Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện hữu lũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.51 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp, đối với em là một bước quan trọng
để hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức đã được học tập tại trường suốt bốn năm qua
để áp dụng vào trong thực tế công việc, và có cái nhìn mới về công việc của bản
thân trong thực tiễn tại văn phòng UBND huyện Hữu Lũng. Bài báo cáo thực tập là
quá tình trau rồi kiến thức, sự hiểu biết của bản thân, được nhìn thấy thực tế làm
việc, sự hiểu biết thông qua sự chỉ bảo của các cô, chú, anh, chị là lãnh đạo của
Phòng, và thông qua các tài liệu của văn phòng UBND huyện Hữu Lũng cung cấp
đã giúp em hoàn thành bài báo cáo.
Do kiến thức chuyên ngành còn hạn chế, chưa lĩnh hội sâu rộng, và thực tế
làm việc còn hạn chế trong quá trình kiến tập, nên bài báo cáo không thể tránh khỏi
những sai sót, vì vậy kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và
các bạn.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy cô giáo
trong Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tổ
chức và Quản lý nhân lực đã dạy dỗ tôi trong những năm học vừa qua. Em xin chân
thành cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi về các vấn đề thực
tập, cũng như phương pháp làm bài báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn ông Vũ Huy
Tùng là chuyên viên của Phòng, và cũng là người hướng dẫn em trong thời gian
thực tập tại văn phòng UBND huyện Hữu Lũng và toàn thể các cô, chú, anh, chị
trong Phòng đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian tôi đi thực tập tốt nghiệp, và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành kỳ thực tập tốt nghiệp, cũng
như hoàn thiện bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!


BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CBCC
ĐTBD


Nghĩa đầy đủ
Cán bộ, công chức
Đào tạo, bồi dưỡng

HĐND &UBND

Ủy ban nhân dân

VP

Văn phòng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Cơ cấu về độ tuổi của cán bộ công chức tại UBND huyện Hữu Lũng................25
Bảng:2.2.cơ cấu về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tại UBND
huyện Hữu Lũng....................................................................................................25
Bảng 2.3. Cơ cấu trình độ lý luận chính trị của công chức năm 2016:..............26
Bảng 2.4. Cơ cấu về trình độ tin học của cán bộ, công chức tại UBND huyện
Hữu Lũng...............................................................................................................26
Bảng 2.5. Cơ cấu về trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức tại UBND huyện
Hữu Lũng...............................................................................................................27
Bảng 2.6: Cơ cấu về trình độ quản lí nhà nước của cán bộ,công chức tại UBND
huyện Hữu Lũng....................................................................................................27


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
4. Vấn đề nghiên cứu..........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
6. Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................3
7. Kết cấu của đề tài............................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC..................................................................................................4
1.1 Một số khái niệm cơ bản...............................................................................4
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức....................................................................4
1.1.2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.....................................4
1.1.3. Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.........................5
1.1.4. Hình thức đào tạo và bồi dưỡng................................................................6
1.1.5. Vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.............................7
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực..9
1.1.6.1. Các nhân tố bên trong tổ chức................................................................9
1.1.6.2.Các nhân tố bên ngoài tổ chức..............................................................10
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO , BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN HỮU LŨNG..............................................12
2.1. Khái quát chung về UBND huyện Hữu Lũng...........................................12
2.1.1.Giới thiệu tổng quan về UBND huyện Hữu Lũng....................................12
2.1.2.Lịch sử hình thành...................................................................................12
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn..............................................................14
2.1.3.1 Vị trí, chức năng của UBND huyện Hữu Lũng....................................14


2.1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn...........................................................................14
2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hữu Lũng.......................................15

