Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

bao cao vi sinh DHYK Pham Ngoc Thach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học
Bộ môn Xét Nghiệm

BÁO CÁO THỰC TẬP
Bệnh Viện NGUYỄN TRÃI
Môn học: VI SINH
Học viên: NGÔ QUANG SANG
Lớp: Cử nhân Xét nghiệm 2013

TP.HCM, 01/ 2017

1


2


MỤC LỤC.

Trang.

Mục lục:. .3
Mục tiêu : ............................................................................................ 5
Phần 1: giới thiệu về cấu trúc phòng vi-ký sinh:............................. 7
1.
2.

Đối tượng thực tập: ...................................................................7
Giới thiệu về khoa vi- ký sinh: ..................................................7


Các xét nghiệm thực hiện tại khoa.................................................... 8
3.

Vật tư trang thiết bị tại khoa: ...................................................9

Phần 2: Quy trình hoạt động khoa xét nghiệm:............................ 14
Giai đoạn trước xét nghiệm:..................................................... 14
1. Lấy mẫu xét nghiệm:............................................................... 14
2. Tiếp nhận và kiểm tra mẫu:................................................... 16
3. Xử lý mẫu trước xét nghiệm:.................................................. 16
B. Giai đoạn trong xét nghiệm:...................................................... 17
1. Khu vực vi sinh- huyết thanh học:......................................... 17
2. Khu vực vi ký sinh- soi nhuộm :............................................. 25
3. Khu vực nuôi cấy định danh, kháng sinh đồ :...................... 28
4. Khu vực sinh học phân tử :..................................................... 42
5. Khu vực môi trường :.............................................................. 42
A.

Phần 3 : An toàn sinh học phòng xét nghiệm vi sinh :.................. 45
I.
II.
III.

Hướng dẫn xử lý tràn đỗ tác nhân gây bệnh ngoài tủ an toàn sinh
học : .......................................................................................... 45
Hướng dẫn xử lý tràn đỗ tác nhân sinh học trong tủ an toàn sinh
học : .......................................................................................... 45
Quy trình ứng phó khẩn cấp :................................................ 46

Tự đánh giá :....................................................................................47

3


Tài liêu tham khảo :........................................................................47

MỤC TIÊU HỌC TẬP.
4


-

Trang bị cho học sinh các kiến thức về xét nghiệm vi sinh, ký sinh
trong bối cảnh thực tế của bệnh viện từ khâu tổ chức; phân luồng làm

-

việc; lấy, nhận, chuyển bệnh nhân.
Giao tiếp và ứng xử thích hợp với bệnh nhân, đồng nghiệp, với lãnh

-

đạo bệnh viện và các khoa phòng ban.
Rèn luyện kỹ năng thực hiện các kỹ thuật cơ bản chuyên ngành Vi
sinh, Ký sinh trùng, biết giữ an toàn, chống lây nhiễm cho cá nhân và

-

cộng đồng.
Tạo điều khiển cho học sinh tích lũy kinh nghiệm, áp dụng các kiến
thức chuyên ngành và y đức đã học vào thực tiễn.


5


PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC PHÒNG XÉT NGHIỆM VI – KÝ SINH
1. Đối tượng thực tập.
6


-

Thời gian: 05 tuần thực tập tại phòng xét nghiệm Vi – Ký Sinh:
Từ 28/ 11/ 2016 đến 30/ 12/ 2016.
- Thành viên thực tập: Sv: Ngô Quang Sang; lớp cnxn- 2013.
2. Giới thiệu khoa xét nghiệm vi sinh bệnh viện Nguyễn Trãi:
-

Phó giám đốc phụ trách mãn xét nghiêm:TS. BS Trần Phủ Mạnh Siêu.
Đứng đầu là Bác sĩ trưởng Khoa :BS. CK1 Nguyễn Thị Thùy Giang.
Kĩ thuật viên trưởng khoa: CN. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.
Kĩ thuật viên trưởng về nhân sự và hành chánh: CN. Thái Bình An.
Kĩ thuật viên trưởng về chuyên môn( vi sinh):CN. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.
Tổng cộng nhân sự phòng gồm: 1 CNXN, 1 kĩ sư sinh học, 8 KTV và 1 Y Công.
Sơ đồ phòng vi sinh:

Các xét nghiệm tại phòng vi-ký sinh
7



ST
Xét nghiệm
T
Vi sinh- nuôi cấy

Bệnh phẩm

05ml máu vào chai cấy
máu Bactec Ped Plus
2
Cấy dịch não tủy
1-2ml (lọ vô trùng)
Cấy mủ và một số dịch khác (dịch 1-2ml, que gòn, đầu
3
khí phế quản, dịch mật, dịch
nội khí quản (lọ vô
màng bụng,...)
trùng)
4
Cấy nước tiểu
1-2ml (lọ vô trùng)
5
Cấy phân
1-2ml (lọ vô trùng)
Vi sinh- soi nhuộm
1-2ml/ que gòn (lọ
6
Nhuộm Giemsa
sạch)
7

Nhuộm Z-N tìm AFB
1-2ml dịch (lọ sạch)
Soi dịch(não tủy, màng phổi, …)
8
1-2ml (lọ sạch)
tìm tế bào
Vi sinh – huyết thanh
9
CRP Latex Reagent
2ml máu (tube Serum)
2ml máu đông (tube
10
Phản ứng ASO
Serum)
2ml máu đông (tube
11
Phản ứng RF
Serum)
2ml máu đông (tube
12
Test nhanh Dengue NS1 Ag
Serum)
2ml máu đông (tube
13
Test nhanh Dengue IgG/IgM
Serum)
2ml máu đông (tube
14
Test nhanh Malaria Ag P.f/P.v
Serum)

