Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của con người việt nam trong thời kỳ hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.93 KB, 78 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại ngày nay, tất cả các nước, trong đó có Việt Nam phải hòa mình
vào toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa vừa mang lại những điều kiện thuận lợi nhất
cho các nước đang phát triển, nhưng nó cũng là thảm họa nếu như hòa vào nó
không đúng cách. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhận định: “toàn cầu
hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham
gia; xu thế này…vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa
có đấu tranh”[6, tr.46].
Như vậy, toàn cầu hóa đưa con người ở các nước có điều kiện xích lại
gần nhau hơn. Khi xích lại gần nhau hơn, con người giao lưu học hỏi lẫn
nhau. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cả cái tích cực và tiêu cực đang
trộn lẫn và tràn lan trong xã hội chúng ta. Những cái tích cực thì không có gì
bàn nhiều, có chăng là duy trì và phát huy thêm nữa. Cái cần bàn đến và cần
có giải pháp ngăn chặn kịp thời là những mặt tiêu cực đang ngày càng xâm
nhập, thẩm thấu vào những con người trước đây vốn dĩ có nhiều cái đẹp thì
nay lại trở thành cái xấu, cái ác của xã hội. Một số người đang bị nó mê hoặc
và ngày càng suy thoái về đạo đức lối sống, đang trong tình trạng lu mờ
những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam như: lòng yêu
nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, siêng năng, cần cù
trong lao động, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, sống có lý tưởng cao đẹp, tâm
hồn trong sáng rộng mở, lạc quan, yêu đời, v.v… Thực tế đó theo quan điểm
mỹ học, vẻ đẹp thật sự ở nhiều người đã bị nhạt nhòa, tiêu tán.
Trước thực trạng trên, là một công dân nước Việt Nam, người con của
Đảng, tác giả chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của con người Việt
Nam trong thời kỳ hiện đại” để nêu lên bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam
và kiến nghị một số giải pháp nhằm khôi phục lại kịp thời vẻ đẹp ở chính con
người Việt Nam đã từng có được và phát huy hơn nữa vẻ đẹp ấy trong giai
đoạn lịch sử mới của dân tộc.
1



2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài về “cái đẹp” có rất nhiều người đã nghiên cứu, như: “Cái đẹp
tromg cuộc sống và trong nghệ thuật”, Tác giả Như Thuyết [17], “Đẹp là
gì?”, tác giả Phạm Quỳnh, Sách Thượng Chi văn tập – Bộ Quốc gia Giáo
dục (1962); “Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội”, tác giả Vũ Minh
Tâm, Tạp chí triết học; “Giá của sắc đẹp”, tác giả Nguyễn Việt Hà, Tạp
chí sống mới; “Cái đẹp muôn hình muôn vẻ”, tác giả Văn Ngọc, Báo Tia
sáng; “Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức”, GS. Tương Lai, Báo
Người lao động; “Người Việt đẹp”, Tác giả Đỗ Bỉnh Quân, Tạp chí Tinh
hoa; “Cái đẹp trong mắt ai”, tác giả Phan Cẩm Phượng, Tạp chí Khoa Học
và đời sống; “Bàn về cái đẹp”, tác giả Nguyễn Hào Hải, Báo An ninh thế
giới; “Vẻ đẹp quanh ta”, tác giả Phạm Ngọc, Tạp chí Phong cách; “Tụng
ca vẻ đẹp cuộc sống”, Tác giả Nguyễn Tất Thịnh, Giảng Viên Học Viện
Hành Chính Quốc gia (chuyên đề bàn về văn hóa ứng xử của người Việt
Nam); “Văn hóa sắc đẹp”, tác giả Chàng Báo, Tạp chí Mốt; “Người ta
ngày càng đẹp lên hay xấu đi”, tác giả Hà Phạm Phú, Tạp chí Vòng đời;...
Song mỗi người khai thác ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Mỗi góc
độ, khía cạnh mà các tác giả đề tài trước khai thác nó có ý nghĩa nhất định
trong những lĩnh vực nhất định. Ngay cả vẻ đẹp của con người thì cũng
không bàn một cách tổng thể, khái quát mà cũng chỉ bàn một mặt nào đó
trong vẻ đẹp ấy. Còn với đề tài “Bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của con người
Việt Nam trong thời kỳ hiện đại”, đây là một đề tài mới, có đối tượng về vẻ
đẹp con người rộng nhất, bao quát nhất, toàn diện nhất. Đề tài không theo
lối mòn của những đề tài khác đã nghiên cứu, nó như một bước đột phá,
bước tiến sâu rộng trong đối tượng nghiên cứu để giúp mọi người hướng
tới cái đẹp hoàn bị nhất mà xã hội đang đặt ra. Nhất là trong điều kiện Việt
Nam đang xây dựng xã hội xã hội chủ chủ nghĩa thì nhất thiết phải làm
sáng tỏ để góp phần vào việc xây dựng con người đẹp – “con người mới” –
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là những tiêu chí của vẻ đẹp con
người. Tuy nhiên, những tiêu chí này không phải tiêu chí của một cuộc thi sắc
đẹp mà là tiêu chí đẹp của con người đạt tới sự hoàn mỹ. Con người đạt được
những tiêu chí này thì người đó đã đạt đến giá trị chân – thiện – mỹ. Trong cái
đẹp của con người có cái đẹp về mặt nội dung và cái đẹp về mặt hình thức.
Trong cái đẹp về hình thức thì có: “hình thức thuần túy” (hình thể, sắc diện,
âm sắc trong lời nói, phục sức trang điểm) và “hình thức nội dung” (dáng đi,
cử chỉ, ngôn ngữ). Trong cái đẹp nội dung, đối tượng là vẻ đẹp: tâm hồn; tình
cảm; trí tuệ; tư tưởng; phẩm chất cần cù, siêng năng, vượt khó; chiến đấu vì
công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội; tham gia công tác xã hội, những việc
làm từ thiện và trong việc tham gia tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Phạm vi đề tài nghiên cứu là xoay quanh con người Việt Nam, từ xa
xưa cho đến hôm nay và còn nhìn ở tương lai. Việt Nam là quốc gia đa dân
tộc, cho nên đi sâu vào những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc cũng có ý nghĩa
làm sáng tỏ, thấu đáo hơn cho những vẻ đẹp chung của con người Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Như tên đề tài “vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ hiện đại”,
nghĩa là tác giả đi tìm vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời đại ngày nay,
dù những vẻ đẹp ấy đang bị đan xen, trộn lẫn với cái xấu, cái ác. Tìm ra vẻ
đẹp đó không phải chỉ để chiêm ngưỡng hay ca tụng, mà phải ra sức củng cố,
phát huy, tôn vinh hơn nữa những vẻ đẹp ấy trong thời đại mới. Đó chính là
mục đích nghiên cứu của đề tài.
Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên tác giả tập trung giải quyết các
vấn đề sau:
Chương 1: Tác giả khái lược những tư tưởng mỹ học trước Mác về cái
đẹp nói chung; lý luận về cái đẹp của mỹ học Mác – Lênin nói riêng, từ đó

làm rõ vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp hình thức của con người. Đặc biệt trong
chương 1 này, tác giả khái quát lên vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời
kỳ hiện đại.
3


Chương 2: Tác giả làm rõ đặc điểm chung của thế giới và thời cơ, thách
thức của Việt Nam trong xu thế ngày nay, vạch ra sự tác động đó ảnh hưởng
tiêu cực đến vẻ đẹp người Việt Nam đồng thời nêu ra kiến nghị giải pháp phù
hợp nhằm giúp người Việt Nam kịp thời khôi phục và phát huy vẻ đẹp lên tầm
cao mới. Đúng như nhà nghiên cứu mỹ học Như Thiết nói “đưa cái Đẹp vào
các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống mà còn phải chủ động và củng cố và
phát triển cái Đẹp trong cuộc sống hiện nay” [17, tr.111], mang lại cái đẹp
cho mọi người và hướng đến cái đẹp chung của xã hội Việt Nam và cái đẹp
của toàn nhân loại.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Về cơ sở lý luận: không có cơ sở lý luận nào đúng đắn hơn hệ thống
triết học nói chung, mỹ học nói riêng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự vận
dụng triết học ở các quan điểm (toàn diện, khách quan), các phạm trù mà đặc
biệt là vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, giải thích, nghiên cứu
những vấn đề trong xã hội một cách đúng đắn, toàn diện.
Đối với mỹ học Mác - Lênin cung cấp những tiêu chí về cái đẹp hay
mỹ học Mác - Lênin vừa cung cấp lý luận về nội dung và vừa là tiêu chí của
cái đẹp, từ đó tạo nên cơ sở khoa học cho đề tài.
- Về phương pháp: là một đề tài mang tính xã hội cao, nên tác giả phải
vận dụng nhiều phương pháp như: phân tích, chứng minh, diễn giải, khái quát
hóa… để làm rõ vấn đề từ đó kiến nghị những giải pháp phù hợp với những
thực trạng của xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài có những đóng góp sau:

