TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
MỤC LỤC
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1. Tổng quan về công ty.
1.1.1. Những thông tin chung
• Tên công ty:Công ty TNHH vật liệu xây dựng C&B.
• Tên viết tắt:C&B SMC (C&B Support Material Company).
• Địa chỉ:250 Lê Văn Việt, Q.9, TP.HCM
• Vốn điều lệ:5.000.000.000 VNĐ (5 tỷ VNĐ).
1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
o Cung cấp đa dạng các loại vật liệu xây dựng: Gạch, Đá, Xi măng, sắt – thép.
o Chuyên cung cấp Sơn cao cấp cho nội
với hệ thống pha sơn chuyên nghiệp,
thất
đáp
ứng yêu cầu khách hang
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
1.2. Định hướng phát triển của công ty
1.2.1. Tầm nhìn
Sau 10 năm, trở thành doanh nghiệp chuyên phân phối, sản xuất vật liệu xây dựng có
mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp miền Đông Nam Bộ.
-
1.2.2. Sứ mệnh
Đối với thị trường: Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng,
-
nhanh chóng nhất và tiện ích nhất.
Đối với đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam kết trở thành “Người đồng
hành số Một” của các đối tác, luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững.
-
Đối với nhân viên: Tạo lập một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm
phát huy một cách toàn diện tài năng của từng cán bộ công nhân viên. Tạo điều kiện thu
nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
-
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Đối với xã hội: Tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách
nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc. Những hoạt động xã hội thiết thực được Công
ty thực hiện hàng năm
1.2.3. Mục tiêu
-
Năm 1: Ước đạt Doanh thu 5 tỷ vs Lợi nhuận 500 triệu và gia tăng 10% doanh thu sau
mỗi năm.
-
Năm 2: Mạng lưới phân phối rộng khắp Q.9, đảm bảo mọi công trình trong khu vực Q.9
đều biết đến tên tuổi công ty; tiến hành tham gia mua cổ phần các công ty xây dựng để
gia tăng đơn hàng.
-
Năm 3: Mở rộng thêm cửa hàng phân phối sang Q.Thủ Đức & Q.2 & các quận khác.
-
Năm 5: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá.
-
Năm 7: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch.
-
Năm 8: Trở thành 1 đầu mối cung cấp VLXD cho toàn TP.HCM.
-
Năm 10: Mở rộng chi nhánh đến tất cả các tỉnh Đông Nam Bộ.
1.2.4. Khẩu hiệu - Slogan
Xây giá trị - Dựng tương lai
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Môi trường môi trường bên ngoài:
2.1.1. Môi trường vĩ mô
a)
Các yếu tố chính trị - pháp lý
- Pháp luật
Từ đầu năm 2013 đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng suy thoái nặng
nề.Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn.Liên tục trong những tháng đầu năm,
Chính phủ đã phải ban hành 2 Nghịquyết để chỉ đạo điều hành nền kinh tế. Đó là Nghị
quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và nghị quyết số 02/NQCP của Chính phủ về một sốgiải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường, giải quyết nợ xấu.Đồng thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi
hơn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước xử lý nợ xấu gắnvới hỗ
trợ phát triển thị trường.
Để tạo điều kiện cho bất động sản phục hồi, ngày 15/05/2013 Ngân hàng nhà nước đã
han hành thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết
số 02/2013/NQ-CP.
Thông qua kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa VIII năm 2013 vừa qua, Quốc Hội đã thông
qua 8 dự án Luật gồm : Luật đất đai ( sửa đổi ); Luật việc làm; Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật thi đua, khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy,
chữa cháy; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật tiếp công dân; Luật đấu thầu (sửa đổi);
Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí (sửa đổi) và cho ý kiến về 12 dự luật khác.
Ngoài ra, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc thi hành
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013); Nghị quyết về dự toán, phân bổ ngan sách Trung
Ương năm 2014; Nghị quyết về quy hoạch tổng thể thủy điện; Nghị quyết về việc phát hành
bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách,…
Trong 9 tháng đầu năm 2013, cả nước đã có hơn 42.000 doanh nghiệp phải giải thể,
ngừng hoạt động, kết quả là chỉ tiêu tạo việc làm không đạt kế hoạch khi chỉ có khoảng 1,54
triệu lao động có việc làm mới năm 2013 (kế hoạch là 1,6 triệu lao động).
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, để đảm bảo mức tăng trưởng hợp lý trong năm tới,
Chính phủ mới đây đã đề cập đến vấn đề nới trần bội chi, cứ 40.000 tỷ đồng tăng thêm từ
chi ngân sách sẽ khiến bôi chi tăng 1% GDP. Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
đã trình phương án phát hành thêm 285.000 tỷ đồng trái phiếu cho một số dự án quan trọng
cấp bách.
Cuối năm 2013 và sang năm 2014, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
đi đôi với việc thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế và
đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm an ninh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Trên
cơ sở đó, một số chỉ tiêu cụ thể được đặt ra là tăng trưởng GDP phấn đấu đạt khoảng 5,86%, tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng khoảng 7%, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội chiếm
khoảng 30% GDP, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm xuống
khoảng 6%. Giữ nguyên chỉ tiêu tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.
-
Chính trị
Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn
định so với các nước khác trong khu vực. Môi trường chính trị và xã hội tại Việt Nam từng
bước được phát triển theo hướng cởi mởvà tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò
tham gia tích cực hơn. Vai trò kiểm tra giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ ngày càng
được nâng cao.
Chính phủ tăng đẩy mạnh quan hệ và hợp tác Quốc tế với các nước trong khu vực và
trên Thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên Thế giới.
Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị pháp lý và phản ứng của công ty C&B
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến các doanh nghiệp ngày càng rõ rệt, doanh nghiệp
không chỉ khó vì bất động sản đóng băng, kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên,các nghị quyết, chính sách hỗ trợ của chính phủ, cũng với những cải thiện
về tình hình kinh tế (lạm phát giảm, lãi suất giảm…) cũng phần nào giúp doanh nghiệp an
tâm hơn.
