§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
4
T¹p chÝ luËt häc
ThS. NguyÔn C«ng B×nh *
hứng minh là một chế định lớn của
BLTTDS. Trong giới hạn của bài tạp
chí, tác giả chỉ xin trao đổi về quy định chủ
thể chứng minh, đối tượng chứng minh,
trình tự và thủ tục chứng minh của chế
định này.
- Về chủ thể chứng minh
Theo quy định tại các điều 6, 58, 64,
74, 79, 117, 118, 165, 230 v.v. của
BLTTDS, các chủ thể chứng minh trong tố
tụng dân sự bao gồm: các đương sự, người
đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự và toà án. Các chủ thể
chứng minh đều có quyền, nghĩa vụ chứng
minh. Tuy vậy, mỗi chủ thể tham gia tố
tụng dân sự đều xuất phát từ những mục
đích, nhiệm vụ khác nhau nên BLTTDS
quy định quyền, nghĩa vụ chứng minh của
các chủ thể khác nhau. Trong đó, BLTTDS
quy định đề cao vai trò, trách nhiệm chứng
minh của đương sự.
Mỗi một bên đương sự khi tham gia tố
tụng đều cần phải chứng minh tất cả các
tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà
trên cơ sở đó họ đưa ra yêu cầu hay phản
đối yêu cầu của người khác. Trong mối
tương quan giữa các đương sự thì nguyên
đơn phải chứng minh trước sau đó đến bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan. Nguyên đơn đưa ra yêu cầu phải đưa
ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý để chứng
minh trên cơ sở đó quyền và lợi ích hợp
pháp của nguyên đơn được xác lập. Bị đơn
phản đối lại yêu cầu của nguyên đơn thì
phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý
làm cơ sở cho sự phản đối của mình.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
cũng phải chứng minh cho yêu cầu hay sự
phản đối yêu cầu của họ (khoản 1, 2 Điều
79 BLTTDS).
Ngoài các đương sự, BLTTDS quy
định các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi
kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác cũng có nghĩa vụ
chứng minh (khoản 3 Điều 79 BLTTDS).
Tuy không có quyền và lợi ích gắn liền với
vụ việc dân sự như đương sự nhưng các cá
nhân, cơ quan, tổ chức này cũng đưa ra yêu
cầu và biết rõ sự việc. Do đó, tương tự như
đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi
kiện yêu cầu toà án bảo vệ lợi ích công
cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác cũng có
nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của
mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong
trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức
này không thực hiện được nghĩa vụ chứng
minh của mình thì sẽ dẫn đến sự bất lợi
cho các đương sự.
Đối với người đại diện của đương sự,
trong BLTTDS không có điều luật nào quy
định trực tiếp quyền và nghĩa vụ chứng
C
* Giảng viên chính Khoa luật dân sự
Trường Đại học Luật Hà Nội
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc 5
minh của họ. Tuy vậy, theo Điều 74
BLTTDS, người đại diện của đương sự
thay mặt đương sự thực hiện các quyền,
nghĩa vụ tố tụng của đương sự nên nghĩa vụ
chứng minh của họ được hình thành trên cơ
sở quyền và nghĩa vụ chứng minh của
đương sự. Trong tố tụng dân sự, tuỳ theo
việc họ đại diện cho đương sự nào mà có
quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương
sự đó. Người đại diện theo pháp luật, người
đại diện do toà án chỉ định có quyền và
nghĩa vụ thực hiện tất cả nghĩa vụ chứng
minh của đương sự họ đại diện. Người đại
diện theo uỷ quyền của đương sự thực hiện
quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương
sự trong phạm vi được uỷ quyền.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự tham gia tố tụng với
mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự nên cũng có quyền và nghĩa
vụ chứng minh (khoản 2 Điều 64
BLTTDS). Ngoài việc giúp đương sự về
mặt pháp lý để đương sự bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của họ thì người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
chứng minh sự tồn tại các quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự trước toà
án. Nói cách khác, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự cũng đưa ra
các chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho các
yêu cầu và sự phản đối yêu cầu của đương
sự là có cơ sở.
Toà án là chủ thể có nhiệm vụ giải
quyết vụ việc dân sự tuy không có nghĩa
vụ chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện
làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu
cầu của đương sự nhưng để giải quyết
đúng vụ việc dân sự thì toà án vẫn phải xác
định xem trong vụ việc dân sự phải chứng
minh làm rõ những sự kiện, tình tiết nào?