Thứ nhất về mặt lý luận: tác giả đề tài khái quát cơ bản đầy đủ những tư
tưởng mỹ học về cái đẹp từ cổ đại cho đến nay, nhưng trọng tâm hơn cả vẫn là
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin xoay quanh cái đẹp con người nói riêng và
phạm trù cái đẹp nói chung.
Thứ hai là về thực tiễn: hiện nay Việt Nam đang hòa mình vào xu thế
chung của thế giới đó là vấn đề toàn cầu. Toàn cầu hóa làm cho con người
4


sống luôn nghĩ đến vấn đề vật chất, lao mình vào công việc để kiếm tiền mà
đôi lúc quên đi việc giữ cho mình những hình ảnh đẹp, hay sự xao lãng việc
tu rèn những cái đẹp vốn đã tồn tại trong mỗi người ngày một tốt đẹp hơn.
Trước thực tiễn như thế, tác giả đề tài đã vạch ra được những cái đẹp mà
người Việt Nam hiện đang còn giữ được; nhưng cũng đồng thời vạch rõ
những mặt hạn chế, yếu kém, những cái xấu, cái ác mà một số người hiện
đang bị lây nhiễm từ quá trình tòa cầu hóa. Quá trình vạch ra rõ cái đẹp và cái
chưa đẹp, không đẹp, thậm chí là cái ác đó nó nhằm giúp mọi người cảnh tỉnh
về mình. Từ đó mọi người phát huy hơn nữa cái đẹp đang sở hữu và đồng thời
thấy được cái chưa đẹp, cái xấu, cái ác mà chừa đi, hướng mình về giá trị cái
đẹp. Chính việc bám riết vào thực trạng xã hội cũng là việc kết hợp, vận dụng
triết học vào trong khi nghiên cứu mỹ học, nên có đóng góp thứ ba.
Thứ ba là nhóm giải pháp để rèn luyện, phấn đấu để vươn tới cái đẹp:
theo nguyên tắc khách quan, muốn thay đổi ý thức con người, trước hết phải
làm thay đổi thực tiễn xã hội (vì vật chất quyết định ý thức), và muốn có một
giải pháp phù hợp phải nhận định đúng thực tiễn. Từ thực tiễn Việt Nam như
hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu nhận định, bên cạnh đó còn có quan
điểm của Đảng, cho nên thực trạng được phản ánh một cách đúng đắn, cơ bản
và đầy đủ. Kết quả đó cho phép tác giả rút ra một nhóm giải pháp phù hợp với
thực trạng xã hội, có thể ứng dụng vào xã hội Việt Nam để giúp mọi người
vươn tới cái đẹp cho bản thân và cái đẹp cho toàn xã hội.


5


Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁI ĐẸP
VÀ VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
1.1. Những quan niệm phi macxit về cái đẹp
Trước khi xuất hiện những quan niệm mỹ học của chủ nghĩa Mác –
Lênin thì ngay từ thời Hy Lạp cổ đại cũng đã có nhiều triết gia bàn đến vấn đề
cái đẹp. Trong đó chủ yếu là hướng đến cái đẹp của con người, những tư
tưởng mỹ học nêu trên được khái quát sau đây:
1.1.1. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Thời Hy Lạp cổ đại, do ảnh hưởng của thế giới quan cho rằng: thế giới
các sự vật thụ cảm là cái bóng của thế giới “ý niệm”, Platon thừa nhận vẻ đẹp
của các sự vật, hiện tượng, nhưng đó chỉ là những vẻ đẹp nhất thời, thoáng
qua. Ông cho cái đẹp bền vững và vĩnh hằng đó chính là cái đẹp của ý niệm.
Platon khẳng định: “cái đẹp tồn tại vĩnh cửu,…nó không nảy sinh, không bị
hủy diệt, không tăng, không giảm,…nó không phải là đẹp ở chỗ này mà không
đẹp ở chỗ kia,… cũng không phải đẹp ở phương diện này, xấu về phương diện
khác…”[14, tr.99].
Dù rằng phủ nhận tính khách quan của cái đẹp nhưng Platon cũng thừa
nhận cái đẹp là sự hài hòa, cân xứng, hoàn thiện, hoàn mỹ nhưng mặt khác lại
cho rằng cái đẹp nó không gắn liền với sự vật mà ta thường thấy. Cái đẹp của
Platon chỉ tồn tại trên thượng giới, khi chúng ta “bước theo thần Du-pi-te
trong tiếng nhạc hòa tấu của thiên đình”[11, tr.45], lúc đó cái đẹp “ánh lên”
như một thực thể. Còn cái mà chúng ta thấy đẹp ở hạ giới chỉ là “cái bóng” của
một “ý niệm” đẹp chiếu rọi từ thiên đình xuống hay cái đẹp mà ta thấy cái đẹp
đó là hình ảnh, là hào quang của ý niệm siêu nhiên, thần thánh. Các sự vật đẹp
sở dĩ đẹp là vì tinh thần thượng đế đã nhập vào chúng, làm cho chúng đẹp.

Platon còn phân loại các vẻ đẹp khác nhau theo cấp độ: vẻ đẹp hình
dáng, vẻ đẹp chi tiết, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tư tưởng. Trong
đó vẻ đẹp tư tưởng là vẻ đẹp cao nhất.
6


Từ luận điểm này cho thấy Platon không thừa nhận vẻ đẹp khách quan của
con người, mà cái đẹp vĩnh hằng của con người đó là “ý niệm” đẹp về con người.
Hegel một nhà triết học duy tâm khách quan thời cổ điển Đức, ngoài
những tư tưởng sâu sắc về triết học, logic ông còn có những quan điểm rất giá
trị về cái đẹp. Tuy nhiên Hegel không quan tâm đến cái đẹp trong tự nhiên,
ông thấy chúng mờ nhạt, không đáng được mỹ học nghiên cứu mà trú trọng lý
giải bản chất cái đẹp như là biểu hiện cảm tính của “ý niệm tuyệt đối” ở trong
nghệ thuật. Vì vậy, trong khi đề cao cái đẹp trong nghệ thuật, ông lại đồng
thời hạ thấp cái đẹp trong tự nhiên. Ông dứt khoát khẳng định: “…Ngay từ
bây giờ đã có thể cho rằng cái đẹp nghệ thuật cao hơn cái đẹp tự nhiên. Vì
cái đẹp nghệ thuật là cái đẹp nảy sinh và hai lần nảy sinh từ tinh thần. Tinh
thần và những sáng tạo của nó càng cao hơn tự nhiên bao nhiêu thì cái đẹp
nghệ thuật càng cao hơn cái đẹp tự nhiên bấy nhiêu”[ 8, tr.11-12]. Từ đó ông
tuyên bố: “Chúng tôi loại trừ cái đẹp trong tự nhiên ngay từ đầu, ra khỏi
phạm vi bộ môn khoa học của chúng tôi”[15, tr.101]. Khi loại trừ cái đẹp
trong tự nhiên ra khỏi đối tượng nghiên cứu của mỹ học thì ông đồng nhất cái
đẹp trong nghệ thuật với lý tưởng và lý giải đó là sự kết hợp cân đối giữa cái
chung và cái riêng, giữa nội dung và hình thức. Ngay trong nghệ thuật cái đẹp
cũng biểu hiện qua các cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào sự tương xứng giữa
nội dung và hình thức.
Như vậy, cả Platon và Hegel đều thừa nhận có cái đẹp, nhưng nó không
tồn tại cảm tính mà nó chỉ tồn tại ở thế giới ý niệm và khảm nhập vào sự vật,
hiện tượng trong thế giới này. Cho nên không có cái đẹp trong hiện thực, có
chăng chỉ là nhất thời, thoáng qua, là “cái bóng” của thế giới ý niệm.

