TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
k
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG LAO ĐỘNG
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN
TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện
: Bùi Khánh Hương
Lớp
:
Giáo viên hướng dẫn :
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP VỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE LAO ĐỘNG.............................................3
1.1. Cơ sở pháp ly................................................................................................3
1.2. Các khái niệm cơ bản...................................................................................3
1.3. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, sức khỏe lao động........................................4
1.4. Vai trị của cơng tác an tồn, vệ sinh lao động............................................4
1.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn, sức khỏe lao
động...................................................................................................................... 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN
TOÀN, SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY.....................................................................................................6
2.1. Thực trạng về an toàn, sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay...............................................................................................6
2.1.1. Tai nạn lao động.....................................................................................6
2.1.2. Bệnh nghề nghiệp...................................................................................8
2.1.3. Các yếu tố độc hại..................................................................................9
2.1.4. Điều kiện làm việc và thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động. . .9
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động
trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.......................................................9
2.2.1. Cam kết của lãnh đạo về vấn đề an toàn, sức khỏe cho người lao
động..................................................................................................................9
2.2.2. Huấn luyện an toàn, sức khỏe lao động..............................................10
2.2.3. Vấn đề đảm bảo an toàn, sức khỏe lao động tại nơi làm việc...........12
2.2.4. Vấn đề đảm bảo vệ sinh nơi làm việc cho người lao động................16
1
2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn,
sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay......................21
2.3.1. Mặt đạt được........................................................................................21
2.3.2. Mặt hạn chế..........................................................................................22
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế....................................................................23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP............................................................24
3.1. Đối với doanh nghiệp..................................................................................24
3.2. Đối với cơ quan quản ly Nhà nước............................................................24
3.3. Đối với người lao động................................................................................25
KẾT LUẬN............................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................27
PHỤ LỤC 1............................................................................................................28
PHỤ LỤC 2............................................................................................................30
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
các doanh nghiệp ngày càng xuất hiện nhiều như nấm sau mưa, thì đó cũng là lúc
các doanh nghiệp phải chú trọng đến trách nhiệm xã hội của mình.
Cứ 15 giây, trên thế giới, lại có một người lao động bỏ mạng vì tai nạn hoặc
hoặc bệnh nghề nghiệp.
Cứ 15 giây, lại có 153 công nhân bị tai nạn lao động.
An toàn và sức khỏe lao động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc
bảo toàn nguồn nhân lực, đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả
của doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, trong thời gian học tập và tìm hiểu, em nhận
thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe
lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chính vì vậy, em xin trình bày
bài tiểu luận của mình với đề tài: “Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an
toàn, sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”.
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của bài tiểu luận được kết cấu thành ba phần như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao
động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Chương III: Một số giải pháp đề xuất
Em xin chân thành cảm ơn thầy giao Nguyễn Viết Hồng đã giúp đỡ em trong
quá trình học tập và nghiên cứu. Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận
có thể còn thiếu sót, do vậy em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của
thầy để bài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP VỀ AN TOÀN, SỨC KHỎE LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở pháp ly
- Khoản 3, Điều 142, Luật Lao động (2012).
- Điều 34, 35, 36, Luật An toàn, Vệ sinh lao động (2015).
- Điều 13, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính Phủ “Quy định chi tiết một
số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn
lao động, vệ sinh lao động”.
- Điều 16, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
1.2. Các khái niệm cơ bản
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tự cam kết của doanh nghiệp
thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý, bằng các
phương pháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thủ pháp luật
hiện hành; thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài hòa lợi
ích của doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, cộng đồng, xã hội, người tiêu
dùng và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá
trình lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong
cho con người trong quá trình lao đợng.
- Yếu tớ có hại là ́u tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong
quá trình lao động.
3
- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động.
- An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động
bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ
sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy
trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.
1.3. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, sức khỏe lao động
- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn,
vệ sinh lao động
- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao
động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm,
yếu tố có hại trong quá trình lao động.
- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao
động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện
chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao đợng.
1.4. Vai trị của cơng tác an toàn, vệ sinh lao động
- Nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người lao động
- Góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và đời sống xã hội.
- Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn gắn với thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảo vệ môi trường và văn hóa trong sản xuất.
1.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn, sức khỏe lao
động
- Doanh nghiệp cần có cam kết của lãnh đạo về vấn đề đảm bảo an toàn, sức
khỏe cho người lao động, thiết lập hệ thống chính sách đảm bảo thực hiện tốt vấn đề
này, đưa ra yêu cầu với các nhà cung cấp, nhà thầu, nhà thầu phụ của mình nhằm
4
thực hiện tốt các nội dung về an toàn, sức khỏe lao động và thiết lập cơ chế giám sát
các đối tác nói trên trong việc thực hiện các quy định về an toàn, sức khỏe lao động.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh để
phòng ngừa những tai nạn và thương tích có hại đến sức khoẻ của người lao động.
- Doanh nghiệp phải đào tạo cho người lao động về an toàn lao động trong sản
xuất, có những biện pháp và hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo an toàn cho người
lao động.
