Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

Balloon HIENGKHAMBANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƢỜNG

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

Balloon HIENGKHAMBANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số

: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƢỜNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Hải là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn giúp đỡ
mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công tới ThS. Phạm Anh
Hùng cùng các anh, chị công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Quan Trắc và Mô hình
hóa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công tới các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công tới các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Kế hoạch Đô thị, Trƣờng Đại học Kiến trúc - Đại học Quốc gia
Lào.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong lớp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Balloon HIENGKHAMBANH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1.

Khái niệm về đất đai.................................................................................... 3

1.1.1.

Vai trò, ý nghĩa đất đai trong nông nghiệp .......................................... 3

1.1.2.

Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 4

1.1.3.

Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 5

1.2.

Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 7

1.2.1.

Tình hình sử dung đất nông nghiệp trên thế giới ................................. 8

1.2.2.

Tình hình sử dung đất nông nghiệp ở Việt Nam .................................. 9

1.2.3.


Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá đất đai...................................... 11

1.3.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu. ................................................................. 14

1.3.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Điện Biên. ................................................. 14

1.3.2.

Điều kiện phát triển kinh tế xã hội .................................................... 20

1.4.

Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. .............................. 27

1.4.1. Kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015. ...... 27
1.4.2.

Các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém..... 27

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.30
2.1.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................ 30

2.2.


Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 31

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu. .......................................................................... 31

2.3.1.

Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, sử lý số liệu ................................ 31

2.3.2.

Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp ................................................... 31

2.3.3.

Phƣơng pháp đánh giá đất đai. ........................................................... 33

2.3.4.

Phƣơng pháp phân tích mẫu ............................................................... 31

2.3.5.

Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...................................... 32

2.3.6.

Phƣơng pháp xử lý số liệu điều tra ..................................................... 31


2.3.7.

Phƣơng pháp xây dựng bản đồ ........................................................... 34

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 35
3.1.

Thực trạng sử dụng và biến động đất đai của huyện Điện Biên ............... 35

3.1.1.

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. ....................................................... 35


3.1.2.

Thực trạng loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên ....... 41

3.1.3.

Biến động sử dụng đất SXNN ............................................................ 46

3.2.

Đánh giá đặc điểm tài nguyên đất của huyện................................................ 48

3.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất SXNN ...................................................... 57


3.3.1.

Những căn cứ và tiêu chuẩn để đánh giá ............................................ 57

3.3.2.

Đánh giá hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp. ................. 62

3.3.3.

Đánh giá hiệu quả môi trƣờng. ........................................................... 64

3.3.4.

Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững và triển vọng. ............. 67

3.4.

Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững. ............................................. 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 79


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Dự báo sử dụng đất Việt Nam đến năm 2020 ............................................ 9
Bảng 1.2. Dân số của huyện Điện Biên .................................................................... 25
Bảng 2.1. Các phƣơng pháp phân tích mẫu đất ........................................................ 31
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất năm 2015 ............................... 35
Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu đất SXNN năm 2015 theo mục đích sử dụng............... 37

Bảng 3.3. Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm
2016........................................................................................................................... 40
Bảng 3.4. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện. ........................ 41
Bảng 3.5. Diện tích các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của 2 tiểu
vùng........................................................................................................................... 45
Bảng 3.6. Biến động sử dụng đất đai của huyện Điện Biên ..................................... 47
Bảng 3.7. Phân loại đất huyện Điện Biên. ................................................................... 48
Bảng 3.8. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB60 .......................................................... 51
Bảng 3.9. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB50. ......................................................... 51
Bảng 3.10. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB72 ........................................................ 52
Bảng 3.11. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB94 ........................................................ 53
Bảng 3.12. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB100 ...................................................... 53
Bảng 3.13. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB83 ........................................................ 54
Bảng 3.14. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB1 .......................................................... 54
Bảng 3.15. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB15 ........................................................ 55
Bảng 3.16. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB30 ........................................................ 56
Bảng 3.17. Kết quả phân tích phẫu diện ĐB116 ...................................................... 56
Bảng 3.18. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá mức độ thích hợp .................................. 58
Bảng 3.19. Tiêu chuẩn đánh sử dụng đất đai ............................................................ 59
Bảng 3. 20. Thống kê hiệu quả các loại hình sử dụng đất NN từ năm 2011 – 2015 59
Bảng 3. 21. Hiệu quả kinh tế các LHSDĐ huyện Điện Biên.................................... 62
Bảng 3.22. Số công lao động trung bình của các LUT ............................................. 62
Bảng 3.23. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện
Điện Biên .................................................................................................................. 64


