Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ THIẾT bị GIÁO dục ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.31 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Họ tên sinh viên: Ngô Đức Phương Hiền

BÁO CÁO THỰC TẬP
NGÀNH ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
LỚP ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG 1508A
KHÓA HỌC (2015 - 2017)

CHUYÊN ĐỀ: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI - HUYỆN VĨNH LINH -TỈNH QUẢNG
TRỊ.

Tên cơ quan: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ quan: Nguyễn Văn Anh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Cường

Quảng Trị, 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của báo cáo thực tập này tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo
điều kiện cho tôi được nâng cao kiến thức. Cảm ơn các thầy, cô giáo khoa
quản trị văn phòng, đặc biệt là thầy Nguyễn Mạnh Cường đã trang bị cho tôi
nền tảng kiến thức vững chắc về chuyên ngành quản trị văn phòng và nhiều lĩnh
vực liên quan khác, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này
trong suốt thời gian thực tập.
Xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường THCS Nguyễn Trãi


- huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị cùng toàn thể các thầy cô giáo, anh chị
đồng nghiệp các phòng ban, đặc biệt thầy Nguyễn Văn Anh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu, tìm
hiểu nghiệp vụ cũng như kỹ năng chuyên môn để hoàn thành báo cáo.
Đồng thời xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, các
bạn đồng môn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thành báo cáo này.
Tuy vậy, trong quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào môi
trường thực tế tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót do còn hạn chế về
nhiều mặt. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp của các quý
thầy cô để đề tài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của thầy giáo, ThS, Nguyễn Mạnh Cường. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong báo cáo này còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung báo cáo thực tập của mình. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình
thực hiện (nếu có).
Quảng Trị, ngày 20 tháng 8 năm 2017.



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................3
MỤC LỤC............................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU:.................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu:....................................................................................2
3.Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................2
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................................3
5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:.................................................................3
6.Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................3
7.Ý nghĩa đề tài:............................................................................................3
8.Cấu trúc đề tài:............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG:.............................................................................................5
CHƯƠNG 1:........................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CỦA TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TRÃI - HUYỆN VĨNH LINH- TỈNH QUẢNG TRỊ..........5
1.1. Khái niệm về CSVC -TBGD:.................................................................5
1.2. Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý CSVC -TBGD:...................5
1.2.1. Khái niệm:...........................................................................................5
1.2.2. Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng CSVC -TBGD:............................6
1.2.3. Nguyên tắc quản lý CSVC - TBGD:...................................................6
CHƯƠNG 2:........................................................................................................8
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CỦA TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TRÃI – HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ........8
2.1. Vài nét sơ lược về trường THCS Nguyễn Trãi - huyện Vĩnh Linh – tỉnh
Quảng Trị:......................................................................................................8
2.1.1. Tiểu sử của trường THCS Nguyễn Trãi:..............................................8

2.1.2. Đặc điểm chung:..................................................................................9


2.1.3. Về đội ngũ giáo viên:...........................................................................9
2.1.4. Về học sinh:.........................................................................................9
2.1.5. Về cơ sở vật chất:..............................................................................10
2.2. Thực trạng công tác quản trị thiết bị của trường THCS Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị:.............................................................10
2.2.1. Bảng thống kê:...................................................................................11
2.2.2. Công tác kiểm kê tài sản, lập kế hoạch mua sắm CSVC-TBDH:.....12
2.2.3. Công tác sử dụng CSVC-TBDH:......................................................14
2.2.4 .Huy động nguồn lực để mua sắm, bổ sung CSVC-TBDH”..............15
2.3. Nhận xét, đánh giá:...............................................................................16
2.3.1. Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân:................................................16
2.3.1.1. Ưu điểm:.........................................................................................16
2.3.1.2. Nhược điểm:...................................................................................16
2.3.1.3. Nguyên nhân:..................................................................................16
2.3.2. Đánh giá một số kết quả đạt được và những tồn đọng:.....................17
2.3.2.1. Một số kết quả đạt được:................................................................17
CHƯƠNG 3:......................................................................................................18
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI – HUYỆN
VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ.................................................................18
3.1. Xây dựng kế hoạch :.............................................................................19
3.2. Tổ chức thực hiện, hệ thống các biện pháp để thúc đẩy gồm:..............19
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................22