1.1.2. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Trong khi các nhà mỹ học duy tâm khách quan lý giải cái đẹp từ trong
thế giới của “tinh thần thượng đế” thì mỹ học duy tâm chủ quan (tiêu biểu
như Hume, Kant) lại tuyệt đối hóa cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm
nguồn gốc cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc cá nhân chủ quan.
7


David Hume (1711 - 1776) người Scotland là một triết gia, nhà kinh tế
học, nhà sử học và còn là người có những tư tưởng mỹ học, một trong những
nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng của Scotland. Mặc dù không
phải là nhà mỹ học, nhưng Hume cũng có tư tưởng bàn về cái đẹp. Cái đẹp
trong Hume là cái đẹp do chủ thể quyết định. Nghĩa là Hume không thừa
nhận tính khách quan của cái đẹp tồn tại thật sự. Hume quả quyết rằng: “cái
đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại trong
tâm linh của người quan sát nó”[19, tr.53].
Kant (1724 1804) là nhà triết học, nhà mỹ học của Đức. Với Kant thì
quan niệm về cái đẹp không khác gì so với Hume. Ông đã không thừa nhận
cái đẹp khách quan, mọi vẻ đẹp theo Kant chỉ là thị hiếu chủ quan. Trong tác
phẩm “Phê phán khả năng phán đoán” ông viết: “không có khoa học về cái
đẹp, chỉ có sự phán đoán về cái đẹp mà thôi” hay “không có khoa học về
nghệ thuật, chỉ có phán đoán về nghệ thuật mà thôi”. Từ đó Kant nói một
cách hình tượng rằng: “cái đẹp không ở trên đôi má hồng cô thiếu nữ mà ở
trong con mắt của kẻ si tình”[9, tr.83]. Nhưng do xuất phát từ lý luận nhận
thức có tính nhị nguyên, ông lại khẳng định cái đẹp không có khái niệm,
không xác định và đi đến nhận định cái đẹp thật sự là cái đẹp thuần khiết,
không vụ lợi. Những vẻ đẹp kèm theo công dụng thực tiễn ông gọi là vẻ đẹp
kèm theo hay vẻ đẹp thứ hai.
Xôcrát (469 – 399 TCN) là một nhà triết học chịu ảnh hưởng của tư
tưởng mục đích luận và nhất quán với tư tưởng đó, trong quan điểm về mỹ

học ông chỉ coi cái gì phù hợp với mục đích là đẹp. Dù cái lá chắn có bằng
vàng đi chăng nữa nếu không làm được chức năng thực dụng của mình thì nó
cũng là vật xấu, còn cái sọt được đan để đựng phân mà làm tốt chức năng của
mình cũng đẹp. Quan điểm của Xôcrát về cái đẹp được coi là có tính duy tâm
chủ quan.
Xôcrát không phân biệt nghệ thuật với thủ công, bởi vì nghệ thuật theo
ông, chỉ là sự tái hiện thực chất bằng cách bắt chước, có điều nó không bắt
chước, mô phỏng một cách đơn giản các đồ vật và hiện tượng mà thường liên
8


kết các nét đã được chọn lọc ở các sự vật hiện tượng khác nhau vào một tác
phẩm; sự vật được tái hiện như thế trong tác phẩm sẽ vươn lên tầm lý tưởng
về sự hoàn mỹ của nó.
Theo Xôcrát nghệ thuật không những tái hiện thiên nhiên ở cái có
đường nét, màu sắc, hình khối mà nó còn có khả năng diễn tả các trạng thái
tinh thần con người.
Xôcrát còn đưa ra tiêu chí lựa chọn đối tượng để thể hiện trong tác
phẩm nghệ thuật, đó là những con người có tính cách đẹp, nhân hậu, có phẩm
hạnh cao. Lý tưởng đạo đức cần phải được kết tinh trong tác phẩm nghệ thuật.
Vì thế, tiêu chí nghệ thuật là tính đúng đắn và sinh động của việc tái hiện các
nguyên mẫu trong hiện thực.
Xôcrát nhấn mạnh sự liên hệ hữu cơ giữa cái đạo đức và cái thẩm mỹ,
cái thiện và cái đẹp. Con người lý tưởng đối với Xôcrát là vẻ đẹp tinh thần lẫn
thể chất, trong đó con người tinh thần, theo cách hiểu của ông là con người
đạo đức, con người trí tuệ.
Đóng góp lớn của Xôcrát là đưa con người vào đối tượng chủ yếu của
nghệ thuật, chỉ ra sự liên hệ vững bền giữa cái đẹp với cái có ích, cái có mục
đích có thật với cái tốt. Ông coi nghệ thuật như một phương diện quan trọng
của đời sống xã hội.

Như vậy, so với trường phái duy tâm khách quan, các nhà mỹ học duy
tâm chủ quan đã cởi bỏ chiếc áo thần bí khoác lên cái đẹp nhưng lại tìm mọi
cách quy cái đẹp vào ý thức chủ quan của chủ thể, xem đó là nguồn gốc duy
nhất cả nó.
1.1.3. Một số quan niệm của tôn giáo về cái đẹp
Quan niệm về cái đẹp trong các tôn giáo khác nhau, qua mỗi thời kỳ
khác nhau có cách đánh giá khác nhau với mục đích nhằm củng cố và phát
triển chính tôn giáo của mình.
Thời Trung cổ, Kitô giáo cho rằng trần thế, thân xác con người và
những ham muốn tự nhiên của nó đều là xấu xa, tội lỗi. Đẹp chỉ có ở chúa
Trời, Thượng đế và những sức mạnh tinh thần ngoài con người. Đẹp cảm tính
9


là tội lỗi. Để đạt tới chân – thiện thì cần phải xa lánh mọi lạc thú trần gian.
Quan niệm này dẫn đến việc tu để về thiên đàng của một số nhân vật ép xác,
khổ hạnh, những công trình kiến trúc hướng lên trời, con người ở trong đó chỉ
thấy mình nhỏ bé đáng thương.
Đạo Bàlamôn quan niệm đấng Tối cao sáng tạo ra muôn loài, trong đó
có cả con người. Thể xác con người chỉ là ảo ảnh, chỉ có linh hồn là bất diệt.
Con người sống rồi chết đi, thể xác tan rã còn linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn,
linh hồn thì không chết. Cuộc sống con người được điều hành bởi các vị thần
như: Thần Brahman (Đấng sáng tạo), Thần Vishnu (Thần bảo trợ) và thần
Shiva (thần hủy diệt). Vẻ đẹp của thế giới chính là sự sinh nở và được cụ thể
hóa là bộ phận sinh dục của đàn ông và đàn bà.
Đạo Phật thì phủ nhận cuộc sống trên trần thế, cho rằng cuộc sống hiện
tại chỉ là tạm bợ, chỉ là nơi trú ngụ tạm thời để con người tu niệm để về với
cõi Niết bàn. Triết lý Phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Mọi vẻ đẹp trên đời
này đều không có thật, con người có hài lòng với tất cả mọi thứ ở thế giới
trần tục này đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là giả tạo, nó sẽ mất đi, chỉ có cái

đẹp trên cõi Niết bàn là thật, là vĩnh cửu. Sau một thời gian tồn tại thì đạo
Phật lại chia thành nhiều tông phái khác nhau, và sự thống nhất về mặt tổ
chức và giáo lý không còn như trước đó, tuy nhiên về cơ bản thì các tông
phái của đạo Phật đều không thừa nhận cái đẹp là khách quan mà chỉ có
trong tâm linh đã siêu thoát.
Những tư tưởng của các tôn giáo về cái đẹp nhìn chung là giống nhau,
cái đẹp không tồn tại khách quan và không có thật trên trần thế. Cái đẹp nó
chỉ tồn tại và có thật ở “Thiên đàng” và ở cõi “niết bàn” khi con người chết đi
(Tư tưởng của tôn giáo có phần giống với tư tưởng của những nhà duy tâm
khách quan).
1.1.4. Chủ nghĩa duy vật trước Mác
Ngay từ thời cổ đại, các nhà mỹ học duy vật khi đi tìm bản chất của cái
đẹp đã biết dựa vào những đặc tính của tự nhiên, của sự vật để vạch ra những
thuộc tính, phẩm chất của cái đẹp.
10


