Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Com chinh sach va he thong phap luat canh tranh cua cac nuoc tren the gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.14 KB, 6 trang )

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA TRUNG QUỐC - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN

Trong vòng một thập kỷ qua, SAIC đã tiến hành soạn thảo và đưa ra nhiều đề xuất liên quan
đến Luật Chống độc quyền. Đến đầu năm 2003, Dự thảo Luật Chống độc quyền của Trung
Quốc đã được hoàn thành và tháng 3/2004 đã được đệ trình lên Hội đồng Nhà nước. Đến
phiên họp lần thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 10 ngày 30/8/2007, Luật Chống
độc quyền đã được thông qua và sẽ chính thưc có hiệu lực vào 01/8/2008. Luật Chống độc
quyền Trung Quốc bao gồm 8 chương với 57 Điều, bao gồm các quy định về phạm vi áp
dụng, thỏa thuận độc quyền, lạm dung vị trí thống lĩnh, tập trung kinh tế, loại bỏ và hạn chế
cạnh tranh thông qua việc lạm dụng sức mạnh hành chính….
Luật Chống độc quyền Trung Quốc cũng đưa ra mô hình “Ủy ban chống độc quyền thuộc Hội
đồng Nhà nước và là cơ quan thực thi Luật chống độc quyền”. Luật cũng quy định rằng Hội
đồng Nhà nước sẽ thành lập Ủy ban Chống độc quyền với nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và
phối hợp các công việc liên quan đến chống độc quyền. Căn cứ nhu cầu của việc xây dựng
một hệ thống thị trường có trật tự, cạnh tranh, mở cửa và thống nhất và chuyên biệt trong
việc thực thi Luật chống độc quyền. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và bắt nguồn từ nhu cầu
thực tế trong việc thực thi luật, Luật chống độc quyền có quy định rằng cơ quan thực thi Luật
có thể ủy quyền cho các cơ quan có liên quan ở cấp địa phương, các khu vực tự trị và chính
quyền thành phố có trách nhiệm thực thi Luật chống độc quyền. Do đó, Hội đồng nhà nước
có thể giao cho các đơn vị có liên quan các trách nhiệm tương ứng trong việc thực thi luật
hoặc có sự điều chỉnh về trách nhiệm thực thi luật giữa các đơn vị có liên quan.
Có thể nói, việc thực thi các quy định liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và các quy
định về chống độc quyền đã được bắt đầu từ năm 1993, kể từ thời điểm Luật chống cạnh
tranh không lành mạnh ra đời. Luật này điều chỉnh cả các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh và một số hành vi hạn chế cạnh tranh. Luật cấm 6 loại hành vi cạnh tranh không lành
mạnh đó là giả mạo hàng hóa, quảng cáo gây nhầm lẫn, hối lộ mang tính chất thương mại,
vi phạm bí mật thương mại, bán hàng với giá niêm yết không thích hợp và quy tội cho doanh
nghiệp khác nhằm mục đích thương mại và 6 loại hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn
chế cạnh tranh của doanh nghiệp công hoặc các doanh nghiệp khác có vị trí thống lĩnh theo
quy định của pháp luật, độc quyền hành chính, bán hàng hóa dưới giá thành, áp đặt điều


kiện trong bán hàng và đấu thầu. SAIC chịu trách nhiệm điều tra và xử phạt các hành vi bất
hợp pháp của độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật và theo sự
ủy quyền của Hội đồng nhà nước. Trong vòng một thập kỷ qua, SAIC đã tăng cường nỗ lực
thực thi luật cạnh tranh và đã đạt được những tác động tốt. Năm 1994, SAIC đã thành lập
Văn phòng Thương mại Công bằng, một trong những chức năng của văn phòng này là tổ
chức giám sát và kiểm tra các hành vi trên thị trường và điều tra xử lý các vụ việc cạnh
tranh không lành mạnh và độc quyền. Các cơ quan quản lý về công nghiệp và thương mại
địa phương của Trung Quốc đã thành lập các đơn vị thống nhất để thực thi luật thương mại
lành mạnh, các phòng thực thi luật thương mại lành mạnh và các bộ phận được thành lập ở
tất cả các sở quản lý công nghiệp và thương mại ở các thành phố và tỉnh. Do đó, SAIC đã
hình thành được một mạng lưới thực thi các quy định về chống độc quyền và chống cạnh
tranh không lành mạnh ở trên khắp cả nước. Trong thời gian này, SAIC đã xử lý một số vụ
việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh. Từ tháng 12/1993,


