Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Pháp luật quảng cáo một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.97 KB, 34 trang )


1
PHÁP LUẬT QUẢNG CÁO MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


Lời mở đầu

Trong thời đại ngày nay, thế giới “Quảng cáo” đã trở thành một hoạt
động ngày càng sôi động và là một chủ đề được tranh luận sôi nổi. Hoạt
động quảng cáo xuất hiện trong tất cả các mặt của đời sống xã hội. Quảng
cáo có tác động tích cực cũng như tiêu cực, có tác
động đến việc thúc
đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tế. Khi xem xét quảng cáo với vị trí
là một hoạt động phúc lợi chung thì nó là một hoạt động có tính tích cực,
trong khi đưa ra những quảng cáo phản cảm, phản tác dụng hoặc không
trung thực thì lại có tác dụng tiêu cực. Xét về mặt kinh tế, hoạt động
quảng cáo và việc tài trợ cho các phương tiện thông tin đại chúng để
chuyển tải các chương trình qu
ảng cáo nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh
tế phát triển theo hướng tích cực và có tính cạnh tranh cao là mặt đáng
hoan nghênh và trân trọng.
Ngày nay, với việc sử dụng các công nghệ cao, hoạt động quảng cáo
nhằm thuyết phục người tiêu dùng về giá cả và chất lượng hàng hóa hoặc
dịch vụ được đưa ra quảng cáo và khuyến khích họ nên sử dụng hàng hóa
và dịch vụ đó trong cuộc sống thường ngày. Tuy vậy, xét mộ
t mặt nào đó,
những công nghệ này được sử dụng chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý của người
tiêu dùng về lợi ích mà họ có được hưởng thụ khi sử dụng sản phẩm và
dịch vụ mà không tập trung vào giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch
vụ trong thực tế. Ví dụ, khi người ta quảng cáo về sản phẩm ô tô mới, nhà
sản xuất chỉ tập trung vào nhữ


ng tiến bộ kỹ thuật mà nhà sản xuất áp
dụng trong quá trình sản xuất, tạo sự phấn khích đối với người tiêu dùng,
nâng cao danh tiếng của nhà sản xuất và tiến bộ xã hội mà sản phẩm có
thể mang lại cho người tiêu dùng.
Tuy có nhiều mặt tích cực cả về xã hội và kinh tế, có nhiều khiếu nại về
việc quảng cáo gây ra những tác động tiêu cực cho xã hội và cộng đồng.
Trong thực t
ế, tòa án của các nước đã từng ra những phán quyết yêu cầu
nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ phải bồi thường những khoản tiền lớn
cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo
như trường hợp năm 2006 Công ty sản xuất thuốc lá lớn nhất của Hoa Kỳ
là Philip Moris đã bị khách hàng kiện vì tác hại của thuốc lá đố
i với sức
khỏe của họ
1
và tòa án của một số bang ở Hoa kỳ đã ra phán quyết yêu
cầu Công ty này phải bồi thường hơn 300 triệu đô la trên tổng số hơn 28
tỷ đô la mà bên nguyên yêu cầu. Nhiều khác hàng đã khiếu nại là việc
quảng cáo đã khuyến khích và lôi kéo họ mua những sản phẩm mà họ
không thực sự muốn và họ cho rằng việc quảng cáo đã khuyến khích

1
Vụ kiện năm 2006 giữa những người hút thuốc với Công ty thuốc lá Philip Moris

2
người mua hàng dưới nhiều chiêu bài như khuyến mại, mua hàng trúng
thưởng vv… làm cho người tiêu dùng nghĩ rằng việc mua hàng và dùng
tiền để mua những hàng hóa đó là công việc bình thường trong cuộc
sống. Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo cũng là
một trong những lý do mà người tiêu dùng thường khiếu nại nhất.

Về phía các doanh nghiệp quảng cáo, họ cho rằng người tiêu dùng đủ
thông minh và sáng suốt để quyết định mà không ai có th
ể ép buộc họ
mua hàng khi họ không thích hoặc nghĩ rằng không cần thiết. Các nhà
quảng cáo còn cho rằng có những tác động nhất định của việc quảng cáo
đến đời sống xã hội và văn hóa. Ví dụ, quảng cáo có thể giúp nâng cao
nhận thức của cộng đồng và xã hội rằng sản phẩm mà họ quảng cáo có
chất lượng hoặc người tiêu dùng có thể dựa vào thông tin quảng cáo khi
nói không với sản phẩm nào đó. Nói cách khác, theo h
ọ, việc quảng cáo
đóng vai trò như là một nhà giáo dục để giúp người tiêu dùng có thể phân
biệt hàng hóa nào có chất lượng tốt và không tốt và tạo ra một mức “trần
giá trị/chất lượng/tác động tốt/xấu” giống như trong trường hợp quảng
cáo thuộc lá và đồ uống có cồn.
Trong thực tế, quảng cáo không chỉ có các động tích cực về mặt xã hội
mà nó còn những mặt tích cực về kinh tế. Có th
ể nói, không có quảng
cáo, các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, vô tuyến và đài
phát thanh không thể phát triển mạnh mẽ được. Quảng cáo đem lại lợi
nhuận khổng lồ cho các tập đoàn thông tin viễn thông và doanh nghiệp
nhưng bên cạnh đó cũng có những chương trình quảng cáo cần phải được
sự quan tâm, hỗ trợ của người tiêu dùng hoặc xã hội. Đó là những chương
trình quảng cáo vì lợi ích của toàn xã hộ
i, cộng đồng như văn hóa, giáo
dục vv…Nhiều công trình, dự án kinh tế lớn cũng được phát triển nhờ
hoạt động quảng cáo trên cơ sở các công ty/doanh nghiệp lớn đã tài trợ và
cung cấp tài chính cho các phương tiện thông tin thương mại dưới hình
thức quảng cáo.
Yếu tố tiêu cực chủ yếu của quảng cáo đối với xã hội là việc quảng cáo
lại thổi phồng giá cả và chất l

