Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân ở tỉnh Bắc Kạn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.66 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

Tên đề tài
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA HỘ
NÔNG DÂN Ở TỈNH BẮC KẠN
Mã số: ĐH2015-TN08-05
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Công

THÁI NGUYÊN,12/ 2017


i

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
1. TS. Nguyễn Văn Công – Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh
2. ThS. Nguyễn Thị Kim Anh – Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh
3. ThS. Cù Phúc Thành – Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh
4. ThS. Thăng Thị Hồng Nhung – Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
1. Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng – Đại diện: TS. Lê Anh Vũ
2. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn – Đại diện: ThS. Hà Đức Tiến


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3PAD



: Dự án quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp
tỉnh Bắc Kạn

DFID

: Bộ Phát triển Quốc tế Anh

FAO

: Tổ chức Nông lương thực thế giới

GRDP

: Tổng sản phẩm

HTX

: Hợp tác xã

IFAD

: Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NXB


: Nhà xuất bản

QL

: Quốc lộ

SKBV

: Sinh kế bền vững

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TNBQ

: Thu nhập bình quân

UBND

: Ủy ban nhân dân

WB

: Ngân hàng thế giới

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động



iii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &QTKD
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân ở tỉnh
Bắc Kạn
- Mã số: ĐH2015-TN08-05
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Công
- Tổ chức chủ trì: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
- Thời gian thực hiện: từ 9/2015 đến 9/2017
2. Mục tiêu
- Nghiên cứu những vấn lý luận và thực tiễn liên quan đến sinh kế hộ nông dân,
nhóm nguồn lực, tiếp cận nguồn lực và chiến lược sinh kế;
- Xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nông dân tiếp cận các nguồn lực
để phát triển kinh tế và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Đề xuất giải pháp, khuyến nghị chính sách để hộ nông dân tiếp cận tốt hơn, sử
dụng có hiệu quả hơn những nguồn lực sinh kế ở địa phương.
3. Tính mới và sáng tạo
Đề tài đã làm rõ lý luận về vấn đề sinh kế của hộ nông trong quá trình phát triển.
Luận giải khả năng và giới hạn của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế. Trên góc
độ sinh kế, đề tài chỉ ra cơ chế tác động của các nguồn lực sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các
hoạt động sinh kế, và các hoạt động sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các kết quả sinh kế.
Về thực tiễn, đề tài đã chỉ ra ở địa bàn tỉnh Bắc Kạn tình trạng nghèo có nguyên
nhân chính là do địa bàn sinh sống không thuận lợi, tập quán nhiều vùng còn lạc hậu, năng
lực và kiến thức của hộ nông dân còn yếu đã cản trở họ trong việc tiếp cận, sử dụng các
nguồn vốn sinh sinh kế. Đề tài cũng đã chỉ ra rằng, chính sách hỗ trợ của các tổ chức đối
với các hộ nông dân ở Bắc Kạn vẫn theo hình thức giúp đỡ từ bên ngoài. Từ đó đề tài cho

rằng điểm tựa để kinh tế hộ nông dân có thể phát huy sức mạnh hiện nay là: 1) Nhà nước
phải có các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư phát triển hạ tầng phù
hợp với điều kiện đặc thù từng địa bàn vùng, miền; 2) hộ nông dân phải nhận thức rõ các
chính sách là nhằm giúp cho hộ thấy được vai trò của chính họ trong quá trình sử dụng, cải
thiện có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực sẵn có và nguồn lực được hỗ trợ từ bên
ngoài để chủ động biến nguồn lực thành các kết quả sinh kế theo hướng bền vững..


iv

4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã đã phân tích, làm rõ bức tranh tổng thể về sự phát triển của loại hình kinh
tế hộ nông dân tại tỉnh Bắc Kạn. Làm rõ những khó khăn, trở ngại về phát triển kinh tế của
các hộ nông dân ở Bắc Kạn còn thiếu tính bền vững, đó là những trở ngại về nhận thức,
phong tục tập quán; nguồn lực; thị trường đầu vào, đầu ra; cơ chế chính sách, ...
Đề tài chỉ ra thực trạng phân bố không đồng đều của các nguồn vốn có tác động
đến hoạt động sinh kế của hộ. Mỗi hộ có trung bình 0,558 ha đất canh tác nông nghiệp và
2,497 ha/hộ.đất lâm nghiệp. tuy nhiên việc phân bổ đất rừng và đất trồng trọt giữa các
nhóm hộ, giữa các huyện có sự chênh lệch.
Quan hệ cộng đồng, dòng họ của hộ nông dân khá tốt, giúp cho họ nhận được sự hỗ
trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất. Tuy nhiên cơ hội tiếp cận của hộ với các dịch vụ xã
hội còn yếu. Việc hỗ trợ của các tổ chức xã hội mới chỉ tập trung vào thông tin kỹ thuật và
vay vốn.
Nguồn lực vật chất của nhiều hộ vẫn gặp nhiều khó khăn về giao thông và tình
trạng thiếu điện cho sản xuất, đời sống.
Tích lũy tài chính của hộ nông dân còn hạn chế do thu nhập thấp. Nhiều hộ đã được
tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhưng nguồn vốn này thấp, đây là rào cản trong
quá trình vươn lên thoát nghèo. Các hoạt động sinh kế của hộ nông dân chủ yếu là trồng
trọt kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trên cơ sở đó, đề tài cho rằng để giúp kinh tế hộ nông dân phát triển được bền

vững, tỉnh cần có chính sách thích hợp hỗ trợ để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hộ
gia đình thực hiện các sinh kế, đó là tăng cường các nguồn lực sinh kế cho hộ gia đình, đặc
biệt là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất. Vấn đề quan trọng là phải có một nền tảng
hạ tầng cơ sở tốt do nhà nước đầu tư; phải có sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp
công nghiệp và dịch vụ để làm điểm tựa cho kinh tế hộ trong vấn đề liên kết, hợp tác, tham
gia vào chuỗi giá trị, giải quyết các vấn đề về nguồn lực, kỹ thuật, công nghệ, thị trường,
giá cả.... Từ đó đề tài đã đưa ra những quan điểm và một số giải pháp, nhằm đưa loại hình
kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn ngày càng phát triển và phát triển bền vững trong thời gian
tới.
5. Sản phẩm
Sản phẩm khoa học: Đăng 04 bài báo trên tạp chí trong nước.
- Nguyễn Văn Công (2016), “Ổn định thu nhập của hộ nông dân hướng tới giảm
nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 528, 2016, tr. 49-51.


v

- Nguyễn Văn Công (2016), “Khai thác thế mạnh nguồn vốn nhân lực cải thiện sinh
kế của hộ nông dân trong giảm nghèo ở Bắc Kạn”, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 529,
2016, tr. 59-61.
- Nguyễn Văn Công (2016), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm
quýt Bắc Kạn”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, số 127, tháng 7/2016, tr.30-39.
- Nguyễn Văn Công (2016), “Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo
bền vững tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, Số 3, 2016, tr. 31-38
Sản phẩm đào tạo: Hướng dẫn một nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học.
Bùi Thị Nhung (2016), Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân vùng đệm Khu bảo tồn
thiên nhiên Kim Hỷ - Na Rì - Bắc Kạn, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ sinh
viên, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết
quả nghiên cứu:

Địa chỉ ứng dụng: Tỉnh Bắc Kạn.
Tác động và lợi ích:
- Đối với lĩnh vực kinh tế xã hội và nhân văn đây sẽ một công trình nghiên cứu có
giá trị kham khảo đối với các công trình nghiên cứu có liên quan đến hệ thống chính sách
phát triển kinh tế hộ và giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Tuy đề tài được thực hiện
nghiên cứu trên địa bàn cụ thể, nhưng công trình vẫn mang những nét khái quát rộng hơn
cho cả khu vực miền núi và trung du, mở hướng tiếp cận mới đối với công tác nghiên cứu
khoa học về phát triển kinh tế hộ nông dân
trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách của
tỉnh Bắc Kạn có căn cứ và cơ sở khoa học trong việc xây dựng, quản lý trong lĩnh vực phát
triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân (một lĩnh vực
có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế của tỉnh) có thêm cơ sở lý luận
và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quản lý trong thời gian tới.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Tổ chức chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)

TS. Nguyễn Văn Công


vi

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
Project title: Improving the efficiency of households‟ livelihood capitals in Bac Kan

province
Code number: ĐH2015-TN08-05
Coordinator: Nguyen Van Cong
Implementing institution: Thai Nguyen University of Economics and Business
Administration
Duration: From 9/2015 to 9/2017
2. Objective(s)
- To study the theoretical and practical issues related to households‟ livelihood such as:
livelihood capitals, livelihood capitals‟ accessibility, and livelihood strategy;
- To determine factors affecting households‟ accessibility to livelihood capitals for
economic development and poverty reduction in Bac Kan province;
- To propose solutions and policy recommendations to help Bac Kan province‟s
households better access and use local livelihood capitals more effectively.
3. Creativeness and innovativeness
The study clarified the theory of farmers‟ livelihoods in the development process. It
also explains the possibilities and limitations of household economy in economic development.
In terms of livelihoods, the research shows the impact of livelihood resources on livelihood
activities, as well as livelihood activities‟ influence on livelihood outcomes.
In reality, the project pointed out the reasons of Bac Kan province‟s poverty including:
The poor living conditions of local people are still unfavorable, many regions are still
backward, poor farmers‟ capacity and knowledge are weak which has prevented them from
accessing and using livelihood resources. The results has also shown that support policies for
households in Bac Kan are in the form of external assistance. Since then, the study revealed
that the fulcrum promoting household economy‟s power is: 1) The State must have
mechanisms and policies to support socio-economic development and investment in
infrastructure development suitable to specific conditions of each region, 2) Households should
be aware that the policies are to help them see their own roles in the process of using and
improving the resources, including available resources and external resources to actively turn
resources into sustainable livelihood outcomes.
4. Research results

The study analyzed the overall picture of household economy‟s development in Bac
Kan province as well as clarified its the difficulties and obstacles. Households‟ economy in
Bac Kan still lack of sustainability because of obstacles of awareness, customs and habits,
power; input and output markets, policy mechanisms. The research shows the unequal
distribution of capital that has an impact on household livelihoods. Each household has an
average of 0.558 hectares of agricultural land. However, the distribution of forest land and
arable land among household groups, between districts, is different. Community relations,
family line of the farmers are quite good, helping them receive mutual support in production
development. However, households „access to social services is weak. The support of social
organizations has only focused on technical information and loans. Many households still face


vii

many difficulties in transportation and lack of electricity for production and life. Farmers'
financial accumulation are limited due to low income. Many households have access to bank
credit but this source is low, which is a barrier in the process of escaping poverty. Livelihood
activities of the households are mainly cultivation combining with cattle and poultry raising.
Based on that, the research showed that in order to help the household economy grow
sustainably, the province should have appropriate policies to support them implementing
livelihoods. It is to increase livelihoods resources for households, especially natural resources
and material resources. It is also important to have a good public infrastructure. There must
have strong development of industrial enterprises and services to serve as the fulcrum for
household economy in terms of linking, cooperating and participating in the value chain,
solving the problems of resources, technology, market, price. Since then, the study has come
up with some ideas and solutions to make the households economy in Bac Kan more and more
sustainable development in the future.
5. Products
Scientific products: 4 papers published in national journals;
- Nguyen Van Cong (2016), “Stabilize household income towards sustainable poverty

reduction in Bac Kan province”, Journal of labor and social affairs, no. 528, 2016, page: 4951.
- Nguyen Van Cong (2016), “Exploit strength of human capital to improve livelihoods
of poor farmers in Bac Kan”, Journal of Labor and Social Affairs, No. 529, 2016, page: 59-61.
- Nguyen Van Cong (2016), “Solutions to improve economic efficiency for Bac Kan
tangerines products”, Journal of Socio-Economic Information and Forecasting (No. 127, July
2016), pp. 30-39.
- Nguyen Van Cong (2016), “Promoting household economics in association with
sustainable poverty reduction in Bac Kan province” Journal of Human Geography, Vol.
3,2016, pp. 31-38.
- Training products: Supervisor of a group of research students Project title:
Bui Thi Nhung et al (2016), Study of household livelihoods in the buffer zone Kim HyNa Ri nature reserve, Summary report on student science and technology, University of
Economics and Business Administration.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results:
- Application institutions: Bac Kan province
- Impacts and benefits of research results:
For the socio-economic and humanities field, this will be a valuable reference for
researches related to sustainable household economic development and poverty alleviation
policies in Vietnam. Although the research carried out in a particular area, the results still carry
broader trajectories for the northern mountainous and midland region, open up new approaches
to scientific research in the field of developing household economy in the context of
industrialization, modernization and international integration in Vietnam.
The research results provide the policy makers of Bac Kan province scientific basis to
promote socio-economic development, especially agricultural, rural, and household
development (an area which the province has great potential and comparative advantage) as
well as to improve the policy systems next time.


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với các hộ nông dân khu vực đồng bằng đã
khó, đối với hộ nông dân ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Việc lựa chọn những hoạt
động sinh kế của người dân miền núi chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố về điều kiện tự
nhiên, xã hội, yếu tố con người, kết cấu hạ tầng... Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài
cho hộ nông dân miền núi luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn
liền với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số
trên đất nước ta. Chỉ có trên cơ sở đó mới khắc phục được tính tự cấp, tự túc, thúc đẩy trao đổi
hàng hóa và phân công lao động xã hội, hình thành, mở rộng và hoàn thiện các loại thị trường,
nâng cao mức sống cũng như chất lượng sống của dân cư nông thôn các tỉnh miền núi.
Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo khu vực miền núi. Với trên 81% dân số sống ở
khu vực nông thôn, hơn 83% lao động là sản xuất nông, lâm nghiệp. Các loại hình sản xuất công
nghiệp, thương mại, dịch vụ hầu như chưa phát triển. Loại hình kinh tế hộ nông dân còn lớn,
nhưng trình độ phát triển rất thấp. Tỷ lệ nghèo và cận còn cao trên 40%. Vì vậy, đề tài: Nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân ở tỉnh Bắc Kạn được lựa chọn
nghiên cứu có tính thời sự và ý nghĩa lý luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn lý luận và thực tiễn liên quan đến sinh kế hộ nông dân, nhóm
nguồn lực, tiếp cận nguồn lực và chiến lược sinh kế; Xác định những nhân tố thuận lợi và cản
trở hộ nông dân tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn; Đề xuất giải pháp, khuyến nghị chính sách để hộ nông dân tiếp cận tốt hơn, sử dụng có
hiệu quả hơn những nguồn lực sinh kế ở địa phương..
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động sinh kế của hộ nông dân
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bắc Kạn
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. phương pháp luận và hướng tiếp cận trong nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là dựa trên quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử, xem xét sự vận động của đối tượng nghiên cứu trong
mối liên hệ phổ biến.