2ml máu đông (tube
15
Phản ứng Widal
Serum)
16
Điện di protein
2ml máu ( ống Serum)
Sinh học phân tử
8ml máu đông (tube
17
Định lượng HCV-RNA
Serum)
8ml máu đông (tube
18
Định lượng HBV-DNA
Serum)
Ký sinh trùng
19
Soi tươi phân
1-2ml (lọ sạch)
Tìm hồng cầu ẩn trong phân (test
20
1-2ml (lọ vô sạch)
nhanh SD FOB )
1

Cấy máu

Thời gian trả
kết quả

Tối đa là 7 ngày

Tối đa là 3 ngày

Trong ngày

1h
1h
1h
1h
1h
1h
(-): 1h
(+): 3-5h
Trong ngày
Trả vào thứ hai
và thứ năm mỗi
tuần.
1h
1h

3. Vật tư, trang thiết bị tại khoa.
8


Tube thủy tinh chịu nhiệt 5 – 10 ml

Ống đong

Lò hấp ( Autoclave)


Cân điện tử

Lò hấp ướt ( Autoclave)

Máy khuấy từ

Đĩa Petri

Lò vi ba dùng đung soi môi trường

9


Tủ an toàn sinh học cấp 1

Tủ cấy an toàn sinh học Class II

Buồn hút

Máy cấy máu tự động BCTEC FX/ BACTEC 9120

10


Kính hiển vi

Tủ ủ 35 - 3C

Tủ ủ 35 - 3, 5% CO2


Tủ ủ 35- 37oC

Pipettor đơn

11


-

Gía treo pipette. Mục đích: Bảo vệ pipettor

-

Tubes
o

Micropipette tips.

Tubes để trữ ( Storage tubes)

1.1. Tubes trích mẫu/ bảo quản

2. Gía để tubes: Racks/ sample handing

12


3. Máy ly tâm.


Máy lắc, trộn:

-

PHẦN 2
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG VI- KÝ SINH

13


Gồm 3 giai đoạn: Trước xét nghiệm, trong xét nghiệm, sau xét nghiệm.
A. Giai đoạn trước xét nghiêm bao gồm: lấy mẫu → Tiếp nhận/ Kiểm tra mẫu → Xử lý mẫu trước

xét nghiệm theo chỉ định.
1. Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh( đối với bệnh nhân ngoại trú, được tiến hành tại phòng lấy mẫu

của khoa xét nghiêm.):
Cách lấy đàm 1 lần,3 lần tìm vi khuẩn lao( hướng dẫn bệnh nhân tự lấy):
-Bệnh nhân nhận lọ đàm tại Phòng Xét Nghiệm, ghi đầy đủ họ tên và tuổi trên tất cả các lọ.
-Mỗi lần lấy đàm, bệnh nhân hít thật sâu rồi cố khạc cho ra đàm có thể nhờ người khác vỗ nhẹ vào
lưng để trợ giúp lấy đàm.
-Nhổ đàm vào lọ được phát và vặn chặt nắp lại.( đàm 1 lần: lấy vào lúc sáng sớml, sau khi ngủ dậy;
đàm 3 lần: lần 1: lấy vào buổi chiều; lần 2 lấy vào buổi tối trước khi đi ngủ, lần 3 lấy vào lúc sáng
sớm sau khi thức dậy).
-Để tạo thuận lợi cho bệnh nhân không phải đén Phòng Xét Nghiệm nhiều lần, bệnh nhân có thể lấy
xong tất cả các lần rồi mang đến phòng xét nghiệm và chỉ cần đúng là đàm chứ không phải nước bọt
và phải đủ số lọ.
-Những mẫu đàm nộp trước 9 giờ sáng sẽ được trả kết quả lúc 10 giờ 30 phút trong ngày, những
mẫu đàm nhận sau 9 giờ sáng sẽ được trả kết quả vào 10 giờ 30 phút sáng ngày hôm sau.
Cách lấy đàm nuôi vi khuẩn( hướng dẫn bệnh nhân tự lấy):

-Bệnh nhân lấy lọ vô trùng tại Phòng Xét Nghiệm, ghi đầy đủ họ tên và tuổi trên tất cả các lọ.
-Phải lấy đàm mới; không nên lấy đàm vào lúc sáng sớm, đàm lúc này là đàm của đêm hôm trước,
không phải đàm mới.
-Bệnh nhân súc miệng sạch, không súc miệng bằng nước súc miệng có chất sát trùng (không đánh
rang trước khi lấy đàm).
-Hít thật sâu vào rồi cố khạc đàm ra, có thể nhờ người khác vỗ nhẹ vào lưng để khạc đàm cho dễ.
-Nhổ đàm vào lọ vô trùng, vặn chặt nắp và đem ngay đến phòng xét nghiệm.
Cách nước tiểu nuôi cấy vi khuẩn( hướng dẫn bệnh nhân tự lấy):
- Bệnh nhân lấy lọ vô khuẩn tại Phòng Xét Nghiệm, ghi đầy đủ họ tên và tuổi trên nhãn lọ.
- Rửa đường tiểu phía ngoài thật sạch bằng xà phòng và nước, lau khô.
- Tiểu bỏ phần nước tiểu đầu, cho phần nước tiểu còn lại vào lọ vô khuẩn, vặn chặt nắp và đem ngay
đến Phòng Xét Nghiệm.(không nên lấy quá 2/3 lọ).
14


