Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phiếu mô tả dạy học tích hợp môn Toán 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

PHIẾU MÔ TẢ
HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
CHỦ ĐỀ
MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH

TRƯỜNG :
THCS TÍCH SƠN
TỔ :
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ XUÂN HOÀN
SỐ ĐIỆN THOẠI :
EMAIL :

0978023942



Năm học: 2015 - 2016


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học
CHỦ ĐỀ

MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
2. Mục tiêu dạy học


a. Kiến thức: Sau bài học học sinh đạt được:
* Môn Toán
- Giải được các bài toán thực tế áp dụng tính chất của đại lượng tỷ lệ thuận,
đại lượng tỷ lệ nghịch, tính chất của dãy tỷ số bằng nhau.
- Phân tích và giải được các bài toán đại số có nội dung hình học.
* Môn Sinh học
- Học sinh hiểu được vai trò của thực vật góp phần điều hòa không khí.
+ Lớp 6: Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa không khí.
Bài 47:Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước.
Bài 21: Sự Quang hợp của cây xanh
- Học sinh hiểu được tác dụng của việc tiết kiệm tài nguyên nước.
+Lớp 9:Bài 58: Sử dụng hợp lí Tài nguyên Thiên nhiên.
* Môn công nghệ
- Học sinh hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động,nguyên lý làm việc
và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động.
+Lớp 8: Bài 29: Truyền chuyển động.
* Môn Địa lý
- Học sinh nắm được Vị trí, giới hạn, hình dạng của lãnh thổ Việt Nam.
+ Lớp 8: Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng của lãnh thổ Việt Nam.
- Giáo dục môi trường. Hiểu thêm được một số thông tin về những vấn đề xã
hội hiện nay thông qua các bài tập thực tế.
2


b. Kỹ năng
*Môn Toán
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Đại số - Số học, lồng ghép Giáo dục môi
trường, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc để giải các bài toán
hai đại lượng tỉ lệ thuận,hai đại lượng tỉ lệ nghịch .
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và

hiểu biết về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Rèn thành thạo kỹ năng lập tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau.
* Môn Địa lý
- Học sinh rèn kỹ năng sử dụng bản đồ đã được học ở lớp 6.
*Môn công nghệ
- Học sinh biết tính tỉ số truyền.
* Môn Giáo dục công dân
- Học sinh rèn kỹ năng thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
+ Lớp 6: Bài 3. Tiết kiệm
Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện tham gia giao thông đúng quy định.
+ Lớp 6: Bài 14:Thực hiện trật tự, an toàn giao thông.
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, lòng say mê môn học.
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
-Hiểu được tác hại vô cùng to lớn của thuốc lá để tuyên truyền mọi người hãy
từ bỏ thuốc lá.
- Thấy được những khó khăn trong cuộc sống khi thiếu nước sinh hoạt, từ đó
có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch,bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc trồng và chăm sóc cây xanh
đảm bảo cuộc sống trong lành, tạo cảnh quan Xanh-Sạch-Đẹp.
- Có ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông.
- Hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào
dân tộc và trách nhiệm của bản thân gìn giữ mảnh đất thiêng liêng này.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
- Học sinh trường THCS Tích Sơn - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
3


+ Số lượng : 30 học sinh

+ Số lớp

: 01 lớp

+ Khối lớp : Khối 7
* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã theo học dự án:
- Học sinh đã học về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch nên trước
khi vào học chuyên đề của dự án , học sinh đã được làm nhiều dạng bài tập, các
bước giải là thành thạo. Học sinh cũng đã được rèn kỹ năng áp dụng tính chất
của dãy tỉ số bằng nhau, kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay. Ngoài ra, nội dung
tích hợp của các môn học vào dự án các em đa số đã được học, các vấn đề xã hội
thì liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của các em nên các em giải các
bài tập không gặp nhiều khó khăn.
4. Ý nghĩa của bài học.
a. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến
thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số bài toán thực tế gặp
trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn
học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng để giải đối với
các bài toán khác.
b. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Học sinh có kỹ năng tính toán, giải quyết vấn đề nhanh và chính xác.
- Học sinh có thêm sự hiểu biết tác hại vô cùng to lớn của thuốc lá để tuyên
truyền mọi người hãy từ bỏ thuốc lá.
- Học sinh gắn trách nhiệm của bản thân và mọi người trong việc trồng và
chăm sóc cây xanh đảm bảo cuộc sống trong lành, tạo cảnh quang xanh-sạch
đẹp.
- Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành sử dụng tiết kiệm nước sạch và các
nguồn tài nguyên.