Như vậy, như những doanh nghiệp khác, công ty C&B cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi
các chính sách, pháp luật của nhà nước. Những yếu tốphân tích như trên đã đem đến cho
công ty C&B những cơ hội như:
- Môi trường pháp lý bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp;
- Quyết định số: 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt
Nam đến năm 2020 và 567/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây
không nung đến năm 2020 tạo điều kiện cho công ty cải tiến, nâng cao chất lượng và đa
dạng hóa sản phẩm từ đó sẽ thu hút thêm khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng và
nâng cao uy tín cho công ty.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Công ty cần phát huy thế mạnh của mình trong việc tìm kiếm các khách hàng mới
thông qua các chính sách hỗtrợ của chính phủ.Ngoài ra, công ty cũng cần quan tâm hơn nữa
đến những đối thủcủa mình khi mà sự cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Các yếu tố về kinh tế
Kinh tế Thế giới
b)
-
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực hơn trong tháng 8 nhưng triển vọng kinh tế thế
giới trong năm 2013 nhìn chung phục hồi chậm hơn mức kỳ vọng do suy giảm tăng trưởng
của Trung Quốc và Ấn Độ.
Châu Âu thoát khỏi suy thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trong
quý 2/2013 lần đầu tiên tăng trưởng dương kể từ quý 4/2011, nhưng cũng chỉ ở mức 0,3%
so quý trước, thấp hơn mức trung bình 0,35% kể từ quý 3/2007. Anh tăng trưởng khả quan
hơn với mức 0,7% trong quý 2/2013, cao hơn mức trung bình 0,65% kể từ quý
3/2007. Mỹ tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) duy trì trên
dưới 2% kể từ quý 1/2010 và lạm phát đạt mức 2% trong tháng 7/2013. Nhật Bản tăng
trưởng tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) tăng dần từ quý
3/2012. Trong khi đó, Trung quốc nhiều khả năng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5%
trong năm 2013 do phải đối
mặt với
vấnĐỐC
đề nợ xấu ngân hàng
và nợ
LÁI
BỐC
BỘXE
PHẬN
VÁC
BAN GIÁM
HÀNH CHÍNH
- KẾcông
TOÁN địa phương. Tăng
trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 7,9% quý 4/2012 xuống 7,5% quý 2/2013. Ấn Độ do
những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đang phải đối mặt với làn sóng rút
vốn ra và tăng trưởng suy giảm liên tục từ 2010 (giảm từ 9,4% quý 1/2010 xuống 4,8% quý
1/2013).
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa
thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu
hướng tăng nhanh từ đầu năm.
Với những nỗ lực nêu trên đã mang lại những kết quả nhất định trong năm 2012: sự
suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã dừng lại trong quý I và đã tăng trở lại từ quý II, dù
mức tăng khá chậm: GDP quý I tăng 4%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,6% và cả năm
2012 tăng 5,03%; CPI theo chiều hướng giảm, thậm chí trong 2 tháng (6 và 7/2012) tăng
trưởng âm; CPI cả năm chỉ tăng 6,81% so với cuối năm 2011; xuất khẩu cả năm đạt 114 tỷ
USD tăng 16,6% so với năm 2011; nhập siêu giảm mạnh…
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang
đối diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau :
−
Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn
thêm. Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012, nhưng nguy
cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải
quyết.
− Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế
không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn
của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.
− Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN, do
hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu lạm phát kỳ vọng
cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn không còn nhiều dư địa
và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn. Điều này sẽ
không kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm
tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.
− Những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nên thanh
khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị
trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của
thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng
sẽ khó khăn.
Chính phủ tiếp tục thực hiện biện pháp hoãn thời hạn nợp thuế, thời hạn nộp tiền sử
dụng đất, miễn giãm thuế... Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5-6/2013), Quốc hội đã sửa đổi một số
điều của Luật Thuế thu nhập DN và Luật Thuế giá trị gia tăng nhằm miễn giảm thuế cho
một số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho DN. Áp dụng thuế suất thu
nhập DN là 22% từ tháng 1/2014 và 20% từ tháng 01/2016 để khuyến khích DN mở rộng
đầu tư, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho nhà giá thấp….
Nhờ vậy, năm 2013, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên chỉ 12 trong
tổng số 15 chỉ tiêu đạt và vượt so với yêu cầu Quốc hội đề ra như tốc độ tăng giá tiêu dùng
khoảng 7% thấp hơn kế hoạch là 8%; bội chi ngân sách khống chế là 4,8% GDP, tỷ lệ nhập
siêu so kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 1,6% (kế hoạch 8%). 3 chỉ tiêu không đạt lại rơi
vào nhóm quan trọng như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội so với GDP và tạo việc làm.
9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của cả nước ước đạt 5,14%. Dự kiến cả năm, kinh
tế chỉ tăng trưởng khoảng 5,3-5,4% (mục tiêu là 5,5%).
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Năm 2013, ước tính tổng vốn đầu tư xã hội đạt 29,5% GDP (kế hoạch khoảng 30%
GDP), giảm khá mạnh so với mức bình quân 40-41% GDP trước đó. Tăng trưởng tín dụng
cũng giảm từ 31% xuống còn hơn 12%.
Lãi suất
Lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng biến động liên tục trong
những năm vừa qua.Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn cũng như khả
năng thanh toán của công ty.
Năm 2010 mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay có xu hướng giảm, trong đó
lãi suất huy động VNĐ dao động ở mức 10,6 – 11,2%/năm , lãi suất cho vay VNĐ đối với
các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
phổ biến ở mức 12 – 15%/ năm.
Bước sang năm 2011, NHNN đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm
kiểm soát tốc độ thị trường tự do dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập
trung vốn cho sản xuất, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 16%. Nhờ
đó, đến cuối năm 2011, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn
biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ.
Ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động xuống còn
9-10%/năm vào cuối năm 2012, đồng thời đưa ra lộ trình giảm trung bình mỗi quý 1%/năm.
Từ tháng 5/2012, NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với 5 lĩnh vực
ưu tiên; trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên được điều
chỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống 12%/năm.
Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay
giảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007.Lãi suất cho
vay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn
9-11%/năm.