Hêraclít (530 – 470 TCN) – nhà thơ và triết gia điển hình theo xu
hướng duy vật, xem xét sự vật theo quan điểm biện chứng sơ khai. Ông cho
rằng, “lửa” là khởi nguyên của vũ trụ, thế giới tồn tại là do ngọn lửa vận động
vĩnh cửu. Hêraclít biện giải hài hòa là sự thống nhất giữa những mâu thuẫn và
nó đạt được thông qua con đường đấu tranh giữa chúng, như độ tương phản
giữa các màu sắc, các âm thanh cao thấp, dài ngắn …Ông còn phát hiện tính
chất tương đối của vẻ đẹp khi nhận định con khỉ đẹp nhất cũng xấu nếu đem
so sánh với con người.
Như vậy, Hêraclít được coi là một trong những đại biểu sớm nhất giải
thích các khái niệm thẩm mỹ theo xu hướng duy vật và có tính chất biện
chứng sơ khai.
Đêmôcrít (460 – 370 TCN) lý giải sự hình thành của nghệ thuật bằng
các nguyên nhân vật chất: đó là sự bắt chước tự nhiên và các loài vật. Ví dụ:

kiến trúc là sự bắt chước sự làm tổ của con nhện, con én; ca hát là bắt chước
chim sơn ca, họa mi; múa là bắt chước thiên nga. Đó là các nguyên nhân trực
tiếp của nghệ thuật, còn nguyên nhân gián tiếp thì ông phát hiện ra trong nhu
cầu của xã hội.
Đêmôcrít nêu lên tính chất về mức độ của vẻ đẹp – là sự trung bình,
vừa phải, không thừa, không thiếu, “nếu vượt quá mức độ, cái dễ chịu nhất
cũng trở thành cái khó chịu”.
Arixtốt (384 – 322 TCN), ông phê phán kịch liệt Platôn. Ông giao động
giữa 2 dòng duy tâm và duy vật, nhưng do không nghi ngờ gì về tính hiện
thực của thế giới xung quanh nên những tư tưởng mỹ học của ông mang xu
hướng duy vật.
Arixtốt thừa nhận các tiêu chí cơ bản của vẻ đẹp mà những người đi
trước đã đưa ra như tính quy mô có trật tự, hài hòa, sự cân xứng. Dấu hiệu tối
quan trọng của cái đẹp mà Arixtốt nhấn mạnh là sự chỉnh thể: phải có đầu, có
giữa, có cuối, phải liên kết giữa các bộ phận trong chỉnh thể một cách hữu cơ.
Arixtốt quan niệm rằng: “cái đẹp ở trong kích thước và trong trật tự, do đó,
một vật bé quá không trở thành đẹp vì thoạt nhìn đã qua, không kịp thu nhận,
11


một vật lớn quá không trở thành đẹp vì một lúc không nhìn chung chúng được
ngay”[1, tr.55].
Arixtốt không thừa nhận sự đồng nhất cái đẹp với cái có ích; cái có ích
chỉ ở hành vi, hành động, trong khi đó cái đẹp có cả trong sự tĩnh tại. Ông
quan niệm nghệ thuật là sự tái tạo hiện thực, mô phỏng lại hiện thực. Sự mô
phỏng tiến hành thông qua nhịp điệu, ngôn từ, giai điệu – và nó có mặt trong
tất cả các loại nghệ thuật từ tạo hình đến ngôn từ, trong cả thi ca lẫn âm nhạc.
Ông cho các loại hình nghệ thuật được phân biệt bởi các phương thức mô
phỏng: âm thanh cho ca hát, âm nhạc; màu sắc và hình thức cho hội họa và
điêu khắc; nhịp điệu chuyển động cho các nghệ thuật múa; ngôn từ và âm lực

thi ca; các loại hình còn được chia theo nghệ thuật vận động (thi ca, âm nhạc,
múa) và nghệ thuật tĩnh tại (hội họa, điêu khắc).
Nghệ thuật không có giá trị độc lập, nó gắn bó với đời sống đạo đức
của con người, nó gột rửa con người khỏi vẩn đục. Tác dụng gột rửa của nghệ
thuật sẽ giúp con người vượt qua cơn xúc động, nỗi sợ hãi và có khả năng
chống đỡ lại hoàn cảnh bất hạnh.
Như vậy, các nhà mỹ học duy vật quy cái đẹp về các thuộc tính của vật
chất cho nên nó mang tính duy vật. Tuy nhiên họ không bàn gì đến vai trò của
chủ thể thẩm mỹ, cho nên họ rơi vào phiến diện.
Đến thế kỷ XIX, các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga đã thực sự
kéo cái đẹp trở về với mãnh đất trần thế, tìm thấy cái đẹp ngay trong hiện thực
cuộc sống, gắn cái đẹp với hoạt động thực tiễn của con người, thừa nhận sự
tồn tại khách quan của con người. Tiêu biểu cho tư tưởng này có nhà mỹ học
Tsécnưsépxki.
Tsécnưsépxki (1828 – 1889) cho rằng: “cái đẹp của hiện thực khách
quan là cái đẹp hoàn bị”, rằng “sự vật trong hiện thực hiện ra trước mắt
chúng ta đúng như nó tồn tại trong hiện thực, và nó giữ y nguyên toàn bộ
khía cạnh vật chất của nó”[15, tr.102]. Từ đó Tsecnưsépxki đưa ra định nghĩa
thật chí lý như sau: “cái đẹp là cuộc sống”, “một thực thể đẹp là thực thể
trong đó ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta; một đối
12


tượng đẹp là một đối tượng trong đó cuộc sống được thể hiện hay là nó nhắc
ta nghĩ tới cuộc sống”[20, tr.23]. Như vậy, khi so với các quan điểm duy tâm
và duy vật thô sơ trước đó, quan niệm của Tsecnưsépxki về cái đẹp đã tiến tới
một bước dài bởi ông đã rút ra nhiều kết luận quan trọng về bản chất của cái
đẹp.
Bằng những luận cứ và luận chứng đầy sức thuyết phục, ông đã chứng
minh rằng cái đẹp là một thuộc tính của bản thân hiện thực, chính hiện thực

gợi lên trong ta cảm xúc về cái đẹp, cái có giá trị thẩm mỹ. Cho nên, cái đẹp
là kết quả của sự thống nhất giữa hai mặt chủ quan và khách quan.
Tsecnưsépxki nói: “Khoái cảm trước những đối tượng này nọ mang trong bản
thân nó phẩm chất đó (những phẩm chất cái đẹp – nội dung) tùy thuộc trực
tiếp vào những khái niệm của người cảm thụ là đẹp, cái mà trong đó chúng ta
nhận thấy cuộc sống, cuộc sống phù hợp với những khái niệm của chúng ta
về nó”… “Do đấy, sự tồn tại khách quan của cái đẹp và cái cao cả thường
hòa hợp với những quan niệm chủ quan của con người”[2, tr.171].
Không những thế, Tsecnưsépxki còn thấy được ở một mức độ nhất
định, sự chi phối của tính giai cấp và tính lịch sử đối với cái đẹp. Mặc dù có
những tư tưởng mang tính duy vật tiến bộ, vượt xa các bậc tiền bối, song cũng
không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Trong khi chỉ ra sự thống nhất
giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan trong bản chất của cái đẹp, ông đã
không chú ý tới tính chất biện chứng trong mối quan hệ đó. Ngoài ra bản chất
xã hội của cái đẹp cũng không được quan tâm một cách đầy đủ và toàn diện.
Tóm lại, các quan niệm mỹ học về cái đẹp của các triết gia trước chủ
nghĩa Mác – Lênin đều không tránh khỏi tính phiến diện, ở mức độ này hay
mức độ khác khi họ xác định nguồn gốc của cái đẹp là ý niệm hay tinh thần
tuyệt đối, hoặc xác định nguồn gốc cái đẹp từ cảm xúc chủ quan của cá nhân,
hoặc tuyệt đối hóa tính khách quan của cái đẹp, đồng nhất cái đẹp với những
thuộc tính vật chất – vật lý của các sự vật hiện tượng. Để tránh những nhược
điểm, hạn chế mà các nhà mỹ học trước Mác đã mắc phải, mỹ học Mác –