- Doanh nghiệp phải phổ biến kiến thức ngành và các nguy hiểm có thể xảy ra
cho người lao động, phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có
các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn lao động và hạn chế việc gây tổn hại
đến sức khoẻ người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng và tổ chức thực hiện các
biên pháp nhằm giảm thiểu các nguyên nhân gây nguy hiểm trong môi trường làm
việc ở mức tối đa.
- Doanh nghiệp phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm và đảm bảo
về an toàn, sức khỏe lao động cho người lao động.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả người lao động đều được huấn luyện về an
toàn, khám sức khoẻ định kỳ và thiết lập hồ sơ huấn luyện. Việc huấn luyện phải
được thực hiện đối với tất cả nhân viên mới hoặc chuyển công tác từ nơi khác đến.
- Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống theo dõi, phòng ngừa hoặc xử lý các
nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của người lao động.
- Doanh nghiệp phải cung cấp cho người lao động phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu
nước và nếu có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn. Nếu doanh
nghiệp cung cấp chỗ ở cho người lao động thì phải đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn
và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.
5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN
TOÀN, SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng về an toàn, sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay
2.1.1. Tai nạn lao động
Theo thống kê, mỗi năm cả nước có tới 160 - 170 nghìn người bị tai nạn lao
động và chỉ có 37% doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy định bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động. Những con số trên đã chỉ rõ thực trạng về an toàn, vệ
sinh lao động tại Việt Nam đang bị chính các doanh nghiệp và người lao động lãng
quên khi liên tiếp các vụ tai nạn xảy ra mà nguyên nhân chính vẫn là việc thờ ơ
trước các quy định về an toàn, bảo hộ trong lao động.
Theo thống kê của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, trong 3 năm gần đây, số vụ tai nạn lao động của nước ta tăng liên tiếp.
Biểu 2.1: Biểu đồ tổng kết số vụ tai nạn lao động tại Việt Nam 2013 - 2015
ĐVT: vu
Tổng số vụ TNLĐ chết người
2 01 3
2 01 4
(Nguồn: Cuc An toàn lao động)
6
79
629
166
592
113
562
6695
6709
7620
Tổng số vụ TNLĐ
Tổng số vụ TNLĐ có 2 người bị nạn trở lên
2 01 5
Từ biểu đồ có thể nhận thấy trong 3 năm gần đây có sự tăng liên tiếp về cả số
vụ tai nạn lao động và số vụ có người chết. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2015 về
tổng số vụ tai nạn lao động (từ 6.709 vụ tăng lên 7.620 vụ, tương đương 13,6%).
Tuy nhiên, số vụ có 2 người bị nạn trở lên sau khi tăng từ 113 vụ (2013) lên 166 vụ
(2014) thì đã có dấu hiệu tích cực khi giảm xuống 79 vụ (2015).
Biểu 2.2: So sánh tình hình tai nạn lao động qua các năm
TT
1
2
3
4
5
6
7
Chỉ tiêu thống
kê
Số vụ (vụ)
Số
nạn
nhân
chết (người)
Số người chết
(người)
Số người
(người)
Số vụ
Tăng/
Số
Tăng/
liệu
giảm
-82
liệu
giảm
+14
6.887
562
627
bị
nặng 1.506
(người)
Số lao động nữ
có
2.308
2
người bị nạn trở 113
lên (vụ)
Năm 2014
Số
6.695
(người)
Số vụ có người
thương
Năm 2013
(1,2%)
-80
(1,2%)
+10
(1,8%)
+21
(3,5%)
+36
(2,5%)
+466
(25,3%)
+18
(19%)
6.709
6.943
592
630
1.544
2.136
166
(0,2 %)
+56
(0,8 %)
+30
( 5,3%)
+3
(0,47%)
+38
(2,0%)
-172
(7,45%)
+53
(46%)
Năm 2015
Số liệu
7.620
7.785
629
666
1.704
2.432
79
Tăng/
giảm
+911
(13,6%)
+844
(12,2%)
+37
( 6,2%)
+36
(5,7%)
+160
(10,4%)
+296
(13,9%)
-87
(54,4%)
(Nguồn: Thông báo tình hình tai nạn lao động qua các năm)
Năm 2013, mặc dù số vụ tai nạn lao động giảm 81 vụ (giảm 1,2%), tổng số nạn
nhân giảm 80 người (giảm 1,2%) nhưng số vụ tai nạn lao động chết người tăng 10
vụ (tăng 1,8%) và số người chết tăng 21 người (tăng 3,5%). Đặc biệt là số vụ có 02
người bị thương nặng trở lên và số nạn nhân là lao động nữ tăng lần lượt là 55,8%
và 19%.
7
Năm 2014, số nạn nhân là lao động nữ giảm 128 người (giảm 7,45%), số vụ tai
nạn lao động tăng 14 vụ (tăng 0,2%), tổng số nạn nhân tăng 56 người (tăng 0,8%),
số người chết tăng 3 người (tăng 0,47%), số vụ có người chết tăng 30 vụ (tăng
5,3%). Đặc biệt số người bị thương nặng và số vụ có từ 02 nạn nhân trở lên tăng lần
lượt là 2,0% và 46%.
