Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Com 8 Hoà giải và tự thoả thuận trong tố tụng dân sựinh tế và lao độngpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.09 KB, 3 trang )

Hoà giải và tự thoả thuận trong tố tụng dân sự, kinh tế và lao động
Phân nhóm: Dân sự
Mã tài liệu:
Tác giả/Chủ biên: TS. Phan Hữu Thư
Nhà xuất bản: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Số 02/1999
Năm phát hành: 1999
Vật mang tin: Báo, Tạp chí
Nơi lưu trữ: Phòng Tổ chức - Hành chính
Hình thức khai thác: Đọc tại chỗ
Download:
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự “các đương sự thỏa thuận được với nhau” Tòa án
lập biên bản hòa giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.
Đối với các trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải các đương sự trước khi mở phiên tòa, nếu
đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Tòa án ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự thì không xảy ra vướng mắc gì. Các vướng mắc chủ yếu phát sinh
trong thủ tục tố tụng dân sự và đối với những trường hợp các đương sự thỏa thuận được với
nhau tại phiên tòa sơ thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Khi đó Tòa án cần áp dụng hình thức
văn bản nào?
Trong tố tụng dân sự, như trên đã nêu, sau khi thụ lý vụ án, Tòa án tiến hành lấy lời khai của
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và thu thập các tài liệu có liên quan,
đồng thời tiến hành hòa giải, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án lập biên
bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó. Tuy nhiên, Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế không quy định 15 ngày (hoặc 10 ngày) cho Viện Kiểm sát hoặc các
đương sự có thể phản đối hoặc thay đổi quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong các Pháp lệnh khác có nói về việc Tòa án khuyến khích các đương sự thỏa thuận được
với nhau và khi các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó.
Tuy vậy, các pháp lệnh này không quy định rõ thủ tục, hình thức và hiệu lực của loại văn bản
công nhận sự thỏa thuận này. Thậm chí trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, tại
Điều 52 có quy định là: Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải
quyết vụ án thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó, nhưng không nói rõ


hiệu lực của quyết định đó như thế nào.
Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ
thẩm thì quan điểm có khác nhau. Thì một số người cho rằng cần phải ra quyết định công nhận
sự thỏa thuận của đương sự và thủ tục cũng như quy trình ra quyết định đó giống như trong
trường hợp Tòa án chủ động tiến hành hòa giải trước khi xét xử. Một số khác thì lại cho rằng Tòa
án cũng ra quyết định nhưng không cần tuân theo quy trình như khi Tòa án chủ động tiến hành
hòa giải mà nếu đương sự thỏa thuận được với nhau thì tòa ra quyết định luôn và quyết định đó
phát sinh hiệu lực như một quyết định phúc thẩm. Hoặc, tốt nhất Tòa án ra bản án và trong bản
án đó, Tòa án công nhận sự thỏa thuận của đương sự, bản án này có hiệu lực như một bản án
phúc thẩm. Quan điểm cho rằng cần ra bản án công nhận sự thỏa thuận được sự đồng tình của
nhiều người nhất và phần lớn họ là các thẩm phán. Song lại có ý kiến cho rằng việc các đương
sự hòa giải với nhau về việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án về bản chất là một giao dịch dân sự
thông thường và bản thân sự thỏa thuận đó đã có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên thỏa thuận
và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên theo quy định tại Điều 7 Bộ luật Dân sự, việc
Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vừa có tính công chứng vừa có
tính cưỡng chế thi hành án, nếu sau đó các đương sự không tự nguyện thi hành.
Đối với các trường hợp tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên
tòa phúc thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì tòa án phải
lập Hội đồng và ra quyết định để công nhận sự thỏa thuận đó. Bở vì:
Một là, vụ án đã được Tòa án cấp sơ thẩm xét xử và ra bản án, quyết định. Do đó, theo Điều 69
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì Tòa phúc thẩm có thể giữ nguyên bản án sơ


