Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

vai trò của báo chí trong việc phát huy văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.02 KB, 15 trang )

A. Lời mở đầu

Trong cuộc sống hiện này, giá trị văn hóa tinh thần đang bị suy giảm dần.
Mọi người chỉ mải mê đến công việc, đến giá trị vật chất mà quên đi cuộc
sống tinh thần. Làm cho cuộc sống tinh thần của mỗi người trở nên nghèo nàn
và buồn tẻ.
Từ việc mất đi giá trị văn hóa tinh thần, mà con người không còn để
tâm đến chuyện đối nhân xử thế. Làm cho xã hội càng ngày càng suy thoái và
tệ nạn xã hội cứ thế gia tăng.
Xã hội ngày càng phát triển mà ý thức của con người càng đi xuống. Đó
cũng do cuộc sống tinh thần của họ không được trau dồi, bồi đắp. Làm cho
đời sống văn hóa tinh thần không được phong phú như ngày xưa dẫn đến
những điều không hay trong ý thức của họ. Và cũng một phần là do các
phương tiện truyền thông vẫn chưa biết cách đưa những giá trị đó vào đời
sống nhân dân.
Do đó, em muốn trình bày về vấn đề giá trị văn hóa tinh thần của dân
tộc. Cũng như vai trò của báo chí trong việc phát huy nó.
Trong tiểu luận, vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy bỏ qua cho em. Vì
có thể bài làm của em chưa được tốt cho lắm.

Em xin chân thành cảm ơn!

1


A.

Nội dung

I. Mối quan hệ của báo chí truyền thông với văn hóa tinh thần của dân
tộc


1. Giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc

Trong lịch sử phát triển nhân loại, vấn đề văn hóa luôn được quan tâm
trên mọi lĩnh vực và mọi góc độ, khía cạnh. Ở đâu đâu cũng chạm đến văn
hóa. Văn hóa đã trở thành món ăn tinh thần của đời sống con người. Cuộc
sống xã hội không thể mất đi giá trị văn hóa.
Cũng vì thế mà các khái niệm về văn hóa ra đời và ngày càng bổ sung
cho nhau đã tạo nên những mặt chung trong xã hội.
Nói chung thì Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra
và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn
hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự
xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá
trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động
và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con
người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời
sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần
mà do con người tạo ra.
Còn theo các học giả phương tây thì họ cho rằng Văn hóa là toàn bộ
phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật phát, phong
tục, nhưng khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là
một thành viên của xac hội. Bởi họ cho rằng văn hóa là hướng về trí lực và
vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh ( cơ sở lý luận – Trần Quốc
Vượng)
2


Một định nghĩa khác được đưa ra: Văn hóa là một hệ thống hữa cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con và môi trường tự nhiên nhiên
và xã hội (cơ sở lý luận –Trần Ngọc Thêm).

Trong cuốn hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, Văn hóa được định nghĩa
là hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính nguồn gốc
gắn với những đặc tính của chủ thẻ, trở thành nên tảng, bản thể của một nên
văn hóa, là căn cứ là chứng mình của nên văn hóa văn hóa bất cứ dân tộc nào.
Nó chính là cái để phân biệt văn hóa dân tộc này và văn hóa dân tộc khác.
Khiến văn hóa của dân tộc này không trở thành cái bong của dân tộc kia và
ngược lại. Sự ý thức về bản sắc văn hóa dân tộc thấm đượm trong mỗi tâm
hồn tạo nền tảng cơ sở vững chắc cho lòng tự tin dân tộc, kết tinh lại đưa lên
một tầm cao mới. Mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc bắt nhịp với sự
phát triển của thời đại mới mà không đánh mất vốn quý của chính mình.
Ngoài những khái niệm về văn hóa như trên, còn có một khái niệm về
văn hóa tinh thần như sau: Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật
chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,...
tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi
khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn
hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.
Từ những khái niệm trên, có thể thấy được văn hóa của dân tộc đa dạng
và phong phú. Được con người khái quát trên nhiều phương diện khác nhau.
Nhưng chủ yếu đều nói lên tầm quan trọng của giá trị văn hóa tinh thần ngày
nay.
Trong xu hướng phát triển thế giới và thời kỳ hội nhập của đất nước, đã
cho ta thấy khả năng đón nhận và biến đổi văn hóa mới của cuộc cách mạng
khóa học công nghê. Nó đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hóa. Bởi
3