Cách lấy mẫu phân để soi tìm ký sinh trùng đường ruột, hồng cầu, bạch cầu… ( hướng dẫn
bệnh nhân tự lấy):
- Lấy khi có nhu cầu
- Khi lấy cần đi vào bô sạch, tránh không cho nước tiểu rơi vào
- Phân tốt nhất là phân ở vùng nhầy máu hay ở đầu viên phân, lấy khoảng cho vào lọ sạch( được
phát tại phòng xét nghiệm); rộng miệng; nắp vặn chặt có gắn mái chèo, gửi đến phòng thí nghiệm.
Lấy mẫu máu cho các test nhanh vi sinh- huyết thanh, sinh học phân tử( do nhân viên xét
nghiệm tại bộ phận lấy mẫu thực hiện):
-Đối với các test nhanh: RF, ASO, Widal, Dengue IgM-IgG, NS1: lấy máu tĩnh mạch 2ml cho vào
ống Serum.
-Đối với Test nhanh sốt rét: lấy máu tĩnh mạch 2ml cho vào ống EDTA.
-Đối với xét nghiệm điện di protein: lấy máu tĩnh mạch 2ml cho vào ống Serum.
-Đối với xét nghiệm sinh họ phân tử( PCR HBV-DNA và HCV- RNA): lấy máu tĩnh mạch 8ml cho
vào ống Serum.
Kỹ thuật lấy máu - cấy máu( do nhân viên xét nghiêm của phòng vi sinh trực tiếp lấy trên bệnh nhân

nội trú) :

-Ghi các thông tin lên vỏ chai cấy máu:
+ Thông tin bệnh nhân (tên, tuổi), khoa điều trị.
+ Ngày, giờ lấy máu.
+ Số lần cấy máu: nếu bệnh nhân cấy máu nhiều lần.
-Mở nắp bảo vệ chai cấy máu.
Sát trùng mặt nút cao su của chai bằng cồn 70° ( không sử dụng cồn iod).
-Trước khi lấy máu tĩnh mach:
+ Sát trùng vị trí lấy máu ( tối thiểu 2 lần hoặc nhiều hơn) bằng cồn iod và sat khuẩn lại bằng cồn
70° theo hình xoắn ốc.
+ Lấy lại bằng kim tiêm khác (nếu chọc tĩnh mạch một lần không lấy được máu)
-Lấy máu tĩnh mạch:
+ Thể tích máu lấy: 5ml
-Chọc kim qua nút cao su máu được hút trực tiếp vào chai.
-Lắc nhẹ chai cấy máu, để máu được trộn đều.
-Chuyển chai cấy máu và phiếu yêu cầu xét nghiệm về khoa Xét Nghiệm.(càng sớm càng tốt).
2. Tiếp nhận và kiểm tra mẫu( nội trú và ngoại trú):

15


-Khi tiếp nhận bệnh phẩm, kiểm tra đối chiếu thông tin giữa bệnh phẩm và phiếu xét nghiệm; họ tên
bệnh nhân, tuổi, giới tính, sổ hồ sơ, khoa lâm sàng, loại bệnh phẩm, chất lượng bệnh phẩm, yêu cầu
xét nghiệm, ngày giờ lấy mẫu… ghi giờ nhận mẫu và người nhận mẫu lên phiếu xét nghiệm(Chú ý:
Nếu có điểm gì không rõ ràng thì gọi hỏi lại trên khoa phòng lâm sàng nơi bệnh nhân điều trị, hoặc
bác sĩ cho chỉ định xét nghiệm trước khi thực hiện yêu cầu). Dán code vào phiếu chỉ định cũng như
vào lọ bệnh phẩm đạt yêu cầu.
-Nếu mẫu bệnh phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc phiếu xét nghiệm không đầy đủ thông
tin, trả lại mẫu bệnh phẩm và yêu cầu lấy mẫu lại, ghi nhận sự việc vào sổ báo cáo nhận mẫu.

Tiêu chuẩn chấp nhận mẫu:
-Sử dụng vật chứa sạch hay vô trùng tùy theo xét nghiệm được yêu cầu. Lượng mẫu phải lấy đúng
quy định, nắp được đậy chặt. Trên lọ/tube phải ghi đầy đủ thông tin như tên bệnh nhân, số hồ sơ,
tuổi, khoa.
-Phiếu yêu cầu xét nghiệm có đầy đủ thông tin theo quy định. Yêu cầu phải rõ ràng, dễ đọc và không
được viết bằng bút chì. Thông tin không hoàn chỉnh dẫn đến chậm trễ trong việc trả kết quả hoặc có
thể bị từ chối.

Tiêu chuẩn từ chối mẫu:
-Không nhãn, không có thông tin trên lọ chứa bệnh phẩm.
-Dán nhầm nhãn hoặc thông tin sai như viết tên sai.
-Không có phiếu yêu cầu xét nghiệm hoặc ghi đủ thông tin, không có chữ ký hay ngày trên phiếu chỉ
định.
-Để rò rỉ bệnh phẩm ra bên ngoài và nhiễm bẩn lên phiếu yêu cầu xét nghiệm.
-Lọ hay tube không chứa bênh phẩm hoặc thể tích mẫu không đúng quy đinh.
-Sai ống máu hoặc chất bảo quản không phù hợp.
-Những mẫu máu tán huyết, có cục máu đông trong ống kháng đông
-Đối với bệnh phẩm là dịch hút phế quản hay đàm không nhầy, bệnh phẩm lấy bằng tampon không
có dấu hiệu thấm hút trên khắp đầu tampon.
3. Xử lý mẫu trước xét nghiêm: tại phòng vi sinh thường là việc ly tâm các ống Serum( 40.000

vòng/ phút trong vòng 15 phút).
B. Giai đoạn trong xét nghiệm:
1. Khu vực vi sinh- huyết thanh học: là khu vực thưc hiện các xét nghiệm như: điện di protein,

các test nhanh như: ASO, RF, Widal, Dengue IgM-IgG, NS1, sốt rét.
a. Xét nghiệm điện di protein huyết thanh(serum protein electrophoresis,SPEP):
16



