Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra các ủy ban kiểm tra các cấp huyện ủy Phù Ninh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 59 trang )

HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA H ồ CHÍ MINH
— 80 ^ 03 —

LUẬN VĂN TỐT N6HIỆP

ĐẠI

HỌC CHÍNH TRỊ

CHUYÊN NGÀNH XÂY DỤNG ĐẢNG
TÊN ĐỂ TÀI:

NÂN6 CAO CHẮT LƯỢNG CÔNG TẤC KIỂM TRA
CỦA UỲ BAN KIỂM TRA CẮC CẨP HUYỆN UỶ PHÙ NINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

N gưòi h ư ó n g d ẫ n :

T iến sỹ: (ếlạ & 51ũuụ. QiÈêịi

Đơn vị công tác:

V iện Xây dựng Đảng

Người th ự c h iệ n :

Q lạ u ụ ễ n . Q íiụ ith \7 iu t M iẾ íi

Đơn vị công tá c :

UBKT H uyện uỷ Phù N inh



K hoá :

3 - T ai
ch ứ c - Phú Tho•


Tháng 12 năm 2002


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG I
CHẤT LƯỢNG CỐNG TÁC KIỂM TRA
CỦA UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP HUYỆN UỶ PHÙ NINH HIỆN NAY
NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

1.1-

Một số quan điểm chủ yếu về công tác kiểm tra của u ỷ ban

4

Kiểm tra các cấp Huyện uỷ hiện nay.
1.1.1- Công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra trong xây dựng Đảng bộ.


4

1.1.2- Quan nỉệm về chất lượng công tác kiểm tra của u ỷ ban Kiểm tra

11

huyện Phù Nính hiện nay.
1.1.3- Đ ặc điểm nhiệm vụ và tổ chức của u ỷ ban K ỉểm tra H uyện

14

uỷ Phù N ỉ» h hiện nay.
1.2-

Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của u ỷ ban Kỉểm tra

18

cấp uỷ Huyện uỷ Phù Nỉnh hiện nay - nguyên nhân, kinh nghiệm.

CHƯƠNG

II

PHƯ0NG PHẤP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CỐNG TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẨP

36

HUYỆN UỶ PHÙ NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


2.1- P h ư ơ n g h ư ớ n g n â n g cao c h ấ t lư ợ n g cô n g tá c k iể m t r a

36

c ủ a u ỷ b a n K iểm t r a các cấp H u y ệ n u ỷ P h ù N in h .
2.2- Những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng công tác

38

triển khai của u ỷ ban Kiểm tra các cấp Huyện uỷ Phù Ninh.
3-

Một số đề xuất kiến nghị.

46

K Ế T L U ẬN

48

P H Ụ LỤC

52

TÀI L I Ệ U T H AM K H ẢO

57

ỊH C C y ĩ l aL' 3l Ị

, J H Ư VỈÌN



-C -.3 3 6 0


HậCv&i CHÍHHTRIguie BỊAHổCHÍMMH

MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động. Từ ngày thành lập đến nay, trải qua bao gian nan thử thách, Đảng
ta ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, đã lãnh đạo nhân dân ta làm Cách
mạng Tháng 8 thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, xoá
bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, bảo vê vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, đưa cả
nước chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Tháng 12-1986), Đảng ta
đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đó đến nay, qua các kỳ Đại hội
VII, VIII, IX, Đảng ta vẫn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới và đạt được những
thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng - đối ngoại,... Đã khẳng định công cuộc đổi mới do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng trước tình hình thế giới
có những diễn biến phức tạp. Quá trình lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước của Đảng còn bộc lộ những khuyết điểm: Do tác động mặt
trái của nền kinh tế chế thị trường, một số chính sách, pháp luật của Nhà
nước chưa đủ và thiếu đồng bộ; Một bộ phận cán bộ đảng viên giảm sút ý
chí chiến đấu, cơ hội, tham nhũng, thoái hoá biến chất,... đã tác động làm

cản trở sự nghiệp đổi mới. Đứng trước những khó khăn, thử thách nói trên
đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải không ngừng vươn lên vê mọi mặt, tiếp
tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đi lên, đáp ứng những yêu cầu của thời
đại mới. Đặc biệt, trước yêu cầu khách quan của lịch sử, chúng ta thực
hiện đa phương hoá, đa dạng hoá, mở cửa hội nhập,... trong quan hệ quốc
tế; Trước vận mệnh của đất nước và sự sống còn của chế độ ta hiện nay vì
vậy: "Đảng ta phải tự đổi mới và chỉnh đốn để có kỉêh thức, năng lực tổ
C h u yên đ ề tố t n g h iê p Đ ạ i h o c c h in h tr i.


HỌCgjH CHÍNHTBỊQưốs61ẪHốeni ỊỊgỊH

chức thực hiện và sức chiến đấu mới, khắc phục các hiện tượng tiêu cực và
các mặt yểu kém, khôi phục và nâng cao vị trí của Đảng trong nhân dân,
Đảng phải xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức''1.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cồng tác xây dựng Đảng được xem
là nhiệm vụ theo chốt. Trong đó công tác kiểm tra của Đảng nói chung,
của Uỷ ban Kiểm tra các cấp nói riêng luôn được coi trọng đúng mức và
tăng cường. "Không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo"2.
Trước yêu cầu đổi mới, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
kiêm tra của Ưỷ ban Kiểm tra là một việc làm thiết thực nhất, nhằm thúc
đẩy thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), góp phần tích cực xây dựng Đảng trong
sạch vững mạnh. Thực tế cho thấy, ở đâu tổ chức Đảng, cấp uỷ Đảng coi
trọng công tác kiểm tra, kiểm tra có chất lượng thì vai trò lãnh đạo của
Đảng ở đó được nâng lên, hoạt động có hiệu quả thiết thực,... Chất lượng
công tác k iểm tra của Ưỷ ban K iểm tra có tác động quan trọng đến việc
giữ gìn kỷ cương, kỷ luật của Đảng, tăng cường sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa Đảng với dân,
nâng cao được vị trí của Đảng trong nhân dân, đồng thời xây dựng Đảng

vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức.
Để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra của
Đảng trong giai đoạn hiện nay. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX,
tại Điều 30 đã nêu: Trách nhiệm của các cấp ủy Đảng phải trực tiếp lãnh đạo
công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm ưa,... Đặc biệt, tại Điều
32 quy định nhiệm vụ của Uỷ ban Kiểm tra các cấp, đây là điều kiện, là căn
cứ chủ yếu, giúp cho Uỷ ban Kiểm ưa các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình và góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm ưa.
Thực tiễn những năm qua ở Đảng bộ huyện Phù Ninh cho thấy, Uỷ ban
Kiểm ưa đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ do điều lệ Đảng
quy định; Tham mưu tích cực cới cấp uỷ về công tác xây dựng Đảng, công tác
kiểm ưa thực hiện nhiệm vụ do
C h u yên đ ề tố t n g h iê p Đ a i h ọ c c h ín h tri.