ượng của hàng hóa và dịch vụ. Như đã nói ở
trên, khi các doanh nghiệp lớn tài trợ các chương trình quảng cáo trên
phương tiện thông tin đại chúng thì chúng ta-những người tiêu dùng lại
gián tiếp hỗ trợ cho việc quảng cáo bằng cách mua những sản phẩm và
dịch vụ được quảng cáo với giá cao hơn rất nhiều giá trị thực của hàng
hóa và dịch vụ mà không chắc chắn được chất lượng của chúng. Mặc
nhiên, ngườ
i tiêu dùng đã hỗ trợ cho các chương trình quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, có thể nói tác động của hoạt động quảng cáo trong xã hội chúng
ta được thể hiện dưới nhiều hình thức không giống nhau dựa vào chức
năng và việc thực hiện các chương trình khác nhau. Xã hội và doanh
nghiệp cũng dựa quá nhiều vào quảng cáo thậm chí ngay cả khi tác động
tiêu cực của nó lẫn át cả những tác động tích cực v
ề mặt kinh tế và xã hội.

3
Giải quyết được mối quan hệ nói trên để một mặt điều chỉnh hoạt động
quảng cáo đi theo đúng quy trình, mục đích phát triển của nó, đảm bảo
cân bằng một cách tương đối lợi ích cho xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp
và người tiêu dùng là cả một vấn đề lớn không chỉ cho các nhà hoạch
định chính sách, những doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi
đi theo hướng điểm
qua các quy định pháp luật của Việt Nam (trên cơ sở Pháp lệnh quảng cáo
và Dự thảo 7 Luật Quảng cáo) và pháp luật các nước về quảng cáo trong
đó phần lớn tập trung vào các quy định pháp luật của các nước trong lĩnh
vực này. Cụ thể, về phương pháp luận, chúng tôi sưu tầm, biên dịch, tổng
hợp, phân tích các văn bản pháp luật liên quan của các nước để đi tiến
hành t

ổng luận so sánh theo các tiêu chí sau: Đối tượng điều chỉnh, Phạm
vi điều chỉnh, Khái niệm quảng cáo, Quảng cáo so sánh, Các yêu cầu
chung đối với quảng cáo, Những hành vi bị cấm, Ngôn ngữ sử dụng,
Quyền và nghĩa vụ của những người thực hiện quảng cáo và Xử phạt vi
phạm.
Những tài liệu được sử dụng trong Nghiên cứu này là Luật quảng cáo của
Singapo, Malaysia, Balan, Canada, Cộng hòa Liên bang Nga,
Uzbeckistan, Hàn quố
c, Trung quốc, Hà lan, Quy định pháp luật quảng
cáo cuả New Zealand, Australia, Luật quảng cáo trên truyền hình của
Hồng Kông và văn bản pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo của một số
nước khác.
Với nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ đóng góp một phần vào
quá trình xây dựng và xem xét Dự luật Luật quảng cáo của Việt Nam.


I. Tổng quan pháp luật các nước về quảng cáo

Như đã nói ở phần trên, hoạt
động quảng cáo diễn ra ở hầu hết tất cả các
lĩnh vực trong xã hội dân sự và dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo
điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và truyền thống lập pháp của từng
nước/lãnh thổ hoặc nhóm nước mà hoạt động quảng cáo được điều chỉnh
bằng các loại văn bản pháp luật ở các cấp độ khác nhau, có nước sử dụng
là Bộ
luật quảng cáo (Code of Advertising Practice) như Hồng Kông, Ba
Lan, Canada, Hà Lan ...vv; có nước sử dụng là Luật quảng cáo
(Advertising Law) như Cộng hòa Liên bang Nga, Uzbeckistan, Hàn
quốc, Trung quốc; có nước ban hành Luật kèm theo một số phụ lục kèm
theo như Malaysia, Singapo; có nước lại điều chỉnh bằng các văn bản

dưới luật (self-regulation) đối với từng loại hoạt động quảng cáo tùy theo
loại/đối tượng quảng cáo như thuốc chữa bệnh, đồ ăn, thu
ốc lá, đồ uống
có cồn, quảng cáo trên truyền hình, báo in, báo nói, mạng internet, quảng
cáo tấm lớn trên đường cao tốc, quảng cáo với đối tượng là trẻ em….vv
như Ôxtrâylia, New Zealand.

4
Đối với một nhóm nước cụ thể là Cộng đồng Châu Âu, hoạt động quảng
cáo được quy định bằng Chỉ thị số 2006/114/ECC năm 2006 của Cộng
đồng Châu Âu về quảng cáo sai lệch và quảng cáo so sánh. Như vậy, có
thể nói ở các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu, hoạt động quảng cáo được
điều chỉnh bằng các văn bản luật quốc gia bên cạnh Chỉ thị củ
a Cộng
đồng Châu Âu để đảm bảo tính áp dụng thống nhất trong Cộng đồng
trong cùng một lĩnh vực. Chỉ thị cũng giúp cho các quốc gia thành viên
có sự đảm bảo nhất định về tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp của quốc gia mình với doanh nghiệp của quốc gia thành viên
khác. Khái niệm quảng cáo so sánh nay đã trở thành phổ biến trong luật
quảng cáo của các nước.

