Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BTL tham nhũng phân tích một vụ án tham nhũng điển hình (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.13 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, mang tính lịch sử. Sự
hình thành, phát triển của tội phạm về tham nhũng gắn liền với sự hình thành
giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước. Tội phạm về tham nhũng
diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, điều
kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà
nước ta đã nhận định tội phạm về tham nhũng là một loại tội phạm nguy hiểm
cao độ, trở thành một trong những nguy cơ làm cản trở sự nghiệp xây dựng và
đổi mới đất nước. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân
dân tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến
và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện
quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng. Ở Việt Nam, tham nhũng cũng đã
gây ra những tác hại to lớn cho đời sống chính trị, kinh tế và xã hội và đã trở
thành vấn đề được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm. Trên nền tảng
đó, hôm nay em xin lựa chọn đề tài 02: Em hãy chọn và phân tích một vụ án
tham nhũng điển hình ở Việt Nam, liên hệ với Bộ luật hình sự 1999, chỉ rõ
một số bất cập có liên quan của BLHS năm 1999, đề xuất phương án hoàn
thiện quy định đó nhằm hạn chế tham nhũng ở Việt Nam” để nghiên cứu và
đi sâu tìm hiểu.
NỘI DUNG
I.Khái quát chung về tham nhũng
Theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế
chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng là “sử dụng quyền lực
nhà nước để trục lợi riêng”…
Theo khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định tại Luật phòng, chống
tham nhũng năm 2005 thì “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Người có chức vụ, quyền hạn
chỉ giới hạn ở những người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ
thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân
sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu


tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống
có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng,
chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công minh, minh bạch trong hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lí trách nhiệm của người đứng đầu.
II. Thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử các tội phạm về tham nhũng ở
Việt Nam hiện nay
1


1.Thực trạng pháp luật
Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, các tội phạm về tham
nhũng được quy định tại Mục A Chương XXI BLHS năm 1999, bao gồm bảy
tội sau:
Tội tham ô tài sản (Điều 278);
Tội nhận hối lộ (Điều 279);
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280);
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281);
Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282);
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi (Điều 283);
Tội giả mạo trong công tác (Điều 284).
2.Thực tiễn xét xử các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “…tình trạng tham
nhũng, lãng phí, quan liêu…chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn
biến phức tạp. Tình hình tham nhũng diễn ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội: trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng; trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản; trong quản lý,
sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; trong lĩnh vực tư pháp…
Bên cạnh những vụ án tham nhũng lớn được báo chí và dư luận nhắc đến nhiều,

còn xuất hiện tình trạng tham nhũng “vặt”, và tham nhũng “nhỏ, lẻ”, nhiều
người gọi là “chi phí không chính thức”, tuy thiệt hại không lớn, có khi chỉ vài
chục nghìn đồng mỗi vụ, nhưng diễn ra một cách tràn lan ở nhiều nơi, khiến
người dân bức xúc. Mấy năm gần đây đã xuất hiện một số vụ tham nhũng liên
quan đến yếu tố nước ngoài, ví dụ như: Vụ nghi án hối lộ của công ty tư vấn
giám sát giao thông (JTC) Nhật Bản với các quan chức ngành đường sắt Việt
Nam, vụ án đang trong quá trình điều tra; Vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó
Giám Đốc sở Giao Thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh nhận hối lộ từ các
quan chức của công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật (gọi tắt là
PCI) để cho PCI trúng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA
của Nhật Bản...
Thực tiễn xét xử của Tòa án nhân các cấp cho thấy, số lượng lớn các tội
phạm về tham nhũng đã được đưa ra xét xử, cách hình thức trách nhiệm hình sự
được áp dụng đối với người phạm tội ngày càng nghiêm khắc. Điều đó thể hiện
2


sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh với nạn tham
nhũng. Có tất cả 7 tội phạm về tham nhũng được quy định tại Mục A Chương
XXI Bộ luật hình sự năm 1999 đều được áp dụng. Trong những tội này, tội tham
ô tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến các tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản; tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
tội nhận hối lộ; tội Giả mạo trong công tác; tội Lạm quyền trong khi thi hành
công vụ; tội Giả mạo trong công tác chiếm tỷ lệ ít nhất. Về các hình thức trách
nhiệm hình sự được áp dụng đối với người phạm tội, hình phạt từ 7 năm trở
xuống chiếm tỷ lệ cao nhất 43,7%; hình phạt chung thân và tử hình chiếm tỷ lệ
thấp nhất 0,4%; hình phạt tù cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ cao 33,2%. Có 15 bị
cáo bị 19 truy tố về các tội về tham nhũng nhưng khi đưa ra xét xử được tuyên
không có tội. Có 14 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2014, có tổng số 101 vụ án/259 bị cáo