cấp

uỷ giao, đã đạt được những kết quả nhất
2


HỌC¥ÌMCHÍNHTRỊQUỐCSỊAHổCHÍIMHH

định. Song có thể nói rằng thực hiện nhiêm vụ còn gặp nhiều khó khăn lúng
túng, chất lượng chưa cao, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của nhiêm vụ. Một
số cấp uỷ chưa thực sự làm tốt công tác kiểm tra của mình và chưa quan tâm
đúng mức tới chất lượng công tác của Ưỷ ban Kiểm tra cùng cấp, chưa tạo
điều kiện để Uỷ ban Kiểm tra hoạt động tốt. Một số cấp uỷ còn coi công tác
kiểm tra lằ của Uỷ ban Kiểm tra, nên hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra còn hạn
chế. Vai trò tham mưu giúp cấp uỷ thực hiện công tác kiểm ừa ở một số Ưỷ
ban Kiểm tra cấp cơ sở còn chưa tốt; Một bộ phận cán bộ làm công tác kiểm

tra còn ngại va chạm, né tránh, thiếu tinh thần trách nhiêm; Trình độ năng lực
chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; giảm sút ý chí chiến đấu, không dám đấu
tranh và làm rõ đúng sai; do đó kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra còn thấp.
Trước tình hình đó, việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra có ý
nghĩa hết sức rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, một bảo đảm
quan trọng làm cho công cuộc đổi mới, chính đốn Đảng, giành được thắng
lợi hoàn toàn. Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài:
"Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của u ỷ ban Kiểm tra các
cấp Huyện uỷ Phù Ninh trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt
nghiệp nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về chất lượng công tác
kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra các cấp ở Đảng bộ huyện Phù Ninh hiên
nay. Để tài góp phần giúp cấp ủy các cấp, cán bộ đảng viên có nhận thức
đúng và quan tâm thường xuyên đến công tác kiểm tra nói chung và công
tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra nói riêng, nhằm góp phần vào công tác
xây dựng chỉnh đốn Đảng ở địa phương hiện nay.
Tuy nhiên đây là một vấn đề khó, những kinh nghiêm tích ỉuỹ của bản
thân về công tác kiểm tra chưa được nhiều, trong điều kiện hoạt động của
Uỷ ban Kiểm tra còn có những khó khăn về khách quan, chủ quan. Do đó
luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế, những khuyết điểm. Rất
mong được sự giúp đỡ góp ý kiến của các thầy cô giáo, cácđồng chí lãnh
đạo địa phương và của đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn, góp phần vận
dụng vào hoạt động thực tiễn công việc của mình đạt hiệu quả tốt nhất.
C huyên đ ê tố t n g h iê p Đ ạ i h ọ c c h in h tr ị.

3


HỌC¥IỆNCHÍNHTBIouểo 6ỊẠHốCHỈmWH

CHƯƠNGI

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP HUYỆN UỶ PHÙ NINH HIỆN NAY
NHỮNG VẤN BÊ LỸ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1- M ột số quan điểm chủ yếu về công tác kiểm tra của Uỷ ban
Kiểm tra các cấp Huyện uỷ hiện nay:
1.1.1- Công tác kiểm tra của uỷ ban Kiểm tra t^ong xây dựng Đảng bộ.
Cồng tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng,
một nội dung không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng.
Kiểm tra là một yếu tố khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của
hoạt động có ý thức của mọị tổ chức vầ con người trong xã hội, mà hoạt
động cùa tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức, có
mục đích. Qua kinh nghiệm đấu tranh vói thiên nhiên và xã hội, tổ chức
và con người nhận biết được thực tiễn rất phong phú, họ thấy rằng thực
tiễn luồn luôn vận động, biến đổi và phát triển theo quy luật khách
'I
quan. Vì vậy, có thể có những ý định chủ trương ban đầu được tính toán
cân nhắc kỹ lưỡng, nhưng vẫn có thể có thiếu sót, sơ hở cần được sửa
đổi, bổ sung. Do đó cần phải kiểm tra và kiểm tra toàn bộ các hoạt động
từ khi vạch ra chủ trương, kế hoạch đến kết quả cuối cùng đạt được
trong thực tế. Công tác kiểm tra là rất cần thiết cho mọi tổ chức và cho
mọi cá nhân con người. Nó càng có ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt hơn là
đối với tổ chức cách mạng và con người cách mạng. Vì sự nghiệp cách
mạng là hết sức to lớn, nặng nề, đòi hỏi phải nắm bắt và hiểu biết tình
hình một cách sâu sắc, toàn diện, đảm bảo đúng quy luật khách quan và
quá trình vận động của lịch sử xã hội. Do đó tính đúng đắn và hiệu quả
C h u yên đ ề tố t n g h iẻ p D ại h ạ c c h ín h tri.

4



BQC¥tw CHjNHTRỊẹmổeGIẤHổOHiMMỊỊ

của sự lãnh đạo đó chỉ có thể có được trên cơ sở Đảng phải thường
xuyên tiến hành công tác kiểm tra,
Trong hoạt động của Đảng, kiểm tra là một trong những chức năng
lãnh đạo chủ yếu. Muốn lãnh đạo cách mạng thắng lợi, Đảng phải có
đường lối đúng đắn, đây là yếu tố có tính quyết định, là điều kiện tiên
quyết để giành thắng lợi, nhưng chưa phả là thắng lợi. Muốn biến đường
lối của Đảng thành thắng lợi trong thực tiễn, Đảng phải có tổ chức
mạnh, có phương pháp cách mạng đúng, có năn g lực tổ chức thực hiện
cao và phải có công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách đó
một cách kịp thời. Khi mục đích và nhiệm vụ đã được xác định, Nghị
quyết đã được thông qua thì việc tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng
đầu. Lê nin đã khẳng định: "Điều chủ yếu là chuyển trọng tâm từ việc
soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh (đầy là chúng ta u mê đến ngu
xuẩn) song việc lựa chọn người và kiểm tra việc thực hiền". [5, Tr. 450].

