Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Com 7 Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sựpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.66 KB, 5 trang )

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng
dân sự
Phân nhóm: Dân sự
Mã tài liệu:
Tác giả/Chủ biên: TS. Phan Hữu Thư
Nhà xuất bản: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Số 9/1998
Năm phát hành: 1998
Vật mang tin: Báo, Tạp chí
Nơi lưu trữ: Thư viện Học viện
Hình thức khai thác: Đọc tại chỗ
Download:
LTS: Hiện nay trong các giới luật gia có những ý kiến khác nhau về nghĩa vụ chứng minh của
các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng dân sự. Để bạn đọc có điều kiện
tìm hiểu từ nhiều khía cạnh về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Phan Hữu
Thư và rất mong ý kiến trao đổi của các bạn.
Nhiều người cho rằng việc buộc các đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân
sự là một điều rất cần thiết. ý kiến này xuất phát từ quy định từ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự. Điều 3 của Pháp lệnh này quy định: "đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để
bảo vệ quyền lợi của mình. Tòa án có nhiệm vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án và tình tiết có thể
thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án được chính xác". Nội dung
của điều này được nhắc lại trong Điều 2 và 3 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động. Riêng tại Điều 3 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì khẳng định rõ là
"đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án
được chính xác".
Vấn đề là giữa nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh được đề cập đến trong
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có khác nhau nhiều hay không? Hơn nữa quan
niệm như thế nào là cung cấp chứng cứ và như thế nào là nghĩa vụ chứng minh? Từ đó có thể
khẳng định cần áp dụng nguyên tắc trong tố tụng dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự.
Qua thực tiễn xét xử cho thấy trong nhiều trường hợp, các đương sự không xuất trình được
chứng cứ do đó không chứng minh được yêu cầu của mình. Có một số tòa án quan niệm nghĩa


vụ chứng minh thuộc về đương sự nên khi khởi kiện, nếu đương sự không xuất trình được các
chứng cứ (theo quan niệm của họ là đương sự không chứng minh được) thì không thụ lý vụ án.
Mặc dầu, việc xuất trình các chứng cứ đó nằm ngoài khả năng của họ (ví dụ các chứng cứ đó
không phải do họ giữ mà do các cá nhân hoặc cơ quan khác giữẪ). Cũng cùng một quan niệm
như thế, có người cho rằng trên thực tế nhiều trường hợp đương sự không chứng minh được
mà tòa án không thụ lý (không điều tra thu thập chứng cứ để xem xét và giải quyết vụ án) là
không ổn. Ví dụ, kiện thừa kế, kiện đòi nhà, kiện ly hôn mà họ không giữ được giấy tờ (do một
bên khác hoặc một cơ quan, tổ chức đang giữ) Tòa án buộc phải điều tra, xác minh. Hoặc trong
trường hợp nghi ngờ giả mạo tài liệu giám định. Trong trường hợp chứng cứ quan trọng có thể
quyết định đến nội dung: chẳng hạn mất tích, nhân khẩu, đền bù công sức, điều kiện sống, thu
nhập (trong việc giao con cho ai nuôi?). Cũng có người cho rằng quyền yêu cầu của đương sự
phải đi đôi với nghĩa vụ chứng minh của họ nhưng cũng phải thừa nhận là đối với nghĩa vụ
chứng minh, về nguyên tắc Tòa án chỉ thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết, mà
trường hợp đó đương sự không thể thực hiện được từ khi thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc điều
tra. Như vậy, phần lớn quan niệm là cần thiết phải xác định nghĩa vụ chứng minh của đương sự
nhưng đồng thời cũng phải quy định rõ là trong trường hợp cần thiết Tòa án có nhiệm vụ điều tra
thu thập chứng cứ.
Chúng tôi quan niệm rằng việc các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để tòa án xem xét
giải quyết vụ án là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu đương sự không thể tự
mình cung cấp được chứng cứ nhưng Tòa án có khả năng làm việc đó thì Tòa án tự mình phải
điều tra xác minh, thu thập chứng cứ. Tòa án không chỉ chông chờ vào những chứng cứ do