- Có ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông.
- Có ý thức giữ gìn sự độc lập dân tộc, xây dựng nước Việt Nam ngày càng
giàu đẹp, văn minh, tiên tiến.
5. Thiết bị dạy học,học liệu.
a. Thiết bị dạy học
- Các hình minh họa.
4


- Máy vi tính, máy chiếu, máy tính cầm tay, bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ, giấy
A3, A0.
b. Học liệu
- Một số hình ảnh về một số bệnh do thuốc lá gây ra,hình ảnh về sự lãng phí
nước sạch và sự thiếu thốn về nguồn nước, hình ảnh về học sinh trồng cây, hình
ảnh về an toàn giao thông, hình ảnh về bản đồ đất nước Việt Nam cùng những
hình cảnh đẹp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
- Một số thông tin về một số bệnh do thuốc lá gây ra, thông tin về sự cần thiết
của nước sạch và sự thiếu thốn về nguồn nước, thông tin về vai trò của cây xanh
đối với cuộc sống con người, thông tin về một số quy định về mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông,thông tin về vị trí địa lí và lãnh thổ đất nước Việt Nam.
Tác hại của thuốc lá.
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút
thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng
đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế,
kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên
truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người
Mỗi năm có gần 6 triệu người trên thế giới chết vì thuốc lá, trong đó 10%
(hơn 600.000 người) hút thuốc lá thụ động. Theo dự báo, thuốc lá sẽ giết chết
đến 8 triệu người vào năm 2030, trong đó hơn 80% sống ở các nước thu nhập

thấp và trung bình.
Việt Nam là nước có tỉ lệ nam giới sử dụng thuốc lá rất cao so với các
nước trên thế giới khi có tới 47,4% người trưởng thành hút thuốc (nữ là 1,4%).
Hút thuốc làm tăng tỉ lệ tử vong 30%-80%. Hút một điếu thuốc, cuộc sống mỗi
người mất đi 5,5 phút. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn
người không hút 5-8 năm
Tác dụng của nước sạch đối với cuộc sống con người.
Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn để
duy trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây. Sinh vật không có nước sẽ không thể
sống nổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại. Nước là vô cùng
quan trọng và hãy lưu ý tới vai trò của nó đối với sức khỏe của bạn. Con người
cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nều không sức khỏe sẽ bị
ảnh hưởng. Nhưng nước mà các bạn uống hàng ngày có đảm bảo được là nước
sạch không? Sự cần thiết của nước sạch đối với đời sống con người như thế nào?
Vì sao nước và môi trường bị ô nhiễm? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người
như thế nào?
5


Nước sạch là yếu tố quan trọng kéo dài tuổi thọ con người. Nguồn nước
sạch không phải dồi dào như chúng ta vẫn nghĩ. Trên thực tế có tới 97,2% nguồn
nước trên trái đất là nước mặn, còn lại 2,15% là băng vĩnh cửu và chỉ có 0,65%
là nguồn nước dành cho con người khai thác. Khi đời sống xã hội tăng cao cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thì nguồn nước này vốn đã khan
hiếm nay lại ngày càng thiếu trầm trọng hơn, con người đang thực sự đối mặt
với nguy cơ thiếu nước trong tương lai không xa và vẫn chưa có biện pháp hữu
hiệu để giải quyết.
Nguồn nước nhiễm bẩn là một nguy cơ khác cũng vô cùng nguy hiểm:
chất thải, chất hữu cơ khó hòa tan cùng với sự ô nhiễm đã khiến nguồn nước
sạch ngày càng trở nên quý hiếm và khó sản xuất. Nước mang lại cho bạn các