vậy, gìn giữ bảo vệ, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc cần
đẩy mạnh phát triển và quý trọng truyền thống văn hóa dân tộc và cả cộng
đồng.
Văn hóa Việt Nam đang đứng trước sự tấn công ồ ạt mạnh mẽ của cá

làn sóng văn hóa ngoại lại thiếu chọn lọc vì thế mà càng phải chú trọng gìn
giữ và phát huy nền văn hóa dân tộc. Trong lịch sử Việt Nam đã từng là một
trong hơn 30 quốc gia còn giữ được bản sắc dân tộc.
Nền văn hóa Việt Nam có những nguyên lý riêng của nó. Muốn giữ gìn
và phát triển, hoàn thiện và nâng cao sự kế thừa truyền thống không phải là
giữ nguyên trọn vẹn “cái gốc” xưa, bê nguyên su những giá trị của thời đại
trước, mà là sự kế thừa có chọn lóc, có phê phán và có sáng tạo những giá trị
văn hóa tinh thần của dân tộc, cũng như văn minh nhân loại.
2. Mối quan hệ và nhiệm vụ của báo chí truyền thông trong việc phát huy giá
trị văn hóa tinh thần

a.

Mối quan hệ
Báo chí truyền thông dù là sản phẩm thành tự của văn hóa phương tây

du nhập vào. Song, không ai có thể phủ nhận được thực tế rằng báo chí là
phương tiện truyền thông nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu xã hội Việt
Nam đang vận động và phát triển đã nhanh chóng vượt lên vai trò thông tin
thương mại đơn thuần để bước vào địa hạt chính trị và văn hóa. Cơ chế vận
động của văn hóa vừa tĩnh vừa động, với tư cách là một biểu trưng của một
công đồng, một không gian, một thời kỳ lịch sử, văn hóa mang giá trị tĩnh.
Những giá trị đó tham gia một cộng đồng, vào nhân cách một con người, sẽ
tác động sâu sắc đến xu hướng vẫn động của đời sống xã hội. Trong cơ chế ấy
4


văn hóa vận động tự tái tạo và bổ sung. Với cách nhìn đó, báo chí vừa là công
cụ truyền bá văn hóa, vừa là một sản phẩm văn hóa.
Báo chí luôn cung cấp những tri thức phong phú mới mẻ nhất cho con

người có thêm cái nhìn mới, cách tiếp nhận mới. Sự phát triển của báo chí
cũng làm tăng giá trị của văn hóa Việt Nam với những nền văn hóa khác.
Song, nền báo chí phương Đông và Việt Nam bắt buộc phải là sự thể hiện điển
hình và đặc sắc linh hồn của văn hóa Phương Đông. Điều đó có nghĩa là báo
chí Việt nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa dân tộc và hàm chứa trong
nó những nét bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Từ nội dung văn phong đến
cách trình bày các sản phẩm báo chí, đều dựa trên tiêu chuẩn riêng của hệ giá
trị văn hóa Việt Nam để nhắm đến đích là công chúng Việt Nam – chủ thể của
nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc và bền vững.
Truyền bá văn hóa là một mắt xích tự nhiên của quá trình vận động văn
hóa. Trong tình hình cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ồ ạt trên
phạm vi toàn cầu. Báo chí đóng một vai trò quan trọng và to lớn. Sự nhanh
chóng và khả năng đồng hóa trong một không gian lớn của thông tin, báo chí
là có những ưu điểm mà không phương tiện nào so sánh được. Báo chí đã
tham gia tích cực vào việc lưu giữ, truyền bá và làm giàu kho tnagf văn hóa
dân tộc và nhân loại. Thông tin báo chí tham gia đáng kể vào việc hình thành
cáh tư duy nhận thức hành động của con người hiện đại và cả xu hướng vận
động của toàn xã hội.
Trong mối quan hệ với giá trị văn hóa, báo chí chịu ảnh hưởng sâu sắc
từ trong bản chất hệ thộng, cũng là phương tiện hiện hữu có vai trò quan trọng
góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.