2.2. Tổng quan chung về Văn phòng UBND huyện Hữu Lũng.......................17
2.2.1. Vị trí, chức năng của VP UBND.............................................................17
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:.........................................................................18
2.2.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:..........................................21
2.3. Khái quát công tác quản trị nhân lực tại UBND huyện Hữu Lũng:............22
2.4. Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức taị UBND huyện
Hữu Lũng..........................................................................................................24
2.4.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức tại UBND huyện Hữu Lũng........24
2.4.2.Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND
huyện Hữu Lũng...............................................................................................28
2.5. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.......................................................................35
2.5.1. Một số kết quả đạt được..........................................................................35
2.5.2. Ưu điểm và nguyên nhân........................................................................35
2.5.3. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................36
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TẠI UBND HUYỆN HỮU LŨNG........................................................................39
3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao đội ngũ cán bộ công chức tại UBND
huyện Hữu Lũng...............................................................................................39
3.1.1.Mục tiêu...................................................................................................39
3.1.2. Phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND
huyện Hữu Lũng...............................................................................................40
3.3. Một số giải pháp nâng cao công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức
tại UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn......................................................41
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, có những chính sách
đổi mới quan điểm, phương pháp đánh giá cán bộ, công chức.........................41


3.3.2. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy trình khoa học

hợp lý................................................................................................................ 42
3.3.3. Nâng cao hơn nữa nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong tất cả
các cơ quan, đơn vị nhất là lãnh đạo, thủ trưởng các đơn vị.............................43
3.3.4. Đa dạng hoá các chương trình đào tạo, loại hình đào tạo........................44
3.3.5. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí dành cho đào tạo.....45
3.3.6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.45
3.3.7. Xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. 46
3.3.8. Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng......................46
3.3.9. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên.....................................................47
3.4. Một số khuyến nghị...................................................................................47
3.4.1. Đối với các cấp ủy đảng, chính quyền cấp trên.......................................47
3.4.2. Đối với UBND huyện Hữu Lũng............................................................48
3.4.3. Đối với bản thân cán bộ, công chức của UBND huyện Hữu Lũng..........49
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................52


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của quốc
gia, dân tộc nên bất cứ ngành, đoàn thể nào cũng đặt yếu tố đào tạo, sử dụng nguồn
nhân lực làm mối quan tâm hàng đầu. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ cùng sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu ngày
càng cao đối với nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là lợi thế, là vũ
khí hiệu quả nhất để mỗi quốc gia đạt được thành công một cách bền vững. Là một
bộ phận của nguồn nhân lực trí thức đồng thời có vai trò là những người thực thi
quyền lực công, cán bộ công chức nhà nước ngày càng phải có trình độ cao để đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước.Khi bàn về công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành
công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”, “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”.

Vì vậy, công tác phát triển đội ngũ cán bộ đã được coi là một trong những động lực
quan trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp mạnh công nghiệp hóa và đưa đất nước
sánh ngang với các cường quốc năm châu.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng cũng như
đòi hỏi hiệu quả nâng cao chất lượng của công tác đào tạo bồi dưỡng với những
kiến thức đã được trang bị ở trường và tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập tại UBND
huyện Hữu Lũng. Vì vậy em lựa chọn đề tài nghiên cứu “công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện Hữu Lũng ” làm báo cáo thực tập. Đề
tài này nhằm mục đích hoàn thiện kiến thức ở trường, áp dụng có hiệu quả vào công
tác quản trị nhân lực. Từ đó trình bày được những vấn đề cốt lõi, thực trạng thực
hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đạt được. Từ thực tế nhìn nhận được
có thể đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng
của công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện Hữu Lũng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nội dung bài báo cáo tập trung nghiên cứu về những vấn đề cơ bản về công
tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,công chức.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động đào tạo bồi dưỡng tại UBND
Huyện Hữu Lũng, thấy rõ những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp,

1


và đề xuất nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo ,bồi dưỡng cán bộ,công chức tại
UBND .
3.Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian ,tài chính cũng như năng lực nên đề tài chỉ tập
chung nghiên cứu được về:
Không gian:Tại UBND huyện Hữu Lũng
Thời gian: Năm 2016
Nội dung: Công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện

Hữu Lũng
4.Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập chung làm rõ, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ,công
chức và công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện Hữu Lũng
năm 2016. Qua đó tìm ra một số giải pháp nhằm thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ,công chức tại UBND huyện Hữu Lũng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng do đặc thù của đề tài và đặc thù
của đơn vị thực tập nên em đã lựa chọn những phương pháp sau để phục vụ cho đề
tài nghiên cứu của mình.
+ Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu: Thu thập thông tin theo
đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Những thông tin bao gồm các bài báo,
văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản Quản lý Nhà nước liên quan tới công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức của UBND huyện Hữu Lũng
+ Phương pháp quan sát: Trong thời gian nghiên cứu tại cơ quan em chủ
động quan sát vấn đề liên quan tới quá trình đào tạo, phân bổ các lớp đào tạo về lý
luận chính trị, tin học,cho cán bộ, công chức tại UBND của UBND huyện Hữu
Lũng
+ Phương pháp xử lý, phân tích thông tin: Từ những số liệu điều tra, thu thập
được, tôi đã xử lý thông tin bằng bảng, máy tính bấm tay để tính toán tỉ lệ, tổng số
các dữ liệu….

2


6.Ý nghĩa của đề tài
-Về mặt lý luận:
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng
của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
Tìm hiểu về những kiến thức lý luận cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức; từ đó cung cấp trang bị cho người đọc những kiến thức cơ sở về công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và tác động của nó tới hiệu quả làm việc
của cán bộ công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước.
Thông qua việc nghiên cứu về cơ sở lý luận đào tạo phát triển để thấy rõ vai
trò, ý nghĩa của đào tạo, bồi dưỡng trong cơ quan nhà nước.
- Về mặt thực tiễn:
Báo cáo thực tập này giúp em có cơ hội được tìm hiểu về các chính sách
cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính
nhà nước nói chung cũng như UBND huyện Hữu Lũng nói riêng. Đề tài giúp chúng
ta nâng cao được kiến thức chuyên môn, giúp khoảng cách giữa lý thuyết và thực
hành được sát lại. Đề tài còn là tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của bản thân,
cũng như là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn quan tâm về các vấn đề liên
quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận,danh mục chữ viết tắt,tài liệu tham khảo,phần
phụ lục.Thì nội dung đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Chương 2: Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, cán bộ
tại UBND Huyện Hữu Lũng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND Huyện Hữu Lũng

3


Chương 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức

Theo luật cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội ban hành:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.” [Điều 4. Luật cán bộ, công chức năm 2008]
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”[Điều 4. Luật cán bộ, công
chức năm 2008]
1.1.2. .Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Theo cuốn Giáo trình Quản trị nhân lực, do ThS. Nguyễn Vân Điềm –
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (đồng chủ biên), 2013, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
đưa ra khái niệm như sau:
“Đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho con người có thể thực hiện có
hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho

4


con người nắm vững hơn công việc của mình,là những hoạt động học tập để nâng

cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu
quả hơn”
“Bồi dưỡng (phát triển) là quá trình cung cấp thêm trình độ, kỹ năng cho
người lao động để họ hoàn thành công việc có hiệu quả nhất.”
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 về công tác
đào tạo, bồi dưỡng công chức thì đào tạo được quy định: :Là quá trình truyền thụ,
tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc
học. Còn bồi dưỡng (phát triển) là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến
thức, kỹ năng làm việc.
Đào tạo, bồi dưỡng là quá trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức những
kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Tùy
thuộc vào nhóm cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là công
tác xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý trog từng giai đoạn. Đào tạo, bồi dưỡng
trang bị cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức giúp họ theo kịp với tiến trình
kinh tế - xã hội đảm bảo hiệu quả hoạt động công vụ.
1.1.3. Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung đào
tạo, bồi dưỡng một cách cụ thể và đồng bộ.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp khắc phục tình trạng
phân tán, lãng phí sức người sức của, thời gian của cán bộ, công chức cũng như Nhà
nước nhằm chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Xác định nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Căn cứ vào các văn bản quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức; thực tế yêu
cầu học tập của cán bộ, công chức để xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù
hợp.
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện nay có thể chia làm 04 loại:

5



Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị: Nhằm trang bị
kiến thức chính trị phù hợp với yêu cầu của từng chức danh và ngạch cán bộ, công
chức giúp họ nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, vận dụng vào
các công việc cụ thể trọng thực tế. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị dành cho cán bộ công chức hiện nay gồm: Chương trình đào tạo bồi dưỡng
sơ cấp, chương trình cao trung cấp, chương trình đào tạo cử nhân.
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn: Nhằm mục
đích trang bị, cập nhật, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công
chức trang bị những kĩ năng, kỹ xảo thực hiện nhiệm vụ.Các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn rất đa dạng, nhìn chung mỗi ngành nghề đều có chương
trình đào tạo, bồi dưỡng riêng, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của từng
ngành.
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học: Cùng với
sự phát triển của kinh tế, trước yêu cầu hội nhập, yêu cầu quản lý nhà nước ngày
càng phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cũng phải được trang bị thêm các
kiến thức bổ trợ, đặc biệt là kiến thức về ngoại ngữ và tin học.
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kiến thức quản
lý Nhà nước: Cung cấp cho cán bộ, công chức những kiến thức pháp luật mới của
Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đồng thời cũng là cầu nối để phổ
biến pháp luật cho nhân dân. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức
pháp luật hiện nay có từ cấp trung ương đến cấp cơ sở để đảm bảo sự thống nhất,
thông suốt và hiệu quả.
1.1.4. Hình thức đào tạo và bồi dưỡng
- Đào tạo trong công việc
Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm
việc, trong đó nguời học sẽ học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc
qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người
lao động lành nghề hơn.

Có các hình thức đào tạo trong công việc bao gồm: đào tạo theo kiểu chỉ dẫn
công việc; đào tạo theo kiểu học nghề; kèm cặp chỉ bảo; luân chuyển và thuyên

6


chuyển công tác.
- Đào tạo ngoài công việc: là phương pháp đào tạo trong đó người học được
tách ra khỏi công việc thực tế.
Đào tạo ngoài công việc bao gồm các hình thức sau: tổ chức các lớp cạnh
doanh nghiệp, cử người đi học ở các trường chính quy, bài giảng, hội nghị hay hội
thảo, đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự giúp đỡ của máy tính, đào tạo từ xa,
đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm, đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ.
1.1.5. Vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ tiêu chuẩn cán bộ, công chức.
Trong công tác quản lý cán bộ, công chức việc đào tạo, bồi dưỡng phục vụ
tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức có vài trò đặc biệt quan trọng, là khâu không thể
thiếu trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch. Do đó, trong công tác
quy hoạch cán bộ, điều cần nhấn mạnh là phải năm vững tiêu chuẩn cán bộ, công
chức để đi đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đúng đồng thời đòi hỏi mỗi cán bộ,
công chức phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đề ra.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, xét về mặt chất lượng và cơ cấu còn
có nhiều mặt còn thiếu với đòi hỏi của quá tình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cho
nên phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng sao cho đội ngũ cán bộ công chức
toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng
lực thực tiễn.
- Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ nhu cầu của công cuộc cải cách hành chính
Theo báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong
công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức” của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tính đến ngày 31/12/2012, số lượng cán bộ

công chức trong cả nước là 535.528 người. Trong đó, số lượng tiến sĩ là 2.209
người (chiếm 0,4%), thạc sĩ là 19.666 người (chiếm 3,7%), cử nhân (đại học) là
278.198 người (chiếm 51,9%); số công chức đã được đào tạo về lý luận chính trị là
251.110 người (46,9%). Chất lượng cán bộ công chức cấp xã có sự chuyển biến rõ
rệt với 53.974 người có trình độ đại học trở lên (chiếm 24,8%); được đào tạo về
quản lý nhà nước là 103.902 người (47,8%). Tuy nhiên, vẫn còn 63.557 cán bộ công