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

TỪ VIẾT TẮT
UBND
HĐND
THCS
ĐTBD
CBCC VC
HC – NS
TS
TH.S
TBGD
CSVC
TBDH

NGHĨA ĐẦY ĐỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN
Hội đồng nhân dân
Trung học cơ sở
Đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ công chức, viên chức
Hành chính – nhân sự
Tiên sĩ
Thạc sĩ
Thiết bị giáo dục
Cơ sở vật chất
Thiết bị dạy học


PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục (CSVC
-TBGD) trong các trường phổ thông hiện đang là một trong những vấn đề được
lãnh đạo ngành Giáo dục - Đào tạo huyện nhà rất quan tâm.
Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá
trình Dạy –Học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức
được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực
sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn
của người dạy một cách tích cực. Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ và phù
hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Do vậy cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương
pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội
dung cần nhận thức.
Trước đây trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng
thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy của giáo viên còn rất nhiều hạn chế.
Giáo viên chủ yếu là dạy chay hoặc sử dụng những thiết bị, đồ dùng cũ, lạc hậu
không phù hợp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy và việc
tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, xu thế đổi mới phương
pháp dạy học ngày càng diễn ra mạnh mẽ, cho nên CSVC -TBGD được xem
như là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục

-Đào tạo nhằm đáp ứng được những đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm gần đây nhà nước đã từng bước tăng ngân sách đầu tư
cho giáo dục. Cùng với việc tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục, Đảng và nhà
nước ta còn khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo
dục ở tất cả các bậc học, cấp học.
Các trường phổ thông trên địa bàn huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng trị trong
đó có trườngTHCS Nguyễn Trãi cũng đã được Tỉnh ủy và UBND huyện quan
tâm cấp vốn đầu tư để xây dựng CSVC –TBGD nhằm thực hiện tốt mục tiêu
1


chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Để đạt được mục tiêu nêu trên trong thực tế vấn đề CSVC -TBDH đã
được quan tâm song vẫn còn có nhiều bất cập và khó khăn. Việc đánh giá thực
trạng những vấn đề đã làm được và những khó khăn đặt ra, cần phải có những
giải pháp cụ thể để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đồng thời phát
huy có hiệu quả về CSVC -TBDH hiện có chính là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi
nhà quản lí phải hết sức quan tâm.
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin được đề cập đến thực trạng và một số
giải pháp đã và đang vận dụng để quản lý CSVC -TBGD ở trường THCS
Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị. Các giải pháp trình bày trong
đề tài này đã được lựa chọn để phù hợp với các nhà trường có quy mô vừa,số
lượng giáo viên, học sinh không quá ít hoặc quá đông và có điều kiện về cơ sở
vật chất chưa được đầy đủ như các đơn vị khác trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.
Từ những vấn đề nêu trên là lý do chính để chọn đề tài: “Công tác quản trị
thiết bị giáo dục ở trường THCS Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng
Trị.”
2. Lịch sử nghiên cứu:
Công tác quản trị thiết bị là một hoạt động có tính chất phức tạp, thường

xuyên liên tục và luôn có nhiều biến động. Vì vậy, từ trước đến nay đã có nhiều
tác giả với nhiều bài nghiên cứu, bài viết nói về vấn đề tuyển dụng dưới nhiều
khía cạnh, góc độ khác nhau.
Các công trình nghiên cứu về công tác quản trị thiết bị nhìn chung đạt
nhiều kết quả cao. Các công trình đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận cùng các
lý thuyết liên quan đến công tác quản trị thiết bị… Đồng thời các công trình
trước đây cũng đưa ra các giải pháp chung giúp hoàn thiện công tác quản trị
thiết bị cho tổ chức đang nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chưa có ai
nghiên cứu đề tài tại trường THCS Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng
Trị.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị thiết bị. Nhằm đề xuất và lý giải các
2


biện pháp quản lý CSVC -TBGD ở trường THCS Nguyễn Trãi - tỉnh Quảng Trị,
góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý CSVC
-TBGD của các nhà trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về công tác quản trị thiết bị.
- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý CSVC -TBGD ở trường THCS
Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh -Tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất và lý giải các biện pháp quản lý CSVC -TBGD ở trường THCS
Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh -Tỉnh Quảng Trị, góp phần vào việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác quản lý CSVC -TBGD của các nhà trường phổ
thông.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị thiết bị của trường THCS
Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: tại trường THCS Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh – tỉnh
Quảng Trị
+ Về thời gian: đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2016 – 2017.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế.
- Phương pháp so sánh, thống kê, đánh giá tổng hợp.
7. Ý nghĩa đề tài:
- Về mặt lý luận: Góp phần giúp người quan tâm có những hiểu biết sâu,
rõ ràng, sáng tỏ về công tác quản trị thiết bị nói chung, tại Phòng Nội vụ trực
thuộc UBND huyện Vĩnh Linh nói riêng, về thực trạng của việc tiến hành công
tác quản trị thiết bị, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao hiệu
quả công việc tại đơn vị.
- Về mặt thực tiễn: Góp phần giúp cho trường THCS Nguyễn Trãi huyện
Vĩnh Linh có cách nhìn tổng quan về thực trạng công tác quản trị thiết bị hiện tại
3


