Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học gdcd và hđngll ở trường ptdtnt tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA MƠN HỌC GIÁO DỤC CƠNG DÂN VÀ HOẠT
ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PT DT NỘI TRÚ
TỈNH ĐỒNG NAI

Người thực hiện: SẦM THỊ LỆ THANH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn:

- Lĩnh vực khác: .................................................... 

Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thể hiện trong bản in SKKN
 Mơ hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2013 - 2014
1



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.

Họ và tên:

SẦM THỊ LỆ THANH

2.

Ngày tháng năm sinh:

05 Tháng 9 Năm 1975.

3.

Nam, nữ:

4.

Địa chỉ:

5.

Điện thoại:

6.


Fax:

7.

Chức vụ: P. HT

8.

Đơn vị công tác:Trường PTDT Nội Trú Tỉnh.

Nữ
trường PT Dân Tộc Nội Trú Tỉnh
(CQ)/

(NR); ĐTDĐ: 0613 896 662

E-mail:

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-

Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử Nhân

-

Năm nhận bằng:

1997

-


Chuyên ngành đào tạo:

Vật Lý.

III.
-

KINH NGHIỆM KHOA HỌC

Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm:

Số năm có kinh nghiệm:
-

Giảng dạy Vật Lý.

17 năm.

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục đạo đức là một trong những mặt giáo dục quan trọng trong mục tiêu

giáo dục của nhà trường ở nước ta hiện nay. Nó có vai trị quan trọng trong việc hình
thành nhân cách của con người - nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của đất nước.
Đối với dân tộc Việt Nam: đạo đức là vốn quý của con người, cái “đức” là nền tảng, là
căn bản của con người. Sinh thời Bác Hồ cũng đã dạy: “Người có đức mà khơng có tài
làm việc gì cũng khó. Người có tài mà khơng có đức thì tài cũng thành vô dụng”.
Điểm nổi bật trong ba cuộc vận động của những năm học gần đây là nâng cao
đạo đức của học sinh và giáo viên, lồng ghép nội dung cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào giảng dạy một số mơn học chính khố và
các hoạt động ngoại khố ở các cấp học. Như vậy, có thể thấy rằng, vấn đề giáo dục đạo
đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh nói riêng đã và đang được Đảng, Nhà
nước, toàn ngành giáo dục và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, khi đời sống kinh tế - xã hội có sự thay đổi, với các chính sách mở
cửa, hội nhập với thế giới cũng có những tác động nhất định cả ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực tới nhà trường phổ thông. Với học sinh, các em có nhiếu điều kiện tiếp xúc với
nhiều thơng tin và các luồng văn hố khác nhau từ nước ngồi. Vì vậy, những quan
điểm đạo đức truyền thống cũng bị mai một phần nào. Một số ít học sinh đã quên đi
những thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, thay vào đó là lối
sống thực dụng, đua địi, ích kỷ, … Đối với học sinh của trường PT DTNT nơi bản thân
tôi đang công tác, cũng khơng nằm ngồi tình trạng chung đó. Thực tế trong những năm
qua cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh có lối sống đua địi, tha hóa về phẩm
chất, hành vi đạo đức. Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức như đánh nhau, vô lễ, xúc
phạm giáo viên tuần nào cũng xảy ra. Mặc dù các thầy cơ cũng đã làm nhiều, nói nhiều,
cơng sức bỏ ra khơng ít, nhưng kết quả thu được thì vẫn rất hạn chế. Như vậy, vấn đề
đặt ra và mang tính cấp thiết hiện nay đó là phải có biện pháp giáo dục đạo đức nhằm
góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.
3


Xuất phát từ những địi hỏi cấp bách của cơng cuộc đổi mới đất nước, đổi mới sự
nghiệp giáo dục. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức

cho học sinh trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục
đạo đức cho học sinh thông qua môn học GDCD và HĐNGLL ở trường PTDTNT
tỉnh Đồng Nai”. Với đề tài này, bản thân tôi mong muốn được cùng đồng chí, đồng
nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm trong cơng tác giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức
trong nhà trường, nhằm góp một phần nhỏ vào cơng cuộc đổi mới của đất nước trong
giai đoạn hiện nay.
II. MỤC ĐÍCH - PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

1. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn ở trường PTDTNT nơi bản thân tôi đang công tác,
đề xuất một số biện pháp thích hợp và khả thi về cơng tác giáo dục đạo đức nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục của ngành
giáo dục và đào tạo hiện nay.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số lí luận có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giáo dục đạo đức học sinh của trường
PTDTNT tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh của
trường PTDTNT tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường phổ
thông.
- Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của trường PTDTNT tỉnh Đồng Nai
trong năm học gần đây nhất.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau đây:

4



- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các văn kiện của Đại hội
Đảng các cấp, Luật Giáo dục, tham khảo một số tài liệu có liên quan đến tiểu luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Căn cứ vào tình hình nhà trường và thực tế
kinh nghiệm của bản thân trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường để
viết.
- Các phương pháp hỗ trợ: Lập bảng, biểu, phân tích số liệu thống kê.

