Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

CÔNG tác SOẠN THẢO và BAN HÀNH văn bản tại UBND xã yên KHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.71 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Họ tên sinh viên: Vi Thị Ngà

BÁO CÁO THỰC TẬP
NGÀNH ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
LỚP ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG 1508A
KHÓA HỌC (2015 - 2017)

CHUYÊN ĐỀ: CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI
UBND XÃ YÊN KHÊ
Tên cơ quan: UBND XÃ YÊN KHÊ
Địa chỉ: Yên Khê, Con Cuông, Nghệ An
Cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ quan: Vy Thị Hiếu
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Cường

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô khoa Quản trị
Văn phòng, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã truyền dạy kiến thức cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường để em có thể hoàn thành tốt chuyến
thực tập này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới toàn thể các cán bộ trong Ủy ban
nhân dân xã Yên Khê đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyến thực
tập vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh, chị cán bộ Văn
phòng, là những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại Ủy
ban nhân dân xã Yên Khê.
Và bài báo cáo này sẽ không hoàn thành nếu như không có sự giúp đỡ của


Thầy Nguyễn Mạnh Cường – Giáo viên hướng dẫn, thầy đã tâm huyết truyền
dạy kiến thức cho sinh viên cũng như là cho em trong thời gian vừa qua.
Với thời gian thực tế là 08 tuần (bắt đầu từ ngày 12/06/2017 đến ngày
11/08/2017). Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng nhờ sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn đã tạo cơ hội cho em áp dụng lý thuyết được
trang bị ở trường học vào công tác thực tiễn tại cơ quan. Trong suốt thời gian
thực tập, em đã có cơ hội thực hành các nghiệp vụ Văn thư, văn phòng. Qua đó,
em đã rèn luyện được kỹ năng làm việc và nâng cao hiểu biết của mình trong
việc trao đổi nghiệp vụ, từ đó nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác
Văn thư – Lưu trữ.
Một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ
Nguyễn Mạnh Cường giảng viên Khoa Quản trị Văn phòng Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập. Cảm ơn các cán
bộ hướng dẫn tại Văn phòng UBND xã Yên Khê đã tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành bài báo cáo này.
Do những hạn chế nhất định về vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ Thầy cô giáo để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Yên Khê, ngày 11 tháng 8 năm 2017
SINH VIÊN


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
KÝ HIỆU VIẾT TẮT

A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sự nghiên cứu....................................................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.......................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
6. Đóng góp của đề tài..................................................................................3
7. Cấu trúc của bài nghiên cứu.....................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN
HÀNH VĂN BẢN................................................................................................5
1.1. Về công tác văn thư nói chung..............................................................5
1.1.1. Khái niệm về công tác Văn thư:.........................................................5
1.1.2. Vị trí, ý nghĩa của công tác Văn thư...................................................5
1.1.3. Những yêu cầu đối với công tác Văn thư..............................................5
1.1.4. Hình thức tổ chức Văn thư....................................................................7
1.2. Về công tác soạn thảo và ban hành văn bản..........................................7
1.2.1. Khái niệm của văn bản:......................................................................7
1.2.2. Những yên cầu về nội dung:...............................................................8
1.2.3. Những yêu cầu về thể thức:.................................................................9
1.2.4. Yêu cầu về văn phong hành chính - công vụ:.....................................11
1.2.5. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản:.....................................11
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH
VĂN BẢN TẠI UBND XÃ YÊN......................................................................13
2.1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ YÊN KHÊ – CONG CUÔNG – NGHỆ AN......13
2.1.1. Đặc điểm tình hình, vị trí địa lý..........................................................13


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND và Văn phòng
UBND xã Yên Khê.......................................................................................13
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của UBND xã Yên Khê.................................13
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Yên Khê...........................................13
2.1.2.3. Công tác văn phòng tại UBND xã...................................................14

2.2. Tình hình soạn thảo văn bản tại UBND xã Yên Khê............................15
2.2.1. Hoạt động soạn thảo văn bản Quy phạm pháp luật.............................15
2.2.2. Hoạt động soạn thỏa ban hành văn bản hành chính thông thường.....15
2.3. Những ưu điểm, nhược điểm (hạn chế)và nguyên nhân của công tác
soạn thảo ban hành văn bản tại UBND xã Yên Khê.....................................21
2.3.1. Ưu điểm...............................................................................................21
2.3.2. Hạn chế...............................................................................................21
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................23
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI UBND XÃ YÊN KHÊ.......24
3.1. Các giải pháp..........................................................................................24
3.2. Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản............................................24
3.3. Đảm bảo về nội dung của văn bản:........................................................25
3.4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý văn bản vi phạm pháp luật;
tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác Văn thư:.........................................25
3.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và quản lý
văn bản:.........................................................................................................26
C. KẾT LUẬN...................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................30
PHỤ LỤC...........................................................................................................31


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. HĐND: Hội đồng nhân dân.
2. UBND:Ủy ban nhân dân.