Năm 2015, số nạn nhân là lao động nữ tăng 13,9%, số vụ tai nạn lao động tăng
6,2%, tổng số nạn nhân tăng 12,2%, số người chết tăng 5,7%, số vụ có người chết
tăng 12,3%, số người bị thương nặng tăng 10,4%. Số vụ có từ 02 nạn nhân giảm
54%.
Trong giai đoạn 2013 – 2015, TP. Hồ Chí Minh luôn là địa phương dẫn đầu cả
về số người chết vì tai nạn lao động do đây là thành phố tập trung nhiều dân cư,
ngoài ra còn là nơi tập trung của các ngành công nghiệp trọng điểm mang tính rủi ro
cao. Các tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Bình Dương, Hà Nội cũng luôn nằm
trong số những địa phương có xảy ra tai nạn lao động chết người nhiều nhất (Xem
phụ lục 1).
2.1.2. Bệnh nghề nghiệp
Bên cạnh tình trạng báo động về tai nạn lao động, thì tình trạng bệnh nghề
nghiệp cũng đang đáng chú ý.
Theo số liệu thống kê của Bộ y tế:
- Năm 2014, có 4580 cơ sở sản xuất tại các tỉnh, ngành tiến hành khám sức
khỏe định kì cho 769.217 người lao động. Trong đó, số công nhân lao động có sức
khỏe yếu chiếm 13.7%.
- Chỉ có 1890 cơ sở tại 20 tỉnh, ngành tiến hành khám 18/28 bệnh nghề nghiệp
với số lao động được khám là 63.548 người trong số gần 1.9 triệu lao động. Phát
hiện 3984 trường hợp chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp (chiếm 5.9%)
- Năm 2015, phát hiện 28000 người mắc bệnh nghề nghiệp tuy nhiên con số
thực tế có thể lớn hơn. Trong đó 74% mắc bệnh bụi phổi silic và 17% bị điếc do
tiếng ồn.
8
2.1.3. Các yếu tố độc hại
- Năm 2013, tại tỉnh Bình Dương, kết quả kiểm tra giám sát môi trường lao
động tại các doanh nghiệp cho thấy ô nhiễm môi trường lao động vẫn ở mức cao.
Trong số 420 công ty được đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động với
69.741 mẫu thì có 7.657 mẫu không đạt tiêu chuẩn (chiếm 11%).
- Người lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm không được trang bị mặt
nạ chống độc, không thắt dây an toàn, đội mũ bảo hộ, không khám sức khỏe định kì
cho người lao động.
2.1.4. Điều kiện làm việc và thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động
- Trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp có lao động làm việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm đều đã trang bị phương tiện kĩ thuật vệ sinh cho người lao động.
- Nhìn chung, các doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện các quy định về an
toàn, vệ sinh lao động tốt hơn. Các doanh nghiệp nhỏ do người sử dụng lao động
không có đủ nguồn lực tài chính để chí phí cho việc đầu tư cải tạo trang thiết bị,
máy móc, một số doanh nghiệp còn chưa quan tâm để máy móc thiết bị bị cũ kĩ, lạc
hậu, nhà xưởng chất hẹp, thiếu nhiều ánh sang dẫn đến điều kiện làm việc của
người lao động không được đảm bảo.
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động
trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2.2.1. Cam kết của lãnh đạo về vấn đề an toàn, sức khỏe cho người lao động
Dựa theo kết quả điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc
thực
hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động tại các doanh nghiệp thuộc 5
ngành Dệt may - Da giày, Thủy sản, Khai thác mỏ, Xây dựng và Dịch vụ Thương
mại trong tháng 9 năm 2015 có thể nhận thấy:
Phần lớn các doanh nghiệp (62%) đều đã có cam kết của lãnh đạo thực hiện
các quy định về an toàn, sức khỏe lao động. Tỷ lệ này đạt rất cao ở các doanh
nghiệp trong ngành Dệt may – Da giày (82,9%), sau đó đến ngành Khai thác mỏ
(61%) và thấp nhất là ngành Xây dựng (54,2%). Nguyên nhân là do phần lớn các
9
doanh nghiệp ngành Dệt may - Da giày phải thực hiện các quy định của SA8000
hoặc WRAP, trong đó, nội dung an toàn, sức khỏe là một trong những nội dung
quan trọng.
Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách để thực hiện cam kết vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế. Tính trung bình chỉ có 54,7% tổng số doanh nghiệp đã có cam kết có
chính sách để thực hiện các cam kết về an toàn, sức khỏe lao động. Tỷ lệ này cao
nhất ở ngành Khai thác mỏ (76,7%), sau đó đến Dệt may - Da giày (61%) và thấp
nhất ở ngành Dịch vụ – Thương mại (37,3%).
2.2.2. Huấn luyện an toàn, sức khỏe lao động
Phần lớn các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc thiết lập bộ máy phụ trách
công tác an toàn, sức khỏe cho người lao động.