được diễn ra thế nào, từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.
8. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác quản trị thiết bị.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản trị thiết bị tại trường THCS
Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị.
- Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản trị thiết bị tại trường THCS Nguyễn Trãi huyện Vĩnh Linh – tỉnh
Quảng Trị.

4



PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CỦA TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TRÃI - HUYỆN VĨNH LINH- TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1. Khái niệm về CSVC -TBGD:
Cơ sở vật chất -thiết bị giáo dục là hệ thống các phương tiện vật chất và
kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy -học tập và các hoạt động
mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
CSVC -TBGD bao gồm các công trình xây dựng (lớp học, phòng học bộ
môn...), sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của các
môn học, các phương tiện nghe, nhìn...Đây chính là hệ thống đa dạng và phong
phú về chủng loại.
1.2. Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý CSVC -TBGD:
1.2.1. Khái niệm:
- Quản lý nói chung là sự tác động có thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng
đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.
- Quản lý CSVC -TBGD là tác động có mục đích của người quản lý nhằm
xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC -TBGD, phục vụ
đắc lực cho công tác GD-ĐT.Nội dung CSVC -TBGD mở rộng đến đâu thì tầm
quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng:
CSVC -TBGD chỉ phát huy được tác dụng tốt trong dạy học khi được quản lý
tốt. Do đó đi đôi với việc đầu tư, trang bị thì điều quan trọng hơn là phải chú
trọng đến việc quản lý CSVC -TBGD trong nhà trường. Do CSVC -TBGD là
một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo dục; vừa mang đặc tính khoa học
-giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý
kinh tế, khoa học; Mặt khác, cần tuân thủ các yêu cầu quản lý chuyên ngành
giáo dục.
Như vậy có thể nói quan lý CSVC -TBGD là một trong những công việc

của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường. Do vai trò
5


quan trọng của công tác quản lý mà gần đây, trong việc chỉ đạo hoạt động ngành
GD, Bộ GD&ĐT đã coi việc đổi mới quản lý trường học là một trong những
biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng GD -ĐT.
1.2.2. Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng CSVC -TBGD:
Tất cả TBGD của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử
dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện
chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy
mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho
giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí
nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy
định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường TBGD phải được sử
dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp
được quy định trong chương trình giáo dục.
TBGD phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo
dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao. Hàng năm phải tiến hành
kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản.
Trong công tác quản lý CSVC -TBGD, người quản lý cần nắm vững:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý.
- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội
dung quản lý, các mặt quản lý (Trường học, sách –thư viện, TBGD).
- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất
để thực hiện chương trình.
- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi. Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công
việc.
- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống
nhất là đảm bảo CSVC - TBGD để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.2.3. Nguyên tắc quản lý CSVC - TBGD:
Trong công tác quản lý CSVC - TBGD, người quản lý phải quán triệt các
nguyên tắc sau:
6


- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các CSVC - TBGD (Đồng bộ giữa trường sở
- phương thức tổ chức dạy học; chương trình, SGK và TBGD; trang thiết bị và
điều kiện sử dụng; trang bị và bảo quản giữa các thiết bị với nhau …).
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.
- Bố trí hợp lý các CSVC trong khu trường, trong lớp học, trong phòng bộ
môn …
- Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của
nhà trường.