5


b. Nhiệm vụ
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu với đời sống xã
hội. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà chính trị, các nhà cách mạng lại dành
cho báo chí sự quan tâm lớn.
Trong đời sống văn hóa của đất nước, sự tham gia của báo chí càng có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng. Báo chí là phương tiện hữa hiệu tham gia tuyên
truyền , quản lý và xây dựng nền văn hóa tinh thần của đất nước.
Như vậy, có thể thấy trong báo chí truyền thông, văn hóa không đơn thuần là
một nội dung làm phong phú thông tin mà báo chí còn có trách nhiệm nghĩa
vụ tham gia, phát huy sức mạnh của mình để bảo vệ những truyền thống quý
báu của dân tộc và làm cho giá trị đó có sức lan tảo thấm đẫm trong đời sống
xã hội. tạo tiền đề hình thành giá trị mới phù hợp với xu thế thời đại.
Xã hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao. Sự hình thành nhân
cách lối sống văn hóa của con người chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên
và xã hội. Chính vì thế mà báo chí là phương tiện được trang bị một hệ thống
tri thức văn hóa lịch sử phong phú và đa dạng. Để nhằm giáo dục truyền thống
yêu nước, ý chí, đức tính cần cù trung thực và phổ biến hoạt động văn hóa,
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc… Hình thành dư luận xã hội lành
mạnh, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách đời sống tinh thần của con
người.
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hóa. Trong lĩnh
vực này, báo chí phát huy chức năng “bộ lọc” của văn hóa dân tộc, định
hướng giá trị cho toàn xã hội.
Từ đây, ta có thể thấy được đối với giá trị văn hóa dân tộc, báo chí có
nhiệm vụ bất khả thi. Không thể không có. Nhiệm vụ này của báo chí giúp
6


cho mọi người hiểu và biết thêm những giá trị văn hóa mới. Cũng như việc
phát huy và bảo vệ những tinh hoa trong các giá trị văn hóa truyền thống. Từ
đó, góp phần ý thức cho mọi người tầm quan trọng của văn hóa tinh thần
trong đời sống của mình.
II.

Báo chí truyền thông phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân

tộc

Giá trị văn hóa tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm đan xen và đa
nghĩa. Vì thế, các trang báo cùng với những tác phẩm viết về lĩnh vực này,
bên cạnh nội dung tư tưởng còn cần phải biết sáng tạo, khéo léo để mang lại
sự hấp dẫn và thu hút về thông tin đến người đọc.
Với mỗi tờ báo đều có những nội dung và hình thức khác nhau để thể hiện
giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Mỗi tác phẩm mang đến những cái mới
lạ cho người đọc. Tạo nên những thông tin bổ ích cho mọi người về văn hóa
và làm phong phú đời sống tinh thần của xã hội.
1. Khảo sát báo Tuổi Trẻ

Chuyên mục Văn hóa-Giải Trí trên báo Tuổi Trẻ có rất nhiều bài tin viết
hay. Mỗi bài viết là những đề tài, chủ đề khác nhau. Cũng là những khía cạnh, góc
độ về một lĩnh vực nào đó trong văn hóa xã hội hiện nay và ngày xưa.
Trong chuyên mục này gồm có: Media, Điện ảnh, Sân khấu, Giải Trí.
Mỗi mảng đều có những bài viết liên quan đến đời sống của các ngôi sao
trong và ngoài nước, những tác phẩm văn học hay những chương trình nghệ
thuật được diễn ra. Một số bài như: “20 năm Bông lúa vàng” (Linh Đoan),
“Xem mua ballet miễn phí” (A.Chi)… đều nói về những chương trình nghệ
7