5


B. PHẦN NỘI DUNG
I. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH.

1.1. Vị trí và ý nghĩa của công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh
Giáo dục ý thức đạo đức là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có
những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá
nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính
mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục ý thức đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì
Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo
đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu khơng có đạo đức Cách mạng thì có
tài cũng vơ dụng ”
Giáo dục ý thức đạo đức cịn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xun và
trong mọi tình huống chứ khơng phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc
có những địi hỏi cấp bách.
Trong nhà trường giáo dục ý thức đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi
trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục tồn diện sẽ được nâng

lên vì ý thức đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh
trong trường THPT thì: Vai trị của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính
quyết định, trong đó vai trị của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất. Đồng thời, cấu trúc, nội dung
chương trình mơn giáo dục cơng dân và hoạt động ngồi giờ lên lớp cũng góp phần
không nhỏ đối với công tác này.
1.2. Đặc điểm của công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh
Giáo dục ý thức đạo đức địi hỏi khơng chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm
tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình
cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.

6


Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; cịn q
trình giáo dục ý thức đạo đức khơng chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện
thơng qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường .
Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục ý thức đạo đức vẫn còn
phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động
quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em.
Để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trị
hết sức quan trọng. Cơng tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt
khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã
hội.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc
điểm Tâm-Sinh-Lí lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hồn cảnh sống cụ thể của
từng em để định ra sự tác động thích hợp.
Giáo dục ý thức đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi phải có cơng
phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.

1.3. Những nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
1.3.1. Những nhiệm vụ của công tác giáo dục ý thức đạo dức cho học sinh
Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục ý thức đạo đức
nói chung và giảng dạy các mơn, đặc biệt là mơn giáo dục và hoạt động ngồi giờ lên
lớp nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với
lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức
được quy định.
Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các
hành vi cá nhân được thực hiện.
Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí
để đảm bảo cho hành vi ln theo đúng các yêu cầu đạo đức.

7


Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá
nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau
của con người.
1.3.2.Những nguyên tắc giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh
Thứ nhất, phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày
càng cao đối với học sinh
Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cách
các em. Tơn trọng học sinh, thể hiện lịng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có
sức mạnh động viên học sinh khơng ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học
sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lên
cao hơn nữa.
Trong cơng tác giáo dục địi hỏi người thầy phải u thương học sinh nhưng phải

nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại thì
các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, khơng dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đó người thầy
khơng thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được.
Thứ hai, giáo dục ý thức đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh
THPT và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh
Công tác giáo dục ý thức đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh THPT là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó hình thức, biện pháp
thích hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh
gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, khơng nên đối xử sư
phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc
từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
Thứ ba, trong công tác giáo dục ý thức đạo đức, người thầy cần phải có nhân
cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối
với học sinh
Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT nói chung và
trường PTDTNT tỉnh nói riêng phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời
8


dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không
thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc
sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công
dân: “ … Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên mơn, đức là chính
trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cơ giáo
phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo
đức cách mạng, đạo đức cơng dân).
Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục ý thức đạo đức giữa các thành
viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
II. THỰC TRẠNG CỦA CƠNG TÁC GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ĐỒNG NAI.
2.1. Tình hình chung
Hồn cảnh kinh tế, dân cư, tình hình giáo dục, ý thức quan tâm đến giáo dục của
người dân:
Hệ thống trường lớp, năm học 2013 - 2014 trường có 12 lớp với tổng số học sinh
là 361 em. Tổng số giáo viên của trường là 33 giáo viên, đáp ứng đủ cho việc phân
công giảng dạy.
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ nhiệt tình
các ban ngành đoàn thể địa phương. Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở giáo dục
và đào tạo tỉnh Đồng Nai.
Đội ngũ cán bộ và giáo viên của trường đều qua trường lớp sư phạm chính quy từ
chuẩn đến trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy - học môn Giáo dục công dân (GDCD) và
hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) đã và đang đổi mới và là một trong những mơn
có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học; dạy học ý thức đạo đức
thông qua bộ môn GDCD và HĐNGLL được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, là
đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

