Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Com viet nam dang huong toi he thong an sinh xa hoi nang dong va hieu qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.93 KB, 6 trang )

Việt Nam đang hướng tới hệ thống an sinh xã hội năng động và hiệu quả
TS. Đàm Hữu Đắc
Thứ trưởng Thường trực Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Diễn đàn An sinh xã hội thế giới lần thứ nhất được tổ chức tại Mát-xcơ-va năm 2007. Tham dự diễn
đàn này có gần 1300 đại biểu của các tổ chức an sinh xã hội đến từ 129 quốc gia. Hiệp hội An sinh xã
hội thế giới (ISSA) ra đời năm 1927, được tổ chức tại Bra-xin với sự tham gia của 17 tổ chức đại diện
cho 20 triệu đối tượng từ nhiều nước trên thế giới.

82 năm qua, từ một tổ chức nhỏ đại diện cho các liên đoàn quốc gia của các quỹ bảo hiểm ốm đau của
9 nước châu Âu, ISSA đã trở thành một đối tác có tầm ảnh hưởng quan trọng và có vị thế lớn trên các
diễn đàn và hợp tác quốc tế, đại diện cho hàng triệu đối tượng được bảo hiểm và bảo trợ trong mọi
lĩnh vực của hệ thống an sinh xã hội.

Cùng với thời gian, ISSA đã chứng tỏ được sự lớn mạnh và hoạt động của mình trong lĩnh vực vận
động xã hội, và tăng cường kiến thức về tầm quan trọng sống còn của an sinh xã hội trong các nền kinh
tế đương đại. ISSA giờ đây đã là tổ chức hàng đầu thế giới chuyên về tập hợp các ý tưởng và kiến thức
chuyên môn liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội. Hiệp hội thường xuyên xây dựng các diễn đàn quy
mô toàn cầu nhằm trao đổi thông tin và trao đổi về những vấn đề liên quan đến an sinh xã hội. ISSA có
tầm bao phủ toàn cầu nhờ số lượng thành viên của mình, bao gồm 360 tổ chức, cơ quan an sinh xã hội
của 150 nước trên thế giới.

Ngày nay, khái niệm về hệ thống an sinh xã hội được mở rộng. Vai trò của an sinh xã hội không chỉ còn
giới hạn trong việc tái phân bổ thu nhập và trợ cấp để đảm bảo nhu cầu cơ bản cho người dân. An
sinh xã hội cần phải năng động hơn và chuyển từ tư duy cho rằng, an sinh xã hội là phương tiện bảo
trợ, là một số khoản trợ cấp xã hội sang nhận thức mới về an sinh xã hội: an sinh xã hội là phương tiện
phòng tránh và bảo vệ từng cá nhân trước những rủi ro và sự yếu thế. Phương pháp tiếp cận mang
tính đổi mới này được gọi là “Hệ thống an sinh xã hội năng động”. An sinh xã hội có vai trò không chỉ
đơn thuần là phương tiện bồi thường và khắc phục khó khăn cho đối tượng, mà là sự đầu tư vào yếu
tố con người “vốn con người”.



Mục tiêu chính của hệ thống an sinh xã hội năng động là phát triển dịch vụ xã hội bền vững và dễ tiếp
cận hơn, không chỉ chú trọng đến dịch vụ bảo trợ mà còn tăng cường các biện pháp phòng tránh và hỗ
trợ hoà nhập việc làm, nhằm xây dựng xã hội hiệu quả về kinh tế, xã hội và hoà nhập cộng đồng tốt
hơn.