1. Luật quảng cáo của Trung Quố
c
2


Hoạt động quảng cáo của Trung quốc được nhiều cơ quan giám sát
và quản lý để báo cáo lên Hội đồng Nhà nước. Một trong những cơ quan
quan trọng nhất là Cơ quan quản lý nhà nước về Công nghiệp và Thương
mại (viết tắt là CAIC) được thành lập năm 1949 với tư cách là Cơ quan

Trung ương về Công nghiệp và Thương mại (viết tắt là CAIC). Thời gian
những năm 1970, CAIC trở thành một cơ quan độ
c lập thuộc Hội đồng
Nhà nước và tiếp tục hoạt động cho đến nay. CAIC được có thẩm quyền
quản lý các lĩnh vực hoạt động thương mại khác nhau bao gồm cả ngành
công nghiệp quảng cáo. Thẩm quyền này được hợp pháp hóa năm 1982
với chức năng kiểm sóat toàn bộ hoạt động quảng cáo ở Trung quốc. Để
có thể thực hiện chức năng và nhiệm vụ củ
a mình, CAIC đã thành lập
các chi nhành ở nhiều địa phương khác nhau. Hiện nay Trung quốc có 31
tỉnh và khu tự trị với dân số khoảng trên 1,3 tỉ người và ở mỗi tỉnh lại có
cơ quan quản lý hoạt động quảng cáo riêng. Điều này dẫn đến thực tế là
việc giải thích và áp dụng pháp luật ở các vùng cũng có nhiều điểm khác
nhau. Các cơ quan đại diện của CAIC ở địa phương chị
u trách nhiệm cấp
phép cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Theo quy
định của luật năm 1982, hoạt động quảng cáo chỉ được thực hiện thông
qua các doanh nghiệp được nhà nước cho phép và điều này tiếp tục diễn
ra cho đến năm 1995. Nhiệm vụ của các cơ quan/doanh nghiệp này là
thực hiện các quy định của nhà nước về quảng cáo trước khi một quảng
cáo cụ thể được gử
i cho CAIC ở địa phương để cơ quan đại diện của
CAIC ở địa phương xem xét và chấp thuận cho đăng quảng cáo.

Trong lĩnh vực quảng cáo, Trung quốc đã từng ban hành 02 luật về
quảng cáo là Luật năm 1982 và Luật năm 1987 (không kể Luật sửa đổi bổ
sung năm 1995). Dưới áp lực của dân chúng về quảng cáo sai sự thật diễn

2
Luật quảng cáo của Trung quốc-Xem phụ lục 1


5
ra một cách thường xuyên, Quốc hội Trung quốc đã ban hành Luật quảng
cáo của nước Cộng hào nhân dân Trung hoa có hiệu lực từ ngày 1/5/1982.
Luật có 19 điều và chỉ điều chỉnh hoạt động quảng cáo không trung thực
và tập trung vào việc bảo vệ người tiêu dùng. Luật yêu cầu tất cả mọi
quảng cáo phải được xét duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bất
kỳ quả
ng cáo nào không được xét duyệt hoặc doanh nghiệp hoạt động
quảng cáo không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ bị xử lý theo
pháp luật (Điều 5 của Luật quảng cáo năm 1982). Điều 6 và điều 7 của
Luật cũng nhấn mạnh đến tính rõ ràng và trung thực của hoạt động quảng
cáo. Các hành vi bị cấm như hoạt động độc quyền và cạnh tranh không
lành mạnh trong quảng cáo đượ
c quy định cụ thể tại điều 8. Những hành
vi quảng cáo vi phạm nhân phẩm, truyền thống, đạo đức của người Trung
quốc cũng được quy định trong Luật. Điều 9 và 10 quy định về quảng cáo
ngoài trời. Các điều còn lại quy định nghĩa vụ của người/doanh nghiệp
quảng cáo. Điều 11 quy định về phí. Điều 13 và 14 quy định các biện
pháp chế tài.

Năm 1987, Lu
ật được sửa đổi và nâng từ 19 điều lên 22 điều. Ba
điều mới điều chỉnh hành vi quảng cáo liên quan đến ruợu và thuốc lá,
quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng và chế tài đối với hành vi
vi phạm.

Ngày 27 tháng 10 năm 1994, Chính phủ Trung quốc ban hành một
loạt quy định về quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 1995 (sau
đây được gọi là Luật quảng cáo năm 1995-xem phụ lục bản d

ịch Luật
quảng cáo kèm theo). Các quy định này được coi là chi tiết và cụ thể hóa
các quy định của Luật năm 1987 cả về nội dung và ngôn ngữ thể hiện.
Năm 1995, chỉ riêng Cơ quan quản lý quảng cáo ở Thượng hải phát hiện
108 vi phạm về quảng cáo theo quy định của Luật mới và 277 doanh
nghiệp quảng cáo bị phạt với hình thức tạm rút, không gia hạn giấy phép
hoặc bị cấm hoạt độ
ng trong lĩnh vực này
3
. Hầu hết quảng cáo vi phạm
liên quan đến thực phẩm, thuốc và bất động sản.