Cụ thể hơn Lê nin còn khẳng định: "Cần thiết phải kiểm tra nhân viên
công tác và kiểm tra thực tế chấp hành công tác. Mấu chốt của toàn bộ
công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vấn ở đấy và chỉ ở
đấy. Phải giành chín phần mười thời gian vào việc lựa chọn người và
kiểm tra sự chấp hành". Vì "Nếu không làm như th ế thì tất cả mọi mệnh
lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [5. Tr. 449].
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đòi và trong quá trình lãnh đạo cách
mạng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Đảng ta trong hoạt động lãnh đạo luôn
coi trọng và tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, công tác kiểm
tra gắn liền một cách tất yếu với sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây
dựng Đảng. Vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ rõ: "Lãnh

đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo" [12. Tr. 123]. Vì
C huyên đ ề tố t n g h ỉê p Đ ạ i h ọ c c h ín h tri.

5


HỌC¥ỆMCHỈNHTB!mắũ SỊAHốCHÍ MMH

lãnh đạo không chỉ là xây dựng cương lĩnh chính trị, đường lối, chỉ thị,
chiến lược,... tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ, mà lãnh đạo còn là
kiểm tra, không những kiểm tra việc thực hiện cương lĩnh cính trị,
đường lối,... đó, mà kiểm tra ngay cả bản thân cương lĩnh chính trị
đường lối và kiểm tra cả cách tổ chức tiến hành, nhằm đảm bảo đường
lối, Nghị quyết được xác định đúng, được quán triệt và thực hiện thắng
lợi trong thực tiễn. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là chức năng
lãnh đạo vừa là trách nhiệm, phương pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch HỒ Chí Minh khi bàn tới những việc cần làm ngay của các cơ
quan lãnh đạo, đã viết. Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công
hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi
lựa chọn cán bộ và là nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách
đúng mấy cũng vô ích [Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 1995. T5. Tr 520].
Đảng ta thường xuyên quan tâm đến khâu mấu chốt là kiểm tra thực
hiện và kiểm tra sự chấp hành, đồng thời xác định kiểm tra "Là một
trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng"’, Lãnh đạo mà
buông lỏng việc kiểm tra, thì cũng bằng không, coi như không có lãnh
đạo; Cấp ủy nào buông lỏng kiểm tra là đã mất một công cụ quan trọng
giúp mình trong công tác. Công tác kiểm tra là một bộ phận quan trọng
trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong hoàn cảnh Đảng lãnh đạo
hệ thống chính trị, thì công tác kiểm tra cũng là một bộ phận của hệ

thống đó. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay chúng ta có nhiều thuận
lợi, thòi cơ, nhưng cũng không ít những khó khăn thử thách và những
vấn đề mới phát sinh đòi hỏi Đảng phải tập trung trí tuệ giải quyết
nhằm tiếp tục đưa cồng cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng giành thắng
lợi, thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc ta. Để hoàn

C huyên đ ể tố t n g h iê p D ạ i h o c c h ín h trị.

6


HỌC¥
thành xứ mệnh đó, nhất thiết Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn và
kiểm tra nghiêm ngặt công tác lãnh đạo, chất lượng đội ngũ cán bộ, chất
lượng hoạt động của các tổ chức trong cả hệ thống chính trị,... Vì công
tác kiểm tra giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự lãnh đạo của
Đảng và công tác xây dựng Đảng.
Uỷ ban Kiểm tra là cơ quan chuyên trách về công tác kiểm tra và
kỷ luật Đảng, u ỷ ban Kiểm tra các cấp do cấp uỷ cùng cấp từng nhiệm
kỳ đại hội Đảng bầu ra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do điều lệ
Đảng quy định, đồng thời có nhiệm vụ cùng các ban của Đảng, làm
tham mưu cho cấp uỷ về công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm
vụ cấp uỷ giao.
Uỷ ban Kiểm tra và bộ máy giúp việc Uỷ ban Kiểm tra cũng là một
tổ chức Đảng, một bộ phận hữu cơ trong hệ thống tổ chức bộ máy của
Đảng ở từng cấp. Việc xây dựng Uỷ ban Kiểm tra và bộ máy giúp việc
phải theo nguyên tắc về xây dựng tổ chức bộ máy nói chung, phải căn
cứ vào yêu cầu của công tác xây dựng Đảng từng thời kỳ, theo quy định
của Điều lệ Đảng mà tiến hành cho phù hợp. Là một tổ chức Đảng, Uỷ

ban Kiểm tra phải hoạt động theo cơ chế của tổ chức, theo nguyên tắc
tập trung dân chủ, chế độ thống nhất "Làm việc theo ch ế độ tập thể dưới
sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp và sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban
Kiểm tra cấp trên".
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Kiểm tra từng cấp được quy định
ở Điều 32 chương VI, Điều 36 chương VIII Điều lệ Đảng đã được Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX thông qua ngày 22 tháng 4 năm 2001, đồng
thời "Uỷ ban Kiểm tra cố quyền yêu cầu tổ chức Đảng cấp dưới và đảng
viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung
kiểm tra, được quyền kiểm tra hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra cấp dưới".
C huyên đ ể tố t n g h iệ p Đ ạ i h o e c h ín h tr i.

1


HỌC »ÉN CHÍNHtrị Quễe GIAHốCHÍ MgỊH

Từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng công tác kiểm tra nói chung và
công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra nói riêng, Uỷ ban Kiểm tra
Huyện uỷ đã nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn trong quá trình hoạt
động kiểm tra của mình, là một tổ chức Đảng trực tiếp góp phần xây
dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Với chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của u ỷ ban Kiểm tra rất lớn và nhiều khó khăn phức tạp, liên
quan đến sinh mệnh chính trị của tổ chức Đảng và đảng viên. Trong
điều kiện hiện nay, trước tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp
đặt ra cho u ỷ ban Kiểm tra nhiệm vụ nặng nề, góp phần nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm trong sạch và nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên và tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng hiệu
quả công tác kiểm tra trong tình hình mới, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật
cùa Đảng, làm cho mỗi đảng viên, tổ chức Đảng gương mẫu đi đầu trong

mọi công việc, được nhân dân tin tưởng, đồng thời tham mưu giúp cấp uỷ

lãnh đạo thực hiện thắng lọi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng,... mà Nghị quyết Đảng bộ đề ra.
Ưỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ thực hiện 5 nhiệm vụ do Điều lộ Đảng
quy định (Điều 32 - Điều lệ Đảng) đây là nhiệm vụ trọng tâm, trực tiếp
của ưỷ ban Kiểm tra huyện Đảng bộ. Đã tiến hành kiểm tra đảng viên
và tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm, tham mưu cho cấp uỷ kịp thời và
chủ động rà soát theo những thông tin, dư luận, phản ánh của quần
chúng nhân dân, có sự sàng lọc, phân tích tính chất mức độ để chủ
động và chỉ đạo kiểm tra đảng viên, tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm.
Tổ chức tiến hành, kiểm tra đảm bảo đúng quy định, đúng phương
pháp đã quy định.
Thông qua kiêm tra giúp cho đảng viên, tổ chức Đảng được kiểm tra
nhận rõ ưu điểm để phát huy, thấy rõ khuyết điểm để sửa chữa, kịp thời

C huyên d ề tố t n g h iệ p Đ ạ i h ọ c c h ín h trí.