Đề tài nghiên cứu dựa trên việc vận dụng các lý thuyết xã hội học, tiếp cận sinh kế bền
vững vào giải thích các vấn đề. Từ đó phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm
sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Thu thập số liệu
- Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp:
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Điều tra bảng hỏi: tiến hành điều tra 400 hộ nông dân
4.2.2. Chọn các điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra. Dựa vào yếu tố về phân vùng kinh tế và
tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, chúng tôi lựa chọn 22 xã đại diện/8 huyện toàn
tỉnh để điều tra
4.2.3. Phân tích số liệu


2

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả thực trạng phát triển kinh tế của
tỉnh, các nguồn lực, vấn đề giảm nghèo ... của hộ nông dân nhằm phát hiện những nhân tố thuận
lợi/ cản trở trong quá trình phát triển và giảm nghèo của hộ nông dân ở Bắc Kạn.
- Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian tiến hành so sánh
giữa các tiêu chí với nhau để có những nhận xét về vấn đề nghiên cứu; các hàm thống kê như tỷ
trọng, trung bình, tốc độ phát triển ... được sử dụng để phân tích, so sánh trong báo cáo.
- Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào các nguồn thông tin, số liệu qua phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm để phân tích định tính những khó khăn trở ngại, các nhân tố hỗ trợ người
dân tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn sinh kế trong phát triển kinh tế của hộ.
4.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
4.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn nhân lực
4.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn xã hội:
4.2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn tự nhiên

4.2.4.4. Chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn vật chất:
4.2.4.5. Chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn tài chính
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, báo cáo được kết cấu thành 4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân..
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Phân tích các nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế của hộ nông dân ở Bắc Kạn.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sinh kế
của hộ nông dân ở tỉnh Bắc Kạn.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm sinh kế
Theo Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID), sinh kế được hiểu là “ sự tập hợp tất cả các
nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà
họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” .
1.1.2. Các nguồn vốn sinh kế
Theo khung sinh kế của DFID (1999) có 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra
những sinh kế, bao gồm:
1.1.3.1. Nguồn vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên rất đa dạng, có thể hữu hình hay vô hình.
Vốn tự nhiên nếu xét trên phương diện một cộng đồng bao gồm các loại tài nguyên như đất đai,
tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu,
sinh quyển làm nền tảng cho sản xuất.
1.1.3.2. Nguồn vốn con người: Nguồn vốn con người (tài sản con người) chính là nguồn
lực lao động, bao gồm số lượng và chất lượng như kỹ năng, tay nghề, sự am hiểu kỹ thuật, kiến
thức bản địa, sức khỏe, tập quán lao động. Vốn con người thể hiện kỹ năng, sự hiểu biết, kiến
thức, khả năng của lao động và tình trạng sức .
1.1.3.3. Nguồn vốn tài chính: Là những khoản tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh.
Nguồn lực này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như tích lũy từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh khác, từ đi vay, tiền lương v.v...



3

1.1.3.4. Nguồn vốn vật chất: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất, sinh
hoạt, được chia thành hai cấp độ hộ và cấp cộng đồng. Câp cộng đồng chính là hạ tầng, vật chất,
kỹ thuật như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liên
lạc, cung cấp nước sạch, tiếp cận thông tin truyền thông….
1.1.3.5. Nguồn vốn xã hội: Đây là những vấn đề liên quan tới tình làng nghĩa xóm, sự
hợp tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ xã hội.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân
1 1 3 1 hóm yếu tố hách quan
Đó là Chính sách của nhà nước và địa phương; Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Sự
biến động về thị trường, giá cả ; Thiên tai và biến động thời tiết, dịch bệnh; Sự suy thoái của
nguồn lực thiên nhiên đặc biệt là sự suy giảm của rừng tự nhiên, đất đai, nguồn nước, hệ sinh thái
1 1 3 2 hóm yếu tố chủ quan
Yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán; Đặc điểm về tri thức bản địa; Năng lực của hộ
nông dân
1.1.4. Chiến lược sinh kế
Theo Ellis, chiến lược sinh kế là sự tập hợp của các hoạt động nhằm tạo ra các phương
tiện, các nguồn thu nhập cho sự tồn tại và phát triển của các nông hộ (Ellis, 2000).
Chiến lược sinh kế được thực hiện thông qua các hoạt động sinh kế dựa trên các tài sản
sinh kế hiện có nhằm tạo ra các nguồn thu nhập đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông hộ tại
các thời điểm khác nhau.
1.1.5. Mối quan hệ giữa nguồn vốn sinh kế với chiến lược sinh kế
Nguồn vốn sinh kế đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định đối với chiến lược sinh kế
của hộ nông dân. Sinh kế của hộ nông dân bị ảnh hưởng bởi sự đa dạng về nguồn vốn sinh kế,
số lượng nguồn vốn sinh kế và sự cân bằng giữa các nguồn vốn sinh kế
1.1.6. Sinh kế bền vững
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển

vào những năm đầu 1990. Theo DFIT (2001), sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được
những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và
nguồn lực hiện tại và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Phƣơng pháp tiếp cận theo các nguồn vốn sinh kế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và cách tiếp cận dựa trên khung sinh kế
bền vững để phân tích các nguồn lực kinh tế của hộ nông dân. Bởi hộ nông dân và kinh tế hộ
nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội. Do vậy trong nghiên cứu về
kinh tế hộ nông dân cần nghiên cứu các nguồn lực tạo nên một hộ và các công cụ sản xuất ra sản
phẩm nhằm duy trì cuộc sống của hộ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm về cải thiện nguồn vốn sinh kế ở một số nước trên thế giới
2 2 1 1 inh nghiệm của tỉnh ân am - rung uốc
2 2 1 2 inh nghiệm một số nư c hâu Phi
2.2.2. Kinh nghiệm về cải thiện nguồn vốn sinh kế ở một số đ phương iệt Nam
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về cải thiện nâng cao hiệu quả nguồn vốn sinh kế cho hộ
nông dân


4

CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
2.1. Đặc điểm tự nhiên và các nguồn tài nguyên
.1.1. Đ c điểm về tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Miền núi và Trung du phía Bắc Việt Nam, diện
tích tự nhiên là 4.859 km2, trong đó trên 90% diện tích là đồi núi, địa hình bị chia cắt khá phức
tạp. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các
trung tâm kinh tế lớn. Mạng lưới giao thông trong tỉnh chủ yếu là đường bộ, chất lượng đường
không cao