đã bị xét xử sơ thẩm về các tội phạm về tham nhũng, có 44 bị cáo được hưởng
án treo, 193 bị cáo bị tù từ 7 năm trở xuống, 39 bị cáo bị tù từ 7 năm đến 15
năm, 13 bị cáo bị tù từ 15 năm đến 20 năm, 06 bị cáo bị tù chung thân và tử
hình. Tội tham ô tài sản vẫn chiếm số lượng nhiều nhất.
III. Chọn và phân tích một vụ án tham nhũng điển hình ở Việt Nam, từ đó
liên hệ và chỉ rõ một số bất cập có liên quan của BLHS năm 1999
1.Đại án tham nhũng làm thất thoát gần 2500 tỉ đồng tại Ngân hàng
Agribank – Chi nhánh Nam Hà nội
Trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam
Hà Nội xảy ra vào năm 2016 vừa qua, có 18 bị cáo bị đưa ra xét xử, gồm 13 bị
cáo nguyên là các cán bộ của Ngân hàng, 4 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan và
một giám đốc doanh nghiệp. Các bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố về các tội: Vi
phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng. Có 3 bị cáo bị tạm giam, 15 bị cáo còn lại đều đang tại ngoại.
Trong số 18 bị cáo, nguyên Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội
Phạm Thị Bích Lương (sinh năm 1969, quê Nam Định) bị xác định là bị cáo đầu
vụ. Ngoài ra, một loạt các bị cáo nguyên là cán bộ của Ngân hàng Agribank
cũng phải ra trước vành móng ngựa gồm: Chử Thị Kim Hiền (sinh năm 1958,
nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội), Phạm Thanh Tân
(sinh năm 1955, quê Thái Bình, nguyên Tổng Giám đốc Agribank), Hoàng Anh
Tuấn (sinh năm 1962, quê Nam Định, nguyên Ủy viên Hội đồng Quản trị
Agribank), Kiều Trọng Tuyến (sinh năm 1953, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ
trách Ngân hàng Agribank),...
3


4 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan gồm: Lương Thị Yên (sinh năm 1958,
nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hà Tây, Cục Hải quan Hà Nội) .
Cùng 3 bị cáo nguyên là công chức Chi cục Hải quan Hà Tây: Hoàng Tuấn

Khanh (sinh năm 1973), Đỗ Thị Liên Hương (sinh năm 1978), Nguyễn Thị
Thúy Hằng (sinh năm 1978).
Cùng ra trước vành móng ngựa còn có bị cáo Lê Minh Hiếu (sinh năm
1974, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vietmade và Công ty
cổ phần Lifepro Việt Nam, cổ đông Công ty liên doanhLifepro Việt Nam).
Theo cáo trạng công bố tại phiên tòa, Công ty cổ phần Enzo Việt thành
lập tháng 6/2007, đăng ký đầu tư xây dựng dự án Nhà máy Dệt - Nhuộm - May
công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình với số vốn gần 530 tỷ đồng. Qua 3 lần thay đổi
giấy chứng nhận đầu tư và cổ đông góp vốn, tới đầu năm 2011, Enzo Việt đổi
tên thành Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, dự án Dệt – Nhuộm - May đổi
tên thành dự án Luxfashion của Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam.
5 đối tượng người nước ngoài thuộc Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam
đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội,
gồm: Yang Yong (quốc tịch Trung Quốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện
theo pháp luật), Ahmed El Fehdi (quốc tịch Canada, cổ đông chính), Boubker El
Fehdi (quốc tịch Canada, Tổng Giám đốc); Driss Bouchama (quốc tịch Canada,
Giám đốc công nghiệp), Manuela Polga (quốc tịch Italia, Giám đốc thương mại)
Thông qua việc xin chuyển đổi pháp nhân và dự án Dệt – Nhuộm – May
của Công ty cổ phần Enzo Việt thành Dự án Luxfashion của Công ty liên doanh
Lifepro Việt Nam, các đối tượng trên đã tạo lập hồ sơ vay vốn mua máy móc,
thiết bị, nguyên phụ liệu và chuyển nhượng 6 thương hiệu thời trang để được
ngân hàng phê duyệt nâng quyền phán quyết cho Giám đốc chi nhánh Agribank
Nam Hà Nội cho vay đối với dự án mới.
Dù doanh nghiệp lập hồ sơ khống nhưng Phạm Thị Bích Lương vẫn ký
đề nghị HĐQT Agribank nâng quyền phán quyết cho vay, ký hợp đồng thế chấp,
phê duyệt cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, Công ty cổ
phần Vietmade, Phạm Thị Bích Lương đã làm sai quy định, không thẩm định
thực tế mà chỉ dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp, bỏ qua các quy định về
quản lý đối với ngân hàng, dẫn đến Agribank thiệt hại hơn 2.755 tỉ đồng. Đồng
thời, Lương còn chỉ đạo và trực tiếp tham gia quá trình thẩm định, giải ngân đối

