Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn thủ công lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.12 KB, 8 trang )

Đề tài:
Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Thủ
công lớp 3.
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình các môn học ở tiểu học , thủ công là một môn mang đậm tính
thực hành. Việc dạy thủ công chiếm một vị trí quan trọng và đây là môn học không thể
thiếu đối với sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học, giúp cho các em có các kĩ
năng cơ bản và rèn luyện những đức tính như kiên trì, tỉ mỉ, thêm vào đó, các em được
thỏa sức thực hành, sáng tạo để tạo nên các tác phẩm của riêng mình.
Môn học này các em đã được làm quen một phần nào đó ở bậc học mầm non như
là xé, dán. Lên lớp 1, học sinh được làm quen với các kĩ thuật khác như kĩ thuật xé,
dán giấy theo các hình cơ bản hay các hình đơn giản như cái cây, con gà… và được
làm quen với các nếp gấp cơ bản. Đến lớp 2, độ khó của các kĩ thuật càng được tăng
lên, gấp các hình phức tạp hơn, học sinh được học cắt, dán và phối hợp gấp - cắt - dán
hình, tạo các sản phẩm đồ chơi , trang trí theo ý thích. Tôi thấy nội dung các bài học
Thủ công rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, giúp các em rèn sự khéo
léo của đôi bàn tay, các phẩm chất của người lao động như tính cẩn thận, tỉ mỉ và kích
thích khả năng tư duy sáng tạo qua các bài như: Gấp con ếch, tên lửa, máy bay đuôi
rời, thuyền phẳng đáy, tàu thủy hai ống khói; Gấp, cắt, dán biển báo giao thông; Gấp,
cắt, trang trí thiệp chúc mừng; Làm đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn, con bướm…
Nội dung bài học đa dạng, học sinh rất yêu thích môn thủ công nhưng lại gặp một
số khó khăn như các em lớp 3 có ý thức còn non nớt, khả năng tập trung chưa cao nên
còn lơ là. Học sinh không những phải nắm vững các kiến thức lí thuyết về kĩ thuật gấp
hình, kĩ thuật gấp cắt dán hình mà còn đòi hỏi các em phải biết vận dụng kiến thức và
luyện tập thực hành thường xuyên. Việc dạy học Thủ công còn mang tính khuôn mẫu
bằng hình thức nêu lí thuyết, hướng dẫn mẫu rồi cho học sinh thực hành, ít chú trọng
đến tính chủ động và khả năng thực hành của học sinh. Vì vậy, các bài thực hành của
học sinh thường chỉ mang tính khuôn mẫu theo yêu cầu của giáo viên chứ chưa có khả
năng thực hành sáng tạo của học sinh. Một số giáo viên cho rằng Thủ công chỉ là một
môn phụ nên hiệu quả dạy học chưa cao. Việc dạy Thủ công chưa được quan tâm thực


sự thì làm sao có thể phát huy tính sáng tạo cho học sinh?
Tiểu học là bậc học nền tảng cho những bậc học tiếp theo, là tiền đề cho quá trình
đào tạo và phát triển năng lực của một công dân trong tương lai. Vì vậy, trong Luật
giáo dục,Điều 27: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tụ học trung học cơ sở”; và Điều 28 có đề cập :
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng


tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Như vậy, phát triển tính sáng tạo cho học sinh, từ đó giúp học sinh phát triển nhân
cách toàn diện là một trong những mục tiêu của giáo dục tiểu học. Điều này cho thấy,
vấn đề nghiên cứu và phát huy tính sáng tạo của học sinh tiểu học là rất cần thiết.
Từ những nguyên nhân trên, tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp phát huy tính
sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Thủ công lớp 3” nhằm góp phần vào nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Thủ công ở tiểu học.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Trên thế giới, vào những năm 50 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống, có phương pháp về sáng tạo được quan tâm. G.P.Guilford đã đề cập đến vấn đề
sáng tạo, khẳng định ý nghĩa của sáng tạo và đặt ra vấn đề: Có thể nhận biết và phát
triển khả năng sáng tạo của con người hay không? Nếu có thể thì cần tiến hành như thế
nào? Ông đã khuyến khích, cổ vũ những nhà nghiên cứu tâm lí tham gia lĩnh vực mới
mẻ này.
Từ đó có nhiều hoạt động phong phú về sáng tạo như A.Osborn rất quan tâm đến tư
duy sáng tạo, đã phát minh ra phương pháp “Tạo cho mình nhiều ý tưởng” được gọi là
“ Phương pháp tập kích não”. A.N.Luk, N.G.Alexayev, E.M.Miarsky nghiên cứu vấn
đề về tư duy sáng tạo trong nhà trường, vấn đề giáo dục và phát triển khả năng sáng
tạo cho học sinh. Nghiên cứu của Sternbeg, Farrari, Clinkenbeard và Grigorenko đã