khoáng chất cần thiết, nhưng nó cũng ẩn chứa trong đó những tạp chất và kim
loại nặng độc hại (Nitrat, Nitrit, Asen, Chì, Thủy ngân, Benzen, Xynua…) cùng
với vô vàn những vi khuẩn/virus nguy hiểm (E-coli, Streptococci, Clostridia,
Adenovirus, Rheovirus…). Nếu không có các biện pháp xử lý nguồn nước tích
cực, con người sẽ phải liên tục đối mặt với dịch bệnh, độc tố và tuổi thọ sẽ
không thể kéo dài. Trẻ em nếu bị nhiễm độc hoặc dịch bệnh sẽ khiến tương lai
của thế giới không thể bền vững.
Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước .
- Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông
làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do
sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất,
hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông,
hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất
gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…
- Ô nhiễm do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và
cuộc sống con người. Trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác),
chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí.
Nước ô nhiếm ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
Các bệnh về đường ruột; các bệnh về da, các bệnh ung thư, các dị tật bẩm sinh;
các bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, cao huyết áp do ô nhiễm vi sinh vật, hóa
chất bảo vệ thực vật và trong chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn liên tục
trong đất, nước, không khí và môi trường.
Tác dụng của cây xanh.
Trước hết, hệ thống cây xanh có có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt
trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông

6


qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió nên nó có tác

dụng cải thiện khí hậu.
Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2,
ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng
chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế
tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành.
Chưa nói đến lợi ích mà nhiều loại cây cối mang lại cho con người nguồn
thực phẩm dinh dưỡng dồi dào như : Hoa, quả, lá, thân.. thậm chí cả rễ
Thì cây cối còn mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho con người ;
Nguồn cung cấp Oxy chủ yếu cho cho con người. Ở những nơi cây cối
phủ xanh tươi tốt, ở đó con người luôn khỏe mạnh và sống lâu.
Có thể tạo cho khung cảnh thiên nhiên đẹp càng nên thơ mộng và sống
động .
Là tặng vật thiên nhiên cho nhân loại, nuôi sống vạn vật bằng cả chính nó,
và nhờ vậy mà con người mới có nguồn động vật phong phú và vô tận, nếu biết
giữ gìn và phát triển nó .
Làm giảm nhiệt năng tỏa ra từ mặt trời xuống đất, tán cây có thể là nơi
mát lành trong những chiều hè oi ả. Cây cối cũng làm giảm những tác nhân gây
hại cho con người như : Giảm ô nhiễm, giảm sự sụt lở đất, giảm ảnh hưởng của
những cơn bão từ, hạn chế sự ảnh hưởng của thiên tai bão lũ .
Là nguồn thuốc thiên nhiên vô tận giúp cho con người bảo tồn sức khỏe,
chữa trị bệnh tật ..
Là nguồn nhiên liệu ôn hòa cho con người dùng, là nguồn vật liệu dựng
nên những công trình kiến trúc cổ kính, những căn nhà thoáng mát... và còn
nhiều những lợi ích khác nữa. Nếu hôm nay chúng ta không biết bảo bảo vệ và
gìn giữ mầu xanh của thiên nhiên, đó là chúng ta đang tự hủy hoại mình ngày
mai . Chiến tranh có thể cướp đi sinh mạng của triệu triệu con người. Nhưng
mầu xanh của cây cối là 1 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tồn của
cả nhân loại .
Thông tin về An toàn giao thông
Trong những năm gần đây, xe đạp điện, xe máy điện là phương tiện giao

thông được sử dụng phổ biến. Với ưu điểm là gọn nhẹ, giá thành phải chăng,
không cần giấy phép lái xe, độ linh hoạt cao, với nhiều thiết kế đa dạng, thời
trang nên đối tượng sử dụng phương tiện này đa số là học sinh, sinh viên. Bên
cạnh những tiện ích của xe đạp điện, xe máy điện mang lại thì thực trạng học
sinh, sinh viên điều khiển xe đạp điện, xe máy điện tham gia giao thông không
7


đội mũ bảo hiểm, vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông là rất phổ biển,
tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Trường hợp đi xe đạp điện mà người điều kiển không đội mũ bảo hiểm
đúng cách sẽ bị lực lượng chức năng xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 31,
Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo
hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe
máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Thông tin về vị trí, giới hạn,hình dạng của lãnh thố Việt Nam
* VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của
khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên
biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.
Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 023’Bắc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang,
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’Bắc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh
Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đông tại xã Sín Thầu, huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh,

tỉnh Khánh Hòa.
Ở ngoài khơi, còn có đảo Trường Sa và Hoàng Sa đảo kéo dài trên Biển
Đông.
Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7
* PHẠM VI LÃNH THỔ:

a) Vùng đất:
Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích là 331.212 km2.
Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền (đường biên giới
Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400 km, Việt Nam – Lào dài gần 2100 km,
Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100km).
Đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà
Tiên (Kiên Giang).