Biểu 2.3: Bộ máy làm cơng tác an tồn, sức khỏe lao động và chương trình
huấn luyện an toàn, sức khỏe lao động tại các doanh nghiệp
ĐVT: phần trăm
Ngành
STT
Tiêu chí đánh giá
Toàn
Dệt may
Khai
quốc
` Da
thác
giày
mỏ
93,2
97,6
6,8
Dịch vụ
Thủy
Xây
sản
dựng
97,9
96,9
91,5
84,3
2,4
2,1
3,1
8,5
15,7
95,5
100
98,2
96,8
93,3
89,6
5,4
-
1,8
3,2
6,7
10,4
- thương
mại
Phân công
1.1
lãnh đạo phụ
trách an toàn,
1.2
2.1
2.2
sức khỏe lao
động
Có bộ phận
làm công tác
Có
Khôn
g
Có
an toàn, sức
Khôn
khỏe lao động
g
10
3.1
3.2
3.3
3.4
Thời gian giữa
các lần huấn
luyện về an
toàn, vệ sinh
3.5
lao động cho
toàn thể công
nhân viên.
6 tháng
1 năm
2 năm
3 năm
23,6
71,2
1,3
0,4
15,0
80,8
-
15,5
84,5
-
6,3
87,5
3,1
29,2
64,6
-
45,1
45,1
5,9
-
3,5
5,0
-
3,1
6,3
3,9
Chưa bao
giờ huấn
luyện
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Có thể nhận thấy, ngành có tỷ lệ cao nhất là Khai thác mỏ (97,9%), sau đó đến
Dệt may – Da giày (97,6%), Thuỷ sản (96,9%), Xây dựng (91,5%) và thấp nhất là
ngành Dịch vụ – Thương mại (84,3%).
Biểu 2.3 cũng cho thấy có 95,5% doanh nghiệp có bộ phận làm công tác an
toàn, sức khỏe lao động. Ngành có tỷ lệ cao nhất là Dệt may – Da giày (100%),
thấp nhất là Dịch vụ – Thương mại (89,6%).
Về công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động, theo kết quả điều tra, vẫn
còn có 5% số ý kiến ngành Dệt may – Da giày; 3,1% ý kiến ngành Thuỷ sản; 6,3%
ý kiến ngành Xây dựng và 3,9% ý kiến ngành Dịch vụ – Thương mại khẳng định
doanh nghiệp của mình chưa bao giờ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho
người lao động. Có một số doanh nghiệp ngành Thuỷ sản và ngành Dịch vụ –
Thương mại huấn luyện hoặc 2 năm, hoặc 3 năm 1 lần.
Xét tổng thể, có thể khẳng định ngành Khai thác mỏ là ngành làm rất tốt công
tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (100% doanh nghiệp thực hiện huấn luyện
từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần), kế tiếp đến ngành Thuỷ sản (96,9%) và ngành Dệt may
- Da giày (95%).
Một số doanh nghiệp rất quan tâm đến việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
động cho người lao động khi thực hiện các chương trình huấn luyện theo định kỳ 6
tháng 1 lần. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Dịch vụ – Thương mại (45,1%), sau đó đến
ngành Xây dựng (29,2%) và thấp nhất ở ngành Thuỷ sản (6,3%).
11
2.2.3. Vấn đề đảm bảo an toàn, sức khỏe lao động tại nơi làm việc
Kết quả điều tra tại biểu 2.4 dưới dây cho thấy điều kiện lao động trên thực tế
vẫn gây ảnh hưởng xấu đến người lao động.
Biểu 2.4: Các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của
người lao động
ĐVT: phần trăm
Ngành
Dệt
STT
Tiêu chí đánh giá
Toàn
may –
quốc
Da
giày
Khai
thác
mỏ
Dịch
Thủy
Xây
vụ –
sản
dựng
thương
mại
Điều kiện lao
1.1
Có
46,8
7,3
90,0
43,8
37,5
38,0
Khơng
53,2
92,7
10,0
56,3
62,5
62,0
2.1
Bụi
70,4
66,7
94,4
7,1
61,1
57,9
2.2
Ờn
52,8
66,7
57,4
50,0
55,6
36,8
điều kiện lao
Rung
26,9
33,3
18,5
42,9
33,3
31,6
đợng gây ảnh
Hơi khí
hưởng xấu đến
độc
Độ ẩm
18,5
33,3
9,3
28,6
5,6
47,4
23,1
-
25,9
71,4
5,6
-
53,7
66,7
63,0
14,3
66,7
42,1
Khác
13,0
-
14,8
14,3
22,2
-
Có
31,0
7,3
50,0
38,7
36,2
18,0
động có ảnh
hưởng xấu đến
1.2
sức khỏe người
lao động
Các yếu tố
2.3
2.4
2.5
2.6
sức khỏe của
cao
người lao động
Nóng khó
chịu
2.7
3.1
Có yếu tố nguy
hiểm dễ gây tai
12
3.2
nạn
Sàn trơn,
4.1
gồ ghề
Máy móc
4.2
4.3
4.4
4.5
Không
không
Các yếu tố
che chắn
Không có
nguy hiểm dễ
biển báo
gây tai nạn cho
an toàn
Đường
người lao động
trong quá trình
làm việc
hẹp
Hàng dễ
đổ
Vật liệu
4.6
nổ
4.7
khác
69,0
92,7
50,0
61,3
63,8
82,0
7,7
-
-
33,3
9,1
-
3,8
-
-
-
18,2
-
9,6
-
-
-
27,3
28,6
38,5
-
45,5
22,2
72,7
-
32,7
100,0
4,5
55,6
36,4
57,1
51,9
-
90,9
-
9,1
85,7
-
-
-
-
-
-
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Có 46,8% doanh nghiệp có yếu tố về điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ cho người lao động, phổ biến nhất là Bụi (70,4%), sau đó đến Vi khí
hậu (Nóng bức khó chịu – 53,7%; Độ ẩm cao – 23,1%), Ờn (52,8%), Rung (18,5%),
Hơi khí đợc (18,5%). Các yếu tố khác chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể (13%).