Nhìn chung khí hậu ở Bắc Kạn khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng và vật nuôi.
Tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định, các tháng mùa hạ mưa lớn, dễ gây ra lũ ống, lũ
quét, xói mòn đất đai, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh, gây hạn hán, đôi khi cũng có hiện
tượng băng giá ảnh hưởng lớn đến phát triển của cây trồng và vật nuôi
Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất được khai thác hiện chiếm gần 90%, trong đó chủ
yếu là đất lâm nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn hơn 10%. Đất nông, lâm nghiệp
413.044 ha, chiếm 85%.
2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
2.2.1. Dân số, l o động và xã hội
Bắc Kạn có dân số 313.084 nghìn người, với 7 thành phần dân tộc (Tày, Nùng, Dao,
Mông, Kinh, Sán Chay, Hoa). Trong đó đông nhất là dân tộc Tày chiếm 52,93%. Quy mô nhân
khẩu/ hộ là 4,05 người/hộ. Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 64 người/km2.
Lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) là 211.987 người, chiếm 67,71% tổng dân số.
Lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản là 77,4 %; công nghiệp - xây dựng 7,18% và trong
ngành dịch vụ 15,42%. Trình độ nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Kạn còn thấp. Lao động từ 15 tuổi
trở lên đã qua đào tạo mới chiếm 30%.
2.2.2. Kết cấu hạ tầng cơ sở
Về hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đường bộ với
tổng chiều dài trên 4.717km gồm: 03 tuyến quốc lộ (QL3, QL 279, QL3B với 326,78km); 12
tuyến đường tỉnh quy mô từ cấp IV–VI miền núi dài 503,4km; 29 tuyến đường chuyên dùng; 65
tuyến đường huyện; 1.463Km đường xã; 1.730 đường mòn, thôn bản. Các tuyến đường quốc lộ
và tỉnh lộ đều đã được trải nhựa và bê tông nhựa; có 520 km/1.930 km đường cấp huyện được
trải nhựa và bê tông nhựa. Hiện nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã cả năm. 84% thôn
có đường giao thông đến trung tâm thôn.
Hệ thống thuỷ ợi: Tổng năng lực tưới hệ thống thủy lợi đạt khoảng 20.000ha, đáp ứng
90% diện tích canh tác lúa nước (2015) và hơn 1.000 ha rau màu và thủy sản,
Điện sinh hoạt và sản xuất: Đến nay, đã có 100% xã và 1.116 thôn (88,92%) đã được sử
dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ nông thôn dùng điện đạt 94,95 %.
Hệ thống phát thanh, thông tin, bưu điện: Bắc Kạn có 68/ 122 xã đã được phủ sóng
truyền hình, 118/122 xã có trạm truyền thanh.

Mạng ư i giáo dục: hầu hết các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học; 100% các
huyện, thành phố có trường trung học phổ thông và hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú
được củng cố, phát triển; các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng
được phát triển mạnh, năm 2016 cả tỉnh có 352 trường học các cấp


5

Hệ thống y tế: tỉnh có 1 Bệnh viện đa khoa với trang thiết bị hiện đại; 8/8 huyện, thành
phố có bệnh viện đa khoa; 122 xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó nhiều trạm được đầu
tư xây mới hoặc nâng cấp và bổ sung trang thiết bị. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 96/122 xã
đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế (đạt 78,7%); đạt 13,25 bác sỹ/ vạn dân; 1.423/1.423 thôn, bản, tổ
phố có nhân viên y tế thôn bản hoạt động. Đến năm 2016, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng theo cân nặng chỉ còn 18%, giảm 5,5% so với năm 2010
Điều kiện thị trường: toàn tỉnh có 66 chợ, các chợ đều nằm ở trung tâm các xã và họp
theo phiên, 5 đến 10 ngày một phiên
2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội

Nguồn: Niên giám thống ê các năm từ 1997 - 2015, Cục Thống kê Bắc Kạn
Hình 2.2. Tăng trƣởng tổng sản phẩm các ngành tỉnh Bắc Kạn 1997- 2015
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP (theo giá cố định 1994) của Bắc Kạn giai
đoạn 1997 - 2015 bình quân đạt 11,5%/ năm. Trong đó, tăng bình quân khu vực nông - lâm thuỷ sản 7,3%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng 16,6%/năm; khu vực dịch vụ 16%/năm.
Theo đó, GRDP bình quân đầu người đạt 24,4 triệu đồng năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, tỷ trọng tổng sản phẩm ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 61,60 % năm 1997
xuống 35,96% năm 2015; công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,50 % năm 1997 lên 15,33% năm
2015; dịch vụ tăng từ 29,90 % năm 1997 lên 48,72% năm 2015.
2.3. Đánh giá thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.3.1. Thuận lợi
Nguồn lao động của tỉnh tương đối nhiều và đang trong “thời kỳ cơ cấu dân số vàng”.
Đất đai còn có thể đưa vào sử dụng với hệ số cao hơn để nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi

Các chính sách khuyến khích phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh được ban hành, triển
khai kịp thời, bước đầu đã đáp ứng được nguyện vọng của các hộ nông dân, nhất là chính sách
đất đai, tỉnh Bắc Kạn đã giao đất và cấp quyền sử dụng đất đạt 94,5% diện tích đất nông, lâm
nghiệp cho các hộ nông dân và các tổ chức
sự có mặt của một số dự án, tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ cho địa bàn tỉnh nói chung
và cho các hộ nông dân ở Bắc Kạn nói riêng qua việc đầu tư xây dựng những công trình công
cộng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu từ sản xuất đến đời sống của người dân
2.3.2. Khó khăn
Do địa hình miền núi nên ruộng đất ở Bắc Kạn rất manh mún, dễ bị rửa trôi, chóng bạc
màu,... ảnh hưởng lớn đến việc tăng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa
Lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn rồi rào nhưng trình độ nguồn nhân lực của
Bắc Kạn còn thấp
GRDP bình quân đầu người ở Bắc Kạn còn thấp


6

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuât chủ yếu vẫn là nông, lâm nghiệp
Trong nông nghiệp, chưa có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất mạnh mẽ, hiệu quả và sức
cạnh tranh hàng hoá nông sản của tỉnh còn thấp. Nhiều sản phẩm có lợi thế, có thương hiệu
nhưng sản xuất chưa gắn với chế biến và thị trường, hiệu quả kinh tế chưa cao
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG
DÂN Ở BẮC KẠN
3.1. Các nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân
3.1.1. Nguồn vốn tự nhiên
Quy mô đất nông nghiệp bình quân/ hộ là 0,558 ha, đất lâm nghiệp là 2,497 ha/hộ. Đất
nông nghiệp bình quân chung chỉ bằng 90% so với mức bình quân chung của cả nước (cả nước
là 0,62 ha/ hộ) [60]. Nhóm hộ có quy mô đất nông nghiệp bình quân từ 0,5 ha trở xuống chiếm
54,36%. Nhóm hộ có từ trên 0,5 ha đến dưới 2 ha chiếm 43,29%. Nhóm hộ có từ 2 ha trở lên

chiếm 2,35% [11].
Bảng 3.1 Quy mô đất đai bình quân hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Đơn vị: ha/hộ

1
2
3

Toàn tỉnh
Ba Bể
Bạch Thông
Chợ Đồn

0,558
0,640
0,465
0,421

Đất nông nghiệp
Trong đó chia ra
Cây hàng năm
Cây
lâu
Đất
Tổng
năm
lúa
0,477
0,221
0,081

0,549
0,211
0,091
0,343
0,213
0,122
0,354
0,22
0,067

4
5

Chợ Mới
Na Rì

0,450
0,631

0,324
0,554

0,18
0,272

0,126
0,077

2,447
3,719


0,511
0,282

0,015
0,023

6
7

Ngân Sơn
Pác Nặm

0,613
0,910

0,530
0,818

0,296
0,237

0,083
0,092

3,072
1,845

0,37
0,087


0,012
0,011

Tiêu chí

S
T
T

Tổng
số

Huyện

8

Đất lâm nghiệp
Trong
đó đất
rừng
trồng

Đất
nuôi
trồng
thuỷ
sản

2,497

1,315
2,375
3,295

0,371
0,247
0,475
0,463

0,015
0,017
0,023
0,026

Tổng
số

TP Bắc Kạn
0,362
0,207
0,104
0,155
1,542
0,557
0,017
(Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Bắc Kạn, 2011)
Nhìn chung, sử dụng đất của các hộ nông dân ở Bắc Kạn vừa nhỏ, vừa phân tán cùng
với phương pháp canh tác truyền thống không còn phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn hiện nay.
3.1.2. Nguồn vốn con người