13


Lênin ra đời nhằm phát triển khoa học mỹ học lên đỉnh cao của sự hoàn thiện,
khắc phục những hạn chế trước đó.
1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cái đẹp
1.2.1. Lý luận chung về cái đẹp

Mỹ học Mác - Lênin trước tiên xác định cái đẹp là một phạm trù mỹ
học, mà không đồng nhất với các biểu hiện cụ thể, đơn lẻ của nó là các vẻ đẹp
sinh động, riêng lẻ, tảng mạng, ngẫu nhiên trong đời sống thường ngày.
Phạm trù mỹ học theo tiếng Hy Lạp cổ (Kategoria): có nghĩa là câu
nhận xét, dấu hiệu, nó là những khái niệm rộng nhất, chung nhất phản ánh
những mặt, những mối liên hệ chủ yếu và phổ biến nhất của các hiện tượng
thẩm mỹ. Phạm trù mỹ học là kết quả cao nhất của quá trình nhận thức thẩm
mỹ. Do đối tượng nhận thức (thế giới các hiện tượng thẩm mỹ) thay đổi nên
các phạm trù của mỹ học cũng vận động biến đổi cả về số lượng lẫn nội dung
phản ánh, theo xu hướng ngày càng toàn diện và sâu sắc. Sự vận động biến
đổi này được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu nảy sinh
trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không “nhất thành
bất biến” từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy
luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có
sự vận động và biểu hiện khác nhau. Ngoài những biểu hiện khác nhau còn
xuất hiện những quy luật khác nhau. Từ sự phong phú của thực tiễn sáng tạo,
C.Mác đã đưa ra quan niệm khái quát vấn đề “sự vận động lịch sử của cái đẹp
trong một số hình thái kinh tế - xã hội”[13, tr.16].
C.Mác cho rằng, quy luật của cái đẹp gắn liền với lao động, với năng
lực bản chất của con người. Trong một xã hội mà ở đó lao động bị tha hoá, cái
đẹp không có điều kiện để phát triển. Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm
1844, C.Mác viết: “Theo những quy luật mà kinh tế chính trị học đề ra thì sự
tha hoá của công nhân trong vật phẩm của mình, biểu hiện như sau: Công
nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít; anh ta tạo ra
càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm
cách; sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt; vật
14


do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã

man... Lao động sản xuất ra những vật phẩm kỳ diệu cho những người giàu,
nhưng chính nó lại sản xuất ra bần cùng hoá công nhân. Nó tạo ra lâu đài,
nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công nhân. Nó sáng tạo ra cái
đẹp, nhưng cũng làm què quặt công nhân” [12, tr131].
Phạm trù cái đẹp liên quan đến hàng loạt các khái niệm phản ánh vẻ bề
ngoài, thuộc tính và các phẩm chất “bên trong”, gợi nên cảm xúc vô tư, không
vụ lợi trực tiếp ở con người.
Trong số các phạm trù của mỹ học, phạm trù cái đẹp giữ vị trí trung tâm.
Phạm trù cái đẹp giữ vị trí trung tâm được chế định bởi ba phương diện sau:
Phương diện thứ nhất: Trong cuộc sống thường ngày, trong lý luận nghệ
thuật – mỹ học và trong nghệ thuật. Trong cuộc sống với bản tính người của mình,
con người “nhào nặn vật chất theo những quy luật của cái đẹp” [4, tr.116], nghĩa
là khác với loài vật, con người sản xuất một cách vạn năng thoát khỏi nhu cầu thể
xác, mang tính sinh vật của mình, sản xuất theo kích thước của mọi loài và tự
do đối lập với sản phẩm của mình.
Từ thời cộng sản nguyên thủy, khi con người chế tác những công cụ lao
động đã biết trau chuốt cho những cái que, những cây gậy, mẫu xương ngày
càng trở nên nhẵn bóng, để ưa nhìn và thích dụng. Sau đó con người đã làm
nhiều việc chỉ để thỏa mãn sự nhìn ngắm, cho những rung động sâu sa trong
tâm hồn mình, như tìm kiếm những vật gì có hình thù mới lạ, bắt mắt với
những vỏ sò, cành san hô, hòn đá, kim cương, viên ngọc, vàng, bạc… Những
vật quý hiếm này mới trở thành những vật ngang giá trong trao đổi hàng hóa
và trở thành biểu tượng của quyền uy và giàu có. Rất nhiều vật dụng trở thành
vật trang trí như cung nỏ, thanh kiếm, bình rượu, vải thảm…
Ngoài hoạt động sản xuất, trong các hoạt động khác như tiêu dùng, giao
tiếp, giải trí…con người đều có xu hướng vươn tới sự tư do, hài hòa, hoàn
thiện nhằm đạt đến sự khoan khoái của tâm hồn, nghĩa là vươn tới cái đẹp
trong các hoạt động ấy theo quan niệm của mình mà anh ta tiếp nhận một
cách chủ yếu từ cộng đồng.


15


Phương diện thứ hai trong lý luận nghệ thuật, trong mỹ học: phạm
trù cái đẹp được nghiên cứu và hoàn chỉnh trước hết, từ hệ chuẩn của nó
người ta xây dựng các phạm trù mỹ học cơ bản khác.
Trong lịch sử mỹ học, có người đã hòa hiện tượng đẹp vào hiện tượng
cao cả, lại có người đối lập chúng với nhau. Thực tế thì hiện tượng đẹp và
hiện tượng cao cả đều là những hiện tượng thẩm mỹ tích cực, có tác dụng
thúc đẩy tiến bộ xã hội, phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ của các xã hội tiên
tiến, lành mạnh. Song hiện tượng cao cả thường gắn với vẻ đẹp “bên trong” –
vẻ đẹp nội dung của con người. Còn hiện tượng đẹp là hiện tượng có “quan
hệ chuyển tiếp”[4, tr.117]: mọi hiện tượng cao cả đều đẹp, nhưng không phải
mọi hiện tượng đẹp đều là cao cả. Hiện tượng đẹp mới chỉ là sự tương ứng
nào đó giữa nội dung và hình thức, sự cân đối, sự đều đặn…còn hiện tượng
cao cả tác động mạnh mẽ, thuận chiều với sự phát triển của toàn bộ xã hội.
Hiện tượng cao cả thể hiện rõ lý tưởng thẩm mỹ, tạo ra lòng tự hào, khích lệ
mọi người phấn đấu vươn lên lập chiến công dâng cho cộng đồng.
Hiện tượng bi thường gắn với nổi đau, nổi bất hạnh, chết chóc đau
thương. Tuy nhiên, đó là nổi đau, sự bất hạnh chết chóc của những con người
tốt, người chính nghĩa và cao thượng. Như vậy bản chất của hiện tượng bi là
hiện tượng đẹp của những anh hùng hy sinh vì cái cao cả. Nhân vật bi kịch
thật sự là người chấp nhận nỗi khổ đau, chấp nhận hy sinh, thất thiệt để bảo
vệ những gì tốt đẹp. Điều đó làm rung động lương tri con người, hướng con
người đi đến những giá trị đó.
Xã hội luôn luôn dựa vào tiêu chuẩn của hiện tượng đẹp để đánh giá
các hiện tượng còn lại, nhiều khi ngay cả những người luôn có ý thức hướng
thiện, luôn mong muốn hành động vì lẽ phải… Những người đó cũng mắc sai
lầm, tức ở đây đã có sự vi phạm vào các chuẩn mực đẹp. Sự vi phạm chuẩn
mực đẹp của những người tốt này nhiều khi nảy ra tiếng cười. Đó là tiếng

cười hài. Hiện tượng hài sinh ra khi có xung đột giữa hiện tượng đẹp với hiện
tượng xấu, hoặc hiện tượng xấu giả danh, ngụy trang bằng vẻ đẹp bề ngoài bị
phát hiện bất ngờ.
16