A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnh vực,

hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, thi hành đều gắn liền với công tác
văn thư – Lưu trữ nói chung. Do vậy công tác Văn thư đối với hoạt động quản lý
hành chính là rất quan trọng.
Có thể thấy công tác văn thư nói chung và công tác soạn thảo ban hành và
quản lý văn bản của cơ quann là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được
quan tâm đúng mực vì văn bản vừa là nguồn pháp luật cơ bản vừa là công cụ
quản lý điều hành nhà nước tại địa phương. Do vậy, việc soạn thảo và ban hành
văn bản nó không thể thiếu ở mỗi cơ quan, nó góp phần đảm bảo làm cho hoạt
động của cơ quan sẽ thuận lợi có hệ thống, đồng bộ từ trên xuống dưới, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý Nhà nước. Chính vì vậy việc quan tâm
đúng mức đến công tác soạn thảo ban hành văn bản sẽ góp phần tích cực vào
việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.
Trên thực tế công tác soạn thảo và ban hành văn bản trong hoạt động cơ
quan hành chính nhà nước nói chung đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, đáp
ứng được yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nhước trên mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số văn bản quản lý nhà nước
nói chung còn bộc lộ nhiều khuyết điểm gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới mọi
mặt của đời sống xã hội, làm giảm uy tín và hiệu quả tác động của các cơ quan
hành chính nhà nước.
Qua thời gian thực tập tại UBND xã Yên Khê huyện Con Cuông tỉnh
Nghệ An tôi thấy hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản đang là môt vấn đề
được quan tâm tại Văn phòng UBND xã và có một vai trò quan trọng đối với
công tác lãnh đạo, điều hành và bản lý nhà nước tại địa phương.
Mặc dù đã có rất nhiều công trình viết về công tác Văn thư – Lưu trữ của
rất nhiều tác giả. Nhưng viết về công tác soạn thảo và ban hành văn bản thì còn
rất ít. Do vậy tôi đã chọn đề tài: Công tác Soạn thảo và ban hành văn bản tại
UBND xã yên Khê cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình nhằm thấy được
1



tầm quan trọng của việc soạn thảo và ban hành văn bản trong công tác văn thư
đối với từng cơ quan, tổ chức cũng như vai trò của công tác soạn thảo và ban
hành văn bản trọng hoạt động quản lý của các nhà quản trị trong hoạt động của
cơ quan.
2. Lịch sự nghiên cứu.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ có thể
liệt kê một số công trình như sau:
- GV. Vũ Thị Phong Lê: Bài giảng Nghiệp vụ Văn thư. Đã đề cập đến các
vấn đề sau:
+ những vấn đề chung của công tác văn thư trình bày nội dung kiến thức
sau: Khái niệm, nội dung và yêu cầu của công tác văn thư; vị trí, ý nghĩa của
công tác văn thư; những yêu cầu đối với cán bộ văn thư cơ quan; tổ chức quản
lí công tác văn thư; Các hình thức tổ chức trong công tác văn thư.
+ Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi: có nội dung trình bày về
khái niệm và nguyên tắc; quy trình tổ chức, quản lí và giải quyết văn bản đi
+ Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến: có kết cấu nội dung gồm 2
phần. Phần 1 trình bày các khái niệm và nguyên tắc văn thư. Phần 2 trình bày
quy trình tổ chức, quản lí và giải quyết văn bản đến
+ Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản nội bộ và văn bản mật: trình bày
các kiến thức về tổ chức và giải quyết văn bản nội bộ, tổ chức và giải quyết văn
bản mật;
- PGS. Vương Đình Quyền: Lý luận và phương pháp công tác văn thư,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2011;
- Nguyễn Thị Phương, sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương:
Báo cáo thực tập về công tác văn phòng HĐND-UBND tại UBND huyện Anh
Sơn, Tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về công tác soạn thảo
và bàn hành văn bản tại UBND xã Yên Khê - huyện Con Cuông, Nghệ An.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu thực trạng công tác văn thư, và công tác soạn thảo và ban

2


hành văn bàn của UBND xã Yên Khê
- Nhận xét ưu điểm (những gì đã làm được) và hạn chế (những gì chưa
làm được) về công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại UBND xã Yên Khê
- Từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm góp phần làm cho công tác văn
thư nói chung và công tác soạn thảo ban hành văn bản nói riêng tại UBND xã
Yên Khê ngày càng tiến bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những lý luận chung về công tác Văn Thư, soạn
thảo ban hành và quản lý văn bản của cơ quan
Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn em xin nghiên cứu công tác
soạn thảo và ban hành ban bản của Ủy ban nhân dân xã Yên Khê với những số
liệu từ năm 2013 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên việc thu thập tài liệu thực tế, thống kê số liệu, quan sát, kết hợp
với những kiến thức được thầy cô truyền dậy và kinh nghiệm của bản thân.
Đề tài nghiên cứu là sự kết hợp giữa lý luận và thực tế để nội dung nghiên
cứu được rõ ràng và khoa học.
6. Đóng góp của đề tài.
Qua bài nghiên cứu này tôi mong muốn công tác văn thư nói chung và
công tác soạn thảo ban hành văn bản tại UBND xã Yên Khê sẽ được quan tâm
và chú trọng hơn nữa, đầu tư trang thiết bị và các phần mềm ứng dụng tiên tiến,
hiện đại hơn.
Sau kết quả nghiên cứu, tôi hi vọng đề tài của tôi sẽ được mọi người quan
tâm và trở thành một trong những tài liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực trong
cuộc sống.
7. Cấu trúc của bài nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. đề

tài gồm có 3 chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN
HÀNH VĂN BẢN
3


Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH
VĂN BẢN TẠI UBND XÃ YÊN KHÊ
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN

4


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN
HÀNH VĂN BẢN
1.1. Về công tác văn thư nói chung.
Khái niệm về công tác Văn thư:
Công tác Văn thư là toàn bộ các công việc xây dựng và ban hành văn bản
( sọan thảo và ban hành văn bản) trong các cơ quan và việc xây dựng, quản lý,
giải quyết văn bản trong các cơ quan đó.
Vị trí, ý nghĩa của công tác Văn thư.
- Vị trí: Vănthư có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý cũng như hiệu quả hoạt động của cơ quan, do đó công tác Văn thư có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan.
- Ý nghĩa: Công tác Văn thư giúp cho việc giải quýêt công việc của cơ
quan được nhanh chóng và chính xác, có năng xuất và chất lượng, đúng đường
lối, chính sách, nguyên tắc và chế độ, đồng thời bảo đảm quản lý công việc của
cơ quan đựơc chính xác và chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả và thành tích
hoạt động của cơ quan.

Đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động
của cơ quan một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, đồng thời giữ gìn được bí
mật của cơ quan, hạn chế bệnh quan liêu giấy tờ, góp phần cải cách thủ tục hành
chính phục vụ cho công cuộc đổi mới.
Làm tốt công tác này, Góp phần tiết kiệm được công sức, nguyên, vật liệu
chế tác các trang thiết bị dùng trong quá trình ban hành văn bản.
Góp phần giữ lại các giấy tờ, bằng chứng về hoạt động của các cơ quan,
của các cá nhân, tập thể phục vụ tho hoạt động Thanh tra, kiểm tra.
Góp phần giữ gìn những tài liệu giá trị về mọi lĩnh vực phục vụ cho công
tác tra cứu thông tin quá khứ.
1.1.3. Những yêu cầu đối với công tác Văn thư.
Xuất phát từ vai trò, vị trí, ý nghĩa của công tác Văn thư đối với cơ quan,
tổ chức, văn thư giúp cho quản lý công việc của cơ quan nhanh chóng, cho quá
5


trình tham mưu cho lãnh đạo, quản lý hậu cần được tốt hơn. Do đó, công tác
Văn thư đòi hỏi những yêu cầu rất chặt chẽ sau:
- Nhanh chóng: Trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào thì yêu cầu
nhanh chóng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định sự thành công của cơ quan,
tổ chức. Nhưng đối với công tác Văn thư thì yêu cầu nhanh chóng được coi nhưlà một nguyên tắc trong hoạt động của cơ quan. Quá trình giải quyết công việc
của cơ quan phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của công tác Văn thư, nếu quá
trình này diễn ra nhanh chóng thì thông tin sẽ đến kịp thời với các đơn vị giải
quyết văn bản và nó sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của
cơ quan.
- Chính xác: Cùng với yêu cầu nhanh chóng trong quá trình hoạt động
Văn thư của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu chính xác cũng không kém phần quan
trọng.
Nội dung của văn bản phải chính xác tuyệt đối theo yêu cầu giải quyết
công việc không trái với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, văn bản

ban hành phải có đầy đủ các thành phần thể thức do Nhà nước quy định. Về quy
trình kỹ thuật, nghiệp vụ, tất cả các khâu kỹ thuật nghiệp vụ của công tác Văn
thư phải đảm bảo chính xác từ viêc soạn thảo, đánh máy, đăng ký, chuyển giao
đến tổ chức giải quyết và quản lý văn bản đều phải theo những quy định của
pháp luật.
- Bí mật: Bímật để cho hoạt động của cơ quan được hiệu quả và giữ gìn
được bí mật Nhà nước.
Trong quá trình xây dựng văn bản của cơ quan, tổ chức việc giải quyết
văn bản, bố trí làm việc của các cán bộ Văn thư của cơ quan phải đảm bảo yêu
cầu đã quy định trong bí mật Nhà nước. Giữ gìn bí mật của cơ quan tổ chức là
sự thành công của mỗi cơ quan đó
- Hiện đại: Việc thực hiện những nội dung cụ thể của công tác văn thứ
gắn liền với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật văn phòng hiện đại. Vì vậy,
yêu vầu hiện đại hóa công tác văn thư đã trwor thành một trong những tiền đề để
đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước nói chung và mỗi cơ quan nói riêng có
6


