Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Xu hướng cải cách chính sách quản lý thuế trên thế giới và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.72 KB, 13 trang )

BÀI THẢO LUẬN
Nhóm 1
Đề tài : XU HƯỚNG CẢI CÁCH
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THUẾ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ MỤC
TIÊU QUẢN LÝ THUẾ
1.1 KHÁI NIỆM QUẢN LÝ THUẾ
o
o
o

Quản lý nhà nước
Quản lý tài chính công
Quản lý thuế: là quá trình NN sử dụng hệ thống các công cụ và
phương pháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản lý thuế

o
o
o
o

làm cho chúng vận dụng phù hợp với mục tiêu đề ra
Chủ thể: Nhà nước
Đối tượng:
Công cụ: pháp luật, kế hoạch, chính sách…
Phương pháp: hành chính, kinh tế, giáo dục…

1.2. MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ THUẾ
- Tập trung, huy động đầy đủ kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không


ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu
- Tối thiểu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý thu
- Phát huy tối đa vai trò của thuế trong nền kinh tế


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

NHÓM 1

- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân


PHẦN 2: XU HƯỚNG QUẢN LÝ
CHÍNH SÁCH THUẾ TẠI MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ CÁC NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI
2.1.1 Điều chỉnh thuế thu nhập theo hướng thúc đẩy sản xuất
- kinh doanh và công bằng thu nhập
 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được điều chỉnh theo

hướng cắt giảm thuế suất. Nhằm thu hút đầu tư, cải thiện môi trường
kinh doanh, nhiều nước đã cải cách hệ thống thuế, cắt giảm thuế
TNDN phổ thông
• Ví dụ như:
- Anh (giảm từ 20% xuống 19% vào 01/4/2017)
- Slovakia (giảm từ 22% năm 2016 xuống 21% từ 01/01/2017)
- Irasel (giảm từ 24% năm 2016 xuống còn 23% năm 2017)
- Philippines (giảm từ 30% xuống 25% năm 2017)
- Italia (giảm từ 27,5% xuống 24% năm 2017)

- Malaysia đã đưa ra chính sách giảm thuế TNDN cho năm 2017 và
năm 2018 dựa trên sự tăng trưởng về thu nhập chịu thuế của năm
pg. 2


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

NHÓM 1

trước đó: Giảm 1 điểm phần trăm thuế suất thuế TNDN đối với
doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế năm trước tăng từ 5 - 10%,
giảm 2 điểm phần trăm thuế suất đối với doanh nghiệp có thu
nhập chịu thuế năm trước tăng từ 10 - 15%, giảm 3 và 4 điểm
phần trăm thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp có thu nhập
chịu thuế tăng tương ứng từ 15 - 20% và trên 20%.
• Một số nước tăng cường khuyến khích hoạt động sản xuất đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông qua ưu đãi thuế TNDN.
• Cụ thể là:
+ Singapore tiếp tục duy trì chính sách thuế 2016, theo đó giảm
50% thuế TNDN đối với DNNVV, nhưng số tiền giảm không quá
20.000 USD mỗi năm.
+ Pháp cũng cắt giảm thuế TNDN về mức trung bình của châu Âu,
từ 33,3% xuống còn 28% đối với các DNNVV vào năm 2017 - 2018
và áp dụng đối với tất cả các công ty vào năm 2020.
+ Canada giảm thuế suất thuế TNDN đối với DNNVV từ 11%
xuống 9% theo lộ trình 4 năm (2016 ở mức 10,5%, năm 2017 giảm
còn 10%, năm 2018 là 9,5% và năm 2019 là 9%).
+ Hungary giảm thuế cho DNNVV từ 16% xuống 14% trong năm
2017 và giảm còn 13% vào năm 2018.
 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được điều chỉnh theo hướng tăng

thuế suất đối với thu nhập cao và giảm thuế suất đối với thu nhập
thấp đồng thời tăng mức giảm trừ gia cảnh nhằm tăng cường vai trò
phân phối thu nhập của chính sách thuế nhằm thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo, cũng như đảm bảo chức năng phân phối thu nhập của
chính sách thuế.
• Anh tăng ngưỡng tính thuế TNCN từ 10.800 GBP năm 2016 2017 lên 11.000 GBP trong năm 2017 - 2018 và nâng ngưỡng
chịu thuế TNCN với thuế suất cao nhất từ 42.700 GBP đến 43.300
GBP.
• Sau 4 năm không điều chỉnh (từ 2012 đến 2016), năm 2017
Singapore sửa đổi thuế TNCN. Theo đó, thu nhập cao sẽ chịu
thuế suất lũy tiến từng phần cao hơn. Cụ thể, thu nhập từ
160.000 - 200.000 USD sẽ chịu thuế suất lũy tiến từng phần 18%
(từ 17% trước đó).
pg. 3


