Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

SKKN Biện pháp dạy thơ trữ tình cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.4 KB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY THƠ TRỮ TÌNH
HIỆN ĐẠI TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: LÊ THỊ LIÊN
Chức vụ: HIỆU TRƯỞNG
Môn: NGỮ VĂN
Đơn vị: TRƯỜNG THCS XI MĂNG –BỈM SƠN

NĂM HỌC 2015-2016


A- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thơ là một công trình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ, là hình thức
sáng tác văn học phản ánh đời sống của con người, xã hội thông qua những
hình tượng nghệ thuật thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn
ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu.
Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tính trữ tình. Tác phẩm trữ tình là văn
bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Trong đó thơ trữ
tình là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Cảm xúc, tâm trạng của tác giả có
thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các
biện pháp tu từ … Một bài ca dao hay một bài thơ trữ tình hiện đại bao giờ
cũng là kết quả của sự huy động tổng lực những tâm tư, tình cảm, trí tưởng
tượng, vốn ngôn ngữ, vốn sống … của bản thân tác giả. Nó là sự kết hợp hài
hoà, chặt chẽ giữa “ ý và lời”, “giữa nghệ thuật và nội dung”.
Nội dung trữ tình luôn là cái đích cuối cùng phải vươn tới của quá trình
sáng tác cũng như cảm thụ, phân tích thơ. Nắm được những đặc điểm này,


người đọc, người nghe và đặc biệt người học phải biết khai thác, tìm hiểu
những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm thơ. Đây cũng là một vấn đề hết sức quan
trọng đối với giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Để giúp học
sinh hiểu được tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trước những vấn đề cuộc sống
và xã hội, giáo viên phải nắm vững đặc điểm thơ trữ tình để rút ra được những
cách thức khám phá, tìm hiểu thể thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện
đại nói riêng; giúp học sinh tiếp cận văn bản thơ trữ tình đạt hiệu quả cao
nhất, đồng thời giáo viên sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận,
phân tích đúng tác phẩm thơ.
Dạy học thơ trữ tình với những đặc trưng, sẽ góp phần bồi dưỡng tâm
hồn, cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Trong nhà
trường Trung học cơ sở (THCS), giáo viên dạy Ngữ văn có nhiệm vụ hướng
dẫn học sinh đi tìm, lĩnh hội được đầy đủ cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ.
Chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm thơ hay, khi đọc, học thơ
chúng ta mới chỉ ra cái hay, cái đẹp (cảm thơ), nhưng chưa phân tích được cái
hay cái đẹp đó. Hơn nữa tác phẩm thơ trữ tình rất đa dạng, phong phú, phức
tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại. Hiểu
được các bài thơ một cách thấu đáo và giảng dạy như thế nào để học sinh cảm
thụ được cái hay cái đẹp của văn chương, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được
tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm
và là vấn đề mà rất nhiều giáo viên đứng lớp rất trăn trở.…
Chính vì lẽ đó mà việc giảng dạy thơ trữ tình trong nhà trường THCS là
một vấn đề khó đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay. Bởi lẽ, năng lực phân tích
thơ tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết văn chương, kỹ năng sử dụng ngôn
ngữ diễn đạt các thao tác, phương pháp phân tích của người giáo viên cũng
như năng lực cảm thụ của học sinh. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng
dạy thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện nói riêng trong nhà trường
THCS?
2



Từ lý do trên, tôi nhận thấy rằng, người giáo viên phải là chiếc cầu nối
giúp các em cảm nhận được thơ cái hay cái đẹp trong văn chương. Việc lựa
chọn phương pháp giảng dạy thơ trữ tình phù hợp với từng đối tượng, vừa sức
với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảm nhận được
cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ trữ tình là cần thiết. Vì vậy, tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả dạy thơ trữ tình hiện đại trong
nhà trường THCS.

3




×