7


chức chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ (chiếm 11,9%); cán bộ công chức
có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố trực thuộc trung ương và các đô
thị lớn. Hiện nay, có 282.561 cán bộ công chức chưa qua đào tạo về lý luận chính
trị, chiếm 52,8%. Đối với cán bộ công chức cấp xã có trình độ dưới đại học là
163.293 người (chiếm 75,2%); chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước là 113.365
người (chiếm 52,2%).
Các số liệu trên cho thấy những hạn chế nhất định của đội cán bộ công chức
ở Việt Nam hiện nay. Điều đó đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng
nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức theo quy định. Có chuẩn hóa được đội
ngũ cán bộ, công chức thì công cuộc cải cách hành chính, củng cố bộ máy Nhà
nước, ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội mới đạt được
hiệu quả tối đa.
Bên cạnh đó, xét trên tiêu chí hiệu quả làm việc thực tế, có thể thấy đội ngũ
cán bộ công chức vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của người dân và
doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp còn nhiều phàn nàn về sự sách nhiễu,
hách dịch, cửa quyền, tham ô, tham nhũng, lãng phí của đội ngũ cán bộ công chức.
Những vụ án tham ô, tham nhũng, hối lộ trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới niềm
tin của người dân vào bộ máy công quyền. Một bộ phận không nhỏ cán bộ công
chức biến chất đã làm xấu đi tính ưu việt của bộ máy công quyền xã hội chủ nghĩa
mà chúng ta đang xây dựng.

Thực trạng trên đòi hỏi phải nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ, đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức để củng cố niềm tin và chứng minh cho
tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, khẳng định bản chất nhà nước của dân, do
dân và vì dân.
Suy cho cùng, công tác đào tạo cán bộ, công chức là nhiệm vụ cấp bách và
bắt buộc nhằm tạo ra hệ thống công vụ thích hợp làm cơ sở cho việc cải cách hành 1
chính được tiến hành nhanh hơn, tốt hơn trong thời gian tới.

8


1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực
1.1.6.1. Các nhân tố bên trong tổ chức
- Khả năng tài chính của tổ chức
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực gắn liền với tình hình tài chính
của tổ chức. Tổ chức muốn thực hiện công tác này cần phải chi trả tài chính cho cơ
sở đào tạo, tiền lương của cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng... Nếu như nguồn
tài chính của tổ chức dành nhiều cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ thuận lợi
hơn, có thể đem lại hiệu quả cao hơn.
- Chiến lược phát triển của tổ chức
Tùy thuộc vào hướng mở rộng quy mô, cơ cấu của tổ chức mà tổ chức sẽ có
chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
- Triết lý của lãnh đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Triết lý của lãnh đạo về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là kim chỉ nam
cho mọi hoạt động liên quan tới công tác này. Nếu lãnh đạo quan tâm đúng mức về
công tác đào tạo, bồi dưỡng thì mọi hoạt động đều được đầu tư kỹ lưỡng, tổ chức
thực hiện sẽ có hệ thống và mang lại hiệu quả cao cho tổ chức, ngược lại nếu lãnh
đạo không quan tâm thì chắc chắn công tác này sẽ bị trì trệ không mang lại hiệu quả
cao cho tổ chức.