với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, cố tình bỏ qua các điều kiện giải ngân
cho vay theo các Nghị quyết số 62 (ngày 7/4/2011) và Nghị quyết số 77 (ngày
29/4/2011) của Hội đồng quản trị Ngân hàng Agribank Việt Nam, để xin cấp
nguồn cho vay ngoại tệ ngoài kế hoạch trái với 2 Nghị quyết trên.
4


Ngoài ra, Lương không tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn sau
cho vay nên không phát hiện việc ngân hàng bị lừa đảo trong giai đoạn cho vay
đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam.
Với những sai phạm của mình, Phạm Thị Bích Lương đã bị Viện kiểm sát
truy tố về 2 tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng (theo quy định tại Điều 179, khoản 3 – Bộ luật Hình sự); Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (theo quy định tại Điều 281,
khoản 3 – Bộ luật Hình sự).
Các cán bộ Chi cục Hải quan Hà Tây đã cho thông quan số hàng hóa của
công ty Lifepro, gây thất thoát tiền thuế nhập khẩu cho nhà nước Việt Nam. Họ
đã giúp các bị can người nước ngoài lập các bộ tờ khai hải quan không trung
thực để lừa dối Agribank Nam Hà Nội giải ngân theo giá trị hàng hóa nhập
khẩu. Và 5 người nước ngoài bị quy kết đã chiếm đoạt hơn 2.400 tỷ đồng trong
thương vụ này. Họ được cho là đã trốn khỏi Việt Nam. Vụ đại án Agribank là
một trong số "sáu vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử
sơ thẩm từ nay đến cuối năm 2016 và trong quý 1/2017" được ông Nguyễn Phú
Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đề cập trong bài phát biểu tại
cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo chống tham nhũng hồi đầu tháng Mười.
Như đã thấy, đối tượng Ahmed El Fehdi (quốc tịch Canada) cùng với 4
người quốc tịch nước ngoài giữ các vai trò, chức trách quan trọng tại Công ty
Liên doanh Lifepro Việt Nam đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Chi
nhánh Ngân hàng Agribank Nam Hà Nội thông qua việc lừa ngân hàng để vay
tiền rồi chuyển ra nước ngoài mua nguyên liệu.

Có thể nói, các đối tượng trên đã có hành vi lập hồ sơ đề nghị nâng quyền phán
quyết cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam không có căn cứ,
không thẩm định hồ sơ cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam,
bỏ qua các điều kiện giải ngân cho vay, vi phạm quy định về giải ngân theo
Nghị quyết của Hội đồng Quản trị Agribank; không tổ chức kiểm tra việc sử
dụng vốn sau cho vay nên không phát hiện được Ngân hàng bị lừa đảo trong
giai đoạn cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, thiệt hại tổng
cộng quy đổi là hơn 2.000 tỷ đồng theo tỷ giá trung bình của các lần phê duyệt
(không kể tiền lãi). Theo đó, bị cáo Phạm Thị Bích Lương là người chỉ đạo và
trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình cho vay sai quy định dẫn đến thiệt hại
tiền vốn của Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội. Bị cáo Lương phải chịu trách
nhiệm chính về hậu quả vi phạm về cho vay đối với toàn bộ số tiền hơn 2.000 tỷ
đồng cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam. Bị cáo Chử Thị
Kim Hiền là người tích cực giúp bị cáo Lương, nên phải liên đới chịu trách
5