năng suất chất lượng cao. Hiện đại hóa công tác văn thư ngày nay tuy đã trở
thành một nhu cầu cấp bách, nhưng phải tiến hành từng bước, phù hợp với khoa
học kỹ thuât của đất nước cũng như điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan. Cần tránh
tư tưởng bảo thủ, lạc hậu coi thường việc áp dụng phương tiên kỹ thuạt hiện đại,
các phát minh sáng chế có liên quan đến việc tăng cường hiệu quả công tác văn
thư.
1.1.4. Hình thức tổ chức Văn thư.
Hình thức tổ chức Văn thư có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ quá
trình xử lý văn bản, giấy tờ cơ quan đến kết quả hoạt động của cơ quan đến kết
quả hoạt động của cơ quan, do đó trong từng cơ quan, tổ chức phải lựa chọn
hình thức công tác Văn thư cho phù hợp trên cơ sở phân tích cơ cấu tổ chức, số
lượng văn bản đi và đến, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.

Có rất nhiều hình thức tổ chức công tác Văn thư nhưng thông thường
người ta áp dụng ba hình thức tổ chức là hình thưc tổ chức tập trung, hình thức
tổ chức phân tán và hình thức tổ chức hỗn hợp.
Hình thức Văn thư tập trung: được áp dụng hầu hết các tác nghiệp chuyên
môn, công tác Văn thư được tập trung giải quyết ở một đơn vị, hình thức này
thông thường được áp dụng tại một cơ quan, đơn vị có cơ cấu ít phức tạp, có quy
mô nhỏ, số lượng văn bản ít.
Hình thức Văn thư phân tán: được áp dụng khi hầu hết các khâu nghiệp
vụ được giải quyết ở các sở đơn vị, tổ chức trực thuộc cơ quan, đơn vị có cơ cấu
phức tạp, nhiều văn bản đi và đến có nhiều cơ sở cách xa nhau.
Quá trình thực hiện ở các đơn vị, bộ phận khác của cơ quan, hình thức này

thông thường được áp dụng tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành pháp
quản lý hành chính Nhà nước.
1.2. Về công tác soạn thảo và ban hành văn bản
1.2.1. Khái niệm của văn bản:
Văn bản là phương tiện ghi nhận và truyền đạt thông tin từ chủ thể này
đến chủ thể khác bằng một ngôn ngữ hay một ký hiệu nhất định tùy theo từng
lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, và quản lý nhà nước mà văn bản có những
7


hình thức và nội dung khác nhau.
1.2.2. Những yên cầu về nội dung:
Tính mục đích: khi bắt tay vào soạn thảo văn bản cần xác định mục đích,
mục tiêu và giới hạn tiêu chuẩn cảu nó, tức cần phải trả lời cacds vấn đề. Văn
bản này ban hành để làm gì? Giải quyết các việc gì? Mức độ giải quyết đến đâu?
Kết quả của việc thực hiện ở sự đồng nhất nội dung và hình thức văn bản.
Tính khoa học: Văn bản có tính khoa học phảiđảm bảo cóđủ lượng thông
tin quy phạm và thông tin thực tế.Các thông tin được sử dụngđểđưa vào văn bản

phảiđược xử lý vàđảm bảo chính xác.
- Đảm bảo sự logic về mặt nội dung, nhất quán về mặt chủđề, bố cục chặt
chẽ
- Đảm bảo các yêu cầu về mặt thể thức.
- Sử dụng tốt ngôn ngữ pháp luật hành chính.
- Đảm bảo tính hệ thống cúa văn bản.
Tínhđại chúng: Văn bản có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với trìnhđộ
dân trí, phảiđảm bảo tới mức tốiđa, tính phổ cập, song không ảnh hưởngđến nội
dung nghiêm túc và chặt chẽ của văn bản.
Tính quy phạm: Cho thấy tính cưỡng chế của văn bản, tức là văn bản thể
hiện quyền lực của nhà nước dòi hỏi mọi người phải tuân theo, đồng thời
phảnánhđịa lý của chủ thể pháp luật, đảm bảo tính quy phạm, văn bản sẽ dược
ban hànhđúng thẩm quyền quy định vàđược trình bày dưới dang quy phạm pháp
luật.
Tính khả thi: Một yêu cầuđối với văn bảnđồng thời là hiệu quả, kết
hợpđúngđắn và hợp lý các yêu cầu nói trên ngoài ra để các nội dung của văn
bảnđược thi hànhđầyđủ và nhanh chóng văn bản cần phải hợpđủ cácđiều kiện
sau:
- Nội dung phảiđưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý,
nghĩa là phải phù hợp với trìnhđộ năng lực khả năng vật chất của chủ thể thi
hành.
- Khi quy định các quyền cho chủ thểđược hưởng phải kèm theo các điều
8


