Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

THỂ CHẾ cốt yếu của ĐÔNG NAM á BT KINH tế THỂ CHẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.17 KB, 26 trang )

THỂ CHẾ CỐT LÕI GIÚP CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á THOÁT KHỎI
KHỦNG HOẢNG
I/ HỆ THỐNG THỂ CHẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á TRƯỚC KHỦNG
HOẢNG.
Không thể quy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á năm 19971998 chỉ riêng cho những yếu kém về thể chế của “mô hình phát triển châu Á”.
Trên thực tế vào lúc cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, thể chế kinh tế của các nước
ĐÔNG Á đang ở trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc và toàn diện từ mô hình kiểu
cũ hướng về chủ nghĩa thị trường tự do theo nhứng khuyến nghị của đồng thuận
Washington. Do vậy, những yếu kém về thể chế của kinh tế Đông Á trong thời kỳ
này phần nhiều xuất phát từ tính chất của giai đoạn chuyển đổi đó.
Kinh tế thể chế có thể được chia thành 3 khồi lớn: các luật lệ, cơ chế thực thi và
hệ thống các tổ chức. Trong 3 khối đó của thể chế kinh tế, các nước Đông Á chủ
yếu mới tiến hành cải cách về luật lệ, chính sách. Và đây cũng là phần dễ thay đổi
nhất của thể chế kinh tế. Tuy nhiên, như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, dù các
luật lệ và chính sách có được thay đổi hoàn toàn, nhưng cần mất nhiều thời gian để
thiết lập một hệ thống thể chế cho phép các luật lệ và chính sách đó thực sự đi vào
đời sống và có tác dụng như mong muốn. Ở Đông Á, các chính sách và luật lệ mới
theo hướng tự do hóa nền kinh tế, đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tồi tệ bởi vì
các thể chế tổ chức, quản lý công ty và tài chính chưa thể thay đổi theo kịp các
chính sách. Sự bất cập giữa phần mềm và phần cứng đã khiến thể chế kinh tế các
nước Đông Á lâm vào cảnh rối ren, ít hiệu lực.
Hệ thống thể chế kinh tế là một tổng hòa của nhiều loại thể chế đa dạng và liên
quan chặt chẽ với nhau. Quá trình chuyển đổi thể chế rất dễ dẫn đến những xung
đột và mâu thuẫn giữa các loại thể chế khác nhau trong nền kinh tế do sự tiến triển
không đều của các hướng cải cách. Thực tế ở các nước Đông Á đã cho thấy nhiều
sự bất cập và mâu thuẫn như vậy, chẳng hạn:


Bất cập giữa các thể chế quản lý của nhà nước với các thể chế của thị trường và
xã hội. Các chính phủ Đông Á đã rút lui quá nhanh khỏi công việc điều tiết và
giám sát thị trường trong khi các lực lượng thì trường và xã hội chưa đủ độ chín,


đủ mạnh để thay thế vai trò của nhà nước. Điểm này đặc biệt nghiêm trọng đối với
khu vực tài chính. Các thể chế ngân hàng và tập đoàn kinh doanh đã hoạt động
ngoài tầm kiểm soát của mọi bên tham gia thị trường, tự do huy động mọi nguồn
vốn có thể để đầu tư vào những dự án kém hiệu quả.
Bất cập giữa những thể chế tài chính được tự do hóa, mở cửa cho các nguồn
vốn ngắn hạn nước ngoài với thể chế công ty theo kiểu tập đoàn gia đình trị có rất
nhiều yếu kém về quản lý, kế toán và kiểm toán. Rõ ràng những thể chế công ty
không thể dễ dàng được thay đổi chỉ qua thời gian ngắn để phù hợp với sự phát
triển nhanh hơn của các thể chế tài chính hiện đại như các thị trường chứng khoán.
Bên cạnh các bài học khác, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cho thấy những
rủi ro của việc thực hiện cải cách thể chế dưới sức ép của nước ngoài. Cải cách thể
chế là một quá trình tốn nhiều thời gian, không thể nóng vội và phải dự trên đặc
thù, kiến thức và những ràng buộc của địa phương Những khuyến nghị cải cách từ
bên ngoài, đặc biệt là của tổ chức quốc tế như IMF và WB, chỉ có giá trị tham
khảo. Chính những nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trong nước phải tự quyết đinh
trình tự và nhịp độ cải cách thể chế của nước mình.

II/ PHÂN TÍCH CÁC ĐIỂN HÌNH KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG CỦA
CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á.
1. Hàn Quốc
1.1.
Bối cảnh lịch sử
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ đã ập đến Hàn Quốc vào tháng 11 - 1997.
Với cuộc khủng hoảng này, một lần nữa Hàn Quốc lại làm cho thế giới bất ngờ.
Trong số các NIC Đông Á thì Hàn Quốc là nước bị khủng hoảng tài chính trầm
trọng nhất. Cuộc khủng hoảng đã để lại nhiều “vết thương” khá nặng trên mình nền


kinh tế - xã hội Hàn Quốc và làm cho khuynh hướng phủ định “sự thần kỳ Đông
Á” được dịp bùng nổ.

Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng
nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng
trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài.
Ngày 21 – 11 – 1997, Hàn Quốc đã yêu cầu một khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF
vào và điều này có nghĩa là Seoul buộc phải chuyển giao “chủ quyền kinh tế” cho
tổ chức tài chính.
Ngày 28 – 11 – 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn
Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này
góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày
7 - 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm
lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ.
Ngày 14 – 12 – 1997, Hàn Quốc tuyên bố thả nổi đồng Đồng Won mất giá, tổng
số nợ nước ngoài tăng nhanh (130 tỷ USD vào tháng 7 – 1997), mức thâm hụt tài
khoản vãng lai tăng mạnh (11,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 1997) …
Ngày 27 – 12 – 1997, Hàn Quốc đã thừa nhận rằng dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc
đã giảm tới mức báo động, còn 8,7 tỷ USD và khoản nợ nước ngoài của Hàn Quốc đã
vượt quá 200 tỷ USD. Tỷ giá hối đoái giữa đồng Won và đồng USD thay đổi từ 900
Won/1 USD vào tháng 9 – 1997 xuống 1970 Won/1 USD vào giữa tháng 12 – 1997.
Ngày 29 – 12 – 1997, 10 trong số 14 ngân hàng thương mại có vấn đề bị đóng
cửa. Hai ngân hàng thương mại lớn bị Chính phủ quản lý. Cuối tháng 4 – 1998, kế
hoạch lành mạnh hóa bốn Ngân hàng thương mại bị bác bỏ, nhiều ngân hàng
thương mại bị đóng cửa. Trong năm 1997, có 14.000 doanh nghiệp phá sản và
trong năm 1998, có tới 53.000 doanh nghiệp phá sản. Tháng 2 – 1999, Tập đoàn
ngân hàng Thượng Hải – Hồng Công mua (HSBC) mua 70% tài sản của ngân hàng
Seoul .
1.2.

Triết lý phát triển

Từ năm 1979 đến đầu năm 1993, Hàn Quốc bắt đầu thực hiện chính sách kinh

tế chú trọng vào ổn định kinh tế thay vì lớn mạnh một chiều bao gồm việc ổn định


giá cả, tự do hóa kinh tế và giữ cân bằng kinh tế…Đẩy mạnh xuất khẩu một số sản
phẩm công nghiệp như: gang thép, thiết bị máy móc, ô tô, tàu biển, xe máy, hóa
chất… được thực hiện thông qua các Chaebol khổng lồ như Daewoo, Hyundai,
Samsung… Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, từ năm 1989 trở đi nền kinh tế Hàn
Quốc không còn giữ được thời “hoàng kim” như hai thập niên trước. Có 8 vấn đề
nổi bật về quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn 1979 – 1993
trên cơ sở điều chỉnh mô hình kinh tế hướng ngoại bước vào thời kỳ công nghiệp
kỹ thuật cao, chuẩn bị tiền đề cho việc gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát
triển:
- Sự đổi mới quan niệm về vai trò kinh tế của nhà nước và cơ chế vận hành kinh
tế. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc để giải
quyết hàng loạt các vấn đề đang cản trở sự phát triển của đất nước.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch hóa kinh tế, chuyển từ mô hình tăng trưởng mất
cân đối sang mô hình tăng trưởng cân đối.
- Đẩy mạnh chương trình tự do hóa thị trường nhằm giảm bớt sự can thiệp của
nhà nước.
- Hỗ trợ và thúc đẩy bộ phận công nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhằm khắc
phục sự mất cân đối trong cơ cấu công nghiệp và hướng hoạt động của bộ phận
này vào xuất khẩu.
- Tiếp tục đảy mạnh công nghiệp bằng việc phát triển các nghành kỹ thuật –
công nghệ cao của dân tộc nhằm thay thế nguồn công nghệ nhập khẩu từ các nước
tư bản phát triển, gắn liền với việc đẩy mạnh hoạt động khoa hoc – kỹ thuật đi vào
chiều sâu phục vụ đắt lực cho tăng trưởng kinh tế.
- Điều chỉnh hợp lý cơ cấu hàng xuất khẩu và đa dạng hóa, quốc tế hóa thị
trường xuất khẩu.
- Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức mới và từng bước đẩy mạnh
đầu tư ra nước ngoài, gắn liền với việc chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.