đương sự cung cấp để xem xét giải quyết vụ án mà còn tự thân phải có những nỗ lực nhất định
để có được những chứng cứ đó. Do vậy, việc quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong phần
các nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng dân sự sắp tới là điều cần thiết. Tuy vậy cần có cách hiểu
thống nhất và cần có sự phân biệt giữa khái niệm cung cấp chứng cứ và khái niệm chứng minh.
Khái niệm nghĩa vụ chứng minh (mà chúng ta muốn áp đặt cho các đương sự) phải chăng chỉ
bao hàm một ý nghĩa là đương sự phải xuất trình các chứng cứ khi đưa ra yêu cầu từ đó "chứng
tỏ" cho tòa án thấy rằng yêu cầu của họ là đúng? Ngược lại, nếu họ không chứng tỏ được điều

đó thì coi như họ không "chứng minh" được yêu cầu của mình. Hay nói như cách hiểu của từ
điển Tiếng Việt: chứng minh nghĩa là làm cho thấy rõ là có sự thật, là đúng; còn có thật hoặc có
đúng hay không là phụ thuộc vào người đánh giá. Nếu như vậy nghĩa vụ chứng minh của các
đương sự thực chất là các đương sự phải thuyết phục được tòa án và những người tham gia tố
tụng rằng những gì họ trình bày là đúng. Tuy nhiên tòa án có bị thuyết phục để tin những gì
đương sự đưa ra là đúng hay không lại là một vấn đề khác. Do đó, điều quan trọng có thể không
phải là chứng minh mà là chứng cứ. Nếu đương sự chỉ xuất trình chứng cứ một cách khách
quan thì không cần đương sự chứng minh. Bằng hoạt động của mình, Tòa án cũng có thể tìm ra
được sự thật khách quan của vụ án. Nếu hiểu khái niệm chứng minh chỉ đơn thuần là việc đưa
ra các chứng cứ và lập luận rằng các chứng cứ đó là đúng và do vậy yêu cầu của đương sự là
đúng thì hơi vội vàng. Theo chúng tôi hiểu thì đương sự cần thiết phải có nghĩa cung cấp chứng
cứ. Cụ thể là họ đưa ra bất kỳ một yêu cầu nào họ phải xuất trình các tài liệu, chứng cứ hoặc lý
lẽ để lập luận rằng yêu cầu của họ là đúng. Chắc chắn là cũng không ai đưa ra yêu cầu mà lại
cho rằng yêu cầu đó là không đúng. Tuy vậy, nếu chỉ một mình đương sự hoặc thậm chí cả
đương sự và luật sư của đương sự đều xuất trình các chứng cứ và lập luận rằng chứng cứ đó là
đúng thì cũng chưa hẳn yêu cầu đó là đúng. Việc chấp nhận yêu cầu của đương sự hay bác yêu
cầu đó là trách nhiệm, đồng thời là quyền hạn của thẩm phán. Như vậy, nếu hiểu đúng ra là
đương sự (và những người tham gia tố tụng khác) xuất trình chứng cứ và tòa án chứng minh
(trên cơ sở yêu cầu của đương sự và sử dụng các chứng cứ của đương sự cung cấp) là yêu cầu
đó đúng hay sai.
Nếu xem xét khái niệm chứng minh theo đúng nghĩa luật học của nó thì đó là một qúa trình gồm
hoạt động của tòa án và những người tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu
và đánh giá chứng cứ nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án. Cung cấp chứng
cứ (đương sự và những người tham gia tố tụng khác) và thu thập chứng cứ (Tòa án nhân dân)
thực chất là hai công việc có cùng một mục đích: giúp Tòa án có được những chứng cứ của vụ
án. Như vậy, về thực chất, đương sự chỉ là chủ thể của hoạt động chứng minh và có tham gia
vào qúa trình chứng minh, cụ thể là tham gia vào công đoạn cung cấp và thu thập chứng cứ. Bở
vì, nếu cho rằng đương sự có nghĩa vụ chứng minh có nghĩa là đương sự có thể hoặc cần thiết
phải tham gia vào toàn bộ quá trình chứng minh, bao gồm cả nghiên cứu và đánh giá chứng cứ.
Điều đó cần thiết phải được xem xét một cách cẩn thận và khoa học.