thẩm, sửa đổi bản án sơ thẩm hoặc hủy bản án sơ thẩm chứ pháp luật không quy định thẩm
phán cấp phúc thẩm có quyền ra quyết định khác không liên quan đến bản án sơ thẩm.
Hai là, thỏa thuận của các đương sự tại giai đoạn phúc thẩm không bảo đảm đầy đủ tính chất
những giao dịch dân sự thông thường. Vì thỏa thuận đó hình thành trong bối cảnh đã qua việc
xét xử sơ thẩm ở tòa án cấp sơ thẩm. Hiện đang đặt trong tình trạng đương sự có thể thực hiện
quyền kháng cáo hay Viện Kiểm sát thực hiện việc kháng nghị. Vì vậy, thẩm phán cấp phúc thẩm
không thể ra quyết định vừa có tính phòng chừng vừa có tính cưỡng bức thi hành ở giai đoạn sơ

thẩm.
Cho đến thời điểm này các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án vẫn còn hiệu lực pháp luật, tuy
vậy, khi chúng ta ban hành Bộ luật tố tụng dân sự thì các băn bản này sẽ mất hiệu lực. Vì vậy,
chúng tôi quan niệm rằng đặt vấn đề giải thích Điều 52 và Điều 65 Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự khác với việc đề xuất một giải pháp cho việc xây dựng mới chế định này trong
Bộ luật tố tụng dân sự. Do đó, việc giải thích các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự về hòa giải để áp dụng thống nhất cho tất cả các Tòa án trong toàn quốc như quan
điểm trên là hoàn toàn cần thiết. Vì vậy trong Bộ luật tố tụng dân sự, theo chúng tôi, nên quy định
rõ ràng về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Giải pháp tốt
nhất là nên quy định thẩm phán có thể áp dụng thủ tục hòa giải trong tất cả các giai đoạn tố tụng
và sau khi đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này rồi thì quyết định có hiệu lực pháp luật
ngay.
Cụ thể có thể phân biệt như sau:
a. Hòa giải trước khi Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm: Trong giai đoạn này, Tòa án chủ động tiến
hành các bước hòa giải, mục đích là hòa giải được các đương sự để các đương sự đi đến thống
nhất với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Thủ tục này áp dụng giống nhau đối với các tranh
chấp dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình (trừ các loại việc theo quy định của pháp
luật không được phép hòa giải). Thủ tục hòa giải tại các Hội đồng hòa giải trước khi khởi kiện ra
trước tòa án đối với các tranh chấp lao động không nằm trong khái niệm hòa giải nêu ở đây.
Trong trường hợp hòa giải thành, Thẩm phán phụ trách hòa giải ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực ngay. Biên bản hòa giải thành là một văn
bản bắt buộc cần phải có ghi lại diễn biến của qúa trình hòa giải. Bản thân biên bản hòa giải
được thư ký lập theo diễn biến của qúa trình hòa giải cho nên ngay sau khi hòa giải xong thì biên
bản đó phải được đọc lại cho mọi người nghe (hoặc đưa cho mọi người đọc) để cùng ký vào với
Thẩm phán và thư ký. Trên cơ sở biên bản hòa giải thành, Thẩm phán ra quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự.
b. Hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm: Bộ luật Tố tụng dân sự, kinh tế và lao động nên quy định hòa
giải tại phiên tòa sơ thẩm cũng là một thủ tục bắt buộc (trừ các việc không được phép hòa giải
theo quy định của pháp luật). Tuy nhiên, vì việc hòa giải được tiến hành tại tòa án bởi một Hội
đồng xét xử do đó trong trường hợp hòa giải thành thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận

sự thỏa thuận đó. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay. Không ra bản án trong trường hợp
Hội đồng xét xử hòa giải thành. Thực chất của hòa giải thành tại phiên tòa và hòa giải thành
trước khi mở phiên tòa cũng là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Do đó, không thể
chấp nhận được nếu như quyết định hòa giải thành trước khi mở phiên tòa (được tiến hành bở
một Thẩm phán-điều này hiện đang được tiến hành theo thủ tục tố tụng kinh tế) lại có hiệu lực
pháp luật ngay, còn quyết định của Hội đồng xét xử lại có thể bị chống án hoặc kháng nghị theo
trình tự phúc thẩm. Không nên đặt vấn đề ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong
trường hợp các đương sự hòa giải thành với nhau tại phiên tòa sơ thẩm. Quyết định đình chỉ
việc giải quyết vụ án về thực chất không giải quyết dứt điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự.
c. Hòa giải thành trước khi mở phiên tòa phúc thẩm: Vấn đề là một Thẩm phán xét xử phúc thẩm
có thể ra một quyết định trái với một bản án hoặc quyết định sơ thẩm được không? Trong trường
hợp có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, bản án sơ thẩm chưa phát sinh hiệu lực pháp luật,
theo chúng tôi, trong giai đoạn này nên phân biệt hai trường hợp: Trường hợp có kháng cáo của
các đương sự và trường hợp có kháng nghị của Viện Kiểm sát. Nếu một trong các bên đương
sự hoặc cả hai bên đương sự kháng cáo thì họ vẫn có thể hòa giải với nhau khi cấp phúc thẩm
chưa mở phiên tòa. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau, Thẩm phán phụ
trách ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự giống như trong trường hợp các
đương sự thỏa thuận được với nhau trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Sự thỏa thuận này có thể
trái với quyết định của tòa sơ thẩm nhưng không được trái pháp luật. Như vậy, để công nhận


một sự thỏa thuận của các đương sự sau khi đã có kháng cáo, chỉ cần một Thẩm phán là đủ mà
không cần phải thành lập Hội đồng xét xử. Cần lưu ý là trước khi đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
thì Thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ và có toàn quyền ra quyết định như tạm đình
chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Vì vậy, thiết nghĩ, nếu khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà các đương sự mới thỏa thuận
được với nhau thì việc quyết định công nhận hay không công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự sẽ do Hội đồng xét xử quyết định.
Hòa giải là một chế định được áp dụng ở pháp luật của nhiều nước. Đối với nước ta, vấn đề hòa

giải không chỉ chú trọng đến việc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự mà còn nhằm
duy trì mối đoàn kết trong nhân dân. Vì vậy, tránh can thiệp qúa sâu vào qúa trình tự thỏa thuận
của đương sự. Tòa án (Thẩm phán) chỉ nên can thiệp trong những trường hợp thỏa thuận của
đương sự là trái pháp luật để các đương sự có thể thỏa thuận lại cho đúng pháp luật.
Mặt khác, việc quy định Tòa án có quyền công nhận hoặc không công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự là vấn đề được xem xét kỹ hơn khi xây dựng dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự. Có
như vậy thì pháp luật và người bảo vệ pháp luật mới kiểm soát được qúa trình tự thỏa thuận của
họ. Không thể đồng ý với một quyết định sai của các đương sự. Tuy nhiên, khi thỏa thuận,
đương sự có thể có những thỏa thuận trái với những quy định của pháp luật. Trong trường hợp
đó Tòa án chỉ công những thỏa thuận đúng pháp luật, còn đối với những thỏa thuận trái pháp
luật coi như không thỏa thuận được và vẫn tiến hành đưa ra xét xử bình thường.
Để có thể xây dựng được một chế định về hòa giải trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, chúng
tôi xin đề xuất:
1. Cần phân biệt trong Bộ luật tố tụng dân sự, kinh tế và lao động hai khái niệm tương đối độc
lập nhau, đấy là Tòa án (Thẩm phán) hòa giải các đương sự với tư cách là một hoạt động tố tụng
độc lập và mang tính bắt buộc và các đương sự tự thỏa thuận được với nhau;
2. Tôn trong nguyên tắc tự định đoạt không trái pháp luật của đương sự, không can thiệp qúa
sâu vào các thỏa thuận đúng pháp luật của đương sự;
3. Việc hòa giải do một Thẩm phán tiến hành và nếu hòa giải thành hoặc đương sự thỏa thuận
được với nhau thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó kể cả trong trường hợp
hòa giải trước khi mở phiên tòa phúc thẩm (trừ trường hợp thỏa thuận của các bên đương sự
trái với kháng nghị của Viện Kiểm sát thì phải thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm để xem xét,
quyết định không cần mở phiên tòa);
4. Tất cả các quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự phát sinh hiệu lực ngay sau khi
ban hành



×