9


Chương trình sách giáo khoa GDCD và HĐNGLL mới có nhiều đổi mới về mục
tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho các giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD
và HĐNGLL, cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực,
chủ động sáng tạo tìm tịi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc Cha mẹ học sinh tích cực phối hợp
cùng với nhà trường trong công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, cơng tác giáo dục ý thức đạo đức cho
học sinh cịn gặp nhiều khó khăn. Đó là:
Trường chỉ có một giáo viên dạy mơn GDCD và một giáo viên dạy HĐNGLL, rất

khó cho việc giảng dạy và dự giờ rút kinh nghiệm.
Là địa bàn rất phức tạp tình hình thanh thiếu niên lêu lỏng bên ngồi lôi kéo học
sinh chơi Game, đánh nhau, uống rượu đã ảnh hưởng khơng ít đến đạo đức học sinh.
Học sinh sống xa gia đình (nội trú tại trường), vì vậy nhà trường gặp nhiều khó
khăn trong việc phối hợp với gia đình để giáo dục các em.
2.2. Thực trạng cơng tác giáo dục đạo đức học sinh của trường trong năm
học 2013 - 2014
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong năm học
Các hoạt động ngoại khóa
Trường đã tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theo
quy định của biên chế năm học 2013 - 2014 của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai
như:
- Giáo dục an tồn giao thơng từ tháng 9 đến hết năm học, đã mời được đội cảnh
sát giao thơng Cơng an tỉnh đến tun truyền có 100% hoc sinh và 100% giáo viên
tham dự.
- Giáo dục phòng chống Ma túy, tệ nạn xã hội thông qua các buổi nói chuyện
chuyên đề. Đa số học sinh và giáo viên của trường tham gia đầy đủ.
- Tổ chức được các hội thi tìm hiểu về chủ đề giáo dục mơi trường, giáo dục giới
tính, sinh sản sức khỏe vị thành niên, tìm hiểu về luật giao thơng, luật cư trú….

10


- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liên
quan đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường, nêu gương người tốt việc tốt, vượt
khó học giỏi…..
- Tổ chức lễ Hội văn hóa dân gian các dân tộc thuộc tỉnh Đồng Nai nhân dịp
26/3...
Trong năm học 2013 -2014 các hoạt động ngoại khóa của trường phong phú
nhiều hình thức, lơi cuốn học sinh có tác dụng giáo dục, hình thành những phẩm chất

đạo đức tốt cho học sinh, xây dựng lối sống tập thể, tinh thần hợp tác, tương trợ và ý
thức chấp hành nội quy nhà trường và pháp luật xã hội.
Các hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp
- Giáo dục lao động: trường tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, thu dọn vệ
sinh môi trường, cải tạo cảnh quang khu vực trường và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ
của huyện Trảng Bom. Thông qua các buổi lao động giáo dục cho học sinh tinh thần kỷ
luật, biết thương yêu và kính trọng người lao động.
- Giáo dục hướng nghiệp(GDHN) và HĐNGLL: trường dạy GDHN và
HĐNGLL cho học sinh ba khối theo chương trình quy định của Bộ giáo dục và đào
tạo, nhằm thơng qua đó giáo dục cho học yêu nghề nghiệp, biết tự chọn được nghề
nghiệp của mình ...
Về việc giảng dạy chương trình mơn GDCD của trường
Trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn giáo dục công dân đầy đủ theo đúng
quy định của chương trình, có lồng ghép giáo dục pháp luật vào bộ môn. Tuy nhiên
thực tế việc dạy và học mơn giáo dục cơng dân ở trường cịn nhiều khó khăn, bất cập
nên hiệu quả giáo dục của môn học cịn thấp, số học sinh dưới trung bình cịn cao. Môn
giáo dục công dân từ trước đến nay chưa được coi trọng, học sinh, cha mẹ học sinh vẫn
xem đây là môn học phụ.
Nguyên nhân: thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên
nhân chủ yếu sau:
Một là, trường chỉ có một giáo viên dạy GDCD vì vậy việc trao đổi về phương
pháp, về soạn giảng và nghiên cứu, rút kinh nghiệm giờ dạy còn gặp nhiều khó khăn.
11


Hai là, trang thiết bị dạy học, các điều kiện khác phục vụ dạy học còn thiếu thốn,
lạc hậu gây khó khăn cho việc đổi mới dạy học.
Ba là, tâm lý chung của mọi người trong đó có Cha mẹ học sinh cho rằng đây là
môn học phụ, kết quả học tập không quan trọng lắm, nên chưa chú ý động viên con em
tích cực học tập.

Kết quả học tập môn GDCD

8 đến 10

Năm học 2012 - 2013
HK I
Số HS
Tỷ lệ %
122
34.7

6.5 đến 8

128

5 đến 6.5

điểm số

HK II
145

36.4

134

38.1

142


40.3

77

21.9

62

17.6

70

19.9

Trên TB

327

92.9

341

96.9

343

97.4

3.5 đến 5


20

5.7

10

2.8

8

2.3

2 đến 3.5

4

1.1

1

0.3

1

0.3

0 đến 2

1


0.3

0

0.0

0

0.0

25

7.1

11

3.1

9

2.6

Năm học 2013 -2014
điểm số
HK I
Số HS
Tỷ lệ %
8 đến 10
141
39.1


Số HS

CẢ NĂM
Tỷ lệ %
131
37.2

Tỷ lệ %
41.2

Dưới TB

Số HS

HK II
Số HS
165

Tỷ lệ %
45.7

Số HS

CẢ NĂM
Tỷ lệ %
150
41.6

6.5 đến 8


120

33.2

138

38.2

152

42.1

5 đến 6.5

82

22.7

57

15.8

56

15.5

Trên TB

343


95.0

360

99.7

358

99.2

3.5 đến 5

16

4.4

1

0.3

3

0.8

2 đến 3.5

2

0.6


0

0.0

0

0.0

0 đến 2

0

0.0

0

0.0

0

0.0

18

5.0

1

0.3


3

0.8

Dưới TB

Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
Tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục ý
thức đạo đức trong nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong cơng tác
12


giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là
người triển khai mọi hoạt động của trường của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh.
Do đó trong đầu năm học 2013 - 2014 Ban giám hiệu trường đã định hướng phân công
những giáo viên làm công tác chủ nhiệm theo những tiêu chí sau: có lập trường tư
tưởng chính trị vững vàng và trình độ giác ngộ cách mạng cao; có uy tín - đạo đức tốt;
giáo viên giỏi, vững tay nghề; có tầm hiểu biết rộng; có tinh thần trách nhiệm cao, yêu
nghề; thương yêu và tôn trọng học sinh; có năng lực tổ chức.
Những hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học:
Thực hiện các loại sổ theo quy định của ngành: sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm sổ theo
dõi ý thức đạo đức học sinh …
Tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng
kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thi đua…
Kết hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ
mơn, Đồn TNCS HCM và các ban ngành đồn thể địa phương trong công tác giáo dục
ý thức đạo đức cho học sinh.
Nhận xét, đánh giá, xếp loại Hạnh kiểm và Học lực cho học sinh, đề nghị khen
thưởng và kỷ luật học sinh.

Công tác chủ nhiệm của đội ngũ giáo viên đã góp phần tích cực vào cơng tác giáo
dục ý thức đạo đức cho học sinh. Trong năm học giáo viên chủ nhiệm thực hiện đầy đủ
các loại sổ sách, có lên kế hoạch hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng, năm. Kết hợp được
nhiều hoạt động, đoàn thể trong công tác giáo dục ý thức đạo đức học sinh. Khơng có
học sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng phải nhờ cơ quan chức năng xử lý.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: còn một vài giáo viên chủ nhiệm
chưa có tâm huyết với công tác này, tác dụng giáo dục chưa cao, trong lớp vẫn còn học
sinh chưa tiến bộ trong rèn luyện ý thức đạo đức; có một số học sinh rất ngoan, lễ phép
với thầy cô, học giỏi nhưng lại vi phạm vì tham gia vận chuyển thuốc lá lậu qua biên
giới; thiếu sự quan hệ thường xuyên với Cha mẹ học sinh.
Nguyên nhân của tồn tại trên: học sinh sống xa gia đình tự nhỏ nên thiếu sự quan
tâm cua gia đình, phần lớn gia đình các em ở xa trường nên giáo viên chủ nhiệm
13


khơng thể đến được gia đình để phối hợp giáo dục; cơng tác chủ nhiệm là một cơng tác
khó khăn, địi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều cho cơng tác này, nhưng thực tế giáo viên
chủ nhiệm còn phải lo cho công tác chuyên môn.
Sự tham gia giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh của các giáo viên bộ môn
Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt trên hội đồng giáo viên là
trách nhiệm giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thành viên trong
nhà trường, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên
tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ
kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ,
tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
Ưu điểm: Giáo viên bộ mơn có chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua
bài học, tiết học. Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh trong
giờ học.
Tồn tại: Một số giáo viên q gị bó, đơn điệu khi gán ghép liên hệ giáo dục ý
thức đạo đức thông qua bài học. Một số giáo viên vẫn còn vi phạm nghe điện thoại, hút

thuốc ... trong khi giảng dạy.
Hoạt động gắn liền nhà trường với thực tế đời sống địa phương:
Tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt nam anh
hùng nhằm giáo dục cho các em truyền thống anh hùng của dân tộc ta, biết kính trọng
và giúp đỡ các bạn học sinh là con em những gia đình có nhiều cống hiến cho đất nước.
Tổ chức cho học sinh đi cổ động về An tồn giao thơng, phịng chống sốt xuất
huyết, hiểm họa AIDS.
Tổ chức cho học sinh đi cổ động tuyên truyền ngày bầu cử hội đồng nhân dân các
cấp,....
Ưu điểm: học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng; phong trào được phát động
lớn, có tác dụng giáo dục học sinh, gây ấn tượng tốt với các cơ quan, đoàn thể địa
phương.

