MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................5
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về cán bộ...................................5
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Công tác cán bộ....................................7
3. Những thành tựu và hạn chế trong thực tiễn công tác tô chức, cán bộ
của Đảng ta......................................................................................................9
4. Những vấn đề đặt ra trong công tác cán bộ của Đảng trong thời gian
qua ..................................................................................................................11
5. Một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả trong công tác cán bộ........13
KẾT LUẬN....................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................21
1
MỞ ĐẦU
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng
Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”, trong đó có vấn đề cán bộ.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ; Người coi “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc”, và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt
hoặc kém”.
Kế thừa tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta
rất coi trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của mình;
coi đó là lực lượng then chốt bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách
mạng. Vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng
Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ trong nhiều văn kiện của Đảng và văn bản
pháp luật của Nhà nước.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) chỉ
ra: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn
và kỹ năng nghề nghiệp cao vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm,
tận tụy, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ”. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1997) coi: “Cán bộ là
nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định:
Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả
năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán
bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản
lý hành chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng
2
chức năng, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công
chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa. Tăng
cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ
đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) chỉ rõ:
“Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức thực
sự là công bộc của nhân dân”, và đưa ra giải pháp: “Đổi mới chính sách cán
bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch,
đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ hưởng
thụ thỏa đáng và công bằng”. Đặc biệt Bộ Chính trị khóa IX đã có Nghị quyết
số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020; trong đó có chỉ ra
“xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành
chính nhà nước” và “ban hành luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ
quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây
dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ
thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức”.
Những văn kiện đó của Đảng là cơ sở chính trị để Nhà nước thể chế
hóa thành pháp luật cụ thể, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật cán bộ, công chức. Để thực hiện các nghị quyết đó của Đảng,
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Pháp lệnh cán
bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi năm 2000 và năm 2003) cùng hệ thống các
văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001 đến 2010... Những văn bản này tạo tiền đề
pháp lý cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh,
vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3
Từ những cơ sở chính trị và pháp lý kể trên, đội ngũ cán bộ, công chức
ở nước ta ngày càng phát triển vững mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất
ngày càng được nâng cao, là công bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu cơ bản
của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Mặc dù vậy, cũng như tình trạng chung của hệ thống pháp luật mà Nghị
quyết 48 của Bộ Chính trị đã chỉ ra là: “Nhìn chung hệ thống pháp luật nước
ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc
sống”; các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức và hoạt động
công vụ trong những năm qua cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là một
trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng “Không ít cán bộ, công chức vừa
kém về đạo đức, phẩm chất, vừa yếu về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ
năng nghiệp vụ”, rơi vào căn bệnh mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra là “tự tư tự lợi.
Do đó cần thiết phải nghiên cứu, luận chứng để xây dựng, ban hành, tiến tới
hoàn thiện hơn pháp luật cán bộ, công chức, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có
trình độ năng lực, bảo đảm vừa hồng vừa chuyên, thực sự là công bộc của
nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vì những lý do trên, tác giả chọn nội dung “Công tác cán bộ trong các
công việc của Hồ Chí Minh” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần của mình.
4
NỘI DUNG
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về cán bộ.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng
như của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về cán bộ và tiêu chuẩn cán
bộ, công chức là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối
với chúng ta không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà còn cả trong tương lai.
Chính vì vậy, mà việc nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết và cấp bách; nhất
là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang chuẩn bị triển khai thực hiện
Luật cán bộ, công chức được Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 4 thông qua và sẽ
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước về cán bộ và tiêu
chuẩn cán bộ, công chức là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với người làm
công tác nghiên cứu lý luận cũng như những người làm công tác tổ chức nhà
nước, do vậy bài viết này không thể phản ánh đầy đủ, toàn diện hết các khía
cạnh của vấn đề mà chỉ nêu những nhận thức của tác giả với hy vọng góp
phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta về cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ trong
giai đoạn mới của nền công vụ.
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho sự phát triển
lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ của giai cấp vô sản.
Hai ông không chỉ là những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa
học mà còn là những người đem lý luận khoa học kết hợp với phong trào công
nhân, lập nên tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới. Giai cấp vô sản và chính
đảng của mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững chính quyền cần
phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ thật trung thành và tài năng mới đáp
ứng được nhiệm vụ cách mạng của mình. Các ông cho rằng: “Mỗi thời đại xã
hội đều cần có những con người vĩ đại và nếu không có những con người như
thế thì, như Henvêxinxơ nói: thời đại sẽ sáng tạo ra con người như thế.”. Từ
5
kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người và từ chính quá trình truyền bá lý
luận khoa học vào phong trào công nhân, C.Mác đã khẳng định: “Muốn thực
hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”. Khi
cách mạng đang ở thời kỳ Đảng chưa nắm được chính quyền, C.Mác và Ph.