8


Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần
đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà
Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
b) Vùng biển:
Vùng biển của nước ta bao gồm:
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng
12 hải lí (1 hải lí = 1852m).
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho
việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.
c) Vùng trời:
Là khoảng không gian không giới hạn độ bao trùm lên trên lãnh thổ nước
ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới

bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp
tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng
và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa quan
trọng trong Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.Vì thế,
khi có những kẻ thù nhăm nhe xâm lước nước ta, một mặt chúng ta cần sáng
suốt tránh âm mưu đen tối của kẻ thù, mặt khác đoàn kết chống lại để giữ gìn
hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ.
c. Ứng dụng công nghệ thông tin.
Sử dụng phần mềm Microsoft Word để tiến hành soạn thảo văn bản
Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint 2007, để trình chiếu giúp cho
bài giảng được sinh động, tiết kiệm thời gian giảng bài, học sinh có hứng thú
học tập và nhớ bài sâu hơn.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học, đối với chuyên đề “ Đại
lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch) cụ thể tôi cần thay đổi một số bài tập
trong SGK đã nêu ra, thay vào đó một số bài tập có liên quan đến các môn học
khác như môn Sinh hoc,Văn học,những vấn đề cấp bách trong đời sống hiện
nay.... Để giải được các bài toán này học sinh cần nắm được các kiến thức liên
môn nói trên. Ngoài ra tôi còn đưa một số bài toán liên quan đến giáo dục môi
trường, an toàn giao thông. Cụ thể:
9


Hoạt động của GVvà HS

Nội dung

Gv vào bài:

Trong tiết học này các em luyện tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ
nghịch với các bài toán có liên quan đến những môn học khác như: Văn học, Địa lí,
Sinh học, công nghệ... và bài tập có nội dung thực tiễn. Thông qua các bài tập các
em được củng cố kiến thức ở một số môn học và có thêm hiểu biết về đời sống xã
hội, kỹ năng sống.
*GV: Cho HS quan sát một số hình
ảnh
*GV giới thiệu:Ai cũng biết hút thuốc
lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ
người hút thuốc lá đang có xu hướng
tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Mặc dù
trên các bao thuốc lá đều có những
hình ảnh và lời cảnh báo những tác hại
do thuốc lá gây ra dường như người
hút vẫn coi thường. Chúng ta cùng tìm
hiểu tác hại của thuốc lá qua bài tập
sau:

Bài tập 1: Theo nghiên cứu khi hút 1
điếu thuốc lá làm giảm tuổi thọ đi 5,5
phút, hỏi trung bình 1 người mỗi ngày
hút hết1 bao (20 điếu) sẻ giảm tuổi thọ
đi bao nhiêu giờ ? (làm tròn đến số
thập phân thứ nhất)

Bài giải
Gọi số thời gian gian giảm tuổi thọ của
người khi hút hết 1 bao thuốc lá (20 điếu)
là a ( đơn vị: giờ,a >0)


Vì số điều thuốc là và thời gian giảm giảm
tuổi thọ là hai đại lượng tỷ lệ thuận nên ta
GV: Trước tiên, các em hãy xác định
có:
các đại lượng tham gia vào bài toán là
1 5,5
gì ?
=
20 a
HS trả lời: Hai đại lượng tham gia vào
bài toán là số điếu thuốc lá và thời gian ⇒ a = 5,5 . 20
bị giảm tuổi thọ.

⇔ a = 110 (phút)

10


Chúng có mối quan hệ gì với nhau?

⇔ a ≈
1,8 (giờ)(Thỏa mãn ĐK của ẩn)

HS trả lời : Chúng là hai đại lượng tỷ Vậy nếu 1 người hút một ngày hết 1 bao
lệ thuận.
thuốc thì sẽ giảm tuổi thọ của mình đi
khoảng 1,8 giờ
GV hướng dẫn HS phân tích.
Đại lượng


Số
điếu Thời gian
thuốc lá
giảm

Giá trị

1

5,5

20

a

TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Từ bảng và tính chất của hai đại lượng
tỷ lệ thuận ta lập được tỷ lệ thức nào?
HS trả lời:

1 5,5
=
20 a

GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS
hoạt động nhóm, điền vào chỗ trống
theo nội dung bài ra.
HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào

phiếu học tập. Đại diện nhóm dán kết
quả lên bảng.
HS trao đổi và nhận xét kết quả của
nhóm khác
-GV kết luận, cho điểm và khen nhóm
có kết quả nhanh và chính xác nhất.
*GV Tích hợp môn Văn:”Ôn dịch
thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng
của loài người còn nặng hơn cả
AIDS!”(Trích SGK Ngữ Văn 8: Bài
12:Ôn dịch thuốc lá).
Mỗi năm có gần 6 triệu người trên thế
giới chết vì thuốc lá, trong đó 10%
(hơn 600.000 người) hút thuốc lá thụ
động. Theo dự báo, thuốc lá sẽ giết
chết đến 8 triệu người vào năm 2030,
trong đó hơn 80% sống ở các nước
thu nhập thấp và trung bình.
Việt Nam là nước có tỉ lệ nam giới sử
11


dụng thuốc lá rất cao so với các nước
trên thế giới khi có tới 47,4% người
trưởng thành hút thuốc (nữ là 1,4%).
Hút thuốc làm tăng tỉ lệ tử vong 30%80%. Hút một điếu thuốc, cuộc sống
mỗi người mất đi 5,5 phút. Tuổi thọ
trung bình của người hút thuốc lá ngắn
hơn người không hút 5-8 năm. (Báo
người lao động)


PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ

*GV: Thuốc lá gây ra những tác hại
gì?
HS trả lời: Thuốc lá gây ra những tác
hại sau:
-Tổn thương răng lợi.
-Rụng tóc, đục thủy tinh thể.
-Bệnh tim mạch.
-Sảy thai hoặc thai nhi kém phát triển.
-Ung thư vòm họng, ung thư phổi.
* GV: Chiếu các hình ảnh tác hại của
thuốc lá.
*GV: Là học sinh em sẽ làm gì để loại
trừ những hậu quả của thuốc lá.
HS trả lời:
- Khuyên mọi người hãy giảm hút
thuốclá.
- Khuyên và giúp đỡ người cai nghiện
thuốc lá.
- Hãy kiên quyết nói không với thuốc
lá khi chưa từng hút.
- Hãy để môi trường xung quanh
không khói thuốc lá.
*GV: Chiếu một số hình ảnh loại trừ
tác hại của thuốc lá.

12



*GV: Cho học sinh quan sát một số
hình ảnh.
*GV giới thiệu: Trong cuộc sống hàng
ngày, một nguồn tài nguyên không thể
thiếu là nước sạch, vậy các em đã làm
những gì để bảo vệ và tiết kiệm nguồn
nước? Chúng ta cùng nghiên cứu bài
toán sau:

Bài giải
Bài tập 2: Trong tháng 9 nhà bạn An
dùng hết 25 m3 nước phải nộp Gọi lượng nước đã dùng3 trong tháng 10
188000đ. Hỏi tháng 10 nhà An phải của nhà An là a ( đơn vị; m ;a>0).
nộp 150400đ thì nhà An đã dùng hết Vì số m3 nước đã dùng và số tiền phải nộp
bao nhiêu m3 nước(Giá nước 1m3 là hai đại lượng tỷ lệ thuận nên ta có:
không thay đổi-Tính theo giá nước
25 188000
sinh hoạt năm 2015).
=
a 150400
*GV: Trước tiên, các em hãy xác định
⇒ a= (25.150400):188000
các đại lượng tham gia vào bài toán là
⇔ a = 20 (Thỏa mãn ĐK của ẩn)
gì ?
HS trả lời: Hai đại lượng tham gia vào Vậy lượng nước đã dùng trong tháng 10
bài toán là số m3 nước đã dùng và số của nhà An là 20m3
tiền phải nộp.
*GV: Chúng có mối quan hệ gì với

nhau?
13


HS trả lời : Chúng là hai đại lượng tỷ
lệ thuận.
* GV yêu cầu học sinh giải thích.
HS làm việc cá nhân rồi thực hiện vào
vở.

Bài tập 3: Một bể nước dự định để 15
Bài giải
người dùng trong 42 ngày.Nếu chỉ có 9
Gọi thời gian để 9 người dùng hết bể
người dùng thì dung được bao lâu?
Giả thiết lượng nước của mỗi người nước là x (đơn vị: ngày ; x > 42 )
dùng trong một ngày là như nhau.
Do lượng nước trong bể và lượng nước
*GV: Trước tiên, các em hãy xác định của mỗi người dùng trong một ngày là như
các đại lượng tham gia vào bài toán là nhau, nên số người và số ngày dùng nước
là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, nên ta có:
gì ?
HS trả lời: Hai đại lượng tham gia vào 42 = 9 => 9. x =15. 42
bài toán là số người và số ngày dung x 15
nước.
15.42
⇔ x=
= 70 (Thỏa mãn ĐKcủa ẩn)
9
*GV: Chúng có mối quan hệ gì với

nhau? HS trả lời : Chúng là hai đại Vậy 9 người dùng hết bể nước trong 70
ngày.
lượng tỷ lệ nghịch.
GV yêu cầu học sinh giải thích.
Giáo viên hưỡng dẫn HS phân tích đề
bài
Số người Thời
(người ) gian
(ngày)
Trường hợp I
15
42
Trường hợp II 9
x= ?

BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

*GV: Yêu cầu học sinh hoạt động
nhóm.
HS nhận xét chéo giữa các nhóm.
*GV nhận xét và kết luận.

14


- GV tích hợp môn Sinh học
Nước là nhu cầu không thể thiếu của
mọi sinh vật trên trái đất. Tài nguyên
nước là yếu tố quyết định chất lượng
môi trường sống của con người.

Nguồn tài nguyên nước hiện nay trên
thế giới đang ngày một ít dần và bị ô
nhiễm. Tài nguyên nước tái sinh theo
chu trình nước của Trái đất. Chúng ta
biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên
nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt
nguồn nước.
Tài nguyên thiên nhiên không phải là
vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một
các tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng
nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội
hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài
các nguồn tài nguyên cho các thế hệ
mai sau.(Trích:SGK Sinh học 9, Bài
58: Sử dụng hợp lí Tài nguyên Thiên
nhiên)
*GV: Là học sinh, các em cần phải làm
gì để giữ gìn nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá này?

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HS trả lời: Để giữ gìn tài nguyên
nước, chúng ta cần:
-Sử dụng tiết kiệm, không lãng phí
-Giữ sạch nguồn nước bằng cách
không thải các chất độc hại vào nguồn
nước, vệ sinh nguồn nước tự nhiên.
*GV: Giới thiệu một số hình ảnh bảo
vệ nguồn nước.

GV giới thiệu: Để tiết kiệm nguồn
nước, giá nước sinh hoạt hiện nay
được tính theo “lũy tiến”(càng dùng
nhiều nước, giá nước càng cao)
*GV cho HS so sánh hai hóa đơn nước
15


theo các tính khác nhau

*GV:Cho HS quan sát một cảnh quan
thiên nhiên và cho biết khí hậu ở từng
nơi?
*GV giới thiệu:Từ xa xưa đến nay,
cuộc sống của loài người luôn gắn bó
và không thể tách rời khỏi thiên
nhiên. Thế nên, bất kể ai khi đứng
trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên
(nước, cỏ cây hoa lá, núi non…) đều
cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư
thái, như tìm được chốn yên bình sau
khoảng thời gian ồn ào vội vã của
cuộc sống.
Vậy các em sẽ làm gì để tạo nên một
cuộc sống mát mẻ và trong lành? Hãy
hành động ngay từ những việc làm
như các bạn trong bài tập sau:
Bài tập 4: Nhân dịp phát động phong
trào tết trồng cây của trường THCS
Tích Sơn.Nhà trường giao cho học

sinh của 3 lớp 7A,7B,7C trồng
cây.Hỏi mỗi lớp phải trồng bao nhiêu
cây?Biết số cây của mỗi lớp tỉ lệ lần
lượt với 32,28,36 và số cây lớp 7A
trồng nhiều hơn lớp 7B là 3 cây.
*GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.

HS TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY.

Bài giải
Gọi số cây mà 3 lớp 7A, 7B, 7C phải
trồng lần lượt là a, b, c(đơn vị: cây ; a, b, c
∈ N* )
Vì số cây trồng của mỗi lớp tỉ lệ vói số học
sinh và lớp 7A trồng nhiều hơn lớp 7B 3
cây, nên ta có.
a b
c
=
=
và a - b = 3
32 28 36

Gọi số cây xanh 3 lớp phải trồng và Áp dụng tính chất của dãy số tỉ số bằng
chăm sóc lần lượt là:a, b, c (a,b,c∈ N*) nhau ta có
Hãy biểu diễn số cây tỷ lệ với số HS? a = b = c = a − b = 3
32 28 36 32 − 28 4
a b
c
=