Về thực chất, đương sự không có đầy đủ cơ hội và không có đủ quyền (theo quy định của pháp
luật) để biết được một cách đầy đủ về tất cả các chứng cứ đó trong hồ sơ. Đương sự chỉ biết
được những chứng cứ do họ cung cấp. Trong phần tranh luận tại phiên tòa, họ có thể biết được
những chứng cứ khác thông qua Hội đồng xét xử hoặc thông qua qúa trình tranh luận. Tuy vậy,
họ không biết được toàn bộ chứng cứ của vụ án. Trong trường hợp không biết được toàn bộ
chứng cứ của vụ án mà tham gia vào qúa trình đánh giá chứng cứ và có nghĩa vụ chứng minh
thì việc chứng minh đó sẽ rất khó khăn. Theo quy định hiện nay của pháp luật về tố tụng, chỉ có
tòa án, viện kiểm sát, các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mới có
khả năng tiếp cận được tất cả các chứng cứ của vụ án.
ở các nước mà pháp luật quy định việc tham gia tố tụng của luật sư là bắt buộc hoặc gần như
bắt buộc để thay mặt đương sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì việc các
đương sự có nghĩa vụ chứng minh đồng nghĩa với việc luật sư của đương sự phải thực hiện
nghĩa vụ đó. ở Việt Nam, khả năng tự bảo vệ của các đương sự rất yếu. Sự hiểu biết pháp luật
của họ còn hạn hẹp. Hơn nữa chế định tham gia tố tụng bắt buộc của luật sư trong tố tụng dân
sự chưa có và cũng chưa có điều kiện để thực hiện. Nếu quy định các đương sự có nghĩa vụ
chứng minh (toàn bộ) thì có thể dẫn đến đương sự không có khả năng chứng minh để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả là quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được
bảo vệ. Trong lúc đó, một bên đương sự khác được hưởng lợi không có căn cứ chỉ do đương sự
yêu cầu đã không có khả năng chứng minh được quyền của mình.
Việc "phó thác" nghĩa vụ chứng minh cho các đương sự để giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ chứng


minh của Tòa án nhân dân là một quan niệm không đúng. Từ đây có thể dẫn đến những trường
hợp đi chệch hướng.
Lý luận về chứng cứ cho chúng ta thấy rằng, Tòa án là cơ quan có nghĩa vụ đánh giá toàn bộ
chứng cứ để quyết định đúng đắn vụ án. Trong trường hợp một bên đương sự thừa nhận thì chỉ
giải phóng nghĩa vụ chứng minh của đương sự có yêu cầu nhưng không giải phóng tòa án khỏi
nghĩa vụ chứng minh.
Ví dụ 1: Nguyễn Thị Minh Nhàn yêu cầu Tòa án công nhận anh Hoàng Hải Huy là bố của cháu
Nguyễn Thị Minh Trang 3 tuổi và yêu cầu anh Huy cấp dưỡng nuôi cháu Trang mỗi tháng