Ăngghen chưa có điều kiện để bàn nhiều về vấn đề cán bộ. Nhưng hai ông
đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ những người tuyên truyền,
cổ động để truyền bá tư tưởng cộng sản; lãnh đạo, tổ chức các phong trào đấu
tranh của giai cấp vô sản. Trên cơ sở đó, kết hợp với phong trào công nhân để
sáng lập ra chính đảng của giai cấp công nhân.
Lênin kế thừa lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ của giai cấp vô sản.
Đến V.I Lênin, người tiếp tục kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác, trong một giai đoạn mới, ông đặc biệt coi trọng việc tuyển chọn, xây
dựng một đội ngũ những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào vô
sản. V.I. Lênin viết: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được
quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình
những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và
lãnh đạo phong trào”. Đó là những cán bộ nòng cốt đầu tiên của Đảng cộng
sản (Bônsêvích) Nga. Để đấu tranh giành chính quyền thì vấn đề cán bộ đặc
biệt được coi trọng. Khi có chính quyền, vấn đề cán bộ càng quan trọng và
cấp bách hơn. Hàng loạt vấn đề được đặt ra khi Đảng giành được chính
quyền, hàng loạt vấn đề của đời sống xã hội đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo, quản
lý. Vì vậy Đảng phải gấp rút lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ
theo một tiêu chuẩn nhất định đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Từ thực
tiễn cấp bách đó, đòi hỏi Đảng cộng sản Nga và V.I Lênin phải tập trung giải
quyết. Những vấn đề quan trọng về cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ đã được
Lênin bàn nhiều ở giai đoạn Đảng giành được chính quyền và tập trung ở thời
kỳ sau khi chính quyền được thiết lập trong cả nước, khi nước Nga bước vào
thời kỳ ổn định, xây dựng chế độ xã hội mới. Năm 1922, Lênin khẳng
6
định: “Nghiên cứu con người tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là
then chốt; nếu không thể thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ
giấy lộn”.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Công tác cán bộ.
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ chí Minh đã đặc biệt coi trọng đến vấn đề
cán bộ và công tác cán bộ, Người cho rằng “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Nếu
có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn, là
điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Còn không
có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối chính sách đúng cũng khó có thể
biến thành hiện thực. Muốn biến chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước thành hiện thực, cần phải có những con người sử dụng lực lượng thực
tiễn - đó là đội ngũ cán bộ cách mạng; kết hợp với quần chúng nhân dân mới
đưa cách mạng đến thành công. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là những người
đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và
thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Vị trí cán bộ, công chức là
“cầu nối” giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng, nhưng không phải là “vật
mang”, là “dây dẫn”, là chuyển tải cơ học mà chính là con người có đủ tư
chất, tài năng và đạo đức để làm việc đó. Bởi lẽ để có thể đem chính sách của
Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đòi hỏi
người cán bộ, công chức phải có một trình độ, trí tuệ nhất định. Nếu không,
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người cán bộ, công chức sẽ làm sai lệch
tinh thần, nội dung của đường lối, chính sách và khi đó thật là nguy hiểm.
Ngoài tiêu chuẩn về trình độ hiểu biết nhất định, người cán bộ còn cần phải có
tiêu chuẩn khác như phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Việc truyền đạt,
giải thích và triển khai thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước là một
7
việc khó khăn, nhưng khó khăn và phức tạp hơn nhiều là nắm chắc được tình
hình, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cũng như phản ánh được
đúng thực chất của tình hình để làm căn cứ cho việc tham mưu, hoạch định
chính sách. Công việc này đòi hỏi người cán bộ, công chức phải đạt tiêu
chuẩn ở mức cao hơn để có thể tổng kết thực tiễn, khái quát, nâng lên thành lý
luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cán bộ ở vị trí có tính chất quyết định. Chính
sách đúng đắn có thể không thu được kết quả nếu cán bộ làm sai, cán bộ yếu
kém. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã đi xa hơn, sâu hơn, chỉ ra cội rễ của vấn
đề một cách vừa cụ thể, vừa có tính chất tổng quát. Người nói: “Khi đã có
chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là nơi cách
tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ
sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”. Muốn tổ chức công việc tốt, phải
có người cán bộ đạt tiêu chuẩn vừa có tài, vừa có đức. Mặt khác cũng phải
biết chọn người nào làm việc gì là thích hợp, nếu không rất có thể hỏng việc
mà không hoàn toàn do cán bộ yếu kém.