Các chứng cứ, tài liệu của đương sự và
những người tham gia tố tụng cung cấp đã
đủ để giải quyết vụ việc dân sự chưa? Nếu
thiếu thì toà án phải yêu cầu đương sự
cung cấp bổ sung. Đối với trường hợp
đương sự không thể tự mình thu thập được
chứng cứ và có yêu cầu thì toà án có thể
tiến hành thu thập chứng cứ (khoản 2 Điều
85 BLTTDS). Toà án thực hiện việc đánh
giá, công bố công khai chứng cứ trước khi
sử dụng (Điều 96, Điều 97 BLTTDS). Mặt
khác, toà án phải chỉ rõ cơ sở của quyết
định giải quyết vụ việc dân sự. Như vậy,
việc chứng minh của toà án mang tính hỗ
trợ cho việc chứng minh của đương sự và
phục vụ cho việc làm rõ cơ sở quyết định
của mình.
Việc thực hiện đúng và đầy đủ quyền
và nghĩa vụ chứng minh của mỗi một chủ
thể có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải
quyết vụ việc dân sự. Do vậy, BLTTDS
quy định các các chủ thể chứng minh phải
chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa
vụ chứng minh của họ. Chẳng hạn, theo
quy định tại khoản 3 Điều 79 BLTTDS,
nếu đương sự không thực hiện đầy đủ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
chứng minh của mình thì phải chịu trách
nhiệm về việc đó.
- Về đối tượng chứng minh
Để giải quyết đúng được các vụ việc
dân sự thì tất cả các sự kiện, tình tiết liên
quan đến vụ việc đều phải chứng minh,
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
6
T¹p chÝ luËt häc
bao gồm những tình tiết, sự kiện mà các
chủ thể căn cứ vào đó đưa ra yêu cầu hay
phản đối yêu cầu của người khác và những
tình tiết, sự kiện có ý nghĩa cho việc giải
quyết vụ việc dân sự. Xuất phát từ yêu cầu
này, các khoản 1, 2 Điều 79 BLTTDS đã
quy định đương sự có yêu cầu toà án bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
Đương sự phản đối yêu cầu của người khác
đối với mình phải chứng minh sự phản đối
đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để
chứng minh. Cá nhân, cơ quan, tổ chức
khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích
của Nhà nước hoặc yêu cầu toà án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho
việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp. Tuy vậy, có một số loại
tình tiết, sự kiện xuất phát từ tính chất rõ
ràng của chúng toà án có thể sử dụng để
giải quyết vụ việc dân sự mà không phải
xác định trong quá trình tố tụng, do đó
Điều 80 BLTTDS quy định những tình tiết,
sự kiện này không cần phải chứng minh.
Những tình tiết này bao gồm: Những tình
tiết, sự kiện mọi người đều biết; những
tình tiết, sự kiện đã được xác định trong
các bản án, quyết định của toà án hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; những tình tiết, sự kiện đã được ghi
trong văn bản được công chứng, chứng
thực hợp pháp.
Đối với những tình tiết, sự kiện mọi
người đều biết thì không phải chứng minh
vì mục đích của chứng minh là để làm rõ
tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân
sự để giải quyết đúng vụ việc dân sự. Đối
với những tình tiết, sự kiện này không
chứng minh thì mọi người cũng đã biết rõ
về chúng. Tuy vậy, Điều 80 BLTTDS quy
định những tình tiết này phải được “toà án
thừa nhận” vì toà án có trách nhiệm giải
quyết vụ việc dân sự. Trên thực tế mức độ
phổ biến của các tình tiết, sự kiện mọi
người đều biết có thể rất khác nhau, có tình
tiết, sự kiện phổ biến ở phạm vi rất rộng
nhưng cũng có tình tiết, sự kiện chỉ phổ
biến ở phạm vi hẹp. Vấn đề đặt ra là tình
tiết, sự kiện phổ biến ở mức độ nào thì
không phải chứng minh? Thực tiễn xét xử
của các toà án cho thấy không thể xác
định được chính xác những người biết
được tình tiết, sự kiện. Vì thế việc đánh
giá mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện
mọi người đều biết chỉ mang tính tương
đối nên BLTTDS không thể quy định giới
hạn tối thiểu về mức độ phổ biến của tình
tiết, sự kiện không cần chứng minh. Khi
giải quyết các vụ việc dân sự, toà án phải
xem xét từng trường hợp cụ thể và trên cơ
sở yêu cầu của việc công khai, minh bạch
các hoạt động xét xử mà quyết định thừa
nhận hay không?