Bảng 3.24. So sánh mức đầu tƣ phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp
lý................................................................................................................................ 65
Bảng 3.25. Hiệu quả môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất ............................... 66
Bảng 3.26. Tổng hợp đánh giá khả năng sử dụng bền vững của các LHSDĐ ......... 67

Bảng 3.27. Phân cấp mức độ tích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất đƣợc
lựa chọn của huyện Điện Biên. ................................................................................. 68
Bảng 3.28. Tổng hợp diện tích phân hạng thích nghi đất đai huyện Điện Biên ....... 71
Bảng 3.29. Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên ................... 75


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biến động sử dụng đất Việt Nam (2015/2000) ......................................... 10
Hình 1.2. Bản đồ hành chính thu từ bản đồ tỷ lệ 1/40.000 của huyện Điện Biên .... 17
Hình 2.1. Bản đồ vị trí của huyện Điện Biên trong tỉnh Điện Biên.......................... 30
Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất năm 2015 ............................... 36
Hình 3.2. Diện tích, cơ cấu đất SXNN theo mục đích sử dụng năm 2015 ............... 38
Hình 3.3. Thống kê diện tích đất SXNN theo đơn vị hành chính năm 2016 ............ 41
Hình 3.4. Biến động sử dụng đất đai của huyện Điện Biên...................................... 46
Hình 3.5. Bản đồ đất huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ........................................... 50
Hình 3.6. Bản đồ phân hạng thích nghi đất nông nghiệp huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên ........................................................................................................................... 72
Hình 3.7. Bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên ........................................................................................................................... 76


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

FAO

Tổ chức nông lƣơng Liên hiệp quốc


HN

Hàng năm

HTX

Hợp tác xã

IRRI

Viện nghiên cứu quốc tế

KT – XH

Kinh tế - xã hội

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

LQ

Đặc trƣng đất đai (Land Quanlity)

LUR

Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requairement)

LUS


Hệ thống sử dụng đất đai (Land Use System)

LUT/LHSDĐĐ

Loại hình sử dụng đất đai (Land Use Uniliztion)

MLM

Phƣơng pháp hạn chế nhiều nhất (Maximum Limiting Method)

NN

Nông nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QH & KTNN

Quy hoạch và kinh tế nông nghiệp

NTTS

Nuôi trông thủy sản

SXNN

Sản xuất nông nghiệp


UNDP

Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)


MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cƣ, các cơ sở kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lƣợng, có vị trí cố định
trong không gian, là hợp phần quan trọng của môi trƣờng, là tƣ liệu chủ yếu để sản
xuất các sản phẩm của cây trồng. Chính vì vậy, công tác điều tra, đánh giá tài
nguyên đất đai rất đƣợc chú trọng nhằm mô tả các đặc trƣng và giá trị sử dụng đất
trên các vùng lãnh thổ khác nhau.
Kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình công nghiệp
hóa vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng, đặc
biệt là vùng đất màu mỡ cho năng suất cao. Và cùng với việc đánh giá đất đai kết
hợp với kinh nghiệm sản xuất địa phƣơng để sử dụng hợp lý đất sản xuất nông
nghiệp làm tăng sản lƣợng cây trồng, tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất và khai thác
tối ƣu nguồn tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp này [2].
Huyện Điện Biên là huyện biên giới giáp với CHDCND Lào, có diện tích tự
nhiên 163.972,85 ha nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; huyện có 25 xã (trong đó có
09 xã biên giới), có chung đƣờng biên giới với tỉnh Phông Sa Ly và tỉnh Luông Pra
Bang (Lào) dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi
Puốc và một số đƣờng tiểu ngạch sang Lào.
Thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ huyện lần thứ XVIII, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, giải pháp đồng
bộ kích thích tăng trƣởng kinh tế. Nhiều cơ chế, chính sách mới ƣu tiên cho đầu tƣ
phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững và đảm bảo an ninh xã hội
đƣợc thực hiện tạo động lực khuyến khích kính tế - xã hội phát triển, nhân dân tin
tƣởng vào Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, huyện Điện Biên còn gặp nhiều khó
khăn, tình hình thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp; tiến độ triển khai
một số công trình, dự án còn chậm; điều kiện kinh tế xã hội tại các xã biên giới,
vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn; ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nông, số hộ
đói nghèo chiếm tỷ lệ cao. Kết cấu hạ tầng còn thấp kém, nhất là hệ thống giao

1


thông, thủy lợi, nƣớc sinh hoạt, điện, cơ sở vật chất các trƣờng học, trạm y tế xã, trụ
sở UBND các xã mới chia tách... chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn
huyện [14].
Hiện này, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam tiếp tục có nhiều chính sách ƣu tiên
đầu tƣ cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc khó khăn, nhiều chính sách mới về đầu
tƣ phát triển và đảm bảo an ninh xã hội đã và đang đƣợc thực hiện. Huyện Điện
Biên tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh và sự hỗ trợ giúp đỡ của các Sở, Ban, Ngành tỉnh, của các tổ chức
doanh nghiệp; nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực phấn đấu xây dựng đời
sống - kinh tế - xã hội [13].
Vì thế việc “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải
pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên” sẽ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định đời sống cƣ dân, đảm
bảo an ninh quốc phòng, và có ý nghĩa về cơ sở lý luận, cũng nhƣ thực tiễn yêu cầu
phát triển của huyện. Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu sau:
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Điện Biên.

- Đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp, phân tích thuận lợi, khó khăn của
hoạt động sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp và định hƣớng sử dụng đất
theo hƣớng bền vững.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về đất đai
- Đất (Soil): Là vật thể tự nhiên đặc biệt hình thành do tác động tổng hợp của
các yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và tác động của con ngƣời.
- Đất đai (Land): Một vùng đất xác định về mặt địa lý, là một thuộc tính
tƣơng đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán đƣợc của sinh
quyển bên trên, bên trong và bên dƣới nó nhƣ: không khí, đất, điều kiện địa chất,
thủy văn, thực vật và động vật cƣ trú, những hoạt động trƣớc đây của con ngƣời, ở
chừng mục mà thuộc tính này ảnh hƣởng có ý nghĩa với việc sử dụng vùng đất đó
của con ngƣời hiện tại và trong tƣơng lai.
- Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit- LMU): Là một vùng đất đai với
các tính chất riêng biệt đƣợc xác định trên bản đồ.
- Đặc trƣng đất đai (Land Quanlity - LQ): Là thuộc tính của đất có ảnh hƣởng
tới tính bền vững đất đai cho một loại sử dụng cụ thể.
- Loại hình sử dụng đất đai chính (Major kind of land use): Là một phân chia
chủ yếu đối với sử dụng đất ở nông thôn.
- Loại hình sử dụng đất đai (Land Uniliztion Type - LUT): Là một kiểu sử
dụng đất đai cụ thể đƣợc miêu tả và xác định theo mức độ chi tiết từ các loại hình sử
dụng đất chính.
- Hệ thống sử dụng đất đai (Land Use System – LUS): Là một tổ chức các
loại sử dụng đất và đơn vị đất đai LUS = LUT + LMU.
- Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement – LUR): Yêu cầu sử dụng
đất đai đƣợc định nghĩa nhƣ là những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công và