7


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CỦA TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TRÃI – HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Vài nét sơ lược về trường THCS Nguyễn Trãi - huyện Vĩnh Linh
– tỉnh Quảng Trị:
2.1.1. Tiểu sử của trường THCS Nguyễn Trãi:
Năm 1955, được sự nhất trí của Bộ GD hai trường cấp II Lê Thế Hiếu và
cấp II Vĩnh Sơn được sát nhập lại trường cấp II Vĩnh Linh, địa điểm trường
đóng là đồi Lèo heo ngay cạnh đài liệt sỹ huyện Vĩnh Linh. Năm học đầu tiên có
7 lớp nhưng đến năm học 1958 - 1959 có 16 lớp với gần 750 HS. Do số lượng
HS đông, năm học 1950 - 1960 Phòng GD Vĩnh Linh có chủ trương mở thêm
trường cấp II ở các xã đồng thời cho ra đời trường cấp II - III Vĩnh Linh và năm

học 1960 - 1961 thì tách thành trường cấp III Vĩnh Linh và cấp II Hồ Xá.
Ngày 8 tháng 2 năm 1965 đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá
hoại miền Bắc, chúng dùng máy bay bắn phá Vĩnh Linh. Trường cấp II Hồ Xá
cũng là một mục tiêu oanh tạc của kẻ thù, cơ sở vật chất của nhà trường bị hư
hỏng nặng.
Năm học 1965 - 1966 trường phải sơ tán về học tại Vĩnh Nam và Vĩnh
Hòa.
Năm học 1967 - 1968 do chiến tranh ác liệt, HS của trường cùng với HS
toàn huyện phải sơ tán ra Bắc theo kế hoạch 8 của TW (K8).
Đầu năm học 1973 nhân dân và HS Vĩnh Linh sơ tán được trở lại quê
hương, trường PT cấp II Hồ Xá được hình thành trở lại trên quê hương mình.
Giai đoạn này theo chủ trương của ngành GD, cấp I và cấp II được tổ chức lại
một gọi là trường cấp I-II Hồ Xá.
Đến năm 1989 - 1990 trường PT Hồ Xá tách thành trường tiểu học thị trấn
Hồ Xá và trường THCS Hồ Xá.
Ngày 27/11/2003 UBND huyện Vĩnh Linh đã ra quyết định số
4265/QĐUB đổi tên trường THCS Hồ Xá thành trường THCS Nguyễn Trãi.

8


2.1.2. Đặc điểm chung:
Trường THCS Nguyễn Trãi là đơn vị trường học trực thuộc sự quản lý của
phòng giáo dục đào tạo huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng trị. Trường được xây
dựng trên khu đất rộng 1,2 ha nằm ở địa chỉ 03 Hai Bà Trưng thị trấn Hồ Xá,
huyện Vĩnh Linh. Thị trấn Hồ Xá ở vị trí cực bắc của huyện, cư dân ở đây từ lâu
đời chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm đặc sản từ biển. Mấy năm trở
lại đây do quá trình đô thị hóa nhanh nên có một bộ phận chuyển đổi sang kinh
doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Số hộ khá không nhiều, số hộ thu
nhập trung bình và hộ nghèo còn khá đông.

2.1.3. Về đội ngũ giáo viên:
a) Số lượng:
Năm học 2016- 2017 nhà trường gồm có 34 cán bộ giáo viên. Cụ thể là:
- Ban giám hiệu: 02 đồng chí.
- Giáo viên và nhân viên 32.
Trong đó: Có 26 GV THCS, 5 GV bộ môn, 1 nhân viên kế toán.
Phân công như sau:
- Phụ trách thư viện kiêm thủ quĩ 1 GV.
- Phụ trách thiết bị kiêm văn phòng 1 GV.
- Phụ trách kế toán kiêm y tế trường học 1 nhân viên.
- GV Tổng phụ trách Đội : 1 GV.
- GV đứng lớp có 28.
b) Về trình độ chuyên môn:
- Đại học SP: 22, Trong đó có 02 đồng chí là cán bộ quản lý.
- Cao đẳng SP: 10, Trong đó có 1 CĐ kế toán
- Trung học SP: 2.
c) Về tổ chức Đảng:
Nhà trường có 01 chi bộ Đảng với 17 Đảng viên có trình độ lý luận chính
trị từ sơ cấp trở lên (chiếm tỷ lệ 50%).
2.1.4. Về học sinh:
Năm học 2016 – 2017 tổng số học sinh của nhà trường là 731 em. Chia
9


thành 18 lớp. Cụ thể như sau:
- Khối 6: 05 lớp 185 học sinh.
- Khối 7: 05 lớp 189 học sinh.
- Khối 8: 04 lớp 176 học sinh.
- Khối 9: 04 lớp 181 học sinh.
2.1.5. Về cơ sở vật chất:

Diện tích đất được cấp 10283m2.
- Tổng diện tích xây dựng:
+ Khu nhà học 3 tầng: 720m2 gồm 23 phòng.
+ Hai dãy nhà trệt: 432m2 gồm 6 phòng.
+ Khu hiệu bộ: 108m2 gồm 4 phòng.
+ Nhà bếp bán trú: 208m2.
+ Nhà nghỉ bán trú: 100m2.
+ 2 nhà xe: 150m2.
+ 4 nhà vệ sinh dưới đất: 160m2.
Diện tích còn lại dành cho sân thể dục, cây xanh và sân chơi hoạt động
ngoài trời.
Thiết bị dạy học đạt mức tối thiểu một bộ/1 lớp.
Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000 vào
năm 2001 hiện đang xây dựng chuẩn quốc gia mức độ hai.
2.2. Thực trạng công tác quản trị thiết bị của trường THCS Nguyễn
Trãi - huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị:
Năm học 2016-2017 nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý và
sử dụng
CSVC-TBDH. Nhà trường được sự ủng hộ của ban đại diện hội phụ
huynh học sinh, được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Vĩnh Linh và của
GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, của các cấp ủy Đảng-chính quyền địa phương, do đó
đã mua sắm và trang bị được một số lượng TBGD đáng kể, song so với nhu cầu
phát triển của nhà trường thì còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, đặc biệt là vấn đề
quản lý sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nỗ lực hơn nữa trong quản lý, sử dụng
và bảo quản, tăng cường mua sắm và bổ sung CSVC-TBGD.

10


2.2.1. Bảng thống kê:

CƠ SỞ VẬT CHẤT-TBDH NĂM HỌC 2016-2017
STT

DANH MỤC

diện

tích

ĐƠN VỊ
SỐ
m2

CẦN BỔ

GHI

SUNG

CHÚ

LƯỢNG
I. CƠ SỞ VẬT CHẤT:
toàn
01
10283

1

Tổng


2
3
4
5

trường
Phòng học
Phòng tin học
Phòng học bộ môn vật lí
Phòng học bộ môn hóa

23
01
01
01

720
54
54
54

6

học
Phòng học bộ môn sinh

01

54


7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

học
Thư viện
Phòng thiết bị
Phòng giám hiệu
Văn phòng
Phòng công đoàn
Phòng đoàn đội
Phòng truyền thống
Phòng tổ KHXH
Phòng tổ KHTN
Nhà vệ sinh dành cho GV
Nhà vệ sinh dành cho HS
Phòng học môn công

01
01

02
01
01
01
01
01
01
02
02
0

54
54
120
96
36
36
36
36
36
60
100
0

19
20
21
22
23
24


nghệ
Phòng học ngoại ngữ
Phòng y tế
Kho để hóa chất
Nhà bảo vệ
Diện tích sân chơi bãi tập
Nhà để xe

0
01
0
01
01
02
II.THIẾT BỊ
ĐƠN VỊ

0
54
0
54
500
150

01

SỐ

CẦN BỔ


GHI

LƯỢNG
180
750
125

SUNG
40
100
50

CHÚ

STT DANH MỤC
1
2
3

Bàn ghế học sinh
Sách giáo khoa
Sách Giáo viên

Bộ
Quyển
Quyển
11

02


01

01


4
5

Sách tham khảo
Tạp chí-các loại sách

Quyển
Quyển

1000
800

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

khác

Máy tính để bàn
Máy tính xách tay
Máy chiếu
Thiết bị dạy học tối thiểu
Ti vi
Âm li
Loa
Đầu đĩa
Máy phô tô
Bàn ghế văn phòng

Bộ
Chiếc
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ

30
01
03
40
01
02
02
01

01
01

80
10
02
01
10
01
01
01
01
01

2.2.2. Công tác kiểm kê tài sản, lập kế hoạch mua sắm CSVC-TBDH:
- Nhà trường quyết định thành lập Ban kiểm kê tài sản ngày từ đầu năm
học 2016-2017 gồm các thành phần như sau: Ban giám hiệu, Kế toán, chủ tịch
Công đoàn, Thanh tra nhân dân, các cán bộ thiết bị, cán bộ thư viện và một số
giáo viên am hiểu về thiết bị dạy học.
- Ban kiểm kê chịu trách nhiệm kiểm kê số lượng tài sản theo từng chủng
loại, đối chiếu với sổ sách kế toán; đồng thời đánh giá chất lượng còn lại của tài
sản.
- Đối với những tài sản chưa có giá, Ban kiểm kê căn cứ giá trên thị
trường tự áp giá để làm căn cứ ghi giá trị tài sản vào hệ thống sổ sách kế toán
của đơn vị.
- Đối với những tài sản hư hỏng không sửa chữa được, Ban kiểm kê lập
biên bản đề nghị thanh lý. Căn cứ các quy định về quản lý tài sản hiện hành,
Hiệu trưởng nhà trường quyết định cho thanh lý đối với những tài sản thuộc
thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm
quyền quyết định của cấp trên.

