý đến công việc nhóm. Thậm chí, ngay khi có người đưa
ra ý kiến, bạn lại liên tục nói về chuyện riêng của mình.

2. Thiếu tính kỷ luật, giờ giấc
Câu chuyện năng suất lao động của Việt Nam đã nhiều lần được đề cập đến
từ giữa năm 2014 sau khi một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công
7


bố. Kết quả cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu
Á – Thái Bình Dương (những nơi có thể thu thập số liệu). Theo đó, năng suất của
người lao động Việt thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10
lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao
động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và
hai phần năm Thái Lan.
Kỷ luật lao động của người lao động Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được
yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động
hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động
xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền
nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi.
Nhân viên trong công ty cũng thường đỗ lỗi cho những lý lo khách quan chứ
ít khi tự nhận lỗi về mình do ngủ nướng hay quên giờ giấc,… Ảnh hướng đến văn
hóa làm việc trong công ty, đến môi trường kỷ luật, mất đi thái độ chuyên nghiệp và
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả lao động. Nhắc đến “đi muộn” là phải
kể đến “về sớm”. Người Việt luôn có tâm lý mong được về sớm, nhất là đối với lao
động làm việc theo giờ hành chính. Điểu này ảnh hưởng đến thái độ và kỷ luật chung
của môi trường làm việc cũng như năng suất lao động.
3. Văn hoá quan hệ, phong bì
Văn hóa Phương Đông là nét văn hóa kiêng nể, trọng quan hệ. Tuy nhiên nó
đã bị bị biến tướng trở thành một con đường tuyển dụng và thăng tiến bỏ qua việc
đánh giá năng lực.
“Thứ nhất quan hệ
Thứ nhì tiền tệ

Thứ ba hậu duệ
Thứ tư trí tuệ”
Việc có những mối quan hệ tốt, sẵn sàng giúp sức, như “ô dù” hay “cây cao
bóng cả” giúp sức, định hướng là một điều hết sức thuận lợi trong quá trình lập
nghiệp, nhưng việc ỷ lại vô tội vạ sẽ dần làm cho chính người được tuyển dung,
thăng tiến mất đi tính quyết đoán, tính tự lập, tự chủ của riêng mình. Chưa kể nếu
nếu việc tuyển dụng hay thăng tiến này dành cho những người không có năng lực
thực sự sẽ mang lại hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp.

8


“Văn hóa phong bì” đang dần trở thành vấn nạn của xã hội Việt Nam – cản
trở lớn tới sự phát triển kinh tế. Xin việc phong bì, duyệt kế hoạch phong bì, tăng
lương phong bì, phong bì thăng chức, phong bì thanh tra, đi xuất ngoại, làm hồ sơ,
chạy dự án, xin giấy phép xây dựng cũng phong bì. Chiếc phong bì được hiện diện
rất nhiều trong các quan hệ xã hội, các công việc khác nhau dù nhỏ, hay lớn... Và
lâu dần đã hình thành cái gọi là “văn hóa phong bì”, thiếu nó người ta sẽ gặp không
ít khó khăn trong công việc, lớn, nhỏ…
Vô hình trung, với văn hoá quan hệ - phong bì, tài năng đã bị xem nhẹ trên
cán cân quan hệ, tiền tệ trong kinh doanh của các công ty Việt, khiến chất lượng
nguồn nhân lực không đảm bảo đúng vị trí, người ở vị trí quản lý không đủ năng lực,
không phát huy hết tài năng của nhân sự, cũng như gây ra sự bất mãn ở các nhân sự
giỏi.
4. Hám lợi trước mắt, làm ăn chộp giật
Làm ăn mà không nghĩ đến những cái lợi lâu dài, không cần xây dựng và bảo
vệ uy tín là một thứ văn hoá kinh doanh chộp giật. Nói thách để lừa những người
nhẹ dạ, bán hàng giả để lừa những người khờ khạo, dùng ngay cả những hoá chất
mang nhiều độc tố chết người để bảo quản, chế biến thực phẩm miễn kiếm lợi ngay
tức khắc là những kiểu làm ăn chộp giật phổ biến.

Về nông nghiệp, Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất chè lớn nhất thế giới,
tuy nhiên, giá xuất khẩu lại ở mức thấp nhất thế giới, thậm chí chè Việt Nam còn bị
một số thị trường chê, trả lại hàng. Tình trạng của cây chè cũng giống như nhiều mặt
hàng nông sản khác của Việt Nam như gạo, sắn, cao su... khi có một nền thương mại
buôn chuyến, có gì bán nấy với giá rẻ. Bởi cách làm manh mún, chỉ biết lợi trước
mắt nên nông sản Việt luôn ở tình trạng phải bán rẻ cho thị trường dễ tính Trung
Quốc.
Về du lịch, nhiều công ty lữ hành, du khách kêu ca các khu du lịch, điểm đến
nổi tiếng ở Việt Nam, vẫn "thói nào tật ấy": tự tăng giá, bắt chẹt khi đông khách, sẵn
sàng phá bỏ cam kết vì hám lợi trước mắt, lừa tiền khách du lịch. Điều này khiến du
khách nước ngoài tới Việt Nam hiếm khi quay trở lại lần thứ hai.