- Trình độ nhân lực trong tổ chức
Nếu như trình độ nhân lực thấp, khả năng hoàn thành công việc chưa tốt thì
yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng càng trở lên cấp thiết. ngược lại, trình độ nhân lực trong
cơ quan tốt, công việc phù hợp với chuyên môn, nhiệm vụ được giao thì nhu cầu
đào tạo ít được đặt ra.
- Năng lực của cán bộ phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực
Năng lực của cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng lớn tới
hiệu quả công tác này trong tổ chức. Nếu cán bộ chuyên trách không được đào tạo
đúng chuyên môn hoặc kinh nghiệm còn hạn chế sẽ có ảnh hưởng không tốt tới vấn
đề này. Tùy thuộc vào trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ phụ trách

9


công tác đào tạo bồi dưỡng mà hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức có được
tiến hành một các quy củ và hiệu quả hay không.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phụ vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm tất cả các trang thiết bị phục vụ trực tiếp và
gián tiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tổ chức. Nếu cơ sở
vật chất thiếu, chất lượng kém sẽ gây ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả hoạt động
của công tác này và ngược lại.
1.1.6.2.Các nhân tố bên ngoài tổ chức
- Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội
Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội cung cấp phần lớn nguồn nhân lực cho
tổ chức. Nếu hệ thống giáo dục tốt mới có thể cung cấp cho tổ chức đội ngũ cán bộ,
công chức có trình độ cao, chuyên môn vững chắc, kỹ năng giải quyết công việc
nhanh nhạy, kỹ năng giao tiếp tốt khi đó tổ chức sẽ không phải đào tạo lại hoặc đào
tạo rất ít. Ngược lại, hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội còn nhiều hạn chế thì
nguồn nhân lực được tuyển vào với chất lượng chưa cao khi đó tổ chức sẽ rất tốn

thời gian cũng như tài chính để đào tạo, bồi dưỡng mới có thể đáp ứng yêu cầu của
công việc.
- Thị trường lao động
Nếu như thị trường lao động có số lượng lao động lớn, chất lượng lao động
cao thì tổ chức có nhiều cơ hội tìm được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công
việc do đó tổ chức sẽ không mất nhiều thời gian và tài chính cho đào tạo. Ngược lại,
thị trường lao động với chất lượng và số lượng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu và buộc
phải tuyển dụng người lao động không đúng chuyên ngành, khả năng đáp ứng yêu
cầu của công việc chưa cao khi đó tổ chức cần phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Đảng và
Nhà nước thường xuyên quan tâm và phát triển sâu rộng. Từ đó, công tác đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực của các tổ chức được tiến hành thuận lợi và mang lại kết
quả cao. Từ khi có Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 1996 của Thủ
tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Đến nay, công

10


tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; có một số văn bản quy phạm pháp luật
quy định như:
- Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài Chính
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nội
vụ về việc Ban hành Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước
ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước;
- Quyết định số 33/2005/QĐ-BNV ngày 10 tháng 5 năm 2004 về việc ban
hành Quy định tạm thời tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý của Bộ Nội

vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Quyết định số 05/2007/QĐ-BNV ngày 17 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội vụ
về ban hành quy chế chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Quyết định số 1374/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai
đoạn 2011-2015.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự tiến bộ của ngành công nghệ thông
tin đã khiến cho một số cán bộ, công chức, viên chức còn lúng túng trong việc sử
dụng công nghệ hiện đại. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ này là hết
sức cần thiết để họ có thể bắt nhịp được với khoa học công nghệ cũng như hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO , BỒI DƯỠNG

11


CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN HỮU LŨNG
2.1. Khái quát chung về UBND huyện Hữu Lũng
2.1.1.Giới thiệu tổng quan về UBND huyện Hữu Lũng
- Tên cơ quan: UBND HUYỆN HỮU LŨNG
- Địa chỉ:

Số 03 Đường 19/8 - Khu An Ninh - Thị trấn Hữu

Lũng - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn
- Điện thoại: 0253.825.047