8


HỘC¥
Uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ người đảng
viên, cấp uỷ viên. Đồng thời xử lý nghiêm túc những đảng viên, tổ chức
Đảng vi phạm kỷ luật Đảng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, u ỷ ban Kiểm tra đã kiểm tra tổ
chức Đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra như: Việc xây dựng và
thực hiện chương trình kế hoạch kiểm tra, việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt
động công tác kiểm tra. Qua đó giúp cho các tổ chức Đảng, các cấp uỷ

Đảng, nhận thức rõ nhiệm vụ kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng,
nắm vững nguyên tắc và phương pháp kiểm tra của Đảng. Đồng thời
kiểm tra việc thi hành kỷ luật đảng của tổ chức cơ sở Đảng, nhằm kịp
thời phát hiện, uốn nắn những sai sót trong việc thi hành kỷ luật Đảng.
Nhằm thực hiện tốt phương châm, bảo đảm nguyên tắc trong quá trình
xem xét, xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm, áp dụng các
hình thức kỷ luật phò hợp với nội đung tính chất vi phạm giúp cho các
tổ chức Đảng thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục
trong việc thi hành kỷ luật đảng.
u ỷ ban Kiểm tra đã thực hiện giải quyết tố cáo đối với đảng viên,
tổ chức Đảng, giải quyết khiếu nại và kỷ luật Đảng. Khi nhận được
đơn tố cáo đã chủ động thẩm tra xác minh với phương châm trung thực
khách quan, đảm bảo đúng nguyên tắc, kết luận đúng sự việc, đảm bảo
tính kịp thời, đã góp phần giải quyết những vướng mắc trong nội bộ
cán bộ đảng viên, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, ngăn chặn
tiêu cực trong bộ máy Nhà nước, đem lại niềm tin trong nhân dân. Việc
giải quyết tố cáo cũng giúp cho cán bộ đảng viên, tổ chức Đảng thấy rõ
khuyết điểm để sửa chữa và minh oan cho cán bộ đảng viên bị tố cáo
sai. Giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng là vấn đề nhạy cảm, phải rất thận
trọng trong quá trình xem xét vi phạm của đảng viên, tổ chức Đảng. Khi

C huyên đ ề tố t n g h iê p Đ ạ ì h o c c h in h tri.

9


HỌC¥ÌMCHÍNHthị Ịj«ễs BỊAHốPHÍMWH

xem xét phải khách quan, trung thực, đảm bảo công bằng, vận dụng
đúng phương hướng, phương châm thi hành kỷ luật Đảng, đảm bảo

đúng thẩm quyền, đúng quy định và đảm bảo thời gian quy định. Từ đó
nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng,
giữa nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng.
u ỷ ban Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tài chính Đảng trong
việc thu, chi ngân sách, thu nộp quản lý và sử dụng đảng phí,.. Qua
kiểm tra đã giúp cấp uỷ đánh giá đúng thực trạng, tình hình tài chính,
phát hiện những vướng mắc, tồn tại, khuyết điểm của đảng viên và tổ
chức Đảng có vi phạm, kịp thời uốn nắn xử lý vi phạm; Nâng cao ý
thức trách nhiệm của đảng viên và tổ chức Đảng, tăng cường công tác
kiểm tra của cấp uỷ và Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ một cách thường
xuyên, chặt chẽ.
Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ còn thực hiện nhiệm vụ cấp uỷ giao và
làm tham mưu cho cấp uỷ. Đã tham mưu cho cấp uỷ huyện xây dựng
chương trình, kế hoạch kiểm tra hàng năm và toàn khoá, đồng thời đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Tham mưu giúp
cấp ủy thực hiện các cuộc kiểm tra đảm bảo đúng quy trình, phương
pháp, đồng thời trực tiếp chủ trì một số cuộc kiểm tra do cấp uỷ phân
công và làm chức năng tham mưu về công tác kiểm tra và kỷ luật
Đảng. Thông qua kiểm tra, giúp cấp uỷ có cơ sở nhận xét đánh giá
đúng tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên về thực hiện
nhiệm vụ chính trị, chấp hành kỷ luật trong Đảng; Năng lực tổ chức
thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Quy định, Quy chế,... đề xuất được
những giải pháp cụ thể trong lãnh đạo và tổng kết thực tiễn.
Có thể khẳng định công tác kiểm tra của Đảng nói chung và công
tác của u ỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ nói riêng đóng vai trò rất quan trọng

C huyên đê tố t n g h iê p Đ ạ i h o c c h in h trì.

10



BỢCVIỆHCHÍNHTHIgitễe SỊAHổCHÍMHH

đối với Sự lãnh đạo của Đảng và trong xây dựng Đảng bộ huyện: Nhằm
bảo đảm cho mọi chủ trương, đường lối, các chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng được thực hiện một cách nghiêm túc, thực sự đi vào cuộc sống.
Giữ vững được kỷ cương kỷ luật của Đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng
viên và tổ chức Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức Đảng; Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tự phê
bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), thực hiện tốt các
quy định, Điều lệ Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
1.1.2-

Quan niệm về chất lượng công tác kiểm tra của u ỷ ban

K iểm tra H uyện uỷ Phù Ninh hiện nay.

Kiểm tra là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi tổ chức Đảng và
đảng viên. Trong công cuộc đổi mới $ôi động hiện nay, Đảng ta đang
đứng trước thời cơ và thách thức mói; Bốn nguy cơ đã và đang đe doạ
tới sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Không có con
đường nào khác, Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn vươn lên ngang
tầm một Đảng cầm quyền, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong bố cảnh đó, công tác kiểm tra của Đảng càng có vị trí
quan trọng đặc biệt. Chất lượng công tác kiểm tra nói chung và chất
lượng công tác kiểm tra của u ỷ ban Kiểm tra có tác động trực tiếp đến
sự lãnh đạo của Đảng đến công tác xây dựng Đảng.
Chất lượng công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ phụ
thuộc vào yếu tố như: Nhận thức của cấp uỷ Đảng, đảng viên về công

tác kiểm tra, lãnh đạo trực tiếp công tác kiểm tra; Vai trò tham mưu
của đội ngũ cán bộ Uỷ ban Kiểm tra mà đặc biệt là chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác kiểm tra, tổ chức bộ máy u ỷ ban Kiểm tra các
cấp, đủ mạnh để đảm đương thực hiện nhiệm vụ; Phụ thuộc vào

C h u yên đ ề tố t n g h iệ p Đ a i h ọ c c h ín h tri.