Nếu xét theo ngành, ngành có tỷ lệ doanh nghiệp có yếu tố điều kiện làm việc
gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động cao nhất là ngành Khai thác mỏ
(90%). Các ngành khác có tỷ lệ thấp hơn hẳn và đặc biệt thấp ở ngành Dệt may –
Da giày (7,3%).
Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động trong quá trình
làm việc cần được các doanh nghiệp quan tâm để tránh những tình huống xấu có thể
xảy ra đối với sức khoẻ của người lao động. Kết quả điều tra cho thấy, có 31%
doanh nghiệp có các yếu tố nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động, trong đó tỷ lệ cao
13
nhất là ngành Khai thác mỏ (50%), sau đó đến Thuỷ sản (38,7%), Xây dựng
(36,2%), Dịch vụ – Thương mại (18%). Những yếu tố gây nguy hiểm ở tình trạng
đáng báo động nhất trong các doanh nghiệp là:
- Vật liệu nổ: ngành Khai thác mỏ (90,9%), ngành Dịch vụ – Thương mại
(85,7%).
- Xếp hàng quá cao, dễ đổ, dễ gây tai nạn: ngành Dệt may – Da giày (100%),
ngành Dịch vụ – Thương mại (57,1%), ngành Thuỷ sản (55,6%) và ngành Xây dựng
(36,4%).
- Không có biển báo an toàn: ngành Xây dựng (27,3%) và Dịch vụ – Thương
mại (28,6%).
- Sàn trơn, gồ nghề: ngành Thuỷ sản (33,3%) và Xây dựng (9,1%).
- Máy móc không có bộ phận che chắn: ngành Xây dựng (18,2%).
So với kết quả điều tra của những năm trước đây, các doanh nghiệp đã quan
tâm chú ý đến việc đầu tư làm giảm thiểu các mối nguy hại đến người lao động. Tuy
nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố về điều kiện làm việc gây ảnh hưởng xấy
đến sức khỏe người lao động, chứng tỏ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp đã dần có tính hội nhập cao hơn song mức độ hội nhập vẫn chưa được
như mong muốn.
Trong tình trạng các yếu tố điều kiện lao động có gây ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ cho người lao động khá nghiêm trọng, vấn đề cải tiến các yếu tố điều kiện lao
động cần được quan tâm đáng kể. Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 92,1% doanh
nghiệp thường xuyên cải tiến các yếu tố điều kiện lao động, chỉ có 7,5% doanh
nghiệp không thường xuyên cải tiến và 0,4% doanh nghiệp không thực hiện cải tiến.
Biểu 2.5: Vấn đề đảm bảo an toàn, sức khỏe nơi làm việc cho người lao động
tại các doanh nghiệp
STT
Tiêu chí đánh giá
Toàn
Dệt
Khai
Ngành
Thủy
may –
thác
sản
quốc
14
Xây
Dịch
dựng
vụ –
Da
giày
thương
mỏ
mại
Mọi
1.1
người đều
Cải tiến điều
1.2
1.3
kiện lao động
để đảm bảo an
2.4
2.5
66,1
34,4
36,2
50,0
43,0
42,5
33,9
62,5
48,9
36,0
7,5
7,5
-
3,1
14,9
12,0
0,4
-
-
-
-
2,0
Rất kém
-
-
-
-
-
-
Kém
1,9
-
-
10,0
-
-
34,6
33,3
6,7
40,0
50,0
54,5
Tốt
57,7
66,7
86,7
50,0
30,0
45,5
Rất tốt
5,8
-
6,7
-
20,0
-
tham gia
Thường
toàn, sức khỏe
cho người lao
thường
động
xuyên
Không
cải tiến
2.1
2.3
50,0
xuyên
Không
1.4
2.2
49,1
Đánh giá
chung về trang
Bình
thiết bị bảo hộ
thường
cho công nhân
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Ngành Khai thác mỏ là ngành quan tâm đến cải tiến các yếu tố điều kiện lao
động nhất (100%) và quan tâm nhất đến việc huy động trí tuệ tập thể cùng tham gia
cải tiến liên tục (66,1%). Xếp thứ hai là ngành Thuỷ sản (96,9% - cải tiến thường
xuyên song việc huy động tập thể cùng tham gia cải tiến lại kém nhất, chỉ 34,4%).