nhiệm về hậu quả vi phạm về hậu quả vi phạm về cho vay đối với số tiền nói
trên.
2. Liên hệ và chỉ rõ những bất cấp có liên quan của BLHS năm 1999
Trong Bộ luật Hình sự, các tội phạm do người có chức vụ quyền hạn thực
hiện không chỉ bao gồm các tội phạm về chức vụ mà còn bao gồm các tội phạm
được quy định ở các chương khác. Mặt khác, công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm do người có chức vụ quyền hạn thực hiện cho thấy còn gặp những khó
khăn vướng mắc nhất định, một số quy định của pháp luật về vấn đề này còn
trừu tượng, chung chung, khó giải thích, khó áp dụng nhất là trong tình hình xã
hội hiện nay đã có nhiều sự chuyển biến, thay đổi trên các phương diện khác
nhau, nhiều lĩnh vực đã được xã hội hóa (những công việc trước đây chỉ có nhà
nước đảm trách giờ đã được giao cho nhân dân cùng làm)… Vì vậy, về mặt
nhận thức cần có sự thống nhất trong việc xác định như thế nào là người có

chức vụ, và thế nào là lợi dụng chức vụ để phạm tội? Đó chính là nội dung
chúng tôi muốn trao đổi trong bài viết này.
Trước hết, khái niệm người có chức vụ được quy định tại Điều 277 Bộ
luật Hình sự 1999 như sau: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử,
do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng
lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định
trong khi thực hiện công vụ”. Như vậy, trong khái niệm này thì người có chức
vụ có thể được hiểu một cách ngắn gọn là “người được giao thực hiện công vụ
(mang tính chất hợp pháp) và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công
vụ đó”. Tuy nhiên, trong khái niệm này vẫn còn một vấn đề cần phải làm sáng
tỏ thêm thế nào là “công vụ”. “Công vụ” từ trước tới nay đều hiểu theo nghĩa đó
là những công việc xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội chứ không xuất
phát từ lợi ích của riêng cá nhân nào. Nhưng cùng với xu thế phát triển của xã
hội mà đã có rất nhiều lĩnh vực đã được tư nhân hóa, cổ phần hóa, xã hội hóa
như hoạt động công chứng tư, bệnh viện tư, trường học tư… Vậy những người
được giao những nhiệm vụ như quản lý bệnh viện tư, hiệu trưởng trường học tư,
công chứng viên của các phòng công chứng tư nhân… có được xem là người có
chức vụ hay không, họ có được coi là người thực hiện công vụ hay không? Hay
trường hợp cầu thủ bóng đá của đội tuyển quốc gia nhận tiền để cố tình đá thắng
hoặc thua đội bạn thì phạm tội nhận hối lộ hay là tội đánh bạc? Từ đó có thể
thấy rằng nhiều lĩnh vực của xã hội mà trong đó hành vi xử sự của cá nhân
không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân họ mà đã ảnh hưởng đến lợi ích
chung của cộng đồng, cho nên cách hiểu về công vụ không thể bó hẹp trong
phạm vi những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động công quyền mà nên hiểu ở
phạm vi rộng hơn, đó là tất cả những hoạt động có liên quan đến lợi ích của
cộng đồng (cả tư quyền và công quyền).
Người có chức vụ chỉ trở thành chủ thể của tội phạm khi họ đã lợi dụng
chức vụ được giao để phạm tội. Chức vụ luôn gắng với những quyền năng nhất
định, người có chức vụ có quyền được quyết định những công việc có liên quan
6



đến lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, chỉ có thể coi một người lợi dụng
chức vụ để phạm tội khi họ cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại đến lợi ích chung của
cộng đồng… Xác định thế nào là người có chức vụ và việc lợi dụng chức vụ để
phạm tội của người phạm tội là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong việc
xác định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành tố
tụng. Có thể nói, việc lợi dụng chức vụ để phạm tội là một tình tiết định khung
tăng nặng đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm
tội. Đây là loại tội phạm dễ dàng gây hậu quả thiệt hại cho xã hội do những
người có chức vụ thực hiện nên có điều kiện để thực hiện tội phạm mà những
người khác không thể thực hiện được. Mặt khác, việc thực hiện tội phạm của
những người có chức vụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm
giảm uy tín của nhà nước, của tổ chức… đối với các tầng lớp nhân dân, loại tội
phạm này thông thường khó phát hiện, xử lý, tỷ lệ tội phạm ẩn là khá cao.
Với vai trò là công cụ hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm, Bộ luật Hình sự đã xây dựng được những quy định cụ thể làm cơ sở pháp
lý cho việc xác định tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Trong
số hơn 30 tội danh có yếu tố lợi dụng chức vụ để phạm tội, có những tội phạm
mà trong cấu thành tội phạm của nó đã chỉ rõ ở mặt khách quan của tội phạm về
chức vụ như tội tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lạm quyền
trong khi thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi, giả mạo trong công tác, hay các tội phạm khác như tội
xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo, truy cứu trách nhiệm hình sự người không
có tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, ra bản án trái pháp luật,
ra quyết định trái pháp luật… Còn các tội phạm khác tuy không chỉ rõ hành vi
phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong cấu thành tội phạm cơ
bản nhưng khi phân tích bản chất của hành vi phạm tội qua các yếu tố cấu thành