2.1.2.Lịch sử hình thành
Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa
lý từ 21 0 23’ đến 21 0 45’ vĩ độ Bắc, từ 106 0 10’ đến 106 0 32’ kinh độ Đông với
diện tích tự nhiên là 806,74 km 2 .Ranh giới của huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Bắc Sơn.
- Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, Lạng Giang tỉnh Bắc
Giang.
Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và 25
xã(Đồng Tân, Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu Liên,Sơn
Hà, Hồ Sơn, Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Minh Sơn, Nhật Tiến,
Minh Tiến, Đô Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đồng Tiến, Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên
Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách
thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Nam.
Hữu Lũng là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi
phía Bắc, có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế chạy qua theo hướng
Tây Nam - Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá thương mại, dịch vụ
với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng như các nước ở phía
Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu Lũng trong việc giao lưu hàng hóa,
tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là
điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Tổng dân số trên địa bàn

12


huyện Hữu Lũng năm 2013 là 114.860 người, bằng 15,29% dân số của tỉnh Lạng
Sơn, mật độ dân số 142 người/km2.Có 07 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà
thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa,Cao Lan, Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng
chiếm 52,3%, dân tộc Kinh 38,9%;dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm

1,23%, dân tộc Dao chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiếm 0,14%, còn lại các dân tộc
khác chiếm 0,39% dân số toàn huyện.
Huyện Hữu Lũng thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình được
phân chia rõ giữa vùng núi đá vôi ở phía Tây Bắc và vùng núi đất ở phía Đông
Nam.Phần lớn diện tích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 - 500m và ở vùng núi đất
có độ cao trên dưới 100 m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa hình phức tạp, bị
chia cắt bởi các dãy núi đá vôi và các dãy núi đất.Địa hình núi đá chiếm trên 25%
tổng diện tích tự nhiên. Xen kẽ giữa vùng núi đá là những thung lũng nhỏ địa hình
tương đối bằng phẳng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp của cư dân. Xen kẽ các
vùng núi đất là các dải đất ruộng bậc thang phân bố theo các triền núi, triền sông,
khe suối trong vùng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp được tạo lập từ nhiều đời nay
cung cấp lương thực cho cư dân sinh sống trong vùng.Hữu Lũng chịu sự ảnh hưởng
của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh và ít mưa về mùa Đông, nóng ẩm, mưa
nhiều về mùa hè. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 22,7 0 C. Tháng 7 có
nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 28,5 0 C.Tháng 01 có nhiệt độ không khí
trung bình thấp nhất là 2,5 0 C.Lượng mưa trung bình năm là 1.488,2mm với 135
ngày mưa trong năm và phân bố từ 13 - 17 ngày/tháng, tăng dần từ tháng 5 đến
tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và chiếm trên 90% lượng mưa cả
năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và chiếm trên 9% lượng
mưa cả năm.
(nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng giai đoạn
2011-2020 và Lịch sử Đảng bộ huyện Hữu Lũng)

13


2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn
2.1.3.1 Vị trí, chức năng của UBND huyện Hữu Lũng
UBND huyện Hữu Lũng do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan
chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách

nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên.
UBND huyện Hữu Lũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa
phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy quản lý nhà
nước từ trung ương đến cơ sở.
2.1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
UBND huyện Hữu Lũng là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp thực
hiện nghị quyết của HĐND và là cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, chịu
sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh và sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBND huyện được quy định tại luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015 trên từng lĩnh vực cụ thể.

14


2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hữu Lũng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hữu Lũng
Chủ tịch huyện

Phó chủ tịch
UBND phụ trách
khối xây dựng
cơ bản

Phòng tài
nguyên & môi
trường

Phó chủ tịch UBND
phụ trách khối văn
hóa xã hội


Phó chủ tịch
UBND phụ trách
khối kinh tế

Phòng giáo dục
và đào tạo

Phòng tài
chính kế
hoạch

Văn phòng
UBND và HĐND

Phòng kinh
tế-hạ tầng

Phòng nội
vụ

Phòng tư
pháp

Phòng văn hóa –
thông tin

Phòng NN &
PTNN


Phòng LĐTB
và XH

Phòng
Thanh tra

Phòng y tế

Phòng dân tộc

[Nguồn: Văn phòng UBND –HĐND huyện Hữu Lũng]

15


Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý
hành chính Nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự
nghiệp Nhà nước, cải cách hành chính, chính quyền địa phương, địa giớ hành chính,
cán bộ , công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, tổ
chức phi Chính phủ, văn thư-lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua-khen thưởng.
Phòng Tư pháp: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật, phổ biến pháp luật, chứng thực hộ tịch, trợ giúp pháp lý và các
công tác tư pháp khác.
Phòng Tài chính – Kế hoạch: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, tổng hợp thống nhất về kinh
tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
Phòng Tài nguyên và Môi trường: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, khí
tượng, thủy văn, đo đạc bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).