Tiêu chuẩn cán bộ là một yếu tố cơ bản để định hướng nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ cách mạng của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác
định tiêu chuẩn của cán bộ cần phải hội tụ hai mặt: đức và tài. Người cán bộ
trước hết cần phải lấy đức làm gốc, đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Người nói: “Người cách mạng phải lấy đạo đức cách mạng làm nền tảng mới
hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Nhưng đức phải gắn với tài.
Bởi vì, có đức mà không có tài là người vô dụng, và có tài mà không có đức
thì sẽ không lãnh đạo được nhân dân”. Người còn nói: “Ngày nay, Đảng yêu
cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về
chuyên môn; không thể lãnh đạo chung chung. Lại phải biết đoàn kết với
những người ngoài Đảng, phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng
tạo của quần chúng lao động, phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động
để có thể nắm được những hiểu biết khoa học kỹ thuật; ra sức đào tạo thật
nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cần thiết cho sản xuất phát triển, chỉ có
8
như thế chúng ta mới xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội”. Hồ Chí Minh yêu
cầu người cán bộ phải có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng. Muốn cho công việc thành công phải có cán bộ tốt. Ở
đây đòi hỏi năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán
bộ. Nói năng lực lãnh đạo của cán bộ, đảng viên thực chất là bàn đến khả
năng tổ chức và vận động quần chúng thực hiện tốt đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Cán bộ không có khả năng này thì không xứng danh là
cán bộ cách mạng, là công bộc của dân. Người lãnh đạo phải luôn luôn nhận
thức được rằng chẳng những lãnh đạo quần chúng mà lại phải hỏi quần
chúng. Bởi vì, “không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm
học trò dân, mới làm được thầy học dân”.
Để trở thành người cán bộ tốt, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến xây
dựng phong cách người cán bộ cách mạng. Đó là, tác phong quần chúng làm
việc có tác phong quần chúng thì việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân
chúng, giải thích cho dân chúng. Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân
chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm thì phải thật
thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không
hợp thì để họ đề nghị sửa chữa, chớ khư khư giữ theo “sáo cũ”. Nhưng, cũng
tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng. Một phẩm chất nữa của người cán
bộ là phải đưa chính trị vào trong nhân dân. Trước kia, “việc gì cũng từ trên
dội xuống. Từ nay thì việc gì cũng phải từ dưới nhoi lên. Làm như thế, chính
sách, cán bộ và nhân dân sẽ nhất trí, mà Đảng ta sẽ phát triển rất mau chóng và
vững vàng”
3. Những thành tựu và hạn chế trong thực tiễn công tác tô chức,
cán bộ của Đảng ta
Trong những năm qua Đảng ta đã, đang tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, cụ
thể hóa các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, trong đó nguyên tắc tập
trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản; xây dựng hệ thống quy chế hoạt
9
động của tổ chức đảng các cấp. Đã tích cực xây dựng hệ thống tổ chức của
Đảng từ trung ương đến cơ sở theo đơn vị hành chính, đơn vị sản xuất hoặc
công tác, ăn khớp với hệ thống tổ chức các cấp của Nhà nước.
Đã tập trung xây dụng và củng cố tổ chức cơ sở đảng, nhờ vậy, đa số tổ
chức cơ sở đảng xứng đáng vai trò nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ
sở. Đã từng bước đa dạng hoá hình thức tổ chức cơ sở đảng phù hợp với quá
trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự đa
dạng hoá lĩnh vực và hình thức hoạt động. Các tổ chức cơ sở đảng đã nhận
thức và thực hiện đầy đủ làm chức năng hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với
chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và các
tầng lớp nhân dân ở cơ sở; khắc phục dần biểu hiện ỷ lại, thiếu chủ động,
buông lỏng vai trò lãnh đạo.
Cùng với việc xây dựng các cơ quan lãnh đạo, đã hết sức quan tâm kiện
toàn, đổi mới tổ chúc và hoạt động của cơ quan kiểm tra, các cơ quan tham
mưu của các cấp ủy, kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng tốt chức năng tham
mưu của bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội;...