11


HỘC¥ÌH CHỈNHTRIQUỐC6ỊẨHốCHÍMMH

phương thức lãnh đạo, cơ chê quản ỉý, hệ thống pháp luật và chất
lượng các quyết định quản lý Nhà nước. Đánh giá chất lượng công tác
kiểm tra của u ỷ ban Kiểm tra các cấp thuộc Huyện uỷ Phù Ninh hiện
nay, chúng tôi xem xét trên những yếu tố sau:
Một là: u ỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ là cơ quan chuyên trách về công
tác kiểm tra của Đảng đo đó phải chủ động tham mưu cho cấp uỷ xây
dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung công tác kiểm tra
hàng năm, hoặc toàn khoá. Tham mưu giúp cấp uỷ các cấp, đảng viên
nhận thức đầy đủ vế công tác kiểm tra; Phân định rõ công tác kiểm tra
của cấp uỷ và công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra, từ đó giúp cấp uỷ
Đảng tăng cường lãnh đạo công tác kiểm tra và lãnh đạo trực tiếp u ỷ
ban Kiểm tra cùng cấp thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ
Đảng. Nâng cao chất lượng lãnh đạo cấp uỷ Đảng cũng có nghĩa là nâng
cao chất lượng cồng tấc kiểm tra của Ưỷ ban Kiểm tra.
Hai là: ư ỷ ban Kiểm tra phải chủ động, năng động, sáng tạo, trong
việc xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra của Ưỷ ban Kiểm tra
trong từng thời gian: Tháng, quý, năm hoặc toàn khoá. Tổ chức thực
hiện có hiệu quả, nhiệm vụ kiểm tra theo nội dung chương trình kế

hoạch đã đề ra. (Tổ chức thực hiện kết quả toàn diện 5 nhiệm vụ của Uỷ
ban Kiểm tra các cấp Điều 32 - Điều lệ Đảng và tham mưu giúp cấp uỷ
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ cấp uỷ giao).
Ba là: Uỷ ban Kiểm tra phải vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm
tra như: Kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ và phương pháp kiểm
tra trực tiếp, gián tiếp. Thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo hành động khi
tiến hành công tác kiểm tra; Chủ động chiến đấu, giáo dục, hiệu quả.
Chọn đúng đối tượng kiểm tra, thực hiện đúng nguyên tắc trình tự thủ
tục các bước tiến hành trong quá trình kiểm tra; Kết luận đúng tính chất

C h u yên đ ề tố t n g h iê p Đ a i h o c c h ín h tri.

12


HỌC1$H CHỈNHTBỊ quốc GIẲHốCHÌMINH

nội dung mức độ vi phạm, áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp, xử lý phải
công minh chính xác kịp thời, mang tính giáo dục, hiệu quả cao. Thực
hiện tốt dân chủ hoá, hiện đại hoá trong công tác kiểm tra.
Bốn là: Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ phải thực hiện tốt chức năng
hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra cơ sở thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
Thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ
làm công tác kiểm tra từ huyện đến cơ sở. Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác kiểm tra, vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra. Uỷ ban Kiểm tra
phải tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch đào tạo bổi dưỡng bố trí
và sử dụng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt, có tín nhiệm, có
nghiệp vụ chuyên môn giỏi, thuần thục công tác kiểm tra, có khả năng
thực hiện kiểm tra theo tinh thần của Đảng, đảm dương cương vị phụ

trách cơ quan quan trọng nầy.
Năm là: Ưỷ ban Kiểm tra phải xây dựng hoàn thiện va duy trì thực
hiện quy chế làm việc; Tăng cường mối quan hệ phối hợp hoạt động với
các Ban xây dựng Đảng, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội nhằm
thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm một cách đồng bộ
thống nhất và hiệu quả cao.
Sáu là: u ỷ ban Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải dựa vào
các chuẩn mực để kiểm tra như cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các
quy định của Đảng, hệ thống chính sách pháp luật, cơ chế quản lý, các
quyết định quản lý,... Kiểm tra phải phù hợp với thực tiễn khách quan,
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Phải từng bước đổi mới và hiện
đại hoá cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra.
Đồng thời đề xuất với Đảng và Nhà nước có chế độ chính sách thoả
đáng đối với đội ngũ cán bộ làm cỏng tác kiểm tra để cán bộ làm công

C h u y ê n đ ể tố t n g h iê p Đ a i h ọ c c h in h trị.

13


HỌC ¥IỆil CHỈNH TBỊ QUỐC BIA Hổ CHỈ MtHH

tác kiểm tra thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn theo quy định Điều
lệ Đảng, vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng
của Đảng, được cán bộ đảng viên và nhân dân tin cậy.
Công tác kiểm tra của Đảng nói chung của Ưỷ ban Kiểm tra nói
riêng giữ vị trí vai trò quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng và công
tác xây dựng Đảng. Chất lượng công tác kiểm tra của Ưỷ ban Kiểm tra
nâng lên sẽ góp phần tích cực thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng,
nâng cao vị thế vai trồ lãnh đạo của Đảng ngang tầm đòi hỏi của sự

nghiệp cách mạng. Qua kiểm tra làm trong sạch và nâng cao sức chiến
đấu của tổ chức Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, làm lành
mạnh các mối quan hệ xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng
cách mạng của Đảng ta và của dân tộc ta.
1.1.3-

Đ ặc điểm nhiệm vụ và tổ chức của ư ỷ ban Kiểm tra Huyện

uỷ Phù N inh hiện nay.

Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ được tái
lập theo Nghị định 59/1999/QĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ,
chính thức hoạt động ngày 01/9/1999. Là một huyện miền núi có 21
đơn vị hành chính trong đó có 19 xã và 2 thị trấn. Tổng diện tích tự
nhiên 183,37 Km2, dân số 117.644 người. Cơ cấu kinh tế nông lâm
nghiệp 44,44%; Công nghiệp xây dựng 33,43%; Dịch vụ 25,13%. Giá
trị thu nhập bình quân / người / năm là gần 3 triệu đồng. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân 3 năm 1999 - 2001 là 9% năm. 100% các xã,
thị trấn có điện lưới quốc gia và có nhà văn hoá bưu điện, tỷ lệ số máy
điện thoại /1 0 0 dân là 3,38 máy. Huyện có 4 trường Phổ thông trung
học, 100% xã, thị trấn có trường Trung học cơ sở và tiểu học (có 6
trường đạt chuẩn quốc gia); 65% khu dân cư và 65% hộ dân đạt tiêu
chuẩn vãn hoá. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2001 là 0,89%; Tỷ lệ hộ

C huyên đ ề tố t n g h iê p Đ ạ i h ọ c c h ín h tr i.