Đến cuối tháng 8/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16% so với cuối năm 2012,
phù hợp với định hướng tăng 14-16% trong năm 2013, thanh khoản của hệ thống ngân hàng
được đảm bảo. Các mức lãi suất chủ chốt được điều hành theo hướng giảm dần, góp phần
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Mặt bằng lãi suất VND trong 8 tháng đầu năm đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu
năm, trong đó lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Tháng 10/2013, trần lãi suất huy động đã giảm về mức 7%/năm và chỉ áp dụng đối với
kỳ hạn dưới 6 tháng, trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là 9%/năm, tỷ trọng
những khoản cho vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97%. Sau nhiều tháng tăng
chậm, tính đến cuối tháng 8/2013, tín dụng cho nền kinh tế đã tăng 6,45% so với đầu năm,
khả năng đạt mục tiêu thị trường tự do 12% trong năm 2013 đang trở thành hiện thực.
Lạm phát
Lạm phát trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong 2 tháng, tháng 8 (tăng 0,83%
so với tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ) và tháng 9 (tăng 1,06% so với tháng 8 và tăng
6,3% so với cùng kỳ) tăng chủ yếu là do tác động của việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản,
và dịch vụ công (y tế, giáo dục) và một phần do yếu tố mùa vụ (chỉ số mùa vụ của CPI
thường có xu hướng tăng cao trong 2 đợt, từ tháng 9 cho đến cuối năm và trong dịp tết
nguyên đán) mà không chịu nhiều tác động của những yếu tố cơ bản (như mở rộng chính
sách tiền tệ hay chính sách tài khóa).
Các yếu tố văn hóa – xã hội
Thực trạng các yếu tố văn hóa – xã hội.
o Về vấn đề dân số và lao động
c)
Dân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người ( ngày 11/11/2013 ) – đứng thứ 14 trên
thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”.
Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội
vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.
Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
(15-64) tăng lên. Năm 1979, gần một nửa (42,6%) dân số Việt Nam dưới 15 tuổi. Năm
2012, con số này chỉ còn 23,9%. Nhóm dân số có độ tuổi từ 15-64 hiện chiếm 69% tổng số
dân.Hiện nay, mức sinh ở Việt Nam đã giảm nhanh. Năm 2006, Việt Nam đã đạt và duy trì
mức sinh thay thế (tổng tỷ suất sinh 2,1 con) và từ đó đến nay, mức sinh luôn dưới mức sinh
thay thế.Tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99 con/phụ nữ
của năm 2011.Tỷ suất chết thô năm 2012 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là
15,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,8‰.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
(Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam )
o
Cơ hội
Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã
hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.Mặt khác, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên,
qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số
tương lai.
Đồng thời, dân số trong độ tuổi lao động lớn, cùng với sự phát triển của khu vực công
nghiệp và dịch vụ tạo nhu cầu lớn về đào tạo nghề. Chi tiêu y tế trong độ tuổi lao động giảm
sẽ tiết kiệm được y tế. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào và tiếp tục tăng sẽ là nguồn lực quan
trọng cho việc phát triển kinh tế trong điều kiện đảm bảo việc làm và cải thiện được năng
suất lao động.Cơ cấu “dân số vàng” cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư,
tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Lực lượng lao động thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp năm 2008 là 4,1%, năm
2009 là 6,2%, năm 2012 là 7,5%; tương tự qua các năm. Trình độ cao đẳng, đại học là 5,5%,
7,8% và 8,7%. Trung bình mỗi năm có khoảng 70 đến 80 nghìn sinh viên cao đẳng, 143 đến
160 nghìn sinh viên đại học tốt nghiệp bổ sung cho lực lượng lao động là thanh niên. Đây là
nguồn tiềm năng lớn cho nước ta trong việc phát huy nội lực của đất nước để phát triển.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ít
những khó khăn thách thức cần phải giải quyết. Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi
lao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu
quốc gia đó có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.
o
Thách thức
Thực trạng ở Việt Nam cho thấy, số người lực lượng lao động đông về số lượng nhưng
chất lượng chưa cao do thiếu lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản
lý còn nhiều bất cập. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2009, chỉ có 13,4%
dân số 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (con số này ở thành thị là 25,4% và
nông thôn là 8%). Trong nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên thì chỉ 18,9% đạt được trình độ học
vấn bậc trung và chưa đầy 5,5% dân số trong độ tuổi trên đạt trình độ học vấn bậc cao.
Hơn nữa, chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị
trường lao động. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày
càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Từ đó, dẫn đến tình
trạng thiếu việc làm của thanh niên gia tăng trong điều kiện thị tường lao động ngày càng
cạnh tranh. Mặt khác, lao động di cư thanh niên tăng nhanh song các chính sách lao động,
việc làm và các dịch vụ xã hội liên quan còn nhiều bất cập.
Tỷ lệ thất nghiệpcủa lao động trong sáu tháng đầu năm 2013 là 2,28%, trong đó khu
vực thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57% (Sốliệu của cả năm 2012 tương ứng là:
1,96%; 3,21%; 1,39%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong sáu tháng đầu năm là
2,95%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%, khu vực nông thôn là 3,47% (Số liệu của cả
năm 2012 tương ứng là: 2,74%; 1,56%; 3,27%). Nhìn chung, tỷlệ thất nghiệp có xu hướng
tăng lên do sản xuất gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Tỷlệ thất
nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của người lớn.
Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa – xã hội đến công ty
Tận dụng vào nguồn lao động dồi dào, công ty đã trang bị cho mình một đội ngũ nhân
viên chất lượng cao với sự am hiểu tốt về vật liệu xây dựng, năng động trong công việc.
Tuy nhiên công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để có thể tăng tính
cạnh tranh với các đối thủ trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trước mắt.
d)
Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ
Thực trạng về công nghệ
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Chính Phủ tích cực khuyến khích và thúc đẩy phát triển các loại vật liệu mới, vật liệu
công nghệ cao.Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và giảm chi phí khi thi công các công
trình.
Năm 2010,Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định 567/QĐ-TTgvề việc phê
duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; đáp ứng nhu cầu sử
dụng của xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng, giảm
thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của các loại vật liệu truyền thống.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng đã ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại, đặc
biệt là trong xây dựng giao thông.Đến nay, hầu hết các công nghệ xây dựng cầu BTCT hiện
đại đã được chuyển giao vào Việt Nam để đảm bảo tính linh hoạt, thích ứng với nhiều loại
địa hình trong xây dựng.
- Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng đảm bảo chất lượng các tuyến
đường bộ cấp cao và các tuyến đường bộ cao tốc.