Luật quảng cáo năm 1995 gồm 6 chương 49 điều. Phần các quy
định chung của Luật nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của
người tiêu dùng (Điều 1) và xác định các thuật ngữ sử dụng trong Luật
(Điều 2). Phần này nhấn mạnh đến nguyên tắc của ho
ạt động quảng cáo là
tính trung thực, bình đẳng và chân thật của quảng cáo, tầm quan trọng của
việc bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng (Điều 3, 4 và 5). Điều 3
quy định tất cả nội dung quảng cáo phải đúng, hợp pháp và phù hợp với
thuần phong mỹ tục. Điều 4 cấm sử dụng thông tin sai lệch để lừa dối

3
Theo Chiến lược quảng cáo ở Trung quốc năm 2008. The Haworth Press.

6
người tiêu dùng hoặc dẫn đến hiểu sai. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này
được giải thích không thống nhất ở nhiều địa phương như việc đưa hình
ảnh người khỏe mạnh vào quảng cáo thuốc lá bị cho rằng là có thể dẫn
đến hiểu sai và bị cấm. Điều 6 xác định trách nhiệm và thẩm quyền của

Cơ quan quản lý Công nghiệp và Thương mại trong việc quản lý hoạ
t
động quảng cáo. Chương II của Luật quy định về các nguyên tắc hướng
dẫn trong hoạt động quảng cáo. Chương này được coi là chương quan
trọng nhất của Luật vì nó quy định sáu nguyên tắc mà tất cả các nhà
quảng cáo phải tuân thủ khi tiến hành quảng cáo bao gồm: (1) bảo vệ lợi
ích và phẩm giá của nhà nước, (2) phù hợp với các quy tắc về đạo đức xã
hội, (3) thể hiện đầy đủ thông tin về
sản phẩm trong quảng cáo, (4) quảng
cáo thuốc lá và sản phẩm thực phẩm, (5) quảng cáo về thuốc y tế và sản
phẩm dược phẩm và đồ trang điểm và (6) tính trung thực trong quảng cáo
và quảng cáo so sánh.

Về hoạt động quảng cáo, chương 3 quy định về hoạt động quảng
cáo và các bên thực hiện quảng cáo trong đó quy định về hoạt động giữa
các bên thực hiện quảng cáo, sự chấ
p thuận và xác nhận của nhà quảng
cáo, quy định về phí và quy định về quảng cáo ngoài trời.

Chương 4 quy định việc kiểm tra nội dung quảng cáo trước khi tiến
hành quảng cáo. Điều 34 quy định một số sản phẩm không được đưa ra
quảng cáo trên phương tiện trước khi được kiểm tra bởi cơ quan/tổ chức
kiểm tra có thẩm quyền. Các sản phẩm cụ thể là thuốc, máy móc y tế,
thu
ốc trừ sâu, thuốc ăn kiêng và các loại quảng cáo mà luật quy định phải
qua kiểm tra. Khi trình quảng cáo cho các cơ quan/tổ chức kiểm tra, tổ
chức quảng cáo phải gửi kèm theo tất cả hồ sơ, giấy xác nhận và các giấy
tờ liên quan (Điều 35).

Phần liên quan đến trách nhiệm pháp lý gồm 12 điều quy định về

mức chế tài và thủ tục xử lý khi có vi phạm. Phần này quy định 7 loại vi
ph
ạm: (1) quảng cáo sai sự thật, (2) vi phạm về nội dung quảng cáo, (3)
vi phạm về quảng cáo những sản phẩm đặc biệt, (4) quảng cáo những sản
phẩm đặc biệt (5) vi phạm liên quan đến thủ tục xét duyệt và cấp phép,
(6) việc lạm dụng quyền lực của công chức nhà nước và (7) khiếu nại và
thi hành. Chương cuối cùng của Luật quy định điều khoản bổ sung trong
đó quy đị
nh rằng Luật này có hiệu lực từ ngày1/2/1995.

Có thể nói Luật quảng cáo năm 1995 của Trung quốc được xây
dựng dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như sau: (1) bảo vệ những giá trị
cơ bản của chủ nghĩa xã hội, (2) thận trọng với văn hóa phương Tây, (3)
bảo vệ những lợi ích cơ bản của người dân, (4) bảo vệ lý tưởng và sự
ổn
định chính trị và (5) tôn trọng truyền thống và duy trì văn hóa.

7

Bên cạnh Luật quảng cáo năm 1995, năm 1993 Cơ quan quản lý
nhà nước về Công nghiệp và Thương mại đã ban hành Tiêu chuẩn về
quảng cáo nhạy cảm ở Trung quốc trong đó có một chương riêng về
quảng cáo có hình ảnh hoặc nội dung liên quan đến trẻ em. Chương này
quy định việc quảng cáo đối với đối tượng là trẻ em không chỉ nâng cao
khả năng nhận thức của trẻ mà còn ph
ải giúp trẻ có thái độ ứng xử tốt và
có đạo đức. Chương này cũng quy định đối với một số sản phẩm không
phù hợp với lứa tuổi trẻ em thì khi quảng cáo không được sử dụng hình
ảnh trẻ em. Do tiêu chuẩn này được áp dụng từ năm 1993 đến nay và
chưa được sửa đổi bổ sung nên không có quy định liên quan đến quảng

cáo trên internet. Mới đây, năm 2009, Cơ quan quảng lý phát thanh,
truyền hình và phim
ảnh Trung quốc ban hành Quy định về Phương pháp
quản lý đối với quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình và phim ảnh
trong đó quy định cấm quảng cáo sản phẩm không phù hợp với trẻ em
trong các chương trình dành cho trẻ em.