500.000đồng cho đến khi cháu Trang tròn 18 tuổi. Trong suốt cả qúa trình điều tra hòa giải, anh
Huy một mực phủ nhận yêu cầu của chị Nhàn. Chị Nhàn không xuất trình được một chứng cứ
nào chứng tỏ anh Huy có quan hệ với chị Nhàn trong thời gian chị Nhàn có thể thụ thai cháu
Trang. Tuy vậy, chị Nhàn đồng ý giám định AND nhưng không có tiền để trả chi phí giám định.
Tại phiên tòa anh Huy thừa nhận sinh ra cháu Trang. Anh Huy công nhận mình có quan hệ với
chị Nhàn trong nhiều tháng dẫn đến việc chị Nhàn sinh ra cháu Trang. Anh Huy công nhận mình
là bố của cháu Trang và đề nghị được nuôi cháu Trang. Chị Nhàn không chịu và cho rằng anh
Huy đã thừa nhận là bố của cháu Trang thì phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho cháu, còn cháu
Trang đang ở với chị thì không thể giao cháu Trang cho anh Huy nuôi được. Tòa án nhân dân
huyện X đã ra bản án chấp nhận yêu cầu của chị Nhàn, công nhận anh Huy là bố của cháu
Trang và buộc anh Huy phải cấp dưỡng cho cháu Trang mỗi tháng 300.000 đồng cho đến khi
cháu Trang tròn 18 tuổi, anh Huy chống án và lại phủ nhận mình là bố của cháu Trang, tại phiên
tòa phúc thẩm chị Nhàn vẫn giữ nguyên yêu cầu nhưng cũng không xuất trình được một chứng
cứ nào chứng tỏ cháu Trang là con của anh Huy.
Ví dụ 2: Ba ông Nguyễn Sĩ Kiên, Trần Đức Vương và ông Trần Đức Vấn là hàng xóm của nhau.
Sau khi ông Vương xây nhà nằm sát ngay nhà ông Kiên thì nhà ông Kiên bị nứt. Ông vấn cũng
xây nhà sát ngay nhà của ông Kiên nhưng khánh thành trước nhà của ông Vương và nhà của
ông Kiên chỉ bị nứt về phía nhà của ông Vương. Ông Kiên kiện ông Vương yêu cầu ông Vương
phải bồi thường thiệt hại cho ông Kiên. Trong qúa trình điều tra và hòa giải ông Vương công
nhận nhà của ông Kiên bị nứt là do nhà của ông (Vương) gia cố móng không tốt nên bị lún và
kéo theo sự nứt của nhà ông Kiên. Ông Vương đồng ý bồi thường cho ông Kiên nhưng thấp hơn
số tiền mà ông Kiên yêu cầu. Do không thống nhất được với nhau về số tiền phải bồi thường nên
việc hòa giải không thành và Tòa án nhân dân quận Y mở phiên tòa để xét xử. Trước tòa ông
Vương vẫn thừa nhận nguyên nhân nứt nhà ông Kiên là do nhà của ông (Vương) nhưng không
đồng ý bồi thường 50 triệu đồng như ông Kiên yêu cầu mà chỉ chấp nhận bồi thường 25 triệu.
Tòa án xét xử buộc ông Vương phải bồi thường cho ông Kiên 50 triệu đồng.
Qua hai ví dụ trên cho thấy Tòa án nhân dân đã chấp nhận các lời thừa nhận của đương sự và
xem xét chúng như là các chứng cứ. Tuy nhiên, cũng cần phải quán triệt vai trò chủ động của
Tòa án trong hoạt động xét xử. Đây cũng là một đặc thù của pháp luật Việt Nam. Việc các đương
sự thừa nhận một sự kiện pháp lý, một yêu cầuẪ mà đáng lẽ ra họ phải cung cấp cho tòa án để

làm rõ, thì chỉ giải phóng đương sự còn lại khỏi nghĩa vụ chứng minh chứ không giải phóng tòa
án khỏi nghĩa vụ chứng minh. Như vậy, đúng ra trong hai trường hợp nêu trên mặc dù đương sự
có thừa nhận nhưng tòa án vẫn phải làm rõ thì mới đánh giá lời thừa nhận của đương sự như
chứng cứ được.
Trong lúc đó tại một số nước có thể chỉ coi tòa án (nhất là tòa án dân sự) là cơ quan trọng tài.
Người thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử về dân sự chỉ là người phân xử trên cơ sở chứng cứ do
các đương sự cung cấp. Còn tòa án ở nước ta ngoài nhiệm vụ "xét xử những vụ án dân sự, hôn
nhân gia đình, lao động và các vụ án khác theo quy định của pháp luật" thì "trong phạm vi chức
năng của mình, tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính
mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân", ngoài ra, "bằng hoạt động của mình,
Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,
tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, các vi
phạm pháp luật khác" (Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 10/10/1992). Như vậy, không
thể xem việc xét xử về dân sự là việc tư của công dân được. Sự can thiệp của Tòa án nhân dân
trong xét xử các tranh chấp về dân sự là thể hiện tính thống nhất của Nhà nước Việt Nam Xã hội
chủ nghĩa. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua hoạt
động xét xử.
Quay lại nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự. Chúng ta thấy rằng các cơ quan tiến hành


tố tụng có nghĩa vụ chứng minh để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Các bị can, bị cáo
không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội. Tuy vậy, các bị can, bị cáo vẫn có quyền đưa ra các
chứng cứ để chứng minh mình vô tội. Quyền đó của bị can, bị cáo thể hiện trong suốt quá trình
tố tụng.
Trong tố tụng dân sự hoặc tố tụng lao động, kinh tếẪ về cơ bản vị trí tố tụng của các đương sự
giống nhau. Do đó, cần hiểu rằng quy định như hiện nay trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự là tương đối phù hợp. Nghĩa là quy định cho các đương sự có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ và trong trường hợp cần thiết Tòa án có nghĩa vụ xác minh, thu thập chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, tại