Sử dụng máy điện di của minicap. Cần phải kiểm tra thuốt thử, thay thuốt thử nếu hết, rửa máy và
chạy QC vào mỗi sáng.
Là xét nghiệm dùng để phân tách các protein dựa trên kích thước, điện tích, hình dạng của chúng.
Có hai loại protein huyết thanh chính là Albumin và Globuline. Albumin là protein chính của huyết
thanh, tạo ra đỉnh cao nhất và nằm gần cực dương nhất. Globuline bao gồm nhiều phần nhỏ hơn của
protein toàn bộ, nhưng lại là mối quan tâm chính của xét nghiệm này, năm loại Globuline là : alpha1, alpha-2, beta-1, beta-2 và gamma, trong đó gamma nằm gần cực âm nhất.
Điện di protein huyết thanh thường được chỉ định xem xét ở bất kỳ bệnh nhân nào tăng protein toàn
phần, đặc biệt là tăng globuline tương đối so với albumin, hoặc bất kỳ dấu chứng và triệu chứng nào
gợi ý co một rối loạn tương bào nền tảng như đa u tủy, macroglobuline Waldenstrome, hoặc thoái
biến dạng bột nguyên phát. Các dấu chứng và triệu chứng bao gồm: Thiếu máu, đau lưng, đau
xương, mệt mỏi không giải thích được, Gãy xương bệnh lý hoặc tổn thương hủy xương không giải
thích được, Bệnh thần kinh ngoại biên không giải thích được, Tăng canxi máu thứ phát có thể do ác
tính, Tăng gamma globuline máu, Hồng cầu hình chuỗi tiền trên phết máu ngoại biên, Suy thận với
cặn lắng nước tiểu bình thường, Đạm niệu không giải thích được,Hiện diện protein Bence Jones,
Nhiễm trùng tái đi tái lại.
Khoảng giá trị bình thường :
- Total protein:
64,0 - 83,0 g/L
- Albumin:

35,0 - 50,0 g/L

- Alpha-1 globulin: 1,0 - 3,0 g/L
- Alpha-2 globulin: 6,0 - 10,0 g/L
- Beta globulin:

7,0 -12,0 g/L

- Gamma globulin: 7,0 - 16,0 g/L·
Khoảng giá trị này có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và từng loại máy xét nghiệm.

Biện luận kết quả :
Nhiều bệnh hoặc tình trạng làm biến đổi hình dạng kết quả của điện di protein (bảng 1).
Bảng 1
Phân loại

Tăng

Giảm
17


protein
Albumin

Mất nước nặng

Suy dinh dưỡng, suy kiệt, bệnh
gan, bệnh ruột mất protein,
bỏng nặng

Alpha-1

Tình trạng viêm, thai kỳ

Thiếu alpha-1 antitrypsin

Alpha-2

Tình trạng viêm, hội chứng
thận hư, dùng thuốc ngừa

thai đường uống, dùng
steroid, cường giáp

Tán huyết, bệnh gan

Beta

Tăng lipid máu, thiếu máu
thiếu sắt

Giảm lipoproteine B, suy dinh
dưỡng

Gamma

Bệnh gamma globuline đơn
dòng và đa dòng

Không có
gammaglobulinemia, giảm
gammaglobulinemia

Bệnh tăng gamma globuline đơn dòng
Trên kết quả điện di, biểu hiện là một dải hẹp bao gồm một dòng duy nhất immunoglobulin, được
bài tiết bởi một dòng dưỡng bào (plasma cell) tăng trưởng bất thường, được gọi là M-protein
(paraprotein, protein đơn dòng hoặc thành phần M). Một M-protein thường thể hiện như một đỉnh
hẹp duy nhất, giống chóp nhà thờ, trong vùng gamma, beta, hoặc alpha-2.

Dạng đơn dòng trên SPEP
Kháng thể đơn dòng phải hiện diện ở nồng độ tối thiểu 0,5 g/dL để được nhận diện chính xác trên

SPEP. Nồng độ này tương ứng với khoảng 109 tế bào sinh kháng thể. Rối loạn dưỡng bào liên quan
một cách điển hình đến sự hiện diện của (xem bảng 2 dưới đây). Ngoài ra, thành phần M có thể
được phát hiện trong các bệnh ác tính lympho như bạch cầu mãn dòng lympho, lymphoma tế bào B
hoặc T, ung thư vú, ung thư đại tràng, xơ gan, sarcoidosis, và các rối loạn tự miễn khác.
Các tình trạng liên quan đến tăng đơn dòng trong vùng gamma bao gồm:
· Đa u tủy
· Smoldering myeloma
· Bệnh tăng gamma globuline đơn dòng ý nghĩa không xác định (MGUS)
· Tăng macro globuline máu Waldenstrom
· Hội chứng POEMS (polyneuropathy, organomegaly, endocrinopathy, monoclonal gammopathy,
and skin changes)
· U tương bào đơn độc
· Bệnh Castleman
18


· Thoái biến dạng bột loại AL (AL amyloidosis)
· Bệnh lắng đọng chuỗi nặng (heavy chain deposition disease)
· Bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ (light chain deposition disease)
Bệnh gamma globuline đa dòng
Các tiến trình nhiễm, viêm và phản ứng khác nhau có thể liên quan đến một đỉnh đáy rộng hoặc một
dải trong vùng gamma (hình 2). Dạng này gợi ý tăng immunoglobulin đa dòng. Bệnh gan, bệnh tự
miễn, nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn mãn và nhiều bệnh ác tính khác nhau có thể gây tăng đa dòng
trong vùng gamma (bảng 2).