Phương diện thứ ba: đối với nghệ thuật, khát vọng vươn tới cái hoàn
thiện là nguyên nhân cơ bản và là mục đích chân chính của mọi trường phái
nghệ thuật, mọi nghệ sĩ đích thực. Những khía cạnh của cuộc sống được phản
ánh trong các tác phẩm nghệ thuật xét đến cùng đều xuất phát từ lý tưởng đẹp
của nghệ sĩ.
Theo Mác - Lênin cái đẹp có cơ sở từ các yếu tố khách quan của nó, đó
là mức độ của sự hài hòa mà biểu hiện ra cụ thể, biểu hiện ra chi tiết như sự
cân xứng, tương xứng, tương đối, hợp lý, sự vật được trải ra với một nhịp độ
tiết tấu nhất định. Nói như vậy nghĩa là hài hòa được tạo nên bởi sự thống
nhất giữa các mảng khối, số lượng, chất lượng…bên trong một sự vật nào
đấy. Cũng có thể giữa một loạt các sự vật với nhau. Đối xứng là nguyên lý cơ
bản tạo thế cân bằng. Nhìn chung đối xứng tạo ra hài hòa, mặc dù đôi khi nó
cũng trở thành cứng nhắc, khi môi trường xung quanh thay đổi.
Những yếu tố có tính khách quan này chỉ được đánh giá là đẹp khi nó
phù hợp với những trạng thái tâm lý nhất định trước số đông những người
chiêm ngưỡng, cảm thụ. Tức là chúng cũng được xem xét, đánh giá là tích
cực tùy theo những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, như tính thời đại, tính
dân tộc, tính giai cấp, tính đảng, tính nghề nghiệp, tính lứa tuổi, tính chân
thật…của chủ thể thẩm mỹ.
Trong xã hội sẽ có một nhóm người nhất định có chung một số kinh
nghiệm nào đó, chung sở thích nào đó do có chung điều kiện, hoàn cảnh sống,
mục đích sống… Vì vậy dễ cảm nhận vẻ đẹp theo cách khá tương đồng.
Mỗi dân tộc cũng do lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, ngôn ngữ, tập quán
sinh hoạt…của cá nhân quy định. Khi tiếp cận với hiện tượng này, hiện tượng

kia thuận lợi cho cuộc sống của mình hơn, rồi dần dần dẫn đến tình cảm yêu
thích những sự vật, hiện tượng đó, cuối cùng cho đó là đẹp.
Giai cấp thống trị luôn luôn đề cao vẻ đẹp uy nghi để khẳng định uy
quyền của mình đối với “kẻ dưới”. Bọn họ cũng thích những người dưới
quyền họ luôn có thái độ khuất phục, nhẫn nhịn, vâng lời, trung thành với
mình (vua, quan lại) và xem đó là “ngoan”, là “đẹp”. Còn người dưới quyền
17


khi không ý thức được nhân phẩm của mình thì để mặc cho người đời chà
đạp, khi ấy như Ăngghen đánh giá: “chấp nhận làm kẻ toi mọi”[4, tr.120].
Người có nhân cách, yêu công bằng, bình đẳng, yêu công lý lại khẳng khái
thà đau đớn, thậm chí chấp nhận cái chết chứ không sống quỳ lụy, sống nhục
nhã. Những người thuộc giai cấp này quan niệm đẹp là anh dũng chống lại
vương quyền, bảo vệ công bằng và lẽ phải.
Cái đẹp không chỉ có tính giai cấp mà còn có tính nhân loại. Cái đẹp
mang tính nhân loại thể hiện ở hình dáng tự nhiên của con người, vẻ đẹp của
cảnh vật như sông, núi, biển, trời, mây, mưa, gió, hay những gì thuận lợi cho
điều kiện sống của con người, phục vụ tốt cho con người có xu hướng được
nhiều dân tộc, nhiều cộng đồng yêu thích và cùng cho đó là đẹp.
Quan niệm về vẻ đẹp mang tính lịch sử: Tính lịch sử thể hiện rõ nhất là
vẻ đẹp của người phụ nữ được quan niệm hết sức khác nhau trong những điều
kiện lịch sử khác nhau. Trong các tác phẩm nghệ thuật bộc lộ khát vọng về
những con người đẹp, mang những nét ưu tú nhất của thời đại mình. Thời Hy
Lạp cổ đại, những người phụ nữ đẹp là người có cơ bắp đầy đặn, nở nang, thể
chất hài hòa. Thời trung cổ, những người phụ nữ được miêu tả thân hình gầy
gò, đôi má hóp sâu, đôi mắt mở rộng, khuôn mặt hình trái xoan dài. Quan
niệm này có cơ sở từ tư tưởng thống trị của tôn giáo là phải tiêu trừ những gì
sống động, tiêu trừ thể xác (nhiều người tu theo cách hành xác, khổ hạnh) và
chỉ hoài vọng về “thế giới bên kia”. Thời Phục hưng tràn ngập cảm xúc vui

sướng được làm người, cảm xúc ngất ngây trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Vì
vậy trong hội họa Phục hưng thể hiện cuồng nhiệt những người phụ nữ tràn
đầy sức sống, hơi đẫy đà, rất trần thế và hài lòng với cuộc sống.
Đến thế kỷ XIX, quan niệm của người phụ nữ đẹp là những người có
thân hình mảnh mai, với đôi bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn. bởi vì lúc này những
người phụ nữ không cần lao động nặng nhọc, do vậy vẻ đẹp tao nhã, mảnh dẻ
là phù hợp. Trong khi đó những giới phụ nữ nông dân đẹp phải là những
người có vóc dáng chắc chắn, “má đào”.

18


Sự vật hiện tượng được đánh giá là đẹp phải diễn ra hoặc được phản
ánh một cách chân thực, đúng đắn. Nghĩa là nó không phải giả dối. Sự chân
thực, đúng đắn này không đồng nhất với chân lý trong triết học, nó không
nhất thiết phản ánh chính xác hiện thực khách quan mà chủ yếu phải phù hợp
với quan niệm của xã hội, dư luận cộng đồng. Nhưng các quan niệm, dư luận
nói trên không trái ngược với hiện thực, mà phải vận động theo xu thế, theo
logic của lịch sử và phải chứa đựng một số mặt, một số khía cạnh của chân lý
khách quan. Như vậy, có nhiều hiện tượng mặc dù có thật vẫn không được
đánh giá là đẹp; ngược lại, những hiện tượng đánh giá là đẹp không có nghĩa
là có thật hoàn toàn. Sự vật được đánh giá là đẹp phải phù hợp với biểu tượng
tích cực của con người về nó.
Đối tượng được đánh giá là đẹp ở trong một chừng mực nhất định phải
có sự thống nhất với điều thiện hoặc ít nhất không bị đánh giá là ác, tức không
làm hại đến cuộc sống bình yên của cá nhân và xã hội. Trước đối tượng bản
thân mình đánh giá là đẹp, người cảm thụ thường trong trạng thái hân hoan,
vui sướng, thích thú một cách vô tư trong sáng. Song như vậy không có nghĩa
tình cảm với các sự vật đẹp tách rời hoàn toàn khỏi những nhu cầu và đòi hỏi
của thực tiễn. Về sâu xa, nó là sự kết tinh của những tình cảm nhân loại về các

hiện tượng đẹp. Những tình cảm ấy nảy sinh trong quá trình lao động: người
ta thấy sự gắn bó giữa cái đẹp với sự tiện ích, làm cho sự vật được tiện lợi
nghĩa là làm cho sự vật đẹp. Trong thời đại ngày nay, có thể rất nhiều người
không tham gia lao động trực tiếp, họ có thể không nhận biết sự tiện ích của
các đồ vật như là sự kết tinh của sức lao động, như những sự vật đẹp đối với
họ ít nhất không đe dọa cuộc sống mà thông thường làm cho cuộc sống của
con người thấy dễ chịu hơn.
Là một phạm trù mỹ học, cái đẹp có tính lịch sử cụ thể, nghĩa là nó có
thể bị khúc xạ trong những điều kiện lịch sử xã hội, giai cấp, nghề nghiệp, dân
tộc, giới tính, lứa tuổi của những người đánh giá. Cảm quan của người đánh