kể từ khi Luật chống cạnh tranh không lành mạnh có hiệu lực đến tháng 12/2007, SAIC đã
điều tra và xử phạt tổng cộng 353.900 vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và
hạn chế cạnh tranh, trong đó 51.389 vụ việc về giả mạo tên thương mại của hàng hóa người
khác; 40.363 vụ bắt chước tên, bao bì và trang trí của hàng hóa nổi tiếng; 27.830 vụ việc
liên quan đến việc sử dụng nhằm gian dối tên của doanh nghiệp, cá nhân khác; 50.342 vụ
giả mạo hoặc sử dụng gian dối nhãn hiệu đã được đăng ký đối với hàng hóa của người khác,
giả mạo nguồn gốc xuất xứ, gian dối về chất lượng sản phẩm; 32.797 vụ việc hối lộ mang
tính chất thương mại; 50.005 vụ liên quan đến chất lượng, thành phần, hiệu quả và việc sử
dụng hàng hóa thông qua quảng cáo và các cách thức khác.
Đối với việc thực thi các quy định về chống độc quyền, từ năm 1999 đến năm 2007, SAIC đã
tiến hành chiến dịch thực thi các quy định chống độc quyền trên cả nước trong vòng 9 năm
liên tục. Theo đó, từ năm 1994 đến tháng 12/2007, các văn phòng quản lý thương mại và
công nghiệp đã điều tra và xử phạt tổng cộng 6.699 vụ việc độc quyền công nghiệp liên
quan đến các doanh nghiệp trong các ngành độc quyền như cung cấp nước, cung cấp điện,
cung cấp khí đốt, dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, dầu khí, hóa

dầu, thuốc lá…điều tra và xử phạt 506 vụ việc liên quan đến việc loại bỏ hoặc hạn chế cạnh
tranh như bảo hộ nội địa và tẩy chay hàng hóa khu vực. Các văn phòng quản lý công nghiệp
và thương mại ở một số tỉnh và thành phố, theo các quy định của địa phương mình về các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đã điều tra và xử phạt các hành vi hạn chế cạnh tranh
như chia tách thị trường và ấn định giá thông qua các thỏa thuận cartel. Trong một vài năm
gần đây, SAIC đã tiến hành điều tra một số vụ việc liên quan đến lạm dung vị trí thống lĩnh
để tiến hành việc áp đặt điều kiện trong bán hàng và đã ban hành các cảnh cáo hành chính
đối với các doanh nghiệp có liên quan.
Đối với việc kiểm tra, giám sát sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp, trong giai đoạn từ năm
2004-2007, SAIC đã nhận được 378 hồ sơ báo cáo của doanh nghiệp liên quan đến sáp nhập
và hợp nhất. Trong 378 hồ sơ đã được SAIC thẩm định về vấn đề độc quyền, chưa có trường
hợp nào bị cấm hoặc được liệt vào diện các điều kiện hạn chế bổ sung. Hơn nữa, hầu hết các
vụ việc này đều được thông qua ở giai đoạn thẩm định ban đầu kéo dài trong vòng 30 ngày
làm việc. Chỉ có 3-4 vụ việc được đưa vào diện phải thẩm định thêm về nội dung.
Nhìn chung, việc ban hành Luật chống độc quyền chỉ là một bước khởi đầu mới cho việc thực
thi chống độc quyền ở Trung Quốc. Các thách thức đặt ra đối với cơ quan thực thi Luật là
nhận thức của chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng về tác hại của hành vi độc
quyền; tăng cường nhận thức của toàn bộ xã hội về Luật; thực thi Luật một cách công bằng,
minh bạch và hiệu quả; thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
SOURCE: Cục quản lý cạnh tranh