- Trong xây dựng nền đường và xử lý nền đất yếu, áp dụng nhiều công nghệtiên tiến
như gia tải khửlún kết hợp với vải địa kỹ thuật, bấc thấm, cọc cát, giếng cát, cọc đất gia cố
ximăng, công nghệ cố kết chân không…
- Cải tiến nâng cao chất lượng thi công móng và mặt đường, đảm bảo độ bền, độ bằng
phẳng. Đã áp dụng công nghệlớp phủ mỏng và siêu mỏng (Novachip, VTO) cho mặt đường
cao tốc đểcó độ nhám cao, thoát nước tốt, giảm tiếng ồn cho các dự án TP. Hồ Chí Minh –
Trung Lương, Láng – Hòa Lạc…
Triển khai thử nghiệm một sốloại công nghệ cải tạo đất sử dụng trong xây dựng giao
thông nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn như
hóa chất HRB, DZ33 nhằm khắc phục nạn khan hiếm vật liệu tại các vùng nông thôn, miền
núi đem lại hiệu qủa kinh tế, xã hội cao ở nhiều đại phương.
Ảnh hưởng các yếu tố công nghệ đến công ty
Công ty đã và đang mở rộng và đa dạng sản phẩm của mình bằng cách tiếp thu các sản
phẩm vật liệu xây dựng mới. Mặc khác, công ty cần trang bị những phương tiện máy móc
hiện đại nhằm tạo ưu thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Các yếu tố tự nhiên
Biến đổi khí hậu hiện nay (BĐKH)
e)
Thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất
đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Trong giai đoạn
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
2002-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước thấp nhất là 0,14% GDP (năm
2004) và cao nhất là 2% GDP (năm 2006). Tính bình quân trong 15 năm qua, thiên tai đã
gây tổn hại khoảng 1,5% GDP hàng năm.
Theo các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2012), đến cuối thế
kỷ 21, sự gia tăng 1m của mực nước biển có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và
sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm.
Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do BĐKH của tổ chức DARA
International (năm 2012) chỉ ra rằng, BĐKH có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ
USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó
kịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu
phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết, nếu kinh tế Việt Nam tiếp
tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 2007-2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác
động bởi BĐKH (cụ thể là bão) có thể ở mức 5,32% đến 5,39% - tức là tốc độ tăng trưởng
có giảm nhưng không đáng kể. Nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD
thì thiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050 – một thiệt hại tương
đối lớn về giá trị tuyệt đối và có thể giảm xuống nếu Việt Nam có chính sách ứng phó với
BĐKH phù hợp và hiệu quả.
Tài nguyên thiên nhiên
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên và khoáng sản Việt Nam
được đánh giá là rất phong phú và đa dạng do đặc điểm địa hình và khí hậu như : Đá vôi,
cát, đất sét, sắt, dầu khí, đồng,…Trong đó, than đá có trữ lượng lớn và chất lượng cao nhất
khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh một số loại đã kể trên thì những khoáng sản khác có trữ lượng nhỏ và phân
tán.
o
Nhóm khoáng sản năng lượng
Dầu khí, Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể. Tiềm năng và trữ lượng dầu khí có
khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4,300 tỷ tấn dầu. Đến
ngày 2/9/2009 tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu
quy đổi.Với sản lượng khai thác dầu khí hàng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở
Đông Nam Á sau Indonesia và Malaysia.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Than đá, Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng
tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu
3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Than biến chất trung bình (bitum)
đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không
lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn. Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu
ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên
18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn.
Urani, Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung
Bộ và Tây Nguyên.Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308
có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
o
Nhóm khoảng sản kim loại
Việt Nam có nhiều loại như sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel,
nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin, tantal-niobi v.v...
Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới
như bauxit (quặng nhôm), đất hiếm, titan, wolfram, crôm v.v..
Bauxit, có 2 loại chủ yếu là diaspor và gibsit.Diaspor có trữ lượng không lớn, chỉ đạt
gần 200 triệu tấn. Gibsit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên với trữ lượng đạt gần 2,1 tỷ tấn
(đứng hàng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4 tỷ tấn và Australia 6,2 tỷ tấn – năm 2010).
Đất hiếm, tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10
triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn). Quặng
titan, trữ lượng đạt hơn 7,33 triệu tấn ở Thái Nguyên và phân bố ven biển Ninh Thuận, Bình
Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu. Quặng Wolfram, thăm dò xác định tài nguyên và trữ lượng
đạt 110,2 triệu tấn quặng chứa 227.500 tấn WO3 , 8,5 triệu tấn CàF2, 191.800 tấn Cu, 20,8
tấn Au và 107.000 tấn Bi ở Thái Nguyên. Quặng crôm, Thanh Hoá với trữ lượng 22 triệu tấn
đang được khai thác.
Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan, cát sỏi,
đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong. Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đang được khai thác
phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
2.1.2. Môi trường vi mô
a)
Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, trên thị trường TP HCM có nhiều doanh nghiệp tham vào hoạt động cung
ứng vật liệu xây dựng. Qua nghiên cứu thị trường cùng tham gia cung ứng thì có các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp như sau:
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Công ty TNHH XD TM DV Trần Phúc
Công ty TNHH SX VLXD Bắc Bình Dương
Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh
o Công ty TNHH XD TM DV Trần Phúc
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRẦN PHÚC
Trụ sở chính: 99 Lê Văn Việt- P.Tăng Nhơn Phú A- Q.9- TP. HCM
Điện thoại: (08) 3730 7417 - (08) 3736 1336
Fax: (08) 3736 1337
Email:
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
Công ty TNHH XD TM DV Trần Phúc chuyên về cung cấp các sản phẩm
−
−
và dịch vụ sau:
- Gạch tynel 8x18, gạch đinh 4x8x18, Gạch BLOCK 190x190x390
- Đá 1x2 , Đá 4x6 , Đá 3x8 . Đá 2x4 , Đá Hộc 10 x 20, Đá 5x7
- Xây dựng dân dụng, công trình
- Cát san lấp , cát xây tô , cát tô moduel từ 1.8 đến 3.5
- San lấp mặt bằng đường thuỷ , đường bộ
Mở rộng địa bàn hoạt động:
Công ty Trần Phúc đã trải qua 7 năm gắn bó trên thị trường xây dựng và
sát cánh với các công trình xây dựng lớn như: Trường cao đẳng công nghệ kỹ
thuật Q.9, đường cao tốc Long Thành Dầu Dây, Nhà liên kết của trung ương
cấp cho cán bộ công viên chức, Cao Ốc Futsu v....v... Không chỉ hoạt động
trong khu vực Q.9, công ty còn mở rộng thị trường cung cấp VLXD cho toàn
TP HCM và các tỉnh khu vực Đông Năm Bộ. Trong dài hạn, công ty sẽ mở chi
nhánh tại 1 số tỉnh có nhu cầu mua vật liệu cao như Tây Nam Bộ…
Chiến lược phát triển kinh doanh:
Công ty Trần Phúc là một nhà cung cấp vật liệu xây dựng có uy tín và kinh
nghiệm, do đó công ty một mặt sẽ củng cố kinh doanh các sản phẩm truyền
thống, một mặt mở rộng thêm 1 số vật liệu mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường hiện nay. Đồng thời, công ty cũng tập trung mở rộng thị trường phân
phối.
