Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tác phẩm kinh điển lý luận về chuyên chính vô sản trong tác phẩm “ nhà nước và cách mạng” và ý nghĩa của nó với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.87 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà tư tưởng tiến bộ của xã hội loài người đã
gắng sức một cách khó nhọc nhằm giải quyết vấn đề thủ tiêu sự bất bình đẳng
trong xã hội. Mỗi một giai đoạn lịch sử của xã hội, các nhà tư tưởng đều để lại
những học thuyết, những dấu vết nào đó của những tìm tòi lý luận trong lĩnh vực
tư tưởng xã hội.
Ngay từ thời cổ Hy Lạp con người đã được coi là châu báu của vũ trụ,
con người là đẹp nhất. Tiếp đó các đại biểu kiệt xuất của thời kỳ phục hưng đã
tìm con đường giải phóng con người thoát khỏi sự áp bức kìm kẹp của chế độ
phong kiến đưa lại cho con người quyền sống, quyền được làm con người tự do.
Đến cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, những học thuyết của các nhà xã hội
chủ nghĩa không tưởng vĩ đại như: Xanh Simông, Phuriê, Ô oen...đã mở rộng ra
rất nhiều những giới hạn của các quan niệm không tưởng trước kia. Tuy nhiên,
không một ai trong số những đại biểu của trào lưu này có thể phát hiện được
những quy luật phát triển xã hội thực sự, mặc dù họ đã nêu lên những giả thuyết
sâu sắc về chế độ xã hội tương lai và đã phê phán xã hội tư bản một cách dũng
cảm và thẳng tay.
Chỉ đến những năm đầu thế kỷ XIX, từ những thành tựu khoa học của nhân
loại, từ thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân, Mác - Ăngghen mới tìm thấy
chìa khoá để mở cánh cửa giải phóng con người là giai cấp công nhân phải giành
lấy chính quyền, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng nó vẫn ở một góc
độ, khía cạnh nhất định và chưa được hoàn thiện. Nó chỉ được hoàn thiện và trớ
thành thực tiễn khi V.I.Lênin xây dựng những hệ thống quan điểm, tư tưởng về
nhà nước xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước đó, đưa nó trở thành thực tiễn ở
nước Nga - Xôviết. Đây chính là công lao to lớn, vĩ đại của Lênin.
Trước sự khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa và sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, nhiều người đã biểu lộ sự dao động và hoài
nghi về một nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bọn
chủ nghĩa cơ hội và xét lại cùng các thế lực phản động chống cộng được dịp tấn
công một cách điên cuồng và quyết liệt vào chủ nghĩa xã hội, phủ định sứ mệnh



1


lịch sử của giai cấp công nhân, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Và
ở Việt Nam cũng vậy, cũng không nằm ngoài mưu đồ đó của bọn chúng.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân cả
nước tiếp tục làm nên những kỳ tích mới. Trong sự nghiệp xây dựng nhà nước xã
hội chủ nghĩa thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng trở nên quan
trọng và có ý nghĩa quyết định tới sự thành công và chiểu hướng phát triển của
đất nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là điều kiện để phát huy tính sáng tạo và
quyền dân chủ của mỗi con người, là điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy,
vấn đề nhà nước xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước đó được đặt ra một cách
cấp thiết cần phải được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.
Vì lẽ đó, trong tiểu luận của mình, tôi dã lựa chọn đề tài: “Lý luận về
chuyên chính vô sản trong tác phẩm “ Nhà nước và cách mạng” và ý nghĩa
của nó với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.”
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong hệ thống các tác phẩm đồ sộ của V.I.Lênin để lại cho chúng ta thì đã
có rất nhiều tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản về xây dựng một xã hội tốt
đẹp, đặc biệt là vấn đề xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đây là một vấn để
lớn nhưng với điều kiện và thời gian và tài liệu hạn hẹp cùng với vấn đề mang
tính lịch sử sâu sắc. Nên trong phạm vi một tiểu luận, tôi chỉ đi vào nghiên cứu tư
tưởng về nhà nước xã hội chủ nghĩa được Lênin trình bày trong tác phẩm thuộc
phạm vi môn học Tác phẩm kinh điển. Đó là tác phẩm: Nhà nước và cách mạng,
Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1976.
3. Tình hình nghiên cứu
Là phạm trù trung tâm của chủ nghĩa xã hội khoa học, do vậy vấn đề nhà
nước xã hội chủ nghĩa đã thu hút được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và phân

tích, giới thiệu trong các tác phẩm đã được in thành sách hay đăng trên các tạp
chí… Nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu đề cập đến vấn đề
này ở nhiều phương diện khác nhau, song tất cả chỉ mới thu được những thành
công nhất định. Mặc dù vậy tôi vẫn muốn chọn đề tài này làm tiểu luận, để khai

2


thác sâu hơn khía cạnh của vấn đề và hy vọng sẽ tìm ra những nét mới trong nội
dung tư tưởng của Lênin về chuyên chính vô sản.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của tôi là tìm hiểu và làm rõ những nội dung tư
tưởng về nhà nước xã hội chủ nghĩa được Lênin trình bày trong các tác phẩm của
mình và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta trong quá trình xây dựng nhà nước
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để đạt được mục đích đó, tiểu luận phải có những nhiệm vụ làm rõ những
vấn đề sau:
- Lý luận chung về nhà nước và nhà nước chuyên chính vô sản của chủ
nghĩa Mac Lenin
- Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời sử dụng các phương pháp như: logic, lịch
sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu…
6. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liêu tham khảo, tiểu luận có
kết cấu gồm 3 phần:
Chương 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm
Chương 2. Nội dung lý luận chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác Lenin

trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng
Chương 3. Ý nghĩa của lý luận chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác
Lenin với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay.