Hướng tới hệ thống an sinh xã hội năng động sẽ mở rộng phạm vi, diện bao phủ và cung cấp dịch vụ
đồng bộ hơn, hoạt động hiệu quả hơn, giảm được chi phí quản lý, và áp dụng một cơ chế quản lý hành
chính chung cho các loại hình dịch vụ, đơn giản hoá thủ tục. Các quốc gia cùng xây dựng một tầm nhìn
chung về sự phát triển, xu hướng và vai trò của hệ thống an sinh xã hội trong bối cảnh chung của nền
kinh tế toàn cầu. Trong đó, tập trung vào các chủ đề chính: sự phát triển và các xu hướng an sinh xã
hội; hỗ trợ một hệ thống An sinh xã hội năng động; áp dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy tác
động của hệ thống an sinh xã hội; chế độ trợ cấp gia đình; quản lý hành chính; công nghệ thông tin và
truyền thông là một công cụ hỗ trợ chuyển đổi; thách thức về bệnh hiểm nghèo, bệnh nghề nghiệp, tai
nạn lao động đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thách thức về đầu tư của các quỹ bảo hiểm; bảo
hiểm thất nghiệp và quản lý trường hợp nhằm tái hoà nhập việc làm; các giả định về nhân khẩu học và
kinh tế được sử dụng trong đánh giá thống kê bảo hiểm đối với chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hệ thống an sinh xã hội bền vững thực chất là nhu cầu đối phó với vấn đề già hoá dân số và xu hướng
toàn cầu hoá. An sinh xã hội dễ tiếp cận là an sinh xã hội phải mang tính phổ cập với hàm ý mở rộng độ
bao phủ dịch vụ, ví dụ như bảo hiểm y tế phải hướng tới toàn dân. Việc thực hiện các chương trình
trợ cấp đối với nước ta, chính là trợ cấp xã hội cho các đối tượng khó khăn) là phương án khả thi để
mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và giảm tỷ lệ người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương như nhóm dân
cư nghèo khổ, người già cả cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương
tựa, người nhiễm HIV/ AIDS…

Xu hướng chung của hệ thống an sinh xã hội của các quốc gia là, nỗ lực hướng tới cải thiện hiệu quả
hoạt động: phương thức mới trong quản lý rủi ro, quản lý và có biện pháp đón đầu đối với những thay
đổi, biến động trong xã hội và thị trường lao động; phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, đặc biệt là trong lĩnh

vực y tế, hợp lý hoá chi tiêu cho y tế và tăng cường biện pháp quản lý chất lượng dịch vụ; cải thiện
hiệu quả hoạt động và quản lý nhà nước của các chương trình trợ cấp bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó là
việc hỗ trợ các phương pháp tiếp cận và phòng tránh chủ động. Đây là phương pháp đầu tư vào đối
tượng cá thể và từ đó, đáp ứng cho cả mục tiêu phát triển nguồn nhân lực như chuyển đổi chương
trình bảo hiểm bệnh tật sang bảo hiểm y tế; các chương trình phát triển và xây dựng lối sống lành
mạnh, trao quyền cho các đối tượng; xây dựng quan hệ đối tác giữa bên cung cấp dịch vụ và người
nhận dịch vụ.


Để hướng tới xây dựng một hệ thống an sinh xã hội năng động và hiệu quả, cần tập trung giải quyết
một số vấn đề cơ bản sau:

Bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho người già

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, già hoá dân số, người già ở các nước đang phát triển đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn để bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống. Nguyên nhân của tình trạng này là do
những thay đổi về nhân khẩu học, kinh tế và xã hội. Các loại bệnh tật phổ biến, đặc biệt là những bệnh
hiểm nghèo, bệnh mới, HIV/AIDS và việc di dân cũng như xu hướng đô thị hoá đã đem lại tác động tiêu
cực đến đời sống của người già, vì họ phải chịu gánh nặng chăm sóc cháu chắt, trẻ em có bố mẹ đi làm
ăn xa hoặc mồ côi vì HIV/AIDS.

Xu hướng chung được nhiều quốc gia xem xét và áp dụng nhằm bảo đảm thu nhập cho người già là
cung cấp các loại trợ cấp (hưu trí không đóng góp) cho người già. Chẳng hạn, ở nước ta, đó là việc trợ
cấp cho người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên và trợ cấp thường xuyên đối với những người có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn.