Mở rộng ngành nghề kinh doanh:
Với chỗ đứng vững chắc trên thị trường cùng với khả năng tài chính của
o
mình, Trần Phúc sẽ lấn sân sang lĩnh vực cho thuê máy móc thiết bị xây dựng.
Công ty TNHH SX VLXD Bắc Bình Dương
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẮC BÌNH DƯƠNG
Trụ sở chính:49 Trịnh Hoài Đức, P. Hiệp Phú, Quận 9, TP HCM
Điện thoại: 08. 6282 5884 – 0949 393 968
Fax: (08) 351 023 38
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Email:
Vốn điều lệ: 3.500.000.000 đồng
Lĩnh vực hoạt động:
- Thép POMINA: Thép cuộn Ø6, Thép cuộn Ø8
- Xi măng Thăng Long PCB40
- Cát xây, tô, ML = 1,5-2
- Cát đổ bê tông, ML = 2-2,5
- Sỏi đỏ, loại 1
- Đá 1x2 loại 1
- Đá 4x6 loại 1
- Gạch ống 8x18
- Gạch men TOROMA: Gạch ốp lát 25x40 màu nhạt, Gạch ốp lát
25x40 màu đậm
Sơn PETROLIMEX: sơn nước cao cấp Goldsun (màu chuẩn)
Sơn dầu bóng màu JIMMY
Mở rộng địa bàn hoạt động:
Vì mới thành lập năm 2011, nên địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu là
-
trong địa bàn Q.9 và 1 số quận lân cận ( Q.2, Q. Thủ Đức). Trong thời giantới,
công ty tập trung mở rộng địa bàn cung cấp toàn TP HCM.
Các mục tiêu chủ yếu của công ty:
- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty, gia tăng lợi nhuận.
- Tạo lập chỗ đứng vững chắc cho công ty trong ngành cung cấp
o
VLXD tại TP HCM.
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và gia tăng vốn chủ sở hữu
So sánh về máy móc thiết bị
STT
Tên công ty
Thiết bị đồng bộ, hiện đại (%)
1
C&B
52
2
Trần Phúc
58
3
Bắc Bình Dương
50
Nhận xét: Tuy mới thành lập nhưng công ty C&B tập trung đầu tư máy
móc thiết bị hiện đại nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp. Với
khả năng tài chính hùng mạnh, công ty Trần Phúc cũng có máy móc thiết bị
hiện đại hơn so với C&B nhưng khoảng cách không quá lớn. Với quy mô nhỏ
hơn, công ty Bắc Bình Dương không đầu tư mạnh về máy móc thiết bị và xếp
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
thấp nhất.Vì vậy, công ty C&B cần phải tập trung đầu tư máy móc thiết bị hơn
o
nữa để tăng khả năng cạnh tranh.
So sánh về năng lực tài chính
Vốn chủ sở hữu
Năm
2012
2013
C&B
5.000.000.000
6.000.000.000
Bắc Bình Dương
3.500.000.000
4.5.000.000
Trần Phúc
5.000.000.000
7.000.000.000
Biểu đồ: So sánh vốn chủ sở hữu công ty C&B với các đối thủ
Nhận xét: Về mặt tài chính, công ty C&B đứng thứ hai, ngang bằng với công ty Bắc
Bình Dương, vi mới thành lập, hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao nên chưa
làm gia tăng vốn chủ sở hữu.
b)
Khách Hàng:
Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, khách hàng của doanh nghiệp là các doanh nghiệp
xây dựng, các công ty khác có nhu cầu mua vật liệu, các hộ gia đình địa phương.Thị trường
xây dựng hiện nay rất ảm đạm đã ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động kinh doanh, việc tìm
kiếm khách hàng ngày một khó khăn hơn.Chính vì thế công ty cần phải có chính sách đối
với khách hàng thật tốt nhằm giữ chân những khách hàng hiện có và tìm kiếm khách hàng
mới nhằm giúp công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định và vượt qua giai khó
khăn này.
Phân Khúc Thị Trường
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Dựa trên năng lực & sự ảm đạm thị trường (Ngành xây dựng và vật liệu tăng trưởng
âm tổng lợi nhuận chỉ đạt 295,2 tỷ VND, giảm hơn 61,82% trong 6 tháng năm 2013) Hiện
nay công ty tập trung đáp ứng nhu cầu của các công trình xây dựng có quy mô trung bình &
nhỏ như: nhà dân, biệt thự, khách sạn 2 sao trở xuống, nhà hàng, nhà xưởng…
Tiềm năng tăng trưởng
- Tăng trưởng của ngành xây dựng
+ Ngành xây dựng và vật liệu tăng trưởng âm 61,82% trong 6 tháng
+ Hiện nay nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, số lượng công trình ngày càng hạn chế.