3


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1

. Tiểu sử của Lênin

V.I. Lê-nin (1870-1924), tên thật là Vladimir Ilits Ulianov (Le-nin), các bí
danh đã dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác.
Năm 1887 V.I. Lê-nin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học
được nhận Huy chương vàng. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V.I.
Lê-nin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tham gia phái cách mạng
trong thời gian học đại học. Sau đó bị bắt và đi đày vào cuối năm
1887. Năm 1888 trở lại trường nhưng không học mà tham gia
vào phái Macxit bắt đầu nghiên cứu tư bản và tiếp tục học luật
tại Xanh Petecbua tốt nghiệp loại xuất sắc.
Năm 1892, Lenin thành lập nhóm Macxit đầu tiên và chuyển
hẳn tới Xanh Petecbua ở. Nam 1895, ông bị bắt và bị lưu đày.
Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I. Lê-nin kết thúc. Người lại tập
hợp những người Mác- xít cách mạng thành lập đảng. Chính
quyền Nga hoàng cấm V.I. Lê-nin sống ở Thủ đô và các thành
phố lớn, V.I. Lê-nin phải ra nước ngoài (1900), cùng với
Plekhanov lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luân- đôn tiến
hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.

Nhóm số đông ủng hộ V.I. Lê-nin gọi là những người Bolshevik,
nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị
viện gọi là những người menshevik.
Tháng Tư 1905, tại Đại hội lần thứ III ĐCNXHDC Nga, V.I. Lênin được bầu là chủ tịch Đại hội. Tháng Mười Một 1905, V.I. Lênin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng
Chạp 1907, V.I. Lê-nin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo
vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Tháng Sáu 1912 từ Paris
chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Ngày 16 tháng
Tư V.I. Lê-nin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư

4


thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối
giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với
khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần
thứ VII toàn Nga (Tháng TƯ 1917) của ĐCNXHDC Nga đã nhất trí
thông qua đường lối do V.I. Lê-nin đề ra. Đầu tháng Tám 1917
Đại hội lần thứ VI ĐCNXHDC Nga họp bán công khai ở Petrograd,
V.I. Lê-nin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến
hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy
chính quyền. Trong thời gian này, V.I. Lê-nin viết xong cuốn Nhà
nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải
giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang Đầu
Tháng Mười 1917,
Tối ngày 6 Tháng Mười Một 1917, V.I. Lê-nin đến Cung điện
Smolnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7
Tháng Mười một 1917 , toàn thành phố Petersbuorg nằm trong
tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 Tháng Mười Một
1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền
đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới

do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các
Xô Viết toàn Nga lần thứ II V.I. Lê-nin được bầu là Chủ tịch Hội
đồng các Uỷ viên nhân dân. Ngày 11 Tháng Ba 1918 V.I. Lê-nin
cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mát xcơ
va, V.I. Lê-nin đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu
tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can
thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng
trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở nước Nga. V.I. Lê-nin thi hành chính sách đối ngoại Xô
Viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các
quốc gia có chế độ xã hội khác nhau.
Ngày 30 Tháng Tám 1918, V.I. Lê-nin bị ám sát và bị thương
nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V.I. Lê-nin là người

5


sáng lập Quốc tế Cộng sản (1919). Tháng Ba năm 1919, Đại hội
lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới
của Đảng, V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo
Cương lĩnh. Thời gian này, V.I. Lê-nin soạn thảo xong kế hoạch
xây dựng chủ nghĩa xã hội là người sáng lập ra Kế hoạch điện
khí hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế
(NEP). Năm 1921 chính sách NEP của V.I. Lê-nin được thông qua
tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga. Năm 1922 V.I. Lê-nin
ốm nặng. Ngày 21 tháng 4 năm 1924 ,V.I.Lênin qua đời tại làng
Gorki, Maxcơva.

6



1.2. Khái quát về tác phẩm “ Nhà nước và cách mạng”
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Lênin có nhiều tác phẩm phát triển học thuyết về nhà nước của Mác như:
Tai họa sắp đến và những phương pháp ngăn ngừa tai họa đó; Những người
Bônsêvích sẽ giữ được chính quyền hay không?; Nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xô viết; cách mạng vô sản và tên phản bội Causky; Bàn về Nhà nước,
Kinh tế chính trị trong thời kỳ chuyên chính vô sản; Thà ít mà tốt; nhưng tác
phẩm Nhà nước và cách mạng là tác phẩm chủ yếu nhất, tiêu biểu nhất. Đây là
toàn bộ lý luận về nhà nước, những quan điểm về một Nhà nước kiểu mới - Nhà
nước vô sản đầu tiên trên thế giới của Lênin.
Tác phẩm này được viết ra trong hoàn cảnh trước ngày nổ ra Cách mạng
Tháng Mười (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1917). Để tránh sự bắt bớ của Chính
phủ lâm thời lúc bấy giờ, Lênin phải ẩn náu trong nhà một người công nhân ở ga
Rađơlít trên biên giới Nga - Phần Lan, về sau lại ẩn náu trong túp lều tranh phía
sau hồ Rađơlít để hoạt động và viết tác phẩm này.
Sống trong hoàn cảnh bí mật, Lênin không một phút nào ngừng hoạt động
cách mạng, Người vẫn giữ mối liên hệ với Trung ương Đảng. Thời gian ở đây,
Lênin viết thêm 60 bài báo, sách và thư từ. Trong số đó có tác phẩm Nhà nước và
cách mạng nổi tiếng, nó được viết ra như có sự hối thúc của thời cuộc, như dành
riêng cho giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền.
Trong tác phẩm này, Lênin không những đã khôi phục được quan điểm của
Mác và Ăngghen về nhà nước mà còn phát triển một bước học thuyết của chủ
nghĩa Mác về nhà nước và chuyên chính vô sản. Sau đó không lâu, Lênin có ý
muốn viết tiếp phần thứ hai của tác phẩm này - một bài tổng kết những kinh
nghiệm của cuộc Cách mạng Nga năm 1905 và năm 1917; tổng hợp lại những
kinh nghiệm mới của chính quyền Xô viết để tiếp tục phát huy và làm phong phú
thêm học thuyết về nhà nước của mình. Rất tiếc, Lênin chưa kịp làm công việc
đó thì Người đã từ trần. Đây là một thiệt thòi lớn cho nhân loại, cho những nước
đi theo con đường của Lênin.

Vì sao trong hoàn cảnh căng thẳng như vậy mà Lênin vẫn quyết định viết
tác phẩm Nhà nước và cách mạng ?