- Đối với những tài sản chênh lệch (thừa, thiếu) giữa số liệu kiểm kê với
sổ sách kế toán, Ban kiểm kê lập biên bản đề nghị hiệu trưởng có biện pháp xử
lý.
- Căn cứ số lượng tài sản sau kiểm kê, căn cứ vào danh mục thiết bị dạy
12


học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường lập kế hoạch mua
sắm bổ sung để đảm bảo đủ thiết bị dạy học và các phương tiện làm việc cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

13


Kết quả kiểm kê như sau:
STT

Danh mục

Đơn vị

Số

Được

Số lượng

Tình

lượng


cấp và

sau khi

trạng

mua

kiểm kê

CSVC-

sắm

TBDH
(HỎNG)

1
2
3
4
5
6

Bảng các lớp học
Bàn ghế học sinh
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Sách tham khảo

Tạp chí và loại

Chiếc
Bộ
Quyển
Quyển
Quyển
Quyển

16
220
750
125
1000
800

16
220
750
125
850
850

16
180
725
125
850
850


7
8
9
10

sách khác
Máy tính để bàn
Máy tính sách tay
Máy chiếu
Thiết bị dạy học

Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc

30
01
03
40

30
01
03
40

18
01
03
25


11
12
13
14
15
16

tối thiểu
Ti vi
Âm li
Loa
Đầu DVD
Máy phô tô
Bàn
ghế

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ

01
02
02
01
01
01


01
02
02
01
01
01

01
01
02
01

văn

40
25

12
15

01

phòng
2.2.3. Công tác sử dụng CSVC-TBDH:
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” nhằm mục tiêu từng bước
nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng thiết
bị, trường THCS Nguyễn Trãi đã có những biện pháp cụ thể như: lập kế hoạch,
kiểm tra đột xuất, thanh tra chuyên môn, việc đánh giá giờ dạy của giáo viên
được dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí sử dụng thiết bị và đồ dùng

dạy học .
Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị, đồ
dùng dạy học cũng còn một số hạn chế như: Đội ngũ nhân viên phụ trách thiết
14


bị, thí nghiệm của nhà trường còn thiếu kinh nghiệm chưa được đào tạo đúng
chuyên môn nghiệp vụ nên phần nào hạn chế trong việc quản lí thiết bị và đồ
dùng dạy học. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng thiết bị, đồ
dùng dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu, còn nhiều thiết bị đã cũ và
hư hỏng, số lượng thiết bị cấp phát còn thiếu, chất lượng TBDH chưa đảm bảo .
Giáo viên nhà trường còn xem nhẹ việc áp công nghệ thông tin và sử
dụng TBDH vào công tác dạy và học, sử dụng chưa thường xuyên, chưa đúng
quy định; một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ hiệu quả sử dụng thiết
bị và đồ dùng dạy học, nên chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng
khi lên lớp.
Số lượng giáo viên đăng kí mượn và sử dụng TBDH khi lên lớp còn ít, đại
đa số giáo viên chưa được tập huấn cách sử dụng TBDH trong các giờ thực hành
ở các bộ môn vật lí, công nghệ, sinh học, hóa học, âm nhạc, mĩ thuật.
Số lượng giáo viên tính tỉ lệ trên lớp học của nhà trường là đủ so với quy
định của nghành đối với bậc THCS, tuy nhiên còn thiếu cục bộ giáo viên ở một
số bộ môn như: giáo viên môn vật lý, giáo viên môn công nghệ, giáo viên môn
âm nhạc, giáo viên môn tin học. Do đó dẫn tới tình trạng phân công giáo viên
giảng dạy trái ban, không đúng trình độ chuyên môn được đào tạo, dẫn đến hiệu
quả sử dụng CSVC- TBDH chưa cao trong các giờ lên lớp.
2.2.4 .Huy động nguồn lực để mua sắm, bổ sung CSVC-TBDH”
Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, nên ngân sách nhà nước dành
cho nghành giáo dục nói chung và dành cho nhà trường còn nhiều hạn chế. Vì
vậy, để đảm bảo CSVC-TBDH phục vụ cho công tác dạy và học, ngay từ trong
hè nhà trường đã lập tờ trình báo cáo với chính quyền địa phương hỗ trợ kinh

phí tu sửa hệ thống đường điện trong các lớp học, sửa chữa lại các bàn ghế bị
hỏng ,các công trình vệ sinh của giáo viên và của học sinh. Bên cạnh đó nhà
trường cũng huy động ban đại diện phụ huynh học sinh hỗ trợ lải lát 100m 2 sân
trường.
Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Linh cấp kinh phí mua sắm mới 80 bộ bàn ghế
HS, 01máy photo, 10 bộ máy vi tính.
15