Ba ngành còn lại có mức độ cải tiến gần tương tự nhau, song trội hơn cả vẫn là
ngành Dệt may – Da giày, sau đó đến Dịch vụ – Thương Mại (đều là 50%). Ngành
15
Dịch vụ – Thương mại lại có đến 2% doanh nghiệp không cải tiến các yếu tố điều
kiện lao động.
Nếu như việc cải tiến các yếu tố điều kiện lao động có mục tiêu đảm bảo cho
người lao động ít chịu các ảnh hưởng xấu của môi trường làm việc thì việc trang bị
phương tiện bảo hộ lao động giúp họ có khả năng tránh các rủi ro xảy ra trong quá
trình làm việc. Tuy nhiên, kết quả điều tra lại cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp trang
bị phương tiện bảo hộ lao động ở mức tốt và rất tốt ở mức khá khiêm tốn: 64,5%; có
34,6% ở mức bình thường và có 1,9% ở mức kém. Ngành gây ấn tượng nhất trong
vấn đề này là Khai thác mỏ với 6,7% số doanh nghiệp ở mức rất tốt và 86,7% ở
mức tốt. Nguyên nhân do ngành ày có nhiều yếu tố nguy hiểm đe doạ tính mạng và
sức khoẻ của người lao động.
Ngành có thể xếp thứ hai là ngành Dệt may – Da giày (66,7% ở mức tốt và
33,3% ở mức bình thường). Ngành xếp thứ ba là ngành Xây dựng với 20% doanh
nghiệp ở mức rất tốt , 30% ở mức tốt và 50% ở mức bình thường. Còn ngành Dịch
vụ – Thương mại và Thuỷ sản ở tình trạng kém hơn.
2.2.4. Vấn đề đảm bảo vệ sinh nơi làm việc cho người lao động
Vấn đề đảm bảo vệ sinh nơi làm việc cho người lao động được các bộ quy tắc
ứng xử phổ biến trên bình diện quốc tế đề cập đến ở 3 nội dung chủ yếu: Vệ sinh
nhà ở tập thể mà doanh nghiệp cấp cho người lao động; Nhà vệ sinh tại nơi làm việc
cho người lao độn; Nhà tắm cho người lao động.
16
Biểu 2.6: Vấn đề đảm bảo vệ sinh cho người lao động tại các doanh nghiệp
ĐVT: phần trăm
Ngành
Dệt
STT
Tiêu chí đánh giá
Toàn
may –
quốc
Da
giày
Có nhà ở
1.1
1.2
1.3
Khai
thác
mỏ
Dịch
Thủy
Xây
vụ –
sản
dựng
thương
mại
54,0
32,0
83,7
27,8
57,6
41,9
46,0
68,0
16,3
72,2
42,4
58,1
14,8
50,0
5,6
20,1
5,2
30,8
65,4
50,0
61,2
79,9
73,6
69,2
19,8
-
33.3
-
21,0
-
Rất kém
-
-
-
-
-
-
Kém
2,5
-
-
-
8,6
2,9
35,8
44,8
51,2
42,9
28,6
11,8
Tốt
56,8
51,7
48,8
57,1
51,4
76,5
Rất tốt
4,9
3,4
-
-
11,4
8,8
Trang bị nhà
Có nhà
55,1
55,6
53,5
71,4
47,1
54,8
tắm cho người
tắm, sạch
Đánh giá
tập thể
Không có
chung về vệ
nhà ở tập
sinh của nhà ở
thể
tập thể mà
Sạch sẽ
doanh nghiệp
1.4
cung cấp cho
Đạt yêu
người lao động
cầu
Chưa đạt
1.5
yêu cầu
2.1
2.2
Đánh giá
chung về nhà
2.3
vệ sinh cho
người lao động
2.4
tại nơi làm việc
2.5
3.1
Bình
thường
17
sẽ
Có nhà
tắm,
3.2
không
lao động
3.3
11,1
27,9
4,8
14,7
3,2
15,4
25,9
11,6
14,3
17,6
9,7
15,4
7,4
7,0
9,5
20,6
32,3
sạch sẽ
Chỉ có
nhà tắm
cho nữ
Không có
3.4
14,1
nhà tắm
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
* Vấn đề nhà ở tập thể cho người lao động:
Chỉ có 54% doanh nghiệp có cung cấp nhà ở cho người lao động. Tỷ lệ này
cao nhất ở ngành Khai thác mỏ (83,7%), sau đó đến ngành Xây dựng (57,6%), Dịch
vụ – Thương mại (41,9%), Dệt may – Da giày (32%) và thấp nhất ở ngành Thuỷ sản
(27,8%).