14


Tồn tại: phong trào chưa nhiều, chưa có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan
đoàn thể địa phương với nhà trường; chưa có tổng kết đánh giá phong trào, khen thưởng
cho cá nhân có thành tích tốt.
2.2.2. Chất lượng đạo đức nếp sống của học sinh
Kết quả đạt được về phía học sinh là phần lớn các em có được những hiểu biết
ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng buớc hình thành thái độ tự trọng, tự
tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, u thương, tôn
trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số bộ phận học sinh chưa ngoan, thường hay
vi phạm đạo đức.
Thống kê xếp loại Hạnh kiểm của học sinh
năm học 2012 - 2013
STT


Khối lớp

1
10
2
11
3
12
TỔNG CỘNG

Tổng số
HS
128
108
116
352

tốt
Số
lượng
99
83
91
273

Tỷ lệ%
77.3
76.9
78.4
77.6


khá
Số
lượng
25
23
21
69

TB

Tỷ lệ%
19.5
21.3
18.1
19.6

Số
lượng
3
2
4
9

yếu
Tỷ lệ
%
2.3
1.9
3.4

2.6

Số
lượng

Tỷ lệ%
0.8
0.0
0.0
0.3

1
0
0
1

năm học 2013 - 2014
STT

Khối
lớp

1
10
2
11
3
12
TỔNG CỘNG


Tổng
số HS
136
119
106
361

tốt
Số
lượng
Tỷ lệ%
116
85.3
96
80.7
86
81.1
298
82.5

khá
Số
lượng
Tỷ lệ%
15
11.0
20
16.8
19
17.9

54
15.0

TB
Số
lượng
5
0
1
6

yếu
Tỷ lệ
%
3.7
0.0
0.9
1.7

Số
lượng
0
3
0
3

Tỷ lệ%
0.0
2.5
0.0

0.8

Những biểu hiện của thực trạng ý thức đạo đức học sinh
Tích cực: Đa số học sinh có ý thức đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô,
nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống
đẹp.
Tiêu cực: Một số bộ phận khơng ít học sinh có biểu hiện chán nản, khơng thích
học, thường xun gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vơ lễ với thầy cơ, nói dối thầy cô
15


và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngồi, chơi Game bạo lực, uống rượu, đánh
nhau có hung khí... Trong năm học trường đã xử lý kỷ luật 9 trường hợp từ mức cảnh
cáo đến đuổi học một tuần, 03 học sinh bị hạnh kiểm loại Yếu và ở lại lớp.
Nguyên nhân tiêu cực:
Khách quan: phần lớn các em sống nội trú xa gia đình từ nhỏ đồng thời có một số
em cịn do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải ở với ông, bà thiếu
sự quan tâm và quản lý các em; cha mẹ giàu có, nng chiều cho tiền nhiều, thiếu sự
kiểm tra và giáo dục; tình hình địa phương có nhiều qn Internet, đời sống nhân dân
cịn khó khăn, tệ nạn xã nhiều, cha mẹ học sinh chưa ý thức hết vai trị giáo dục của
mình.
Chủ quan: Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kỹ năng vận dụng chuẩn mực
đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt; khả năng tự
chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc không chịu sửa chữa.
2.2.3. Nhận định chung
Về mặt mạnh
Về phía học sinh có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức, các em
rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng
được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, không có học sinh vi phạm
nghiêm trọng về đạo đức .

Về phía giáo viên ln trao dồi đạo đức Cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự học hỏi
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Về mặt yếu
Số học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện ý thức đạo đức vẫn còn nhiều, một số
giáo viên chưa thật sự quan tâm đến giáo dục ý thức đạo đức thông qua bài học trên lớp,
cịn thờ ơ vơ trách nhiệm khi thấy học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức.
Cơng tác thiết kế bài giảng của giáo viên dạy bộ môn GDHN và HĐNGLL còn
sơ sài, chưa thể hiện sâu nội dung của từng hoạt động, khô khan không gây hứng thú
cho học sinh.
Chưa phối hợp chặt chẽ ba môi trường trong công tác giáo dục ý thức đạo đức.
16


III. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ý THỨC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ĐỒNG NAI.

Xuất phát từ thực trạng của công tác giáo dục cho học sinh của trường PTDTNT
tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn trường đã đề ra các biện pháp giáo dục ý thức đạo đức
cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay như sau:
3.1. Xây dựng nhà trường trở thành trường học thân thiện để giáo dục ý
thức đạo đức cho học sinh.
Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục ý thức đạo
đức cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “ngôi nhà thứ
hai”, tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ
đạo vì nó định hướng cho tồn bộ q trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh,
khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ
gia đình và xã hội.
Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trường
làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh nhằm tạo nên
bầu khơng khí giáo dục trong tồn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong

cách sinh hoạt của nhà trường. Biểu hiện như sau:
Nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc.
Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có
phong trào thi đua sơi nổi đúng thực chất.
Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữa thầy với
trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hịa;
giáo viên thương u tơn trọng học sinh. Học sinh không hỗn xược, không khúm núm
sợ sệt, yêu mến và tin tưởng thầy cơ. Học sinh đối với nhau thì đồn kết, thân ái giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ, khơng thù hằn, bè cánh đánh nhau, khơng nói tục chửi bậy, không
tham gia vào tệ nạn xã hội.
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này địi hỏi tồn thể cán bộ giáo viên trong
nhà trường phải có những chương trình, kế hoạch cụ thể.