bền vững các loại hình sử dụng đất. Những yêu cầu sử dụng đất đai thƣờng đƣợc
xem xét từ chất lƣợng đất đai của vùng nghiên cứu [3].
1.1.1. Vai trò và ý nghĩa đất đai trong nông nghiệp
Đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông
nghiệp, là điều kiện không thể thiếu đƣợc của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế
hệ con ngƣời.

3


Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tƣ liệu sản xuất không gì thay thế đƣợc của ngành sản xuất nông - lâm
nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố
khu dân cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Nhƣng đất đai
là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian.
Trong quan điểm của phát triển nông thôn, nông nghiệp có vai trò dẫn đến
trong các phúc lợi kinh tế của một khu vực do tác động của nó đối với các lĩnh vực
khác nhau: kinh tế (thu nhập), xã hội (việc làm, chất lƣợng cuộc sống, sức khỏe) và
môi trƣờng (cảnh quan, đa dạng sinh học , bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, và hấp
thụ cacbon), ngoài tầm quan trọng đó là cung cấp nguyên liệu chính cho các thực
phẩm và các ngành công nghiệp khác (thực phẩm, các loại sợi, nhiên liệu sinh học,
và gỗ [15]. Đất đai là một trong bốn yếu tố của sản xuất và để phát triển sản xuất.
Tuy vậy, trong cơ chế kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thì đất
đai không chỉ là tƣ liệu sản xuất, mà còn là vốn và đƣợc chuyển dịch theo cơ chế
kinh tế. Vì vậy, Nhà nƣớc phải có những quy định chặt chẽ để không xảy ra những
lộn xộn trong quản lý. Đồng thời, thông qua quản lý để điều tiết những khoản thu
nhập phát sinh từ giá trị sử dụng đất của từng thời điểm cụ thể.
Nông nghiệp là chiến trƣờng đầu tiên và quan trọng nhất, nông nghiệp và lâm
nghiệp cũng vẫn là lĩnh vực cơ bản trong cơ cấu kinh tế quốc gia, việc chuyển đổi
từ nền kinh tế tự nhiên sản xuất thƣơng mại là ƣu tiên lớn của thời kỳ quá độ sang

chủ nghĩa xã hội của Việt Nam [16].
Đất nông nghiệp thƣờng là đất dành cho SXNN, việc sử dụng hệ thống và
kiểm soát các hình thức khác của cuộc sống, đặc biệt là chăn nuôi gia súc và sản
xuất các loại cây trồng để sản xuất thực phẩm cho con ngƣời, nhƣ vậy đồng nghĩa
với đất nông nghiệp là đất trồng trọt [20].
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất NN là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụng con ngƣời
ngày càng tăng, mặt khác đất NN ngày càng bị thu hẹp do bị chuyên dùng sang các
mục đích khác.

Vì vậy, sử dụng đất NN phải đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả KT -

XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, tăng cƣờng nguyên liệu cho
công nghiệp và hƣớng tới sản xuất hàng hóa. Sử dụng đất trong sản xuất NN trên cơ

4


sở cân nhắc những mục tiêu phát triển KT - XH. Nguyên tắc sử dụng đất NN là
“đầy đủ và hợp lý”, dựa trên quan điểm tiến bộ, phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội cụ thể nhƣ sau:
- Sử dụng đất NN hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lƣợng nông sản trên một
đơn vị diện tích, có cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ độ
phì nhiêu của đất.
- Sử dụng đất NN đầy đủ và hợp lý là tiền đề để sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên khác, nâng cao đời sống của nông dân, cơ cấu kinh tế thị trƣờng
phù hợp với quy luật tự nhiên của nó, gắn với chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu
quả và phát triển nền NN bền vững [5].
1.1.3. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp
Một vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn là sự cần thiết