Theo kết quả điều tra, 100% nhà ở do doanh nghiệp cung cấp không rơi vào
tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn có 19,8% doanh nghiệp có nhà ở
cho người lao động chưa đạt yêu cầu. Chỉ có 2 ngành vẫn có kết quả chưa đạt là
Khai thác mỏ (33,3%) và Xây dựng (21%).
Phần lớn tình trạng vệ sinh ở khu nhà ở của người lao động đều “đạt yêu cầu”
(65,4%) và không có sự chênh lệch nhiều ở các ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ ở mức “sạch
sẽ” lại có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngành: ngành Dệt may – Da giày đứng đầu
với 50,0% doanh nghiệp, thứ hai là ngành Dịch vụ – Thương mại có 30,8% doanh
nghiệp, sau đó là Thủy sản (20,1%). Hai ngành có tỷ lệ thấp nhất là Khai thác mỏ
(5,6%) và Xây dựng (5,2%).
Như vậy, nhìn chung 100% nhà ở được cung cấp cho người lao động đảm bảo
an toàn nhưng vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp.
18
* Vấn đề nhà vệ sinh cho người lao động:
Kết quả điều tra cho thấy, có ngành có tỷ lệ người đánh giá khu vệ sinh ở mức
tốt và rất tốt cao nhất là ngành Dịch vụ - Thương mại (85,3%), sau đó đến ngành
Xây dựng (62,8%) và thấp nhất ở ngành Khai thác mỏ (48,8%). Như vậy, có thể
thấy, việc đảm bảo tính sạch sẽ cho khu vực vệ sinh cho người lao động đang là vấn
đề cần có sự nỗ lực cao của các doanh nghiệp.
* Vấn đề nhà tắm cho người lao động:
Luật lao động quy định nếu doanh nghiệp có lao động nữ cần có nhà tắm riêng
cho nữ công nhân. Các bộ CoC quốc tế quy định ở mức cao hơn – cần có nhà tắm
riêng cho cả nam và nữ và nhà tắm phải đảm bảo sạch sẽ.
Tuy nhiên, có 15,4% doanh nghiệp không có nhà tắm nào; 15,4% doanh
nghiệp chỉ có nhà tắm cho nữ công nhân trong khi có cả lao động nữ và lao động
nam. Điều bất cập này chắc chắn sẽ cần phải khắc phục nếu các doanh nghiệp thực
sự muốn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội để hội nhập. Những ngành cần chú ý đặc
biệt đến vấn đề này là Dịch vụ – Thương mại (32,3% doanh nghiệp không có nhà
tắm nào và 9,7% các doanh nghiệp hỉ có nhà tắm cho nữ); Xây dựng (tương ứng là
20,6% và 17,6%) và Dệt may – Da giày (7,4% và 25,9%).
Vấn đề có nhà tắm bẩn, mất vệ sinh cũng là một vấn đề nổi cộm. Ngành có tỷ
lệ đánh giá nhà tắm “có nhưng không sạch sẽ” nhiều nhất là Khai thác mỏ (27,9%),
kế tiếp là Xây dựng (14,7%) và Dệt may – Da giày (11,1%).
2.2.5. Vấn đề y tế, bảo vệ sức khỏe cho người lao động
Nhìn chung, vấn đề đảm bảo các dịch vụ y tế cho người lao động được thực
hiện khá tốt. Bảng 2.7 cho thấy có 60,2% doanh nghiệp đã thành lập trạm y tế. Tỷ lệ
này cao nhất ở ngành Dệt may – Da giày (87,8%), sau đó đến ngành Khai thác mỏ
(86,7%). Các ngành còn lại có tỷ lệ tương đối thấp: Thuỷ sản (41,9%), Dịch vụ –
Thương mại (38,8%) và Xây dựng (35,6%).
Biểu 2.7: Vấn đề y tế, bào vệ sức khỏe cho người lao động
ĐVT: phần trăm
STT
Tiêu chí đánh giá
Toàn
Ngành
19
Dệt
quốc
may –
Da
giày
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
Đã thành lập
trạm y tế
3.2
vụ –
sản
dựng
thương
mại
86,7
41,9
35,6
38,8
Không
39,8
12,2
13,3
58,1
64,4
61,2
69,5
87,9
52,9
75,0
68,8
81,3
30,5
12,1
47,1
25,0
31,3
18,8
Kém
-
-
-
-
-
-
Chưa mua
1,7
-
-
-
6,3
2,0
Dưới 30%
5,2
-
-
-
12,5
12,0
31% - 50%
5,6
2,4
-
9,4
6,3
12,0
51% - 80%
10,4
9,8
-
21,9
14,6
12,0
Trên 80%
77,1
87,8
100,0
68,8
60,4
62,0
phát thuốc
chưa kịp
của công ty
thời
Tỷ lệ tham
Xây
87,8
chữa và cấp
3.1
mỏ
Thủy
60,2
kịp thời
Đầy đủ,
có trạm y tế
thác
Dịch
Có
Đầy đủ,
Việc cứu
Khai
gia bảo hiểm
3.3
3.4
y tế trong
doanh nghiệp
3.5
(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Kết quả điều tra cho thấy rằng, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện cứu chữa, cấp
phát thuốc men cho người lao động “đầy đủ, kịp thời” chỉ chiếm 69,5%. Tỷ lệ này
cao nhất ở ngành Dệt may – Da giày (87,9%), sau đó đến Dịch vụ – Thương mại
(81,3%), Thuỷ sản (75%), Xây dựng (68,8%) và thấp nhất ở ngành Khai thác mỏ
(52,9%).