Nhiều cấp ủy viên và cán bộ, đảng viên đã được rèn luyện, thử thách,
trưởng thành qua thực tiễn công tác kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa;
trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
đổi mới của Đảng; gương mẫu thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đã gắn đổi mới công tác tổ chức, cán bộ với đổi mới kinh tế - xã hội,
hệ thống chính trị; đấu tranh chống suy thoái biến chất, chống các tệ nạn tham
nhũng, lãng phí, quan liêu.
Bên cạnh những thành tựu trên đây, công tác tổ chức, cán bộ của Đảng
trong thực tiễn cũng còn những yếu kém nhất định.
Nhiều loại hình tổ chức cơ sở đảng còn lúng túng trong hoạt động.
Không ít cơ sở đảng sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo, nội dung
10
sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu, xuê xoa, dĩ hoà vi quý,
thậm chí tê liệt, mất sức chiến đấu.
Những khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ đã tồn tại từ lâu
chậm được khắc phục, nhất là việc giáo dục, rèn luyện cán bộ về tư tưởng,
đạo đức, thực hành dân chủ và chế độ trách nhiệm trong công tác. Tư tưởng
cá nhân, cục bộ, nể nang, né tránh trong công tác cán bộ còn nặng ở không ít
cấp uỷ; chậm khắc phục những biểu hiện mất dân chủ, độc đoán, cơ hội, hẫng
hụt cán bộ ở nhiều lĩnh vực, địa bàn, vị trí trọng yếu.
Tình trạng suy thoái, biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đã ảnh
hưởng lớn đến uy tín, thanh danh của Đảng. Đây thực sự là nguy cơ “tự diễn
biến” không thể coi thường.
4. Những vấn đề đặt ra trong công tác cán bộ của Đảng trong thời
gian qua
Trong công tác cán bộ, Đảng đặc biệt chú ý vận dụng quan điểm đồng
bộ, hệ thống. Đảng cho rằng, đổi mới công tác cán bộ bao gồm nhiều mặt:
Xác định tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, quản lý, chính
sách cán bộ...; trong sử dụng cán bộ, chú ý tính đồng bộ từ bố trí, sắp xếp, đề
bạt đến luân chuyển cán bộ; trong quản lý cán bộ, chú ý cả theo dõi, kiểm tra,
khen thưởng, kỷ luật lẫn giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra đối với cán
bộ; trong đào tạo cán bộ: có đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng thêm; chú ý
đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo; trong quy
hoạch cán bộ, đã chú ý cả số lượng, chất lượng đối với từng loại, từng cấp cán
bộ, quy hoạch theo yêu cầu trước mắt và lâu dài, nhiều người dự bị cho một
chức danh, nhiều chức danh cho một người dự bị,...
Trong khi chú ý tính nhiều mặt như vậy, từ thực tiễn công tác tổ chức,
cán bộ qua gần 25 năm đổi mới lại thấy rõ cần phải nhận thức được đúng vị
trí của từng khâu công tác cán bộ: đánh giá cán bộ là tiền đề; quy hoạch là cơ
sở; đào tạo là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, thường xuyên, lâu dài; luân chuyển
là khâu đột phá; chính sách cán bộ đúng đắn là công cụ quan trọng; quản lý
11
cán bộ một cách khoa học là nhiệm vụ thương xuyên; sử dụng, phát huy cán
bộ là mục tiêu xuyên suốt. Trong hệ vấn đề đã được đổi mới, trong công tác
cán bộ cần lưu ý thêm 2 vấn đề:
Một là, dân chủ hoá công tác cán bộ. “Đảng thống nhất lãnh đạo công
tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ” - đây là vấn đề có tính nguyên tắc.
Song, việc thực hiện nguyên tắc đó lại đòi hỏi phải dân chủ hóa công tác cán
bộ. Giữa bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và dân chủ hoá trên lĩnh vực
công tác cán bộ không mâu thuẫn nhau. Đảng lãnh đạo để dân chủ được phát
huy đúng hướng. Dân chủ hoá công tác cán bộ xuyên suốt tất cả các khâu, các
mối quan hệ, nhưng quan trọng nhất là bầu cử và bổ nhiệm cán bộ. Đã áp
dụng yêu cầu về số dư trong hầu hết các cuộc bầu cử các chức danh. Trong bổ
nhiệm, đã giải quyết tương đối tốt mối quan hệ giữa vai trò quyết định tập thể
cấp ủy với vai trò của người đúng đầu cơ quan, đơn vị; coi trọng quyền của
thủ trưởng trong quyết định cán bộ dưới quyền.