phải tăng cƣờng sản xuất nông nghiệp để cung cấp đủ thức ăn cho dân số đang tăng
ở các vùng thiếu lƣơng thực ở các nƣớc đang phát triển. Ngƣợc lại, ở những vùng
có sản xuất thừa, thƣờng đƣợc khuyến khích bởi các chính sách nông nghiệp và trợ
cấp, những mối quan tâm là làm thế nào để cải cách các chính sách để cho phép tự
do thƣơng mại hàng nông sản (và phát hành các đối tƣợng nộp thuế/ngƣời tiêu dùng
từ các chi phí liên quan đến cao), với một chính sách mới tập trung vào việc duy trì
các khu vực nông thôn còn nguyên vẹn. Khi năng lƣợng thế giới cuộc khủng hoảng
đƣợc dự đoán sẽ còn ở mức cao.
Trƣớc đây chính sách nông nghiệp đƣợc coi là một chính sách ngành và mục
tiêu chính của nó là sự gia tăng của sản xuất. Tuy nhiên, gần đây, một số quốc gia
đã mạnh mẽ chỉ trích các chính sách nông nghiệp của các nƣớc châu Âu và yêu cầu
chấm dứt các khoản trợ cấp theo định hƣớng sản xuất cho ngành. Đặc biệt, các nƣớc
này yêu cầu một phiên bản của "hộp xanh" ngoại lệ trong các quy định của WTO,
cho rằng cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây cản trở cho sự phát triển ngành sản
xuất nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển. Do đó, một nhóm nƣớc (chủ yếu là
EU, Nhật Bản, Na Uy và Thụy Sĩ) cho rằng nông nghiệp phải đƣợc xem xét từ quan
điểm toàn diện, một cái nhìn hoàn toàn định hƣớng sản xuất nông nghiệp, ví dụ nhƣ
một hoạt động chức năng điều khiển bởi các chuỗi cung cấp thực phẩm toàn cầu

5


hóa và cạnh tranh toàn cầu, là không đủ xem xét thực tế của nông nghiệp ở hầu hết
các nƣớc châu Âu, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa) [15].
Thực tế là đất NN bị thoái hóa đã đe dọa cuộc sống của con ngƣời, theo tổ
chức Nông lƣơng Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái hóa đất gia tăng
đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới an ninh lƣơng thực đối với
1/4 dân số thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lƣơng thực tăng cao, nguồn dự
trữ thấp. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây
nên tình trạng thiếu đói cho hàng triệu ngƣời ở các nƣớc đang phát triển [12].

Kinh nghiệm của các nƣớc châu Á vốn lấy cây lúa nƣớc là cây lƣơng thực
chính cho thấy: qua mấy năm tiến hành công nghiệp hóa và đô thị hóa thì tỷ lệ mất
đất canh tác từ 0,2- 2% /năm. Tỷ lệ mất đất canh tác trong thập niên 1980 - 1990
của Trung Quốc là 0,5%/năm, Hàn Quốc 1,4%/năm, Nhật Bản 1,6%/năm. Diện
tích đất canh tác bị mất chủ yếu là đất canh tác đã de dọa đến an ninh lƣơng thực.
Để tăng sản lƣợng, nhiều nƣớc đã tăng năng suất bằng cách sử dụng phân bón hóa
học với số lƣợng cao và làm cho ô nhiễm môi trƣờng [10].