Đối với những tình tiết, sự kiện đã
được xác định trong các bản án, quyết định
của toà án hoặc quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực
pháp luật cũng không phải chứng minh vì
toà án, cơ quan nhà nước nào giải quyết
vụ việc cũng đều dựa trên việc thực hiện
quyền lực của Nhà nước ta. Hơn nữa, việc
chứng minh lại một tình tiết, sự kiện còn
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc 7
có khả năng dẫn đến sự phức tạp trong
việc giải quyết vụ việc dân sự, làm trì trệ
thủ tục tố tụng dân sự, giảm uy tín của toà
án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để giải quyết nhanh được các vụ việc dân
sự, tránh những phức tạp không đáng có,
Điều 80 BLTTDS quy định khi giải quyết
vụ việc dân sự, toà án không cho chứng
minh lại những tình tiết, sự kiện đã được
xác định trong các bản án, quyết định của
toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với những tình tiết, sự kiện đã
được ghi trong văn bản và được công
chứng, chứng thực hợp pháp, Điều 80
BLTTDS quy định không phải chứng
minh. Bởi, những tình tiết, sự kiện này đã
được ghi lại dưới hình thức nhất định và
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công chứng, chứng thực hợp pháp. Mặt
khác, phải bảo đảm giá trị các giấy tờ, tài
liệu đã được các cơ quan nhà nước công
chứng, chứng thực hợp pháp.
Ngoài ra, đối với những tình tiết, sự
kiện mà đương sự hoặc người đại diện của
đương sự bên này thừa nhận hoặc không
phản đối Điều 80 BLTTDS cũng quy định
đương sự bên kia không phải chứng minh.
Như vậy, sự thừa nhận của một bên đương
sự hay người đại diện của họ có giá trị miễn
nghĩa vụ chứng minh cho đương sự phía
bên kia. Vì một trong vấn đề thuộc bản chất
của chứng minh là làm cho đương sự bên
kia thấy rõ sự tồn tại của các tình tiết, sự
kiện liên quan đến vụ việc dân sự để thừa
nhận. Mặt khác, quyền thừa nhận còn thuộc
quyền tự định đoạt của đương sự.
- Về trình tự, thủ tục chứng minh
Các chủ thể chứng minh có quyền, nghĩa
vụ chứng minh nhưng các chủ thể có thực
hiện được quyền, nghĩa vụ chứng minh
của họ hay không phụ thuộc một phần rất
lớn vào cơ chế tố tụng pháp luật quy định.
Quán triệt tinh thần đổi mới công tác tư
pháp đã được ghi nhận tại Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác
tư pháp trong năm tới, BLTTDS đã quy
định quy trình tố tụng mới bảo đảm cho
các chủ thể chủ động thực hiện được quyền
và nghĩa vụ chứng minh của họ, nhất là
đương sự.
Theo quy định tại các điều 165, 175
BLTTDS thì ngay khi khởi kiện, thụ lý vụ
án, đương sự đã thực hiện quyền và nghĩa
vụ chứng minh bằng việc người khởi kiện
phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài
liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu
của mình; bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan nhận được thông báo về
việc thụ lý vụ án phải gửi cho toà án văn
bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và
chứng cứ, tài liệu kèm theo. Trong quá
trình toà án giải quyết vụ việc dân sự,
đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp
chứng cứ cho toà án (Điều 84 BLTTDS).
Tại phiên toà, các bên đương sự được tham
gia tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền
lợi của mình, thời gian tranh luận của họ
không hạn chế (Điều 233 BLTTDS). Kèm
theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải
gửi cho toà án các tài liệu, chứng cứ bổ
sung nếu có để chứng minh cho kháng cáo
của mình là có căn cứ và hợp pháp (Điều
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
8
T¹p chÝ luËt häc
244 BLTTDS) v.v
Ngoài ra, BLTTDS cũng quy định được
các biện pháp, trình tự, thủ tục thu thập,
đánh giá và sử dụng chứng cứ của toà án.