7


Có ba lý do:
Một là, trong lời tựa lần xuất bản thứ nhất tác phẩm này, Lênin cũng đã chỉ
rõ: “Hiện nay, vấn đề nhà nước có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt về phương
diện lý luận cũng như về phương diện chính trị - thực tiễn”.
Theo Lênin, vấn đề Nhà nước bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc
cách mạng. Đúng như Mác đã tổng kết cuộc cách mạng Pháp 1848 - 1851 trong
tác phẩm Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapác đã viết: Các chính
Đảng lần lượt nối gót nhau đấu tranh giành chính quyền, đều coi việc đoạt lấy tòa
lâu đài Nhà nước đồ sộ kia là chiến lợi phẩm chủ yếu của kẻ chiến thắng.
- Khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì sức mạnh của đảng được
thực hiện thông qua nhà nước, đảng sẽ lãnh đạo được toàn xã hội.
- Lênin dự đoán được cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga
nhất định sẽ thành công, chính quyền Xô viết sẽ về tay công nông. Để giúp giai
cấp vô sản hiểu về nhà nước, biết cách quản lý nhà nước của mình, Người viết
tác phẩm Nhà nước và cách mạng.
Hai là, trong thời điểm này (1917), chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa - chủ nghĩa tư bản phân chia thị trường, xâm chiếm lãnh
thổ thuộc địa và chính chủ nghĩa đế quốc đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư
bản căng thẳng và sâu sắc cực độ. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nổ
ra hòng phân chia thế giới và dập tắt phong trào cách mạng của công nhân các
nước, nhưng kết quả thì ngược lại. Cuộc chiến tranh này đã tập trung tất cả mâu
thuẫn của chủ nghĩa tư bản đã làm tăng nhanh và sâu sắc thêm quá trình biến chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (chủ nghĩa tư bản lũng đoạn) thành chủ nghĩa tư
bản lũng đoạn nhà nước (chủ nghĩa đế quốc). Đồng thời đẩy nhanh thêm những

tai họa chưa từng có và làm tăng thêm tinh thần cách mạng của nhân dân.
Kết quả là đẩy cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thêm nhanh
và thuận lợi:
- Phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển rầm rộ.
- Thời cơ giai cấp vô sản giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản đã
chín muồi.
- Vấn đề giai cấp vô sản và quan hệ đối với nhà nước được đặt ra.

8


- Việc giai cấp vô sản trực tiếp tổ chức vũ trang và cuộc cách mạng vô sản
giành chính quyền bằng bạo lực đã trở thành vấn đề hành động thực tế trước mắt.
Lênin khẳng định: Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách mạng vô sản.
Vì vậy, vấn đề nhà nước được đặt ra một cách cấp bách. Tác phẩm Nhà nước và
cách mạng chính là sự chuẩn bị lý luận về nhà nước và cách mạng cho giai cấp
vô sản giành chính quyền và nắm lấy chính quyền, là cương lĩnh xây dựng nhà
nước của giai cấp vô sản, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp vô sản và quần
chúng cách mạng Nga, làm cho những hoạt động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ
đạo lý luận mácxít.
Ba là, viết Nhà nước và cách mạng, Lênin muốn đập tan luận điệu của bọn
cơ hội ở Quốc tế II (điển hình là Bécstanh và Causky), mưu toan chống lại những
nguyên lý về nhà nước của Mác, chống lại việc xây dựng phương pháp cách
mạng để thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản. Bọn cơ hội, xét lại ở
Quốc tế II ra sức bảo vệ lý luận phát triển, bảo vệ hòa bình để chuyển từ chủ
nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội. Còn bọn vô chính phủ thì tìm cách chống lại
bất kỳ một nhà nước nào, kể cả nhà nước chuyên chính vô sản.
Trước tình hình đó, Lênin cho rằng, nếu không đấu tranh kiên quyết chống
những thiên biến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề nhà nước thì không thể đấu tranh
giải phóng quần chúng cần lao khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản nói chung.

Những ý tưởng đó đã thúc giục Người bắt tay viết Nhà nước và cách mạng.
Vì sao Lênin lấy tên tác phẩm là Nhà nước và cách mạng?
Tên tác phẩm Nhà nước và cách mạng nói lên rằng, để có một nhà nước vô
sản - nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
do họ làm chủ - thì chỉ có một con đường là dùng bạo lực cách mạng, mọi
phương pháp khác đều là cải lương cơ hội.
Vấn đề nhà nước của Lênin gắn liền với phương pháp bạo lực cách mạng.

9


1.2.2. Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm Nhà nước và cách
mạng
Tác phẩm Nhà nước và cách mạng chia làm 6 chương, nội dung rất phong
phú, được trình bày một cách hệ thống và sâu sắc.
Trong tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng" gồm có 6 chương, chương thứ 7
Lênin mới viết bản thảo với tựa đề "Kinh nghiệm của cuộc cách mạng Nga 1905 1907" và trong lời cho xuất bản lần thứ nhất Lênin đã nói rõ lý dolý do không hoàn
thành dự định này là do phải tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng giành
chính quyền hồi đêm trước của cuộc cách mạng tháng 10 Nga. Nhưng chính Lênin
bình luận rằng như thế chỉ có thể là đáng mừng thôi vì làm ra "kinh nghiệm của
cách mạng" vẫn thích thú hơn và bổ ích hơn là viết về kinh nghiệm đó .
Nội dung chủ yếu của tác phẩm thể hiện tập trung trong 6 chương với 25
tiết. Về mặt kết cấu, đây là một tác phẩm có kết cấu hoàn chỉnh, độc lập.
Chương I, Lênintập trung phân tích về xã hội có giai cấp và Nhà nước. Đây
là chương quan trọng thể hiện một cách đầy đủ lý luận của chủ nghĩa Mác Lêninvề Nhà nước, ở chương này, Lênin đã trình bày và phân tích rất sâu sắc
những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng
của Nhà nước.
Ba chương tiếp theo của tác phẩm tập trung bàn về Nhà nước và cách mạng
từ kinh nghiệm đấu tranh cách mạng những năm 1848 - 1851 (Chương II), kinh
nghiệm Công xã Pari 1817 (Chương III), những giải thích của Ăngghen (Chương

IV), ở những chương này, bằng phương pháp lịch sử và phân tíc lịch sử Lênin đã
chỉ rõ cách thức mà Mác và Ăngghen tổng hợp kinh nghiệm của các cuộc cách
mạng trong những năm 1848 - 1851, đặc biệt làCông xã Pari để từ đó phát triển
những tư tưởng của hai ông về Nhà nước, về chuyên chính vô sản.
Chương V - Lênin tập trung phân tích những cơ sở kinh tế của Nhà nước tự
tiêu vong. Lý luận về chuyên chính vô sản, về hai giai đoạn của hình thái kinh tế
cộng sản chủ nghĩa cũng được Lênin phân tích rất cụ thể và sâu sắc ở chương
này. Vì vậy, đây cũng là chương quan trọng chứa đựng nhiều luận điểm cơ bản và
mẫu mực.