17


Đối với Hiệu trưởng: Phải xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức đạo đức cho học
sinh ngay từ đầu năm học trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh,
tình hình thực tế của địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho
phù hợp; thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể
bao gồm tình hình có tính chất thường xun, lâu dài, phổ biến và những tình hình có
tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh; thực
hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư phạm: trồng cây
xanh, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng học và trong khu vực trường, xây
dựng cổng rào an toàn cho học sinh; thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp,
trồng cây xanh… thông qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa cơng
việc cho học sinh, phải có phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ
thời gian và kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, khơng khí tươi vui, biểu
dương kịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt; tổ chức họp tham khảo ý kiến hội
đồng giáo viên để đưa ra những quy định cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của

học sinh; kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng trường,
các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo đúng quy định
của ngành chức năng; tổ chức các phong trào thi đua thường xun, liên tục, bảo đảm
tính cơng bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em; chỉ đạo giáo
viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh, có lực lượng cốt cán làm
nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm.
Đối với giáo viên: Phải gương mẫu về mọi mặt, đồn kết, nhất trí thành một khối
thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh; phải khơng ngừng tự hồn
thiện nhân cách của mình, phải thương u, tơn trọng, tin tưởng học sinh, có ý thức
trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học sinh, đồng nghiệp,
bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi theo.
Đối với Đoàn thanh niên: Chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
bộ môn tổ chức tốt phong trào thi đua học tập, rèn luyện; tổ chức sinh hoạt Đoàn hàng
tuần vào sáng thứ hai, tạo sân chơi lành mạnh cho các em; giáo dục tinh thần yêu nước

18


cho các em thông qua việc thăm viếng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương,
Viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
3.2. Nâng cao vai trị, vị trí và chất lượng giảng dạy bộ mơn GDCD và
HĐNGLL
Mơn GDCD và HĐNGLL có vai trị, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân
cách học sinh, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học
sinh, vì thơng qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh
những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một
cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình.
Trong thực tế hiện nay của trường mơn GDCD và HĐNGLL chưa được xem
trọng, chưa có vị trí vai trò xứng đáng trong nhà trường. Việc đưa ra những biện pháp
để nâng cao vai trị, vị trí và chất lượng giảng dạy môn GDCD và HĐNGLL ở trường

PTDTNT có tác động rất lớn đến cơng tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh. Cụ
thể:
Một là, làm cho Cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên của trường nhận thức một
cách đầy đủ về tầm quan trọng của môn GDCD và HĐNGLL đối với công tác giáo dục
ý thức đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận
thức và có những hành động tích cực đối với việc dạy - học môn GDCD và HĐNGLL.
Hai là, giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, do
đó giáo viên nhất là giáo viên dạy GDCD và HĐNGLL phải được đào tạo chính quy
đúng chuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chun mơn nghiệp
vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của mơn GDCD và HĐNGLL, phải xác
định được trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy.
Ba là, Ban giám hiệu, giáo viên dạy môn GDCD và HĐNGLL cần quán triệt mục
tiêu môn học trong quá trình dạy học. Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được
trong dạy học GDCD và HĐNGLL là hành động phù hợp với các các chuẩn mực đạo
đức, pháp luật. Nếu học sinh khơng có chuyển biến trong hành động thì việc dạy học
khơng đạt hiệu quả.

19


Chương trình mơn GDCD và HĐNGLL chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
trên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc phát
triển từ thấp đến cao về nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong suốt quá
trình học tập ở nhà trường, các hành vi cơ bản của học sinh được học ở trường sẽ được
phát triển thành phẩm chất đạo đức. Do đó để nâng cao vai trị vị trí, chất lượng dạy và
học mơn GDCD và HĐNGLL thì Ban giám hiệu và giáo viên dạy GDCD và HĐNGLL
cần phải nghiên cứu quán triệt đầy đủ tinh thần của chương trình, thường xuyên học tập
và nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn.
Bốn là, giáo viên dạy GDCD và HĐNGLL cần phải xây dựng Kế hoạch giảng
dạy chi tiết, cụ thể. Khi xây dựng Kế hoạch giảng dạy cần bám sát mục tiêu giáo dục,