2.3. Nhận xét, đánh giá:
2.3.1. Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân:
2.3.1.1. Ưu điểm:
Về cơ bản nhà trường có đủ các phòng học theo quy định của nghành,
trong đó có một số phòng học bộ môn như: phòng tin học, phòng hóa học,
phòng vật lí, phòng sinh học được đưa vào sử dụng.
Một số thiết bị dạy học được cấp mới và hiện đại như: 3 máy chiếu, toàn
bộ hệ thống đường truyền internet được đấu đường truyền băng thông rộng tốc
độ cao và được kết nối với toàn bộ hệ thống máy tính trong trường.
2.3.1.2. Nhược điểm:
- Cách khai thác thông tin trên mạng của cán bộ giáo viên còn hạn chế,
nhận thức của một bộ phận giáo viên trong việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy
học chưa cao.
- Đội ngũ giáo viên phần lớn chưa học qua các lớp tập huấn sử dụng thiết
bị dạy học theo môn được đào tạo, do đó kỹ năng sử dụng TBDH hiện đại còn
lúng túng.
-Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách và có nghiệp vụ về công tác
TBTN và đào tạo đúng chuyên môn.
-Còn thiếu các phòng học chức năng hiện đại như: phòng học tiếng, nhà
tập đa năng, phòng học môn công nghệ.
- Các trang thiết bị được cấp phát theo dự án chất lượng không cao, tuổi

thọ thấp.
2.3.1.3. Nguyên nhân:
- Diện tích sân chơi bãi tập còn hẹp chưa đáp ứng được theo quy định của
nghành.
- Việc cấp mức kinh phí của nhà trường và địa phương đầu tư cho mua
sắm còn ít.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu cục bộ ở một số môn, dạy học chưa đúng
chuyên nghành được đào tạo do đó việc sử dụng CSVC-TBDH chưa tốt.
- Thiết bị cấp phát còn thiếu và lạc hậu, chất lượng thiết bị kém.
16


- Ý thức bảo quản và sử dụng TBDH của một số em học sinh chưa cao.
- Đời sống của nhân dân trong xã đại đa số còn nghèo, các doanh nghiệp
trên địa bàn còn ít và quy mô nhỏ bé dẫn đến việc vận động ủng hộ kinh phí đầu
tư cho CSVC-TBDH còn nhiều khó khăn.
2.3.2. Đánh giá một số kết quả đạt được và những tồn đọng:
2.3.2.1. Một số kết quả đạt được:
a) Công tác bảo quản:
Phòng TBDH và thí nghiệm phải được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, thường
xuyên, sắp xếp khoa học, hợp lí. Thiết bị được phân loại từng khối, từng môn
bảo quản đúng yêu cầu từng loại .
CSVC đảm bảo an toàn về mọi mặt, không để xẩy ra mất mát hư hỏng
lớn.
b) Công tác quản lý sử dụng:
Nhà trường phân công 01 Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác
CSVC-TBDH, quản lý sổ sách theo dõi việc mượn TBDH của giáo viên.
Nhà trường chọn cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thiết
bị dạy học do sở giáo dục tổ chức, các đồng chí giáo viên này có trách nhiệm tập
huấn lại cho các đồng nghiệp trong trường.