10


Chương VI - Lênin đã vạch rõ bọn theo chủ nghĩa cơ hội đã tầm thường hóa
chủ nghĩa Mácnhư thế nào qua những cuộc luận chiến của chính các đại biểu,
phe phái này với nhau. Luận điểm của Plê-kha-nốp chống bọn vô Chính phủ,
luận điểm của Cau-xky chống bọn cơ hội chủ nghĩa và luận chiến của Cau-xky
chống Pan-nê-cúc.

11


CHƯƠNG II.
NỘI DUNG LÝ LUẬN CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN TRONG
TÁC PHẨM “ NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG”
2.1.

Khái niệm chuyên chính vô sản

Khi nghiên cứu về nguồn gốc của Nhà nước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa

Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến.
Nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài phát triển đến một mức độ nhất định và tiêu
vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi. Cũng theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin thì chế độ cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh
tế - xã hội đầu tiên của xã hội loài người, trong đó không tồn tại giai cấp chính vì
vậy Nhà nước chưa xuất hiện. Nhưng chính những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà
nước lại bắt nguồn từ xã hội đó. Cho nên, việc nghiên cứu về xã hội cộng sản
nguyên thủy sẽ là cơ sở để giải thích nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước.
Chuyên chính vô sản là nội dung cơ bản của cách mạng vô sản, học thuyết
chuyên chính vô sản là học thuyết chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thừa
nhận hay không thừa nhận chuyên chính vô sản là ranh giới phân biệt giữa chú
nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa cơ hội tả hoặc hữu.
Lênin đã kế thừa và phát triển một cách xuất sắc học thuyết của Mác Ăngghen về chuyên chính vô sản. Nhà nước và cách mạng là tác phẩm thể hiện
xuất sắc về học thuyết này.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa( chuyên chính vô sản) là Nhà nước “thể hiện lợi
ích và ý chí của toàn thể nhân dân và là công cụ xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Nhà nước đã ra đời do việc xã hội phân hoá thành các giai cấp và do giai cấp
thống trị cần khuất phục quần chúng nhân dân. Nó là sản phẩm và là biểu hiện
của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Chức năng cơ bản của
Nhà nước đó trước đây là trấn áp và hiện nay ở các nước tư bản chủ nghĩa vẫn là
đàn áp. Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, bộ máy Nhà nước bóc lột bị
phá hủy và thay thế bởi Nhà nước chuyên chính vô sản. Nhà nước toàn dân ra đời

12


trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển và đóng vai trò kế tục Nhà nước
chuyên chính vô sản sau khi Nhà nước này đã hoàn thành những nhiệm vụ lịch
sử của mình và xã hội đã bước vào xây dựng chủ nghĩa cộng sản”1

2.2.

Nguồn gốc của chuyên chính vô sản

Học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác có một lịch sử lâu dài
và phong phú. Từ 1848, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác – Ăngghen
nêu rõ tư tưởng của chuyên chính vô sản là: Giai cấp vô sản phải giành quyền
thống trị và chính trị . Sau khi trải qua cách mạng Pháp 1848 - 185l, Mác rút ra
kết luận quan trọng là: nếu không dùng bạo lực đập tan bộ máy nhà nước của giai
cấp tư sản thì cách mạng vô sản không thể thắng lợi, chính quyền của giai cấp vô
sản cũng không thể dựng lên được. Sau Công xã Pari 1871, Mác đặt ra vấn đề là:
giai cấp vô sản sau khi đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thì thay vào bằng hình
thức nhà nước nào?
Năm 1875, trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, đã trình bày rõ một
số vấn đề hết sức quan trọng về nhà nước và chuyên chính vô sản trong thời kỳ
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Đến thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản thì học thuyết chuyên
chính vô sản của chủ nghĩa Mác đã bước sang một giai đoạn mới, Lênin không
những khôi phục học thuyết của Mác - Ăngghen, đập tan mọi sự xuyên tạc của
mọi chủ nghĩa cơ hội đối với học thuyết này đồng thời phát triển nó, đề ra và giải
quyết một số vấn đề mới quan trọng.
Trong bức thư gửi Vâyđơmaye ngày 5 tháng 3 năm 1852, Mác cho rằng,
điều mới mẻ mà Mác đã làm và đã chứng minh là:
- Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định
của sự phát triển sản xuất.
- Đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản.
- Bản thân sự chuyên chính chỉ là bước quá độ tiến lên xóa bỏ mọi giai cấp
và tiến lên một xã hội không có giai cấp.
Đối với luận điểm này, trong Nhà nước và cách mạng, Lênin trình bày
rằng: “kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không thôi, thì kẻ đó vẫn chưa