- Tiếp tục công cuộc cơ giới hóa, hiện đại hoa nông thôn nhằm rút ngắn khoảng
cách phát triển giữa nông thôn và thành thị lên một bước
Đến năm 1997 khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc xảy ra cùng lúc với cuộc tranh
cử đã góp phần vào sự đắc cử tổng thống Kim Dae Jung. Với cương lĩnh đấu tranh
cho dân chủ, TT Kim Dae Jung có uy tín chính trị lẫn tinh thần để động viên nhân
dân Hàn Quốc, thực hiện cải cách kinh tế nhằm khắc phục có tính cơ cấu. Tiến
trình cải cách dưới sự lãnh đạo rõ rang đã diễn ra một cách tương đối khẩn trương.
1.3.

Vai trò của chính phủ

Khi cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á xảy ra, mục tiêu tức thời của chính phủ
Hàn Quốc là khắc phục khủng hoảng và giảm giá đồng nội tệ. Hàn Quốc bắt đầu
thực hiện chính sách vĩ mô thắt chặt để ổn định thị trường tài chính và trao đổi ngoại
hối, dẫn đến sự thu hẹp tín dụng và hoạt động kinh tế. Chính phủ cũng sớm nhận ra
rằng khủng hoảng bắt nguồn từ sự yếu kém trong cơ cấu và quản lý kinh tế nên đã
chủ động tiến hành những cải cách mang tính điều chỉnh mạnh mẽ trong các khu
vực như: khu vực công ty, khu vực tài chính, khu vực công cộng, và điều chỉnh luật.
Để khắc phục khủng hoảng Hàn Quốc đã nỗ lực theo bốn hướng sau đây:
- Tái cấu trúc lại khu vực tài chính nhằm làm lành mạnh bảng tài chính ngân
hàng. Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Hàn Quốc tăng
cường xúc tiến chương trình cải tổ nền kinh tế, trước hết tập trung cải cách hệ
thống tài chính ngân hàng. Mặt khác, để nhanh chóng khắc phục khủng hoảng,
Chính phủ Hàn Quốc đã kêu gọi các tổ chức ngân hàng nước ngoài tài trợ để hỗ
trợ. Chính phủ yêu cầu 12 ngân hàng lập kế hoạch khắc phục khủng hoảng nhằm
đưa nợ xấu giảm xuống 8%. Đã giải thể 5 ngân hàng, sáp nhập 2 ngân hàng. Chính
phủ giúp mua lại các khoản nợ của ngân hàng (64 tỷ won). Thậm chí cho phép bán

một số ngân hàng cho người sở hữu nước ngoài. Đối với các tổ chức tài chính phi
ngân hàng, Chính phủ cũng thả lỏng cho phá sản. Ngoài ra Chính phủ cải cách
chính sách tiền tệ theo 5 điểm: thay đổi cách thức quản lý tài chính theo hướng kế
toán công khai; cấm bảo lãnh chéo giữa các công ty; giảm tỷ lệ vốn vay; thực hiện
chính sách bắt các tập đoàn tập trung vào các ngành nghề chính có lãi, không đầu


tư rải mành mành. Sửa đổi luật pháp bảo vệ cổ đông thiểu số (lành mạnh hóa hoạt
động của công ty).
- Tái cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp theo hướng loại bỏ doanh nghiệp thua
lỗ, hỗ trợ doanh nghiệp có sức cạnh tranh, thành lập công ty bán tài sản thế chấp để
giúp doanh nghiệp giải quyết nợ, tái cấu trúc nợ doanh nghiệp bằng phát hành cổ
phiếu, giảm vốn vay nhà nước... Kết quả 15/30 Chaebol bị giải thể và phá sản. Hàn
Quốc đã giảm nợ từ 396,3 tỷ USD xuống còn 182,2 tỷ USD.
- Cải cách tài chính công: chủ yếu là tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước
nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách. Thực thi chính sách tiết kiệm để có tài chính
cơ cấu nợ cho doanh nghiệp.
- Cải cách thị trường lao động: sau khủng hoảng chính phủ dã thành lập uỷ ban
ba bên: nhà nước - công đoàn - giới chủ nhằm ký thoả thuận không bãi công, đình
công, không đòi tăng lương để khắc phục khủng hoảng. Sau khủng hoảng, chương
trình cải cách thị trường lao động của Hàn Quốc được xem là rõ ràng và cấp tiến
nhất, mang tính nhất quán giữa chính sách và thực tiễn trong khu vực Đông Á.Các
cải cách tạo sự linh hoạt cho thị trường lao động tại Hàn Quốc đã tác động đáng kể
đến việc tạo ra một diện mạo mới trên thị trường lao động sau khủng hoảng, làm
thay đổi bức tranh thị trường lao động theo hướng chuyển đổi cơ cấu việc làm.
1.4.

Các chính sách

Mở thị trường trái khoán trong nước cho đầu tư nước, bao gồm cả trái

khoán chuẩn với thời gian đáo hạn là 3 năm, đáp ứng yêu cầu mua của các nhà đầu
tư nước ngoài.
Lập một quỹ để mua lại ít nhất là 10.000 tỷ Won (10 tỷ USD) các khoản nợ
khó đòi của ngân hàng.
Ban hành các thủ tục bắt buộc sát nhập các ngân hàng yếu kém vào một
ngân hàng có năng lực tài chính và năng lực kinh doanh.
-

Nới rộng mức độ dao động hằng ngày của đông Won khoảng 10%.

Thay đổi luật lao động để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty đối
với việc nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm bớt lực lượng lao động ở các công ty.


-

Nâng tỷ lệ giới hạn trần đối với đầu tư nước ngoài vào khu vực nội địa.

Cho phép các ngân hàng mất khả năng thanh toán được giải thể nếu họ
không có cơ hội phục hồi tài chính.
-

Khuyến khích tư nhân hóa các hãng do chính phủ đầu tư.

-

Cắt giảm nguồn chi phí của tổ hợp công nghiệp.

-


Cắt giảm và xem xét cụ thể việc cung cấp tài chính cho các Chaebol.

Thành lập Uỷ ban tư vấn cho Tổng thống về cải cách, gồm 31 thành viên.
Mục tiêu của Uỷ ban là tìm ra các biện pháp xóa bỏ tình trạng lạc hậu và kém hiệu
quả của ngành tài chính – ngân hàng trong phạm vi cả nước.
Quy định việc cấp phát vốn cho 1 dự án lớn, sẽ do một số ngân hàng cùng
đảm nhiệm, thay cho trước đây, cấp phát vốn chỉ giao cho một ngân hàng đảm
nhiệm. Trong khi cấp vốn cho mỗi dự án, các ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra
chặt chẽ các hoạt động kinh doanh và kỹ thuật liên quan đến dự án.
Chuyển hệ thống ngân hàng cấp vốn thương mại và các công ty đầu tư ủy
thác thành các ngân hàng kinh doanh và các công ty môi giới chứng khoán.
Phân loại hệ thống tài chính – ngân hàng thành 5 nhóm bao gồm: các ngân
hàng, các công ty môi giới chứng khoán, các công ty bảo hiểm, các công ty tài
chính khu vực và các tổ chức tài chính cung cấp nguồn vốn cho vay.
Quan hệ giữa các tác nhân trong nền kinh tế :
Trước đây, sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ vốn là đặc điểm nổi bật của
khu vực tài chính Hàn Quốc. Chính phủ kiểm soát luồng vốn quan trọng từ các
trung gian tài chính tới các công ty. Ngay từ giai đoạn đầu phát triển kinh tế, chính
phủ đã có quyền phân bổ vốn đến các khu vực cụ thể thông qua việc kiểm soát trực
tiếp các hoạt động kinh tế và công tác quản lý của các trung gian tài chính. Cho
nên có thể nói chính phủ Hàn Quốc cũng phải chịu một phần trách nhiệm đối với
sự lành mạnh của các tổ chức tài chính. Suy thoái kinh tế ngay sau khủng hoảng đã
làm cho các tổ chức tài chính bị thiếu vốn nghiêm trọng và có mức nợ khó thu hồi
cao. Để khắc phục tình trạng này chính phủ đã áp dụng một chế độ tài chính mới,
trong đó thị trường có vai trò quan trọng về việc sử dụng các nguồn lực. Các tổ


chức tài chính sẽ vừa phải tuân theo qui luật thị trường, vừa phải làm ăn có lãi và
chấp hành tốt các qui định của chính phủ.
Cùng với việc khôi phục lòng tin đối với hệ thống tài chính, chính phủ còn áp

dụng chế độ giám sát tài chính mới để phòng ngừa rủi ro trong tương lai. Dịch vụ
giám sát tài chính độc lập đã được xây dựng để khắc phục sự phân biệt đối xử giữa
các tổ chức tài chính, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về giám sát, giúp các tổ chức tài
chính trong nước cải thiện bảng kết toán.
Để cải thiện tính minh bạch, chính phủ đưa ra những bản kê tài chính thống
nhất mang tính bắt buộc cho những tập đoàn kinh tế lớn nhất nhằm xác định giao
dịch trong nội bộ công ty và các báo cáo kết toán riêng biệt. Chính phủ cũng thay
đổi Luật thương mại công bằng, hạn chế sự bảo lãnh nợ chéo giữa các công ty
trong các tập đoàn lớn. Đồng thời chính phủ cũng yêu cầu cải thiện cơ cấu vốn của
các công ty như các tập đoàn lớn đều phải giảm tỉ lệ nợ trên giá trị tài sản, hạn chế
việc mở rộng qui mô tràn lan, khuyến khích các công ty tập trung phát triển những
lĩnh vực nòng cốt, có ưu thế nhất.
1.5.

Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội

Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục mở rộng bảo hiểm thất nghiệp như một mạng lưới
an sinh xã hội chủ yếu dành cho người thất nghiệp.
Đối với những người thất nghiệp không được bảo hiểm hỗ trợ thì sẽ nhận được
các hỗ trợ khác từ các dự án việc làm công, đào tạo nghề, cho vay thất nghiệp và
phúc lợi tạm thời dành cho những người thất nghiệp được xếp vào loại dưới mức
nghèo khổ. Mạng lưới an sinh xã hội khuyến khích khả năng tự lực hơn là việc chỉ
hỗ trợ về mặt thu nhập nhằm duy trì động lực của công nhân và giảm thiểu chi phí.
Trong khi việc áp dụng các chương trình đào tạo nghề và việc làm công như một
mạng lưới an sinh xã hội nhằm đem lại một phần bảo hiểm thất nghiệp, phúc lợi cơ
bản cho người lao động có thu nhập thấp, thì những người thất nghiệp dài hạn sẽ
được nhận thêm các khoản hỗ trợ để có thể chi trả những chi phí sinh hoạt tối
thiểu, giáo dục và y tế.
Bảo hiểm thất nghiệp vẫn tiếp tục được mở rộng cho tất các công nhân. Cho tới
năm 1997, bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có tuyển



kinh tế - xã hội Hàn Quốc và làm cho khuynh hướng phủ định “sự thần kỳ Đông
Á” được dịp bùng nổ.
Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng
nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng
trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài.
Ngày 21 – 11 – 1997, Hàn Quốc đã yêu cầu một khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF
vào và điều này có nghĩa là Seoul buộc phải chuyển giao “chủ quyền kinh tế” cho
tổ chức tài chính.
Ngày 28 – 11 – 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn
Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này
góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày
7 - 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm
lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ.
Ngày 14 – 12 – 1997, Hàn Quốc tuyên bố thả nổi đồng Đồng Won mất giá, tổng
số nợ nước ngoài tăng nhanh (130 tỷ USD vào tháng 7 – 1997), mức thâm hụt tài
khoản vãng lai tăng mạnh (11,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 1997) …
Ngày 27 – 12 – 1997, Hàn Quốc đã thừa nhận rằng dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc
đã giảm tới mức báo động, còn 8,7 tỷ USD và khoản nợ nước ngoài của Hàn Quốc đã
vượt quá 200 tỷ USD. Tỷ giá hối đoái giữa đồng Won và đồng USD thay đổi từ 900
Won/1 USD vào tháng 9 – 1997 xuống 1970 Won/1 USD vào giữa tháng 12 – 1997.
Ngày 29 – 12 – 1997, 10 trong số 14 ngân hàng thương mại có vấn đề bị đóng
cửa. Hai ngân hàng thương mại lớn bị Chính phủ quản lý. Cuối tháng 4 – 1998, kế
hoạch lành mạnh hóa bốn Ngân hàng thương mại bị bác bỏ, nhiều ngân hàng
thương mại bị đóng cửa. Trong năm 1997, có 14.000 doanh nghiệp phá sản và
trong năm 1998, có tới 53.000 doanh nghiệp phá sản. Tháng 2 – 1999, Tập đoàn
ngân hàng Thượng Hải – Hồng Công mua (HSBC) mua 70% tài sản của ngân hàng
Seoul .
1.2.


Triết lý phát triển

Từ năm 1979 đến đầu năm 1993, Hàn Quốc bắt đầu thực hiện chính sách kinh
tế chú trọng vào ổn định kinh tế thay vì lớn mạnh một chiều bao gồm việc ổn định


hưởng bởi lực lượng chính trị trong việc đưa ra điều chỉnh cần thiết một cách kịp
thời, trên cơ sở giá trị thị trường để giảm thiểu chi phí tài chính và tổn thất.
- Sự giám sát một cách thận trọng sự phát triển của nền kinh tế. Hàn Quốc đã
tăng cường một cách đúng đắn sự giám sát thận trọng kể từ khi cuộc khủng hoảng
xảy ra. Là một quốc gia có của nền kinh tế dựa trên sáng kiến của chính phủ, thì sự
tăng cường giám sát bảo đảm an toàn có thể mang lại sự phát triển của một hệ
thống tài chính lành mạnh.
- Chính sách cân bằng giữa cải cách và khuyến khích nền kinh tế.
- Cải cách về quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại.
- Từng bước toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính. Điểm đầu tiên liên quan đến
trình tự của tự do hóa tài khoản vốn, Hàn Quốc tích lũy nợ ngắn hạn quá nhiều và
sự cần thiết phải phát triển thị trường vốn dài hạn tại Hàn Quốc.
Hạn Chế:
Các bước cải cách có tính áp đặt “từ trên xuống dưới”chứ chưa có sự đồng ý
“từ dưới lên”. Vì thế, Hàn Quốc đứng trước ngã ba đường: nếu kinh tế tiếp tực
phục hồi, thì quyết tâm cải cách sẽ yếu đi rất nhiều, nhất là trong các chaebols;
nhưng nếu kinh tế suy thoái trở lại thì chống đối từ các công đoàn sẽ gia tăng.
2. Thái Lan
2.1.
Bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước
Cuộc khủng hoảng châu Á cuối những năm 1990 đã xảy ra khi đồng bạt của
Thái Lan rơi tự do từ mùa hè năm 1997. Giống như một vụ hỏa hoạn, cuộc "đại di
cư" của dòng vốn nước ngoài khỏi các thị trường Thái Lan đã lan rộng ra nhiều nơi

khác trong khu vực, nhất là ở Indonesia và Hàn Quốc, cả ở Hong Kong, Malaysia,
Lào, Philippines và Việt Nam. Ngay cả Nhật Bản, nền kinh tế mạnh nhất châu Á
Thái Bình Dương thời đó, cũng phải chứng kiến cảnh đồng yên của mình sụt giảm
và các thị trường chứng khoán trong nước cùng giá các bất động sản khác cũng
"lao dốc".
Khi đồng tiền của một số nước châu Á đang quay cuồng, cuộc khủng hoảng đã
làm trầm trọng hơn gánh nặng nợ ngày càng lớn của khu vực. Tỷ lệ nợ nước ngoài
trên GDP ở nhiều nước đã lên tới 180% trong khủng hoảng, và việc các đồng nội tệ
mất giá càng tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ.


Tóm lại cuộc khủng hoảng tiền tệ ĐNA bắt nguồn từ Thái Lan đã có ảnh
hưởng tới toàn khu vực ĐNA nói riêng và với châu A' nói chung, nhưng nó chỉ gây
ra bất ổn định tài chính ở những nơi có những mất cân đối nghiêm trọng trong nền
kinh tế và các nhà lãnh đạo tỏ ra mất bình tĩnh khi cuộc khủng hoảng xảy ra
khủng hoảng tiền tệ tháng 7/1997 tại Thái Lan đã làm cho chính phủ nước
này bị mất tín nhiệm nghiêm trọng trước áp lực của đông đảo dân chúng.
2.2.
Triết lý phát triển
Theo lời khuyên của IMF, Thái Lan đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên thị
trường để tái cơ cấu và tái cấp vốn cho các thể chế tài chính. Chính phủ Thái lan hi
vọng các nhà đầu tư tư nhân sẽ có vai trò lớn trong việc cấp các nguồn vốn mới
cho các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, chiến lược này đã thất bại và Chính phủ Thái
Lan đã phải đảm nhận vai trò chính từ tháng 8/1998 bằng cách công bố chương
trình cải cách cả gói
Thái Lan cũng tiến hành đóng cửa và sát nhập các tổ chức tài chính kém hiệu
quả.
Đồng thời chính phủ Thái Lan đã cải tiến khung khổ pháp luật giám sát hoạt
động của hệ thống tài chính. nước này ban hành ‘ Luật Các thể chế tài chính’ tạo ra
khung pháp lý mới cho sự hoạt động của các ngân hang, các công ty tài chính và

