Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH SINH HOẠT NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC DÂN SỐ SKSS VTN TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.14 KB, 25 trang )

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA VỀ
GIÁO DỤC DÂN SỐ - SKSS VTN
TRONG CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG TRUNG HỌC


I. Tình hình tổ chức thực hiện mô hình:
1. Cơ sở xây dựng
Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số và SKSS đến năm
2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định: Tiếp tục thực hiện
giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3+; kiểm soát quy mô
dân số ở mức hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình
trạng SKSS, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn lực, đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải thiện chất lượng cuộc
sống của nhân dân.
Đặc biệt, đối với mục tiêu về CSSKSS VTN,TN. Chiến
lược hướng tới triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông,
giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với
từng vùng, từng nhóm đối tượng, chú trọng khu vực khó khăn, đối
tượng khó tiếp cận; mở rộng giáo dục về DS-SKSS, phòng ngừa
HIV, giới và bình đẳng giới, sức khỏe tình dục trong và ngoài nhà
trường.


- Hướng dẫn số 267/TCDS-TTGD ngày 16
tháng 4 năm 2010 của Tổng cục Dân sốKHHGĐ về việc hướng dẫn triển khai
mô hình sinh hoạt ngoại khóa trong nhà
trường




2. Mục tiêu, đối tượng tác động:

Nâng cao hiểu biết, kiến thức và kỹ
năng sống về Dân số, SKSS/ KHHGĐ,
tình dục an toàn, phòng chống HIV/ AIDS,
tảo hôn, kết hôn sớm, bất bình đẳng giới,
… góp phần tạo hành vi đúng đắn, có lợi
về chăm sóc SKSS cho Vị thành niên,
thanh niên trong các trường học trên địa
bàn tỉnh.  


3. Các bước xây dựng và sự phối hợp của các đơn
vị liên quan:

-

Phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh
lựa chọn 15 trường phổ thông trung học
trên địa bàn triển khai mô hình.
Ưu tiên chọn những trường thuộc địa
bàn còn nhiều hạn chế tồn tại về vấn đề
CSSKSS VTN như tình trạng quan hệ
tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý
muốn, phá thai không an toàn, tảo hôn,
kết hôn sớm, mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục và HIV/AIDS,...



- Hướng dẫn các hình thức tổ chức triển khai sinh hoạt
ngoại khóa trong nhà trường như:
+ Xây dựng phòng truyền thông DS/SKSS
+ Hòm thư và bản tin tư vấn
+ Tổ chức tư vấn trực tiếp và tư vấn đồng đẳng.
+ Xem băng hình và giải đáp thắc mắc.
+ Tọa đàm giữa nhà trường với các bậc cha mẹ học
sinh.
+ Giao lưu với các nhà tư vấn và các chuyên gia về
SKSS VTN, tổ chức thi tìm hiểu giao lưu về SKSS...
Các trường tham gia triển khai mô hình sẽ lấy đó làm
căn cứ để xem xét, lựa chọn và tổ chức thực hiện sao
cho hiệu quả và phù hợp nhất với tình hình thực tế
của mỗi trường


4. Cơ chế quản lý và điều phối mô hình:
-

-

Chi cục Dân số- KHHGĐ phối hợp với Sở Giáo
dục Đào tạo xây dựng kế hoạch hoạt động.
Sở Giáo dục Đào tạo lựa chọn các trường
PTHT thực hiện mô hình và hướng dẫn các
thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
Chi cục Dân số- KHHGĐ phối hợp triển khai
các nội dung liên quan, tham gia làm giảng viên
các lớp tập huấn, báo cáo viên tại các buổi sinh

hoạt ngoại khóa của các trường.


5. Các hoạt động:
- Tập huấn cho đội ngũ giáo viên và học sinh 15
trường với nội dung liên quan đến chăm sóc
sức khỏe sinh sản vị thành niên như: tình trạng
quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài
ý muốn, phá thai không an toàn, tảo hôn, kết
hôn sớm, mắc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục và HIV/AIDS, …
- Triển khai ngoại khóa truyền thông giáo dục
SKSS-VTN cho học sinh của 15 trường Phổ
thông Trung học trên địa bàn tỉnh.


- Tổ chức diễn đàn giao lưu, tư vấn về SKSS
VTN, TN cho học sinh Phổ thông trung học
trên địa bàn.
- Các Hội nghị, hội thảo về chăm sóc sức
khỏe sinh sản vị thành niên cho lãnh đạo và
giáo viên 15 đơn vị.
- Kiểm tra, giám sát quá trình triển khai mô
hình tại cơ sở.