tội phạm cụ thể thì dấu hiệu này được xác định trong yếu tố chủ thể của tội
phạm như hành vi buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp
luật, làm sai lệch kết quả bầu cử, tội đăng ký kết hôn trái pháp luật… Mặt khác,
trong cấu thành tăng nặng của tội phạm của một số tội danh cũng quy định tình
tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” được coi là tình tiết định khung
tăng nặng như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, tội vu khống, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội xâm phạm chỗ
ở của công dân, tội sản xuất, mua bán hàng cấm, tội sản xuất, buôn bán hàng
giả, tội đầu cơ…
Trong khoa học Luật hình sự, việc thống kê các nhóm tội phạm, các loại
tội phạm cụ thể có yếu tố lợi dụng chức vụ để phạm tội trong Bộ luật Hình sự là
rất cần thiết cả về mặt lập pháp cũng như áp dụng pháp luật, tránh được những
sai lầm trong việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm
tội.
7


Đối với hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ” được quy định tại Điều 281 Bộ luật Hình sự. Theo như phân tích: Để có thể
tiếp tục giải quyết cho Công ty cổ phần Enzo Việt vay vốn thực hiện Dự án Dệt
– nhuộm – may khi đã hết hạn mức cho vay được Hội đồng Quản trị Agribank
Việt Nam phê duyệt, bị cáo Lương, Hiền đã bàn với Lê Minh Hiếu sử dụng
pháp nhân của Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam và Công ty cổ phần
Vietmade của Hiếu để làm các hợp đồng liên kết kinh tế, đã cho Công ty cổ
phần Vietmade vay bằng 1 hợp đồng tín dụng quy đổi là 70 tỷ đồng và cho
Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam vay bằng 1 hợp đồng tín dụng 80 tỷ đồng,
lập hồ sơ đề nghị Hội đồng Quản trị Agribank Việt Nam phê duyệt nâng quyền
phán quyết cho Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội để cho Công ty cổ phần
Lifepro Việt Nam vay tối đa 400 tỷ đồng (trong đó phần cho nâng thêm là 320
tỷ đồng) nhập nguyên liệu cho Dự án Dệt – nhuộm – may. Trên thực tế không

có nguyên liệu nhập về nhà máy, gây thiệt hại cho Chi nhánh Agribank Nam Hà
Nội tổng cộng hơn 420 tỷ đồng.
Tiếp tục trong quá trình điều hành, Tân đã ký cho Chi nhánh Agribank Nam Hà
Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu đô la Mỹ từ tiền của Hội Sở. Tân đã thiếu trách
nhiệm trong việc thực hiện chức trách Tổng Giám đốc khi thiếu kiểm tra tờ trình
của Chi nhánh về nâng quyền phán quyết, thiếu trách nhiệm trong việc ký đề
nghị nâng quyền phán quyết đồng thời thiếu trách nhiệm trong việc giám sát Chi
nhánh Nam Hà Nội thực hiện nghị quyết của Hội đồng Quản trị. Hậu quả là
Ngân hàng Agribank không có khả năng thu hồi số tiền hơn 2.000 tỷ đồng.
Cuối cùng, theo phán xét của tòa thì Phạm Thị Bích Lương (nguyên Giám đốc
Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội) và Chử Thị Kim Hiền (nguyên Phó Giám
đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội) cùng bị phạt 20 năm tù về tội "Vi phạm
quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và cùng bị phạt
15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Tổng hợp hình phạt chung mà mỗi bị cáo phải chịu là 30 năm tù. Còn Phạm
Thanh Tân (nguyên Tổng Giám đốc Agribank) bị phạt 13 năm tù về tội "Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi", 9 năm tù về tội
"Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt chung là 22
năm tù. Còn lại các đối tượng liên quan đều phỉa chịu hình phạt tù từ 2 đến 16
năm tù giam và các bị cáo thuộc ngành Ngân hàng phải chịu hình phạt bổ sung
là cấm hành nghề, đảm nhận chức vụ liên quan đến lĩnh vực tín dụng, ngân
hàng từ 3-5 năm sau khi mãn hạn tù.Và cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại
cho Agribank số tiền gần 2.500 tỷ đồng. Chiếc xe ô tô hiệu Bentley của bị cáo
Phạm Thị Bích Lương tiếp tục bị tạm giữ.
Tòa cũng kiến nghị điều tra cơ quan tố tụng làm rõ tội danh “Đưa hối lộ” và
“Nhận hối lộ” đối với Phạm Thị Bích Lương (nguyên Giám đốc Agribank chi
nhánh Nam Hà Nội) và Phạm Thanh Tân (nguyên Tổng Giám đốc Agribank).
IV. Đề xuất phương án hoàn thiện nhằm hạn chế tham nhũng ở Việt Nam.
8