Thị phần
- Công ty mới gia nhập thị trường nên thị phần chưa cao. Trong thời gian tới cần gia tăng
quảng cáo để tìm kiếm khách hàng nhằm gia tăng thị phần
Tóm lại: yếu tố khách hàng phân tích đã mang đến cho công ty những cơ hội & nguy cơ:
- Cơ hội gia tăng thị phần khi các công ty vật liệu đang gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế
-
khủng hoảng
Thách thức là uy tín, sự hiểu biết của khách hàng về công ty là một rào cản ngăn họ đến
với công ty.
c)
Nhà Cung Cấp:
Một số nhà cung ứng vật liệu:
-
Tên vật tư
Nhà cung cấp
Xi măng
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên, Công ty xi măng Việt Nam
Sắt, thép
Công ty cổ phần thép Pomina
Sơn
Công ty Cổ Phần Sơn 4ORANGE
Gạch
Nhà máy gạch Sài Gòn
Đá
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 3-2
Cát
Công ty Khai thác Cát Đồng Nai
Nhà Máy Gạch Sài Gòn Hoàng Hữu Nam, Phường Long Bình, Quận 9 Thành phố Hồ
Chí Minh
- Công ty Khai thác Cát Đồng Nai chi nhánh Q9
Là một đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng, hầu như tất cả các vật liệu đều được nhập từ
các nhà sản xuất. Do đó giá hàng bán sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất, chính vì thế việc
đàm phán giá cả & số lượng hàng nhập với nhà sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng,
công ty cần phải chú trọng. Xu hướng công ty sẽ lựa chọn nhà sản xuất có uy tín với giá
cả hợp lý.
Sản Phẩm Thay Thế:
Với sự phát triển của công nghệ ngành vật liệu xây dựng đã xuất hiện nhiều vật liệu mới
d)
-
như
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
+ Thanh polymer cốt sợi thay thế cốt théptrong kết cấu beton cốt thép sắp xuất hiệntrong
xây dựng việt nam. Vật liệu thanh polyme cốt sợi ( PCS ) với tính năng chịu kéo cao hơn
thép nhiều lần lại nhẹ và không bị ăn mòn sắp xuất hiện tại Việt Nam để thay thế một
phần thép trong kết cấu beton cốt thép cho ngành xây dựng, sẽ mang lại nhiều ích lợi to
lớn cho Việt Nam.
-
Xu hướng sử dụng nhiều chất liệu kính, gỗ trong xây dựng dân dụng.
e)
Đối thủ tiềm ẩn:
Công ty cần thu thập, nắm bắt thông tin về những chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh,
yếu và các cách phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Công ty cần biết chiến lược của những đối
thủ nhằm xác định được đối thủ mới để đề ra biện pháp và kế hoạch ứng phó sắp tới.Khi
biết được điểm mạnh yếu của đối thủ, công ty sẽ hoàn thiện chiến lược của mình nhằm tạo
ưu thế vượt trội để cạnh tranh.
Mối nguy cơ gia nhập mới trong ngành cung cấp VLXD phụ thuộc vào những rào cản
hiện có, những phản ứng của các đối thủ mà công ty mới gia nhập có thể dự báo được. Sau
đây là một số rào cản trong ngành:
-
Lợi thế về quy mô: Lợi thế quy mô ngăn cản gia nhập ngành bằng buộc đối thủ
mới gia nhập phải có quy mô lớn và phải mạo hiểm với những phản ứng của
doanh nghiệp hiện có hoặc gia nhập ngành với quy mô nhỏ, bất lợi về chi phí.
Nhờ lợi thế về máy móc thiết bị, nhân lực và chi phí, một số công ty xây dựng
dân dụng và công nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh và có xu hướng gia nhập ngành.
-
Họ vừa cung cấp VLXD vừa tham gia vào quá trình thi công.
Sản phẩm đặc trưng: các công ty có sản phẩm đặc trưng và sự trung thành của
khách hàng nhờ chất lượng sản phẩm và uy tín công ty về cung ứng. Rào cản về
sản phẩm đặc trưng buộc đối thủ mới gia nhập ngành phải tập trung đầu tư sản
-
phẩm mới và lôi kéo sự trung thành của khách hàng.
Kinh nghiệm: các công ty mới gia nhập ngành không có kinh nghiệm bằng
nhưng công ty hiện có, vì vậy làm chi phí tăng cao hơn. Rào cản về kinh nghiệm
khiến cho công ty mới gia nhập ngành khó trong việc tìm kiếm hợp đồng vì chưa
nhận được sự tin tưởng từ đối tác.
Công ty mới thành lập. Việc cạnh trạnh với công ty VLXD hiện có là mục tiêu chính.
Còn các đối thủ tiềm ẩn sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới.
2.2. Phân tích môi trường bên trong công ty C&B
2.2.1. Nguồn lực công ty
a)
Nguồn nhân lực
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Đội ngũ nhân viên tận tâm, gắn bó với công ty. Chất lượng đầu vào khá tốt nhưng
công ty không ngừng nâng cao, kiểm tra, giám sát chất lượng đội ngũ nhân viên. Đào tạo
nhân viên chuyên nghiệp, năng động, linh hoạt trong công việc. Trong điều kiện kinh tế toàn
cầu như hiện nay thì trình độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp của nguồn nhân lực sẽ
có những đóng góp tích cực vào sự thành công chung của công ty. Giám đốc lãnh đạo công
ty có kinh nghiệm, năng lực và có tầm nhìn.
Bảng: Cơ cấu lao động của công ty
STT
Tên bộ phận-phòng ban
Số lượng
1
Giám Đốc
1
2
Bộ phận kinh doanh
5
3
Phòng kế toán-tài chính
2
4
Bộ phân giao nhận
5
Trình độ trên đại học và đại học trong tổng số lao động chiếm gần 40%, đây là một
con số tương đối cao. Cho thấy công ty đã quan tâm đến chất lượng cán bộ chuyên môn,
nâng cao hiệu quả làm việc, đã có kế hoạch tuyển dụng lực lượng lao động đầu vào có chất
lượng cao. Các nhân viên có năng lực là nguồn tài sản vô giá của công ty vậy nên công ty
cũng cần có chính sách giữ người tài.
Công ty luôn tiếp tục tối ưu hơn nữa bộ máy quản lý như tinh lọc, đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ tay
nghề của công nhân… để giành ưu thế cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác nữa.
Nguồn lực vật chất
b)
Công ty C&B được thành lập vào năm 2012 với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng và được góp
vốn từ 10 thành viên sáng lập nên công ty, tỷ lệ góp vốn là ngang nhau. Theo thống kê đến
năm 2013 thì vốn điều lệ của công ty đã được tăng thêm 1 tỷ nhờ vào việc huy động vốn từ
các thành viên của ban quản trị. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa đem
lại nguồn thu lợi nhuận lớn cho công ty, uy tín của công ty vẫn còn chưa được khẳng định
cho nên khả năng thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài cũng như vốn từ các kênh khác nhau
vẫn còn yếu kém. Nguồn vốn hiện tại chưa ổn định do phải đầu tư cho nhiều hoạt động phát
triển, kinh doanh còn phải dựa vào vốn chủ sở hữu là chủ yếu.