Dạng đa dòng trên SPEP
Bảng 2. Các bệnh liên quan đến tăng gammaglobuline đa dòng
Tình trạng

Ví dụ


Bệnh gan

Xơ gan, viêm gan tự miễn hoặc siêu vi

Bệnh mô liên kết

Viêm khớp dạng thấp, lupus hệ thống, xơ cứng bì,
hội chứng Sjogren

Nhiễm

Vi khuẩn: viêm xương – tủy xương, viêm nội tâm
mạc
siêu vi: HIV/AIDS, viêm gan C, Epstein-Barr

Rối loạn/bệnh ác
tính huyết học

Lymphoma không Hodgkin, bạch cầu mãn dòng
lympho, thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm

Bệnh ác tính không
thuộc hệ máu

Phổi, buồng trứng, dạ dày, tế bào gan

Chú ý
Sự hiện diện của M-protein có thể bị bỏ qua nếu nồng độ quá thấp để có thể phát hiện được bằng
SPEP. Trong những trường hợp rất nghi ngờ có rối loạn đơn dòng tương bào, những phương pháp

nhạy cảm hơn như cố định miễn dịch huyết thanh (serum immunofixation) hoặc xét nghiệm chuỗi
nhẹ (free light chain assay) nên được thực hiện. ngoài ra, trong trường hợp thiếu alpha-1 antitrypsin
hoặc giảm immunoglobulin, cần định lượng chuyên biệt vì SPEP không nhạy cảm trong những
trường hợp này.
MÔ TẢ CÁC VÙNG TRÊN ĐIỆN DI PROTEIN
Albumin
19


Albumin là đỉnh cao nhất trong điện di protein, thường là một dải duy nhất, cao. Đôi khi có hai đỉnh
cao như nhau, được gọi là albumin máu đôi (bisalbuminemia), hoặc là một dải rộng; cả hai đều là
những biến thể bình thường. Những tình trạng liên quan đến giảm albumin bao gồm suy dinh dưỡng,
xơ gan và hội chứng thận hư. Ngược lại, mất nước gây tăng albumin.
Một vùng giữa dải albumin alpha-1 gọi là liên vùng albumin-alpha-1 (interzone). Alpha-1
lipoprotein (High-density lipoprotein hoặc HDL) được thấy ở dạng bằng trong vùng này. Tăng
thường thấy trong bệnh gan do rượu, thai kỳ hoặc trong thời kỳ dậy thì. Một dải nhọn cũng có thể
hiện diện ở những bệnh nhân carcinoma tế bào gan do tăng alpha-fetoprotein (AFP).
Vùng alpha
Phần alpha-1 bao gồm alpha-1 antitrypsin, transcortin, và thyroid-binding globulin. Phần alpha-2
bao gồm ceruloplasmin, alpha-2 macroglobulin, và haptoglobin. Cả alpha-1 và 2 đều chứa những
chất phản ứng của giai đoạn cấp; do đó, bệnh ác tính, nhiễm trùng hay viêm có thể gây tăng những
phần này. Tăng tương đối phần alpha-2 có thể thấy trong hội chứng thận hư do kích thước tương đối
lớn của chúng khiến chúng khó đi qua màng lọc cầu thận. Giảm thành phần alpha-1 có thể thấy
trong thiếu alpha-1 antitrypsin và giảm thành phần alpha-2 có thể thấy trong thiếu máu tán huyết do
giảm nồng độ haptoglobin.
Vùng beta
Vùng beta bao gồm beta-1 và beta-2 nhưng thường biểu hiện thành một dải duy nhất. Beta-1 bao
gồm chủ yếu transferrin, và tăng trong những tình trạng như thiếu máu thiếu sắt, thai kỳ và trị liệu
bằng estrogen. B-lipoprotein và bổ thể C3 được bao gồm trong phần beta 2. IgA, IgM, và đôi khi
IgG có thể được nhận diện trong phần beta.

Vùng gamma
Các immunoglobulin chủ yếu trong vùng này bao gồm IgG, IgA, IgM, IgD và IgE. Các hội chứng
không có gamma globuline (agammaglobulinemia) và giảm gamma globuline
(hypogammaglobulinemia) như thiếu IgA liên quan đến giảm vùng này trên điện di. Nhiều bệnh lý
viêm, tự miễn, huyết học và không huyết học có liên quan đến tăng đỉnh gamma. Tuy nhiên, kiêu
tăng đỉnh nhọn, đồng dạng trong vùng gamma gây quan tâm đặc biệt vì nó có thể là biểu hiện của sự
tăng sinh bất thường của những tương bào sản immunoglobulin.
Các xét nghiệm test nhanh: ASO, RF, Widal, Dengue IgM-IgG, NS1, sốt rét:
b. Test nhanh ASO(antistreptolysin O):