Sau 13 năm soạn thảo, Luật Chống độc quyền đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, cơ quan lập pháp tối cao của Trung Quốc,
thông qua và đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008.

Luật Chống Độc quyền gồm 8 Chương và 57 Điều quy định những hành hành vi độc quyền bị
cấm như các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (cartel) hay những hình thức thông



đồng khác, quy định về trình tự quá trình điều tra và xử lý các hành vi độc quyền đồng thời
vẫn bảo vệ các hành vi độc quyền khi những hành vi này có mục đích nhằm thúc đấy những
tiến bộ khoa học và cải tiến về công nghệ.
Luật chống độc quyền cấm các công ty độc quyền trong việc sử dụng vị trí thống lĩnh trong
thị trường để hạn chế cạnh tranh, áp đặt giá, từ chối hoặc ép buộc giao dịch.
Theo quy định của Luật chống độc quyền, Hội đồng Chống độc quyền trực thuộc Hội đồng
nhà nước sẽ được thành lập để thực thi các quy định pháp luật về chống độc quyền.
Luật quy định rằng “các cơ quan Chính phủ không được lợi dụng quyền lực để hạn chế cạnh
tranh”, đồng thời nghiêm cấm các cơ quan Chính phủ chỉ định những đơn vị sản xuất hoặc
cung ứng cho việc mua sắm công. Luật cũng nghiêm cấm các hành vi ngăn cản việc tự do
lưu thông hàng hoá và đưa ra các quy định về đấu thầu của nhà nước nhằm phân biệt đối xử
với các công ty từ khu vực khác.
Luật cũng quy định rằng “các cán bộ trong các cơ quan thực thi pháp luật về chống độc
quyền sẽ bị truy tố nếu tiết lộ các thông tin thương mại bí mật thu thập được trong quá trình
điều tra”.
Việc sáp nhập và hợp nhất các công ty nước ngoài với các công ty Trung Quốc sẽ phải chịu
sự kiểm tra chặt chẽ theo như quy định trong luật chống độc quyền với mục đích bảo vệ an
ninh kinh tế của Trung Quốc. Các hành vi sát nhập hoặc hợp nhất giữa các công ty nước
ngoài với các công ty Trung Quốc hoặc việc đầu tư vốn nước ngoài vào trong các hoạt động
của các công ty Trung Quốc dưới các hình thức khác cần phải thông báo cho cơ quan chống
độc quyền nếu các hoạt động sát nhập hoặc hợp nhất này nằm trong diện quy định mà Hội
đồng nhà nước đã đưa ra.
Trước đây, Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống kiểm tra an ninh quốc gia cơ bản nhằm đối
phó với các hoạt động sát nhập và hợp nhất của các công ty nước ngoài. Theo quy định được
Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) và 5 cơ quan chính phủ khác ban hành vào năm ngoái thì
những nhà đầu tư nước ngoài cần phải được Bộ Thương mại phê duyệt nếu việc mua lại các
công ty trong nước có tác động đến an ninh kinh tế Trung Quốc hoặc diễn ra trong ngành chủ
chốt hoặc dẫn đến việc nhượng quyền của các nhãn hàng hoá nổi tiếng.
Trước đó thì chỉ những hoạt động hợp nhất và sáp nhập có giá trị trên 100 triệu đô la Mỹ mới
cần đến sự kiểm tra và phê duyệt của Bộ Thương mại.