14


HỘCỊHgỊỊCHÍNHTRỊ QUỐCSỊAHốCHÍWWH


nghèo là 12% (không có hộ đói); Huyện Phù Ninh có đường giao thông
thuận lợi: Có Quốc lệ số 2, Sông Lô,... và có nhiều cơ quan của Trung
ương, của tỉnh đóng trên địa bàn, đó là những điều kiện thuận lợi tác
động đến công tác xây dựng Đảng bộ địa phương.
* Đảng bộ Huyện Phù Ninh đến nay có 50 chi, Đảng bộ trực thuộc
Huyện uỷ trong đó có 21 Đảng bộ xã, thị trấn, 29 chi, Đảng bộ các cơ
quan doanh nghiệp. Đến tháng 7- 2002 toàn huyện có 5.675 đảng viên,
sinh hoạt tại 317 chi bộ (trong đó có 252 chi bộ khối nông thôn), đảng
viên nữ chiếm 21,12%, trong độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 12%; Độ tuổi
trên 60 tuổi chiếm 25,23%.
Đảng bộ Huyện Phù Ninh có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống
chính trị phát huy sức mạnh toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế văn hoá - xã hội - an ninh - quốc phòng do Nghị
quyết Đại hội Đảng bô huyên lần thứ XXV đề ra, góp phần thực hiện
mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV và mục tiêu
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Xây dựng Đảng vững mạnh về
chính trị - tư tưởng và tổ chức, giữ vững vai trò lãnh đạo hệ thống
chính trị huyện, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương.
Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Phù Ninh là cơ quan chuyên trách của
Đảng bộ, thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng. Thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, uỷ ban Kiểm tra Huyện
uỷ thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 32 Điều lệ Đảng Cộng
sản Việt Nam đó là:
1-

Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu

vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong thực

hiện nhiệm vụ đảng viên.

C huyên đ ề tố t n g h iệ p D a i h o c c h ín h trị.

15


HOCiiH CHÍNHTRỊQUỐCGtẤHốCHlỊỊgỊH

2- Kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong
việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị
của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.
3- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định
hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật.
4- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức Đảng và đảng viên; giải quyết
khiếu nại về kỷ luật Đảng.
5- Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính
cấp uỷ cùng cấp.
u ỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ có nhiệm vụ phối hợp cùng các ban
của Đảng tham mưu cho cấp uỷ về công tác xây dựng Đảng và thực
hiện nhiệm vụ cấp uỷ huyện giao. Đổng thời chỉ đạo và hướng dẫn
công tác kiểm tra của các Đảng bộ cơ sở để mọi chủ trương, Nghị
quyết của Đảng được vận dụng sáng tạo, thực hiện có hiệu quả trong
đời sống xã hội.
Trong thời kỳ cách mạng mới, nhiệm vụ đặt ra cho cồng tác kiểm tra
của Đảng nói chung và của Uỷ ban Kiểm tra các cấp Huyện uỷ Phù
Ninh nói riêng là rất nặng nề. Đồi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm
tra phải khắc phục mọi khó khăn để vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao.

Về mặt tổ chức: Theo Điều lệ Đảng quy định: “Uỷ ban Kiểm tra
các cấp do cấp uỷ cùng cấp bầu gồm một số đồng chí trong cấp ủy và
một số đồng chí ngoài cấp uỷ, cấc thành viên của Uỷ ban Kiểm tra và
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra cấp dưới được cấp ủy cấp trên trực tiếp
chuẩn y \
C huyên d ề tố t n g h iệ p Đ a i h o c c h ín h trị.

16


ageVjgwCHÍNHto; ouéc m HỗCỊỊÍMHH

u ỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Phù Ninh nhiệm kỳ 2000 - 2005 gồm có
5 uỷ viên, trong đó có 2 đồng chí là Thường vụ Huyện uỷ, 1 đồng chí là
Huyện uỷ viên. Trong 5 uỷ viên u ỷ ban Kiểm tra có 3 đồng chí uỷ viên
chuyên trách và 2 đồng chí uỷ viên kiêm chức (1 đồng chí uỷ viên Ban
Thường vụ Huyện uỷ, trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ; 1 đồng chí Huyện
uỷ viên Chánh thanh tra Nhà nước huyện). Hiện tại Ưỷ ban Kiểm tra
Huyện uỷ được biên chế 4 đồng chí, trong đó có 3 đổng chí là uỷ viên
u ỷ ban Kiểm tra và 1 đồng chí cán bộ chuyên trách.
u ỷ ban Kiểm tra các Đảng uỷ cơ sở:
- Có 29 u ỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ với 125 uỷ viên (là nữ có 9 đồng chí)
- Có 19 Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn bầu 5 uỷ viến Uỷ ban
Kiểm tra;
- Có 2 Ban Chấp hành Đảng bộ xẫ và 8 Ban Chấp hành Đảng bộ các
cơ quan, doanh nghiệp bầu 3 uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ.
- Còn 21 chi bộ trực thuộc Huyện uỷ chỉ có đồng chí cấp uỷ phụ
trách kiểm tra của chi bộ và lựa chọn một số đồng chí đảng viên có điều
kiện giúp đồng chí cấp uỷ viên làm công tác kiểm tra của chi bộ.
Về cơ cấu và chất lượng ở các u ỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ cơ sở:

- Có 17 đồng chí Chủ nhiệm u ỷ ban Kiểm tra Đảng là uỷ viên Ban
Thường vụ Đảng uỷ;
- Cổ 3 đồng chí Phó Chủ nhiệm là Đảng ủy viên
- Có 6 đồng chí đảng viên là Phó Chủ nhiệm.
Nhìn chung, u ỷ ban Kiểm tra các cấp ở Đảng bộ huyện Phù Ninh
đảm bảo đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, cơ bản đảm đương được nhiệm
vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ của cấp uỷ giao.

17

C h u yên đ ề tố t n g h iê p Đ a i h o e c h in h tr i.
;

CHÍ

' l !

K, ;, \

v ie -

I

I

Vi¥7v I


HỌC


1.2-

CHÍNHtrị quốc6» HốCHỈỊỊỊMH

Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của u ỷ ban Kiểm tra

cấp uỷ H uyện uỷ Phù Ninh hiện nay - nguyên nhân , kinh nghiệm .