9


Tóm lại, hám lợi và chộp giật là thứ “văn hoá xấu” đang hiện diện trên mọi
lĩnh vực của kinh doanh tại Việt Nam, như một căn bệnh trầm kha, là hậu quả của
lối tư duy “ăn xổi” và tầm nhìn hạn hẹp.
5. Ỷ lại, bị động, chậm đổi mới
Khởi nguồn văn hóa Việt là văn hóa gốc nông nghiệp, chính vì thế nét văn
hóa này đã ăn sâu vào ý thức người Việt. Cho đến nay, nó vẫn còn được thể hiện
trong việc xác định tầm nhìn của các doanh nghiệp. Tại sao doanh nghiệp Việt cứ
mãi quanh quẩn ở ao làng? Có lẽ chính bởi chính tầm nhìn ngắn hạn của doanh
nghiệp với kiểu tư duy nhỏ mà ổn định, an toàn.
Điều này càng thấy rõ vấn đề doanh nghiệp Việt không dám đột phá, ngại đổi
mới. Theo thống kê của Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo (IPP) liên kết giữa
Phần Lan và Việt Nam, đến thời điểm hiện tại chỉ có khoảng 20-30% doanh nghiệp
Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạọ, đặc biệt là đổi mới về công nghệ trong khu
vực công nghiệp – xây dựng.
Mặt khác, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thoát ra khỏi thói bị

động, ít có doanh nghiệp có dự phòng đối phó với những khủng hoảng bất ngờ, thậm
chí là cả cơ hội. Điều này dẫn đến nhiều cú sốc lớn cho các doanh nghiệp, cho nền
kinh tế. Như trong công cuộc chuẩn bị cho TPP, có tới hơn 80% doanh nghiệp được
hỏi cho biết không có chuẩn bị gì trước khi TPP được ký.
Tựu chung lại, vấn đề cốt lõi ở đây cũng là tầm nhìn hạn hẹp. Từ việc nguồn
lao động tăng nhanh song tinh thần học hỏi để nâng cao tay nghề, trình độ vẫn còn
hạn chế cho đến việc trông chờ chính sách của Nhà nước, bị động, chậm đổi mới của
các doanh nghiệp. Đó vẫn là sự cản trở vô cùng đáng ngại cho Việt Nam trước
ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Về phía các doanh nghiệp, cần thúc đẩy đồng thời các giải pháp:
- Đẩy mạnh trao đổi, hợp tác giữa các doanh nhân trong quá trình hoạt động
kinh doanh để cùng phát triển và theo nguyên tắc cùng có lợi. Bên cạnh đó, trong
điều kiện hiện nay, hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài là một cách tốt
để doanh nghiệp tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh.

10


- Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Doanh nghiệp cần làm đúng
pháp luật, đề cao sự đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
- Nâng tầm văn hóa của doanh nhân. Bởi muốn doanh nghiệp có văn hóa kinh
doanh, trước hết bản thân mỗi doanh nhân phải có văn hóa kinh doanh. Doanh nhân
chính là người xác định rõ những giá trị và chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh
ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và định hướng cho mọi thành viên cùng nhận
thức rõ và tôn trọng, tuân thủ. Bản thân mỗi doanh nhân phải có ý thức trách nhiệm
của một công dân trước đất nước, có tầm nhìn chiến lược, dài hạn, vượt qua sự nhỏ
mọn, manh mún, vượt qua việc kiếm tìm lợi nhuận đơn thuần để mạnh mẽ và dũng
cảm trên thương trường trong nước và quốc tế.
- Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh.

Về phía xã hội và người lao động, vấn đề trọng yếu chính là việc phải hình
thành được năng lực làm chủ của nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động thông
qua cải tổ một cách có hệ thống và toàn diện nền giáo dục quốc gia. Năng lực làm
chủ sẽ giúp nguồn nhân lực chủ động trong việc đáp ứng những yêu cầu về việc làm.
Năng lực làm chủ thể hiện ở trình độ được đào tạo phù hợp với yêu cầu ngày càng
cao của công việc, có khả năng thích ứng và khả năng sáng tạo trong quá trình tham
gia thị trường lao động.
Ngoài ra, văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh phải trở thành môn học bắt
buộc và có thời lượng phù hợp trong các chương trình đào tạo ngành kinh tế. Ngoài
ra, các ngành, các cấp, các hiệp hội khi xây dựng các chương trình bồi dưỡng, tập
huấn, tọa đàm, hội nghị,… cần chú ý lồng ghép nội dung văn hóa kinh doanh.
IV. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định vấn đề nổi cộm gây ra những
nét văn hoá “chưa đẹp” cản trở sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam là tầm nhìn
hạn hẹp và ảnh hưởng của tác phong nông nghiệp lạc hậu, và hơn hết là văn hoá kinh
doanh chưa được xem trọng.
Do đó, để giải quyết căn cơ những vấn đề này, cần có sự vào cuộc của Nhà
nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội nhằm thay đổi có hiệu quả nền giáo dục, đào
tạo và nâng cao vai trò của văn hoá doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh. Như vậy nền
kinh tế Việt Nam mới có sự phát triển nhanh và bền vững, quá trình đổi mới mới có
hiệu quả, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế trong bối cảnh cách mạng
công nghệ 4.0.
11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Liễu, Giáo trình Văn hoá kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,
2011.
2. Lê Thị Hồng Điệp, Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao
động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh,

Tập 30, Số 4 (2014) 48-54
3. Dương Thị Liễu & Nguyễn Vân Hà, Tạp chí hoạt động khoa học số 11 năm 2009
4. />int=true

12



×