Bình quân lao động của các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn là 2,46 lao động/ hộ
Đa số lao động là lao động trẻ, tập trung chủ ở độ tuổi dưới 49.
Đa số lao động của các hộ có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống, lực lượng lao động
có trình độ từ trung học phổ thông trở lên thấp. Nhìn chung trình độ của người lao động nói
chung và của chủ hộ nông dân ở Bắc Kạn còn ở mức độ thấp, sẽ là những cản trở trong tiếp cận


7

các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, là trở ngại đối với
việc chuyển đổi lao động sang các ngành phi nông nghiệp.
Bảng 3.2. Bình quân nhân khẩu và lao động của hộ nông dân Bắc Kạn
Đơn vị: gười; %
Năm 2011
Năm 2015
Biến động
Bình quân Bình quân Bình quân Bình quân tăng giảm
STT Đơn vị hành chính
lao động
nhân
lao
nhân
lao
(%)
khẩu/hộ
động/hộ
khẩu/hộ
động/hộ
Toàn tỉnh
4,24

2,64
4,21
2,46
-6,82
1 Huyện Ba Bể
4,45
2,74
4,17
2,52
-8,03
2 Huyện Bạch Thông
3,96
2,54
4,22
2,44
-3,94
3 Huyện Chợ Đồn
4,06
2,55
4,37
2,43
-4,71
4 Huyện Chợ Mới
3,98
2,49
3,87
2,28
-8,43
5 Huyện Na Rì
4,21

2,71
4,03
2,46
-9,23
6 Huyện Ngân Sơn
4,31
2,71
4,22
2,60
-4,06
7 Huyện Pác Nặm
5,06
2,88
4,89
2,62
-9,03
8 Thành phố Bắc Kạn
3,86
2,45
3,93
2,27
-7,35
(Nguồn: Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Bắc Kạn, 2011 và số liệu điều
tra của nhóm nghiên cứu năm 2016)
3.1.3. Nguồn vốn tài chính
Tích lũy vốn bình quân một hộ nông dân ở Bắc Kạn là 10,349 triệu đồng (2011). Do vậy
hộ nông dân khó có điều kiện thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, mua sắm máy móc, công
cụ để năng suất lao động.
Những năm gần đây hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức tốt hơn, đã tác
động tích cực đến phát triển sản xuất. Có tới 82,97% hộ nông dân đã được vay vốn theo lãi suất

ưu đãi. Các hộ nông dân vay vốn chủ yếu để đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm
82,83%, thời hạn cho vay chủ yếu là trên 12 tháng (87,6%). Nguồn cho vay chủ yếu là Ngân
hàng chính sách chiếm 60,5%; ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm 26,87%,
còn lại là các đối tượng khác [11]. Bình quân mỗi hộ có thể vay tối đa là 13,8 triệu đồng. Song
hành với việc được vay vốn, hộ nông dân ỏ Bắc Kạn còn được tập huấn sử dụng vốn, từ đó đã
có nhiều mô hình sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả.
3.1.4. Nguồn vốn vật chất
Dưới góc độ nguồn vốn vật chất ở Bắc Kạn, nhìn chung có sự công bằng trong việc tiếp
cận nguồn vốn cơ sở hạ tầng. Trong những năm qua, Bắc Kạn đã cải thiện được hệ thống đường
giao thông, thuỷ lợi, xây dựng mới được trường học, trạm xá, nhà văn hoá thôn, … nhờ việc đi
lại đã bớt khó khăn, nhiều diện tích đã sản xuất được 2 vụ
Cùng với việc được nhận đất lâu dài, các hộ nông dân Bắc Kạn cũng đã tăng cường
trang bị máy móc, thiết bị và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Máy kéo lớn
hơn 12 CV có 100 chiếc, đạt 0,34 máy trên 100 ha diện tích. Máy kéo nhỏ có 18.129 chiếc, đạt
61,23 chiếc trên 100 ha diện tích. Máy phát lực chạy động cơ điện 876 chiếc (năm 2011)…
3.1.5. Nguồn vốn xã hội
Tham gia vào các hoạt động đoàn thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hộ nông dân như
nắm bắt các thông tin, chia sẻ giúp đỡ nhau lúc khó khăn, các hoạt động cho vay vốn... Ỏ Bắc
Kạn, các tổ chức hoạt động tương đối tốt, nhất là hội nông dân và hội phụ nữ, qua đó đã đứng ra
tín chấp cho hộ nông dân vay vốn, tuyên truyền chính sách xã hội, tập huấn kiến thức…


8

Vấn đề liên kết trong sản xuất của hộ nông dân. Hiện toàn tỉnh có 952 doanh nghiệp,
trong đó có 143 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh nông, lâm sản, chiếm
tỷ lệ 15%. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào chế biến gỗ, chế biến dong
riềng, sản xuất đũa, giấy, chế biến gừng, chè… bước đầu đã có đóng góp vào việc tăng thu nhập
cho các hộ nông dân.
3.2. Các hoạt động sinh kế cơ bản của hộ nông dân ở Bắc Kạn

* Sản xuất trồng trọt
Cơ cấu sản xuất cây trồng của hộ nông dân ở Bắc Kạn vẫn lấy sản xuất lương thực (lúa,
ngô) là chính, chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất trong diện tích trồng trọt.
25.000
20.000
15.000
10.000
5.000
2010

2011

2012

2013

Diện tích lúa
Diện tích Đỗ tương

Diện tích ngô
Diện tích dong riềng

Diện tích hồng không hạt

Diện tích Chè

2014

2015


Diện tích thuốc lá
Diện tích cam quýt

Nguồn: Niên giám thống ê các năm, Cục Thống kê Bắc Kạn
Hình 3.4. Diện tích một số cây trồng chính của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Tạ/ ha
50,00

2010

40,00

2011

30,00

2012

20,00

2013

10,00

2014

Lúa

Ngô


T huốc lá

Đỗ tương

Cam quýt

Chè

2015

Nguồn: Niên giám thống ê các năm, Cục Thống kê Bắc Kạn
Hình 3.5. Năng suất một số cây trồng chính của hộ nông dân Bắc Kạn
Nhìn năng suất cây trồng của hộ nông dân đều có tăng lên qua các năm, góp phần ổn
định kinh tế, thúc đẩy liên kết sản xuất, tăng thu nhập từ trồng trọt.
* Sản xuất chăn nuôi


9

Gia cầm

Con

100000

Trâu, bò

Lợn

Trâu


2500000

80000

2000000

60000

1500000

40000

1000000

20000

500000

0

Lợn, gia cầm



0
1997 2006 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Năm

Nguồn: Niên giám thống ê các năm, Cục Thống kê Bắc Kạn

Hình 3.7. Thực trạng phát triển một số vật nuôi của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Năm 2015 cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi của tỉnh là 31,16% trong tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp. Tổng đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa) đạt 82.924 con. Trong đó trâu được nuôi
nhiều nhất 57.145 con, chiếm 70%.
3.3. Kết quả sinh kế của hộ nông dân
3.3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
3.3.1.1. Chi phí sản xuất bình quân của hộ nông dân Bắc Kạn/ năm
Các hộ nông dân ở Bắc Kạn đầu tư cho sản xuất bình quân 33,62 triệu đồng/năm (không
tính công lao động). Trong tổng chi phí thì chi cho trồng trọt cây hàng năm chiếm 33,29%
(11,19 triệu đồng); cây lâu năm chiếm 16,85% (5,66 triệu đồng); lâm nghiệp 1,53% (0,513 triệu
đồng); thủy sản 1,98% (0,664 triệu đồng), chăn nuôi 17,86% (6 triệu đồng) và chi sản xuất phi
nông nghiệp là 28,49% (9,57 triệu đồng).
Chi sx cây hàng
năm
33,29%