Xu hướng này phản ánh quan điểm chuyển đổi cách tiếp cận về vai trò an sinh xã hội, đó là chuyển
sang phòng tránh chủ động và bảo vệ để cân bằng các nhu cầu khác nhau về phát triển kinh tế, xã hội.
Cụ thể, nó phản ánh một thực tế: người già là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
nhất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, do những thay đổi về hình thái gia đình, mạng luới xã hội

và người già phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm xã hội và gia đình. Đồng thời, nó củng cố quan điểm
cho rằng, việc giành các khoản tiền trợ cấp cho người già, đặc biệt là từ nguồn ngân sách nhà nước có
thể góp phần cải thiện phúc lợi cho các hộ gia đình và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Xu hướng này cũng ghi nhận một thực tế là, sự già hoá dân số là một hiện tượng toàn cầu, và ngày
càng có nhiều người già đang sinh sống ở các nước chậm phát triển, mà ở đó, diện bao phủ của hệ
thống hưu trí dựa vào sự đóng góp còn rất thấp. Và bởi vây, xu hướng này phù hợp với mục tiêu chung
của thế giới là giảm nghèo đói, khẳng định an sinh xã hội là một quyền của con người.

Tăng ý nghĩa bảo vệ và giảm thiểu chi phí của bảo hiểm thất nghiệp:


Thực tế ở nhiều nước, tình trạng thất nghiệp vẫn gia tăng cho dù có nỗ lực xây dựng các chế độ bảo
hiểm thất nghiệp với các biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người lao động trở lại làm việc. Có quan điểm
cho rằng, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ tốn kém mà còn kém hiệu quả.

Không chỉ những nước có nền kinh tế chậm phát triển mà cả những nước có nền kinh tế phát triển
vẫn còn một bộ phận lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, do sự chuyển đổi nền kinh tế, thay đổi kỹ
thuật, công nghệ sản xuất, trình độ người lao động không còn phù hợp, doanh nghiệp phải sắp xếp lại.
Bởi vậy, phải có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người lao động ổn định cuộc sống, bớt
khó khăn hoặc tham gia các khoá dạy nghề, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để chuyển nghề mới.
Trong các nước phát triển, bảo hiểm dựa vào cộng đồng đang phát triển, mở rộng phạm vi bao phủ,
tăng khả năng chống chọi của mỗi cá nhân - từ việc cung cấp dịch vụ bảo vệ sang dịch vụ phòng ngừa,
quản lý rủi ro, mở rộng phạm vi.

Cũng có quan điểm cho rằng, hiện nay đối tượng tham gia thị trường lao động có xu hướng giảm, còn
đối tượng hưởng trợ cấp lại gia tăng. Vì quyền có việc làm là quyền con người, nên người lao động có
quyền làm việc hay không làm việc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, phải có cơ chế, chính sách khuyến khích
họ tham gia vào thị trường lao động.


Đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển hoặc đang phát triển, không thể thực hiện chế độ
bảo hiểm thất nghiệp như những nước có nền kinh tế phát triển. Người lao động muốn nhận được
trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trước hết phải có quan hệ lao động, phải có thời gian tham gia bảo hiểm
thất nghiệp, theo nguyên tắc đóng – hưởng, có san sẻ, số đông bù số ít. Trên thực tế, đều có những rủi
ro, bởi vậy, vấn đề cơ bản là đặt lưới an toàn ở đâu. Xác định lưới an toàn ở đâu là do Chính phủ và
thiết kế lưới này thế nào tuỳ thuộc vào nhận thức của cơ quan chức năng để tham mưu cho Chính
phủ.

Có một xu hướng chung là, thiết kế bảo hiểm thất nghiệp phải tinh vi hơn, quản lý bảo hiểm thất
nghiệp sẽ phức tạp hơn, chi phí cao hơn. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải hướng tới sự hoàn thiện
nền kinh tế của thị trường lao động, toàn cầu hoá, phi chính thức, phù hợp với “cuộc chơi” chung,
trong đó, phải có cách nhìn khác hơn đối với bảo hiểm thất nghiệp ở các nước đang phát triển, các
nước có điều kiện kinh tế khác nhau. Nhưng sự thống nhất cao là phải làm thế nào để bảo hiểm thất
nghiệp mang ý nghĩa bảo vệ nhiều nhất, giảm thiểu chi phí.

Tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân:


Bảo hiểm y tế là rất quan trọng, bởi vậy, nó đang được các nước thực hiện đúng cam kết quốc tế,
từng bước bao phủ đến người dân, mở rộng đến cả người ăn theo của đối tượng. Bảo hiểm y tế đang
gặp trở ngại và thách thức lớn như: diện bao phủ thấp, đối tượng đóng chưa phải là toàn dân, nguy cơ
bệnh hiểm nghèo gia tăng, ngân quỹ không đáp ứng đủ. Bởi vậy, phải tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân,
lấy số đông bù đắp, san sẻ số ít, xác định mức đóng phù hợp mới có khả năng trợ giúp kịp thời cho
những người không may mắn bị bệnh hiểm nghèo có cơ hội được cứu chữa. Vấn đề quan trọng là
nhận thức của mọi người - phải hướng tới sự tham gia bảo hiểm y tế toàn dân – khắc phục tình trạng
khi biết bệnh rồi mới tham gia.

Giải quyết tốt thách thức về bệnh nghề nghiệp:

Có nhiều cách hiểu khác nhau về bệnh nghề nghiệp. Về bản chất, việc định nghĩa bệnh nghề nghiệp là

“thuật ngữ pháp lý” hay “thuật ngữ y học” sẽ tác động đến cách thiết kế chế độ bảo hiểm này. Bệnh
nghề nghiệp trở thành một thách thức đối với bảo hiểm xã hội do sự xác định nguyên nhân gây bệnh
rất phức tạp, đặc biệt là xác định các yếu tố liên quan đến công việc và không liên quan đến công việc.

Thách thức thứ nhất hiện nay là những khó khăn trong công tác báo cáo và thống kê bệnh nghề nghiệp,
đặc biệt là những bệnh có thời gian ủ bệnh lâu. Vấn đề này phức tạp ở chỗ, có nhiều căn bệnh mới
hoặc đang xuất hiện, khó có thể xác định là do điều kiện làm việc gây ra, như bệnh rối loạn thần kinh.

Thách thức thứ hai là mở rộng diện bao phủ của bảo hiểm bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động trong
khu vực phi chính thức, mở rộng cơ hội tiếp cận hệ thống kiểm tra sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp
và bồi thường thương tật. * * * Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để hướng
tới xây dựng hệ thống an sinh xã hội năng động, hiệu quả hơn, góp phần vào công cuộc giảm nghèo
bền vững. Do nhiều nguyên nhân nên Việt Nam chưa tham gia Hiệp hội An sinh xã hội thế giới, nhưng
những gì mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang đang thực hiện trong nhiều thập kỷ qua đều
hàm chứa những nội dung cơ bản của hệ thống an sinh xã hội, bao gồm: các hoạt động phòng ngừa rủi
ro; phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp… cả về chiều rộng và chiều sâu, tăng cường mức độ bao phủ, cải thiện chất
lượng dịch vụ; từng bước mở thêm các hình thức bảo hiểm nhằm bảo đảm an toàn cho người lao
động, phòng ngừa rủi ro.


Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đang hướng tới bảo đảm công bằng trong các chính sách hỗ trợ,
không để sót đối tượng, nhằm bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội được bảo vệ về cuộc sống. Đa
dạng hoá các hình thức hỗ trợ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng trên cơ sở mở rộng sự tham
gia của các đối tượng vào các hoạt động trợ giúp. Các hoạt động trợ giúp đột xuất bảo đảm đến đúng
đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của đối tượng. Linh hoạt trong hoạt động cứu trợ và huy động
được sự tham gia rộng rãi của công đồng nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về Nhà nước.

Như vậy, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam ngoài việc tuân thủ nguyên tắc đóng và hưởng còn có
trách nhiệm của Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn không

trực tiếp tham gia các hình thức bảo hiểm, bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, bền vững
về tài chính, đồng thời, kết hợp giữa phòng ngừa rủi ro có hiệu quả với giảm thiểu và khắc phục rủi ro.
Tạo môi trường để khu vực phi chính thức tham gia vào quá trình cung cấp các dịch vụ của an sinh xã
hội. Hướng tới bảo đảm công bằng và ổn định xã hội tạo môi trường cho phát triển bền vững./.



×