II. Kết quả và tác động của mô hình
1. Kết quả hoạt động của mô hình.
1.1.Tổ chức các Hội thảo đánh giá tình hình
truyền thông giáo dục về SKSSVTN cũng như

mô hình giáo dục truyền thông về SKSS-VTN
với sự tham gia của lãnh đạo Sở GD&ĐT, Chi
cục DS-KHHGĐ tỉnh; lãnh đạo, 01 trưởng ban
SKSS-VTN của 15 đơn vị


1.2.Tập huấn:
Tổ chức các lớp tập huấn cho 180 lượt giáo viên
phụ trách hoạt động sinh hoạt ngoại khóa SKSSVTN của 15 trường và 135 lượt học sinh là cán
bộ Đoàn trường tham gia mô hình với các nội
dung như hướng dẫn các hình thức tổ chức triển
khai hoạt động sinh hoạt ngoại khóa về SKSS
VTN, TN trong nhà trường Các nội dung liên quan
khác như tình trạng quan hệ tình dục trước hôn
nhân, có thai ngoài ý muốn, phá thai không an
toàn, tảo hôn, kết hôn sớm, mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, bất bình
đẳng giới và trách nhiệm của nam giới, xâm hại
tình dục trẻ em…


1.3. Hoạt động sinh hoạt ngoại khóa:
Tổ chức được 45 buổi ( 2- 4 lớp/ buổi ) truyền
thông nhóm lớn nhằm tư vấn, giao lưu về SKSS
VTN tại 15 trường PTTH của tỉnh cho trên 9.000
lượt học sinh PTTH với các nội dungtruyền thông
về tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, có
thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, tảo
hôn, kết hôn sớm, mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS, bất bình đẳng giới

và trách nhiệm của nam giới, xâm hại tình dục trẻ
em…


1.4. Tổ chức 05 diễn đàn giao lưu, tư vấn về
chăm sóc SKSS VTN, TN cho trên 2500 lượt học
sinh tại các trường PTTH trên địa bàn thành phố
Huế.


2.Tác động của mô hình đến nhận thức và kỹ năng
sống của VTN/TN.
Hoạt động tuyên truyền giáo dục về DS- KHHGĐ cho
Vị thành niên, thanh niên nói chung và mô hình
sinh hoạt ngoại khóa về giáo dục Dân số- SKSS
tại các trường PTTH trong thời gian qua đã góp
phần thực hiện tốt Chiến lược Dân số giai đoạn
2001-2010 và tiếp tục thực hiện Chiến lược Dân
số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020
góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận
thức, thái độ và hành vi của cộng đồng trong việc
chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN…


Bước đầu giúp cho VTN hiểu và chấp nhận quy mô gia đình ít
con, độ tuổi kết hôn muộn hơn; nâng cao nhận thức và
hiểu biết đúng đắn, đầy đủ của vị thành niên, thanh niên
về DS/SKSS/KHHGĐ cũng như trang bị các kỹ năng cần
thiết về chăm sóc SKSS; hạn chế các trường hợp mang
thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an

toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS trong vị thành niên, thanh niên.
Vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề tế nhị
đối với các em nên nhiều lúc các em có thắc mắc nhưng
không dám thổ lộ nhưng thông qua hình thức sinh hoạt
ngoại khóa với nhiều hình thức nhằm huy động sự tham
gia của các em nên các thắc mắc của các em được giải
đáp và giúp các em nhận thức đúng để tránh các hành vi
sai lệch về SKSS, tình dục an toàn, phòng tránh thai, tình
bạn, tình yêu,….


3. Những hạn chế và tồn tại:
- Mô hình mới được xây dựng nhưng chưa có
được mô hình mẫu để hướng dẫn cho địa
phương triển khai thực hiện. Trung ương chưa
có lớp tập huấn về các nội dung liên quan đến
hoạt động mô hình cho cán bộ của Chi cục DSKHHGĐ cũng như của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Các hoạt động truyền thông về DS/ KHHGĐ
thông qua hoạt động của mô hình còn tập trung
về tuyên truyền, cung cấp kiến thức chứ chưa
chú trọng đến việc cung cấp kỹ năng cần thiết về
chăm sóc SKSS ( kỹ năng từ chối, kỹ năng thuyết
phục, sử dụng bao cao su,…)


- Các tài liệu, phương tiện truyền thông cho
mô hình chưa được đa dạng, phong phú,
chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ sở.
- Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phải triển khai

nhiều nội dung hoạt động như tập huấn,
hội thảo sơ tổng kết nên kinh phí dành cho
các buổi sinh hoạt ngoại khóa còn hạn chế
và số lượng chưa nhiều