Đối với quảng cáo thuốc lá, để quản lý và khống chế tác hại của
thuốc lá, Chính phủ Trung quốc đã quy định cấm quảng cáo thuốc lá
trên các phương tiện thông tin đại chúng nhu đài phát thanh, truyền hình,
báo chí, tạp chí, phim ảnh và các địa điểm công cộng như nhà chờ, rạp
hát, phòng họp và sân vận động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất
thuốc lá vẫn được phép tiến hành các chương trình quảng cáo vì lợi ích
cộng đồng, tài trợ các sự kiện thể thao, nhưng ngược lại Luật cũng cấm
các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện quảng cáo các sự kiện có
tài trợ.
Đối với đồ uống có cồ
n, năm 1995 Cơ quan quản lý nhà nước về Công
nghiệp và Thương mại Trung quốc ban hành Quy định về Các phương
pháp quản lý quảng cáo đồ uống có cồn. Quy định này cấm đưa hình
ảnh người đang uống rượu, đang điều khiển phương tiện giao thông, sử
dụng hình ảnh người chưa đủ tuổi hoặc đưa hình ảnh cho rằng việc uống
rượu sẽ giúp làm giả
m stress trong các chương trình quảng cáo đồ uống
có cồn. Quy định về các Phương pháp quản lý quảng cáo trên đài phát
thanh, truyền hình hoặc phim ảnh năm 2009 đưa ra mức hạn chế về quảng
cáo một số sản phẩm rượu mạnh như chỉ được quảng cáo về rượu tối đa 2
lần trong thời gian giờ vàng (19.00 đến 21.00) và tổng cộng không quá 12
lần/ngày và trên dài phát thanh không quá 2 tiếng. Quy định cũng cấm
không được qu

ảng cáo rượu trong các chương trình dành cho trẻ em.

Ngoài ra, Luật quảng cáo năm 1995 cũng cấm quảng cáo trong đó
có hình ảnh nhạy cảm như phim ảnh đồi trụy, bạo lực, hiếu chiến, khủng
bố.

8
Như vậy, có thể nói bên cạnh Luật quảng cáo, Trung quốc đã ban
hành một loạt quy định hạn chế hoặc cấm đối với hành vi quảng cáo một
số sản phẩm và đối tượng đặc biệt được quan tâm bảo vệ là trẻ em.

2. Luật quảng cáo của Cộng hòa liên bang Nga
4


Ngày 14 tháng 6 năm 1995, Du ma quốc gia Nga đã biểu quyết
thông qua Luật quảng cáo với 6 phần và 33 điều và được Tổng thống
Bolris Yeltsin ký ban hành ngày 18/7/1995. Chương 1 gồm các quy định
chung gồm 4 điều quy định về mục đích và phạm vi áp dụng của Luật
(Điều 1), các khái niệm cơ bản (Điều 2), các văn bản luật quy định về
quảng cáo (Điều 3) và quyền tác giả và các quyền có liên quan trong hoạ
t
động quảng cáo (Điều 4). Chương 2 quy định về các yêu cầu chung và cụ
thể trong hoạt động quảng cáo trong đó quy định về yêu cầu chung (Điều
5), quảng cáo không bình đẳng (Điều 6), quảng cáo không trung thực
(Điều 7), quảng cáo phi đạo đức (Điều 8), quảng cáo sai (Điều 9), quảng
cáo đánh vào tiềm thức (Điều 10), quy định cụ thể về phát thanh và
chương trình truyền hình (Đ
iều 11), quy định cụ thể về họat động quảng
cáo trên ấn phẩm định kỳ (Điều 12), quy định cụ thể về quảng cáo tại rạp

chiếu phim, băng hình và dịch vụ thông tin (Điều 13), quy định cụ thể về
quảng cáo ngoài trời (Điều 14), quy định về quảng cáo trên phương tiện
giao thông và dịch vụ bưu chính (Điều 15), quy định quảng cáo đối v
ới
một số hàng hóa đặc biệt như thuốc là, rượu, vũ khí vv...(Điều 16), quy
định về quảng cáo tài chính, bảo hiểm và dịch vụ đầu tư, chứng khóan
(Điều 17), quảng cáo có tính xã hội (Điều 18), tài trợ quảng cáo (Điều
19), bảo vệ người chưa thành niên trong hoạt động sản xuất, phát hành và
quảng bá quảng cáo (Điều 20). Chương 3 quy định quyền và nghĩa vụ củ
a
người quảng cáo, người sản xuất quảng cáo và người phát hành quảng
cáo trong đó quy định khoảng thời gian lưu giữ tư liệu quảng cáo (Điều
21), giá trị của thông tin quảng cáo đối với việc phát triển và phân phối
mẫu quảng cáo (Điều 22), trách nhiệm của nhà sản xuất (Điều 23), cung
cấp thông tin cho cơ quan hành pháp (Điều 24), công khai chấm dứt hợp
đồng quảng cáo (Điề
u 25). Chương 4 quy định việc kiểm sóat của nhà
nước và tự điều chỉnh trong lĩnh vực quảng cáo. Điều 26 quy định quyền
của cơ quan chống độc quyền Liên bang về kiểm sóat hoạt động quảng
cáo, quyền được truy vấn thông tin (Điều 27), quyền của cơ quan tự điều
hành trong lĩnh vực quảng cáo (Điều 28). Chương 5 quy định về việc
hủ
y/rút quảng cáo và trách nhiệm với hoạt động quảng cáo không thích
hợp. Điều 29 quy định việc hủy/rút quảng cáo, trách nhiệm của nhà quảng
cáo, sản xuất quảng cáo và phân phối quảng cáo (Điều 30), trách nhiệm

4
Luật quảng cáo của Liên bang Nga-xem phụ lục 2 kèm theo

9

khi vi phạm pháp luật liên bang (Điều 31). Chương 6 quy định về thời
hiệu và điều khoản thi hành (Điều 32 và 33).