1 Từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học, Nxb Sự thật, Hà nội, 1986, tr.127

13


phải là một người mácxít, chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai
cấp đến việc thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mácxít.” 1
Lênin đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội tả và hữu xuyên tạc chủ
nghĩa Mác về chuyên chính vô sản.
Lênin trình bày sự tất yếu và thực chất của chuyên chính vô sản, phát triển
và làm phong phú thêm nguyên lý đó bằng những kinh nghiệm cách mạng mới:
- Phát triển thêm một bước về tính chất của chuyên chính vô sản: Chuyên
chính vô sản là công cụ của cách mạng vô sản, là sự thống trị của giai cấp vô sản
đối với giai cấp tư sản. Khối công - nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản là
một chính quyền mà nó không chia sẻ cho ai hết và trực tiếp dựa vào lực lượng
vũ trang của quần chúng.
- Phát triển tư tưởng về đội tiên phong của giai cấp vô sản tức là chính
đảng của giai cấp vô sản: Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo của
chuyên chính vô sản lên chuyên chính vô sản tức là nhà nước của giai cấp vô sản
cần phải có đảng lãnh đạo, đó là một trong những tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Nhà nước và cách mạng.
Lênin chỉ rõ rằng: “Trong cuộc đấu tranh cho chuyên chính vô sản và xây
dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải làm cho đảng có đủ sức làm thầy, làm người dẫn
đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột.
Nếu không có đảng lãnh đạo, thì giai cấp vô sản và tất cả nhân dân lao động
không thể lật đổ giai cấp tư sản, không thể giành được thắng lợi của cách mạng
xã hội chủ nghĩa, không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội.” 2

2.3.


Tính tất yếu của chuyên chính vô sản

Trên cơ sở tổng kết những thực tiễn đấu tranh cách mạng và những phát
hiện khoa học mới về quy luật phát triển khách quan của xã hội, các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác- Lenin đã dựa vào một lý thuyết khoa học về xã hội xã
hội chủ nghĩa với lý tưởng dân chủ, công bằng và n 1hân đạo, chỉ ra con đường và
các biện pháp để tạo lập xã hội đó. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLenin, nhà nước chuyên chính vô sản là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã
1 V.I. Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ Mátxcơva, 1976, T.33, tr. 27
2V.I. Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ Mátxcơva, 1976, T.33, tr. 23
1

14


hội loài người. sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa là
tất yếu phát triển khách quan, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã
hội. sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ tiền đề kinh tế, chính
trị - xã hội đã phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Những tiền đề kinh tế: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kì đầu
của sự phát triển tư bản chủ nghĩa là quan hệ sản xuất tiến bộ so với quan hệ sản
xuất phong kiến, đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản
xuất. nhưng do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thằng dư nên khi chủ nghĩa tư bản
phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì những quan hệ sản xuất đó đã trở
nên mâu thuẫn, không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển đến một
trình độ xã hội hóa cao hơn. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất ngày càng trở nên gay gắt và không thể điều hòa được, đòi hỏi phải có một
lực lượng sản xuất mới phù hợp đó chính là kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. cuộc cách mạng nhằm cải
biến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tất yếu sé dẫn đến sự thay đổi sự thay thế

kiểu nhà nước tư bản bằng kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Những tiền đề chính trị-xã hội: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
quyết định bản chất và đặc điểm của nhà nước tư sản. đến giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa đã xuất hiện chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước; nhà nước trở thành
công cụ trong tay giới tư bản độc quyền. chính vì vậy bản chất của chế độ tư sản
ngày càng biến đổi rõ rệt, nhà nước tư sản ngày càng sử dụng nhiều hơn những
phương pháp phản dân chủ, quan lieu và độc tài nhưng được che đậy dưới hình
thức dân chủ. Điều đó càng làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản trở
nên gay gắt, tạo tiền đề cho cách mạng nổ ra.
Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
cho giai cấp vô sản ngày càng phát triển nhanh về số lượng và nâng cao tính tổ
chức kỷ luật, trở thành giai cấp tiến bộ nhất của xã hội, có sứ mệnh lịch sử lãnh
đạo nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng để lật đổ sự thống trị của giai cấp
tư sản, xóa bỏ nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp mình. Trong
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, Đảng Cộng Sản đã được thành lập để lãnh

15


đạo phong trào cách mạng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi
của cách mạng
Ngoài những yếu tố trên, những yếu tố dân tộc và thời đại cũng tác động
mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động
trong mỗi nước. dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, cùng với những mâu
thuẫn gay gắt giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động với các tầng lớp bóc lột,
cách mạng cũng có thể xảy ra ở những nước có chế độ tư bản chủ nghĩa chưa
phát triển cao hoặc trong những nước dân tộc thuộc địa.
2.4.

Bản chất của chuyên chính vô sản


Bản chất của bất kỳ một Nhà nước nào trong xã hội bao giờ cũng mang bản
chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ như Nhà nước chủ nô, Nhà nước quân
chủ phong kiến, Nhà nước dân chủ tư sản…)
Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Nhà nước chuyên chính vô sản),
do đó trước hết mang bản chất giai cấp công nhân (giai cấp vô sản). nhưng giai
cấp công nhân lại là giai cấp thuộc về nhân dân lao động mà ra, đại biểu phương
thức sản xuất mới, hiện đại và đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động
và dân tộc, do vậy Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công
nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, Lênin cho thấy nhà nước chuyên
chính vô sản là nhà nước nửa nhà nước, nhà nước không hiểu theo nghĩa đen.
Lênin khẳng định nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước kiểu mới, nhà nước
đang tự tiêu vong. Ông nêu rõ những cơ sở kinh tế xã hội để nhà nước tiêu vong.
Từ đó ông cũng lưu ý chỉ có nhà nước chuyên chính vô sản mới tự tiêu vong. Do
đó càng không phủ nhận cách mạng bạo lực vì không có cách mạng bạo lực thì
không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản.
Đề cập đến bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản, Lenin đã nêu ra một
định nghĩa tuyệt hay của Mác trong tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản : Nhà
nước, tức là giai cấp tư sản được tổ chức thành giai cấp thống trị. Điều đó càng
thể hiện bản chất của chuyên chính vô sản đó là sự thống trị của giai cấp vô sản, sự
thống trị này không chia sẻ với ai. Nó trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của
quần chúng để trấn áp bọn bóc lột và xây dựng chế độ mới. “Chỉ có giai cấp vô

16


sản, giai cấp đặc biệt mới lật đổ được sự thống trị của giai cấp tư sản; những điều
kiện sinh hoạt kinh tế của giai cấp vô sản chuẩn bị cho nó tiến hành việc lật đổ ấy,
và làm cho nó có khả năng và lực lượng để thực hiện việc lật đổ ấy.”