Chi sx phi NN
28,49%
Chi sx chăn nuôi
17,86%

Chi sx cây lâu
năm
Chi sx thủy sản
Chi sx lâm nghiệp
16,85%
1,98%
1,53%

Chi sx cây hàng năm

Chi sx thủy sản

Chi sx cây lâu năm
Chi sx chăn nuôi

Chi sx lâm nghiệp
Chi sx phi NN

(Nguồn: Số liệu điều tra tính toán của nhóm nghiên cứu năm 2016)
Hình 3.8. Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
3.3.1.2. Chi phí sản xuất bình quân/ ha đất/ năm của hộ nông dân Bắc Kạn
Bình quân hộ nông dân chi phí trên 1ha đất còn thấp, 33,08 triệu đồng/ ha đất trồng trọt


10

Nghìn đồng
60.000
50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
-

54.503,25

27.599,68

23.229,59


198,54
Đất cây hàng
năm

Đất cây lâu năm

Đất lâm nghiệp

Đất thủy sản

(Nguồn: Số liệu điều tra tính toán của nhóm nghiên cứu năm 2016)
Hình 3.9. Chi phí sản xuất bình quân/ 1ha đất của hộ nông dân Bắc Kạn
3.3.2. Thu nhập và các nguồn thu nhập của các hộ nông dân Bắc Kạn
Thu nhập ròng của hộ nông dân (bao gồm tổng thu trừ tổng chi phí của hộ) trung bình
93,83 triệu đồng/hộ/năm. Trong đó thu nhập từ nông, lâm thủy sản chiếm 31,79%, thu nhập từ
tiền lương, tiền công chiếm 27,97%. Nguồn thu từ các ngành phi nông nghiệp chiếm 19,93%.
T hu ròng
cây hàng
T hu nhập
năm
khác
9,07%
20,31%

T hu nhập từ
tiền lương,
tiền công
27,97%


T hu ròng
cây lâu năm
T hu ròng
6,29%
lâm nghiệp
2,16%
T hu ròng
thủy sản
2,12%
T hu ròng
chăn nuôi
12,16%
T hu ròng sx
phi nông
nghiệp
19,93%

(Nguồn: Số liệu điều tra tính toán của nhóm nghiên cứu năm 2016)
Hình 3.10. Cơ cấu thu nhập ròng bình quân của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Xét theo các nhóm hộ cho thấy thực tế thu nhập của các hộ có sự khác nhau rõ ràng. Với
các hộ nghèo ở Bắc Kạn thu nhập thực tế chỉ đạt bình quân 42,77 triệu đồng/ năm, bình quân
thu nhập đạt 635 nghìn đồng/người/ tháng, thấp hơn mức bình quân chung cả tỉnh 3 lần. Trong
đó nhóm hộ không nghèo thu nhập thực đạt bình quân 109,9 triệu/ hộ/ năm. Tính ra thu nhập
bình quân nhân khẩu của hộ đạt 2,51 triệu đồng/ tháng, gấp 1,32 lần so với mức thu nhập bình
quân chung của tỉnh
Bảng 3.13. Tổng thu nhập ròng bình quân/ hộ điều tra ở Bắc Kạn
Đơn vị: 1 000 đồng
Tổng thu Thu ròng sx Thu ròng sx Thu ròng Thu ròng
TT
Tiêu chí

ròng
nông nghiệp phi nông
tiền lƣơng,
khác
nghiệp
tiền công
Bình quân
93.834,22
29.834
18.701,25
26.241,25 19.057,34
1 Hộ nghèo
42.777,66
14.162
6.242,39
9.461,87 12.911,00
2 Hộ cận nghèo
46.399,69
17.425
7.755,10
11.510,20 9.709,05
3 Hộ không nghèo
109.942,23
33.165
21.802,20
31.965,45 23.009,20
(Nguồn: Số liệu điều tra tính toán của nhóm nghiên cứu năm 2016


11


* Thu nhập ròng/ ha đất canh tác của hộ nông dân Bắc Kạn
Thu nhập /1 ha đất còn rất thấp, mỗi ha đất trồng trọt tạo ra thu nhập ròng bình quân là
28,29 triệu đồng/ha/năm, trong đó đất trồng cây hàng năm mang lại thu nhập xấp xỉ 21 triệu
đồng/ ha, đất cây lâu năm 56,74 triệu đồng/ ha.
80.000

69.610,07

70.000
56.747,36

Nghìn đồng

60.000
50.000
40.000
30.000

20.996,60

20.000
781,59

10.000
Cây hàng năm

Cây lâu năm

Lâm nghiệp


Thủy sản

(Nguồn: Số liệu điều tra tín toán của nhóm nghiên cứu năm 2016)
Hình 3.12. Thu nhập ròng bình quân/ 1 ha đất của hộ nông dân Bắc Kạn
3.3.3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân
Qua điều tra cho thấy hầu hết số hộ đều có sản phẩm đem bán, điều này cho thấy mức
độ thương mại hóa của các hộ nông dân ở Bắc Kạn có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên tỷ suất
hàng hóa còn nhỏ, giá trị hàng hóa không lớn.
Sản phẩm của các hộ nông dân đưa ra thị trường qua nhiều kênh khác nhau: cơ sở chế
biến; đại lý, tư thương, bán tại chợ... Phần lớn sản phẩm sản xuất ra của hộ đều bán cho các tư
thương (chiếm 66%); số còn lại chủ yếu là hộ bán lẻ.
3.4. Những vấn đề đặt ra ở Bắc Kạn
3.4.1. Nguồn vốn tự nhiên
Vị trí địa lý không thuận lợi. Là một tỉnh miền núi lại nằm sâu trong nội địa đã ít nhiều
gây cản trở sự kết nối của người dân với những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật,
kiến thức sản xuất, khó khăn trong việc lưu thông, giao lưu van hóa.
Đa số đất đai có độ dốc l n, nên ruộng đất ở Bắc Kạn rất manh mún, dễ bị rửa trôi, bạc
màu ảnh hưởng đến ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá. Đất lâm nghiệp và rừng tuy
chiếm tỷ lệ lớn nhưng trữ lượng rừng giàu còn rất thấp, kinh tế từ nghề rừng còn rất hạn chế,
chủ yếu là rừng mới trồng.
Nguồn tài nguyên khoáng sản có nhưng không nhiều, đa số các điểm mỏ phân tán và đã
được khai thác từ thời Pháp thuộc.
Khí hậu tại tỉnh cũng gây ra những hó hăn nhất định cho sinh kế hộ nông dân. Tại các
xã vùng núi cao thường chỉ làm được 1 vụ. Về mùa đông vùng cao có nơi có sương muối, băng
giá, gió lạnh, thiếu nước.
hó hăn về nguồn nư c. Các sông ở tỉnh Bắc Kạn thường ngắn và là đầu nguồn nên
không thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và việc khai thác các nguồn lợi nước ngọt.
3.4.2. Nguồn vốn con người
rình độ văn hoá và chuyên môn của người ao động còn thấp, lực lượng lao động có

trình độ từ trung học phổ thông trở lên thấp, đã cản trở đến việc tiếp nhận các loại khoa học kỹ
thuật mới.