Phòng Lao động thương binh và Xã hội: Giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về: Lao động, việc làm, dạy nghề, tiền công, tiền
lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ
em, phòng chống tệ nạn xã hội.
Phòng Văn hóa và Thông tin: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về: Văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, bưu chính viễn thông và
internet, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản.
Phòng Y tế: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm: Y tế cơ sở, y tế dự phòng, khám chữa
bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế.
Thanh tra huyện: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý Nhà
nước của UBND huyện, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giúp UBND huyện thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản,

16


phát triển nông thôn,phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, làng nghề
nông thôn trên địa bàn.
Phòng Giáo dục: Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về các lĩnh vực giáo dục bao gồm: Mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục,
tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị
trường học, quy chế thi cử và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Văn phòng HĐND&UBND: Tham mưu tổng hợp cho UBND huyện về hoạt
động của UBND, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về chỉ đạo và điều hành, cung
cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND,UBND và các cơ quan Nhà nước
ở địa phương, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện ,

tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên
địa bàn huyện về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát
triển đô thị; kiến trúc, quy họach xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ
tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên,
cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công
nghệ.
Phòng Dân tộc: Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
2.2. Tổng quan chung về Văn phòng UBND huyện Hữu Lũng
2.2.1. Vị trí, chức năng của VP UBND
- Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, có chức năng tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu
cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Đối với các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Văn phòng Hội

17


đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân
dân huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện.
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

* Đối với chức năng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân
- Trình Ủy ban nhân dân huyện chương trình làm việc, kế hoạch công tác
hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Ủy ban nhân dân huyện. Đôn đốc,
kiểm tra các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn việc thực
hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện sau khi được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác phối hợp
giữa các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo quy định của pháp
luật;
- Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện theo quy
định của pháp luật. Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất được
giao theo quy định của pháp luật;
- Trình Ủy ban nhân dân huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm, các
chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện;
- Chủ trì soạn thảo các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện; theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban
nhân dân cấp xã soạn thảo, chuẩn bị các đề án được phân công phụ trách;
- Có ý kiến thẩm tra độc lập đối với các đề án, dự thảo văn bản của các
phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trước khi trình Ủy ban nhân
dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định;
- Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giữ mối quan hệ
phối hợp công tác với Huyện uỷ, Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các đoàn thể nhân dân cấp huyện, và các
cơ quan, tổ chức của Trung ương, của thành phố đóng trên địa bàn địa phương;
- Tổ chức công bố, truyền đạt các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân

18


huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có liên quan.

Giúp Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó tại các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn;
- Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện; công tác công văn, giấy tờ, văn thư, hành chính, lưu trữ, tin
học hoá hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện;
- Trình Ủy ban nhân dân huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi của Văn phòng Ủy ban nhân
dân huyện;
- Phối hợp với Phòng Nội vụ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về
nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính nhà nước
theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện theo quy
định của pháp luật và phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
- Tổ chức các phiên họp, buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động của Ủy
ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bảo đảm điều kiện hoạt động của
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và các tổ chức có liên quan theo
quy định của Ủy ban nhân dân huyện;
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức của cơ quan;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và tài sản,
trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định của pháp luật và phân
cấp quản lý của Ủy ban nhân dân huyện;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện giao.
* Đối với việc tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường
trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân
dân huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có các nhiệm
vụ sau đây:

- Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng
tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội

19


×