Trước mắt cần chú trọng vào các giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử các
tội phạm về tham nhũng bao gồm các giải pháp sau:
1. Hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp
Hiện nay, Việt Nam đã có một số tiền đề pháp lý cho việc chuẩn bị giải
pháp hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính. Tiến tới sẽ nghiên cứu qui định
việc làm giầu bất hợp pháp để có thể tạo ra hành lang pháp lý dễ dàng cho việc
đấu tranh chống tham nhũng. Đây là một biện pháp “thông minh” để đấu tranh
với loại tội phạm tham nhũng. Chứng cứ của tội danh này được thể hiện bằng sự
tăng lên bất thường và đáng kể về tài sản và thu nhập của công chức mà nó
không phù hợp với thu nhập hợp pháp được tạo ra và không giải trình hợp lý
được về nguồn gốc của tài sản tăng thêm. Như vậy, việc chứng minh tài sản
tăng lên bất thường và đáng kể của công chức là dễ dàng hơn nhiều việc chứng
minh tài sản tăng lên đó có nguồn gốc từ hoạt động tham nhũng.
2. Hình sự hóa hành vi tham nhũng trong khu vực tư
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tham nhũng trong khu vực tư đang phá vỡ
các nguyên tắc vận hành của nền kinh tế, hình thành những thói quen kinh
doanh bất chính, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của chính các doanh nghiệp
nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chẳng hạn, sự thiếu minh bạch, thiếu lành
mạnh trong các ngân hàng và tổ chức tài chính tư nhân sẽ gây ra những tác động
tiêu cực cho nền kinh tế, thậm chí cao hơn nhiều hành vi tham nhũng trong lĩnh
vực công. Xét ở góc độ pháp luật quốc tế, các quy định về chống hối lộ dưới
mọi hình thức đã trở thành nguyên tắc bất di bất dịch và là một trong những
điều kiện tiên quyết đặt ra khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng, thỏa thuận với
nhau. Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay, các yếu tố
kinh tế thị trường đã tác động và thay đổi nhiều vấn đề trong vận hành nền kinh
tế, kéo theo đó sự phát triển của các loại tội phạm nguy hiểm. Một trong số đó
là tham nhũng trong khu vực tư. Hành vi tham nhũng trong khu vực tư cũng gây
ra những hậu quả nguy hiểm như hậu quả của hành vi này trong khu vực công,
dù ở các khía cạnh khác nhau.

Đặt vấn đề hình sự hóa tham nhũng trong khu vực tư là cần thiết trong
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đi vào quỹ đạo hội nhập quốc tế. Nếu
không thực hiện việc hình sự hóa này, đồng nghĩa với việc loại trừ một khoảng
rộng các hoạt động công khỏi bị điều tra về tội phạm tham nhũng. Thậm chí
ngày càng nhiều chức năng công và dịch vụ công như giáo dục, y tế, phúc lợi xã
hội, công chứng... được cung cấp bởi khu vực tư và đặt ra một thực tế là những
tổ chức kinh tế có mối quan hệ mật thiết với Nhà nước nhưng vẫn hoạt động
như những pháp nhân thương mại.
9