12

Phần l n ao động nông thôn vẫn à ao động nông nghiệp (chiếm 83% tổng số lao
động), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cả tỉnh mới đạt 30%
[10] đã ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế và quá trình phát triển.
Việc đến trường của trẻ em còn gặp nhiều hó hăn Nhiều gia đình không đủ kinh phí
cho con cái đi học, chất lượng giáo viên thấp, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hạn chế
làm cho chất lượng giáo dục suy giảm.
Những hó hăn đối v i hoạt động khám chữa bệnh. Do một số xã địa bàn rộng, dân cư
sống không tập trung, nên không thể xây dựng nhiều trạm y tế trong 1 xã.
3.4.3. Nguồn vốn tài chính
Hộ nông dân vẫn thiếu vốn sản xuất và tiêu dùng. Kết quả điều tra cho thấy có 2 dạng
thiếu vốn, trong đó thiếu vốn sản xuất (chiếm 85% số trả lời) và thiếu vốn để tiêu dùng (5% số
trả lời).
Đa số hộ nông dân có khả năng vay vốn nhưng mức vay vốn bình quân/ 1 hộ thấp. Bình
quân mỗi hộ có thể vay tối đa là 13,8 triệu đồng.
3.4.4. Nguồn vốn vật chất
Giao thông: Đường giao thông nông thôn 100% số xã có đến trung tâm xã, nhưng
đường vào trung tâm các thôn có tỷ lệ bê tông hoá thấp, chất lượng đường vào thôn kém, người
dân gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa.
ề giao thông nội đồng: Tỷ lệ diện tích có giao thông nội đồng thấp, rất khó khăn cho
việc vận chuyển vật tư sản xuất và mang máy móc đến vùng sản xuất.
ề thuỷ ợi: Diện tích lúa không chủ động được nước tưới còn nhiều, nhiều diện tích phụ
thuộc vào nước trời nên chỉ có thể trồng được 1 vụ.
Điện: Tại một số xã vùng sâu, vùng xa dân cư ở thưa thớt rất khó khăn cho việc mắc
điện vì chi phí cao.

Hệ thống truyền thông: Hầu hết các xã có loa đài truyền thông nhưng tỷ lệ thôn có loa
phóng thanh thấp, không đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhân dân.
Về nhà văn hoá thôn: Hiện nay còn rất nhiều thôn chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng, đặc
biệt là những thôn thuộc các xã vùng sâu, vùng xa.
ác cơ s chế biến NLS, các cơ sở dịch vụ sản xuất: Ở Bắc Kạn chưa có cở sở chế biến
nông lâm sản lớn. Chỉ có một số ít hộ hộ nông dân làm nghề tiểu thủ công nghiệp nhỏ như: nấu
rượu, làm đậu phụ, xay xát, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Các công trình dịch vụ công cộng: Nhiều xã vẫn đang thiếu lớp học, đặc biệt là thiếu
lớp cho học sinh mẫu giáo và tiểu học. Hầu hết các trạm y tế đều không có bác sỹ chuyên khoa,
các loại thiết bị y tế còn thiếu, chỉ có thể khám, chữa những bệnh thông thường.
3.4.5. Nguồn vốn xã hội
Tập quán canh tác lạc hậu. Tại các xã vùng cao ở tỉnh, tập tục sản xuất quảng canh còn
phổ biến, ít được đầu tư về phân bón, công lao động nên sản lượng thấp và tình trạng nghèo và
tái nghèo còn xảy ra.
Thị trường đất đai ém phát triển. Nhìn chung việc chuyển nhượng đất đai ở tỉnh Bắc
Kạn vẫn còn nhiều khó khăn.
gười dân vẫn còn bị ép giá do thiếu thông tin thị trường. Hiện tượng tư thương thông
đồng nhau để ép giá vẫn xảy ra thường xuyên, kể cả việc mua các vật tư đầu vào.


13

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân còn yếu. Nguyên nhân do sự
phát triển của các doanh nghiệp còn yếu, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế hợp tác và HTX
tiềm lực yếu, quy mô nhỏ.
Sự tham gia vào chuỗi giá trị còn hạn chế. Hộ nông dân ở Bắc Kạn mới chủ yếu tham
gia ở công đoạn có giá trị gia tăng thấp.
Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội không rõ ràng, hoạt động chồng chéo kém
hiệu quả khiến người dân lúng túng khi cần được cung cấp thông tin. Hộ nông dân được tham
gia đi họp, tập huấn ở các địa phương khá nhiều, bình quân đạt 8,5 lần/hộ/1năm. Tuy nhiên,

mức độ tham gia đóng góp ý kiến của hộ nông dân không cao, nhất là các hộ nông dân nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo Bắc Kạn còn cao. Năm 2015, theo chuẩn nghèo đa chiều,
tỷ lệ nghèo của Bắc Kạn là 29,4%, cao gấp 2 lần so với năm 2014 và 2,5 lần so với tiêu chí cũ.
Tỷ lệ hộ cận nghèo Bắc Kạn 12%
CHƢƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN
VỐN SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH BẮC KẠN
4.1. Quan điểm định hướng phát triển sinh kế bền vững của kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn
Một là: Nâng cao năng lực thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân
Hai là: Tập trung phát triển toàn diện nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân, chú trọng
việc nâng cao chất lượng nguồn vốn con người, mở rộng nguồn vốn tài chính và nguồn vốn vật chất.
Ba là: Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả của các hoạt động sinh kế
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Bắc Kạn
4.2.1. Giải pháp chung
4.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế cho hộ nông dân
Đa dạng hóa sinh kế cho các hộ nông dân, đào tạo tay nghề, cung cấp thuận tiện dịch vụ
y tế, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ cung cấp giống mới, cung cấp thông tin
KHKT, thông tin thị trường, Tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ ngoài ngân sách nhà nước cho
cải thiện các nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân
4.2.1.2 Nâng cao chất ượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tổng thể phát triển
sản xuất gắn v i thị trường và lợi thế so sánh
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp và tính liên
kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển ngành, vùng...
Quy hoạch cần hướng về thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, đặc biệt đối với
những mặt hàng có lợi thế như chuối tây, quýt, hồng không hạt, thuốc lá, gừng, lợn đen, gà ….
Trên cơ sở quy hoạch sản xuất đó cần tiến hành quy hoạch và phát triển công nghiệp chế biến
nông, lâm sản ở tỉnh.
4.2.1.3. Tăng cường khả năng ứng phó v i rủi ro thị trường
Tạo điều kiện cho hộ tham gia các hình thức bảo hiểm nông sản
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm,

bảo hiểm nông sản nhằm hạn chế rủi ro cho hộ nông dân.
4.2.2. Giải pháp cụ thể nâng cao các nguồn vốn sinh kế cho hộ nong dân
4.2.2.1. Cải thiện nguồn vốn tự nhiên cho hộ nông dân
Hỗ trợ đủ diện tích đất canh tác cho hộ để họ tiến hành sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở
quy mô hiệu quả


14

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất cao, kết hợp thâm canh tăng năng suất để đáp
ứng nhu cầu lương thực tại chỗ
Tiếp tục thực hiện các chương trình trồng rừng, trồng xen canh cây nông nghiệp để đảm
bảo nhu cầu lương thực; Phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp trên đất dốc;
4.2.2.2. âng cao năng ực vốn con người
Nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục cung cấp cho hộ nông dân, thu hẹp chênh lệch về
trình độ chung giữa người hộ dân tộc thiểu số và hộ người Kinh.Trên cơ sở quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội ở các huyện, tiến hành quy hoạch phát triển nguồn nhân lực có định hướng, lộ
trình và bước đi phù hợp, phân bổ, bố trí sắp xếp hệ thống mạng giáo dục từ mầm non đến bậc
phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các cấp học
Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho nông thôn; đào tạo phải gắn với giải quyết việc
làm, đào tạo nghề nông cho nông dân bằng nhiều hình thức. Các chương trình đào tạo cần
chuyển tải được những kiến thức cơ bản về quản trị, thị trường, công nghệ sản xuất trồng trọt,
chăn nuôi hiện đại cho các hộ nông dân.
4.2.2.3. Đẩy mạnh cả h ệ

chất xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông thôn
Tích cực huy động, đẩy mạnh chương trình nhà nước và nhân dân cùng làm, lồng ghép
có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án. Nhất là lồng ghép với chương trình xây
dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất như rà soát, hoàn
chỉnh lại hệ thống thuỷ lợi, cải tạo hệ thống cung cấp điện ở nông thôn.