đặc biệt là phải rèn luyện cho học sinh tác phong làm việc và những kĩ năng, kĩ xảo của
con người lao động trong thời đại mới [Phụ lục: Kế hoạch giảng dạy].
Năm là, đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD và HĐNGLL theo hướng
phát huy tính tích cực và tương tác là một trong những biện pháp quan trọng để nâng
cao vai trị, vị trí và chất lượng dạy - học môn GDCD và HĐNGLL ở trường [Phụ lục:
Giáo án giảng dạy].
Từ những sự đổi mới của chương trình SGK thì việc giảng dạy mơn GDCD và
HĐNGLL ở nhà trường đòi hỏi phải thực sự đổi mới về phương pháp, quá trình dạy học
phải là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học, tránh lối dạy thiên về lý thuyết trừu
tượng, khô khan áp đặt.
Các nội dung giáo dục phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng,
sinh động qua các hoạt động: xây dựng tình huống pháp luật, phân tích, xử lý các tình
huống, các thơng tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người khác đối chiếu
với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện tượng
trong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội.
Phối hợp sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học: vấn đáp, động não,
đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trị chơi [Phụ lục: hình ảnh tổ chức các trị chơi
dân gian], giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đàm thoại, thi tìm hiểu
20


[Phụ lục: hình ảnh thi tìm hiểu về pháp luật], kể chuyện, trình bày trực quan, đề án,
điều tra thực tiễn, báo cáo, nêu gương, khen thưởng, trách phạt.
Kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm và luyện tập
kỹ năng, hành vi cho học sinh. Dạy học môn GDCD và HĐNGLL cho học sinh theo
tinh thần đổi mới phương pháp cần thực hiện theo các phương pháp tiếp cận: tiếp cận
hoạt động, tiếp cận cùng tham gia, tiếp cận kỹ năng sống. Việc dạy học môn GDCD và
HĐNGLL phải gắn liền với việc dạy các mơn học khác trong và ngồi nhà trường.
Sáu là, đổi mới kiểm tra, đánh giá môn GDCD và HĐNGLL là biện pháp góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Khi kiểm tra đánh giá phải coi
trọng đánh giá cả nhận thức và đánh giá thái độ hành vi của học sinh trước những vấn
đề liên quan đến nội dung bài học, phải chú trọng đến kiểm tra thái độ, tình cảm, các kỹ
năng nhận xét đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc
sống, qua việc kiểm tra đánh giá phải giúp đỡ học sinh thấy rõ được năng lực học tập
môn học của bản thân, động viên khuyến khích học sinh học tập mơn học và giúp giáo
viên thấy rõ năng lực học tập của từng học sinh để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp.
3.3. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trị rất to lớn trong công tác giáo dục ý thức đạo đức
cho học sinh, vì giáo viên chủ nhiệm là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được
phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên
bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng
thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục của trường.
Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp
giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng đổi mới cơng tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục ý thức
đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung cụ thể như sau:

21


Một là, tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh là góp phần cho cơng
tác chủ nhiệm đạt kết quả cao
Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải có những thơng tin khái qt về gia đình
học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của
gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng. Việc
tìm hiểu này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm kết hợp tốt với gia đình trong cơng tác giáo

dục ý thức đạo đức cho học sinh. Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc
điểm học sinh về: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của
học sinh với cha mẹ, Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cơ và ngồi
xã hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng giáo viên
chủ nhiệm phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đồng thời giáo viên chủ
nhiệm phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, mối quan hệ giữa học
sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đồn kết của lớp mình chủ nhiệm.
Hai là, nắm vững đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, mục tiêu
giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ,
năm học. Hơn nữa để cho học sinh thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp trong
phong trào chung, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững kế hoạch, nội dung và cách thực
hiện của trường trong tuần, tháng học kỳ và cả năm học; phải nắm vững tri thức lý luận
giáo dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà
trường và địa phương.
Ba là, tìm hiểu tiềm năng của cộng đồng, địa phương, xã hội, theo dõi thời sự
trong nước và quốc tế để vận dụng những hiểu biết đó vào cơng tác chủ nhiệm
Bốn là, cộng tác với giáo viên bộ mơn, đồn TNCS HCM, các tổ chức xã
hội có liên quan trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.
Năm là, tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua,
khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
học sinh.
3.4. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải gắn liền giữa gia đình, nhà trường
và xã hội.
22


Thứ nhất, gia đình là nơi hình thành đạo đức cơ bản của học sinh.
Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình ln gắn liền với đạo đức xã hội,
gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con cháu mình. Lọt lịng ra gia đình đã
chăm sóc, ni, dạy trẻ. Số thời gian học sinh sống trong gia đình cũng nhiều hơn thời