Bản chất giai cấp và vai trò xã hội của Nhà nước được thể hiện trực tiếp và
đầy đủ nhất qua các chức năng của Nhà nước. Chức năng Nhà nước là những hoạt
động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước toàn dân, nó mang bản chất của
dân, do dân và vì dân. Được thể hiện cụ thể qua các đặc điểm:
Thứ nhất: nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước. Nhân dân
với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước và thực hiện nó bằng nhiều
hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra
các cơ quan đại diện quyền lực của mình.
Thứ hai: Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một Nhà nước dân chủ dân chủ thực
sự và rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Thứ ba: Nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện tính xã hội rộng rãi.
Thứ tư: Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước thực hiện đường lối đối
ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị.
2.5.

Chức năng của chuyên chính vô sản

Chức năng Nhà nước do bản chất: cơ sở kinh tế - xã hội và nhiệm vụ cơ bản
của Nhà nước quy đinh. Các Nhà nước bóc lột (Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư
sản) có bản chất giống nhau ở chỗ chúng mang tính giai cấp sâu sắc, đều được
xây dựng trên cơ sở kinh tế- xã hội giống nhau là chế độ tư hữu về lực lượng sản
xuất, cùng có nhiệm vụ cơ bản bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột.
Cho nên, các Nhà nước này đều thực hiện những chức năng cơ bản như trong
lĩnh vực đối nội và đối ngoại là bảo vệ và duy trì chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, đàn áp nhân dân lao động về chính trị, tư tưởng, tiến hành chiến tranh xâm
lược nhằm nô dịch các dân tộc khác. Còn Nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp
công nhân lãnh đạo, có bản chất, nhiệm vụ cơ bản và mục tiêu khác với Nhà nước
bóc lột, dựa trên nền tảng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy các chức năng của nó có
nội dung khác với các nhà nước bóc lột, đó là: Tổ chức và quản lý nền kinh tế hàng


17


hoá xã hội chủ nghĩa; tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học, đảm bảo các
quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chức năng tổ
chức. Lênin viết: “Cách mạng tư sản chỉ có một nhiệm vụ là: quét sach, vứt bỏ,
phá huỷ tất cả những ràng buộc của xã hội trước… cách mạng xã hội chủ nghĩa
thì lại ở trong một hoàn cảnh khác hẳn. Một nước lạc hậu mà lại phải- do những
bước ngoắt ngoéo của lịch sử - bắt đầu làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì nước
đó càng gặp khó khăn trong việc chuyển từ những quan hệ cũ, tư bản chủ nghĩa
sang những quan hệ xã hội chủ nghĩa. Ở đây ngoài nhiệm vụ phá hoại, còn có
những nhiệm vụ mới khó khăn chưa từng thấy, đó là nhiệm vụ tổ chức” 1. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, là công cụ của giai cấp vô sản, là
chính quyền của đa số trong xã hội và tiếp theo của toàn thể nhân dân. Điều cơ
bản trong hoạt động của nó không phải là bạo lực - điều đặc trưng cho các kiểu
Nhà nước tồn tại trước đó – mà là tổ chức, thuyết phục và giáo dục quần chúng.
Đương nhiên, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ là công cụ trấn áp chống
lại sự phản kháng của giai cấp tư sản và các thế lực phản động “trấn áp giai cấp
tư sản và đập tan sự phản kháng của nó vẫn là một điều tất yếu” 2 . Nhưng Lênin
đã chỉ ra, nhiệm vụ trọng yếu nhất đặc trưng cho Nhà nước xã hội chủ nghĩa
“Trước hết đó là nhiệm vụ tổ chức trong nước” 3 . Khi nêu ra nhiệm vụ tổ chức,
Lênin đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của việc tổ chức nền sản
xuất, tổ chức nền kinh tế XHCN. Người chỉ ra rằng, cần tổ chức kiểm kê, kiểm
soát các xí nghiệp lớn, biến toàn bộ kinh tế nhà nước thành một cơ cấu kinh tế
hoạt động sao hàng triệu trăm con người đều được chỉ đạo bằng một kế hoạch
duy nhất. Và rằng, “thống kê và kiểm soát, đó là điều chủ yếu cần cho cả việc “tổ
chức” lẫn hoạt động đều đặn của xã hội cộng sản, trong giai đoạn đầu của nó” 4
Chức năng giai cấp của Nhà nước vô sản không chỉ thực hiện có hiệu quả

công tác tổ chức mà còn phải thực hiện tốt công việc xây dựng toàn diện xã hội
mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan sự
1 V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1977, T. 36, tr. 6.
2V.I.Lênin: Toàn tập, sđd, T 33, tr 52
3 V.I.Lênin: Toàn tập, sđd, T36, tr 7,8
4 V.I.Lênin: Toàn tập,sđd, T 33, tr 124.

18


phản kháng của kẻ thù giai cấp chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng nó. Lênin
đã nhấn mạnh bạo lực và sự cần thiết phải thực hiện cưỡng bức như là lý do tồn tại
của nhà nước nhằm chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội chủ nghĩa.
Lênin xem tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo là nhằm cải biến trật tự
chủ nghĩa tư bản và hình thành trật tự chủ nghĩa cộng sản là cái căn bản hơn
trong chức năng của chuyên chính vô sản. Đặt mối tương quan với chức năng tổ
chức - xây dựng, thì chức năng trấn áp chỉ là việc quét sạch các đống rác rưởi
trước khi xây dựng, chứ nó chưa phải là bản thân việc xây dựng.
Lênin xem việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra những
quan hệ kinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
hơn là đập tan của sự phản kháng của tư sản. Nhưng không dừng lại ở việc khẳng
định nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, xây dựng so với nhiệm vụ trấn áp, Lênin còn
làm rõ nội dung, biện pháp của nhiệm vụ đó trên nhiều bình diện khác nhau:
Trong lĩnh vực kinh tế: để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nhà nước vô sản
phải hoàn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản; Phát triển mạnh các lực lượng sản
xuất, củng cố kỷ luật lao động mới, và phải nâng cao năng suất lao động - đây là
nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu sau khi làm xong nhiệm vụ dành được chính
quyền “Trong bất cứ một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai cấp vô
sản đã làm xong nhiệm vụ chính quyền rồi, và trong chừng mực mà nhiệm vụ
tước đoạt những kẻ đi tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của chúng