Điều 3 nêu rõ là đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi
của mình. Tuy vậy, tại Điều 4 ngay sau đó Pháp lệnh cũng nêu là khi cần thiết, Tòa án có thể xác
minh, thu thập chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Qua cả hai Điều
trên (Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế) thấy rằng ngay cả trong
Pháp lệnh này thì người làm luật cũng không hoàn toàn cho rằng chỉ có đương sự mới có nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình, mà Tòa án cũng cần thiết phải xác
minh, thu thập chứng cứ. Như trên đã trình bày, mặc dù quy định như Điều 3 của Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế với một tiêu đề rất rõ là nghĩa vụ chứng minh của đương sự
nhưng nội dung nghĩa vụ chứng minh đó cũng không có gì khác ngoài nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ. Cũng có nhiều người cho rằng đương sự có nghĩa vụ chứng minh ở đây được hiểu theo
nghĩa rộng của thuật ngữ này. Như trên đã nêu, đương sự có quyền đưa ra các chứng cứ để
làm sáng tỏ vấn đề, chứng tỏ cho Tòa án và những người tham gia tố tụng khác thấy được sự
đúng đắn trong yêu cầu của mình. Trên cơ sở đó cũng chứng tỏ cho Tòa án và những người
tham gia tố tụng khác thấy được bị đơn phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của nguyên đơn. Thực
chất đó là quyền tranh luận của các đương sự tại phiên tòa. Tuy nhiên, nghĩa vụ hay quyền
chứng minh của đương sự trong giai đoạn này cũng chỉ giúp tòa án ra một quyết định đúng đắn.
Bản thân đương sự không quyết định được giải pháp của vấn đề. Trong tố tụng kinh tế thì vai trò
của các đương sự có chủ động xuất phát từ bản chất của quan hệ tranh chấp kinh tế phát sinh từ
các quan hệ hợp đồng, hơn nữa phần lớn các quan hệ này cũng mới phát sinh, không liên quan
nhiều đến giai đoạn trước đây. Tuy vậy, Tòa án vẫn phải giữ vai trò chủ động, bởi vì đương sự
giúp Tòa án làm rõ được bản chất của tranh chấp nhưng đương sự không chủ động giải quyết
được tranh chấp đó.
Cũng cần thiết phải làm rõ một số quan điểm mà chúng tôi cho rằng rất cần thiết, đó là khái niệm
nghĩa vụ hay quyền cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu của chính các đương sự. Nếu
đặt vấn đề đây là một nghĩa vụ thì hậu qủa của việc đưa ra các yêu cầu nhưng lại không cung
cấp đầy đủ các chứng cứ cho Tòa án thì họ sẽ phải chịu hậu qủa không có lợi do bản án mà Tòa
án tuyên chỉ căn cứ vào các chứng cứ do đương sự khác cung cấp hoặc do tự Tòa án thu thập
được. Có quan điểm cho rằng không nên quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ hoặc nghĩa vụ
chứng minh các yêu cầu của chính các đương sự mà chỉ nên quy định các đương sự có quyền
cung cấp chứng cứ để thực hiện quyền lực tham gia vào qúa trình chứng minh của mình. Như

vậy, nếu xét thấy cần thiết, đương sự có thể tự mình quyết định cung cấp hoặc không cung cấp
những chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc bảo vệ quyền, hoặc lợi ích hợp pháp của mình. Quy
định như trên sẽ dẫn đến một số điểm tranh luận như: sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp
đương sự từ chối thực hiện quyền của mình nhưng việc từ chối cung cấp chứng cứ của họ có
thể làm phương hại đến quyền và lợi ích của chung hoặc của người khác.
Chúng tôi cho rằng nên phân biệt quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của các đương sự trong
các trường hợp khác nhau, đó là:
1. Chứng cứ cần cung cấp chỉ liên hệ đến việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của bên có yêu cầu.
2. Chứng cứ phần cung cấp liên quan đến các đương sự.
Đối với trường hợp thứ nhất, người đưa ra yêu cầu có thể từ chối việc cung cấp chứng cứ để
bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp này, người có yêu cầu có quyền cung cấp chứng
cứ (chứ không có nghĩa vụ). Trong trường hợp họ không thực hiện quyền đó của mình thì Tòa
án có thể chỉ căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ để giải quyết vụ án. Đối với trường hợp
thứ hai, vì chứng cứ cần cung cấp có liên quan đến các đương sự khác, nên người đang giữ
chứng cứ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Trong trường hợp họ không tự nguyện
cung cấp chứng cứ thì Tòa án có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để buộc họ cung cấp
chứng cứ.
Cũng cần hiểu đúng rằng không phải chỉ có người đưa ra yêu cầu mới có nghĩa vụ cung cấp