Trung Quốc: Trong

những năm 1990, thời kỳ đầu của quá trình cải cách, mở cửa, tốc độ đô thị hóa
diễn đến rất nhanh chóng, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, ƣớc tính
diện tích mất 1trệu ha/ hàng năm, trong khi dân số Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.
Theo dự đoán năm 2015, dân số Trung Quốc sẽ đạt 1,4 tỷ ngƣời. Để giải quyết
vấn đề này chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các mô hình xí nghiệp Hƣơng trấn
(xí nghiệp hoạt động ở nông thôn) hoạt động nhƣ các danh nghiệp ngoài quốc
doanh nhằm chuyển giao các thành tựu công nghệ sinh học (lai tạo giống lúa, cây
trồng và vật nuôi), thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp tại vùng
nông nghiệp ven đô nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao phục vụ cho dân
cƣ đô thị và xuất khẩu.
Nhật Bản: Quá trình CNH diễn ra trong thời gian dài trƣớc khi trở thành một
vƣơng quốc về công nghiệp. Tài nguyên đất đai của Nhật Bản hạn hẹp với diện tích
đất canh tác nông nghiệp chƣa đầy 14% lãnh thổ và chỉ có khoảng 0,8 ha trên một
hộ gia đình. Vào giai đoạn năm 1979 - 1999, diện tích đất nông nghiệp giảm bình
quân 1%/năm (tƣơng lƣơng với 48,7 nghìn ha/năm), diện tích này chuyển sang mục
đích phát triển đô thị và hình thành các khu công nghiệp. Theo thống kê, diện tích

6



đất nông nghiệp giảm từ 5,4 triệu ha xuống còn 4,9 triệu ha, và tỷ trọng nông
nghiệp của Nhật Bản chiếm chƣa đầy 1% tổng giá trị sản suất hàng năm (số liệu
2007). Để đảm bảo an ninh lƣơng thực, tăng thu nhập cho ngƣời lao động ở khu vực
nông thôn là những ngƣời bị mất đất canh tác, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng
đƣờng lối phát triển trong nông nghiệp để củng cố và xây dựng một hệ thống nông
nghiệp bền vững hƣớng tới xuất khẩu các mặt hàng với giá trị kinh tế cao ra nƣớc
ngoài [1].
Việt Nam: Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT trong 5 năm từ 2001 - 2005 diện
tích đất NN bị thu hồi để phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp và mở rộng đô
thị đã lên tới 336.440 ha, chiếm 4% diện tích đất sản xuất NN. Và đã tác động đến
đời sống của 672.485 hộ nông dân, 950.000 lao động. Trung bình cứ thu hồi 1 ha
đất NN là khiến cho 10 lao động mất việc làm. Sau khi bị thu hồi, 60% số hộ vẫn
chủ yếu sống bằng NN, 9% số hộ làm dịch vụ, 6% số hộ sinh kế bằng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, còn lại là các ngành nghề khác. Đáng chú ý là chỉ có 13% số
hộ có thu nhập tăng hơn trƣớc, trong khi có tới 53% số hộ thu nhập giảm so với
trƣớc [7].
1.2. Nghiên cứu sử dụng đất NN
Diện tích đất đai có hạn trong dân số ngày càng tăng, việc nâng cao sử dụng
đất NN để đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phƣơng pháp đã đƣợc nghiên
cứu, áp dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất NN đƣợc tiến hành ở nƣớc Đông
Nam Á nhƣ: Phƣơng pháp chuyên khảo, phƣơng pháp mô phỏng, phƣơng pháp
phân tích kinh tế, phƣơng pháp phân tích chuyên gia....Bằng những phƣơng pháp
đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả đối với từng loại
cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể bố trí lại cơ cấu
cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng. Hàng năm,
các Viện nghiên cứu NN ở các nƣớc đã đƣa ra nhiều giống cây trồng, công thức
luân canh mới giúp sử dụng đất càng ngày có hiệu quả hơn. Viện nghiên cứu quốc
tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên các
loại đất canh tác [5].