đã được hoàn thành trên những nét chủ yếu và cơ bản, thì tất nhiên có một nhiệm
vụ căn bản khác được đề lên hàng đầu, đó là: thiết lập một chế độ xã hội cao hơn
chủ nghĩa tư bản , nghĩa là nâng cao năng suất lao động và do đó phải tổ chức lao
động theo một trình độ cao hơn” 5
Lênin nêu lên điều kiện để nâng cao năng suất lao động, trước hết là phải có cơ
sở vật chất của nền đại công nghiệp; phải nâng cao trình độ học vấn và văn hoá quần
chúng nhân dân, đồng thời phải nâng cao tinh thần kỷ luật của những người lao
động, kỹ năng lao động của họ, tính khéo léo của họ…
Trong lĩnh vực xã hội: phải tạo ra quan hệ xã hội mới, tạo ra những tổ chức
lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỷ
5 Sđd T 36, tr 208.

19


thuật tập hợp đông đảo những người lao động: “thuyết phục cho đa số nhân dân thấy
được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình”6

2.6.

Mối quan hệ của chuyên chính vô sản và dân chủ xã hội

chủ nghĩa
Lenin đã làm rõ mối quan hệ giữa chuyên chính vô sản và dân chủ xã hội
chủ nghĩa khi khẳng định nhà nước không phải lực lượng đặc biệt để trấn áp
nhân dân lao động mà đó chính là nhà nước của nhân dân lao động dùng để trấn
áp thiểu số bóc lột và mở rộng dân chủ cho nhân dân trên mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội. Nghĩa là nhà nước và dân chủ có mối liên hệ với nhau. Nhà
nước chuyên chính vô sản và dân chủ vô sản là cao nhất trong lịch sử.
Phê phán những luận điệu của chủ nghĩa cơ hội về vấn đề dân chủ, Lenin đã

làm rõ bản chất của dân chủ tư sản và tính tất yếu phải thay thế nền dân chủ ấy
bằng sự tiêu vong tất yếu, bằng chế độ dân chủ rộng rãi cho tuyệt đại đa số nhân
dân cũng như luận giải cho sự tiêu vong tất yếu của chế độ dân chủ xã hội khi nó
đạt đến sự hoàn mỹ trong chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa.
Lênin đòi hỏi những người cộng sản phải phân biệt sự khác nhau về nguyên
tắc giữa hai giai đoạn đấu tranh vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội, mặc dù giữa
chúng có sự giao kết với nhau. Trên thực tế, mối liên hệ giữa hai giai đoạn đó là
một tiến trình thống nhất và tất yếu: giai đoạn đấu tranh vì dân chủ chuẩn bị cho
giai đoạn đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội là
sự kế tục và hoàn tất giai đoạn đấu tranh vì dân chủ. Lênin chỉ rõ: “Thắng lợi
hoàn toàn của cách mạng hiện tại sẽ đánh dấu bước kết thúc của cách mạng dân
chủ và mở đầu một cuộc đấu tranh kiên quyết cho cách mạng xã hội chủ nghĩa…
Cách mạng dân chủ càng được thực hiện đầy đủ bao nhiêu thì cuộc đấu tranh mới
ấ y càng diễn ra sớm, rộng hơn, rõ rệt và kiên quyết bấy nhiêu”. 1 Theo Lênin, giai
câ vô sản không thể đạt tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội nếu ấp không thực hiện
hoàn toàn và triệt để chế độ dân chủ, nếu không đem những yêu sách dân chủ
được đề ra một cách kiên quyết nhất gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh cách
mạng. Người chỉ rõ: “Không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội bằng cách nào
khác ngoài cách thông qua chuyên chính vô sản, nền chuyên chính này kết hợp
6 Sđd, T 36, tr 228
1 Sđd, T. 33, tr. 96

20


dùng bạo lực để chống lại giai cấp tư sản… với việc làm cho toàn thể quần chúng
nhân dân tham giathực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi công việc của nhà
nước và vào mọi vấn đề phức tạp trong việc thủ tiêu chủ nghĩa tư bản”. Như vậy,
theo Lênin, quần chúng nhân dân chỉ có thể hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
và giải quyết được triệt để những yêu cầu dân chủ chính đáng của mình khi đi theo

con đường dẫn đến chủ nghĩa xã hội do giai cấp vô sản lãnh đạo. Khẳng định mối
liên hệ biện chứng và tất yếu giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội,
Lênin khẳng định: “Không một yêu sách dân chủ nào có thể thực hiện được
một cách ít nhiều rộng rãi và ít nhiều chắc chắn… ngoài cách thông qua những cuộc
chiến đấu cách mạng dưới ngọn cờ chủ nghĩa xã hội”. Từ “biện chứng sinh động của
lịch sử”, Lênin nhận thấy, không một chế độ dân chủ nào có thể đứng ngoài hiện
thực xã hội và việc kết hợp đấu tranh vì dân chủ và đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội
trong các cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo bao giờ cũng là nhiệm vụ
hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Do vậy, “không thể có một chủ
nghĩa xã hội thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn”, và cuộc đấu tranh
vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội là không thể tách rời của một tiến
trình thống nhất đưa cách mạng vô sản tới thắng lợi triệt để.
Từ những luận điểm của Lênin, có thể khẳng định, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội là sự kết hợp hữu cơ mang tính tất yếu, đấu tranh vì dân chủ và đấu tranh vì
chủ nghĩa xã hội là không thể tách rời. Đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội tìm thấy
thuộc tính bản chất và động lực phát triển nội tại của nó ở cuộc đấu tranh vì dân
chủ; đấu tranh vì dân chủ, trên con đường tiến hóa và phát triển của nó, sẽ tìm
thấy khả năng và những điều kiện tốt nhất để thực hiện tiềm năng và sức mạnh
bản chất của mình ở cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội. Vì thế, “chủ nghĩa xã hội
thắng lợi nhất thiết phải thực hiện chế độ dân chủ hoàn toàn”(8). Giai cấp vô sản
và những người cộng sản, sau khi đã giành được chính quyền từ tay giai cấp tư
sản, phải thực hiện ngay chế độ dân chủ r ộng rãi cho quảng đại quần chúng nhân
dân lao động và lấy đó làm động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng xã hội mới –
xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Bởi “không có chế độ dân chủ thì
chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện được theo hai nghĩa sau đây:

21


1.