3. Bộ luật quảng cáo của Cộng hòa Singapo
5


Bộ Luật quảng cáo của Singapo là một phần cơ bản của hệ thống
quản lý hoạt động quảng cáo trên toàn quốc Singapo. Bộ luật được cộng
đồng các nhà quảng cáo, các cơ quan quảng cáo và các phương tiện thông
tin nhiệt liệt hưởng ứng. Cơ quan quản lý chất lượng quảng cáo của
Singapo (ASAS) là cơ quan thực hiện việc quản lý hoạt động quảng cáo
theo tinh thần của Bộ lu
ật này. Bên cạnh đó, Hội đồng của hiệp hội người
tiêu dùng (CASE) của Singapo cũng tham gia vào việc kiểm sóat hoạt
động quảng cáo. ASAS là cơ quan gồm đại diện các nhà quảng cáo, các
cơ quan quảng cáo, đại diện phương tiện truyền thông, cơ quan chính
phủ, có nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn cho các nhà quảng cáo, tổ chức
quảng cáo và các cơ quan truyền thông về quảng cáo. ASAS có thẩm
quyền nhà quảng cáo hoặc t
ổ chức quảng cáo sửa đổi hoặc rút bất kỳ
quảng cáo nào không phù hợp với Bộ Luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo
liên quan đến quảng cáo và một số nhiệm vụ khác. Biện pháp chế tài
chính mà ASAS áp dụng là yêu cầu nhà quảng cáo rút lại quảng cáo (kể
cả không gian và thời gian quảng cáo). Bên cạnh đó, cơ quan ASAS còn
công khai thông tin kết quả điều tra về vi phạm quảng cáo để người tiêu
dùng đượ
c biết. Biện pháp này giúp người tiêu dùng có thể đánh giá
được nhà sản xuất nào hoặc sản phẩm/dịch vụ nào là có chất lượng. Bộ
luật quảng cáo của Singapo bao gồm 4 phần: Lời nói đầu, Nguyên tắc

chung, Hướng dẫn và Phụ lục. Phần các nguyên tắc chung nêu lên 14
nguyên tắc của quảng cáo. Đó là: hợp pháp, đúng đắn, trung thực về nội
dung, hình ảnh quảng cáo có người phải là hình ảnh không chỉnh sửa,
chân thành, không gây bạo lực, sự sợ hãi và có hình ảnh mê tín dị đoan,
an toàn, bảo vệ người tiêu dùng đặc biệt là đối tượng trẻ em, thanh thiếu
niên, phù hợp với nguyên tắc cạnh tranh làm mạnh, không được tấn công
hoặc bằng hình thức nào đó trực tiếp hoặc gián tiếp giảm uy tín của đối
thủ, công ty hoặc tổ chức không đi ngược lại giá trị xã hội. giá trị gia đình
của Singapo, quảng cáo không đượ
c gây tranh cãi hoặc làm giảm lòng tin
của công chúng, không được khai thác thiện chí về quyền sở hữu trí tuệ
một cách bất hợp pháp, khi sử dụng quốc huy, quốc ca và hình ảnh quân
đội của Singapo phải tuân thủ quy định do Văn phòng Thủ tướng hoặc Bộ
Thông tin, Viễn thông và Nghệ thuật quy định. Về phạm vi và đối tượng
áp dung, Luật áp dụng đối với tất cả mọi loại hình quảng cáo: trên báo
chí, tạp chí, sách giới thiệ
u, tờ rơi, thư tín, biển hiệu, thẻ nhựa (vé tàu, xe,
thẻ thanh toán), fax, quảng cáo trên các tòa nhà, phương tiện giao thông,

5
Luật quảng cáo của Cộng hòa Singapo-xem phụ lục 3

10
truyền hình, đài phát thanh, băng video thương mại, điện thoại, bán hàng
khuyến mại, internet..vv). Về đối tượng áp dụng, Luật này điều chỉnh
hoạt động của người/nhà quảng cáo, bên bán hàng khuyến mại và các cơ
quan thông tin đại chúng. Một nguyên tắc áp dụng khác nữa của Bộ luật
là áp dụng đối với tất cả những quảng cáo hiện diện trên lãnh thổ Singapo
mà không phân biệt nước xuấ
t xứ. Phần Hướng dẫn gồm 16 điều (xem

bản dịch). Phần Phụ lục gồm 17 phụ lục quy định về hình thức thể hiện
quảng cáo; quảng cáo bán hàng giảm giá; quảng cáo với đối tượng trẻ em
và thanh thiếu niên; quảng cáo trên phương tiện điện tử như internet; tiếp
thị trực tiếp; quảng cáo thuốc và những sản phẩm có liên quan; quảng
cáo áp dụng đố
i với một số loại bệnh có hoặc không có chỉ dẫn đặc biệt;
quảng cáo đối với dịch vụ và sản phẩm làm đẹp, giảm cân; quảng cáo
liên quan đến tóc, thuốc làm mọc tóc và đồ mỹ phẩm; quảng cáo liên
quan đến dịch vụ và sản phẩm tài chính; quảng cáo liên quan đến đồ uống
có cồn; khiếu nại về quảng cáo liên quan đến môi trường; quảng cáo về
cơ hội việ
c làm và kinh doanh; quảng cáo trên các phương tiện giao
thông, xăng, dầu và phụ tùng; quảng cáo dành cho thành viên chính thức
của một tổ chức; các văn bản pháp luật có liên quan đến quảng cáo của
Singapo và quảng cáo trên điện thoại.
Có thể nói Singapo là một trong số không nhiều nước ban hành Bộ
luật quảng cáo kèm theo một loạt phụ lục để cụ thể hóa việc điều chỉnh
hoạt động quảng cáo dưới các hình thức khác nhau. Việc
đưa ra một loạt
phụ lục kèm theo luật có mặt tích cực là giúp công dân, tổ chức có thể
tiếp cận nội dung luật một cách cụ thể và dễ áp dụng trong thực tế. Khi
cần sửa đổi, bổ sung phụ lục cũng rất nhanh chóng vì phần nguyên tắc
chung vẫn được giữ nguyên.