HS trả lời: =
và a-b=3
32 28 36
16


*GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS Suy ra
hoạt động nhóm, điền vào chỗ trống a 3
32.3
= ⇒a=
= 24 (Thỏamãn ĐKcủa ẩn)
theo nội dung bài ra.
32 4
4
*GV kết luận, cho điểm và khen nhóm b = 3 ⇒ b = 28.3 = 21
(Thỏa mãn ĐKcủa ẩn)
28 4
4
có kết quả nhanh và chính xác nhất.
* GV:Ngoài cách giải trên ta có cách c = 3 ⇒ c = 36.3 = 27 (Thỏa mãn ĐKcủa ẩn)
36 4
4
giải khác: Đặt
Vậy số cây 3 lớp phải trồng lần lượt
a b c
là 24; 21; 27 cây.
= = =k

32 28 36


Dựa vào a-b=3 ta tìm được giá trị của
k và số cây mỗi lớp phải trồng.
*GV: Em hãy cho biết tại sao hằng
năm vào dip đầu Xuân trường ta luôn
phát động lễ trồng cây ?
- Giáo viên liên hệ: Phong tràoTết
trồng cây “ Đời đời nhứ ơn Bác Hồ”
“Cách đây 56 năm trước khi thế giới
còn chưa nhận thức rõ, chưa có những
khuyến cáo khẩn thiết như hiện
nay.Ngày 28 tháng 11 năm 1959 Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tết
trồng cây, kêu gọi nhân dân trồng cây
để đất nước ta phong cảnh ngày càng
tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn”

H ÌNH ẢNH MINH HỌA QUANG HỢP CỦA
CÂY XANH

*GV: Em hãy nêu tác dụng của cây
xanh.
HS trả lời: Quang hợp điều hòa không
khí,gĩư nước…
*GV: Vậy khi cây xanh quang hợp 1
m2 lá cây xanh cần bao nhiêu gam khí
cacbonic và nhả ra bao nhiêu gam khí
oxi,chúng ta làm bài tập sau.
17



Bài tập 5: Nếu trong một ngày thời
gian nắng là 11giờ thì 1m2 lá cây xanh Bài giải
Gọi lượng khí cacbonic và lượng khí oxi
khi quang hợp sẽ cần một lượng khí
2
cacbonic và nhả ra môi trường một mà 1m lá cây xanh đã thu vào và nhả ra
lượng khí oxi tỉ lệ với 11 và 8.Tính khi quang hợp (với ĐK như đề bài cho) lần
lượng khí cacbonic và lượng khí oxi lượt là x gam và y gam.
mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và nhả
x y
ra biết rằng lượng khí cacbonic cần Theo đề bài ta có: = và x – y = 6
11 8
cho sự quang hợp nhiều hơn lượng khí
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta
oxi nhả ra môi trường là 6 gam?
có:
*GV: Bài toán cho biết gì
HS trả lời: Trong một ngày thời gian
nắng là 11giờ thì 1m2 lá cây xanh khi

x y x− y 6
= =
= =2
11 8 11 − 8 3
Suy ra x = 22 ; y = 16

Vậy trong một ngày mà thời gian nắng là
11giờ thì 1m2 lá cây xanh khi quang hợp sẽ
cacbonic và nhả ra môi trường một cần 22 gam khí cácbonic và nhả ra môi
trường 16 gam khí oxi.

lượng khí oxi tỉ lệ với 11 và 8
quang hợp sẽ cần một lượng khí

*GV: Bài toán yêu cầu tìm gì?
HS trả lời tính lượng khí cacbonic và
lượng khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã
thu vào và nhả ra biết rằng lượng khí
cacbonic cần cho sự quang hợp nhiều
hơn lượng khí oxi nhả ra môi trường là
6 gam.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHẶT PHÁ RỪNG ẢNH
HƯỞNG Đ ẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG

- Học sinh làm việc cá nhân.
- Đại diện Học sinh trình bày bảng.
*GV nhận xét và kết luận bài làm.
*GV yêu cầu HS tìm ra cách giải khác
Đặt

x y
= = k ta có :11k=8k=6
11 8

GV tích hợp môn Sinh học, GDCD
-Trong quá trình quang hợp, thực vật
lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi;
nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược
lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân
18



bằng các khí này trong không khí.
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc
độ gió, thực vật có vai trò quan trọng
trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng
mưa của khu vực.
Những nơi có nhiều cây cối như ở
vùng rừng núi thường có không khí
trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn
bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô
nhiễm môi trường.(Trích SGK Sinh
học 6- Bài21: Quang hợp-Bài 46:Thực
vật góp phần điều hòa khí hậu)
*GV: Chúng ta phải làm gì tạo môi
trường trong lành đảm bảo cuộc
HS trả lời:
-Trồng cây tạo cảnh quan xanh-sạch
đẹp.
-Trồng cây tạo bóng mát.
-Chăm sóc hàng ngày, không bẻ cành,
đánh đu.