Theo Uỷ ban Quốc gia về Đổi mới và Phát triển (doanh nghiệp) thì Chính phủ sẽ tăng cường
việc kiểm tra và giám sát đối với các hoạt động sát nhập của các công ty nước ngoài mà ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp chủ chốt trong nước đang hoạt động trong những lĩnh vực nhạy
cảm, đồng thời ban hành những chính sách cải tiến hệ thống cấp phép cho các ngành công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào cuối năm 2010.
Vào tháng 12 năm ngoái, Hội đồng Nhà nước, nội các Chính phủ Trung quốc đã công bố danh
sách các ngành chiến lược mà nhà nước sẽ vẫn duy trì việc kiểm soát. Danh sách đó bao
gồm những ngành sản xuất liên quan đến quốc phòng, điện và mạng lưới điện, dầu mỏ, khí
đốt, hoá dầu, viễn thông, than, hàng không dân dụng và vận tải biển.



Sơ lược về sự phát triển của Luật Cạnh tranh Châu Âu
Luật cạnh tranh Châu Âu có lịch sử ra đời và phát triển sớm hơn so với suy nghĩ của nhiều
người. Điểm khởi đầu của sự ra đời là vào những năm 1890 của thế kỷ trước tại Vienna, thủ
đô của của Áo, nơi mà vào thời đó được coi là một trong những trung tâm của châu Âu có
nền giáo dục cao và hệ thống quản lý hành chính tiến bộ. Tại đây các nhà quản lý đã nhận
ra giá trị tiềm năng to lớn của một bộ luật nhằm bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh đang bắt
đầu phát triển và rất dễ bị bóp méo và do vậy một dự thảo luật đã được soạn nhằm mục
đích này.
Mặc dù dự thảo luật này đã không được thông qua nhưng những nguyên tắc cơ bản của nó
đã thu hút được sự chú ý của một nhóm các học giả quan trọng tại Đức nơi và vào những
năm 1900 đã không thành công trong một nỗ lực ban hành các quy định về luật cạnh tranh.
Đến giai đoạn những năm 1920 thì những văn bản luật cạnh tranh hiện đại đầu tiên đã được
ban hành tại vài nước Châu Âu mà trong đó quan trọng nhất phải kể đến luật cạnh tranh do
Đức ban hành. Điều này đã tạo ra những giá trị hết sức có ý nghĩa đối với vấn đề cạnh tranh
tại Đức cũng như một số quốc gia khác, và đến cuối thập niên đó thì tại Châu Âu đã bước
đầu hình thành và phát triển một hệ thống luật cạnh tranh riêng cho mình. Rất khác so với
Luật chống độc quyền của Mỹ ra đời vào khoảng thời gian trước đó (luật chống độc quyền
của Mỹ ra đời vào năm 1980 với cái tên Sherman Anti-Trust Act), luật cạnh tranh phát triển