4. Bộ luật Quảng cáo của Malaysia
6


Bộ luật Quảng cáo là một phần quan trọng trọng hệ thống kiểm
sóat hệ thống quảng cáo của Malaysia. Ở Malaysia, Cơ quan phụ trách

vấn đề quảng cáo là Cơ quan về tiêu chuẩn quảng cáo (ASA). Thành viên
của Cơ quan này là từ Hiệp hội các cơ quan xuất bản báo chí của
Malaysia, Hiệp hội các tổ chức quảng cáo được cấp phép, Hiệp hội các
nhà quảng cáo và Hiệp hội các chuyên gia về phát thanh và truyề
n hình.
Bộ luật gồm 2 chương 22 điều và gần 20 phụ lục quy định cụ thể một số
loại quảng cáo áp dụng đối với các đối tượng hoặc sản phẩm/dịch vụ cụ
thể. Phạm vi áp dụng của Luật là những chương trình quảng cáo thương
mại và phi thương mại. Phần các nguyên tắc chung quy định quảng cáo
phải phù hợp với đạo đứ
c xã hội, phù hợp với pháp luật, không gây sự sợ
hãi, bạo lực, thông tin trung thực, không gây hiểu nhầm về giá trị và giá

6
Bộ luật Quảng cáo của Malaysia - chưa có bản dịch

11
cả của sản phẩm, ngôn ngữ phải rõ ràng, hình ảnh không gây phản cảm.
Điều 5 của Luật quy định về quảng cáo so sánh cho phép hình thức quảng
cáo so sánh với điều kiện phải phù hợp với quy định của luật.

Như đã nói ở phần trên, ban hành kèm theo Luật là gần 20 phụ lục
áp dụng đối với các đối tượng hoặc loại sản phẩm cụ thể như
sau: (1) trẻ
em và thanh thiếu niên; (2) thuốc chữa bệnh và sản phẩm về thuốc; (3)
quảng cáo đồ uống có cồn; (4) quảng cáo về dịch vụ làm đẹp, giảm cân;
(5) dịch vụ và sản phẩm tài chính; (6) quảng cáo trên bì thư; (7) quảng
cáo bán hàng giảm giá; (8) quảng cáo bán thuốc vitamin và nước koáng;
(9) quảng cáo trên mô tô và phương tiện giao thông; (10) khiếu nại về
môi trường; (11) tiếp thị cơ sở dữ liệu; (12) quảng cáo về việc làm; (13)

quả
ng cáo về tài sản; (14) quảng cáo về dịch vụ nghe nhìn; (15) các loại
cụ thể khác; (16) danh mục một số bệnh không được đưa vào chương
trình quảng cáo hoặc đưa có hạn chế và (17) danh mục các luật có liên
quan điều chỉnh hoạt động quảng cáo.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Phụ lục 1 về quảng cáo với đối
tượng là trẻ em và thanh thiếu niên là phụ lục đầu tiên của Luật vì nhóm
đối tượ
ng này được coi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nguyên
tắc có tính bắt buộc là quảng cáo không được gây ảnh hưởng xấu đến thể
chất và tinh thần của trẻ, không đựơc khai thác sự thơ ngây, thiếu hiểu
biết của trẻ, phải phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Phạm vi áp
dụng của phụ lục 2 là thuốc, các dụng cụ dùng cho đi
ều trị y tế và phẫu
thuật, các dụng cụ y tế được quảng cáo là để duy trì sức khỏe của người
bệnh. Một nguyên tắc được quy định rất nghiêm trong phụ lục này là các
thông tin quảng cáo dẫn chiếu đến tên bệnh viên, bác sĩ, phòng thí
nghiệm chỉ có thể được chấp thuận nếu được bệnh viện, cá nhân, tổ chức
có liên quan cho phép; các loại thuốc chữa bệnh đòi hỏi phải có
đơn của
bác sĩ thì không nên quảng cáo.

5. Bộ luật Quảng cáo của Vương quốc Hà lan
7


Bộ luật quảng cáo của Hà lan bao gồm phần luật chung và phần
luật đặc biệt (áp dụng cho những sản phẩm đặc biệt) trong đó phần chung
có 18 điều quy định một số nguyên tắc và tiêu chuẩn của quảng cáo trong

đó điểm đáng chú ý là Điều 14 liên quan đến quảng cáo so sánh. Tại điều
này, khải niệm quảng cáo so sánh được thể hiện là bất kỳ hình th
ức
quảng cáo trong đó một đối thủ cạnh tranh, hoặc hàng hóa, dịch vụ của
đối thủ cạnh tranh được đề cập, thể hiện một cách rõ ràng hoặc có hàm ý
cạnh tranh. Phần luật đặc biệt áp dụng đối với một số sản phẩm và dịch