20
Pháp luật lao động Việt Nam và các bộ CoC nổi tiếng cũng đều quy định các
doanh nghiệp buộc phải mua bảo hiểm y tế cho tất cả người lao động (trừ 1 số đối
tượng đặc biệt). Tuy nhiên, chỉ có 77,1% doanh nghiệp có mua bào hiểm y tế cho
trên 80% công nhân; 10,4% doanh nghiệp mua bảo hiểm y tế cho từ 51% - 80% số
công nhân; 5,6% mua bảo hiểm y tế cho từ 31% - 50% công nhân; 5,2% cho dưới
30% công nhân và 1,7% doanh nghiệp chưa mua bảo hiểm cho công nhân.
Biểu 2.7 cho thấy, ngành thực hiện trách nhiệm xã hội tốt nhất trong vấn đề
bảo hiểm y tế là Khai thác mỏ (100% các doanh nghiệp đã mua bảo hiểm y tế cho
trên 80% công nhân), sau đó đến Dệt may – Da giày (87,8%), Thuỷ sản (68,8%).
Hai ngành Xây dựng và Dịch vụ – Thương mại có tình trạng thực hiện trách nhiệm
xã hội trong vấn đề này kém nhất và có doanh nghiệp chưa mua bào hiểm y tế cho
bất kỳ công nhân nào.
2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức
khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2.3.1. Mặt đạt được
Có thể nhận thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói
chung và vấn đề an toàn, sức khỏe lao động nói riêng tại Việt Nam hiện nay đã có
nhiều sự thay đổi tích cực.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn, sức khỏe lao động đã được
quy định tương đối cụ thể, chi tiết trong các văn bản luật như Luật Lao động, Luật
An toàn, vệ sinh lao động,… Chính điều này giúp công tác an toàn, sức khỏe lao
động trong các doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng và có hiệu quả hơn.
Ngoài những quy định chung của Pháp luật, các doanh nghiệp Việt Nam trong
một số ngành như Dệt may – Da giày,… đã có những thỏa ước lao động ngành của
riêng mình, chính vì thế, tỷ lệ thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao
động trong những doanh nghiệp này tương đối cao, nghiêm túc.
Đa phần, các doanh nghiệp đã có bộ phận riêng phụ trách về công tác an toàn,
sức khỏe của người lao động.
21
Việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, các yếu
tố môi trường lao động cũng đã được các doanh nghiệp chú ý hơn so với các giai
đoạn trước.
Có thể nhận định chung, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cái nhìn chú trọng
hơn về trách nhiệm xã hội của mình, từ đó cũng đã có những động thái tích cực hơn
trong công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.
2.3.2. Mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh
vực này vẫn có tồn tại rất nhiều hạn chế.
Mặc dù có quan tâm đến vấn đề an toàn, sức khỏe lao động những lại không
có sự đầu tư đúng mức.
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền
của người lao động về an toàn, sức khỏe như tham gia bảo hiểm y tế, trang bị nhà
tắm cho người lao động hoặc thiếu tích cực trong việc cải thiện và nâng cao cơ sở
vật chất, điều kiện lao động, trang thiết bị làm việc cho công nhân viên.
Hầu hết các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc theo dõi chấp hành
quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Người lao động dù được trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân nhưng không sử dụng trong khi làm việc do ý thức kỉ luật kém lại
không có bộ phận theo dõi, giám sát.
Việc tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động chỉ mang tính hình
thức, do đó, thực trạng về bệnh nghề nghiệp đang diễn ra rất đáng báo động.
Tuy đã có bộ phận phụ trách nhưng đa số là người ở các bộ phận khác nhau,
giữ các chức vụ khác nhau như: giám đốc, công đoàn cơ sở, cán bộ chủ chốt, quản
đốc, chủ tịch công đoàn. Chính vì thế mà không có nhiều thời gian dành cho công
tác này.
22
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong
khi đó, chi phí để thực hiện tốt công tác an toàn, sức khỏe cho người lao động lại
tương đối lớn, do đó, doanh nghiệp thường không làm hoặc làm không tới nơi tới
chốn.
Cũng vì lý do này, thành viên trong bộ phận làm công tác an toàn chủ yếu là
kiêm nhiệm mà không có cán bộ chuyên trách để giáo dục, tuyên truyền rõ ràng,
chính xác, cụ thể các quy định của Pháp luật liên quan.
Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm xã
hội về an toàn, sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp còn chưa diễn ra mạnh
mẽ, hiệu quả.
23