gian ở trường. Ơng, bà, cha, mẹ, anh chị có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của học
sinh vì tình huyết thống, truyền thống đa số gia đình hạnh phúc, cha mẹ yêu thương
nhau cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu ngoan học giỏi. Nếp sinh hoạt của gia
đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là
những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học
sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất.
Lẽ tất nhiên những gia đình khơng hịa thuận, mạnh ai nấy sống, chỉ lo làm giàu,
không quan tâm đến con cái, hay chỉ biết sau giờ đến trường ném ra một số tiền cho con
học thêm nhưng khơng quan tâm gì đến kết quả của con em, khơng biết tâm lý con em
mình cần gì, muốn gì. Gia đình ai cũng sống ích kỷ. Hệ quả đương nhiên làm sao con
cái học siêng năng, ngoan ngoãn, kết quả tốt được.
Cho nên gia đình là mơi trường rất quan trọng trong hình thành nề nếp đạo đức
lối sống của học sinh trong bất cứ thời đại nào.
Thứ hai, nhà trường là nơi hình thành đạo đức cơ bản của người cơng dân có
trí thức.
Hiện nay Đảng, nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ
cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong thời
đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thơng tin tồn cầu.
Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong cuộc sống để
không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Đối với
thế hệ trẻ trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh kiến thức phổ thông ngày nay cũng khác trước xa, ngồi những bộ mơn cổ điển bất di
bất dịch, phải dạy cho học sinh thật giỏi ngoại ngữ, tin học. Vì những vấn đề khoa học
hiện đại chờ dịch thuật in ấn mới đọc, mới học thì tiến bộ khoa học kỷ thuật đã vượt xa
23


rồi. Bây giờ mà khơng biết tin học thì cũng như người mù chữ năm 1945 vậy. Nhà
trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc giáo dục đạo
đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa
có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Ở trường muốn hoạt động được phải có hai đối tượng thầy giáo và học sinh.
Vai trò của người thầy :
Các thầy cô giáo đứng trên bục giảng để truyền thụ cho các thề hệ đời sau những
điều hay lẽ phải, những tinh túy chắt lọc được từ ngàn đời truyền lại qua bài giảng vơi
tinh thần trách nhiệm cao, người thầy phải có q trình học tập, rèn luyện ở nhà trường
sư phạm. Ra trường, đi dạy lại càng phải có nhu cầu tự học, tự rèn học hỏi trong nhiều
lĩnh vực. Điều mà đội ngũ thầy cô cần phải quan tâm trước nhất là đạo đức của người
thầy. Thầy cô giáo luôn vẫn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thầy cô phải
thi đua dạy tốt như Bác Hồ đã nói. Thầy có trách nhiệm phát huy trí sáng tạo, khả năng
vận dụng thực hành của học sinh chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay sang mơ hình
giáo dục mở, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, mơ hình xã hội học tập với hệ thống
học tập suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các môn học, bậc học, ngành học.
Phương pháp giảng dạy của thầy cơ phải làm cho trị thấy hay say mê học tập, mọi đối
tượng học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém gì cũng phải nắm được bài. Thầy cô
phải biết hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập cũng cố kiến thức thầy cung cấp.
Thầy phải biết hệ thống hóa từng bài, từng chương, từng học kỳ chỉ cần thầy dạy như
vậy, học sinh học nghiêm túc thì chẳng cần phải học thêm làm chi cho tốn tiền, mất thời
giờ. Học sinh nào quá yếu kém thì phải có phương pháp dạy phụ đạo giúp học sinh nắm
kiến thức có hệ thống dần dần theo kịp trình độ chung. Như vậy mới là dạy tốt thật sự
và như vậy mới đúng "tất cả vì học sinh thân yêu".
Vai trò của học sinh trong trường:
Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Nhất là trong điều kiện đất nước ta đang có cơ hội mới, vận
hội mới, xu hương hòa nhập khu và thế giới thì vấn đề tinh thần thái độ học tập của học
24


sinh cần phải đúng mức hơn tiếp thu kiến thức thầy truyền đạt rồi trả lại cho thầy bằng
các kiến thức y như giáo khoa trong bài thi, bài kiểm tra chừng ấy thì đúng nhưng chưa
đủ. Quá trình học tập của học sinh là quá trình lao động thật sự. Kiến thức thầy truyền

thụ cho học sinh, học sinh phải nắm chắc qua quá trình khổ luyện những kiến thức đó
phải trở thành kiến thức của bản thân học sinh. Học sinh học là phải đi đôi với hành
trong bối cảnh hội nhập và phát triển nền kinh tế thế giới, ngoại ngữ và tin học là kỷ
năng không thể thiếu của học sinh. Bên cạnh việc học hỏi kiến thức mới của học sinh
việc tiếp nhận giáo dục đạo đức trong nhà.
Thứ ba, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
Nhà trường, gia đình và xã hội phải được kết hợp chặt chẽ trong quá trình giáo
dục đạo đức cho học sinh.
Nhà trường, gia đình, xã hội phải được phối hợp chặt chẽ, nghiêm ngặt, không
thể thiếu một trong ba lĩnh vực đó. Giáo dục học tập văn hóa với vui chơi lành mạnh bổ
ích, quang tâm bảo vệ chăm sóc trẻ em về thể chất cả tinh thần. Có như vậy mới ngăn
ngừa được tệ nạn xã hội đang xảy ra đối với thanh thiếu niên học sinh đang báo động,
đây là điều bức xúc mà toàn xã hội phải quan tâm ngăn chặn mới có kết quả.

25


×