Theo quy định tại Điều 85 BLTTDS, trong
trường hợp đương sự không tự mình thu
thập được và có yêu cầu thì thẩm phán có
thể tiến hành một hoặc một số biện pháp
thu thập chứng cứ. Khi áp dụng các biện
pháp thu thập chứng cứ, thẩm phán phải ra
quyết định bằng văn bản, trừ việc lấy lời
khai của đương sự, người làm chứng. Theo
quy định tại Điều 95, Điều 96 BLTTDS,
việc đánh giá chứng cứ phải khách quan,
toàn diện, đầy đủ và chính xác; toà án phải
đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa
các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý
của từng chứng cứ; mọi chứng cứ phải
được công bố và sử dụng công khai như
nhau, trừ trường hợp có liên quan đến bí
mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân
tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh
doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu
cầu chính đáng của đương sự.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu BLTTDS,
tác giả nhận thấy các quy định về chứng minh
trong tố tụng dân sự có nhiều điểm tiến bộ,
bảo đảm việc làm rõ các tình tiết của vụ
việc dân sự. Trước hết, so với quy định của
các văn bản pháp luật tố tụng dân sự được
ban hành trước đây như Điều 3 Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, các
điều 3, 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án kinh tế và các điều 2, 3 Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
thì BLTTDS đã quy định đúng các chủ thể
chứng minh trong tố tụng dân sự, quyền và
nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể. Mặt
khác, các quy định của BLTTDS cũng rõ
ràng hơn, hợp lý hơn, từ đó đã đề cao được
trách nhiệm của các chủ thể trong việc
thực hiện nghĩa vụ chứng minh của họ,
tránh được sự ỷ lại vào toà án. Đối với đối
các sự kiện, tình tiết không phải chứng
minh lần đầu tiên cũng được quy định
trong BLTTDS, điều này có tác dụng
hướng các chủ thể chứng minh vào việc
chứng minh làm rõ những tình tiết, sự kiện
của vụ việc dân sự cần chứng minh, không
chứng minh những tình tiết, sự kiện của vụ
việc dân sự một cách không cần thiết, do
đó tiết kiệm được thời gian, sức lực trong
việc tham gia tố tụng của các chủ thể.
Ngoài ra, việc BLTTDS quy định tương
đối rõ ràng trình tự, thủ tục chứng minh
như trình tự, thủ tục cung cấp, thu thập
chứng cứ; trình tự, thủ tục trình bày, tranh
luận tại phiên toà v.v. đã tạo ra một cơ chế
tố tụng mới cần thiết cho các chủ thể
chứng minh thực hiện được các quyền và
nghĩa vụ chứng minh của họ. Mặt khác,
thực hiện việc công khai, dân chủ và minh
bạch các hoạt động tố tụng, bảo đảm được
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và việc giải quyết đúng vụ việc
dân sự của toà án. Để thực hiện đúng các
quy định của BLTTDS, thời gian qua Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
đã ra Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31
tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành
một số quy định trong Phần thứ nhất
“Những quy định chung” của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004. Tuy vậy, thực tiễn
thực hiện các quy định này của BLTTDS
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc 9
từ ngày 01/01/2005 đến nay đã bộc lộ
những vướng mắc nhất định, thể hiện ở các
điểm sau:
- BLTTDS đã quy định những tình tiết,
sự kiện không phải chứng minh (Điều 80
BLTTDS) nhưng không có quy định về
những tình tiết, sự kiện phải chứng minh.
Điều này không những làm mất cân đối
giữa các quy định của BLTTDS mà còn
làm cho các chủ thể lúng túng trong việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh
của họ, nhất là đối với đương sự. Khi tham
gia tố tụng, đương sự chỉ chứng minh trong
phạm vi yêu cầu hay phản đối yêu cầu của
họ cũng chưa đủ mà còn phải chứng minh
cả những sự kiện, tình tiết khác của vụ việc
dân sự. Chẳng hạn, khi họ cho rằng việc họ
không thực hiện được nghĩa vụ tố tụng là
do gặp bất khả kháng thì phải chứng minh
có sự bất khả kháng. Ngoài ra, do thiếu
kinh nghiệm tham gia tố tụng nên các
đương sự thường không biết phải chứng
minh làm rõ những sự kiện, tình tiết gì và
vì vậy cũng không xác định được các
chứng cứ, tài liệu phải cung cấp cho toà án
để chứng minh bảo vệ quyền lợi của họ.