7


Một số những chính sách nhằm tập trung vào hỗ trợ phát triển NN quan trọng
nhất là đầu tƣ vào sản xuất NN, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm
28,3% tổng thu nhập NN), Canada là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Australia là 1,7 tỉ
USD (chiếm 14,5%), Cộng động châu Âu là 67,2 tỉ USD (chiếm 42,1%), Nhật Bản
là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%)
Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông
nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sử phát triển đồng ruộng đi từ
đất cao đến đất thấp. Nhà khoa học Otak TANAKA đã nêu lên những vấn đề cơ bản
về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của
hệ thống NN và sự thay đổi về kỹ thuật, KT - XH. Các nhà khoa học Nhật Bản cho
rằng, hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên các loại đất canh tác là
sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phƣơng pháp trồng trọt và chăn nuôi,
cƣờng độ lao động, vốn đầu tƣ, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng
hóa của sản phẩm...[10].
Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố
quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Chính phủ Trung Quốc đã đƣa
ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho
nhân dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của
nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trƣơng “ly nông bất ly hƣơng” (Hoàng Đạt,
1995), đã thúc đẩy phát triển KT- XH nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao sử
dụng đất NN.
Ở Thái Lan, Ủy ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp
đồng cho tƣ nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng
loại đất nhằm quản lý sử dụng bảo vệ đất tốt hơn [5].
1.2.1. Tình hình sử dung và nhu cầu đất NN trên thế giới
Theo báo cáo của World Bank, hàng năm sản xuất lƣơng thực trên toàn thế
giới so với nhu cầu sử dụng vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn nhƣng có từ 6 -7

triệu ha đất NN đã bị loại bỏ do thoái hóa. Trong số 1.200 triệu ha đất bị thoái hóa
hiện nay có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không
hợp lý [17].

8


Hiện nay, trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2. Nhƣng loại
đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu
chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng số diện tích tự
nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nƣớc (châu Mỹ
chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu
Đai Dƣơng chiếm 6% [9]. Bình quân diện tích đất NN trên đầu ngƣời toàn thế giới
là 12.000 m2/ngƣời (Mỹ 2.000 m2/ngƣời, Bungary 7.000 m2/ngƣời, Nhật 650
m2/ngƣời...). Theo báo cáo của UNDP năm 1995, khu vực Đông Nam Á, bình quân
diện tích đất NN trên đầu ngƣời các nƣớc nhƣ sau: Indonasia 0,12 ha/ngƣời,
Malaysia 0,27 ha/ngƣời, Philippin 0,13 ha/ngƣời, Thái Lan 0,42 ha/ngƣời.
1.2.2. Tình hình sử dung đất NN ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên cả nƣớc là 33.121,2 nghìn ha (theo số liệu
kiểm kê năm 2005), trong đó có 24.822 nghìn ha là đất nông nghiệp, 3.335 nghìn ha
là đất phi nông nghiệp, 5.016 nghìn ha là đất chƣa sử dụng. Diện tích đất của Việt
Nam đứng thứ 58 trên thế giới nhƣng do dân số đông nên bình quân đất nông
nghiệp là vào loại thấp, là một trong 40 nƣớc có diện tích đất đai theo đầu ngƣời
thấp nhất trên thế giới hiện nay (1/1/2007), diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình
quân đầu ngƣời ở nƣớc ta thuộc 0,11 ha/ngƣời. Tại đồng bằng sông Hông quân đạt
0,04 ha/ngƣời, tại đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 0,15 ha/ngƣời [11,8].
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2010 của cả nƣớc so với năm 2005
tăng 1.277.600 ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, tình hình tăng giảm các loại đất nông nghiệp cụ thể nhƣ ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Dự báo sử dụng đất Việt Nam đến năm 2020

STT

Chỉ tiêu sử dụng

Năm 2015

Năm 2020

So sánh

Tỷ lệ

1000 ha

(%)

1000 ha

(%)

1000 ha

(3)

(4)

(5)

(6)


(7) = (5)-(3)