1.2.1- Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra
cấp uỷ Huyện uỷ Phù Ninh hiện nay.
a) Những ưu điểm:
* Ưỷ ban Kiểm tra từ huyện đến cơ sở đã chủ động tham mưu giúp
cấp ủy xây dựng kế hoạch chương trình cổng tác kiểm tra hàng năm và
toàn khoá. Giúp các cấp uỷ và đảng viên nhận thức đầy đủ về công tác
kiểm tra, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với
công tác kiểm tra.
Thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên và cấp uỷ viên và chất
lượng tổ chức Đảng của Đảng bộ Huyện Phù Ninh như sau:
- Về chất lượng đảng viên: Tổng số 5.675 đảng viên trong đó đảng

viên nữ là 21,40%,
Đảng là 7,11%.

dân

tộc ít người ỉầ 0,18%, đảng viên miễn sinh hoạt

đảng viên tuổi dưới 30 là 10,65%; Tuổi dưới 30 là 10,65%,trên 61
tuổi là 25,35% còn lại là độ tuổi từ 40đến 60
đảng viên có trình độ văn hoá cấp 1 làl5,65%, cấp 2 là 38,51%, cấp

3 là 45,84%.
Trình độ chuyên viên nghiệp vụ trung cấp là 12,31%, Cao đẳng và
Đại học 8,71% Thạc sỹ, Tiến sỹ là 0,34%.
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp là 6,24%, Cao cấp cử nhân là
2,18%.
- Về chất lượng cấp uỷ viên:
+ Cấp uỷ huyện: Tổng số Ban chấp hành Huyện

uỷ

khoá

XXV

(2000-

2005) Có 33 đồng chí (có 6 đồng chí là nữ).
Tuổi đời dưới 40 tuổi 21,21%, trên 50 tuổi là 18,18%, còn lại là ở độ
tuỏi từ 41 đến 50 tuổi.
C h u yên đ ể tố t n g h iê p D a i h o c c h ín h tri.

18


HỌC WjN CHỈNH TRj qmểe GIA Hố CHÍ MMH

Trình độ văn hoá: 100% đã tốt nghiệp cấp III.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp là 12,12%; Cao đẳng, Đại học là
87,88%
Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp là 15,15%; Trung cấp là 21,21%;

Cao cấp, Cử nhân là: 63,64 %.
+ Cấp uỷ cơ sở: Tổng số có 371 đổng chí ( 58đồng chí là nữ );
Tuổi đời duới 30 tuổi là: 1,88%; Trên 51 tuổi là: 24,83%; Từ 31 đến
40 tuổi là: 30,46 %; Từ 41 đến 50 tuổi là 52,83%.
Trình độ văn hoá: Cấp 2 là 14,02%; Cấp 3 là 85,98.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp là 18,06%; Cao đẳng,
Đại học là 28,03%.
Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp là 61,72%; Trung cấp là 33,69%;
Cao cấp, Cử nhân là: 4,59 %..
- Chất lượng tổ chức Đàng; Tổng số có 50 chi bộ Đảng trực
thuộc, có 39 đơn vị vững mạnh, 11 đơn vị khá, không có đơn vị
xếp loại yếu. Đảng bộ Phù Ninh được Tỉnh xếp loại Trong sạch,
Vững mạnh.
Từ thực trạng chất lượng Đảng vỉên, tổ chức Đảng trên cho thấy
trình độ mọi mặt của đảng viên của cấp uỷ ngày càng cao, đây là điều
kiện quan trọng cho việc giác ngộ, nâng cao nhận thức, hiẻu biết cho
đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, và đặc biệt là
nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra tăng cường sự lãnh đạo của cấp
uỷ Đảng đối với công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra các cấp; Đồng
thời phân định rõ công tác kiểm tra của các cấp uỷ Đảng và công tác
kiểm tra của uỷ ban kiểm tra.
* Vê chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của uỷ ban
kiểm tra từ huyện đến cơ sở đã được nâng lên so với trước đủ khả năng
thực hiện nhiệm vụ.
C h u yên đ ề tố t n g h iê p Đ a i h o e c h ín h tri.

19


m c ¥iw CHÍNHTBfquác BỊAHốCHắMMH


- Đối với uỷ ban kiểm tra huyện uỷ gồm 5 đồng chí (lđồng chí là
nữ), tuổi đời từ 40 đến 50 tuổi là 60%, từ 51 đến 55 tuổi là 40%,
100% có trình độ văn hoá PTTH; Trình độ chuyên môn kỹ thuật, Đại
học: 4 đồng chí (chiếm 80 %); Trung cấp 1 đồng chí (chiếm 20 %);
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 1 đồng chí chiếm 20%; Cao
cấp, cử nhân 4 đồng chí chiếm 80 %.
- Cơ quan uỷ ban kiểm tra huyện uỷ được biên chế 4 đồng chí trong
đó có 3 đồng chí có trình độ chuyên môn đại học, trình độ lý luận chính
trị cao cấp, cử nhân; 1 đồng chí trung cấp chuyên môn nghiệp vụ, trung
cấp chính trị.
Đội ngũ cán bộ uỷ ban kiểm tra huyện uỷ - có trình độ có phẩm
chất đạo đức, năng lực tốt, có khả năng kiểm tra theo tinh thần của
Đảng, đảm đương được nhiệm vụ quan trọng này.
- Đối với uỷ ban kiểm tra các Đảng uỷ cơ sở. Tổng số có 29 uỷ ban
kiểm tra, đảng ủy với 125 uỷ viên.
- Tuổi đời từ 31 đến 40 có 14 đổng chí; Từ 41 đến 50 có 85 đồng chí;
Từ 51 đến 60 tuổi có 26 đồng chí.
- Trình độ văn hoá cấp hai là 34,4% cấp ba là 65,6%
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: trung cấp làl4,4% cao đẳng và Đại
họclà 12%
- Trình độ lý luận: sơ cấp là 64,8%; trung cấp là: 32%; cao cấp cử
nhân là 3,2%.
- Đội ngũ uỷ viên uỷ ban kiểm tra các Đảng uỷ nhìn chung về trình
độ mọi mặt cũng đã dược nâng lên, hầu hết đều được trưởng thành trong
quân đội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình trách nhiệm, không
ngại va chạm, thực hiện tốt nhiệm vụ.

C h u yên đ ề tố t n g h iê p D a i h o c c h ín h trị.