tại Châu Âu chú trọng vào việc quy định cho một số cơ quan hành chính một quyền năng
can thiệp trong những trường hợp mà ở đó các công ty có hành vi lạm dụng sức mạnh thị
trường. Nhưng thật không may sự suy thoái kinh tế vào những năm 1930 xảy ra ở các nước
Châu Âu, chủ nghĩa Phát xít và sau đó là chiến tranh thế giới lần 2 đã quét sạch những quy
định luật cạnh tranh đang bắt đầu hình thành và phát triển này.
Sự kết thúc của chiến tranh thế giới lần 2 tạo ra một môi trường mới về căn bản đã thay đổi
cho sự phát triển của Luật cạnh tranh tại Châu Âu. Bên cạnh những gánh nặng bởi các thảm
hoạ chiến tranh và bởi sự nhận thức rằng phải tiến hành song song để xây dựng lại một đất
nước mới hoàn toàn khác so với đế chế huy hoàng trước đây, nhà nước Đức đã xây dựng một
hệ thống luật cạnh tranh mới mà không lâu sau đó trở thành một hệ thống luật phát triển
nhất Châu Âu thời bấy giờ và vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay. Hệ thống luật này được xây
dựng trên hai cơ sở, một là từ những ý tưởng và phương án được nghiên cứu bởi một nhóm
nhỏ các học giả và các nhà kinh tế Đức thực hiện bí mật trong thời kỳ Đức quốc xã và thời kỳ
thế chiến thứ 2, hai là từ những kinh nghiệm học được trong việc áp dụng Luật chống độc
quyền của Mỹ trong thời gian Đức bị chiếm đóng. Không chỉ có Đức, các quốc gia Châu Âu
khác cũng dần dần phát triển hệ thống luật cạnh tranh riêng của họ. Hầu như các hệ thống
luật này đều quy định sự kiểm soát mang tính hành chính đối với các hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền cũng như là các hành vi phản cạnh tranh. Những hệ thống này về
cơ bản được thực thi giống như những công cụ chính sách điều phối cạnh tranh với rất ít các
nguyên tắc hay quy định chứa đựng nội dung cụ thể và có rất ít sự phát triển xét về mặt luật
pháp. Chỉ có ít trong số này dần phát triển hệ thống luật cạnh tranh của họ như một nhân tố
quan trọng cho các hoạt động kinh doanh và hoạt động lập pháp. Tuy nhiên đến giai đoạn
những năm 1990 thì cũng nhiều luật cạnh tranh của các quốc gia Châu Âu trở nên quan
trọng hơn và có nhiều ảnh hưởng hơn đối với nền kinh tế của họ.


Một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của luật
cạnh tranh Châu Âu đó là sự gia nhập của các quốc gia vào liên minh. Trong hiệp ước thành
Rome, được ký bởi các quốc gia Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Ni-zơ-lan, và Lúc-xem-bua vào
ngày 27 tháng 5 năm 1957 để thành lập cộng đồng kinh tế chung Châu Âu mà là tiền thân

của khối các nước Châu Âu sau này, có một số điều khoản quy định việc bảo vệ cạnh tranh
lành mạnh. Những điều khoản này dần dần được cụ thể hoá bằng các định hướng được luật
hoá và được ủng hộ trên bình diện chung ở cấp quốc gia, và cho đến giai đoạn những năm
1970 thì trở thành một bộ luật cạnh tranh phát triển ở mức cao trong đó có sự kết hợp hài
hoà của cả hai mô hình, mô hình thứ nhất là kiểm soát cạnh tranh mang tính hành chính có
ở hầu hết các nước Châu Âu và mô hình thứ hai hệ thống luật cạnh tranh có tính pháp lý
nhiều hơn giống như đã được xây dựng tại Đức. Sự phát triển luật cạnh tranh ở cấp khối các
nước Châu Âu đã thúc đẩy nhận thức và hiểu biết về vấn đề luật cạnh tranh đối với các luật
gia, các nhà làm luật cũng như các doanh nhân kinh doanh trên thị trường, và kể từ năm
1980 thì hầu như tất cả các hệ thống luật cạnh tranh của các quốc gia Châu Âu đều được
phát triển theo hướng phù hợp với các quy định chung về luật cạnh tranh trên toàn Châu Âu.
Đến năm 2004 cùng với việc gia nhập của nhiều quốc gia 0mới vào khối EU thì một sự cải
cách quan trọng nhất đối với luật cạnh tranh Châu Âu đã được tiến hành theo đó yêu cầu tất
cả các thành viên của EU phải đồng nhất sửa đổi và áp dụng nguyên tắc phối hợp chung
giữa các thành viên để tạo ra một hệ thống luật cạnh tranh áp dụng chung cho tất cả các
thành viên EU, và do vậy lần đầu tiên tất cả các thành viên EU được yêu cầu áp dụng một hệ
thống luật cạnh tranh chung cho các hành vi vi phạm sảy ra tại khu vực này.



×