Ban chuyên môn nhà trường thường xuyên dự giò thăm lớp, kiểm tra đánh
giá các giờ dạy của giáo viên, hầu hết giáo viên đều sử dụng TBDH trong các
tiết học có quy định và đạt kết quả khá-giỏi.
c) Công tác quản lý mua sắm, bổ sung, nâng cấp CSVC-TBDH:
Ngay từ trong hè và đầu năm học ban giám hiệu nhà trường, ban chuyên
môn nhà trường, ban cơ sở vật chất căn cứ vào nhu cầu thiết yếu về CSVCTBDH phục vụ cho nhiệm vụ năm học đã phối hợp với chính quyền địa phương
cho tu sửa CSVC- TBDH như: hệ thống điện, bàn ghế học sinh, các phòng học,
các lớp học, các công trình vệ sinh.
Ban giám hiệu phối hợp với ban đại diện phụ huynh học sinh cho lải lát
100m2 sân trường.
Ban cơ sở vật chất của nhà trường thường xuyên kiểm tra, lập kế hoạch
17


tác nghiệp ngắn hạn về quản lý, sử dụng, mua sắm CSVC-TBDH tổ chức đúng
thời gian, nhờ đó tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt.
Ban giám hiệu nhà trường lập các kế hoạch mua sắm, xin hỗ trợ bổ sung
kinh phí của phòng giáo dục.
2.3.2.2. Một số tồn tại:
-Nhận thức của một số bộ phận giáo viên- nhân viên còn hạn chế, trình độ
và điều kiện tiếp cận những phương tiện kỹ thuật mới hiện đại chưa đạt yêu cầu
nên nhiều tiết dạy chưa coi trọng sử dụng TBDH, dạy chay,dẫn đến kết quả giờ
dạy thấp.
-Ý thức bảo quản và sử dụng TBDH của một số học sinh còn chưa tốt.
-CSVC còn thiếu, chưa có nhân viên phụ trách TBDH được đào tạo đúng
chuyên môn, việc sắp xếp thiết bị cho một tiết dạy chưa khoa học ảnh hưởng
đến giờ dạy của giáo viên.
-Việc tuyên truyền , công tác xã hội hóa giáo dục chưa có biện pháp hữu
hiệu nên nguồn kinh phí đầu tư cho CSVC-TBDH của nhà trường không hiệu
quả.


CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ THIẾT BỊ CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI – HUYỆN
VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ
Trong chương 2 đã đề cập đến một số nguyên nhân chủ quan và khách
quan trong công tác quản lý CSVC – TBGD của nhà trường. Thực trạng đó đã
18


làm cho chất lượng dạy và học của trường trong nhiều năm qua chưa như mong
muốn. Chính vì vậy cần đề ra một số biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém,
phát huy cao nhất CSVC- TBGD hiện có và từng bước xây dựng, bổ sung, mua
sắm CSVC-TBGD theo chuẩn quốc gia mức 2 nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện. Cụ thể như sau:
3.1. Xây dựng kế hoạch :
Tăng cường nhận thức cả về lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của
CSVC-TBGD trong trường học cho toàn thể giáo viên, nhân viên. Bằng nhiều
nguồn kinh phí tập trung mua sắm trang bị CSVC-TBGD đủ, hiện đại theo
trường chuẩn quốc gia mức độ 2, phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng
dạy học. 12 Nâng cao một bước về trình độ, kỹ năng thói quen sử dụng cho toàn
thể giáo viên, kĩ năng quản lý CSVC- TBGD cho cán bộ quản lý từ tổ chuyên
môn và GV phụ trách thiết bị.
3.2. Tổ chức thực hiện, hệ thống các biện pháp để thúc đẩy gồm:
- Trên cơ sở CSVC-TBDH đã được kiểm kê cuối năm tổ chức phân loại,
giao về cho từng tổ chuyên môn đưa thiết bị dạy học về tận cho mỗi lớp. Mỗi
lớp trang bị đủ 1 tủ gỗ dùng vào việc đựng thiết bị biểu diễn của GV cũng như
đồ dùng học tập của HS. Tại mỗi lớp GV&HS thuận tiện cất giữ và lấy ra sử
dụng hàng ngày. Số còn lại được để ở phòng TBGD dùng chung cho các GV bộ
môn đăng kí sử dụng. Các tủ TBGD nói chung phải có danh mục để biết, dễ

dàng tìm kiếm.
- Mỗi tổ chuyên môn lên kế hoạch nghiên cứu để sử dụng thành thạo
TBDH hiện có cũng như tự làm những đồ dùng có thể làm được được để nâng
cao việc chuyển tải KT&KN của bài dạy. Bên cạnh đó động viên đội ngũ tham
gia học Tin học để sử dụng được CNTT, truy cập Internet. Cử GV phụ trách thư
viện - thiết bị bằng nhiều cách tham gia tập huấn ngắn hạn, học tập kinh
nghiệm…
- Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng cường số lượng và hiện đại hóa
CSVC-TBGD của nhà trường.
- Qua các phong trào hội giảng, hội thảo, kiểm tra chuyên môn, dự giờ
19


×