Hai là, đã nhận diện ngày càng rõ hơn sự suy thoái, biến chất trong
Đảng để định hướng công tác tổ chức, cán bộ vào việc khắc phục chúng . Trên
lĩnh vực tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, suy thoái biểu hiện ở phai
nhạt lý tưởng; dao động niềm tin vào nền tảng tư tưởng, vào chủ nghĩa xã hội
và sự lãnh dạo của Đảng; mơ hồ trước âm mưu diễn biến hoà bình" của chủ
nghĩa đế quốc; tham nhũng, lãng phí, quan liêu; cơ hội, thực dụng; chạy theo
chức - quyền - danh - lợi; bè cánh, bao che cho nhau, kèn cựa địa vị, gây mất
đoàn kết nội bộ; dối trá; nói không đi đôi với làm; đạo đức giả, sống buông
thả, sa đoạ, truy lạc. Cá biệt, suy thoái biến chất về tư tưởng chính trị, một số
ít người đã xin ra khỏi Đảng hoặc chống lại Đảng.
- Suy thoái biến chất diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng hơn.
Mỗi lần kiểm điểm sau lại thấy tình trạng suy thoái biến chất so với lần trước
tăng thêm về số lượng, nghiêm trọng hơn về tính chất, phổ biến ở mọi ngành,
mọi cấp; lớn hơn về lượng tiền của nước, của dân bị thất thoát vì tham nhũng,
hối lộ.
12
- Suy thoái, biến chất không chỉ diễn ra có tính chất riêng lẻ ở những
cán bộ, đảng viên riêng lẻ, mà đã trở thành có tính chất tập thể, thậm chí ở cả
một tổ chức Đảng, một cấp uỷ Đảng, thành những đường dây giữa bộ phận
này với bộ phận khác, giữa bên dưới với bên trên cùng ăn cánh với nhau để
tham ô, lãng phí, để chia chác, để dấu tội, chạy tội, v. v..
- Suy thoái biến chất diễn ra có khi rất trắng trợn, có khi rất tinh vi,
nhưng nói chung ngày càng tinh vi hơn.
Trong khi khẳng định bước tiến quan trọng nêu trên về nhận thức công
tác tổ chức, cán bộ của Đảng, cũng thấy rằng trên những vấn đề này hiện nay
vẫn còn nhiều vấn đề chưa thật rõ. Chẳng hạn, vấn đề “nhất nguyên chế” chức
bí thư và chủ tịch nên áp dụng đến đâu là tốt, vấn để thẩm quyền và mối quan
hệ giữa ban cán sự đảng và đảng uỷ, đảng đoàn một số loại hình tổ chức nhà
nước các cấp; vấn đề đại hội bầu uỷ ban kiểm tra, trực tiếp bầu bí thư cấp uỷ;
việc thống nhất thanh tra nhà nước và cơ quan thanh tra đảng cùng cấp; vấn
đề quyền của thủ trưởng trong việc bổ nhiệm cấp giúp việc và cấp dưới trực
tiếp; làm thế nào để hạn chế, tiến tới xoá bỏ tình trạng chạy chức, chạy quyền,
chạy bằng cấp, chạy tuổi, chạy huân chương...
5. Một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả trong công tác cán bộ
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức, cán bộ của
Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chế hoạt động và
sinh hoạt của tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.
Trong những năm gần đây chúng ta xây dựng và từng bước hoàn thiện
Quy chế làm việc của Đại hội Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư; nhiều cấp uỷ cấp dưới cũng đã xây dựng các quy chế
tương tự. Cần từ thực tiễn vận hành các quy chế đó để tổng kết, rút kinh
nghiệm, tiếp tục hoàn thiện để các quy chế này ngày càng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu hoạt động của Đảng trong điều kiện mới hiện nay.
13
Xây dựng và thực hiện Quy chế. dân chủ trong Đảng, đổi mới sinh hoạt
cấp ủy, đại hội Đảng các cấp cũng là một đòi hỏi bức xúc để nâng cao dân chủ
trong Đảng.
Hai là, thực hiện tốt nguyên tắc dựa vào nhân dân để đẩy mạnh công
tác tổ chức, cán bộ của Đảng. Muốn vậy, cần nhanh chóng triển khai quyết
định của Đại hội X về việc xây dựng quy chế phát huy vai trò giám sát, phản
biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với
công tác xây dựng Đảng, kể cả công tác tổ chức và cán bộ.