20


BỘC

CHỈNH TBI QUỐC 61* Hổ CHÍ MINH

- u ỷ ban kiểm tra từ huyện đến cơ sở đã chủ động xâydựng chương
trình kế hoạch kiểm tra hàng năm, toàn khoá. Chủ động sáng tạo vận
dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp, kiểm tra phù hợp.
- Đảm bảo đúng nguyên tắc, phương châm, tư tưởng chỉ đạo trong
công tác kiểm tra. Tổ chức kiểm tra theo 5 nhiệm vụ của uỷ ban kiểm
tra và tham mưu giúp cấp uỷ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của cấp uỷ và
nhiệm vụ của cấp uỷ giao:
- Kiểm tra đảng viên: Từ tháng 9 năm 1999đến tháng 6 năm 2002 uỷ
ban kiểm tra các cấp từ huyện đến cơ sở đã phát hiện và kiểm tra 354.
đảng viên, cấp uỷ có dấu hiệu trong đó có 10 trường hợp thuộc diện cấp
uỷ huyện quản lý, 127 trường hợp do cấp uỷ cơ sờ quản lý và 127
trường hợp do chi bộ quản lý.
SỐ đảng viên hoạt động ờ cấc lĩnh vực phát hiện có dấu hiệu vi phạm:
- Hoạt động cỏng tác Đảng: 40 trường hợp.
- Quản lý nhà nước:74 trường hợp:
- Sản xuất kinh doanh 1 trường hợp,
- Hoạt động làm công tác đoàn thể: 15 trường hợp.
- đảng viên khu vực nông nghiệp nông thôn là 119 trường hợp.
Qua kiểm tra 243 đảng viên có dấu hiệu vi phạm đã phát hiện 166
đảng viên có khuyết điểm chiếm 68,6% so với số đảng viên được kiểm
tra. Tổ chức Đảng đã xử lý kỷ luật 147 đảng viên có vi phạm đến mức
phải xử lý kỷ luật, bằng các hình thức như sau:
Khiển trách 66 trường hợp.

Cảnh cáo 54 trường hợp.
Cách chức 10 trường hợp.
Khai trừ 17 trường hợp (trong đó có 14 trường hợp đảng viên bị xử
lý bằng pháp luật).
C h u y ê n đ ề tố t n g h iê p D a i h o c c h ín h tr i.

21


HỌC ygH CHÍNH trì quéo GỊẦ HỞ CHỈ MINH

Nội dung vi phạm bao gồm: Vi phạm nguyên tắc tổ chức đảng, vi
phạm chính sách pháp luật, vi phạm phẩm chất lối sống...
Việc phát hiện dấu hiệu vi phạm kỷ luật của cán bộ đảng viên, Uỷ
ban kiểm tra đẵ nắm được tình hình thông qua sinh hoạt nội bộ Đảng,
thông qua đấu tranh tự phê bình và phê bình của đảng viên, thông qua
công tác quản lý cán bộ đảng viên, thông qua công tác kiểm tra của tổ
chức Đảng, thông qua sự phản ánh tố cáo của quần chúng nhân dân,
thông qua thông tin đại chúng, dư luận xã hội để nắm tình hình đội ngũ
đảng viên và các tổ chức Đảng của Đảng bộ.
u ỷ ban kiểm tra huyện uỷ cùng uỷ ban kiểm tra cơ sở phân tích,
sàng lọc, xác định nôi dung, tính chất của đối tượng có dấu hiệu vi
phạm để tiến hành kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra xem xét, kết luận
xử lý vi phạm đã thực hiện đứng phương châm, phương pháp, xem xét
khách quan, đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các
hình thức kỷ luật phù hợp vứi mức độ vi phạm, có tác dụng giáo dục
đảng viên, giữ nghiêm kỷ luật của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Ngăn ngừa được những vi phạm ngay từ khi mới phát sinh; Giữ gìn
được sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng.
+ Kiểm tra tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành

cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, nghị quyết chỉ thị của Đảng các
nguyên tắc tổ chức của Đảng.
Từ tháng 9 năm 1999 đến tháng 6 năm 2002 Ưỷ ban kiểm tra huyện
uỷ cùng các uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ cơ sở đã kiểm tra 167 tổ chức
Đảng. Trong đó uỷ ban kiểm tra huyện uỷ kiểm tra 35 cơ sở Đảng, uỷ
ban kiểm tra Đảng uỷ kểm tra được 132 chi bộ. Qua kiểm tra đã nâng
cao được nhận thức cho cấp uỷ, tổ chức Đảng về chức năng, nhiệm vụ
theo điều 30 điều lộ Đảng, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
của đơn vị, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kỷ luật

C h u yên đ ề tố t n g h iê p Đ a i h o c c h ín h tr ì.

22


HỌCVỊỉt CHỈHHTBỊguểe GỊAHốCHÍHÌNH

của Đảng trong việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp ỉuật
của nhà nước, nghị quyết cấp trên và của cấp mình: Do thường xuyên
làm tốt công tác kiểm tra nên trong các cuộc kiểm tra không có tổ chức
Đảng nào vi phạm khuyết điểm đến mức phải xử lý kỷ luật. Tuy nhiên,
u ỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ đã yêu cầu 5 tổ chức Đảng rút kinh nghiệm
và yêu cầu 1 đơn vị bảo hiểm xã hội huyện phải thu hồi vào quỹ bảo
hiểm xã hội 1,2 triệu đồng. Đơn vị bảo hiểm xã hội đã chấp hành thực
hiện kết luận kiểm tra.
+ Kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Đã kiểm tra được 158 tổ chức Đảng, trong đó uỷ ban kiểm tra Huyện
uỷ kiểm tra được 30 tổ chức Đảng. (21 Đảng uỷ, uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ, 9
chi bộ ), uỷ ban kiểm tra các Đảng uỷ kiểm tra được 128 chi bộ.
Nội dung kiểm tra bao gồm: Việc xây dựng và thực hiện chương


trình kế hoạch kiểm tra, việc lãnh đạo chi đạọ hoạt động công tác kiểm tra.
Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các đơn vị thực hiện tốt công tác
kiểm tra, coi trọng công tác kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị
quyết, nguyên tắc sinh hoạt Đảng của đảng viên. Thực hiện nghiêm túc
nhiệm vụ kiểm tra theo quy định Điều lệ Đảng.
- Công tác kiểm tra thường xuyên đối với các tổ chức Đảng thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra. Đã giúp cho các tổ chức Đảng nhận thức rõ,
những nhiệm vụ kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng, nguyên tắc
và cách tiến hành các cuộc kiểm tra tổ chức Đảng thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra. Góp phần hạn chế, ngăn ngừa những vi phạm, tạo được sự đoàn kết
thống nhất trong nội bộ, Xây dựng hệ thống chính trị vững manh
+ Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của các tổ chức cấp dưới:
Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ đã tiến hành kiểm tra việc thi hành kỷ
luật đảng viên ở 16 tổ chức cơ sở Đảng, có 56 đảng viên bị thi hành kỷ
luật (Trong mốc thời gian được kiểm tra). Có 23 trường hợp đảng viên
C huyên d ể tố t n g h iê p D a i h o c c h ín h tri.

23


×