các nhà cung cấp úng dụng. luật này cũng thắt chặt sự kiểm soát trong nhiều lĩnh
vực, bao gồm kế toán kiểm toán, công bố thong tin và các hình phạt đối với việc
gian lận
Thái Lan đã tiến hành sửa đối và ban hành rất nhiều bộ luật kinh tế mới như
Luật Cạnh tranh, Luật Thị trường chứng khoán, Luật Phá sản, Luật đất đai và
nhiều luật khác.. Nội dung sửa đổi của các luật này đều theo hướng tụ do hóa, giải
điều tiết và mở của kinh tế. Thái Lan cũng công bố các kế hoách đẩy nhanh tiến
trình tư nhân hóa.
2.3.
Vai trò của Nhà nước
Cho đến giữa năm 1998, theo lời khuyên của IMF, Thái Lan sử dụng cách tiếp
cận thị trường để tái cơ cấu và tái cấp vốn cho các thể chế tài chính. Quá chính
sách này, Chính phủ Thái LAn hi vọng các nhà đầu tư tư nhân sẽ có vai trò lớn
trong việc cấp nguồn vốn mới cho các tổ chức tài chính=> tuy nhiên chính sách
này đã thất bại và chính phủ Thái lan phải đóng vai trò chính từ tháng 8/1998 bằng
cách công bố một chương trình cải cách trọn gói.
Thái lan đã thành lập Ủy ban tái cơ cấu tài chính (FRA) để cứu trợ và thanh lý
một số tài sản 860 tỷ bant của 56 công ty tài chính bị đóng cửa trong các năm
1997-1998, FRA đã bán đầu tư tài sản trị giá 600 tỷ thu được 150 tỷ tương đương
25% giá trị doanh nghĩa. Đây là điểm tích cực của chương trình cải cách ở Thái


Lan: bán nợ khó đòi cho giới đầu tư tư nhân qua cách ddaauss giá nên việc mua
bán trở nên công khái và sát giá trị thực tế nhất. vào đầu năm 2001, Thái Lan thành
lập công ty quản lý tài sản (TAMCO) để thu mua tiếp các khoản nợ xấu trong hệ
thống ngân hang
Thái Lan cũng tiến hành dóng cửa và sát nhập các tổ chức tài chính kém hiệu
quả. Số công ty giảm từ 91 công ty vào tháng 6/1997 xuống còn 23 công ty (2001),
2 ngân hàng bị đóng cửa và 6 ngân hang bị sát nhập
Đồng thời chính phủ Thái Lan đã cải tiến khung khổ pháp luật giám sát hoạt

động của hệ thống tài chính. Vào đầu năm 2001, nước này ban hành ‘ Luật Các thể
chế tài chính’ tạo ra khung pháp lý mới cho sự hoạt động của các ngân hang, các
công ty tài chính và các nhà cung cấp úng dụng. luật này cũng thắt chặt sự kiểm
soát trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kế toán kiểm toán, công bố thong tin và các
hình phạt đối với việc gian lận . Thái lan cũng ban hành Luật Ngân hang trung
ương mới để tăng tính độc lấp và trách nhiệm giải trình của ngân hang TW. Nhiệm
vụ của ngân hàng TW bị giới hạn trong việc duy trì sự ổn định của giá cả và bảo vệ
sự ổn định của hệ thống tài chính ADB 2002
Sau cuộc khủng hoảng Thái Lan đã tiến hành sửa đối và ban hành rất nhiều bộ
luật kinh tế mới như Luật Cạnh tranh, Luật Thị trường chứng khoán, Luật Phá sản,
Luật đất đai và nhiều luật khác.. Nội dung sửa đổi của các luật này đều theo hướng
tụ do hóa, giải điều tiết và mở của kinh tế
Thái Lan cũng công bố các kế hoách đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa. Trong
cam kết với IMF vào tháng12/ 1997, Thái Lan đã đề xuất một chương trình tư nhân
hóa nhanh bắt đầu bằng việc tư nhân hóa công ty lọc dầu Bangchak. Vào năm
2000, Quốc hội Thái đã thông qua Luật công ty hóa, công bố một danh sách bao
gồm nhiều công ty thuộc các ngàng điện, viễn thông, hàng không, năng lượng và
cung cấp nước cần được tư nhân hóa. Tuy nhiên, các kế hoạch tư nhân hóa này
đang gặp sự phản đối dữ dội từ nhiều hướng, đặc biệt là từ công dân=>còn trên
giấy tờ
Hiến pháp sửa đổi năm 1997 của Thái Lan đã cung cấp quyền tham giá lớn hớn
của các công dân phi tập trung hóa, tăng trách nhiệm giải trình và tính minh bạch.
Người dân Thái lan lần đầu tiên được bầu trực tiếp các thượng nghị sỹ. sau đó
chính phủ thái lan đã ban hành chương trình cải cách khu vực công vào tháng
5/1999 theo hướng dân chủ hóa trên 3 phương diện : cải cách bọ máy nhà nước,
phi tập trung hóa và phát triển xã hội dân sự
sau Hàn quốc, Thái Lan được giới đầu tư quốc tế coi là nước mà giới lãnh
đạo có ý thức cần phải cải cách và đã cố gắng đổi mới. Tuy nhiên cải cách ngân
hang và doanh nghiệp chưa được thực hiện triệt để và rộng rãi cho nên chưa hiện
đại hóa được ‘ cách làm ăn” trong nền kinh tế



2.4.
Các chính sách
• Duy trì quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả Thái Lan tiếp tục duy trì các chính
sách kinh tế vĩ mô phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường khả năng
cạnh tranh. Ngân hàng Trung ương Thái Lan áp dụng các biện pháp khống chế lạm
phát để hỗ trợ các chương trình cải tổ hoạt động hiệu quả. Việc hỗ trợ này chỉ là
bước đầu, khi các mô hình dự báo lạm phát và các cải tổ cơ cấu, tạo nên sự độc lập
của ngân hàng trung ương, vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng. áp dụng cơ chế
điều hành tỷ giá thả nổi có kiểm soát, Ngân hàng Trung ương Thái Lan chỉ điều
tiết rất ít tỷ giá trên thị trường hối đoái. Thái Lan cho rằng các khuyến khích về tài
khoá là công cụ chính trong công cuộc khôi phục nền kinh tế, để củng cố tình hình
tài chính cần hướng tới các mục tiêu trung hạn. Về trung hạn, hiện đại hoá các cơ
quan quản lý nợ chính phủ và các cơ quan thuế sẽ củng cố tình hình tài chính và
giảm mức nợ chính phủ. Thái Lan muốn Bộ Tài chính đảm trách việc quản lý nợ
chính phủ theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống thông tin, công cụ phân tích và đội
ngũ cán bộ có năng lực. Chương trình này sẽ thiết lập một bộ phận ra quyết định
quản lý nợ trong hệ thống chính quyền, cho phép đánh giá tính dễ bị tổn thương,
rủi ro và chi phí một cách sáng suốt hơn thông qua bảng cân đối kế toán. Ngân
hàng Phát triển Châu á, Kho bạc Mỹ, Ngân hàng Thế giới và các quỹ của Chính
phủ Thái Lan đang thực hiện một kế hoạch trợ giúp kỹ thuật và đào tạo nhằm tăng
cường năng lực cho Bộ Tài chính. Thái Lan đang tiến hành hiện đại hoá các cơ
quan chịu trách nhiệm thu thuế như cơ quan thuế, hải quan để tăng cường khả năng
thu thuế hiệu quả và minh bạch. Cơ quan này sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để
cải tiến các tài khoản thuế, chỉ rõ số nợ thuế, hỗ trợ kiểm toán và cung cấp thông
tin kịp thời cho quản lý. Tất cả các cải tiến này đều giúp tăng cường khả năng thu
thuế hiệu quả và minh bạch. Chương trình Hỗ trợ và Quản lý vốn sẽ hỗ trợ kỹ thuật
cho cơ quan thuế thông qua áp dụng hệ thống kiểm toán chọn lọc và xác định mã
số thuế tự động, nhằm hiện đại hoá hệ thống nạp và xử lý dữ liệu điện tử và các

công cụ thống kê cải tiến để dự báo doanh thu thuế.
• Tăng cường cải tổ doanh nghiệp và hệ thống tài chính: Sau đợt củng cố
lại các ngân hàng và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, số lượng các ngân hàng
thương mại đã giảm xuống còn 13. Ngân hàng quốc doanh Krung Thai Bank đã
được tách làm đôi thành một ngân hàng lớn và một ngân hàng nhỏ để có thể khắc
phục các khoản nợ khó đòi của ngân hàng này. Kể từ khi khủng hoảng nổ ra, các
ngân hàng tư nhân đã tăng số vốn từ các nhà đầu tư tư nhân lên 7,3 tỷ USD. Bốn