chứng cứ mà cả những người mặc dầu không đưa ra yêu cầu nhưng đang giữ các chứng cứ có
liên quan đến việc Tòa án giải quyết vụ án cũng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Pháp luật luôn luôn là công cụ của Nhà nước, vì pháp luật trước hết phải được quy định để bảo
vệ các quyền lợi của Nhà nước sau nữa là để bảo vệ sự công bằng xã hội, bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Trong giai đoạn đang chuyển từ nền kinh tế tập trung
quan liêu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Pháp luật cũng cần thiết phải
có những thay đổi cho phù hợp. Tuy vậy, sự thay đổi đó phải phù hợp với hoàn cảnh của Việt
Nam. ở nước ta, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phổ cập các tài liệu, giấy tờ liên quan
đến quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai, nhà ở còn hạn chế; các văn bản hiện đang do một số
cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bảo quản, quản lý. Đối với các tài liệu, giấy tờ, văn bản này

chưa có điều kiện để công khai cho mọi người. Thêm nữa, việc quản lý hành chính còn cồng
kềnh, quan liêu, điều kiện máy móc, trang thiết bị chưa cho phép chúng ta phổ cập tất cả mọi
thông tin này đến với mọi người dân. Trong nhiều trường hợp, bản thân Tòa án hay luật sư của
đương sự cũng chưa thể được phép sao chụp một số giấy tờ mà một số cơ quan đang giữ liên
quan đến việc Tòa xem xét và giải quyết vụ án. Thậm chí đã có những yêu cầu của Tòa án đề
nghị cung cấp cho Tòa án những giấy tờ, tài liệu liên quan nhưng các cơ quan này không cung
cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác. Vì vậy, thiết nghĩ cần thiết phải quy định cho
các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ lợi ích chung. Trong những trường hợp
họ không muốn xuất trình chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của họ thì pháp luật cũng nên cho phép
họ được thực hiện điều đó như là một quyền. Trong trường hợp mặc dầu họ có nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ để giúp Tòa án giải quyết vụ án nhưng vì chứng cứ đó họ không giữ thì Tòa án
cần chủ động thu thập. Cũng nên có những quy định liên quan đến nghĩa vụ của các cá nhân, tổ
chức đang giữ chứng cứ phải có trách nhiệm cung cấp cho Tòa án khi Tòa án yêu cầu, nếu
không thực hiện yêu cầu đó thì cần áp dụng một chế tài nhất định.

Đối với nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự cần thiết phải phân biệt theo nghĩa
rộng và nghĩa hẹp của thuật ngữ đó. Theo nghĩa rộng, như trên đã trình bày, các đương sự
có quyền tham gia vào qúa trình tranh luận tại phiên tòa. Được đưa ra các chứng cứ để
chứng tỏ cho các đương sự khác cũng như Tòa án thấy rằng yêu cầu của mình là chính
đáng cần được pháp luật bảo vệ. Các đương sự cũng có quyền sử dụng chứng cứ của
mình, thông qua tranh luận sử dụng chứng cứ của các đương sự khác, của Tòa án, của
Viện kiểm sátẪ để giúp Tòa án làm sáng tỏ vấn đề. Tuy vậy, Tòa án vẫn giữ vai trò chủ
động trong hoạt động xét xử, chủ động thu thập chứng cứ, chủ động xem xét, nghiên cứu
và đánh giá chứng cứ. Nói tóm lại là Tòa án có nghĩa vụ chứng minh theo đúng nghĩa của
thuật ngữ đó.



×