ASO là xét nghiệm huyết thanh đo lượng kháng thể kháng liên cầu khuẩn xuất hiện trong máu. Test
nhanh ASO được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp, thấp khớp, thấp tim, nhiễm trùng liên cầu. Các
kháng thể được cơ thể tạo ra để chống lại liên cầu nhưng đồng thờ lại gây ngưng kết chéo với tổ
chức ở khớp, tim do đó gây thấp khớp, thấp tim sau nhiễm liên cầu.
Nồng độ bình thường của antistrptolysin O trong máu : 0 - 200 U/mL
Cách tiến hành: Định tính và bán định lượng: trộn 5µl huyết thanh bệnh nhân với một giọt
20


thuốc thử Latex ASO trên phiến nhựa nền đen, trộn và lắc đều trong 2 phút. Nếu ngưng kết thì các
hạt trong thuốc thử sẽ tụ lại với nhau -> ASO dương tính. Còn nếu âm tính thì ngược lại. Từ kết quả
dương tính muốn xác định nồng độ thì pha loãng huyết thanh từ từ đến nồng độ thấp nhất còn ngưng
kết. BT khoảng 200 U/ml thì ngưng kết do đó nhân với dộ pha loãng là ra nồng độ thực của mẫu.
c. Test nhanh RF( Rheumatoid Factor):

Xét nghiệm này phát hiện và đo các yếu tố dạng thấp (RF) trong máu. RF là một kháng thể tự sinh
( autoantibodies ), là một protein IgM (globulin miễn dịch M) được sản xuất bởi hệ
thống miễn dịch của cơ thể. Kháng thể tự sinh tấn công các mô của chính mình, nhận định nhầm lẫn
các mô là "ngoại lai." Vai trò sinh học của RF chưa được hiểu rõ, sự hiện diện của nó là hữu ích như
là một chỉ báo về hoạt động của viêm và tự miễn dịch.

Thử nghiệm RF có thể được chỉ định khi một người có dấu hiệu của RA. Các triệu chứng có thể bao
gồm đau, nóng, sưng, cứng các khớp vào buổi sáng , các nốt dưới da, và nếu bệnh đã tiến triển, hình
ảnh trên X-quang cho thấy viêm sưng nang khớp và mất sụn và xương. Xét nghiệm RF có thể được
lặp đi lặp lại khi thử nghiệm đầu tiên âm tính và triệu chứng không giảm. Xét nghiệm RF cũng có
thể được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng gợi ý hội chứng Sjogren. Các triệu chứng có thể bao
gồm rất khô miệng và mắt, da khô, đau khớp và cơ.
Xét nghiệm RF có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm liên quan đến tự miễn dịch khác, chẳng
hạn như một ANA ( kháng thể kháng nhân), và các dấu hiệu khác của viêm, chẳng hạn như CRP (Creactive protein) và ESR (tỉ lệ lắng đọng hồng cầu), cũng như CBC (Complete Blood Count,đếm tế
bào máu toàn phần) để đánh giá các tế bào máu của cơ thể. Xét nghệm ACCP (Cyclic Citrullinated
peptide antibody) là thử nghiệm tương đối mới có thể giúp phát hiện sớm RA, có thể được chỉ định
nếu RF âm tính.
Cách tiến hành: : trộn 5µl huyết thanh bệnh nhân với một giọt thuốc thử Latex ASO trên phiến
nhựa nền đen, trộn và lắc đều trong 2 phút. Nếu ngưng kết thì các hạt trong thuốc thử sẽ tụ lại với
nhau -> RF dương tính. Còn nếu âm tính thì ngược lại. Từ kết quả dương tính muốn xác định nồng
độ thì pha loãng huyết thanh từ từ đến nồng độ thấp nhất còn ngưng kết. Từ kết quả dương tính
muốn xác định nồng độ thì pha loãng huyết thanh từ từ đến nồng độ thấp nhất còn ngưng kết. BT
khoảng 8 UI/ml thì ngưng kết do đó nhân với dộ pha loãng là ra nồng độ thực của mẫu.
Kết quả xét nghiệm RF phải được phối hợp với các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh để chẩn
đoán RA, hội chứng Sjogren, hoặc điều kiện khác.
Ở những người có triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của viêm khớp dạng thấp, sự hiện diện của
nồng độ RF tăng đáng kể cho biết người đó có khả năng bị RA. Ở những người có các triệu chứng
của hội chứng Sjogren, nồng độ RF tăng đáng kể cho biết người đó có khả năng bị hội chứng
Sjogren.
Một kết quả xét nghiệm RF âm tính không loại trừ RA hoặc hội chứng Sjogren. Khoảng 20% những
người bị RA và những người có hội chứng Sjogren có xét nghiệm RF âm tính và / hoặc có thể có
21


mức độ RF rất thấp .
Kết quả xét nghiệm RF dương tính cũng có thể được nhìn thấy ở người khỏe mạnh và ở những

người có bệnh lý như: viêm nội tâm mạc, lupus ban đỏ hệ thống (lupus), bệnh lao, giang mai,
sarcoidosis, ung thư, nhiễm virus, hoặc bệnh gan, phổi, thận . Xét nghiệm RF không được sử dụng
để chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý này. (lưu ýTần số kết quả RF dương tính giả (xảy ra ở những
người không có RA hay hội chứng Sjogren) tăng lên theo tuổi tác ).

d. Phản ứng widal:

Mục đích: Phát hiện kháng thể O và H kháng Salmonella trong huyết thanh bệnh nhân. Kháng thể O
xuất hiện trng máu sau khi nhiễm từ 7-10 ngày và tồn tại đến 3 tháng. Kháng thể H xuất hiện trong
máu bệnh nhân sau từ 12-114 ngày và tồn tại đến 2 năm.
Cách tiến hành: sinh phẩm chuẩn đoán thương hàn gồm 8 lọ: O-A, O-B, O-C, O-D, H-A, H-B, HC, H-D. Pha loãng 200µl huyết thanh bệnh nhân với 1800µl nước muối sinh lý vào một ống
nghiệm, sau đó lấy thêm 8 ống nghiện khác , dùng bút ghi theo thứ tự: : O-A; O-B; O-C; O-D; H-A;
H-B; H-C; H-D, hút 900µl nước muối sinh lý cho vào từng ống, sau đó nhỏ thêm 100µl huyết thanh
bệnh nhân pha loãng vào, tiếp tục nhỏ thêm 1 giọt sinh phẩm chuẩn đoán vào các ống theo đúng với
thứ tự ghi( ống O-A nhỏ giọt O-A…). Ly tâm các ống với tốt độ 40.000 trong 5 phút. Sau đó đọc kết
quả.
Nhận định kết quả: Gõ nhẹ vào đáy của ống nghiệm và quan sát:
-Phản ứng âm tính: nếu hỗn hợp phản ứng đồng nhất.
-Phản ứng dương tính: các hạt ngưng kết có thể quan sát được bằng mắt thường.
-Kháng thể O: ngưng kết hạt nhỏ, bền vững, lắc khó tan.
-Kháng thể H: ngưng kết như bông, hạt to, khi lắc dễ tan.
Những sai sót và hướng xử trí:Âm tính giả: có thể do lấy máu quá sớm. Dương tính giả: gặp ở
người bệnh nhiễm Ricketsia, một số trường hợp viêm gan mãn tính, nhiễm vi khuẩn gram (-).Phản
ứng Widal chỉ có giá trị định hướng cho chẩn đoán. Có thể xảy ra hiện tượng ngưng kết vùng do đó
dễ bỏ sót.
e. Test nhanh: Dengue IgM-IgG( sử dụng bộ kit của SD BIOLINE):

Nguyên lý: là thử nghiệm sắc kí miễn dịch pha rắn , dùng để phát hiện định tính đồng thời phân biệt
kháng thể IgG-IgM trong huyết thanh và huyết tương người. Xét nghiệm cũng có thể phát hiện cả 4
typ virus Dengue nhờ sử dụng hỗn hợp protein vỏ virus Dengue tái tổ hợp, cả kháng thể đơn dòng

chuột kháng IgG và IgM người trên màng và cộng hợp vàng protein vỏ virus Dengue đều phản ứng
đặc hiệu với kháng thể IgG và IgM kháng virus trong huyết thanh bệnh nhân. Khi mẫu xét nghiệm
được nhỏ vào giếng mẫu, các kháng thể IgG và IgM kháng virus Dengue trong mẫu thử sẽ được giữ
lại tương ứng bởi kháng thể kháng IgG người và/ hoặc kháng thể kháng IgM người cố định ở 2
vạch thử của thanh test, kháng thể đơn dòng từ chuột kháng virus Dengue – cộng hợp vàng sẽ phản
22


ứng với virus Dengue ở đệm kháng nguyên tạo thành phức hợp kháng nguyên- kháng thể. Phức hợp
này di chuyển theo dọc chiều dài thanh test bằng lực mao dẫn và sẽ phản ứng với vạch thử tạo ra
vạch màu.
Mục đích : dùng để phân biệt giữa nhiễm Dengue tiên phát và thứ phát, và chỉ cung cấp kết quả sơ
bộ chứ không phân lập được virus.
Tiến hành xét nghiệm: ghi mã code bệnh nhân lên thanh test, sử dụng micropipet hoặc ống mao
dẫn đi kèm theo bộ kit hút 5µl huyết thanh hoặc huyết tương bệnh nhân cho vào giếng mẫu( có ký
hiệu S), nhỏ thêm 3-4 giọt dung môi xét nghiệm vào giếng tròn, ghi lại thời gian sau khi nhỏ dung
môi vào giếng và nhận định kết quả sau 15- 20 phút.
Nhận định kết quả:
- Âm tính: chỉ thấy vạch chứng lên màu, không phát hiện kháng thể IgM và IgG , cần xét nghiệm lại
-

-

sau từ 3-5 ngày nếu nghi ngờ bị nhiễm sốt xuất huyết.
Dương tính IgM: lên màu vạch chứng và vạch IgM( M) trên thanh test, tức là dương tính với
kháng thể IgM kháng virus Dengue, đều này chứng tỏ nhiễm virus Dengue tiên phát.
Dương tính IgG: lên màu vạch chứng và vạch IgG( G) trên thanh test, tức là dương tính với kháng
thể IgG kháng virus Dengue, đều này chứng tỏ nhiễm virus Dengue thứ phát.
Dương tính cả hai IgM và IgG: lên màu cả ba vạch( vạch chứng, vạch IgG và vạch IgM), tức là
dương với cả kháng thể IgG và IgM, đều này chứng tỏ nhiễm virus Dengue thứ phát sớm hoăc tiên

phát muộn.
Kết quả không có giá trị: khi vạch chứng không lên màu, nguyên nhân do thanh test bị hỏng, do
lượng mẫu không đủ hoặc do thực hiện sai kỹ thuật, và phải làm lại bằng test khác.
Lưu ý: không đọc kết quả xét nghiệm sau 20 phút vì có thể gây dương giả.

f.

