Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Com phap luat the gioi ve quyen cua nguoi dong tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.96 KB, 3 trang )

PHÁP LUẬT THẾ GIỚI VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Trương Hồng Quang

Dựa vào những đặc trưng riêng về văn hóa, tôn giáo, mức độ dân chủ và thể chế chính trị,
luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới có những quy định khác nhau về quyền của người
đồng tính.
1. Một số quốc gia công nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính trong pháp
luật
Ban đầu, người đồng tính và quan hệ đồng tính từng bị xem như một loại tội phạm và bị xét
xử ở, về sau, do những thay đổi tích cực trong quan niệm, nhận thức xã hội về hiện tượng
đồng tính luyến ái mà các quốc gia này đã xóa bỏ các tội phạm về quan hệ đồng tính khỏi
danh sách các loại tội phạm và ban hành luật pháp cũng như các chính sách tích cực nhằm
thừa nhận và bảo vệ các quyền cho người đồng tính.
Ở Pháp, năm 1985, Quốc hội đã thông qua đạo luật cấm phân biệt đối xử với người đồng
tính trong công việc, vấn đề nhà ở, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ côngvà tư. Ngày
30/12/2004, luật về chống phân biệt đối xử và bình đẳng được ban hành, trong đó các Điều
20, 21 tại Mục 3 bổ sung thêm một số hành vi vi phạm pháp luật quy định ở Luật ngày
29/7/1881 bao gồm: hành vi gây tổn thương, lăng mạ, xúc phạm, xúi giục việc thù ghét hay
bạo động hoặc kỳ thị một người, nhóm người vì giới tính, xu hướng tình dục hoặc bệnh tật
của họ. Các hành vi tấn công, giết hại các nạn nhân đồng tính luyến ái sẽ bị xử phạt tùy theo
mức độ. Người đồng tính được quyền quan hệ tình dục khi 15 tuổi[1], được gia nhập quân đội
và hưởng hầu hết các quyền dân sự, kinh tế, chính trị khác giống như người dị tính.
Pháp luật Pháp không thừa nhận kết hôn đồng giới nhưng cho phép các cặp đôi này chung
sống dưới hình thức đối tác chung nhà (domestic partnership), được thông qua vào năm
1999. Các cặp đôi này được pháp luật bảo vệ, hưởng các quyền và nghĩa vụ như những cặp
dị tính kết hôn khác. Họ được phép nuôi con của một trong hai người với một người khác giới
trước đó nhưng không được quyền nhận nuôi con nuôi và thụ tinh nhân tạo.
Ở Đức, nhà nước bãi bỏ luật cho rằng quan hệ tình dục đồng giới là một tội phạm từ rất sớm.
Ngày 11/8/1987, Tòa án tối cao Đông Đức khẳng định: “Quan hệ đồng tính cũng như quan hệ
dị tính, là sự thể hiện một cách ngẫu nhiên của các hành vi tình dục. Do đó, những người
đồng tính luyến ái không thể đứng ngoài xã hội. Các quyền dân sự của họ được thừa nhận


như tất cả các công dân khác”. Năm 1987, Tòa án Đông Đức quy định độ tuổi quan hệ tình
dục của người đồng tính là ngang bằng với người dị tính (14 tuổi), luật pháp Tây Đức cũng
thừa nhận độ tuổi quan hệ tình dục bình đẳng này vào năm 1989.
Các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người đồng tính đều là phạm pháp và bị xử phạt.
Tương tự như ở Pháp, người đồng tính được hưởng hầu hết các quyền dân sự, được gia nhập
quân đội, chuyển đổi giới tính. Năm 2001, pháp luật Đức cho phép các cặp đôi đồng tính
sống chung với nhau dưới hình thức hợp danh (partnership). Quyền và nghĩa vụ của họ gồm
hầu hết các quyền và nghĩa vụ như ở các cặp vợ chồng kết hôn như thừa kế, hưởng trợ cấp,


bảo hiểm sức khỏe, nhập cư, thay đổi tên họ,… nhưng họ không được giảm các khoản thuế
mà các cặp vợ chồng khác được hưởng, chẳng hạn như thuế về thừa kế, các cặp vợ chồng
bình thường chỉ phải trả từ 7-30 % thuế thừa kế trong khi đó những cặp đồng tính phải trả từ
17- 50 % tiền thuế[2]. Quyền nhận nuôi con nuôi của họ cũng bị hạn chế hơn.
Tháng 3/2010, Nghị việnBerlinđề xuất dự thảo luật về việc kết hôn của những người đồng
tính, quy định họ phải được đối xử công bằng như những cặp dị giới khác và cho rằng điều
này phù hợp với nguyên tắc của Tòa án Hiến pháp. Tuy vậy Nghị viện đã phản đối và không
thông qua dự luật này. Hiện nay ở Đức, nhiều chính trị gia, bộ trưởng công khai thừa nhận
mình là người đồng tính và có nhiều hoạt động vì quyền bình đẳng cho những người đồng
tính.
Ngoài ra ở hầu hết các quốc gia khác như Na Uy, Úc, Mỹ, Anh, Mexico… đều ban hành luật
cấm phân biệt đối xử, kì thị với người đồng tính. Các quốc gia này cũng cho phép các cặp đôi
được chung sống với nhau ở các mức độ khác nhau như thừa nhận hôn nhân đồng tính ở
Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển…, một số bang của Mỹ như Massachusetts, Iowa,
New Hampshire, Mexico city (Mexico)… ; cho phép quan hệ đồng giới dưới các hình thức như
kết hợp dân sự (civil union) hoặc hình thức hợp danh (partnership) ở các nước như: Đức,
Pháp, Anh, Đan Mạch, Phần Lan…, ở các bang như: California, Colorado, Hawaii, New
Jersey… (Mỹ), Australian Capital Territory, New South Wales… (Úc), Merida(Venezuela)[3].
2. Một số quốc gia không công nhận quyền của người đồng tính trong pháp luật
Xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau, một số quốc gia không thừa nhận quyền của người