- Tại điểm c khoản 1 Điều 80 BLTTDS
có quy định những tình tiết, sự kiện đã
được ghi trong văn bản và được công
chứng và chứng thực hợp pháp thì không
phải chứng minh. Tuy vậy, trong trường
hợp toà án có nghi ngờ về tính đúng đắn
của việc công chứng, chứng thực thì những
tình tiết, sự kiện đã được công chứng,
chứng thực vẫn phải được xác định lại, tức
là vẫn phải chứng minh nhưng trong
BLLTTDS không quy định rõ có phải
chứng minh không và nếu phải chứng
minh thì ai có nghĩa vụ chứng minh. Thực
chất đây là chỉ những tình tiết, sự kiện
không phải chứng minh xuất phát từ một
sự suy đoán pháp lý. Đối với những tình
tiết, sự kiện này trong trường hợp cần thiết
vẫn có thể phải xác định lại.
- Quy định tại các điều 6, 85 BLTTDS
tuy đã đề cao vai trò chứng minh của
đương sự nhưng lại hạn chế sự chủ động
của toà án trong việc giải quyết vụ việc
dân sự, không bảo đảm cho toà án giải
quyết nhanh và đúng đắn các vụ việc dân
sự. Ví dụ, trong trường hợp phát hiện thấy
chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ
bị tiêu huỷ, toà án muốn chủ động thu thập
cũng không được mà phải chờ đương sự
yêu cầu. Bên cạnh đó, nhiều quy định về
chứng minh còn chưa rõ, mâu thuẫn, chồng
chéo như quy định tại Điều 6, Điều 85, với
Điều 87, 92 BLTTDS. Theo quy định tại
các điều 6, 85 BLTTDS thì các đương sự
có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, trong
trường hợp xét thấy trong hồ sơ vụ việc
chưa đủ cơ sở để giải quyết thì thẩm phán
yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung, nếu
đương sự không thể tự mình thu thập được
và có yêu cầu thì thẩm phán có thể tiến
hành các biện pháp thu thập chứng cứ,
trong khi đó, tại Điều 87, Điều 92
BLTTDS lại quy định toà án lấy lời khai
của người làm chứng khi xét thấy cần thiết,
toà án ra quyết định định giá tài sản khi
các bên thoả thuận theo mức giá thấp nhằm
mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án
phí. Tại Điều 64 BLTTDS tuy có quy định
quyền xác minh, thu thập chứng cứ và
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
10
T¹p chÝ luËt häc
cung cấp cho toà án của người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
nhưng trong BLTTDS lại không có quy
định về các biện pháp họ được thực hiện để
xác minh, thu thập chứng cứ. Vậy, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự có thể áp dụng các biện pháp toà
án được áp dụng để thu thập chứng cứ
không? Trong trường hợp người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
bên này đưa ra chứng cứ mà người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
phía bên kia lại cho rằng việc thu thập
chứng cứ đó không hợp pháp thì toà án căn
cứ vào đâu để chấp nhận hay bác bỏ?
- Để thực hiện việc chứng minh dù
trong tố tụng dân sự hay trong tố tụng hình
sự thì các chủ thể đều phải sử dụng những
phương tiện chứng minh nhất định do pháp
luật quy định chứ không phải sử dụng bất
kỳ một phương tiện nào. Các phương tiện
chứng minh trong tố tụng hình sự hiện nay
đã được quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ
luật tố tụng hình sự nhưng các phương tiện
chứng minh trong tố tụng dân sự lại không
được BLTTDS quy định. Vậy khi chứng
minh, các chủ thể chứng minh được sử
dụng những phương tiện nào để chứng
minh? Việc sử dụng phương tiện nào được
coi là hợp pháp, việc sử dụng phương tiện
nào được coi là không hợp pháp?