Ba là, thực hiện các biện pháp đồng bộ củng cố tổ chức cơ sở đảng, chú
trọng những địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, các đảng bộ, chi bộ yếu
kém; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, đề cao tự phê bình và phê bình
trong sinh hoạt chi bộ; kiện toàn đội ngũ cấp uỷ, bí thư chi bộ; bồi dưỡng, tạo
nguồn, thực hiện chính sách, từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công
chức cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đi đôi với việc đề cao
trách nhiệm quản lý đảng viên của chi bộ, yêu cầu đảng viên có cương vị càng
cao càng phải gương mẫu chấp hành sự quản lý của chi bộ.
Củng cố tổ chức đảng ở tất cả các cấp, trọng tâm hiện nay là cấp cơ sở.
Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tất cả các loại hình cơ sở; phải phát
triển tổ chức đảng ở địa bàn hiện nay còn trống, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tổ chức nghề nghiệp... Gắn xây dựng
tổ chức cơ sở đảng với xây dựng hệ thống chính trị, với phong trào quần
chúng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Phát triển đảng viên mới trong
công, nông, trí thức,... các khu vực sở hữu, kể cả trong giới chủ doanh nghiệp
tư nhân.
Bốn là, tiếp tục đổi mới nhận thức về vai trò của dân trong công tác tổ
chức, cán bộ
Công tác tổ chức, cán bộ của Đảng không có mục tiêu tự thân, mà
nhằm làm cho Đảng hoàn thành tốt làm chức trách được nhân dân giao phó,
thực hiện tốt hẻm quyền lực do nhân dân ủy quyền.
14
Lâu nay chúng ta mới chỉ nói tới nhân dân uỷ quyền cho Nhà nước thực
hiện một số quyền của mình mà từng người dân chưa trực tiếp thực hiện
được. Xuất phát từ nhận thức mới về vai trò của dân đối với Đảng, đã đến lúc
phải khẳng định rằng, tự nó, Đảng không có quyền, mọi quyền lực mà Đảng
có được là do nhân dân uỷ quyền cho Đảng. Đó là quyền lãnh đạo Nhà nước,
lãnh đạo nhân dân tiến hành những cải biến căn bản trong đời sống xã hội
nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đảng thực hiện quyền lãnh đạo
do lân uỷ quyền cho Đảng rằng việc Đảng thay mặt dân đưa ra Cương lĩnh,
đường lối...cho sự phát triển đất nước; lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá các vấn
đề đó thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch... và lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo
nhân dân thực hiện các quyết định đó cuả Nhà nước. Để cho sự uỷ quyền đó
không dẫn tới dân mất quyền, dân phải có quyền kiểm tra, giám sát việc Đảng
thực hiện quyền của dân. Việc triển khai xây dựng và thực hiện quy chế giám
sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với công tác xây dựng Đảng, kể cả công tác tổ chức,
cán bộ như Đại hội X nêu ra chính là phương thức để dân kiểm tra hoạt động
của Đảng, bảo đảm Đảng không thoán quyền của dân, cán bộ thực sự là đầy
tớ của dân.
Năm là, đẩy mạnh dân chủ hoá, công khai hoá trong công tác cán bộ.
Việc dân chủ hoá, công khai hoá này phải được thể hiện ở tất cả các khâu của
công tác cán bộ, từ tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân
chuyển, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ đến giám sát
cán bộ sau bầu cử, bổ nhiệm. Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người
đứng đầu và các thành viên trong tập thể lãnh đạo cơ quan sử dụng cán bộ và
cơ quan tham mưu trong công tác cán bộ.
Sáu là, kiên quyết khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy
chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương"
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XI nhấn mạnh sự cần thiết phải:
“có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ,
15
chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”. Nếu được Đại hội XI chấp
nhận, thì đây là lần đầu tiên ở tầm Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng, Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những căn bệnh có tác động hết sức trầm
trọng, nặng nề tới năng lực lãnh đạo và năng lực chiến đấu của Đảng, có tác
động vô cùng tiêu cực tới việc củng cố niềm tin của nhân dân vào đội tiên phong
cách mạng, nếu không khắc phục, có thể đưa sự nghiệp tới tiêu vong.