4.2.2.4. ăng cường nâng cao năng ực vốn tài chính cho hộ nông dân
Các hộ nông dân ở Bắc Kạn đa số đều thiếu vốn để sản xuất. Do đó cần có chương trình,
chính sách vay vốn bằng tín chấp với lãi suất ưu đãi và khoảng thời gian vay vốn phù hợp cũng
như lượng vốn đủ lớn.
Kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất vật tư nông nghiệp cung cấp tín dụng thương
mại cho hộ
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia hỗ trợ người nghèo như các
chương trình cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội, tài chính vi mô, Quĩ tín dụng nhân dân.
Thành lập các tổ, nhóm tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức chính trị - xã hội như phụ nữ,
thanh niên, nông dân để tạo điều kiện cho hộ tiếp cận các nguồn vốn.
4.2.6. Cải thiện, nâng cao nguồn vốn xã hội
Khuyến khích các hộ nông dân tham gia các hội phù hợp như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân. Các tổ chức chính trị, xã hội phải coi việc tạo điều
kiện, môi trường để hộ nông dân phát triển sinh kế bền vững là nhiệm vụ quan trọng của mình.
Các tổ chức này cũng cần tăng cường liên kết với doanh nghiệp hỗ trợ hộ thông qua hình thức
tín dụng thương mại, bảo lãnh tín chấp…
Hộ nông dân ở Bắc Kạn còn gặp khó khăn cả trong sản xuất và tiếp cận thị trường, Nâng
cao năng lực tiếp cận thị trường cho hộ gia đình. Do vậy cần có sự hỗ trợ cung cấp thông tin, dự
báo thị trường những sản phẩm nông sản hàng hóa chủ yếu của tỉnh như cam, quýt, miến dong,
gừng, lâm sản.
Tăng cường công tác khuyến nông bằng các hình thức chuyển giao kỹ thuật và nâng cao
kiến thức cho người dân


15

KẾT LUẬN
Để các hoạt động sinh kế của người dân phát triển lâu dài và bền vững thì cần phải có
những chính sách cũng như chiến lược hợp lý trong công tác quản lý và phân bổ việc sử dụng
các nguồn lực tại địa phương đồng thời chú trọng vào chiến lược nâng cao hơn nữa trình độ dân

trí của chủ hộ, để từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển và
thịnh vượng. Việc thực hiện các hoạt động sinh kế của hộ cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và
các tổ chức xã hội về các nguồn lực còn yếu và thiếu, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và hữu hiệu
khi các nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân được bổ sung.
Qua nghiên cứu thực trạng các hoạt động sinh kế và tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác
động đến lựa chọn các hoạt động sinh kế của hộ nông dân ở Bắc Kạn có thể nhận thấy đời sống
của các hộ nông dân đang ngày càng được nâng cao, thu nhập đã được cải thiện rõ rệt. Các
nguồn vốn trong khung sinh kế của các hộ hộ nông dân nhìn chung thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn phát triển còn thấp, sản xuất hàng hoá phát
triển chưa nhanh, hộ nông dân ở Bắc Kạn chưa theo kịp những thay đổi của sự phát triển mới,
chưa có tác động nhiều đối với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, ít có cơ hội và khả năng
tiếp cận thị trường. Các hộ nông dân tham gia vào các tổ chức xã hội chưa nhiều, nên chưa phát
huy được các mối quan hệ để phát triển kinh tế. Khả năng tích lũy của hộ chưa cao.
Kinh tế hộ nông dân trong tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế còn hạn chế, chất
lượng lao động thấp, các hộ gia đình tham gia vào các tổ chức xã hội chưa nhiều, nên chưa phát
huy được các mối quan hệ để phát triển kinh tế. Khả năng tích lũy của hộ chưa cao, kinh tế xã
hội của tỉnh chậm phát triển.
Nguồn lực sinh kế của hộ nông dân ở Bắc Kạn chủ yếu là lao động và đất đai. Xét về
mặt số lượng, các hộ nông dân ở Bắc Kạn sở hữu hai loại nguồn lực này tương đối dồi dào.
Nhưng từ phương diện sử dụng đất, do độ dốc lớn, nên khó canh tác và dễ bị xói mòn từ đó làm
cho thu nhập/ diện tích đất thấp; Là một tỉnh miền núi có nhiều thuận lợi cho phát triển lâm
nghiệp, tuy nhiên, số lượng hộ tham gia kinh doanh chính từ nghề rừng không nhiều; Dưới góc
độ lao động, trình độ học vấn của lao động thấp và phần lớn chưa qua đào tạo cùng với việc
thiếu vốn sản xuất, công cụ sản xuất thô sơ, tiếp cận thị trường yếu làm cho thu nhập bình quân/
đầu người thấp.
Việc thực thi các chính sách về kinh tế, đất đai, quản lý tài nguyên và mở cửa thị trường
đã có tác động đến sở hữu và tiếp cận nguồn lực sản xuất của hộ nông dân, đặc biệt là đất đai và
tín dụng, nguồn đầu vào sản xuất. Tuy nhiên, sự khác biệt nguồn lực sản xuất ban đầu của các
hộ nông dân giữa các nhóm hộ (nghèo và không nghèo), dân tộc kinh tế và dân tộc thiểu số là
khác nhau trong tác động đến việc tiếp cận nguồn lực sản xuất của họ. Nhóm các hộ không

nghèo có nguồn lực sản xuất dồi dào, nên tiếp cập tốt hơn các nguồn lực sản xuất và có xu
hướng tập trung vào sản xuất nông nghiệp thâm canh và mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp
có mức thâm dụng vốn cao hơn và trình độ học vấn tốt hơn, chính vì thế thu nhập của họ cũng
tăng trưởng nhanh hơn. Ngược lại các hộ nghèo, cận nghèo có xu hướng phát triển mô hình sinh
kế bán thị trường dựa vào khai thác tài nguyên tự nhiên và sức lao động chân tay. Sinh kế của
các nhóm hộ này gặp rất nhiều khó khăn như tiếp cận nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn, thị
trường và khoa học công nghệ. Từ đó cho thấy để đẩy nhanh quá trình đa dạng hoá sinh kế và
tăng thu nhập, giảm thiểu mức phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, các chính sách và chương
trình phát triển cần tập trung cải thiện sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai và tài
nguyên rừng; nâng cao năng lực sản xuất cho nông hộ, đặc biệt là các nông hộ nghèo và dân tộc
thiểu số. Hướng hộ nông dân phát triển các mô hình sinh kế xanh, sử dụng tài nguyên hợp lý và
giảm thiểu thâm dụng tài nguyên thiên nhiên.



×