Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 58 trang )

GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH PTTH

Ths-Bs Hoàng Thị Tâm
Phó Giám đốc Sở Y tế
Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
TRÊN THẾ GIỚI
 Vấn đề giáo dục giới tính (GDGT) nói chung được
nhiều nước ở Châu Âu quan tâm từ rất sớm. Có thể
nói rằng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên, cái nôi nảy
sinh nghiên cứu vấn đề này. Năm 1921 đã coi tình dục
là quyền tự do của con người, là quyền bình đẳng nam
nữ, là trách nhiệm đạo đức của công dân đối với xã
hội. Họ đã thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục”
(1933) với mục tiêu là:
- Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính, tình dục.
- Sản xuất và buôn bán thuốc tránh thai, dụng cụ tránh
thai.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
TRÊN THẾ GIỚI
 Bộ Giáo dục Thụy Điển đã quyết định đưa
thí điểm GDGT vào nhà trường (1942) và
đến năm 1956 thì chính thức dạy phổ cập
trong tất cả các loại trường từ tiểu học
đến trung học. Hầu hết các nước Đông Âu
(Đức, Tiệp, Ba Lan…), Tây Âu, Bắc Âu


cũng có những quan điểm xem xét vấn đề
GDGT là vấn đề lành mạnh, họ đã tuyên
truyền rộng khắp cho mọi người hiểu rõ
những quy luật hoạt động của tình dục và
vấn đề này cũng được đưa vào Dạy ở các
trường học theo những vấn đề tự chọn.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
TRÊN THẾ GIỚI
 Ở Châu Á, GDGT bị xem là lĩnh vực
cấm kị, do ảnh hưởng của những quan
niệm phong kiến và tôn giáo. Dân số
gia tăng quá nhanh, chất lượng cuộc
sống không được đảm bảo đã khiến
các nước ở Châu Á đã thức tỉnh và
nhìn nhận vấn đề một cách thích đáng.
Họ đã thống nhất ý kiến về tầm quan
trọng và sự cần thiết phải GDGT cho
thế hệ trẻ, giúp họ làm chủ quá trình
sinh sản của mình một cách khoa học,
phù hợp với tiến bộ xã hội.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
TRÊN THẾ GIỚI
 GDDS đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới,
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trước
năm 1994 chính sách dân số và nội dung GDDS của
các nước đều tập trung vào các vấn đề dân số phát

triển (quy mô dân số, di cư, chuyên cư, KHHGĐ…).


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
TRÊN THẾ GIỚI
 Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển
(Internation Conference on Population Development) ở
Cairo đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự thay
đổi chính sách dân số ở các quốc gia. Tuyên ngôn của
Hội nghị đã kêu gọi các nước đặt vai trò chất lượng dân
số là ưu tiên hang đầu, trong đó các vấn đề SKSS, đặc
biệt là vấn đề SKSS VTN. Từ đây mục tiêu GDDS của
các nước đã thay đổi.
 Nếu trước năm1994, GDDS nhấn mạnh đến các nội
dung dân số phát triển thì từ sau năm 1994, GDDS nhấn
mạnh tới các nội dung SKSSVTN như là một ưu tiên.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
TRÊN THẾ GIỚI
 Sau hội nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới cũng
lần lượt tổ chức nhiều hội nghị bàn về vấn đề SKSSVTN như:
- Hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh (1995)
- Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại The Hague Hà
Lan (1999)
- Hội nghị dân số cấp cao của ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á
– Thái Bình Dương (ESCAP) và quỹ dân số liên hợp quốc
(UNFPA) tại Băng Cốc.
 Nhân dịp ngày dân số thế giới (11/7/1998) UNFPA đã gửi
thông điệp tới các nước trên thế giới: “Những quan tâm hàng