thuật bổ ích cho người dân. Mang lại những thông tin hay và có giá trị đến
người đọc về các chương trình này. Tác phẩm “Đừng gieo hạt sạn…”(Lam
Điền) với dòng sapo ngắn gọn nhưng đủ ý, cho người đọc – nhất là các vị phụ
huynh biết được đang có mầm mống gây hại cho con em mình qua những
cuốn sách không hay. Từ đó mà họ có phương pháp để dạy con em mình sao
cho đúng để hình thành nên nhân cách tốt đẹp sau này.
Những tác phẩm về văn hóa ở báo Tuổi Trẻ ngoài việc mang lại thông

tin bổ ích cho người đọc mà còn giúp người đọc có những suy nghĩ đúng hay
cách đề phòng những “thói hư tật xấu” đang diễn ra trong xã hội ngày nay.
Xen kẽ những tin bài, những tác phẩm về điện ảnh, sân khấu, ngôi sao màn
bạc… là những tin về di tích lịch sử. Với những dòng tít: “ Di tích sắp…trôi
song” (Mai Hoa), “ Phát hiện một bộ ảnh bí ẩn về Thế chiến II” (Bảo Nguyên
(Theo New York Times, Wikipedia))… Gây ấn tượng đến người đọc, tạo ra sự tò
mò muốn tìm hiểu và khám phá. Từ đó, người đọc có ý thức chủ động tìm đến với
những di tích lịc sử hơn. Nhất là những vấn đề liên quan đến văn hóa xưa và nay.
Để có thể hiểu hơn về giá trị văn hóa dân tộc mình.
“Đến bảo tàng nghe ông bà kể chuyện” (Lam Điền) là một bài viết hay.
Có thể nói từ dòng tít đến sapo gây ấn tượng mạnh đến người đọc. Điều này
chứng tỏ trẻ em bây giờ rất thích thú với những câu chuyện xưa kia mà ông bà
mình kể lại. Hình thành nên trí tò mò và ham hiểu biết của trẻ nhỏ về văn hóa,
nét xưa của dân tộc, cùng với những tinh hoa, tinh thần chiến đấu, bất khuất
của ông cha ta để lại.
Ngoài phần nội dung hay, lôi cuốn ra. Báo Tuổi Trẻ còn thiếu sót về
phần ảnh. Ảnh đối với một bài báo là cần thiết. Nhất là những nội dung liên
quan đến di tích lịch sử, phong tục, tập quán… Vì từ ảnh người đọc mới biết
được giá trị thật của nó, những giá trị không thể mai mòn theo năm tháng. Mà
sẽ trường tồn mãi mãi.
8


Từ những bức ảnh chân thật, sống động, giá trị văn hóa tinh thần trong
các bài báo sẽ được thể hiện rõ rằng hơn. Người đọc cũng thấy thú vị hơn khi
được xem những hình ảnh mang đậm nét văn hóa đó.
Nói chung, báo Tuổi Trẻ đã phần nào phát huy được giá trị văn hóa tinh
thần của dân tộc trong từng bài viết, từng tác phẩm. Điều này chứng tỏ, báo
Tuổi Trẻ luôn mong muốn người đọc tìm về cội nguồn, tìm lại những giá trị
xưa kia của dân tộc. Không những thế, mà còn đưa người đọc đến những văn

hóa mới, lạ, độc đáo của thời hiện đại.

2. Khảo sát báo VNexpress

Với báo Vnexpress thì chuyên mục dành cho lĩnh vực văn hóa là không
thể thiếu. Vì nhu cầu của người đọc cao. Trong khi Vnexpress hiện nay là tờ
báo điện tử có số người truy cập nhiều nhất ở nước ta.
Về vấn đề văn hóa Vnexpress tập trung vào những mảng nghệ thuật
như: điện ảnh, nghệ sĩ, âm nhạc, mỹ thuật… Mỗi mảng đều có những bài, tin
rất hay và cuốn hút người đọc. Luôn cập nhật từng giờ từng ngày để có những
điều mới lạ từ trong nước đến ngoài nước để phục cho đời sống văn hóa tinh
thần của con người. Giúp người đọc tìm hiểu và biết nhiều thêm về nét văn
hóa trên thế giới.
Các tít cùng với sapo luôn được viết ngắn gọn và xúc tích nên khi đọc
những bài viết về văn hóa ở báo Vnexpress, người đọc thường nắm được
những nội dung cốt yếu và quan trọng.
Vnexpress có hẳn một chuyên mục riêng dành cho mảng văn học thế
giới và văn học dân gian. Nổi lên chính là những tác phẩm phê bình, nghiên
cứu, lý luận… về văn học. Có những bài sắc nét với dòng tít hay, độc đáo, khiến
9