Muốn khắc phục căn bệnh trên, cần tiếp tục đổi mới nhận thức về hệ
tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta
theo nguyên tắc đánh giá và sử dụng cán bộ phải căn cứ vào năng lực hoàn
thành nhiệm vụ được giao; đổi mới hệ thống chính sách cán bộ theo hướng
giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa chính sách đối với cán bộ lãnh đạo, quản
lý và chính sách đối với những người có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi tương
dương; xoá bỏ tình trạng “tiến thân bằng lãnh đạo, quản lý” là con đường độc
đạo đối với đại đa số cán bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách công
tác theo hướng tổng kết hợp hài hoà giữa dân chủ và quyết đoán, từ đó, hoàn
thiện thêm một bước cơ chế lựa chọn hiền tài trong lãnh đạo, quản lý; nâng cao
văn hoá lãnh đạo để hạn chế tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp...
Một số kiến nghị rút ra từ thực trạng và yêu cầu công tác tổ chức,
cán bộ trong giai đoạn hiện nay
- Dành sự quan tâm đúng múc hơn cho việc đổi mới công tác tổ chức,
cán bộ đối với ngay cơ quan cấp cao của Đảng, Nhà nước
Lâu nay chúng ta dành chú ý đặc biệt cho cấp cơ sở cả về tổ chức đảng
lẫn cán bộ. Điều đó không sai. Bởi lẽ, đây là nơi trực tiếp nhất trong việc tổ
chức thực hiện đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; uy tín của Đảng được nhân dân thấy rõ qua vai trò trực tiếp của tổ
chức cơ sở đảng, của đảng viên ở cơ sở. Song, như trên đây đã trình bày, cán
bộ cấp cao, cấp uỷ ở cấp cao có vai trò cực kỳ quan trọng về nội dung lãnh
đạo của Đảng, về tác động lan toả, về phạm vi bao quát của sự lãnh dạo đó.
Sự đúng sai của cấp này cả về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống lẫn năng
16
lực lãnh đạo ảnh hưởng hết sức lớn tới toàn bộ sự nghiệp. Ngày nay phương
tiện thông tin đại chúng hiện đại cho phép người dân nắm bắt nhanh, nhạy
mọi hành vi của cấp cao, nên ảnh hưởng của cấp này càng rộng và nhanh.
Dân trí ngày một phát triển, họ đủ trình độ phân biệt sự đúng sai của cấp cơ
sở và sự đúng sai của cấp trên cơ sở, biết được ở cấp nào là quan trọng nhất.
Từ cách đặt vấn đề như vậy, trong khi khẳng định tầm quan trọng của
việc tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện và thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở, cũng cần nhấn mạnh sự bức xúc của việc xây dựng Quy chế dân chủ
trong Đảng, Quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan cấp cao của
Đảng và Nhà nước. Trong công tác cán bộ, trong khi cần nhấn mạnh vai trò
nền tảng của cán bộ cơ sở, cũng cần khẳng định vai trò quyết định của việc
xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược, cấp cao của Đảng và Nhà nước.
- Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giũa lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ
trách, nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu công tác tổ chức, cán bộ
Trong cơ chế kinh tế ở thời kỳ trước đổi mới, do tuyệt đối hoá sở hữu
chung đã dẫn tới tình trạng “cha chung không ai khóc”; trong công tác cán bộ,
cả trước đây và hiện nay chúng ta vẫn khẳng định vai trò quyết định của tập
thể cấp uỷ dẫn tới tình trạng nếu đề bạt sai, bổ nhiệm sai thì không có cá nhân
nào chịu trách nhiệm cụ thể. Trên vấn đề này, cần nêu cao hơn nữa trách
nhiệm của những người giới thiệu, người đề cử để cấp uỷ xem xét. Trách
nhiệm này kéo dài trong suốt thời gian cán bộ được giới thiệu và được cấp uỷ
chấp nhận đề nghị đề bạt, bổ nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao ở lần bổ
nhiệm, đề bạt đó. Nếu có sai phạm mà nguyên nhân là do giới thiệu nhầm, cán
bộ giới thiệu phải chịu trách nhiệm. Về cấp giúp việc thủ trưởng và cấp dưới,
nên để thủ trưởng lựa chọn, cấp uỷ cho ý kiến. Như thế, người giúp việc thủ
trưởng (cấp phó) và cấp dưới sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trưởng,
trước cấp trên; sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm trên cơ sở nhiệm vụ được
phân công giữa cấp trưởng và cấp phó sẽ tốt hơn. Kiện toàn và nâng cao chất
17
lượng các cơ quan tham mưu giúp cấp ủy có cơ sở đưa ra quyết định đúng đắn
về tổ chức, cán bộ.