- Đối với trách nhiệm không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ chứng
minh của các chủ thể cũng chưa được
BLTTDS quy định cụ thể. Điều 79
BLTTDS tuy có quy định đương sự phải
chịu hậu quả của việc không chứng minh
được hoặc chứng minh không đầy đủ
nhưng hậu quả đó là gì thì điều luật này lại
không quy định. Khi xét xử, toà án có thể
xử bác yêu cầu hay chấp nhận yêu cầu của
đương sự khi các chứng cứ của vụ việc dân
sự được các đương sự cung cấp có đầy đủ
không? Trường hợp tại toà án cấp sơ thẩm
đương sự không chịu cung cấp chứng cứ
mà lên toà án cấp phúc thẩm mới cung cấp
hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật
họ mới khiếu nại và cung cấp thì phải chịu
hậu quả gì? Vấn đề này nếu không nghiên
cứu kỹ thì sẽ dẫn đến việc quy định mâu
thuẫn vì theo quy định tại Điều 283
BLTTDS thì “kết luận trong bản án, quyết
định của toà án không phù hợp với những
tình tiết khách quan của vụ án” là một trong
những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm. Do vậy, trong trường hợp
chứng cứ của vụ việc dân sự không đầy đủ
mà toà án vẫn quyết định giải quyết vụ việc
thì theo quy định này bản án, quyết định của
toà án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ngoài ra, để bảo đảm cho các đương sự
thực hiện được quyền, nghĩa vụ chứng
minh thì Điều 7, Điều 385 BLTTDS có quy
định trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá
nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho
đương sự và biện pháp xử lý đối với những
trường hợp vi phạm. Tuy vậy, những quy
định này chưa cụ thể nên trên thực tế
đương sự vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong
việc yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức
cung cấp chứng cứ.
Để giải quyết được những vướng mắc
nêu trên về lâu dài thì phải sửa đổi, bổ
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc 11
sung các quy định về chứng minh của
BLTTDS. Trước mắt, cần phải có các
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền theo
hướng sau đây:
- Những sự kiện, tình tiết phải chứng
minh bao gồm các sự kiện, tình tiết mà
quan hệ giữa các bên phụ thuộc vào nó và
các tình tiết, sự kiện khác có ý nghĩa cho
việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong đó,
có cả các tình tiết mà các bên đương sự
đưa ra làm cơ sở cho yêu cầu của mình hay
hay phản đối yêu cầu của đương sự khác.
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi
trong văn bản và được công chứng, chứng
thực hợp pháp quy định tại điểm c khoản 1
Điều 80 BLTTDS không phải là những
tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
theo nghĩa tuyệt đối. Do vậy, trong trường
hợp cần thiết (có nghi ngờ về tính đúng
đắn của nó) toà án vẫn có thể cho chứng
minh những tình tiết, sự kiện đã được ghi
trong văn bản và được công chứng, chứng
thực hợp pháp.
- Toà án chủ động trong việc quyết
định áp dụng một số biện pháp thu thập
chứng cứ, bảo vệ chứng cứ như chủ động
trong việc lấy lời khai của đương sự, người
làm chứng, quyết định áp dụng biện pháp
bảo vệ chứng cứ trong trường hợp đang bị
tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau
này khó có thể thu thập được.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự có thể áp dụng để xác
minh, thu thập được chứng cứ bao gồm các
biện pháp được quy định tại điểm d, e
khoản 2 Điều 85 BLTTDS.
- Các phương tiện chứng minh được sử
dụng trong tố tụng dân sự bao gồm: Lời khai
của đương sự; lời khai của người làm chứng;
các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
các vật chứng; kết luận giám định; biên bản
ghi kết quả thẩm định tại chỗ; kết quả định
giá tài sản; tập quán và các phương tiện khác
mà pháp luật có quy định.
- Toà án có thể định cho đương sự một
thời hạn để giao nộp chứng cứ. Trong thời
hạn này đương sự phải có nghĩa vụ giao
nộp chứng cứ cho toà án, nếu không giao
nộp được thì phải nêu rõ lý do. Đối với
những trường hợp đương sự cố tình không
giao nộp chứng cứ đúng hạn thì toà án có thể
phạt tiền theo mức quy định của pháp luật.
Sau đó, đương sự vẫn không giao nộp, khi
toà án đã quyết định giải quyết vụ việc dân
sự mới giao nộp để căn cứ vào đó kháng cáo,
khiếu nại thì không được chấp nhận.
- Quy định cụ thể việc áp dụng các chế
tài đối với các trường hợp bị xử lý theo
quy định tại Điều 385 BLTTDS để nâng
cao trách nhiệm các chủ thể đối với việc
giải quyết vụ việc dân sự của toà án. Trong
đó, cần quy định hình thức xử lý cụ thể
người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đối
với những trường hợp cơ quan, tổ chức
không chịu cung cấp chứng cứ, tài liệu khi
được toà án, đương sự, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự yêu cầu
hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật gây trở
ngại cho việc giải quyết vụ án của toà án./.