giá cả, tự do hóa kinh tế và giữ cân bằng kinh tế…Đẩy mạnh xuất khẩu một số sản
phẩm công nghiệp như: gang thép, thiết bị máy móc, ô tô, tàu biển, xe máy, hóa
chất… được thực hiện thông qua các Chaebol khổng lồ như Daewoo, Hyundai,
Samsung… Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, từ năm 1989 trở đi nền kinh tế Hàn
Quốc không còn giữ được thời “hoàng kim” như hai thập niên trước. Có 8 vấn đề
nổi bật về quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn 1979 – 1993
trên cơ sở điều chỉnh mô hình kinh tế hướng ngoại bước vào thời kỳ công nghiệp
kỹ thuật cao, chuẩn bị tiền đề cho việc gia nhập hàng ngũ các nước tư bản phát
triển:
- Sự đổi mới quan niệm về vai trò kinh tế của nhà nước và cơ chế vận hành kinh
tế. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc để giải
quyết hàng loạt các vấn đề đang cản trở sự phát triển của đất nước.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch hóa kinh tế, chuyển từ mô hình tăng trưởng mất
cân đối sang mô hình tăng trưởng cân đối.
- Đẩy mạnh chương trình tự do hóa thị trường nhằm giảm bớt sự can thiệp của
nhà nước.
- Hỗ trợ và thúc đẩy bộ phận công nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhằm khắc
phục sự mất cân đối trong cơ cấu công nghiệp và hướng hoạt động của bộ phận
này vào xuất khẩu.
- Tiếp tục đảy mạnh công nghiệp bằng việc phát triển các nghành kỹ thuật –
công nghệ cao của dân tộc nhằm thay thế nguồn công nghệ nhập khẩu từ các nước

tư bản phát triển, gắn liền với việc đẩy mạnh hoạt động khoa hoc – kỹ thuật đi vào
chiều sâu phục vụ đắt lực cho tăng trưởng kinh tế.
- Điều chỉnh hợp lý cơ cấu hàng xuất khẩu và đa dạng hóa, quốc tế hóa thị
trường xuất khẩu.
- Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức mới và từng bước đẩy mạnh
đầu tư ra nước ngoài, gắn liền với việc chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.


Luật Kinh tế mang tính chiến lược và toàn diện để hoàn thiện hành lang pháp lý và
cơ chế thi hành luật, đảm bảo công cuộc tái thiết kinh tế bền vững, và đáp ứng
thách thức mới đặt ra. Những lĩnh vực cải tổ cụ thể là: cơ cấu lại và tăng cường
giám sát hoạt động các tổ chức tài chính, các quy tắc an toàn, thuế; tổ chức lại các
doanh nghiệp, cho phá sản hoặc vỡ nợ các doanh nghiệp yếu kém; tăng tốc độ và
chất lượng tái cơ cấu nợ của các ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường hệ
thống pháp luật về cho vay có bảo đảm, thu hồi nợ và cơ chế đảm bảo an toàn; điều
hành doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế; xoá bỏ rào cản cạnh tranh; tăng cường
cải tổ doanh nghiệp nhà nước; tăng cường sự tham dự và trách nhiệm của quần
chúng, chống tham nhũng; tăng cường luật về sở hữu trí tuệ; tăng cường năng lực
áp dụng công nghệ thông tin để tăng tính minh bạch, ngăn chặn hiện tượng lừa đảo
trong cán bộ, công chức và các hình thức tội phạm qua mạng mới. Cải cách hệ
thống Luật Kinh tế toàn diện tạo ra những thách thức cũng như cơ hội quan trọng
trong việc định hình hệ thống tổ chức mới. Hiến pháp mới và các luật kéo theo quy
định việc phân biệt giữa chức năng hành pháp và tư pháp của Bộ tư pháp, về khía
cạnh trách nhiệm và các vấn đề pháp lý. Để tăng cường hệ thống pháp luật và thể
chế của Thái Lan một cách toàn diện sẽ phối hợp và chỉ đạo chiến lược trong cải
cách Luật Kinh tế và lấy ý kiến thống nhất trên quy mô cả nước.
• Tăng cường kinh tế tri thức Tăng cường kinh tế tri thức bao gồm ba lĩnh
vực chính: công nghệ thông tin, phát triển kỹ năng và khoa học công nghệ. Cả ba
nhân tố này có vai trò hết sức quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp Thái Lan trong nền kinh tế hướng tới tri thức và xu hướng toàn
cầu hoá.
• Công nghệ thông tin Tỷ lệ sử dụng máy tính, doanh thu từ thương mại điện
tử và sử dụng thiết bị viễn thông thấp cho thấy Thái Lan đang phát triển công nghệ
thông tin không đúng hướng. Cho tới nay, việc truy cập Internet còn hạn chế ở các
vùng xa thành phố đã làm giảm quy mô thị trường nội địa về ứng dụng công nghệ
thông tin. Thái Lan đang xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin toàn
diện lấy tên là IT2010.
Chiến lược này nhằm vào ba mục tiêu chính: (i) tạo điều kiện cho các vùng
khác nhau tiếp cận công nghệ thông tin; (ii) thúc đẩy phát triển thương mại điện tử;
và (iii) tối ưu hoá hoạt động cung cấp, sử dụng và điều hành dịch vụ thông qua
chính phủ điện tử. Uỷ ban Công nghệ thông tin quốc gia (NITC) đặt tại Văn phòng
Thủ tướng điều phối hoạt động này.


NITC mới đây đã bắt đầu dự án e-Thailand, là một cầu nối tiến tới EASEAN.
Dự án này nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong 6 lĩnh vực: •Xã hội
điện tử; Chính phủ điện tử; Chính sách kinh tế quốc tế; Tự do hoá, thúc đẩy phát
triển, và tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành viễn thông và công nghệ
thông tin của Thái Lan. ; Thực hiện các giao dịch thương mại điện tử theo tiêu
chuẩn quốc tế; Xây dựng các tiêu chuẩn kết nối và vận hành mạng để tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan chính phủ, khu vực tư nhân và công chúng sử dụng
internet.
• Phát triển nguồn nhân lực Những năm qua, trình độ chuyên môn và tay
nghề của công nhân Thái Lan tăng, nhưng chất lượng không đồng đều. Kể từ năm
1980, lực lượng lao động tốt nghiệp bậc tiểu học tăng làm năng suất lao động tăng
khá trong tất cả các ngành, trừ nông nghiệp. Thái Lan có nền giáo dục cơ sở khá
vững mạnh, nhưng khó khăn chủ yếu là ở giáo dục cao cấp và phát triển kỹ năng
lao động. Thái Lan thiếu đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ. Nguyên nhân do tỷ lệ
học sinh theo học các môn khoa học tương đối thấp so với các nước khác trong khu

vực. Tỷ lệ công nhân được đào tạo tại doanh nghiệp thấp, trung bình chỉ qua 9 năm
đào tạo chính quy. Gần 40% các doanh nghiệp sản xuất tổ chức đào tạo chính quy
cho nhân viên của mình, trong nội bộ hoặc mời chuyên gia bên ngoài. Nhiều doanh
nghiệp không tổ chức đào tạo, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ chế
khuyến khích đào tạo tại doanh nghiệp không mang lại kết quả mong muốn, do có
rất ít doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn trừ thuế tổ chức đào tạo. Ngoài ra, các
chính sách khuyến khích đào tạo thông qua ưu đãi về thuế phức tạp và khó thực
hiện. Kinh nghiệm các nước cho thấy ưu đãi thuế để khuyến khích đào tạo chủ yếu
áp dụng cho các công ty lớn và công ty đa quốc gia, mà hầu hết các công ty này
đều đã tổ chức các chương trình đào tạo khá tốt. Rất ít tổ chức đào tạo thêm do tác
dụng của chính sách ưu đãi thuế. Các chính sách này tác động không đáng kể tới
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mối quan hệ giữa các tác nhân trong nền kinh tế :
• Cơ cấu lại doanh nghiệp Chính phủ Thái Lan đang tiến hành chương trình cơ
cấu lại doanh nghiệp
• Hệ thống Luật Kinh tế đang được hoàn thiện. Các bộ ngành liên quan cùng
hoàn thiện nội dung luật trong những lĩnh vực cụ thể (như phá sản, cho vay có bảo
đảm, thông tin tín dụng, các tổ chức tài chính, sở hữu nước ngoài).
• Thái Lan đã đề xuất một chương trình tư nhân hóa nhanh bắt đầu bằng việc
tư nhân hóa công ty lọc dầu Bangchak


• Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ Thương mại Thái Lan đã ưu tiên cho
4 kế hoạch phát triển ngành xuất khẩu: Thứ nhất, bảo đảm giữ được những bạn
hàng lớn của mình đồng thời tăng cơ hội tiếp thị các sản phẩm mới; Thứ hai, đưa
hàng hóa lương thực thực phẩm của Thái Lan đến với toàn cầu. Với kế hoạch này,
Thái Lan thúc đẩy phát triển các nhà hàng của mình tại nước ngoài, bằng cách phổ
biến nghệ thuật ẩm thực của Thái Lan ra thế giới và thúc đẩy xuất khẩu hàng nông
sản; Thứ ba, phát triển các thị trường xuất khẩu mới ở châu Á, Trung Đông, Ốtxtrây-li-a, châu Phi và châu Mỹ La-tinh nhằm thay thế những thị trường có nhu cầu
nhập khẩu đang bị thu hẹp như Mỹ, Nhật Bản và EU; Thứ tư, trợ giúp các nhà xuất

khẩu khi thiếu các đơn hàng như tổ chức triển lãm, quảng bá thương hiệu…
• Ngoài hoạt động xuất khẩu, do ngành du lịch đóng góp tơí khoảng 6% tổng
GDP hàng năm của Thái Lan nên nước này đã có những chiến dịch, như: “Đem
đồng baht tới Thái Lan”, “Một giá cho tất cả các địa điểm” để kích cầu du lịch nội
địa và nhằm quảng bá Thái Lan như là một điểm đến hấp dẫn, với mục tiêu thu hút
thêm khách du lịch từ các thị trường khác.
2.5.
Hệ thống, chính sách an sinh xã hội
• Các luật này đều theo hướng tự do hóa, giải điều tiết và mở cửa nền kinh tế.
Thái Lan cũng công bố các kế hoạch đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa.
• Chính phủ Thái Lan thực hiện chính sách kích cầu hai giai đoạn với toàn bộ
số tiền bơm vào nền kinh tế và kích cầu chủ yếu từ tài khoản vay nước ngoài. Giai
đoạn một, kế hoạch cứu trợ gồm 3,35 tỉ USD, nhắm vào các mục tiêu: phát tiền
mặt cho người nghèo; giảm thuế cá nhân; tăng số học sinh được miễn học phí; trợ
giá tiền điện, nước và vé tàu xe đi lại cho dân. Một khi dân chúng có tiền chi tiêu
thì nền kinh tế sẽ có hiệu ứng lan tỏa, từ bán lẻ, phân phối, du lịch cho tới sản xuất,
chế tạo… Giai đoạn hai, bắt đầu từ tháng 3 năm 2009, Chính phủ Thái Lan khuyến
khích người dân tiêu dùng bằng cách trợ cấp 2000 Baht/tháng cho viên chức nhà
nước có thu nhập dưới 15.000 baht/tháng (khoảng 7,5 triệu đồng). Khoảng 9 triệu
người đã nhận được khoản trợ cấp kích cầu tiêu dùng này. Nhờ chính sách kích cầu
nhanh chóng (từ tháng 12-2008) mà người dân Thái Lan không hốt hoảng, bảo
đảm tiêu dùng nội địa, giảm thiểu tác động của suy giảm kinh tế.
2.6.
Nhận xét
Sau Hàn quốc, Thái Lan được giới đầu tư quốc tế coi là nước mà giới lãnh đạo
có ý thức cần phải cải cách và đã cố gắng đổi mới. Tuy nhiên cải cách ngân hang


và doanh nghiệp chưa được thực hiện triệt để và rộng rãi cho nên chưa hiện đại hóa
được ‘ cách làm ăn” trong nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan đã đi qua, nhưng bài học rút ra từ cuộc khủng
hoảng vẫn còn nhiều giá trị. Cuộc khủng hoảng này cho thấy trong bối cảnh tự do
hóa toàn cầu cần phải có sự chuẩn bị thích đáng cho quá trình này, nhất là tự do
hóa tài chính- tiền tệ, vừa phải tụ do hóa đồng bộ, vừa phải thận trọng và tính đầy
đủ đến tình hình kinh tế của các nước. qua cược khủng hoảng người ta cũng nhận
thấy rang chính phủ cần có những quyết sách kịp thời và đúng lúc, đặc biệt là trong
lĩnh vực tài chính để tránh phá giá tiền tệ một cách bị động gây những hâu quả
nghiêm trọng.
3. Malaysia
3.1.
Bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực Đông Á, cuộc khủng hoảng kinh
tế cũng âm thầm đi theo và bùng nổ nhanh chóng từ mùa hè năm 1997. Cuộc
khủng hoảng tiền tệ Châu Áđã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, làm
thiệt hại nặng nề nền kinh tế ở các nước châu Á và lan rộng ra nhiều nước
trên thế giới. Trong đó bao gồm cả nước Malaysia.
Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai của Malaysia thâm hụt 5%. Malaysia là
quốc gia nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, điều này phản ánh qua việc
KLSE (sàn giao dịch chứng khoán chính thức của Malaysia) được coi là sàn giao
dịch có hoạt động mạnh nhất trên thế giới (tổng giá trị giao dịch thậm chí vượt qua
cả NYSE mặc dù có mức vốn hóa thị trường thấp hơn rất nhiều). Ở thời điểm đó,
mọi người đều kỳ vọng quốc gia này tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và trở
thành nước phát triển vào năm 2020. Vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng,
KLSE Index đang ở mức 1.200, đồng ringgit được giao dịch ở tỉ lệ 2.5:1 so với
USD, lãi suất qua đêm dưới 7%. Lãi suất qua đêm tăng từ dưới 8% lên 40%, làm
cho mức đánh giá tín dụng tụt xuống và xảy ra làn sóng bán chứng khoán và tiền tệ
ồ ạt. Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng
Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép
giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20
Ringgit/Dollar. Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán đồng

tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. Những người tham gia thị trường tiền
duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự
tính về sử giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả là lãi suất trong nước
của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn
chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997. Năm 1998,
GDP giảm 6,2%, đồng ringgit mất thêm 4,7% giá trị và KLSE tụt xuống dưới 270
điểm. Năm 1997 - 1998, kinh tế Malaysia lâm vào tình trạng khủng hoảng khá
trầm trọng: năm 1998, GDP là -6,7%, đồng Ringgit mất giá tới 65%.


- Tiếp tục công cuộc cơ giới hóa, hiện đại hoa nông thôn nhằm rút ngắn khoảng
cách phát triển giữa nông thôn và thành thị lên một bước
Đến năm 1997 khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc xảy ra cùng lúc với cuộc tranh
cử đã góp phần vào sự đắc cử tổng thống Kim Dae Jung. Với cương lĩnh đấu tranh
cho dân chủ, TT Kim Dae Jung có uy tín chính trị lẫn tinh thần để động viên nhân
dân Hàn Quốc, thực hiện cải cách kinh tế nhằm khắc phục có tính cơ cấu. Tiến
trình cải cách dưới sự lãnh đạo rõ rang đã diễn ra một cách tương đối khẩn trương.
1.3.

Vai trò của chính phủ

Khi cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á xảy ra, mục tiêu tức thời của chính phủ
Hàn Quốc là khắc phục khủng hoảng và giảm giá đồng nội tệ. Hàn Quốc bắt đầu
thực hiện chính sách vĩ mô thắt chặt để ổn định thị trường tài chính và trao đổi ngoại
hối, dẫn đến sự thu hẹp tín dụng và hoạt động kinh tế. Chính phủ cũng sớm nhận ra
rằng khủng hoảng bắt nguồn từ sự yếu kém trong cơ cấu và quản lý kinh tế nên đã
chủ động tiến hành những cải cách mang tính điều chỉnh mạnh mẽ trong các khu
vực như: khu vực công ty, khu vực tài chính, khu vực công cộng, và điều chỉnh luật.
Để khắc phục khủng hoảng Hàn Quốc đã nỗ lực theo bốn hướng sau đây:
- Tái cấu trúc lại khu vực tài chính nhằm làm lành mạnh bảng tài chính ngân

hàng. Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Hàn Quốc tăng
cường xúc tiến chương trình cải tổ nền kinh tế, trước hết tập trung cải cách hệ
thống tài chính ngân hàng. Mặt khác, để nhanh chóng khắc phục khủng hoảng,
Chính phủ Hàn Quốc đã kêu gọi các tổ chức ngân hàng nước ngoài tài trợ để hỗ
trợ. Chính phủ yêu cầu 12 ngân hàng lập kế hoạch khắc phục khủng hoảng nhằm
đưa nợ xấu giảm xuống 8%. Đã giải thể 5 ngân hàng, sáp nhập 2 ngân hàng. Chính
phủ giúp mua lại các khoản nợ của ngân hàng (64 tỷ won). Thậm chí cho phép bán
một số ngân hàng cho người sở hữu nước ngoài. Đối với các tổ chức tài chính phi
ngân hàng, Chính phủ cũng thả lỏng cho phá sản. Ngoài ra Chính phủ cải cách
chính sách tiền tệ theo 5 điểm: thay đổi cách thức quản lý tài chính theo hướng kế
toán công khai; cấm bảo lãnh chéo giữa các công ty; giảm tỷ lệ vốn vay; thực hiện
chính sách bắt các tập đoàn tập trung vào các ngành nghề chính có lãi, không đầu