HÌNH ẢNH VI PHẠM GIAO THÔNG

-Vận động mọi người cùng tham gia
bảo vệ môi trường bằng cách trồng
cây, gây rừng, thực hiện khẩu hiệu:”
RỪNG LÀ LÁ PHỔI CỦA CUỘC SỐNG!”


*GV giới thiệu:Trong những năm gần
đây, xe đạp điện, xe máy điện là
phương tiện giao thông được sử dụng
phổ biến, đặc biệt là học sinh, sinh
viên. Tuy nhiên, có rất nhiều trường
hợp vi phạm liên quan đến đi xe đạp
điện không đội mũ bảo hiểm. Các em
cùng tìm hiểu nguyên nhân những vi
phạm qua bài tập sau:

19


Bài tập 6: Trong 520 trường hợp vi
phạm giao thông liên quan đến mũ
bảo hiểm có 3 loại vi phạm đó là:
không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo
hiểm không đúng tiêu chuẩn và đội mũ
nhưng không đúng cách. Tính số
trường hợp vi phạm mỗi loại, biết
Bài giải
chúng lần lượt tỉ lệ nghịch với 2;3;4.
Gọi số trường hợp không đội mũ bảo hiểm,
đội mũ nhưng không đúng tiêu chuẩn mũ
Gọi số trường hợp không đội mũ bảo
bảo hiểm và đội mũ nhưng không đúng
hiểm, đội mũ nhưng không phải mũ
cách lần lượt là: a,b,c (đơn vị : trường hợp;
bảo hiểm và đội mũ nhưng không đúng
a,b,c ∈ N)

cách lần lượt là: a,b,c(a,b,c ∈ N)
Theo bài ra ta có a,b,c tỉ lệ nghịch với
*GV: Mối quan hệ giữa 3 trường hợp
2;3;4 nên:
đó là gì ?
2a=3b=4c và a+b+c = 520
HS: Là ba đại lượng tỉ lệ nghịch.
*GV hướng dẫn HS

*GV: Vì chúng lần lượt tỉ lệ với
2;3;4nghĩa là thế nào?

a
6

b
4

Từ 2a=3b=4c ⇒ = =

c
3

HS: 2a=3b=4c

Áp dụng tính chất của dãy số tỉ số bằng
nhau ta có

-HS hoạt động nhóm


a b c a + b + c 520
= = =
=
= 40
6 4 3 6 + 4 + 3 13

-HS nhận xét bài làm các nhóm.

Suy ra

*GV nhận xét và kết luận.

a
= 40 ⇒ a = 240 (Thỏa mãn ĐK của ẩn)
6

*GV Tích hợp giáo dục về an toàn
giao thông

b
= 40 ⇒ b = 160 (Thỏa mãn ĐK của ẩn)
4

Trường hợp đi xe đạp điện mà người
điều kiển không đội mũ bảo hiểm đúng
cách sẽ bị lực lượng chức năng xử lý
theo quy định tại Khoản 2, Điều 31,
Luật Giao thông đường bộ năm 2008

c

= 40 ⇒ c = 120 (Thỏa mãn ĐK của ẩn)
3

Vậy số trường không đội mũ bảo hiểm, đội
mũ nhưng không phải mũ bảo hiểm và đội
mũ bảo hiểm nhưng không đúng cách lần
- Xử phạt người điều khiển, người ngồi lượt là: 240;160;120 trường hợp.
trên xe đạp máy không đội “mũ bảo
hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi
20


mô tô, xe máy” không cài quai đúng
quy cách khi tham gia giao thông trên
đường bộ.
*GV: Khi tham gia giao thông với xe
đạp điện, xe máy,...các em phải đội mũ
bảo hiểm, đội đúng cách, lựa chọn loại
mũ bảo hiểm có chất lượng để đảm
bảo an toàn.
GV: Trong học kỳ I các em đã tham
gia các cuộc gì nói về an toàn giao
thông?
HS:Thi vẽ tranh về an toàn giao thông,
thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy
điện” tại địa chỉ:
www.xedapdienantoan.com




×