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO


NHÓM 1

Tại Thái Lan, ngày 19/4/2016, Chính phủ đã phê duyệt đề xuất
của Bộ Tài chính về sửa đổi thuế TNCN có hiệu lực từ năm 2017.
Theo đó, nâng ngưỡng chịu thuế cao nhất (35%) từ trên



4.000.000 THB lên trên 5.000.000 THB.
Ireland cũng nâng mức giảm trừ đối với người phụ thuộc từ
1.000 EUR đến 1.100 EUR. Ngưỡng tính thuế thu nhập được điều


chỉnh tăng từ 12.000 EUR đến 14.000 EUR cho năm 2017.
• Tại Hungary, từ ngày 01/01/2017, số tiền trợ cấp cho trẻ thứ ba
trong gia đình được điều chỉnh tăng từ mức hiện tại 83.330 HUF
lên 100.000 HUF/một trẻ, mang lại lợi ích cho khoảng 350.000 gia
đình.
• Philippines cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc giảm
thuế suất thuế TNCN từ 32% xuống 25% trong năm 2017.
• Chính phủ Pháp cũng cắt giảm thuế thu nhập khoảng 1 tỷ EUR
(tương đương với 1,5 tỷ USD) vào năm 2017. Theo đó, đối tượng
thụ hưởng là các hộ gia đình đơn lẻ có thu nhập dưới 1.900
EUR/tháng và các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 3.800
EUR/tháng.
2.1.2 Tăng cường ưu đãi thuế đối với các dự án quan trọng,
ngành nghề cần khuyến khích phát triển
Singapore giảm 25% số thuế phải nộp cho mỗi thương vụ mua
bán, sáp nhập từ ngày 01/4/2016 đến 31/3/2020 nhằm khuyến khích
mua bán, sáp nhập; các công ty ủy thác cũng được hưởng thuế suất ưu
đãi 12% từ ngày 01/4/2016. Malaysia tăng khấu trừ thuế đối với các chi
phí trong hoạt động tài trợ nghệ thuật, văn hóa, di sản, mở rộng ưu đãi
thuế đối với một số ngân hàng Hồi giáo, khách sạn, các chương trình
phát triển nhà cung cấp và khấu trừ thuế đối với chi phí cứu trợ xã hội
(cá nhân) bao gồm giảm thuế trên tiền đã trả cho chăm sóc trẻ em…
2.1.3 Chính sách thuế hướng tới tăng trưởng xanh
Chính sách thuế đối với tăng trưởng xanh đã được nhiều nước thực
hiện dưới các hình thức khác nhau như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ
môi trường, thuế xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xe hơi, thuế
pg. 4



BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

NHÓM 1

carbon... Anh áp dụng thuế carbon từ năm 2013 với mức thuế suất thấp
4,94 GBP/tấn CO2. Tháng 01/2015, thuế suất thuế carbon là 18,08
GBP/tấn CO2. Đến năm 2016 - 2017 và 2017 - 2018, mức thuế được
điều chỉnh tăng tương ứng lên 21,2 GBP và 24,62 GBP/tấn CO2. Nhằm
hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân, cũng như tăng nguồn ngân
sách nhằm mục đích bảo vệ môi trường, năm 2017, Canada đã giảm tỷ
lệ chi phí được trừ khi xác định thuế TNCN đối với nhân viên sử dụng
phương tiện cá nhân cho mục đích kinh doanh (tương tự như khoản phụ
cấp) từ 26 cent/km xuống còn 25 cent/km. Ireland miễn hoàn toàn thuế
carbon đối với các nhiên liệu đầu vào sử dụng để tạo ra điện năng hiệu
quả cao trong các nhà máy điện và nhiệt kết hợp.

PHẦN 3: XU HƯỚNG QUẢN LÝ
CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1 XU HƯỚNG QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH THUẾ TẠI VIỆT NAM
3.1.1 Hoạt động của bộ máy quản lý thuế:

pg. 5


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

NHÓM 1

Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý thuế hiện hành


3.1.2 Chính sách quản lý thuế tại Việt nam
Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006
của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 năm 2006 ra đời là cơ sở để tiến
hành, thực hiện việc quản lý thu thuế ở nước ta theo đúng quy trình thủ
tục và theo đúng các quy định của pháp luật. Trong đó Luật quy định về
phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung quản lý thuế, các
nguyên tắc trong quản lý thuế, nghĩa vụ của người nộp thuế, trách
nhiệm của cơ quan quản lý thuế, thủ tục hành chính thuế,...
Ngoài ra còn có một số văn bản liên quan đến quản lý thuế đó là:
- Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và
Luật quản lý thuế sửa đổi
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
83/2013/NĐ-CP

pg. 6


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

NHÓM 1

- Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định về thuế
Văn bản hợp nhất 18/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư
hướng dẫn Luật quản lý thuế; Luật quản lý thuế sửa đổi và Nghị
định 83/2013/NĐ-CP, gồm các Thông tư sau:
- Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị

định 83/2013/NĐ-CP
- Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐCP về thu tiền sử dụng đất
- Thông tư 77/2014/TT- BTC hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐCP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TTBTC,

111/2013/TT-BTC,

219/2013/TT-BTC,

08/2013/TT-BTC,

85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách,
đơn giản thủ tục hành chính về thuế
- Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định
91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy
định về thuế
- Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn quản lý thuế tại Nghị
định 12/2015/NĐ-CP
- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội
dung quy định tại
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế (Hiệu lực
30/7/2015)
pg. 7


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO


NHÓM 1

- Thông tư 201/2013/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Thỏa thuận
trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý
thuế
Luật Quản lý thuế được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao
hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho
người nộp thuế nộp đúng: đủ kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước
và cơ quan quản lý thuế thu đúng: thu đủ tiền thuế; quy định rõ quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và của
các tố chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế. Đồng thời
Luật được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế
theo hướng đơn giản, rõ ràng: minh bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai
trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực
hiện quản lý thuế.
Luật được xây dựng dựa trên các nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo
như sau:


Kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành về quản

lý thuế để quy định thống nhất trong luật quản lý thuế chung,
phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cải cách quản lý thuế trong những
năm tới.


Tiếp cận với những kinh nghiệm quản lý thuế của các

nước tiên tiến, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt
Nam.



Tạo hành lang pháp lý cho đỗi mới phương thức quản lý

thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thụ động trong thực
hiện nghĩa vụ thuế sang cơ chế người nộp thuế chủ động trong
việc xác định đúng số thuế phải nộp; thực hiện nộp thuế đúng
thời hạn cũng như xác định các ưu đãi thuế, quyền lợi về thuế
của mình. Cơ quan quản lý thuế tập trung vào thực hiện tuyền
truyền, phố biến hướng dẫn pháp luật thuế, kiểm tra, thanh tra
bảo đảm tuân thủ pháp luật thuế.
pg. 8


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO



NHÓM 1

Ngoài ra, Luật Quản lý thuế còn phải đảm bảo tính

thống nhất với các Luật khác có liên quan như Bộ luật Tố tụng
hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố
cáo: Luật Hải quan, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính...
3.1.2 Xu hướng cải cách quản lý thuế tại Việt Nam
 Chủ thể quản lý thuế:

- Xây dựng bộ máy quản lý thuế hiệu quả, tiết giảm lao động, xây
dựng mô hình quản lý phù hợp

- Nâng cao chất lượng cán bộ thuế
- Tăng cường công tác luân phiên, luân chuyển và chuyển đổi các
vị trí công tác => sắp xếp bố trí những cán bộ có năng lực => nâng cáo
chất lượng phục vụ, trình độ nghiệp vụ hướng dẫn NNT
- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp.
=> Rà soát, hoàn thiện tổ chức bộ máy; đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cải cách trong tình
hình mới; nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý. Đây là giải pháp
mang tính quyết định đến sự thành công của cải cách, thực hiện thành
công, hiệu quả các giải pháp trong thực tiễn.
 Công cụ quản lý thuế:

- Pháp luật: xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các Luật Thuế trước
hết nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước
thông qua việc tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ Chính
trị (Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016), Quốc hội (Nghị quyết số
25/2016/QH14 ngày 9/11/2016), Chính phủ (Nghị quyết số 35/NQ-CP
ngày 16/5/2016), Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày
6/6/2017) và Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra.
guyên tắc của việc sửa các luật thuế là đảm bảo đúng bản chất của
từng sắc thuế, đảm bảo tính nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản,
giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
pg. 9