19


giá càng phù hợp với xu thế của tiến bộ xã hội bao nhiêu thì cách đánh giá
càng có tính tích cực bấy nhiêu.
Như vậy, “cái đẹp là phạm trù mỹ học trung tâm, phản ánh giá trị
thẩm mỹ tích cực ở các sự vật hiện tượng mang lại khoái cảm vô tư, trong
sáng cho con người”[4, tr.125].
Nói đến biểu hiện của cái đẹp tức là nói đến các sự vật, hiện tượng
được đánh giá là đẹp, cũng có nghĩa là các vẻ đẹp cụ thể. Vì vẻ đẹp được cảm
nhận chủ yếu qua các giác quan thị giác và thính giác, nên nơi nào các giác
quan với tới được, nơi đó có biểu hiện của cái đẹp. Để dễ nhận biết, có thể
phân ra 3 lĩnh vực biểu hiện như sau:
Cái đẹp trong tự nhiên:
Nói tới cái đẹp trong tự nhiên là nói tới những cái đẹp mà tạo hóa sinh
ra, tồn tại một khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người. Đó là cái đẹp thuộc về thế giới tự nhiên vô sinh, nói như Bác Hồ nói
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp; Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông…”.
Nó cũng bao gồm những cái đẹp của thế giới hữu sinh như cây cỏ, chim

muông, cầm thú…, trong đó cái đẹp tự nhiên của hình thể con người cũng là
một lần ân huệ mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.
Thế giới tự nhiên quanh ta đa dạng bao nhiêu thì sự hiện hữu của cái
đẹp cũng phong phú bấy nhiêu. Bởi vậy, nếu xét về sự phong phú và đa dạng
thì có thể nói rằng không có cái đẹp trong lĩnh vực nào có thể sánh nổi với tự
nhiên. Đặc trưng thẩm mỹ của cái đẹp trong lĩnh vực này được biểu hiện qua
những thuộc tính vật chất của sự vật, hiện tượng như hình dáng, màu sắc,
đường nét, âm thanh…được cấu tạo một cách cân đối, hài hòa với một mức
độ và tỉ lệ hợp lí, có khả năng tác động trực tiếp lên các giác quan của con
người và gây nên những xúc cảm thẩm mỹ. Ngoài ra, cái đẹp trong tự nhiên là
cái có năng lực biểu hiện sức sống trường tồn và sự phát triển, là cái không
gây hại hay đe dọa con người, có khả năng gợi cho con người thấy bản chất
chân chính của mình. Nó còn là cái con người tìm thấy sức mạnh sáng tạo,

20


gợi nên ở con người những rung động thẩm mỹ, những cảm xúc mê say, tích
cực, khiến con người khát vọng và yêu đời, muốn cống hiến cho đời.
Trong đời sống thẩm mỹ của con người, cái đẹp trong tự nhiên có vai
trò vô cùng quan trọng. Nếu mỹ học duy tâm phủ nhận cái đẹp trong tự nhiên
thì trái lại, mỹ học duy vật không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái
đẹp trong tự nhiên mà còn coi đây là nguồn gốc, là nơi bắt đầu của mọi cái
đẹp. Nhờ có thế giới tự nhiên mà con người mới có xúc cảm về cái đẹp, ý
niệm về cái đẹp. Khi đã có ý thức về cái đẹp, con người sáng tạo ra những cái
đẹp mới theo tiêu chuẩn và mong muốn của mình. Đặt biệt, đối với nghệ
thuật, vẻ đẹp đa dạng của thế giới tự nhiên luôn luôn là nguồn cảm hứng, là
đề tài bất tận cho thơ ca, nhạc, họa…
Cái đẹp trong xã hội:
Nếu cái đẹp trong tự nhiên là sản phẩm khách quan của tạo hóa thì cái

đẹp trong xã hội lại là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người. Vì rằng
hoạt động thực tiễn của con người là vô cùng phong phú nên trong đời sống xã
hội cái đẹp cũng được biểu hiện dưới muôn hình nghìn vẻ khác nhau. Chỉ cần
nhìn vào thế giới quanh ta, ta có thể thấy cái đẹp bộc lộ ngay trong những cái
bình thường nhất, từ những vật dụng nho nhỏ hàng ngày đến những công trình
đồ sộ. Đó là những sản phẩm do bàn tay và khối óc con người làm ra theo thước
đo của sự hoàn thiện và tính lý tưởng. Cái đẹp cũng có mặt trong các hoạt động
đa dạng của con người từ vui chơi giải trí cho đến các hoạt động lao động sản
xuất, đấu tranh xã hội và các mối quan hệ phức tạp khác của con người. Trong
lĩnh vực này, cái đẹp chịu sự chi phối trực tiếp bởi các quan điểm chính trị, đạo
đức và không xa rời những chuẩn mực chung của xã hội – thực tiễn nhất định.
Đặt biệt, bản thân con người với sự hài hòa giữa hình thể bên ngoài với thế giới
tinh thần bên trong là một nhân tố quan trọng làm nên cái đẹp của xã hội.
Chính vì không tách rời các hoạt động thực tiễn của con người nên
trong cuộc sống hàng ngày, cái đẹp bị lẫn lộn trong muôn vàng những cái
bình thường khác khiến ta nhiều khi rất khó nhận ra. Bởi vậy, mỗi người cần
phải biết cách nhận ra những cái đẹp trong cuộc sống, và hơn thế nữa, còn cần
21


phải nỗ lực, tự giác và chủ động tạo ra những cái đẹp, bởi sự tồn tại phổ biến
của cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội chính là một
thước đo trình độ văn minh của xã hội.
Cái đẹp trong nghệ thuật:
Cái đẹp trong nghệ thuật có những nét khác so với cái đẹp trong tự
nhiên và trong xã hội. Trước hết đó là sự phản ánh một cách chân thực những
cái đẹp của cuộc sống. Bởi vậy, có thể nói rằng cái đẹp trong nghệ thuật có
mối quan hệ mật thiết với cái đẹp trong cuộc sống, đó là quan hệ giữa cái
phản ánh và cái được phản ánh. Do đó, chúng không những không đối lập mà
còn thống nhất với nhau. Tuy nhiên, do nghệ thuật là một lĩnh vực chuyên

môn hóa trong việc sản xuất ra cái đẹp, nên dù thống nhất nhưng cái đẹp
trong nghệ thuật hoàn toàn không đồng nhất với với cái đẹp trong tự nhiên
cũng như trong các sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra. Sự không
đồng nhất ấy được khẳng định qua những đặc điểm mà chỉ có cái đẹp trong
nghệ thuật mới có.
Trước hết so với cái đẹp trong các lĩnh vực khác, cái đẹp trong nghệ
thuật là cái đẹp điển hình. Không phải ngẫu nhiên khi mà cuộc sống quanh ta
không thiếu những cái đẹp nhưng con người vẫn không thôi tìm đến với nghệ
thuật để thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp. Chính những cái đẹp điển hình là một
trong nhiều lý do tạo ra sực hấp dẫn của nghệ thuật. Chỉ một con đường
ngoằn ngoèo trên dốc núi, một mái nhà tranh phảng phất khói lam chiều, một
buổi lao động tát nước đêm trăng, một bà mẹ già nua, khắc khổ như bao bà
mẹ trong cuộc đời, một cô thiếu nữ chân quê… qua bàn tay và khối óc của
người nghệ sĩ nhào nặn lại đã trở thành những cái đẹp, nên thơ, hấp dẫn đi vào
lòng người. Từ vô số những cái đẹp cụ thể, cá biệt, tản mạn khắp nơi trong cuộc
sống, người nghệ sĩ đã gom nhặt, chắt lọc, tinh luyện nên những cái đẹp mới. Đó
là những cái đẹp hoàn chỉnh và điển hình, trong đó chứa đựng những nét chủ
yếu, bản chất, tiêu biểu cho những cái đẹp cùng loại trong cuộc sống. Có học giả
phương tây thừa nhận rằng: “mãnh lực của nghệ thuật là như vậy: một khuôn
mặt tự nó không có gì đặt biệt cả, qua nghệ thuật đã có một ý nghĩa chung, tất
22


cả mọi người đều thấy hay, và con người mà sinh thời không ai chú ý, nhờ họa sĩ
với ngòi bút của mình đã mang lại cho người đó một cuộc đời mới, khiến bây
giờ bao nhiêu con mắt ngắm nhìn” [3, tr.86].
Như vậy, có thể nói nghệ thuật đã làm biến đổi hoàn toàn giá trị của sự
vật, khiến cho những cái bình thường, quen thuộc khi vào nghệ thuật càng trở
nên mới lạ, khác thường, cái không đẹp cũng trở nên đẹp, cái vốn dĩ đã đẹp
lại càng nổi bật và hấp dẫn hơn. Phép mầu của nghệ thuật chính là ở chỗ nó