Test nhanh sốt xuất huyết NS1(sử dụng bộ kit của SD BIOLINE):

Nguyên lý:là xét nghiệm sắc ký miễn dịch một bước được thiết kế để xác định định tính kháng
nguyên virus Dengue NS1trong huyết thanh, huyết tương hay máu toàn phần. Thanh test đã được
phủ trước với nguyên liệu là kháng thể kháng kháng nguyên Dengue NS1 trên vùng vạch thử.
Kháng thể kháng kháng nguyên Dengue NS1- công hợp keo vàng mẫu huyết thanh và mẫu huyết
thanh, huyết tương hay máu toàn phần di chuyển sắc ký dọc thanh test đến vùng vạch thử T và tạo
nên vạch nhìn thấy do tạo thành phức hợp kháng thể- kháng nguyên- kháng thể.
Mục đích: dùng để phát hiện kháng nguyên virus Dengue NS1trong huyết thanh, huyết tuongwvaf
máu toàn phần của người bệnh, và dùng để chuẩn đoán sớm nhiễm virus Dengue cấp tính.
Tiến hành xét nghiệm: ghi tên và code bệnh nhân lên thganh test, dùng ống nhỏ giọt đi kèm theo
bộ kit hút mẫu thử và nhỏ 3 giọt mẫu thử( huyết thanh, huyết tương, máu toàn phần) vào giếng( ký
hiệu”S”), ghi lại thời gian nhỏ mẫu và đọc kết quả sau 15- 20 phút.
Nhận định kết quả:
23


- Âm tính: khi chỉ có vạch chứng lên màu, kết quả âm tính có thể xuất hiện khi số lượng kháng

nguyên virus NS1 dưới giới hạn phát hiên của xét nghiệm hoặc kháng nguyên NS1 không có trong
giai đoạn thu thập bệnh phẩm. Do đó kết quả âm tính không loại trừ nhiễm virus mới xảy ra.
- Dương tính: khi cả hai vạch T và vạch chứng đều lên màu, có mặt kháng nguyên NS1 trong mẫu
bệnh phẩm,

- Không có giá trị: khi vạch mẫu không lên màu, nguyên nhân có thể do thanh test bị hỏng, do sai
kỹ thuật, do đó cần làm lại test khác.
Lưu ý: không đọc kết quả xét nghiệm sau 20 phút vì có thể gây dương giả.
g. Test nhanh sốt rét(sử dụng bộ kit của SD BIOLINE):

Nguyên lý: Phản ứng xảy ra theo nguyên lý sắc ký miễn dịch.Kháng thể kháng ký sinh trùng sốt rét
sẽ gắn đặc hiệu với kháng nguyên (ký sinh trùng sốt rét) có trong bệnh phẩm máu.
Mục đích: phát hiện kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét trong máu.
Tiến hành xét nghiệm: ghi tên và code bệnh nhân lên test lắc đều ống máu EDTA và dùng que
vòng đi kèm theo bộ kit chấm vào máu trong ống EDTA sao cho máu chứa đầy trong khoanh tròn ở
đầu que, chấm khoanh tròn vào giếng “S” sao cho máu trong khoanh tròn đầu que thấm hết vào
giếng, nhỏ thêm từ 3- 4 giọt dung môi vào giếng còn lại, ghi nhận thời gian sau khi nhỏ dung môi
lên test và nhận định kết quả sau 15-20 phút.
Nhận định kết quả:
- Âm tính: khi chỉ lên màu ở vạch chứng C.
- Dương tính:
 P. falciparum dương tính: có 2 vạch C và P.f
 P. vivax dương tính: có 2 vạch C và P.v
 Nhiễm phối hợp cả P. falciparum và P.vivax: có 3 vạch : vạch C, P. f và P.v.
- Không có giá tri khi: Không có vạch C. Nguyên nhân do thanh test bị hỏng hoặc do không làm

đúng kỹ thuật do đó phải tiến hành làm lại xét nghiệm với một thanh thử khác.
Lưu ý: không đọc kết quả sau 30 phút vì có thể gây dương giả.
Trường hợp test nhanh sốt rét dương tính cần phải kéo lame máu, nhuộm Giemsa và soi dưới kính
hiển vi để khẳng định lại.

24


Quy trình xét nghiệm


2. Khu vực vi ký sinh- soi nhuộm.
a.
Nhuộm AFB đàm :

Nguyên tắc : các vi khuẩ thuộc dòng Mycobacterium, có khá nhiều mỡ, acide béo và sáp trong tế
bào, những chất này không thấm nước, làm cho tế bào vi khuẩn không ăn màu trong các phương
pháp nhuộm thông thường, nhưng nếu dùng thuốt nhuộm kiềm cùng với sự hơi nóng màu sẽ ngấm
dễ dàng vào vi khuẩn. Khi đã nhuộm, vi khuẩn lại khó được tảy màu bằng acide- cồn, cùng nhuộm
theo phương pháp này các vi khuẩ khác bi tảy màu một cách dễ dàng. Nền phết được nhuộm thêm
màu xanh methylene sẽ tạo nên sự tương phản khi khảo sát.
Mục đích: dùng để phát hiện vi khuẩn kháng acid-cồn trong bệnh phẩm( đàm, dịch màng phổi...)
Thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Thực hiện làn mỏng, để khô và cố định.
Đặt lame đã phết mẫu lên giá đỡ.
Đổ ngập lame với thuốc nhuộm CarbonFushin.
Hơ lửa dưới lame kính đến khi bốc hơi lên thì ngưng, lập lại 3 lần trong 5 phút. Hoặc để lâu
10 phút.
Để nguội và rửa sạch thuốc nhuộm trên lame dưới vòi nước.

Đổ ngập lame với dung dịch Acid cồn 3% giữ trong 1 phút đến 2 phút cho đến khi phiến
phết mất màu hoàn toàn.
Rửa lại lame dưới vòi nước.
Phủ phiến phết với dung dịch Methylen Blue trong 1 phút.
Rửa lại lame dưới vòi nước và để khô.
Đọc kết quả ntreen kính hiển vi.
25


×