người đọc tò mò và muốn biết như: “Nàng” – người đàn bà tự thú trong thơ Cát
Du (Hoàng Thụy Anh), Lưu Quang Vũ và khuynh hướng cách tân xa rời ẩn dụ
thơ ca (Khánh Phương)… Đây là hai tác phẩm nói về cách viêt, lối sáng tạo của
nhà văn nhà thơ được thể hiện qua các tác phẩm để lại cho đời.
Không những vậy, Vnexpress cũng có vài tin bài viết về di tích lịch sử,
phong tục, tập quán… của dân tộc ta. Nhưng không nhiều. Ví dụ như tin:
“Thành nhà Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới” (Lê Hoàng), “Tôn tạo 3 di
tích kiến trúc ở Đà Lạt” (Quốc Dũng), “ Trường Lũy được công nhận di tích

lịch sử văn hóa quốc gia” (Trí Tín)…
Nếu nói về nội dung thì báo Vnexpress rất hay, cuốn hút người đọc. Và kết
hợp với những nội dung đó là những hình ảnh chân thật, sống động. Tạo cho
người đọc cảm giác thích thú khi tiếp xúc với những tác phẩm đó. Đó có thể là
thế mạnh của báo này.
Song, báo Vnexpress đa phần là viết những vấn đề về văn hóa hiện đại
ngày nay mà quên đi những giá trị xưa kia. Quá ít bài về phong tục, tập
quán… để cho người đọc biết đến những giá trị văn hóa dân tộc và hiểu thêm
về bản sắc văn hóa của những dân tộc khác nhau. Để không mài mòn đi
những giá trị đích thực của văn hóa tinh thần dân tộc.
Nhưng bù lại, báo đã tìm ra những văn hóa mới, những điều lạ… đang
và sẽ xảy ra. Từ đó mà mọi người có thể biết thêm nhiều thông tin về những
điều mới lạ mà mình chưa hay, chưa biết. Và rồi kích thích trí tò mò của người
đọc tìm đến và học hỏi.
3. Khảo sát báo Tiền Phong

Không như báo Tuổi Trẻ và Vnexpress, báo Tiền Phong viết về lĩnh vực
văn hóa chủ yếu ở hay mảng: Chuyện sao và Giải trí. Tuy vậy, những bài tin,
10


những tác phẩm cũng rất đa dạng. Với những dòng tít, dòng sapo hay và độc
đáo: “Người bán gà đắt nhất Việt Nam” (Nguyễn Mạnh Hà), “Bước Nhảy
Hoàn Vũ: Thủy Tiên lại được cứu” (Duy Nam)… Những dòng tít ngắn, nhưng
lại dí dỏm, hài hước. Khiến người chỉ mới nhìn vào đã muốn đọc. Thêm phần
sapo tuy ngắn nhưng nói rõ nội dung chính, nên khi đọc có thể nắm bắt ngay,
không cần đọc hết.
Ngoài ra, báo Tiền Phong chủ yếu là những tin về sao của nước ngoài
và trong nước. Những góc độ, khía cạnh của đời sống các ngôi sao đang nổi
hiện nay. Báo tập trung vào những điều mà người đọc – nhất là những bạn trẻ