3. Thu hồi tài sản do tham nhũng mà có
Thu hồi tài sản tham nhũng và tịch thu tài sản do tham nhũng mà có là
hoạt động quan trọng và là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh chống
tham nhũng. Tuy nhiên, thực trạng thu hồi tài sản hiện nay cho thấy, bên cạnh số
tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng là rất lớn, gây
thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của nhân dân; việc thu
hồi tài sản bị chiếm đoạt, tham nhũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ tiền, tài
sản thu hồi được rất nhỏ so với tổng số thiệt hại do các đối tượng chiếm đoạt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ thấp,
trong đó nguyên nhân trực tiếp là những hạn chế, vướng mắc về cơ sở pháp lý
trong hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, mặc dù Luật Phòng, chống tham
nhũng, Bộ luật hình sự và các luật chuyên ngành khác cũng đã có quy định về
vấn đề này, nhưng chưa đầy đủ và rõ ràng.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, việc
hoàn thiện pháp luật cần quan tâm đến những giải pháp sau:
Một là, bổ sung các văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm của cơ
quan quản lý, chủ quản trong việc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng áp
dụng các biện pháp ngăn chặn đối tượng tẩu tán tài sản. Mặt khác, sửa đổi quy
định pháp luật theo hướng khi lượng hình phạt, việc hoàn trả tài sản cần được

xem là một tình tiết bắt buộc chứ không phải tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Hành
vi phạm tội về tham nhũng phải xử lý nghiêm theo khung truy tố, còn việc hoàn
trả tài sản tham nhũng là căn cứ giảm nhẹ một phần hình phạt hoặc là căn cứ để
giảm án khi chấp hành hình phạt.
Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng
hình sự theo hướng đề cao vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng. Cần bổ sung quy
định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác minh tài
sản thi hành án dân sự. Quy định rõ trong các vụ án tham nhũng phải cho phép
áp dụng biện pháp kê biên tài sản ngay từ khi đủ cơ sở khởi tố một cá nhân nào
đó về hành vi tham nhũng để tránh việc “đánh tháo, tẩu tán”.
Ba là, đối với việc kê khai tài khoản ở nước ngoài, cần bổ sung quy định
về việc xác định số dư tài khoản ở nước ngoài; bổ sung chế tài giám sát chặt chẽ
việc thực hiện kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê
khai; bổ sung quy định về kiểm soát thu nhập đối với cán bộ, công chức có chức
vụ, quyền hạn; nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy định kiểm tra, giám sát tài
khoản người trong gia đình hoặc cộng sự có liên quan tới cá nhân đang hoặc đã
giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

10


Bốn là, khắc phục những bất cập trong hoạt động giám định tư pháp theo
vụ việc phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng; giúp xác định rõ thiệt hại
do tham nhũng
Năm là, cần quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục hợp tác quốc
tế trong việc thực hiện ủy thác hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài về xác minh, phong tỏa, thu giữ, tịch thu tài sản tham nhũng có nguồn gốc
từ nước ngoài
4. Quy định xử lý người có hành vi tham nhũng
Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định về xử lý hình sự hành vi tham

nhũng cần thống nhất: tội nhận hối lộ là tội tham nhũng (Điều 279 Bộ luật hình
sự) thì tội đưa hối lộ (Điều 289 Bộ luật hình sự) và tội làm môi giới hối lộ (Điều
290 Bộ luật hình sự) lại không được quy định là tội phạm về tham nhũng. Khắc
phục sự chồng chéo, mâu thuẫn trong một số văn bản pháp luật về xử lý tham
nhũng (như Điều 289 Bộ luật hình sự, Điều 70 Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2005)… Các qui định chế tài kỷ luật công chức có hành vi tham nhũng cần
cụ thể để tạo điều kiện dễ áp dụng và không bị lợi dụng.
Thứ hai, quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với công chức
có hành vi tham nhũng cần chặt chẽ và cụ thể khi áp dụng hình thức kỷ luật cần
phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc về “thời hiệu” vì tham nhũng là hành vi vi
phạm pháp luật có tính phức tạp và “ẩn” rất cao, chủ thể thực hiện hành vi tham
nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn nên việc che dấu thường rất tinh
vi, khó phát hiện.
Thứ ba, Các quy định về chủ thể có thẩm quyền kết luận về hành vi tham
nhũng của công chức phải thống nhất, nên chủ yếu để tòa án kết luận và cần hạn
chế tối thiểu việc xử lý nội bộ hoặc hành chính đối với hành vi tham nhũng.
5. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng
Hiện nay, Việt Nam chưa thành lập cơ quan chuyên trách chống tham
nhũng tập trung nhưng do yêu cầu của công tác này nên đã giao chức năng này
cho một số cơ quan như Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát, kiểm toán…Các cơ
quan này trên thực tế đã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trên cơ
sở chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định.
Việc tồn tại nhiều cơ quan tham gia vào công tác phòng, chống tham
nhũng tạo thuận lợi cho việc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống
tham nhũng, nhưng lại thiếu sự phối hợp và đặc biệt là trách nhiệm phòng,
chống tham nhũng khi hiệu quả thấp thì khó xác định. Điều đó đã làm giảm đi
đáng kể hiệu quả, hiệu lực của công tác đấu tranh chống tham nhũng hiện
11