đầu hiện nay được tập trung vào các vấn đề về SKSSVTN”.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
Ở VIỆT NAM
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện KHHGĐ,
GDDS, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Đảng và nhà nước ta
đã coi GDDS là công tác thuộc chiến lược con người, đặc
biệt chú trọng tới việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ
em, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
 Ngày 18/12/1961 trong quyết định 17/TTg của Chính phủ về
việc hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, văn bản đầu tiên của
Nhà nước Việt Nam về DS-KHHGĐ đã ghi rõ: “Vì sức khỏe
của người mẹ, vì hạnh phúc và sự hài hòa của gia đình để
cho việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe con cái được tốt
hơn, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một
cách thích hợp”.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
Ở VIỆT NAM
 Trong chỉ thị số 176A ngày
24/12/1974 do Chủ tịch hội đồng
bộ trưởng Phạm Văn Đồng kí đã
nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Tổng
cục dạy nghề phối hợp với các tổ
chức có liên quan xây dựng
chương trình chính khóa và ngoại
khóa nhằm bồi dưỡng cho học

sinh những kiến thức về khoa học
giới tính, về hôn nhân gia đình và
nuôi dạy con cái”.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
Ở VIỆT NAM
 Sau khi nhà nước thống nhất, năm 1976 ngay trong nghị
quyết Đaị hội toàn quốc lần thứ IVcủa Đảng đã ghi rõ:
“Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch,
ra sức phòng và chữa bệnh phụ khoa và các bệnh nghề
nghiệp của phụ nữ”. Sau khi có nghị quyết Trung ương IV
về chính sách DS-KHHGĐ và chiến lược DS-KHHGĐ đến
năm 2000, sự lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kinh phí và
đổi mới cơ chế quản lý, củng cố hệ thống tổ chức, đẩy
mạnh cung cấp dịch vụ truyền thông và KHHGĐ, sự tham
gia của các nghành, đoàn thể, công tác DS - KHHGĐ đã
có chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả rất đáng
khích lệ. Kết quả đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao
điều kiện sức khỏe trong đó có SKSS cho các cặp vợ
chồng và tuổi vị thành niên.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
Ở VIỆT NAM
 Phải chờ tới năm 1998, được sự tài trợ của
quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA), cùng
với sự giúp đỡ của kĩ thuật của UNESCO
khu vực, Bộ giáo dục và đào tạo đã giao cho
Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện

đề án VIE/98/P09 với sự tham gia của nhiều
giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học có trình độ
chuyên môn cao, chương trình thử nghiệm
tập trung chủ yếu vào hai chủ điểm về tâm lí
giáo dục và sinh học. Lần đầu tiên trong nhà
trường phổ thông ở nước ta học sinh được
học một cách có hệ thống về “những điều bí
ẩn” của chính mình và mối quan hệ với
người khác giới.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
Ở VIỆT NAM
 Ở nước ta trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 các dự
án GDDS đã bắt đầu được thử nghiệm. Giai đoạn từ
1994 đến 1998 bước đầu đã thể chế hóa GDDS trong
nhà trường. Lần đầu tiên GDDS được đưa vào
chương trình tích hợp GDDS với 5 chủ đề cơ bản:
Nhân khẩu học, môi trường, gia đình, giới, dinh
dưỡng. Các nội dung SKSS đã được chính thức lồng
ghép vào nội dung một số môn học từ bậc tiểu học
đến trung học và khẳng định rằng trong giai đoạn
này trọng tâm của công tác GDDS phải là GDSKSS
cho VTN.


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSS VTN
Ở VIỆT NAM
 Tháng 10 năm 1996 hội thảo vì SKSSVTN đã nhấn mạnh đầu tư
giải quyết vấn đề SKSSVTN là một yêu cầu quan trọng trong

vấn đề phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nội
dung GDDS quá thiên về dân số phát triển, chưa chú trọng tới
SKSS như một mục tiêu ưu tiên quốc gia.
 Với sự ra đời của chương trình mới về giáo dục phổ thông cho
giai đoạn sau 2000, các dự án GDDS giai đoạn mới được xây
dựng. Mục tiêu GDDS trong giai đoạn này ở các trường phổ
thông gồm: Xây dựng chương trình tích hợp GDDS mới phù hợp
với trương trình giao dục phổ thông trên tinh thần nhấn mạnh
tới SKSSVTN; xây dựng các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài
liệu tham khảo và các tài liệu trực quan; tập huấn giáo viên…
song chúng ta vẫn chưa xây dựng được chương trình GDDS và
SKSS cho PTTH mặc dù các mục tiêu cho cấp học này đã được
xác định.