Hiện nay công ty đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo cho việc vận
chuyển hàng hóa đạt chất lượng nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Bảng thống kế máy móc thiết bị
STT
1
2
Máy Móc
Xe Tải Suzuki Supper Carry 650KG
Xe Tải Hyundai VEAM 3.5 Tấn Thùng Dài 5m3
Nhóm 1 (CUBIK)
Số Lượng
3
2
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3
4
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Máy xúc đào lọai nhỏCLG906D
Máy xúc lật Liugong CLG877
1
1
Việc phân cấp-phân quyền trong bộ máy quản lý của công ty đã xác định rõ ràng và cụ
thể về trách nhiệm, quyền hạn. Cơ cấu tổ chức đang hoạt động của công ty là khá hữu hiệu
vì các phòng ban làm việc trong chức năng của mình có sự kết hợp, quan hệ mật thiết với
các đơn vị phòng ban khác trong công ty. Việc thiết kế một cơ cấu mà công ty đang áp dụng
đã giúp cho công ty làm việc hiệu quả, thích nghi tốt với các chính sách xây dựng uy tín,
phát triển quy mô của công ty với nguồn thu lợi nhuận cao.
c)
Nguồn lực vô hình
Chính sách chất lượng của công ty: hướng về khách hàng, làm đúng ngay từ đầu, kiểm
soát quá trình.
Có chính sách và chiến lược kinh doanh có hiệu quả và thích nghi với môi trường kinh
doanh.Tuy nhiên, phương hướng phát triển trở thành một thương hiệu uy tín và chuyên
nghiệp trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình tại địa bàn Q9 là chưa
cụ thể, chưa đề cập đến những khó khăn mà công ty sẽ trải qua trong thời kỳ kinh tế đang
khủng hoảng.
Lãnh đạo công ty là những người có uy tín với toàn thể nhân viên công ty và trong giới
doanh nhân.
Uy tín của công ty nếu được nâng cao thì khả năng kinh doanh cũng được tăng lên,
công ty sẽ dành được nhiều thị phần trên thị trường, do vậy công ty chưa có uy tín nhất định
đã có ảnh hưởng lớn đến việc làm ăn, kinh doanh của công ty.
2.2.2. Năng lực công ty
Năng lực cốt lõi của công ty là cung cấp vật liệu xây dựng.
Một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với công ty là ký được nhiều hợp
đồng cung ứng vật liệu cho hoạt động xây lắp.Để đạt được điều này, công ty phải củng cố và
mở rộng mối quan hệ khách hàng. Chất lượng của sản phẩm luôn được công ty chú trọng và
quan tâm hàng đầu.Nguồn vật liệu được kiểm tra chặt chẽ tại nguồn và tại kho hàng của
công ty khi được vận chuyển về từ nơi khai thác, sản xuất ra vật liệu.
Sản phẩm được nhân viên bán hàng kiểm duyệt theo đúng quy cách, tiêu chuẩn vật
liệu phù hợp với yêu cầu chung trong xây dựng trước khi cung cấp cho khách hàng.
Hiện nay công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế:
- Thiếu năng lực Maketing và quản trị doanh nghiệp.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
- Năng lực cung cấp vật liệu chưa có thể đảm nhận được các công trình có giá trị lớn.
- Thiếu nhiều thông tin về thị trường, về dự án trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, khu
dân cư.
-Hiện tại công ty chỉ có khả năng mua, thuê các thiết bị do Việt Nam sản xuất hay mua lại
các loại máy móc đã qua sử dụng từ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc công ty vẫn
còn quá lạc hậu về công nghệ do phải sử dụng máy móc cũ kỹ, chưa đảm bảo năng suất và
chất lượng của sản phẩm đầu ra chưa tốt do đó phải mua từ bên ngoài và làm cho doanh thu
của công ty giảm xuống.
2.2.3. Phân tích hoạt động chức năng công ty
a)
Hoạt động bộ phận maketing
Marketing trong doanh nghiệp xây dựng chịu sự điều tiết mạnh của đường lối, chính
sách xây dựng kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước.
Các doanh nghiệp cung ứng vật liệu nói chung và Công ty C&B nói riêng đều phải
tiến hành hoạt động maketing một cách thường xuyên và liên tục.
Maketing cung ứng vật liệu là maketing trực tiếp với khách hàng tức là nhằm vào từng
chủ đầu tư và từng đơn vị nhà thầu cụ thể.Mục tiêu quan trọng nhất là tìm ra nhiều hợp đồng
cung ứng vật liệu, để từ đó sẽ tăng lợi nhuận tạo đà phát triển cho doanh nghiệp.
Mạng lưới bán hàng sỉ và lẻ ở các khu vực lân cận địa bàn quận 9 của công ty còn yếu
kém. Các chính sách và chương trình để phát triển mạng lưới bán hàng chưa được công ty
chú trọng và đầu tư mạnh mẽ do khả năng về tài chính của công ty còn yếu, bộ phận
marketing-chăm sóc khách hàng làm việc chưa mang lại hiệu quả kinh tế cũng như nguồn
thu lợi nhuận cho công ty.
Chương trình xúc tiến bán hàng như quảng cáo, hoạt động truyền thông vẫn chưa triển
khai thực hiện mà chủ yếu công ty dựa vào hình thức phát tờ rơi, khuyến mãi nhằm thu hút
khách hàng. Hiện tại công ty vẫn đang sử dụng hình thức quảng cáo trên internet, trang
mạng riệng của công ty nhưng hiệu quả mà nó đem lại cho công ty còn ở mức rất thấp, chưa
liên kết với khách hàng và họ vẫn chưa thật sự ấn tượng để lựa chọn sản phẩm của công ty
khi có nhu cầu.
b)
Hoạt động của bộ phận nhân sự
Chính sách tuyển mộ nhân sự hiện nay của công ty là khi nào thiếu thì tuyển, bổ sung
mà chưa có chiến lược tuyển mộ và đào tạo nhân sự. Công ty rất quan tâm đến đời sống của
toàn thể công nhân viên công ty. Hầu hết người lao động đều gắn bó lâu dài với công ty.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
Môi trường làm việc nói chung và bầu không khí làm việc nói riêng là yếu tố không thể
thiếu trong văn hóa làm việc của một công ty. Đối với C&B văn hóa tổ chức công ty được
mọi thành viên đánh giá cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp và thân thiện đồng thời có
sự hỗ trợ giữa các phòng ban với nhau. Sáng kiến của các thành viên trong công ty thường
được xem xét kỹ lưỡng, đánh giá đúng mức.Môi trường làm việc của công ty đã mang lại uy
tín, niềm tin cho nhân viên công ty tạo tiền đề nâng cao ý thức của mọi người trong công ty.
c)
Bộ phận kinh doanh
Quá trình phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ được công ty đánh giá cao, giữ vai trò
then chốt – bộ phận giao hàng của công ty giúp khách hàng đưa sản phẩm đến tận nơi và
đảm bảo chất lượng vẫn không thay đổi trong thời gian vận chuyển.