4. Những bài học kinh nghiệm:
- Đội ngũ tuyên truyền viên cần nắm vững kỹ
năng, phương pháp truyền thông trong môi
trường học đường cũng như hiểu rõ đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên.
- Xây dựng chương trình giáo dục giới tính cho
học sinh thông qua các buổi trao đổi ngoại khóa
thân thiện; người trao đổi có thể là giảng viên
bên ngoài nhà trường, nhằm giúp các em dễ hỏi,
dám thố lộ một cách chân tình hơn và các cán bộ
phụ trách có nhiều kỹ năng để tư vấn, giúp đỡ
học sinh có hiệu quả


- Ngoài tuyên truyền bằng tờ rơi, áp phích, hệ thống
phát thanh  thì cần vận dụng linh hoạt nhiều hình
thức truyền thông đa dạng, phong phú, sáng tạo
phù hợp với lứa tuổi học sinh như: tổ chức các
buổi giao lưu giúp học sinh được trao đổi, giải
đáp những thắc mắc về SKSS từ các thầy cô,
các chuyên gia, nhà chuyên môn có kiến thức về
SKSS VTN, truyền thông qua hình thức sân khấu
hóa, qua các tiểu phẩm hài hước, vui nhộn do
chính các em học sinh biểu diễn. Mỗi tiểu phẩm,

tiết mục đều hàm chứa nội dung kiến thức chăm
sóc SKSS VTN, thông điệp ngắn gọn những
mang tính giáo dục, tuyên truyền cao.


- Để tổ chức truyền thông chăm sóc SKSS VTN trong
học sinh có hiệu quả thì nhà trường cần phối hợp
chặt chẽ với gia đình. Tạo cầu nối và tiếng nói
chung giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
giáo dục về SKSS VTN, giúp cha mẹ của các em
hiểu hơn và tôn trọng các quyền về SKSS của
con em mình, đồng thời có trách bảo vệ, chăm
sóc con đúng cách, phù hợp với lứa tuổi VTN.
- Để tư vấn có hiệu quả về SKSSVTN, nếu không có
cán bộ chuyên trách thì cần thành lập Ban tư vấn
có kiến thức, có kinh nghiệm, có tâm huyết vì học
sinh thân yêu, nhiệt tình gồm Đại diện Đoàn
thanh niên, Ban nữ công, giáo viên bộ môn Sinh
học, GDCD, cán bộ y tế, … để tận tình tư vấn,
giúp đỡ học sinh khi các em có nhu cầu.


- Ở tuổi vị thành niên, các em thường có cảm giác
xấu hổ, ngại ngần đặc biệt là với những kiến
thức nhạy cảm như giới tính, SKSS, tình dục.
Chính vì vậy tổ chức Đoàn cần đặt một hộp thư
thân thiện hoặc hộp thư điện tử (email) của Ban
tư vấn để tiếp nhận và tư vấn, giải đáp các vấn
đề liên quan của các em. Ngoài ra, cần lựa chọn
các trang web chính thống về DS-KHHGĐ, SKSS

VTN, Phòng chống HIV/AIDS… liên kết vào
wesite của trường và giới thiệu cho học sinh truy
cập, tìm hiểu một cách thuận lợi, chính xác.


5. Đề xuất, kiến nghị:
- Đề nghị Tổng cục DS- KHHGĐ tiếp tục duy
trì mà mở rộng mô hình sinh hoạt ngoại
khóa tại các trường PTTH hiên nay. Số
trường được thực hiện theo hướng dẫn là
15 trường là còn ít so với tổng số trường
PTTH trên địa bàn tỉnh là 46 trường.


- Tăng cường thêm kinh phí để duy trì và mở rộng
địa bàn triển khai cũng như mở rộng các hoạt
động của mô hình. Đề nghị Tổng cục DSKHHGĐ nên huy động nguồn kinh phí của Đề án
52 để hỗ trợ cho các trường PTTH thuộc địa bàn
đề án tại địa phương,….
- Đề nghị cần có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn xây
dựng mô hình mang tính liên ngành giữa Bộ Giáo
dục Đào tạo và Bộ Y tế- Tổng cục DS/ KHHGĐ
để việc triển khai mô hình tại địa phương có hiệu
quả và thống nhất.


- Cần xây dựng và bổ sung các nội dung mới về DSKHHGĐ như mất cân bằng giới tính khi sinh, cơ
cấu dân số vàng, già hóa dân số,…để lồng ghép
tuyên truyền cho VTN. Xây dựng mô hình sinh
hoạt ngoại khóa mẫu để triển khai đồng bộ và

thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức các
khóa tập huấn về triển khai và xây dựng mô hình
cho cán bộ phụ trách hoạt động của Sở Giáo dục
Đào tạo và Chi cục DS- KHHGĐ các tỉnh, thành
phố.


Xin Cám ơn!


×