chỉ ra rằng không chỉ sáng tạo cần động lực mà sáng tạo còn tạo ra động lực. Khi học
sinh được đánh giá cao về khả năng sáng tạo của mình, kết quả học tập sẽ được nâng
lên. Có cơ hội được sáng tạo, học sinh sẽ tìm lại được động lực học tập của mình.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam, lĩnh vực sáng tạo và phát triển tư duy sáng
tạo rất được các nhà khoa học quan tâm. Có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “
Sáng tạo – bản chất và phương pháp chuẩn đoán” của Nguyễn Huy Tú và Phan Thành
Nghị; “Những trò chơi khéo tay và sáng tạo” của Nguyễn Hạnh; “Phát huy tính sáng
tạo của trẻ” Nguyễn Mạnh Linh… Nội dung các công trình nghiên cứu về phát huy
sáng tạo trong môn Thủ công – Kĩ thuật như: “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
tiểu học trong hoạt động lắp ghép mô hình kĩ thuật môn Kĩ thuật lớp 4,5”; tác giả đã
nghiên cứu về nội dung và phương pháp giảng dạy, thiết kế một số bài học trong nội
dung lắp ghép mô hình kĩ thuật, tìm hiểu khả năng sáng tạo của học sinh và đề xuất
một số biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua môn Kĩ thuật. Còn về
Thủ công, tác giả Phan Thị Chiến đã có bài nghiên cứu: “Một số biện pháp phát huy
tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Thủ công lớp 1”, tác giả đã tìm hiểu nội
dung chương trình, phương pháp dạy Thủ công lớp 1 và đưa ra một số biện pháp phát
huy tính sáng tạo cho học sinh qua môn Thủ công lớp 1.


Đối với học sinh tiểu học, việc nâng cao mức độ sáng tạo qua môn Thủ công là
điều vô cùng cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn cao. Các em cần được sống trong môi
trường sáng tạo, được hướng dẫn, được tổ chức hoạt động và được thể hiện những ý
tưởng của mình một cách sáng tạo. Vì vậy, tôi mong rằng đề tài của mình sẽ góp phần
tìm ra một số biện pháp tác động có hiệu quả nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh
thông qua môn Thủ công lớp 3.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài chỉ ra hiện trạng mức độ tính
sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn Thủ công, trên cơ sở đó đề xuất một số
biện pháp nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn Thủ công.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

4.1.

Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Thủ công lớp 3.
4.2.

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong môn Thủ công.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ sau:
-

Nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3
trong môn Thủ công.

-

Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh ở
trường tiểu học hiện nay và mức độ phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
lớp 3.

-

Đề xuất một số biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong môn
Thủ công.

-


Tổ chức thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã đề xuất để đánh giá tính khoa
học, đúng đắn của các biện pháp và kiểm chứng giả thuyết khoa học mà đề tài
đã đưa ra.

6. Giả thuyết khoa học:
Nếu trong hoạt động dạy học môn Thủ công, giáo viên biết sử dụng các biện pháp
phù hợp thì học sinh sẽ không còn thực hiện một cách rập khuôn, máy móc trong giờ
thực hành, giáo viên cũng sẽ linh hoạt hơn trong quá trình dạy học, giúp học sinh phát
huy hết khả năng sáng tạo của mình.


7. Phạm vi nghiên cứu:
-

Nghiên cứu năng lực sáng tạo của học sinh lớp 3 và những biểu hiện của nó qua
việc tổ chức dạy học môn Thủ công.

-

Nghiên cứu các biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong môn
Thủ công ở trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ tại thành phố Đà Nẵng.

8. Phương pháp nghiên cứu:
8.1.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:

Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa và cụ thể hóa các vấn đề lí
luận liên quan đến năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Thủ công.
8.2.


Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
8.2.1 Phương pháp điều tra bằng Anket:
Sử dụng phiếu điều tra Anket để điều tra về thực trạng dạy và học
môn Thủ công ở tiểu học hiện nay.
8.2.2 Phương pháp quan sát:

Dự giờ các tiết dạy mẫu môn Thủ công của giáo viên khối lớp 3 và quan sát các
sản phẩm Thủ công của học sinh để khảo sát, tìm hiểu các đặc điểm, khả năng sáng tạo
của học sinh lớp 3 và thực trạng dạy và học môn Thủ công của khối lớp 3.
8.2.3 Phương pháp trò chuyện:
Tiến hành trò chuyện, trao đổi ý kiến với các giáo viên có nhiều
năm kinh nghiệm trong dạy học môn Thủ công để tìm hiểu về
việc lập kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học, các phương pháp
được sử dụng trong môn Thủ công lớp 3. Nhằm tìm hiểu các
phương pháp giáo viên đã sử dụng để phát huy tính sáng tạo cho
học sinh lớp 3 trong dạy học môn Thủ công.
8.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thiết kế, tiến hành một số bài dạy về nội dung gấp, cắt, dán trong
môn Thủ công ở tiểu học.
8.3

Phương pháp thống kê toán học
Điều tra tình hình dạy và học môn Thủ công của học sinh và giáo viên
khối lớp 3.

9. Cấu trúc đề tài:


Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính luận văn được chia thành 3

chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát huy tính sáng tạo cho học sinh
trong dạy học môn Thủ công lớp 3.
Chương 2: Đề xuất một số biện pháp tính sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn
Thủ công lớp 3.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1.1

Khái niệm về sáng tạo

1.1.1.2

Năng lực sáng tạo

1.1.2 Kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa
1.1.3 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của môn Thủ công ở tiểu học:
1.1.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3
1.1.4.1

Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3

1.1.4.2


Đặc điểm sinh lí của học sinh lớp 3

1.1.5 Khả năng tư duy, thực hành kĩ thuật và sáng tạo của học sinh
lớp 3 trong môn Thủ công
1.1.5.1

Khả năng tư duy kĩ thuật của học sinh lớp 3:

1.1.5.2

Khả năng thực hành kĩ thuật của học sinh lớp 3:

1.1.5.3

Khả năng sáng tạo của học sinh lớp 3:

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Nội dung, các phương pháp dạy học Thủ công lớp 3:


a) Nội dung môn Thủ công lớp 3:
b) Các phương pháp dạy học môn Thủ công lớp 3:

1.2.2 Thực trạng dạy học môn Thủ công ở Tiểu học:
1.2.3 Thực trạng dạy học môn Thủ công lớp 3 ở trường tiểu học Huỳnh
Ngọc Huệ, thành phố Đà Nẵng:
1.2.3.1 Thực trạng học tập môn Thủ công ở lớp 3:
a) Đối tượng điều tra:
b) Nội dung điều tra:
c) Phương pháp điều tra:

* Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
* Quan sát
*Đàm thoại
d) Kết quả điều tra:
1.2.3.2 Thực trạng dạy học môn Thủ công ở lớp 3
a) Đối tượng điều tra:
b) Nội dung điều tra:
c) Phương pháp điều tra:
d) Kết quả điều tra:

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG DẠY HỌC MÔN THỦ CÔNG
2.1 Cơ sở xây dựng biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong
dạy học môn Thủ công
2.1.1 Dựa vào mục tiêu chương trình môn Thủ công lớp 3:
2.1.2 Cơ sở lí luận về năng lực sáng tạo:
2.1.3 Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3:
2.1.4 Các biện pháp phải đảm bảo được tính khoa học, giáo dục:


2.1.5 Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện, phương tiện dạy học
2.2 Các biện pháp phát huy tính sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong dạy học môn
Thủ công:
2.2.1 Tổ chức học tập theo nhóm:
2.2.2

Vận dụng kĩ thuật động não:

2.2.3 Tăng cường tổ chức trò chơi học tập:
2.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Thủ công:


CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm
3.2 Đối tượng thực nghiệm
3.3 Chuẩn bị thực nghiệm
3.3.1 Nội dung thực nghiệm
3.3.2 Phương pháp thực nghiệm
3.3.3 Tiêu chí thực nghiệm
3.4 Tiến hành thực nghiệm
3.4.1 Khảo sát trước thực nghiệm
3.4.2 Thực nghiệm hình thành
3.5 Kết quả thực nghiệm


Khái niệm

Hình ảnh (trực
quan)

Thực hành

Nhận thức kĩ
thuật

Vận dụng kĩ
thuật

Thiết kế kĩ
thuật




×