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

NHÓM 1

tập trung sửa những bất cập so với thực tế, thống nhất với hệ thống

pháp luật. Đồng thời, việc sửa luật cũng đảm bảo mục tiêu hội nhập,
phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán...
- Kế hoạch: Lên kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn một cách cụ
thể => đánh giá, so sánh chất lượng, hiệu quả quản lý thuế từng giai
đoạn 1 cách hiệu quả
- Chính sách: là công cụ mang tính năng động và nhạy cảm nhất
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra
ngày càng sâu rộng như hiện nay sẽ hỗ trợ tích cực cho tiến trình tái cơ
cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam, từ đó
thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Bối cảnh đó đặt ra yêu
cầu đối với Việt Nam là phải đẩy mạnh cải cách, trong đó cải cách chính
sách thuế là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để phù hợp với các cam kết hội
nhập mà Việt Nam đã ký kết.
+ Chính sách cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng dịch chuyển từ
nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ => thay đổi cơ cấu nguồn thu
=> chú trọng công tác phân tích, đánh giá các biến động cơ cấu nguồn
thu để kịp thời có biện pháp quản lý phù hợp hoặc đề xuất báo cáo Bộ
Tài chính, Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh các chính sách nhằm đảm bảo
mục tiêu động viên ngân sách trong từng giai đoạn, phù hợp với tiến
trình hội nhập.
+ Chính sách thuế: Tác động đến thu nhập cuả các tổ chức kinh tế
và cá nhân. Việc cải cách chính sách thuế cũng để đáp ứng, tương thích
với những nội dung ưu đãi mà các luật mới được Quốc hội ban hành như
Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản… để góp phần
định hướng sản xuất và tiêu dùng, nhằm tạo sự chuyển biến trong phân
bổ nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích người nộp thuế
mở rộng sản xuất kinh doanh theo chính sách phát triển của Nhà nước
trong giai đoạn sắp tới, trên cơ sở thu hẹp diện ưu đãi, qua đó góp phần
mở rộng cơ sở thuế, phù hợp với xu thế cải cách hệ thống thuế để thực
hiện mục tiêu cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.

pg. 10


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

NHÓM 1

 Phương pháp quản lý thuế

- PP hành chính: Tránh kiểu quản lý hành chính quan liêu, lạm
dụng quyền


Không được yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm hồ sơ thủ tục, chấp
hành đúng các quy định về thời gian, thời hạn khi giải quyết các

vướng mắc của doanh nghiệp.
• Đánh giá sự hài lòng của NNT đến từng cán bộ thuế.
• Cải cách thủ tục hành chính: Mục tiêu của cải cách quản lý thuế đến
năm 2020 là hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế. Mục tiêu
năm 2020 thời gian nộp thuế tối đa là 110h/năm
- PP kinh tế: Dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của
các tổ chức, cá nhân đang thực hiện các hoạt động quản lý thuế. Ưu đãi
thuế với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, các doanh
nghiệp mới thành lập,…
- PP giáo dục: Thông tin đại chúng, sử dụng các đoàn thể và các
hoạt động xã hội để tuyên truyền và giáo dục

KẾT LUẬN
Hơn 20 năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế,

mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã được cải cách và hoàn
thiện để đáp ứng nhu cầu phát ừiển của đất nước. Các luật thuế đã được
Quốc hội ban hành tương đối đồng bộ và có phạm vi điều chỉnh toàn
diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Đồng thời trong từng luật thuế
đã quy định nội dung quản lý thuế mang tính chất khung, trên cơ sở đó
Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những quy định cụ thể để hướng dẫn, tổ
pg. 11


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

NHÓM 1

chức công tác quản lý thuế đảm bảo việc thực thi chính sách thuế theo
quy định của pháp luật.
Luật Quản lý thuế đã tạo khung pháp lý chưng để thực thi tất cả
các luật, pháp lệnh về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà
nước do cơ quan quản lý thuế thu. Sự ra đời của Luật Quản lý thuế khắc
phục được tình trạng chia cắt tách biệt về phương thức quản lý giữa các
loại thuế. Từ đó tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế
tiên tiến, hiện đại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế.
Về chính sách thuế, hệ thống chính sách đạt được xây dựng đồng
bộ có cơ cấu hợp lý bao quát hầu hết các nguồn thu, thực sự trở thành
công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
theo hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống chính sách thuế được sửa đổi, bổ
sung kịp thời đã góp phần đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng khá,
góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.


BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
TRONG NHÓM
pg. 12


BM :PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NÂNG CAO

Phụ trách Bản WORD:

VŨ PHƯƠNG CHI

Phụ trách Bản SLIDE:

MAI HỒNG ANH

NHÓM 1

Phụ trách Nội dung Phần 1: ĐOÀN MAI HOÀI ANH, NGUYỄN PHƯƠNG ANH,
DƯƠNG XUÂN ANH, NGUYỄN LÊ HƯƠNG THU
Phụ trách Nội dung Phần 2: VŨ PHƯƠNG CHI, MAI HỒNG ANH, NGUYỄN THỊ
LAN ANH, NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
Phụ trách Nội dung Phần 3: TRẦN HỮU HOÀNG ANH, NGUYỄN LÊ HƯƠNG THU
Phụ trách Thuyết trình: NGUYỄN LÊ HƯƠNG THU, NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
Phụ trách trả lời câu hỏi: TRẦN HỮU HOÀNG ANH, DƯƠNG XUÂN ANH, ĐOÀN
MAI HOÀI ANH, NGUYỄN THỊ NGỌC MAI, NGUYỄN
THỊ LAN ANH

pg. 13




×