Công ty C&B thực hiện việc phân phối sản phẩm tại khu vực Q9 và các vùng lân cận
trên địa bàn Tp.HCM, Bình Dương. Để đáp ứng được sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng
công ty đã liên tục phát triển các phương thức phân phối, giao hàng cho khách hàng một
cách nhanh chóng, kịp thời.
Nguồn cung ứng chủ yếu các nguồn vật liệu của công ty hiện nay chủ yếu được lấy từ
bãi cát, đá, nhà máy sản xuất gạch ngói ở Bình Dương và công ty cung cấp sơn Nipon,
Dulux… tuy nhiên nguồn vật liệu cung cấp cho công ty kinh doanh còn chưa ổn định, chưa
chủ động các yếu tố đầu vào, thường xuyên bị nhà cung cấp ép giá vật liệu vì quá trình khai
thác cát, đá ngày càng khó khan, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt dần.
d)
Bộ phận tài chính – kế toán
Nhân viên luôn được kích thích làm việc tốt khi nhận được mức lương đảm bảo cho
cuộc sống và nhu cầu khác của họ.nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề lương
thưởng cho nhân viên nên công ty thường trả lương cho nhân viên theo mức lương thỏa
thuận tương ứng với năng lực làm việc của từng người. Các khoản tiền thưởng sẽ là nguồn
động lực cho các cá nhân làm việc tích cực, hiệu quả tạo nên sự cạnh tranh làm việc cùng
phát triển trong nội bộ của công ty. Những nhân viên mang lại hợp đồng cho công ty luôn
được thưởng theo một tỷ lệ phần trăm khoảng 1% trên tổng giá trị hợp đồng. Đây được xem
là điểm thu hút trong chế độ lương thưởng của công ty cho tất cả nhân viên- nhất là bộ phận
bán hàng.
Bảng: Lương tháng của nhân viên (Đvt: đồng
STT
1
2
Nhóm 1 (CUBIK)
Trình độ chuyên môn
Lao động phổ thông
Cao đẳng-đại học
Mức lương
3.500.000
5.000.000
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3
Trên đại học
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
10.000.000
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích môi trường bên trong như trên ta thấy công ty có thế mạnh về
nội bộ.Vào những năm kế tiếp công ty nên tập trung đầu tư thêm vào các loại máy móc thiết
bị hiện đại để phát huy tốt nhất năng lực của công ty.Tuy nhiên công ty vẫn còn tồn tại
nhiều điểm yếu cần phải có giải pháp khắc phục, cần được hỗ trợ như khả năng về tài chính,
nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải ổn định.Bên cạnh đó thì hoạt động marketing vẫn chưa
được quan tâm đầy đủ làm cho sản phẩm của công ty chưa thật sự rộng rãi và chưa có sức
ảnh hưởng tới khách hàng để khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty khi có nhu cầu.
Hiện tại công ty đang dẫn đầu về chất lượng sản phẩm và cần được tiếp tục duy trì để tạo
dựng lòng tin, ngày càng nâng cao uy tín công ty trên thị trường.
Nhóm 1 (CUBIK)
43
TKMH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: Nguyễn Văn Tiếp
CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY
3.1. Sử Dụng Các Công Cụ Để Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh
3.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với Công ty TNHH VLXD
C&B:
a)
Những điểm mạnh: (S)
Trình độ kỹ thuật nhân viên:
Đội ngũ nhân viên tận tâm, gắn bó với công ty.
Chất lượng đầu vào khá tốt nhưng công ty không ngừng nâng cao, kiểm tra, giám sát
chất lượng đội ngũ nhân viên. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, năng động, linh hoạt trong
công việc. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu như hiện nay thì trình độ và phong cách làm
việc chuyên nghiệp của nguồn nhân lực sẽ có những đóng góp tích cực vào sự thành công
chung của công ty. C&B thực hiện chính sách tuyển mộ nhân viên đều đặn 2 lần mỗi năm
đặc biệt công ty đánh giá cao những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng.
Banquản trị có kinh nghiệm, năng lực và có tầm nhìn.
Bảng: Cơ cấu lao động của công ty
STT
1
2
3
4
Tên bộ phận-phòng ban
Giám Đốc
Bộ phận kinh doanh
Phòng kế toán-tài chính
Bộ phân giao nhận
o
Số lượng
1
5
2
5
Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng của sản phẩm luôn được công ty chú trọng và quan tâm hàng đầu.Nguồn
vật liệu được kiểm tra chặt chẽ tại nguồn và tại kho hàng của công ty khi được vận chuyển
về từ nơi khai thác, sản xuất ra vật liệu.
Sản phẩm được nhân viên bán hàng kiểm duyệt theo đúng quy cách, tiêu chuẩn vật liệu phù
hợp với yêu cầu chung trong xây dựng trước khi cung cấp cho khách hàng.
o
Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Việc phân cấp-phân quyền trong bộ máy quản lý của công ty đã xác định rõ ràng và cụ
thể về trách nhiệm, quyền hạn. Cơ cấu tổ chức đang hoạt động của công ty là khá hữu hiệu
vì các phòng ban làm việc trong chức năng của mình có sự kết hợp, quan hệ mật thiết với
các đơn vị phòng ban khác trong công ty. Việc thiết kế một cơ cấu mà công ty đang áp dụng
đã giúp cho công ty làm việc hiệu quả, thích nghi tốt với các chính sách xây dựng uy tín,
phát triển quy mô của công ty với nguồn thu lợi nhuận cao.
Nhóm 1 (CUBIK)
43