kiệnđểđảm bảo thực hiện các quyềnđó.
- Phải nắm vữngđược khả năng mọi mặt củađối tượng thực hiện văn bản,
nhằm xác lập trách nhiệm của các trường hợp cụ thể.
1.2.3. Những yêu cầu về thể thức:
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản được thiết

lập và trình bày theo đúng những quy định của Nhà nước để đảm bảo giá trị
pháp lý cho văn bản. Căn cứ vào những quy định của pháp luật, hiện nay công
tác soạn thảo văn bảnđượcáp dụng theo Thông tư số 01/2011/TT-BNVngày
19/01/2011 của Bộ Nội vụđược trình bày như sau:
Bao gồm 9 thành phần thể thức văn bản :
- Quốc hiệu.
- Tên cơ Quan ,tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh ngày, tháng, năm ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Quyền hạn, chúc vụ, họ và tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm
những thành phầnáp dụngđối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung
trong những trường hợp cụ thể.

9


* Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản

11

20-25 mm
2

1


3

4

15

5b

5a

10a

9a

10b

12

15-20mm

30-35 mm

6

7a
9b
13

8


7c

7b

14

20-25 mm

10


* Chú thích các ô số thể hiện thành phần thể thức văn bản :
1 : Quốc hiệu.
2: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3: Số, ký hiệu văn bản.
4: Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản.
5a: Tên trích yếu nội dung văn bản.
5b: Trích yếu nội dung công văn.
6: Nội dung văn bản.
7a,7b,7c: Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
8: Dấu cơ quan, tổ chức.
9a,9b: Nơi nhận.
10a: Dấu chỉ mứcđộ mật.
10b: Dấu chỉđộ mật.
11: Dấu thu hồi và chỉ về phạm vi lưu hành.
12: Chỉ dẫn về dự thảo văn bản.
13: Ký hiệu ngườiđánh máy và số lượng bản pháp hành.
14 : Địa chỉ cơ quan.
1.2.4. Yêu cầu về văn phong hành chính - công vụ:
Phong cách hay văn phong hành chính - công vụ là những phương tiện

ngôn ngữ có tính khuôn mẫu, chuẩn mực được sử dụng thích hợp trong lĩnh vực
giao tiếp của hoạt động pháp luật và hành chính. Sử dụng văn phong hành chính
– công vụ trong soạn thảo văn bản quản lý nhà nước đòi hỏi phải đảm bảo trọn
vẹn các đặc điểm cơ bản của nó về tính chính xác; tính phổ thông, đại chúng;
tính khách quan – phi cá tính; tính khuôn mẫu và tính trang trọng, lịch sự. Có
như vậy mới đảm bảo được tính hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà
nước trong quá trình quản lý, điều hành mà văn bản là phương tiện quan trọng
để truyền đạt được ý chí của chủ thể đối với đối tượng quản lý.
1.2.5. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản:
Bên cạnh việc sử dụng phong cách chức năng thích hợp, công tác soạn
thảo văn bản quản lý nhà nước còn đòi hỏi việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản
11


phải đảm bảo chính xác, rõ ràng và trong sáng. Đây là chất liệu cấu thành của
một văn phong nhất định trong quá trình soạn thảo văn bản. Việc sử dụng các
ngôn ngữ cụ thể trong văn bản cần phải được đảm bảo các yêu cầu về sử dụng từ
ngữ và sử dụng câu.
- Sử dụng từ ngữ phải sử dụng từ ngữ chuẩn xác, dùng từ đúng phong
cách và sử dụng từ đúng quan hệ kết hợp;
- Sử dụng câu thì câu phải được viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt;
viết câu đảm bảo tính logic; diễn đạt chính xác, rõ ràng , mạch lạc; nên chủ yếu
sử dụng câu tường thuật và sử dụng dấu câu đúng ngữ pháp.
Như vậy hoạtđộng soạn thảo văn bản cần thực hiệnđúng những quy
địnhtrên đây chính là cơ sở lý luận của hoạtđộng soạn thảo và ban hành văn bản
tại UBND xã Yên Khê.

12



Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH
VĂN BẢN TẠI UBND XÃ YÊN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ YÊN KHÊ – CONG CUÔNG – NGHỆ AN
2.1.1. Đặc điểm tình hình, vị trí địa lý.
Yên Khê có tổng diện tích tự nhiên 5.244, 04 ha. Trong đó đất nông
nghiệp 4.951,33 ha = 94,42%, đất phi nông nghiệp 236,44 ha = 4,51%, đất chưa
sử dụng 56,27 ha = 1,07 %.
Có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp huyện Anh Sơn.
Phía Tây giáp xã Chi Khê và xã Châu Khê.
Phía Nam giáp xã Lục Dạ.
Phía Bắc giáp xã Bồng Khê.
Gồm 2 trường Tiểu học, 01 trường Mầm non và 01 trường THCS. Trong
đó có 2 trường chuẩn quốc gia ( Tiểu học và mầm non), có 1 trạm y tế đạt chuẩn
quốc gia. Toàn xã có 1.387 hộ, 5.739 khẩu, trong đó khẩu thực tế thường trú
5.117 khẩu, dân tộc thiểu số chiếm trên 70% dân số. Có 151 hộ nghèo = 602
khẩu, cận nghèo 229 hộ = 909 khẩu.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND và Văn phòng
UBND xã Yên Khê
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của UBND xã Yên Khê
UBNDxã Yên Khê chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố Quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn xã Yên
Khê.
UBND xã Yên Khê thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ trung ương tới cơ sở.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Yên Khê
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Yên Khê gồm: 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch

13


và 02 ủy viên (Trưởng công an và Xã đội trưởng).
Thường trực UBND gồm 03 thành viên (Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch).
Cán bộ chuyên trách: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND
- Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
+ Số lượng gồm: 46 người. Trong đó: (Cán bộ 10 người; Công chức 13
người; Bán chuyên trách 18 người; hợp đồng lao động 05 người.)
+ Trình độ chuyên môn: ( Đại học: 26 người ; Cao đẳng 03 người; Trung
cấp 09 người.)
+ Đảng viên: 37 người.
+ Lý luận Chính trị: (Cử nhân: 0 người; Cao cấp: Không; Trung cấp 13
người; Sơ cấp 22 người.)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Yên Khê (Phụ lục 1 kèm theo)
2.1.2.3. Công tác văn phòng tại UBND xã



Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.

Văn phòng UBND xã Yên Khê là bộ phận tham mưu giúp UBND trong
việc quản lý nhà nước tại địa phương. Là một bộ máy làm việc của cơ quan có
chức năng tham mưu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã, là nơi đảm
bảo các điều kiện vật chất kỷ thuật cho mọi hoạt động của HĐND và UBND.
Giúp UBND xã xây dựng chương trình, lịch công tác, lịch làm việc và
theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình
kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo
thực hiện.
Giúp UBND dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền; làm báo cáo gửi

lên cấp trên.Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ,
biểu mẫu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ,
công chức cấp xã.
Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp, giúp UBND tổ chức tiếp dân, tiếp
khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dân chuyển đến hoặc lên cấp trên có thẩm
quyền giải quyết.
Đảm bảo bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của HĐND và
14


cho công việc của UBND; Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng ở xã.
Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu
HĐND và UBND theo quy định của pháp luật.
Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ
chức và công dân theo cơ chế " một cửa"



Tổ chức văn phòng:

Văn phòng UBND xã gồm: 02 Công chức Văn phòng – Thống kê và 01
cán bộ Văn thư – Lưu trữ.
2.2. Tình hình soạn thảo văn bản tại UBND xã Yên Khê
2.2.1. Hoạt động soạn thảo văn bản Quy phạm pháp luật.
Trong thời gian qua công tác soạn thảo van hành văn bản quy phạm pháp
luật tại UBND xã Yên Khê luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện và được ban
hành đúng quy trình, đúng pháp luật và có tính khả thi cao. Nhìn chung, công
tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạp pháp luật đã có những chuyển biến
tích cực, được cấp trên đánh giá cao qua các đợt kiểm tra cuối năm.
Đối với cấp xã về cơ bản công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm

pháp luật đã có chuyển biến tích cực, các văn bản Quy phạm pháp luật do cấp xã
ban hành cơ bản đúng thẩm quyền, đúng trình trự thủ tục, nội dung phù hợp với
các văn bản cảu cơ quan Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trên địa
bàn. Văn bản UBND xã ban hành đảm bảo chặt chẽ, chi tiết, phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương. Do đó các văn bản Quy phạm pháp luật khi ban
hành được thực hiện luôn không cần hướng dẫn thi hành của các ngành, cấp
huyện. vì vậy mà cấp xã ban hành văn bản Quy phạm pháp luật không nhiều.
2.2.2. Hoạt động soạn thỏa ban hành văn bản hành chính thông
thường
Trong thời gian qua, công tác soạn thảo văn bản của Văn phòng UBND xã
cơ bản đã đảm bảo giải quyết được các nhiệm vụ được giao. Trình tự, thủ tục
soạn thảo văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong giải quyết
các công việc của mình văn bản chính là phương tiện quan trọng chứa đựng
trong đó thông tin và quyết định quản lý. Văn bản mang tính công quyền, được
15


ban hành theo các quy định của nhà nước, luôn tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội và là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động cụ thể của Văn
phòng.
Văn phòng là bộ phận chuyên môn, tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo
UBND và thương trực HĐND nên các văn bản được soạn thảo chủ yếu là các
văn bản hành chính. Các văn bản hành chính mà Văn phòng UBND xã thường
soạn thảo bao gồm các văn bản sau: Quyết định, Báo cáo, Thông báo, tờ trình,
công văn, chương trình kế hoạch, phương án, biên bản, giấy ủy quyền, giấy
chứng nhận, giấy mời, giấy giới thiệu,giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ,
phiếu gửi, phiếu chuyển… Tùy thuộc vào từng nhiệm vụ cụ thể mà cán bộ Văn
phòng soạn thảo văn bản và chịu trách nhiệm trong quá trình soạn thảo các văn
bản hành chính phục vụ cho giải quyết các vấn đề liên quan, ra quyết định hành
chính.

Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác năm từ 2011 đến 2016, văn
phòng UBND xã đã tham mưu cho lãnh đạo ban hành trên 465 Quyết định, 127
Thông báo, 105 báo cáo, 246 công văn… Công tác soạn thảo đúng trình tự, thể
thức theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trình tự soạn thảo và ban hành văn ban hành chính của Văn phòng UBND
xã Yên Khê đã đảm bảo được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày
08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư, Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày
08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác Văn thư. Qua đó
Văn phòng đã cụ thể hóa quy định vào trong hoạt động của mình. Quá trình soạn
thảo ban hành văn bản hành chính của Văn phòng UBND xã Yên Khê bao gồm
các bước như sau:
Bước 1. Chuẩn bị soạn thảo.
Khi cán bộ Văn phòng được phân công saonj thảo văn bản, đầu tiên phải
phải xác định mục đích ban hành văn bản, đối tượng áp dụng của văn bản cần
soạn thảo
Xác định tên loại văn bản, thu thập xử lý các thông tin có liên quan tới nội
16


dung của văn bản
Bước 2. Soạn thảo văn bản
Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã được thực hiện
theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004.
Việc soạn thảo văn bản hành chính khác được đảm bảo thực hiện theo quy
định về soạn thảo văn bản của Thông tư liên tịch số 01/2011/TT-BNV ngày
19/01/2011 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
Nếu cần thiết người soạn thảo có thể đề xuất với lãnh đạo cơ quan, việc tham

khảo ý kiến của các bộ phận, cá nhân có liên quan phối hợp cùng với cán bộ
chuyên môn khác để soạn thảo.
Bước 3. Trình duyệt bản thảo kèm theo tài liệu có liên quan
Bản thảo do Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND (người ký văn bản) duyệt.
Trường hợp có sửa chữa, bổ dung bản thảo đã được duyệt thì phải trình người
duyệt xem xét, quyết định.
Bước 4. Đánh máy và nhân văn bản
Đánh máy đúng nguyên bản thảo, đúng thể thức, kỹ thuật trình bày văn
bản theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
thể thức và kỹ thuật trình bay văn bản hành chính.
Văn bản nhân đúng số lượng quy định ở mục Nơi nhân văn bản. người
đánh máy phải giữ bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản
đúng thời gian quy định của lãnh đạo UBND xã. Trường hợp nếu phát hiện có
lỗi của bản thảo đã được duyệt, người đánh máy báo lại cho người duyệt văn
bản hoặc người thảo văn bản để kịp thời điều chỉnh.
Bước 5. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành.
Cán bộ Văn phòng phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của
nội dung văn bản mà mình soạn thảo, chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức,
kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản.
Bước 6. Ký chính thức văn bản.
17


Đối với những văn bản quan trọng thì được thảo luận tập thể và quyết
định theo đa số, và việc ký văn bản được quy định như sau: Chủ tịch UBND xã
thay mặt UBND ký các văn bản của UBND. Các phó Chủ tịch UBND thay mặt
UBND ký thay chủ tịch những những văn bản theo uy quyền của Chủ tịch và
những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
Đối với những văn bản ma ftheo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch UBND thì Chủ tịch UBND ký các văn bản thuôc khối nội chính,

Chủ tịch UBND ủy quyền cho các phó Chủ tịch ký thay các văn bản thuộc lĩnh
vực kinh tế và văn hóa xã hội.
Bước 7. Phát hành văn bản
Văn bản sau khi ký chính thức chuyển giao cho cán bộ văn thư để thực
hiện các công việc sau:
- Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số, ký
hiệu và ngày, tháng, năm của văn bản.
- Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có).
- Đăng ký vào sổ công văn đi:
Mẫu sổ đăng ký “Công văn đi” của UBND xã được trình bày:
Mẫu bìa sổ: Sổ được in sẵn, kích thước 210mm x 297mm

Phần đăng ký văn ỦY
bảnBAN
đi:NHÂN
Phần DÂN
đăngXÃ
kýYÊN
vănKHÊ
bản đi được trình bày trên
trang giấy khổ A3 (420mm x 297mm) bao gồm 08 cột theo mẫu sau:
Số, ký

Ngày

Tên loại vàSỔtrích
NơiĐI
ĐĂNGNgười
KÝ VĂN BẢN


hiệu

tháng

văn

văn

văn bản
bản
Từ ngày ..….... đến ngày .....…...

bản
(1)

bản
(2)

Từ số ...…...... đến số ...........…....

yếu nội dung

ký……....nhận văn
Năm:

(3)

(4)

(5)


Đơn vị,
người
nhận bản
lưu
(6)

Số
lượng
bản
(7)

Ghi
chú
(8)

Quyển số: ……...

- Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi. Văn
bản đã làm thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký,
chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo.
18


- Lưu văn bản đã phát hành: mỗi văn bản đi lưu hai bản : bản gốc lưu tại
văn thư, bản chính lưu trong hồ sơ .
Văn phòng UBND xã Yên Khê soạn thảo các văn bản hành chính trong
thời gian qua đã đảm bảo được các yêu cầu về quy trình, trình tự các bước khi
soạn thảo. Qua đó, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng mà các văn
bản soạn thảo ra trong quá trình ban hành văn bản của mình. Việc soạn thảo văn

bản ở Văn phòng UBND xã cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:
Thứ nhất: nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Nội dung văn bản phải đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước và phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân
(phạm vi đối tượng và hành vi cần điều chỉnh; các mặt công tác cụ thể; thời
điểm quy định…).Ngoài ra, văn bản phải được ban hành đúng căn cứ pháp lý,
đúng thẩm quyền, nội dung của văn bản phải phù hợp với quy định của pháp
luật và phải được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày.
Thứ hai: nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nội dung, ý tưởng trong văn bản hành chính phải rõ ràng, chính xác
không làm người đọc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Diễn đạt ý tứ phải theo
một trình tự hợp lý, ý trước là cơ sở cho ý sau, ý sau nhằm minh họa, giải thích
cho ý trước; câu văn phải rõ ràng, ngắn gọn, chứa đựng thông tin nhiều nhất,
không trùng, thừa ý hoặc lạc đề.
Thứ ba: nguyên tắc đảm bảo tính đại chúng
Văn bản hành chính phải phù hợp với người đọc, phù hợp với trình độ dân
trí; nội dung phải rõ ràng, xác thực, lời lẽ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.
Thứ tư: nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nội dung văn bản hành chính phải phù hợp với trình độ, khả năng người
thực thi, phải phù hợp với thực tế cuộc sống, các quyết định đưa ra có thể trở
thành hiện thực.
Trong công tác soạn thảo Văn phòng còn theo dõi các ngành và cán bộ
chuyên môn thuộc UBND trong việc chuẩn bị các đề án (bao gồm các dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật, các dự án Kinh tế - Xã hội, Văn hóa, Y tế, Giáo
19


dục, An ninh – Quốc phòng và các dự án khác) và tham gia ý kiến về nội dung,
hình thức và thể thức trong quy trình soạn thảo các đề án đó. Qua đó càng thấy
được vai trò của Văn phòng đối với UBND xã là vô cùng quan trọng đặc biệt

các văn bản được soạn thảo đúng trình tự, thẩm quyền, nội dung tuân thủ theo
các quy định của pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng cho các quyết định của UBND
xã được đảm bảo hơn. Thế nhưng vấn đề đặt ra là cần quan tâm đến nội dung,
đến chất lượng của văn bản được soạn thảo. Thời gian từ năm 2011 đến năm
2016 Văn phòng đã soạn thảo được465 Quyết định, nhưng không phải tất cả các
Quyết định này đều giải quyết cụ thể mỗi công việc khác nhau, mà vẫn còn tồn
tại những nội dung như: sửa đổi quyết định cũ của UBND đã ban hành, do đó
đặt ra một yêu cầu quan trọng đối với công tác soạn thảo văn bản là cần phải xác
định những nội dung cần soạn thảo đảm bảo đúng đắn, chính xác, không trái
pháp luật, tuân theo quy trình soạn thảo; đúng thẩm quyền ban hành văn bản;
hình thức tuân thủ theo quy định... Như vậy sẽ đảm bảo hơn nữa số lượng và
chất lượng của văn bản được soạn thảo ra trước khi ban hành để giải quyết các
công việc cụ thể của UBND xã.
2.3. Những ưu điểm, nhược điểm (hạn chế) và nguyên nhân của công
tác soạn thảo ban hành văn bản tại UBND xã Yên Khê
2.3.1. Ưu điểm.
Tình hình soạn thảo và quản lý văn bản của Văn phòng UBND xã đã nêu
ở trên một phần thấy được những kết quả đáng chú ý trong hoạt động ban hành,
ra quyết định của UBND xã Yên Khê đạt được những thành tựu như trên trong
công tác soạn thảo và quản lý văn bản là những bước tiến mới, hướng đi mới
trong quá trình quản lý, điều hành của UBND trong việc thực hiện các nhiệm vụ
cơ bản của mình. Qua đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết công việc khi
soạn thảo và ban hành văn bản, quản lý văn bản một cách chặt chẽ, thống nhất là
một yếu tố quan trọng cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý của cơ quan.
Trong thời gian qua Văn phòng UBND xã làm tốt nhiệm vụ này, văn bản giấy tờ
đều được xử lý nhanh chóng, đảm bảo không để sót, thất lạc văn bản, phục vụ
kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND xã.
20



×