muốn biết và tìm đến. Như vậy, cũng một phần nào đó là phong phú thêm đời
sống văn hóa tinh thần của các bạn trẻ ngày nay. Tuy không có những bài tin
viết về những di tích lịch sử, phong tục, tập quán… nhưng báo Tiền phong lại
tìm đến những cái mới ở nét văn hóa hiện đại, những trào lưu mà giới trẻ đang
theo đuổi. Đó cũng là cách để con người biết và hiểu thêm về văn hóa trên thế
giới cũng như ở trong nước qua những câu chuyện về các ngôi sao.
“Làm 90 bức tranh cát về Bác Hồ” (Trọng Thịnh) với dòng sapo “TP 31 tuổi, mới đặt chân vào làng mỹ thuật chưa được chục năm, cái tên Nguyễn
Chí Nhật Quang chưa được nhiều người biết. Bởi vậy, khi tổ chức triển lãm
tranh cát, nhiều người cứ nghĩ đây là triển lãm của nghệ nhân Ý Lan.”, tác
giả như ngầm giới thiệu về một người nghệ sĩ mới sẽ nổi danh trên linh vực
nghệ thuật. Đây có thể nói là một sapo ngắn thôi, nhưng đã nói lên đầy đủ ý tứ
cũng như thông tin mà tác giả muốn gửi đến người đọc.
Xen vào đó, báo Tiền Phong còn có những bài viết, tác phẩm về câu
chuyện đời thường của nghệ sĩ. Những mảnh ghép của cuộc đời lại được biến
tấu thành một câu chuyện hay, cuốn hút người đọc, cho người đọc những phút
giây thoải mái. Ví dụ như: “Trẻ dáng nâu…đi xích lô” (Văn Công Hùng),
“Mái ấm gia đình” (Ngô Phan Lưu)… Những tác phẩm này đã để lại một nét
11


văn hóa trong lòng người đọc. Không cầu kỳ, chỉ giản đơn là những câu
chuyện, những mảnh đời nhưng lại mang cho lòng người những cảm xúc khó
diễn tả. Làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của con người.
Song song với nội dung, là hình thức truyền đạt. Báo Tiền Phong cũng
đã sử dụng rất nhiều hình ảnh, để diễn đạt nội dung mà mình muốn nói đến.
Có cả những hình ảnh chân thực lẫn hình ảnh minh họa. Nhưng tất cả đều đã
thể hiện rõ ý tứ của tác giả.
Tuy không có nhiều bài viết về văn hóa ngày xưa, nhưng báo Tiền
Phong mang lại cho người đọc những văn hóa mới, nét văn hóa hiện đại. Từ
những tác phẩm đó, mà người đọc có thể biết thêm và làm phong phú thêm cuộc

sống văn hóa tinh thần của mình. Cái giá trị văn hóa tinh thần nằm ở chỗ đó.
4. Khảo sát báo Vietnamnet

Vietnamnet có thể nói là tờ báo thứ 2 đứng sau Vnexpress về số lượng
độc giả. Trên báo này, ta có thể tìm kiếm được nhiều thông tin khác nhau. Về
lĩnh vực Văn hóa cũng vậy. Những tin tức về sao, thời trang, giải trí đều có thể
tìm thấy ở đây.
Báo này so với những tờ báo khác có đặc điểm nổi bật đó là nói về nét
văn hóa trong làng điện ảnh trong nước nhiều hơn nước ngoài. Những bài báo,
tin tức khác xa với những tờ báo khác. Nó mang lại cái vẻ mới mẻ, độc đáo.
Với những dòng tít như: “ “Kín đáo” gồng mình đọ sức với “ hở hang” ” (Hồ
Hương Giang), “Ngỡ ngàng “gu” thời trang lạ của Huỳnh Bích Phương” (Ánh
Ngọc), “Á hậu Hoàng My “nịnh” siêu mẫu Hoàng Yến” (S.Hà)… gây sự tò
mò cho người đọc. Qua những dòng tít này, người đọc chú ý đến các tác phẩm
này hơn và không khỏi tò mò đọc hết nó.