- Nghiên cứu lại hệ tiêu chí định lượng các đặc trưng định tính của cán
bộ để cất nhắc, đề bạt theo hướng coi trọng thực chất. không rơi vào chủ
nghĩa hình thức thiên về bằng cấp, lứa tuổi...; đặc biệt chú trọng năng lực tự
vươn lên qua thực tiễn của cán bộ và dự báo sự phát triển hơn nữa của họ để
đề bạt, bổ nhiệm.
- Xây dựng và thực hiện văn hoá tự chỉ trích, nhận lỗi và từ chúc, xem
đó là việc tất yếu và bình thường của một chính đảng cách mạng, của người
cách mạng vì lợi ích tối cao của Tổ quốc và nhân dân. Năm 1956, Đảng xin
lỗi nhân dân vì sai lầm trong cải cách ruộng đất và một cán bộ cấp cao của
Đảng đã nhận một cương vị khác, thấp hơn. Năm 1986 Đảng đã thẳng thắn
thừa nhận yếu kém, sai lầm của mình trong xây dựng kinh tế, giải quyết các
vấn đề xã hội trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như
trên phạm vi cả nước trước đó. Những việc làm đó càng củng cố niềm tin của
nhân dân vào Đảng ta, nói lên tinh thần trách nhiệm rất cao của Đảng trước
nhân dân, trước dân tộc, nhờ vậy, Đảng mạnh lên.
- Tại Đại hội XI khi kiểm điểm việc thực hiện các quyết định của Đại
hội X, nên dành thời gian thích đáng cho vấn đề xây dựng quy chế giám sát,
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội và nhân dân đối với hoạt động của Đảng, kể cả công tác tổ chức và cán
bộ. Là đảng cầm quyền, có bốn việc quan trọng nhất mà Đảng ta phải làm:
Một là hoạch định cho được một đường lối đúng đắn; hai là, xây dựng và phát
huy cho được một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; ba là, tạo lập
được một đội ngũ cán bộ cầm quyền mạnh về cả phẩm chất lẫn năng lực; bốn
là, phát huy cho được sức mạnh của toàn dân tộc để hiện thực hoá các quyết
định đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Công tác tổ chức, cán bộ liên quan tới cả
bốn nhiệm vụ quan trọng đó. Cho nên, đây là vấn đề của mọi vấn đề Việc giải
quyết có hiệu quả vấn đề này trở thành trung điểm củng cố vị trí cầm quyền
18
của Đảng. Song, đây cũng là vấn đề khó. Một số điều nêu ra trên đây chỉ là
những suy nghĩ ban đầu trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành quả đã
có trong nhiều công trình khoa học khác để bạn đọc tham khảo. Còn phải tiếp
tục đào sâu mới hy vọng mang lại hữu ích nào đó cho Đảng và nhân dân ta
trong giai đoạn hiện nay.
19
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ luôn giữ vai trò,
vị trí trọng yếu, cấp thiết, là “cái gốc” và “công việc gốc” của Đảng qua các
thời kỳ cách mạng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay khi mà đội ngũ cán bộ
nước ta có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt, cùng với đó Đảng và
Nhà nước đã thường xuyên thể chế hóa, cụ thể hóa nhiều chủ trương, quan
điểm, giải pháp lớn về công tác cán bộ đề ra trong chiến lược cán bộ... Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì công tác cán bộ và đội ngũ cán
bộ hiện nay vẫn còn bộc lộ một số mặt yếu kém như: chính sách, môi trường
làm việc của cán bộ chưa tạo động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy
năng lực, sự cống hiến của cán bộ, thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ
đầu ngành, cán bộ có trình độ cao, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề
phức tạp nảy sinh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ...
Chính vì vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thường xuyên tiến hành
đổi mới công tác cán bộ, phải “xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị
vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục,
vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ
mới”. Điều này thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng ta trong công tác cán bộ
và để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đó của Đảng, đòi hỏi chúng ta
phải không ngừng nghiên cứu học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm, tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, đây là
kho tàng lý luận vô cùng quý báu đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngang
tầm thời đại, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng hiện nay.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Nguyễn Phú Trọng
và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Bùi Đình Phong, Nxb
Lao động, Hà Nội, 2002.
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Thang Văn
Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2005.
3. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức nhà nước ở nước ta",
Nguyễn Văn Tâm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1997.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam, Trần Nghị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
5. Hoàn thiện pháp luật về công chức hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện
nay, Phạm Minh Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003.
6. Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.5. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành
Trung ương Khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009
21