- Khôi phục niềm tin vào cơ chế thị trường ( công khai, minh bạch hơn, tăng
cường thông tin kinh tế cho công chúng).
- Duy trì ổn định tài chính ( thành lập Công ty quản lý nợ ngân hang
Danahata,công ty cấp vốn Danamodal và ủy ban tái cấu trúc nợ doanh nghiệp).
- Tăng cường nền tảng kinh tế quốc gia (nâng cao tính cạnh tranh, thức đẩy
tăng trưởng).
- Tiếp tục công bằng kinh tế xã hội ( giảm nghèo đói, nâng cao chất lượng
cuộc sống, giảm tác hại do khủng hoảng đem lại cho nhân dân).
- Khôi phục 12 ngành kinh tế bị ảnh hưởng mạnh nhất khủng hoảng
3.4. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong nền kinh tế
- Hệ thống ngân hàng
+ Ngân hàng quốc gia
Quyền lực ngân hang quốc gia Malaysia cũng được tăng cường. Ngân hàng
quốc gia sẽ thường kỳ kiểm tra Tổng giám đốc và các thành viên hội đồng quản trị
thương mại; sẽ đánh giá chất lượng danh mục nợ của từng ngân hàng dựa theo tiêu
chuẩn chứ không nhất thiết theo chuẩn 8% của BIS ( ngân hàng thanh toán quốc

tế). Bỏ qua chế độ ngân hàng hai giai cấp, coi tất cả đều là cấp 1, có quyền huy
động tiền cho vay bằng 5 lần vốn tự do thay vì 3 lần đối với ngân hàng cấp II trước
đây. Các biện pháp này nhằm thúc đẩy tăng khoản cho nền kinh tế và tránh sự thu
hẹp tín dụng.
NHTW Malaysia đã đặt ra các chính sách đối phó với khủng hoảng với mục
tiêu cuối cùng là tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng, từ đó thiết lập một trật tự
mang tính thị trường hơn là mệnh lệnh hành chính.
Malaysia thực hiện các chính sách đối phó với khủng hoảng bao gồm cải thiện
phân bổ tín dụng, tăng cường các quy định thận trọng, tái xử lý nợ xấu và tái cơ
cấu hệ thống ngân hàng. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển khu vực
tài chính Malaysia được ban hành vào tháng 3/2001 trong giai đoạn 10 năm 2001 2010.
Bên cạnh đó, Maylaysia thực hiện các chính sách như: thu hẹp loại hình hoạt
động ngân hàng đầu tư nhằm loại bỏ sự chồng chéo trong hoạt động và củng cố lợi
thế cạnh tranh bằng cách sáp nhập các tổ chức có hoạt động đầu tư, chứng khoán
vào thành loại hình ngân hàng đầu tư; công bố các chỉ số chuẩn mực để thúc đẩy
các định chế tài chính nội địa tập trung phát triển lành mạnh và giải quyết các yếu
kém; thúc đẩy sự tham gia của các đối tác chiến lược có năng lực vào đội ngũ cổ
đông nhằm chuyển giao các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn, tiếp cận với
công nghệ và sáng kiến thúc đẩy sự đổi mới sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy sự ra đời


và đưa vào ứng dụng các chuẩn mực và thông lệ quản trị rủi ro, cải thiện hiệu quả
hoạt động của HĐQT và ban điều hành, tăng cường kỷ luật thị trường, mở rộng cơ
hội kinh doanh mới.
Kế hoạch tổng thể phát triển khu vực tài chính giai đoạn 2001-2010 được chia
thành 3 giai đoạn, với mục tiêu tạo lập được một hệ thống tài chính đa dạng, hiệu
quả, vững mạnh, ổn định, hoạt động năng động trên thị trường tài chính khu vực và
thế giới với năng lực cạnh tranh cao, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Kế hoạch này bao hàm 6 lĩnh vực thuộc hệ thống tài chính là: (1) các
phương thức và mô hình cung ứng tài chính cho nền kinh tế; (2) hoạt động ngân

hàng; (3) hoạt động bảo hiểm; (4) hoạt động ngân hàng và bảo hiểm Hồi giáo; (5)
hoạt động của các định chế tài chính phát triển; (6) thanh tra giám sát Labuan (một
cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giám sát tài chính ở đặc khu kinh tế). Kế hoạch
tổng thể tập trung vào các yếu tố: hiệu quả, hiệu lực, ổn định, quản lý an toàn và
xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực tài chính Malaysia.
+ Ngân hàng tư nhân
Vào tháng 6/1998, Malaysia đã thành lập ra Danaharta (một AMC). Nhiệm vụ
chính là loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với
mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Hoạt động
này giúp cho các ngân hàng tư nhân, các tổ chức tài chính thoát khỏi gánh nặng nợ
đang ngăn cản chức năng trung gian tài chính.
Danaharta đã thành công trong việc xử lý các khoản nợ xấu. Danaharta đã mua
23.1 tỷ Ringgit Malaysia (RM), tương đương 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009.
Bên cạnh Danaharta, Malaysia còn lập ra Danamodal, một công ty đầu tư và
kinh doanh vốn nhà nước. Danamodal đã bơm 6.4 tỷ RM vào 10 tổ chức tài chính
để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng. Kết quả, hệ số an toàn vốn tối
thiểu (CAR) tăng lên 12.7%.
Song hành với việc bơm vốn là việc các cổ đông ngân hàng chấp nhận việc giảm
cổ phần trong tổ chức tài chính, thay đổi hội đồng quản trị, ban lãnh đạo.
Danamodal chỉ định đại diện vốn trong các tổ chức tài chính để giám sát quản lý
một cách cẩn thận và tiến hành những thay đổi cần thiết.
+ Hệ thống giám sát thị trường vốn


Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước trong phát triển nền kinh tế,
Malaysia đã đưa ra hệ thống giám sát vốn một cách chặt chẽ.
- Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN: Để đảm bảo các mục tiêu an sinh xã
hội, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh quốc gia.
- Phạm vi Nhà nước đầu tư vốn: Nhà nước đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực,

nhưng nhìn chung đều tập trung vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm như giao
thông vận tải, truyền thông, năng lượng, dịch vụ tài chính, ngân hàng.
- Thẩm quyền cấp vốn đầu tư: Chính phủ Malaysia có quyền trong việc ra các
quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động đầu tư lớn… thông qua việc can
thiệp trực tiếp hoặc qua các Quỹ Đầu tư của Chính phủ như Khazanah trên tỷ lệ cổ
phần để nắm quyền kiểm soát.
- Giám sát hoạt động đầu tư: thực hiện 2 phương thức chính trong giám sát vốn
Nhà nước đã đầu tư: i) Giám sát trực tiếp thông qua người đại diện chủ sở hữu tại
DN; ii) Giám sát gián tiếp thông qua hệ thống báo cáo,
=> Môi quan hệ giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
Các kinh nghiệm của Malaysia được nhiều người nhất là Châu Á chú ý coi đó là
thành công vì vừa giữ được ổn định trong nước, vừa khôi phục hệ thống ngân
hàng, vừa hạn chế dòng chảy tư bản ngắn hạn có tính chất cơ hội, vừa thu hút được
đầu tư cảu nước ngoài.
Tuy nhiên, tương lai phát triển kinh tế Malaysia còn bấp bênh, đặc biệt trong
giai đoạn chuyển giao quyền lực của thủ tướng Mahathir Mohamad. Xét về một số
mặt cải cách, đặc biệt là về mối quan hệ “móc ngoặc” giữa khu vực tư nhân và
nhân nhà nước, Malaysia đang chậm hơn so với một số nước Đông Á khác như
Thái Lan và Hàn Quốc.
3.5. Hệ thống, chính sách an sinh xã hội
- Trước đây độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thấp
- Tối thiểu là 60 tuổi trong thời kỳ khủng hoảng. nhưng đến năm 2013 thì Tăng
từ 55 lên 60 tuổi
- Người hưởng lương hưu có thể nhận trợ cấp từ Quỹ dự phòng hưu trí cho
người lao động (EPF) từ năm 55 tuổi.
- Malaysia có tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh tương tự với Trung Quốc, tuy
nhiên nghiên cứu cho thấy người Malaysia ít coi việc nghỉ hưu quan trọng đối với
mục tiêu tài chính. Thái độ này bị ảnh hưởng bởi thực tế là phần lớn dân số
Malaysia mong đợi sẽ được nhận hỗ trợ về tài chính từ con cái trong thời kỳ hưu
trí. Yếu tố này cùng với độ tuổi nghỉ hưu chính thức thấp, những năm gần đây chỉ