12


Ngoài những tin tức về thời trang, điện ảnh ra, báo Vietnamnet còn có
rất nhiều tin đa dạng và phong phú về lĩnh vực Văn hóa. “ Cơn sốt “Kungfu
Panda”-5 ngày thu 20 tỉ đồng” (Hoàng Vy), “Vietnamnet gửi tấm lòng tương
thân tới bạn bè Nhật Bản” (Thiện Nhân), “Trẻ miền xa đón sách về nhà”
(V.T), “Nhạc cổ điển: Không có chuyện dọa khán giả” (N.H.V)… Còn nhiều
tác phẩm khác viết về những mảng khác nhau, những góc độ, khía cạnh khác
nhau. Nhưng lại làm tăng thêm sự đa dạng trong việc tìm kiếm những nét văn
hóa mới lạ của xưa và nay. Ngoài ra, những bài viết này còn mang lại những
kiến thức mà mọi người chưa biết về hội họa, âm nhạc… Với các bạn trẻ cũng
rất bổ ích khi biết thêm những điều mà xưa nay mình chưa được biết đến từ bố
mẹ hay sách vở.

Từ nội dung đến hình ảnh, Vietnamnet mang đến cho người đọc chất
lượng tốt về bài viết. Nội dung phong phú, hình ảnh chân thật. Điều đó càng
thu hút sự chú ý của nhiều độc giả hơn. Qua những dòng tít và sapo tuy đơn
giản nhưng đủ nghĩa. Người đọc có thể hiểu được nội dung chính của bài một
cách ngắn gọn.
Ta có thế thấy được, Vietnamnet hơn các tờ báo khác về lĩnh vực văn
hóa. Vì trong lĩnh vực này, Vietnamnet chú trọng đến nhiều mảng, góc độ
khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi. Điều đó cho thấy, Vietnamnet đã biết
đi sâu vào lòng người đọc qua những nét văn hóa đặc thù của dân tộc.
Vietnamnet đã phát huy được giá trị cuộc sống, nét văn hóa tinh thần
của dân tộc. Nhiều bài báo, tác phẩm cho ta những kiến thức mới về văn hóa
của nước mình cũng như nước bạn. Qua những hình ảnh ta càng hiểu rõ hơn
về chúng và tò mò muốn biết kỹ hơn. Từ đó mà làm cho cuộc sống của ta
phong phú hơn, muôn màu hơn. Vietnamnet đã thể hiện được giá trị văn hóa
tinh thần đó một cách đơn giản mà độc đáo.

13


C. Kết luận
Việt Nam là một nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú. Đối với
con người Việt Nam từ ngày xưa đến nay không thể thiếu cái gọi là bản sắc
văn hóa dân tộc. Chính những bản sắc văn hóa đó làm cuộc sống con người
Việt Nam trở nên mới mẻ, phong phú hơn, không buồn tẻ. Hơn thế, từ những
bản sắc văn hóa đó con người Việt Nam có những suy nghĩ, hành động, cử chỉ
cao đẹp hơn.
Giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc luôn đi theo mỗi con người. Chỉ có
điều họ có nhận biết và tìm đến với nó hay không? Thông qua báo chí truyền
thông, con người có thể tiếp cận với nền văn hóa trong và ngoài nước là điều
rất dễ. Nhưng vấn đề chính là chúng ta học được cái gì qua đó. Những gì ta

nên học nên biết, những gì không nên học. Điều đó đánh vào ý thức của con
người. Phải biết hướng tới cái đẹp, cái tốt để làm mới nền văn hóa của dân
tộc, làm phong phú đời sống của xã hội.

14


Mục Lục
A. Lời mở đầu.........................................................................................................................1
A.Nội dung..............................................................................................................................2

I. Mối quan hệ của báo chí truyền thông với văn hóa tinh thần của dân tộc............2
1. Giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc..........................................................................2
2. Mối quan hệ và nhiệm vụ của báo chí truyền thông trong việc phát huy giá trị văn
hóa tinh thần....................................................................................................................4
a.Mối quan hệ.............................................................................................................4
b.Nhiệm vụ..................................................................................................................6

II.Báo chí truyền thông phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc...................7
1.Khảo sát báo Tuổi Trẻ..................................................................................................7
2.Khảo sát báo VNexpress..............................................................................................9
3.Khảo sát báo Tiền Phong...........................................................................................10
4.Khảo sát báo Vietnamnet...........................................................................................12
C.Kết luận.............................................................................................................................14

15




×