XU HƯỚNG GDSKSSVTN MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GiỚI
Vấn đề GDSKSS VTN được nhiều nước trên thế giới quan tâm,
nó được thể hiện rõ ở những vấn đề cơ bản sau:
Thứ 1: Giáo dục tình dục cho học sinh trong và ngoài nhà trường.
Thứ 2: Cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo nhu cầu sử dụng.
 Cụ thể:
 Bồ Đào Nha: Cho phép thành lập các trung tâm tư vấn dành
cho tuổi VTN ở các trung tâm tư vấn và bệnh viện nhằm: Cung
cấp thông tin chung về họat động tình dục; Chuẩn bị cho VTN
có hành vi đúng trong cuộc sống tình dục; Cung cấp thông tin
về giải phẫu sinh lý và sinh lý học sinh sản; Cung cấp các
phương tiện tránh thai; Tất cả thanh niên đều được tư vấn và
hướng dẫn KHHGĐ tại các trung tâm miễn phí



XU HƯỚNG GDSKSSVTN MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GiỚI
 Libêria: “Đạo luật thông qua chính sách về dân số của
quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội” (1998) đã
khẳng định: GDDS được đưa vào giảng dạy chính thức
trong và ngoài trường học; Giáo dục KHHGĐ cho tất
cả thanh niên nông thôn năm 1995 và khắp cả nước
vào năm 2000; Đưa ra các biện pháp làm giảm tỷ lệ có
thai sớm ở VTN như cập nhật thông tin, GTGT cho
VTN, cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho tất cả những
người có nhu cầu. Những hình thức này thực sự đem
lại hiệu quả vì dễ chấp nhận, dễ thực hiện và tiếp cận.


XU HƯỚNG GDSKSSVTN MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GiỚI
 Hoa Kỳ: “Đạo luật về đời sống gia
đình của thanh, thiếu niên” (1998)
cho phép Liên bang chuyển tiền
cho các tổ chức quần chúng hay tư
nhân để làm dịch vụ hay nghiên
cứu về mối quan hệ giữa tình dục
của thanh niên trước hôn nhân và
mang thai, sinh con ở tuổi VTN.
Mục đích của các tổ chức này là
xóa bỏ hoặc giảm bớt những vấn
đề kinh tế - xã hội do những bà mẹ
còn ở tuổi VTN gây ra.



CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ SKSS VÀ
SKSS VTN Ở VIỆT NAM
 Sau khi nhận thức được tầm
quan
trọng
của
việc
GDSKSS, ngày 28/11/2000
Thủ tướng Chính phủ đã kí
quyết định số 236/2000/QĐ TTg phê duyệt Chiến lược
quốc gia về chăm sóc SKSS
giai đoạn 2001-2010 nhằm
chuyển từ định hướng
KHHGĐ sang định hướng
toàn diện hơn – SKSS.


CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ SKSS VÀ
SKSS VTN Ở VIỆT NAM
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:
- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như sự
ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội
dung của chăm sóc SKSS trong mọi tầng lớp nhân
dân, trước hết trong lãnh đạo các cấp, người đứng
đầu trong các tổ chức đoàn thể.
- Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền
sinh con và các BPTT có chất lượng của phụ nữ và
các cặp vợ chồng. Giảm có thai ngoài ý muốn và các
tai biến do nạo hút thai.



CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ SKSS VÀ
SKSS VTN Ở VIỆT NAM
- Nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và các bà mẹ,
giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong trẻ em một cách
đồng đều hơn giữa các vùng và các đối tượng, đặc biệt
chú ý các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.
- Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc bệnh và điều
trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các
BLTQĐTD, kể cả HIV/AIDS và tình trạng vô sinh.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho người cao tuổi,
đặc biệt là phụ nữ cao tuổi và điều trị sớm các trường
hợp ung thứ vú và các bệnh ung thư khác của đường
sinh sản nam và nữ.


CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ SKSS VÀ
SKSS VTN Ở VIỆT NAM
- Cải tiến tình hình SKSS, sức khỏe tình dục của VTN
thông qua việc giáo dục, tư vấn cung cấp các dịch vụ
chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi.
- Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về tính
dục và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách
nhiệm sinh sản, xây dựng tình dục an toàn có trách
nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao
SKSS và chất lượng cuộc sống.


GIÁO DỤC SKSS VTN

1. Mục đích, mục tiêu của việc GDSKSS
- Cung cấp thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản để
giúp VTN tự khám phá những tính cách, các tiêu chuẩn
và những chọn lựa của riêng mình, đồng thời cũng
nâng cao kiến thức và hiểu biết của các em về các vấn
đề SKSS.
- Cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân
số, SKSS cho VTN, đồng thời hình thành và phát triển
thái độ và hành vi giúp các em có được những quyết
định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này cho
cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai.


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
- Giải quyết những vấn đề
SKSS và tình dục của VTN,
bao gồm: mang thai ngoài ý
muốn, nạo phá thai không
an toàn và các BLTQĐTD
kể cả HIV/AIDS thông qua
việc nâng cao trách nhiệm
về lối sống tình dục và sinh
sản lành mạnh cùng với việc
cung cấp các dịch vụ, tư vấn
thích hợp cho lứa tuổi này


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT

2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh
 Hiện nay giáo dục SKSS chưa phải là một môn học
độc lập nên việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học
khác nhau là rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Tại các trường THPT, việc tích hợp các nội dung giáo
dục SKSS chủ yếu qua một số môn học chiếm ưu thế
như: Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý, Văn học
 Ở môn sinh, SKSS được lồng ghép nhiều nhất, cung
cấp được nhiều thông tin, dễ dạy và có nhiều giáo cụ
trực quan tốt. Nội dung các chủ đề giáo dục thường
tập trung trang bị kiến thức cho HS về những biến đổi
thể chất của tuổi dậy thì, các cơ quan sinh dục, sinh
sản, các biện pháp tránh thai, phòng bệnh lây truyền
qua đường tình dục


GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh
 Môn Giáo dục công dân tập trung giáo dục các chủ
đề: Tình yêu, hôn nhân, gia đình, luật hôn nhân - gia
đình, chính sách dân số, quyền sinh sản, bình đẳng
giới, những đặc trưng của VTN, quyền của VTN, phát
triển con người.
 Môn Ngữ văn hướng HS vào việc thảo luận, nói và
viết về các chủ đề quan hệ gia đình và xã hội, bình
đẳng giới.
 Môn Địa lý tập trung giảng dạy các nội dung dân số
và phát triển, địa lý dân số và rất phù hợp để cung
cấp kiến thức về các vấn đề vĩ mô phát triển dân số.



GIÁO DỤC SKSS VTN CHO HỌC SINH
THPT
2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh
 Tuy nhiên các nội dung giáo dục SKSS cũng cần được
tích hợp vào một số môn khác nhằm tạo sức mạnh tổng
hợp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu các kiến thức về SKSS
cho HS. Cách tiến hành lồng ghép có thể thực hiện theo 3
cách:
- Lồng ghép toàn bộ nội dung giáo dục SKSS VTN với toàn
bộ nội dung bài học.
- Lồng ghép một phần nội dung của bài học với nội dung
giáo dục SKSS VTN.
- Lồng ghép nội dung giáo dục SKSS VTN vào phần kết
luận được rút ra từ ý nghĩa của bài học.


×