tăng từ 55 đến 60, chính là nguyên nhân chính giải thích tại sao người Malaysia rời
thị trường lao động tương đối sớm. Theo đó, chúng ta có thể đánh giá Malaysia
đang phải đối mặt với nguy cơ trường thọ tương đối cao - chỉ thời gian mới cho


chúng ta biết liệu độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc mới và cao hơn có đóng góp vào thay
đổi đặc điểm hưu trí của quốc gia này và giúp giảm mức độ rủi ro không.
3.6. Rút ra nhận xét
Nhà nước đã giữ vai trò quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng và cải
cách thể chế. Trong thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng, để ngăn chặn 1 sự sụp đổ
của hệ thống ngân hàng, các chiến lược cải cách đều tập trung vào những biện
pháp khôi phục lòng tin của thị trường và thu hút các luồng vào. Biện pháp phổ
biến nhất của chính phủ là đứng ra bảo lãnh cho các tổ chức tài chính. Kinh
nghiệm của Malaysia cho ta thấy rằng giữ được chính sách ổn định là rất quan
trọng. Chính sách tièn tệ có thể giúp giải quyết khó khăn khi có biến cố tài chính.
Thứ nhất, để đối phó với khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Malaysia đã sử dụng
biện pháp kiểm soát vốn gắt gao như ấn định tỷ giá ở mức 3,8 RM/USD, tập trung
quản lý trên thị trường chứng khoán thứ cấp, hạn chế các giao dịch tiền tệ và vốn
của người không cư trú; hạn chế và cấm sử dụng đồng RM bên ngoài lãnh thổ; cho
phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, FDI và chuyển lợi
nhuận về nước. Theo hướng xử lý trên, Malaysia vừa hạ lãi suất ngân hàng, phục
hồi nền kinh tế và vượt qua được khủng hoảng kinh tế mà không cần bất cứ sự hỗ
trợ nào từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Thứ hai, Malaysia đã tái cấu trúc và khôi phục hệ thống ngân hàng hoạt động
lành mạnh và linh hoạt. Thời gian đầu, Malaysia thực hiện cải tổ hệ thống ngân
hàng mạnh mẽ và triệt để, điều chỉnh quy chế SRR, trực tiếp giới hạn khối lượng
dòng vốn vào của người không cư trú…
Thứ ba, bài học cho nhà hoạch định chính sách trong quản lý dòng vốn:
(i) Việc neo tỷ giá (de-factor pegging) đồng RM vào đồng USD giai đoạn trước
khủng hoảng nảy sinh vấn đề rủi ro đạo đức. Cụ thể, việc neo giữ tỷ giá đã gây ra

những hiểu lầm về sự ổn định lâu dài của đồng nội tệ. Điều này khuyến khích các
doanh nghiệp và ngân hàng trong nước tăng cường vay nước ngoài và không chú ý
đến khả năng đồng RM bị mất giá.
(ii) Thị trường tài chính nội địa phát triển còn hạn chế, hoạt động cho vay đầu
tư và mở rộng kinh doanh chủ yếu thực hiện qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng dễ
phát sinh rủi ro. Khi khủng hoảng kinh tế - tài chính nổ ra đã gây ra sự xáo trộn
nghiêm trọng kênh trung gian tài chính ngân hàng, lĩnh vực sản xuất cũng bị ảnh
hưởng do thiếu vốn. Khắc phục tình trạng này, Chính phủ Malaysia thực hiện các
biện pháp nhằm nâng cao vị thế thị trường tài chính với các công cụ tài chính linh
hoạt hơn.
(iii) Quan điểm cho rằng, các khoản thu nhập chứng khoán cố định về bản chất
là ngắn hạn, điều này khiến các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ đảo
chiều dòng vốn. Do vậy, các nước trong khu vực Đông Nam Á cần cân nhắc xây
dựng dự trữ ngoại hối dồi dào, đảm bảo có thể đối phó được nguy cơ đảo chiều
dòng vốn có thể xảy ra.


tư rải mành mành. Sửa đổi luật pháp bảo vệ cổ đông thiểu số (lành mạnh hóa hoạt
động của công ty).
- Tái cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp theo hướng loại bỏ doanh nghiệp thua
lỗ, hỗ trợ doanh nghiệp có sức cạnh tranh, thành lập công ty bán tài sản thế chấp để
giúp doanh nghiệp giải quyết nợ, tái cấu trúc nợ doanh nghiệp bằng phát hành cổ
phiếu, giảm vốn vay nhà nước... Kết quả 15/30 Chaebol bị giải thể và phá sản. Hàn
Quốc đã giảm nợ từ 396,3 tỷ USD xuống còn 182,2 tỷ USD.
- Cải cách tài chính công: chủ yếu là tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước
nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách. Thực thi chính sách tiết kiệm để có tài chính
cơ cấu nợ cho doanh nghiệp.
- Cải cách thị trường lao động: sau khủng hoảng chính phủ dã thành lập uỷ ban
ba bên: nhà nước - công đoàn - giới chủ nhằm ký thoả thuận không bãi công, đình
công, không đòi tăng lương để khắc phục khủng hoảng. Sau khủng hoảng, chương

trình cải cách thị trường lao động của Hàn Quốc được xem là rõ ràng và cấp tiến
nhất, mang tính nhất quán giữa chính sách và thực tiễn trong khu vực Đông Á.Các
cải cách tạo sự linh hoạt cho thị trường lao động tại Hàn Quốc đã tác động đáng kể
đến việc tạo ra một diện mạo mới trên thị trường lao động sau khủng hoảng, làm
thay đổi bức tranh thị trường lao động theo hướng chuyển đổi cơ cấu việc làm.
1.4.

Các chính sách

Mở thị trường trái khoán trong nước cho đầu tư nước, bao gồm cả trái
khoán chuẩn với thời gian đáo hạn là 3 năm, đáp ứng yêu cầu mua của các nhà đầu
tư nước ngoài.
Lập một quỹ để mua lại ít nhất là 10.000 tỷ Won (10 tỷ USD) các khoản nợ
khó đòi của ngân hàng.
Ban hành các thủ tục bắt buộc sát nhập các ngân hàng yếu kém vào một
ngân hàng có năng lực tài chính và năng lực kinh doanh.
-

Nới rộng mức độ dao động hằng ngày của đông Won khoảng 10%.

Thay đổi luật lao động để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty đối
với việc nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm bớt lực lượng lao động ở các công ty.


chế quản lý công ty, giảm sự cứng nhắc của thị trường lao động, giải điều tiết và
tăng tính cạnh tranh thị trường trong nước.
Về cải cách khu vực công ty, tất cả các nước Đông Á Đều áp dụng mô hình
“cách tiếp cận Luân Đôn”. Biện pháp này hạn chế được sự phá sản hàng loạt của
các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời chính phủ cũng ban hành hệ thống pháp
luật mới về phá sản, kế toán, kiểm toán và buộc các doanh nghiệp và ngân hàng

đáp ứng các tiêu chuần quốc tế về phân loại nợ, khả năng vốn và công khai thông
tin. Tại mọi nước, các chính phủ đều cố gắng giảm mức độ tập trung sở hữu của
các doanh nghiệp, giảm độc quyền nhà nước và bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số.
Bên cạnh cải cách thể chế kinh tế, các nước cũng tiến hành cải cách thể chế
chính trị xã hội hướng về dân chủ theo kiểu phương Tây. Không có nứơc Đông Á
nào, kể cả các nước đã nhận sự hỗ trợ tài chính cảu IMF, đã thực thi nghiêm chỉnh
các chính sách thích hợp mà IMF đề nghị, bao gồm việc nhấn mạnh vai trò của thị
trường và khu vực tư nhân trogn việc giải quyết khủng hoảng.
Thực tế ở Đông Á cho thấy điều khá trái ngược. Tới nay việc cải cách thể
chế kinh tế, giải quyết khủng hoảng chủ yếu do Chính phủ khởi xướng và thực
hiện.
Cho đến nay, hầu hết các nước Đông Á đều đã hoàn tất các chương trình cải
cách khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng. Các công ty nhà nước chịu trách
nhiệm xử lý các khoản nợ xấu đã hoàn thành phần lớn nhiệm vụ của họ, Hệ thống
ngân hàng được tái cơ cấu thông qua giải thể hoạc sáp nhập ngân hàng yếu kém.
Mức độ đủ vốn, mức sinh lời, mức nợ xấu đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường
chứng khoán đã hồi phục và lấy lại lòng tin của nhà đầu tư
- Một số điểm bất cập
Thứ nhất, Cải cách khu vực doanh nghiệp diễn ra chậm chạp, và hầu như chưa
thể thay đổi được nề nếp, cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Các công ty
quản lý tài sản, với sự bảo trợ củ chính phủ, đã mua một lượng lớn nợ khó đòi
nhưng chưa hề bán lại cho những người đầu tư tư nhân. Điều này làm cho quan hệ


×