nay.Vì vậy cần hoàn thiện theo hướng thành lập cơ quan phòng, chống tham
nhũng chuyên trách và tập trung đủ mạnh để xác định trách nhiệm và nâng cao
năng lực, chuyên môn tính chuyên nghiệp chính qui trong phòng, chống tham
nhũng.
6. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ
Trong thời gian tới cần xây dựng và bổ sung, hoàn thiện quy định pháp
luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là
những người ở những vị trí và lĩnh vực công tác có nguy cơ tham nhũng cao.
Trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về kê khai, giải
trình, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định bắt buộc thực hiện việc chi trả
qua tài khoản ngân hàng đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho
người có chức vụ, quyền hạn; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật về nhận tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của người có chức vụ,
quyền hạn; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc kê khai,
xác minh các khoản chi đầu tư và chi tiêu dùng có giá trị lớn của người có chức
vụ, quyền hạn
Tóm lại, công cuộc phòng, chống tham nhũng có hiệu quả hay không phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó việc hoàn thiện pháp luật là yếu tó trọng tậm và
trước mắt. Chỉ có những qui định khoa học, chặt chẽ, đầy đủ và đơn giản dễ
thực hiện thì mới có thể tạo ra được các cơ chế và biện pháp hữu hiệu nhằm
phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó cũng cần áp dụng những biện pháp, phương án hoàn thiện
nhằm hạn chế tham nhũng ở Việt Nam như:
Tăng cường nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử.
Nâng cao kỹ năng xét xử cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân.
Tăng cường nguồn nhân lực cho ngành Tòa án.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chính trị, tư tưởng
phẩm chất người đảng viên.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về công tác

phòng, chống tham nhũng.
Học tập kinh nghiệm quốc tế và các nước trên thế giới.
KẾT LUẬN
Tham nhũng được coi là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra tác hại nhiều
mặt, cản trở sự phát triển của xã hội. Đảng và Nhà nước ta đặt ra mục tiêu đấu
12


tranh để loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Xem xét thực trạng pháp luật và thực
tiễn xét xử những vụ án về tham nhũng ở nước ta hiện nay, vẫn còn tồn tại
những vướng mắc, khó khăn trong công tác xét xử và áp dụng pháp luật. Từ đó
em xin phép đưa ra một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các tội
phạm về tham nhũng. Tuy nhiên trên cơ sở một bài tiểu luận nên em chưa thể đi
hết được một cách đầy đủ các vấn đề. Vi vậy bài làm không thể tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý từ thầy cô.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật phòng chống tham nhũng
2.Báo điện tử Chungta.com - Đặc điểm tham nhũng ở Việt Nam. Nguyễn Ngọc
Chí, khoa Luật- ĐHQG Hà Nội.
3.Tạp chí Nhà nước và pháp luật - Tệ nạn tham nhũng: Căn nguyên sâu xa và
biện pháp phòng chống. Nguyễn Đình Giám
4.Tạp chí nghiên cứu lập pháp - Phân loại tham nhũng: biện pháp cần thiết trong
đấu tranh phòng chống tham nhũng, PGS, TSKH Phan Xuân Sơn - Học viện
chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
13


5. />6. />7. />8. />9. />
PHỤ LỤC


14


Phạm Thị Bích Lương cùng các đồng phạm tại phiên xử

Bị cáo Phạm Thanh Tân (sinh năm 1955), nguyên Tổng giám đốc Agribank
đứng trước vành móng ngựa.

15


Toàn cảnh phiên tòa

Khuôn viên dự án do Agribank tài trợ vốn giờ hoang lặng

16



×