đồng tính, quan hệ tình dục của người đồng tính bị xem như một tội phạm.
Ở Iran, pháp luật dựa trên các quan điểm bảo thủ của luật Hồi giáo nên cho rằng ngoài quan
hệ tình dục của những cặp vợ chồng đã kết hôn, những quan hệ tình dục khác là bất hợp
pháp, không có cơ sở pháp luật nào thừa nhận các hành vi tình dục đó. Luật phápIrankhông
cho phép quan hệ tình dục đồng tính, các hành vi này bị coi là tội phạm kê gian (sodomy
law) và bị phạt rất nặng, có thể bị tử hình.
Tổ chức nhân quyền Anh trong một báo cáo khẳng định có từ 4000 đến 6000 người đồng
tính nam và nữ bị tử hình vì các tội liên quan tới xu hướng tình dục của mình[4]. Tháng
11/2005, hai người đàn ông ở phía bắc thị trấn Gorgan bị treo cổ vì có hành vi quan hệ tình
dục đồng giới[5]. Tháng 7/2006, hai thanh niên ở Đông Bắc nước này bị treo cổ vì là người
đồng tính[6]. Luật pháp quy định quan hệ tình dục đồng giới lần đầu sẽ bị đánh phạt bằng
roi, tái phạm bốn lần sẽ bị xử tử hình[7].Tuy nhiên nếu người phạm tội tỏ ra ăn năn hoặc có
căn cứ chứng minh họ phạm một tội khác nhỏ hơn thì thẩm phán xem xét để giảm tội hoặc
ân xá cho họ[8]. Điều đáng lưu ý ở đây là pháp luật không có những quy định cụ thể để phân
biệt giữa hành vi kê gian với các hành vi xâm phạm tình dục khác như hãm hiếp hay bức hại.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự tiến bộ của công nghệ thông tin và sự tham
gia của các tổ chức nhân quyền trên thế giới, ngày nay có nhiều phong trào vận động cho
quyền của người đồng tính ở Iran hoạt động bất công khai nhằm kêu gọi chính phủ và mọi
người đối xử công bằng với những người đồng tính như Đảng Green Party of Iran, Đảng công
nhân cộng sản Iran,… Tương tự như Iran, các quốc gia Hồi giáo khác xem đồng tính luyến ái
là một tội nghiêm trọng có thể bị tử hình như: Mauritania, Pakistan, Saudi-Arabia, Sudan, các


tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, một số vùng của Nigeria và Somalia, Cộng hòa
Chechnya ở Nga[9]. Tại Zimbebwe, tháng 8/1995, trong Hội chợ sách quốc tế Zimbebwe,
tổng thống nước này đã có hành động lên án đồng tính luyến ái. Tháng 9/1995, Quốc hội
Zimbebwe ban hành luật cấm hành vi đồng tính luyến ái[10].
Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Chính phủ một mặt công nhận sự tồn tại trên thực
tế của người đồng tính và yêu cầu xã hội tôn trọng những người này, mặt khác phản đối các
đặc điểm thuộc văn hóa đồng tính phương Tây, cho đây là sự ủng hộ chủ nghĩa hưởng thụ,

phân chia giai cấp và tình dục bừa bãi[11] [12] . Pháp luật nước này không có quy định về
chống phân biệt đối xử, kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục. Quan hệ đồng tính luyến ái không
bị xem là vi phạm pháp luật nhưng cũng không được bàn tán công khai ở đất nước này. Với
quan điểm hôn nhân nam nữ là nền tảng vững cho xã hội, luật pháp Triều Tiên không thừa
nhận kết hôn đồng giới, kết hợp dân sự hay đối tác dân sự.
Như vậy, tùy thuộc vào nền văn hóa, niềm tin tôn giáo, hệ thống chính trị mà mỗi quốc gia
có các qui định khác nhau. Đây là điều Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi để quyết định
có nên thừa nhận quyền cho người đồng tính hay không, mức độ thừa nhận đến đâu, cần
phải ban hành những văn bản pháp luật nào để thực hiện quyền và bảo vệ quyền cho người
đồng tính.
[1] Law 82-683 of 4 August 1982.
[2]Xem: />[3] LGBT world legal wrap up survey, Complied by Daniel Ottosson ILGA, 2006, trang 5.
[4] Xem: />[5] Xem: />[6]Xem: />[7] Lavat, điều 114 tới điều 119, các điều 127, 129, 130.
[8] Lavat, các điều 125, 126, 128.
[9]LGBT world legal wrap up survey, sđd, trang 4.
[10] Hungochani: The History of a Dissident Sexuality in Southern Africa, p 180
[11] Xem: />[12] Xem: />


×