đã thực hiện một bước “nhảy vọt”, một sự “siêu thoát”, vượt lên khỏi mọi cái
vụn vặt, tầm thường của cuộc sống, tách cái đẹp khỏi sự ràng buộc bởi những
yếu tố thực dụng, tạo nên một khoảng cách giữa cái đẹp và cuộc sống hàng ngày.
Một đặc điểm khác là cái đẹp trong nghệ thuật không đồng nhất với cái
đẹp trong tự nhiên và cũng khác so với cái đẹp trong sản phẩm con người làm
ra. Đó chính là tính biểu cảm của cái đẹp trong nghệ thuật.
Bất cứ cái đẹp nào được nghệ thuật được nghệ thuật miêu tả và tái hiện
thì đều gắn liền với nó là một thái độ, cảm xúc, tình cảm mà người nghệ sĩ gửi
gắm trong đó. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cho người đời cảm
nhận rất rõ rằng mỗi cảnh sắc thiên nhiên đều chứa đựng những nỗi niềm
riêng tư, thầm kín của con người. Trong cái dịu dàng, êm ả của buổi hoàng
hôn hình như có cả sự quyến luyến, vấn vương lòng người; trong cái phập
phồng, rạo rực của mùa hè cho ta nhận ra tâm trạng náo nức, say mê của con
người.v.v.
Như ngay cả khi miêu tả những cái đẹp của tự nhiên người nghệ sĩ
cũng không thể không lồng vào đó tâm hồn, tình cảm của mình. Nói cách
khác, ở đây, người nghệ sĩ đã thổi hồn mình vào đối tượng, khiến cho cái đẹp
trong nghệ thuật không còn vô tư, khách quan, ngẫu nhiên như vẻ đẹp tự
nhiên vốn có của nó như trong tự nhiên. Điều này lý giải tại sao cùng một đối
tượng phản ánh nhưng các nghệ sĩ khác nhau lại cho ra đời những cái đẹp
không giống nhau. Đó cũng là lí do để xem cái đẹp trong nghệ thuật cũng là
một loại thông điệp chứa đựng những thông tin về đời sống.

23


Khi nói cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp có dụng ý, có mục đích thì
điều đó cũng còn có nghĩa là cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ đơn thuần là
cái đẹp về hình thức mà đó là những cái đẹp có tính nội dung. Nói khác đi, cái
đẹp trong nghệ thuật là sự thống nhất giữa hai mặt nội dung – hình thức. Ở

đây, bất cứ yếu tố nào của hình thức cũng điều liên quan đến nội dung, đều
làm biểu hiện một mặt của nội dung nào đấy. Do vậy, nếu chỉ thay đổi một
yếu tố của hình thức cũng đủ kéo theo sự thay đổi về nội dung. Về phương
diện này, nếu đem so sánh cái đẹp trong nghệ thuật với cái đẹp khác trong tự
nhiên hay những sản phẩm vật chất do con người làm ra sẽ có sự khác biệt rõ
rệt. Đối với những cái đẹp trong tự nhiên, con người hoàn toàn có thể cải tạo
lại theo ý mình, hoặc bù đắp những khiếm khuyết để nó có thể trở nên đẹp
hơn. Con người có thể thay đổi màu vẻ bên ngoài mà không làm ảnh hưởng gì
đến chức năng, công dụng của nó, bởi trong những trường hợp này, cái đẹp
của hình dáng, màu sắc không mang tính nội dung, tự nó không nhằm nói lên
một điều gì cả. Trong nghệ thuật thì khác, một gam màu trong hội họa, một
âm thanh trong âm nhạc, một bước đi trong điệu múa, một từ ngữ trong văn
học.v.v..đều gắn liền với chức năng biểu hiện một nội dung nhất định. Vì vậy,
không thể thay đổi dù chỉ một yếu tố nhỏ của hình thức mà lại không làm ảnh
hưởng đến nội dung của nó.
Do đó, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong sáng tạo nghệ thuật,
người nghệ sĩ rất chú trọng trong việc lựa chọn, trau chuốc, gọt giũa các yếu
tố hình thức để nó không chỉ đẹp mà còn có khả năng biểu đạt một cách sâu
sắc những điều cần nói.
Như vậy, mặc dù phản ánh những cái đẹp trong hiện thực nhưng cái
đẹp trong nghệ thuật lại không đồng nhất với những cái đẹp trong tự nhiên
hay trong đời sống xã hội, bởi nó là sản phẩm độc đáo của một hoạt động
sáng tạo có mục đích, trong đó in đậm dấu ấn của tài năng, cá tính sáng tạo và
thế giới tinh thần của người sáng tạo ra nó. Để chiếm lĩnh được những cái đẹp
ấy, đòi hỏi con người phải có một thị hiếu nghệ thuật phát triển, phải được
giáo dục về nghệ thuật.
24


Trên là lý luận chung về cái đẹp, song trong lý luận mỹ học của mình,

Mác - Lênin có đề cập đến tiêu chí về vẻ đẹp ở con người.
1.2.2. Những tiêu chí của vẻ đẹp con người
Cái đẹp nói chung được thể hiện ở 3 lĩnh vực: trong tự nhiên, trong xã
hội và trong nghệ thuật, trong đó vẻ đẹp của con người được kết từ cái đẹp
trong tự nhiên và cái đẹp trong xã hội. Con người vừa mang đặc tính của tự
nhiên, là một thực thể trong tự nhiên nên cái đep trong tự nhiên biểu thị cho
cái đẹp về hình thức; và ngoài đặc tính tự nhiên – sinh học, con người còn có
đặc tính xã hội, đây là đặc tính làm cho con người khác con vật, đặc tính xã
hội biểu trưng cho cái đẹp về nội dung của con người. Vậy vẻ đẹp của con
người là gì?
Vẻ đẹp của con người là sự kết hợp hài hòa giữa nội dung với hình thức.
1.2.2.1.Vẻ đẹp hình thức của con người
Cũng như bên trên có đề cập, vẻ đẹp tự nhiên của con người đó là sự
biểu hiện vẻ đẹp hình thức, trong vẻ đẹp hình thức được chia ra thành hai loại:
Thứ nhất “Hình thức thuần tuý”: là dáng vẻ bề ngoài của con người,
là cái hình thể, sắc diện, âm sắc. Một người được gọi là đẹp khi hình thể của
họ không phải quá to hay quá nhỏ, nó còn phụ thuộc đó là nam giới thì có
những chuẩn như thế nào, nữ giới thì ra sao. Ngoài ra cái đẹp hình thức thuần
túy còn đòi hỏi con người phải có một cơ thể hoàn thiện, nó không chỉ có đầy đủ
những bộ phận mà còn có một trật tự sắp xếp một cách cân đối, hài hòa hợp lý,
thể hiện ra bên ngoài một sức sống xung mãng, khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn các
yếu tố nữa kết hợp như: tóc, lông mày, lông mi, mắt, mũi, miệng, môi, cằm, gò
má, trán…hòa điệu với nhau để tạo nên vẻ đẹp hình thức thuần túy.
Đôi lông mày thể hiện ra nét đẹp quân tử của người đàn ông, nét đẹp
hiền lành của người phụ nữ; cái trán thể hiện sự thông minh, nhanh trí của
từng người; cái miệng cười thể hiện sự duyên dáng, dễ thương của người phụ
nữ… Ngoài ra màu da, khuôn mặt hay còn gọi đó là sắc diện, âm sắc phải hòa
quyện với nhau tạo nên một “hình thức thuần túy” hoàn hảo.

25



×