Giai cấp vô sản không thể hoàn thành được cuộc cách mạng xã hội

chủ nghĩa nếu họ không được chuẩn bị cho cuộc cách mạng đó thông qua cuộc
đấu tranh cho chế độ dân chủ;
2.
Chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ dược thắng lợi của
mình và sẽ không dẫn được nhân loại đi đến chỗ thủ tiêu nhà nước, nếu không
thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ. Kế thừa và phát huy tư tưởng của chủ nghĩa
Mác – Lênin về dân chủ và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn quan niệm chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gắn liền với “dân là gốc”, “dân
là chủ”, “dân làm chủ”. Theo đó, từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là
một bước tiến về chất và đồng thời cũng là một quá trình phấn đấu đầy gian khổ,
khó khăn, trở ngại. Sứ mệnh lịch sử của Đảng cộng sản cầm quyền là lãnh đạo
làm sao để nhân dân làm chủ ngày càng tốt hơn, dân chủ của nhân dân ngày càng
được mở rộng và sâu sắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong công cuộcđổi mới
hiện nay, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau, dân
chủ vừa là mục tiêu vừa trở thành động lực mạnh mẽ của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, và nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công một chủ nghĩa xã hội
thật sự là của dân, do dân, vì dân.

22


CHƯƠNG III
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC LENIN VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY.
3.1.


Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Quốc dân đại
hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước, triệu người như một, nhất tề nổi
dậy với ý chí “dù có hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn,
cũng quyết tâm giành cho được chính quyền trong toàn quốc”.
Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi, tiêu biểu là cuộc
khởi nghĩa ở Hà Nội (ngày 19-8), Huế (ngày 23-8); Sài Gòn (ngày 25-8). Chính
quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân. Vua Bảo Đại xin thoái vị để “được
làm dân tự do của một nước độc lập”.
Ngày 25-8-1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộc
giải phóng do Quốc dân Đại hội Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ lâm
thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong lời tuyên cáo của Chính phủ
ngày 27-8-1945 đã nói rõ: “… Chính phủ lâm thời thật là một Chính phủ quốc
gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể đợi ngày triệu tập được
Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hòa chính thức”.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít tinh của hàng
chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời
trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới:
“Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời” - một kỷ nguyên mới trong lịch sử
phát triển của dân tộc Việt Nam bắt đầu: Kỷ nguyên độc lập - tự do.
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền cả nước thuộc về tay nhân
dân. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước cộng hòa non trẻ đã phải tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cả nước cùng đấu tranh để thực hiện
thống nhất đất nước. Sau khi chiến thắng thực dân Pháp năm 1945, miền Bắc

23



được giải phóng, miền Nam vẫn tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và cả nước
cùng đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước. Với chiến thắng vĩ đại mùa
xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn được thống nhất. Việt Nam bước sang giai
đoạn phát triển mới – giai đoạn cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

3.2.

Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Về bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ là những vấn đề có tính
nguyên tắc cơ bản được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lenin khẳng định.
Chủ nghĩa xã hội tuyệt đối không phải là những tri thức giáo điều, bất di bất dịch
mà là một hệ thống các quan điểm khoa học, cách mạng luôn đòi hỏi phải được
xem xét một cách năng động, sang tạo và luôn cần được đổi mới. vì vậy, nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là một trong những mô hình cụ thể đang
được tìm tòi và đổi mới để tạo ra những bước đi thích hợp cho xã hội Việt Nam.
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện cụ thể của nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
Bản chất bao trùm nhất chi phối mọi lĩnh vực của đời sống Nhà nước Việt
Nam hiện nay từ tổ chức đến hoạt động thực tiễn là tính nhân dân của nhà nước.
điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và các tầng lớp trí thức.”
Bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân được cụ thể bằng những đặc
trưng sau:
 Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc đấu
tranh cách mạng, đã trải qua bao hi sinh gian khổ, đánh đuổi kẻ thù xâm lược,
làm nên cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 và lập nên nhà nước của mình.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là nhà nước do dân mà
nòng cốt là liên minh công nông – trí thức tự tổ chứ và định đoạt quyền nhà
nước. quyền lực nhà nước Việt Nam không phụ thuộc vào 1 cá nhân nào, một
nhóm người nào mà thuộc về toàn thể nhân dân.

24


Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và thực
hiện nó bằng hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thong qua
bấu cử lập ra cơ quan đại diện của mình. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền
lực nhà nước thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nước hoặc trực tiếp đưa ra những kiến nghị của mình với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
 Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ thực sự
rộng rãi:
Lịch sử hình thành và phát triển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có thể nhận thấy rõ trong qua trình hình thành và phát triển của một chế độ
dân chủ mới. những thiết chế nhà nước đầu tiên ra đời dựa trên cơ sở của dân
chủ. Đó là các hình thức quốc dân đại hội để bầu ra chính phủ lâm thời, tổng
tuyển cử để bầu ra đại biểu Quốc hội và Chủ tịch nước những năm đầu tiên sau
khi cách mạng tháng Tám thành công, sự ghi nhận chính thức trong các Hiến
pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992)
Bản chất dân chủ còn thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
tư tưởng, văn hóa, xã hội
 Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước
Việt Nam
Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam luôn coi đại đoàn kết dân tộc là một nguyên tăc cơ bản để thiết lập chế
độ dan chủ, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, đồng thời

là cơ sở để tạo ra sức mạnh của một nhà nước thống nhất.
 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội
rộng rãi
Với mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo đảm bảo công bằng
xã hội, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm đặc biệt và toàn diện tới việc giải quyết
các vấn đề xã hội như: xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, đầu tư cho việc
phòng chống thiên tai, giải quyết các vấn đề bức xức như xóa đói, giảm nghèo,
chống thất nghiệp, chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi.
 Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác, hữu nghị

25


×