7
Luật quảng cáo của Vương quốc Hà lan-xem phụ lục 4

12
vụ đặc biệt. Ngoài khái niệm, điều này cũng quy định quảng cáo so sánh
sẽ chỉ được phép nếu đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức (xem
Điều 14 của Luật). Phần luật đặc biệt bao gồm:
- Luật về quảng cáo đồ uống có cồn có hiệu lực từ 1/5/2005 (xem
bản dịch kèm theo). Luật gồm 31 điều. Phạm vi điều chỉnh củ
a luật này
bao gồm đồ uống có cồn và đồ uống không có cồn nhưng được khuyến
cáo nên được sử dụng cùng với đồ uống có cồn.
- Luật về quảng cáo trên hòm thư, phát quảng cáo từng nhà và
quảng cáo trực tiếp gồm 18 điều có hiệu lực từ ngày 1/4/1993
8
.
- Luật quảng cáo dành cho việc phân phát những quảng cáo không
có địa chỉ cụ thể gồm 6 điều có hiệu lực từ ngày 1/1/1993
9
.
- Luật quảng cáo trên internet gồm 7 điều có hiệu lực từ ngày
15/6/2004
10

.
- Luật quảng cáo điều chỉnh hoạt động cung cấp thông tin trên điện
thoại gồm 9 điều có hiệu lực từ ngày 1/1/2004
11
.
- Luật quảng cáo đối với trò chơi may rủi được cấp phép gồm 5
điều có hiệu lực từ ngày 15/2/2006
12
.
- Luật quảng cáo về môi trường gồm 12 điều có hiệu lực từ ngày
1/12/2000
13
.
- Luật quảng cáo trên phương tiện trở hành khách gồm 4 điều có
hiệu lực từ ngày 1/1/1994
14
.
- Luật quảng cáo danh cho sản phẩm thuốc lá có hiệu lực từ ngày
7/11/2002 gồm 10 điều
15
.
- Luật điều chỉnh hoạt động tiếp thị từ xa gồm 15 điều có hiệu lực
từ 2/12/2003
16
.
- Luật quảng cáo dành cho đồ thực phẩm gồm 14 điều có hiệu lực
từ ngày 2/6/2005
17
.
- Luật quảng cáo đồ bánh kẹo gồm 7 điều có hiệu lực từ ngày

1/11/1991 được sửa đổi bỏ sung ngày 1/11/1992
18
.
- Luật quảng cáo dành cho đối tượng trẻ em và thanh thiếu nhi gồm
14 điều có hiệu lực từ ngày 1/1/2006
19
.


8
Xem bản dịch kèm theo
9
Xem bản dịch kèm theo
10
Xem bản dịch kèm theo
11
Xem bản dịch kèm theo
12
Xem bản dịch kèm theo
13
Xem bản dịch kèm theo
14
Xem bản dịch kèm theo
15
Xem bản dịch kèm theo
16
Xem bản dịch kèm theo
17
Xem bản dịch kèm theo
18

Xem bản dịch kèm theo
19
Xem bản dịch kèm theo

13
Cơ quan quản lý hoạt động quảng cáo của Vương quốc Hà lan
(ACA) là một cơ quan độc lập có lịch sử hơn 40 năm hoạt động với chức
năng chủ yếu là để thực hiện quản lý hoạt động quảng cáo trên toàn quốc
trên cơ sở các quy định của Bộ luật quảng cáo, tiếp nhận, xem xét và giải
quyết khiếu nại tố cáo đối với qu
ảng cáo. Bên cạnh đó, một chức năng
không kém phần quan trọng là ACA còn ban hành các quy định để
khuyến khích doanh nghiệp, nhà sản xuất tiến hành các chương trình
quảng cáo một cách có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

6. Luật Quảng cáo trên truyền hình của Hồng kông
20


Hồng kông được coi là một trong những thị trường quảng cáo có
hoạt động sôi động nhất thế giới. Cũng giống như những quốc gia khác,
hoạt động quảng cáo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy
nhiên, hoạt động quảng cáo trên truyền hình được coi là hoạt động có
hiệu quả góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của Hồng kông, Để điều
chỉ
nh hoạt động này, 4 năm sau ngày Hồng kông được trao trả cho Trung
quốc, năm 2001, Chính quyền đặc khu hành chính Hồng kông đã ban
hành một Bộ luật quy định chung về tiêu chuẩn quảng cáo trên truyền
hình. Bộ luật này có 9 chương, gồm khái niệm về quảng cáo, những tiêu
chuẩn về quảng cáo, những quảng cáo trung thực và chạy nhất, những

dịch vụ và và sản phẩm không được chấp nhận, phạm trù quảng cáo đặc
bi
ệt, quảng cáo với đối tượng là trẻ em, thời gian quảng cáo và chương
trình tài trợ. Điềm đáng lưu ý là ở Chương 3 của Luật đã quy định về các
sản phẩm hay dịch vụ không được xét duyệt trong đó phân biệt các
chương trình quảng cáo trên các kênh truyền hình nội địa (miễn phí và trả
tiền) và kênh truyền hình nước ngoài trong đó các kênh truyền hình nước
ngoài nếu muốn được phát sóng tại Hồng kông thì cần ph
ải được phép
của cơ quan có thầm quyền và đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chuẩn chương
trình truyền hình. Chương 6 của Luật quy định rất cụ thể về việc quảng
cáo đối với một số mặt hàng đặc biệt như rượu, thuốc lá, điều trị y
tế..vvv..

Cũng giống như ở một số nước kể trên, Lu
ật quảng cáo trên truyền
hình của Hồng kông dành hẳn một chương cho đối tượng là trẻ em trong
đó quy định đối tượng trẻ em là người xem, hình ảnh trẻ em trong các
chương trình quảng cáo và thời lượng phát các trương trình quảng cáo
với đối tượng là trẻ em (Chương 7 Quảng cáo và trẻ em).

7. Luật Quảng cáo của Balan (4/2006)


20
Luật quảng cáo trên truyền hình của Hồng kông -xem phụ lục 5 kèm theo

×