Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thinking traps Các lỗi tư duy thường gặp của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.35 KB, 6 trang )

Các Lỗi Tư Duy Thường Gặp
Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta vô tình có những định kiến với
những người xung quanh. Những định kiến này được tạo ra từ những cách tư
duy không phù hợp – lỗi tư duy. Chúng ta cùng tìm hiểu để nhận diện những
cách tư duy không phù hợp của bản thân. Từ đó chuyển hóa suy nghĩ và xây
dựng mối quan hệ chất lượng hơn với mọi người xung quanh.

Tư duy kính phóng đại

Tư duy trắng đen

Tư duy kính phóng đại là khi bạn nhìn
sự việc, hiện tượng quan trọng hơn
hay đơn giản hơn so với bản chất sự
việc, hiện tượng.

Tư duy trắng đen là khi bạn nhìn sự
việc, hiện tượng một cách cực đoan
một chiều. (Ví dụ: nhìn nhận sự việc
luôn tốt hoặc luôn xấu, không bao giờ
hoặc thường xuyên, bạn bè hoặc kẻ
thù).

Tư duy mắt kính đen

Tư duy phỏng đoán

Tư duy mắt kính đen là khi bạn chỉ tập
trung vào phần tiêu cực của sự việc,
hiện tượng.


Tư duy phỏng đoán là khi bạn dự
đoán về một sự việc, hiện tượng
trong tương lại khi không có cơ sở.


Các Lỗi Tư Duy Thường Gặp
Tư duy cá nhân hóa

Tư duy đổ lỗi

Tư duy cá nhân hóa là khi bạn nhận
trách nhiệm những lỗi thuộc về mình
mặc dù bạn không phải là người gây
ra.

Tư duy đổ lỗi là khi bạn đổ lỗi cho
người khác về những việc bạn gây ra.

Tư duy cô đơn

Tư duy cọ vẽ lớn

Tư duy cô đơn là khi bạn nghĩ bản thân
có vấn đề mà không ai có thể hiểu
được.

Tư duy cọ vẽ lớn là khi bạn đánh giá sự
việc, hiện tượng dựa trên một trải
nghiệm duy nhất của bạn với sự việc,
hiện tượng đó.


Bạn có đang rơi vào các lỗi tư duy trên? Hãy mô tả trường hợp của bạn:
_____________________________________________
_____________________________________________
_____________________________________________
_____________________________________________
_____________________________________________
_____________________________________________
_____________________________________________
_____________________________________________


Cảm
Xúc

Thoả
i Mái

Năng
Lượng

1.

-5
-4
-3
-2
-1
+1
+2

+3
+4
+5

-5
-4
-3
-2
-1
+1
+2
+3
+4
+5

2.

-5
-4
-3
-2
-1
+1
+2
+3
+4
+5

-5
-4

-3
-2
-1
+1
+2
+3
+4
+5

3.

-5
-4
-3
-2
-1
+1
+2
+3
+4
+5

-5
-4
-3
-2
-1
+1
+2
+3

+4
+5

4.

-5
-4
-3
-2
-1
+1
+2
+3
+4
+5

-5
-4
-3
-2
-1
+1
+2
+3
+4
+5

Tình Huống

Suy Nghĩ


Lỗi Tư Duy


Chuyển Hóa Các Lỗi Tư Duy

Bạn thấy gì qua
hình ảnh này????

Suy Nghĩ Không Nhất Thiết Là Sự Thật!
Bạn đã biết rằng, suy nghĩ sẽ dẫn dắt cảm xúc và hành vi của
chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào suy nghĩ của ta cũng đúng.
Đôi khi chúng ta rơi vào những lỗi tư duy thông thường. Bởi vì sao
thế nhỉ? Vì chúng ta thiếu những Chứng Cứ Xác Đáng!
Giống như hình ảnh ở trên không rõ ràng, nên ta có thể nghĩ đó là
1 chú thỏ hoặc cũng có thể là 1 chú vịt. Sẽ không có cách nghĩ nào
đúng nếu ta không thấy được phần còn lại của bức ảnh. Vậy thì
những suy nghĩ về những sự việc, con người mà ta hay có thì sao?
Chắc chắn rằng những suy nghĩ đó cũng sẽ dễ rơi vào những lỗi tư
duy nếu chúng ta nhìn sự việc, con người một cách chủ quan. Vậy
làm cách nào để ta có thể nhận biết và thoát khỏi những lỗi tư duy
đó? Chúng ta hãy thực hiện theo các bước sau nhé!

1

Xem lại ký ức hoặc kinh nghiệm công việc: quan sát những trường hợp cảm xúc
khó chịu mà bạn gặp phải, những lúc hoàn cảnh diễn ra không như bạn mong muốn,
những lúc bạn tự nói với chính mình những điều khiến bạn nản lòng, hoặc những tình
huống gây tổn hại đến mối quan hệ của bạn và những người xung quanh… Có thể đó
là những tình huống bạn dễ rơi vào lỗi tư duy.


2

Tìm chứng cứ: hãy tìm thêm những thông tin, manh mối, trải nghiệm, chứng cứ
bạn có được để thấy điều đúng trong hoàn cảnh, sự việc hay con người mà bạn gặp
phải. Từ đó, bạn có thể thấy suy nghĩ của bạn có rơi vào những lỗi tư duy hay không.

3

Nhìn nhận khách quan: dựa trên những chứng cứ xác đáng bạn tìm ra, bạn nhìn
sự việc, con người, hoàn cảnh một cách khách quan. Cách nhìn khách quan sẽ giúp
bạn thay đổi cách nghĩ và cảm nhận về sự việc.


Chuyển Hóa Các Lỗi Tư Duy
Suy nghĩ về sự việc

Chứng cứ
(ủng hộ hoặc chống lại)

Lỗi tư duy nào?

Góc nhìn khách quan


Chuyển Hóa Các Lỗi Tư Duy
Suy nghĩ về sự việc

Chứng cứ
(ủng hộ hoặc chống lại)


Lỗi tư duy nào?

Góc nhìn khách quan



×