26.792

80,87

26.732

80,77

-60

-0,22

4.031 155,04

3.812

14,26

-219

-5,43

Đất chuyên trồng lúa nƣớc

3.275

12,22


3.222

12,05

-53

-1,62

Đất rừng phòng hộ

5.649

21,08

5.842

21,85

193

3,42

(1)

(2)

1

Đất nông nghiệp


1.1

Đất trồng lúa

1.2

9

(%)


1.3

Đất rừng đặc dụng

2.210

8,25

2.271

8,5

61

2,76

1.4

Đất rừng sản xuất


7.841

29,27

8.132

30,42

291

3,71

2

Đất phi nông nghiệp

4.049

12,22

4.880

14,85

831 20,52

2.1

Đất ở tại đô thị


174

4,29

202

4,14

28 16,09

2.2

Đất KCN, chế xuất

103

2,55

200

4,1

97 94,17

2.3

Đất phát triển hạ tầng

1.338


33,05

1.578

32,34

240 17,94

27

0,66

28

0,57

1

12

0,3

21

0,43

9

2.288


6,91

1.483

4,48

Đất di tích, danh

2.4

thắng
Đất bãi thải, XL chất

2.5

thải
Đất chƣa sử dụng

3

3,70

75,00

-805 -35,18

(Nguồn: Bộ TN &MT, Tổng cục QL đất đai, 2015)
ha


Hình 1.1. Biến động sử dụng đất Việt Nam (2015/2000)
Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa
mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất
chƣa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang đƣợc sử dụng nhƣng đã bị thoái hóa nặng
và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nƣớc ta đã xuất hiện hiện tƣợng sa
mạc hóa cục bộ tại các giải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung [18].

10


Một ví dụ cụ thể, hai thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí
Minh, nơi có dân cƣ đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn thì hầu hết sông
ngòi đều bị ô nhiễm, chất lƣợng không khí suy giảm. Phần lớn lƣợng nƣớc thải sinh
hoạt (khoảng 600.000 m3/ngày, với khoảng 250 tấn rác đƣợc thải ra các sông ở khu
vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% đƣợc xử lý) đều
không đƣợc xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các sông lớn tại vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông.
1.2.3. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá đất đai
Năm 1976, FAO đã đề xuất định nghĩa “ĐGĐĐ là quá trình so sánh, đối chiếu
những tính chất vốn có của vật, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
mà hình sử dụng đất yêu cầu phải có”. Theo FAO, mục tiêu đánh giá đất đai là đánh
giá khả năng thích hợp (Suitability) các dạng đất khác nhau đối với các loại sử dụng
đất riêng biệt đã lựa chọn. các dạng đất đai thƣờng đƣợc mô tả và phân lập thành
các đơn vị trên bản đồ, gọi là đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit) (trích dẫn
từ [5]).
Thuật ngữ đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) đƣợc sử dụng từ năm 1950 tại Hội nghị
các nhà khoa học đất thế giới ở Amsterdam (Hà Lan). Năm 1968, tại hội nghị
chuyên đế về đánh giá đất tại Canbera, khái niệm đánh giá đất đai đƣợc đƣa ra
tƣơng tự nhƣ định nghĩa của Stewart (1968) nhƣ sau: Đánh giá đất đai là “Sự đánh
giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng của con ngƣời vào nông

nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, kế hoạch sử dụng đất đai…”. Hay nói cách
khác là “ Đánh giá đất đai nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về thuận lợi và khó
khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc đƣa ra những quyết định cho
việc sử dụng và quản lý đất đai”.
Trong sản xuất NN, việc đánh giá đất NN đƣợc dựa theo các yếu tố đánh giá
đất đối với những mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất
đƣợc tính toán dựa trên cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối
tƣơng quan giữa chúng với năng suất cây trồng nhiều năm. Nói cách khác, đánh giá
đất đai trong sản xuất NN thƣờng dựa vào chất lƣợng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu
hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ phì đất tạo nên (trích dẫn từ [5]). Trong đánh
giá đất đai có hai khái niệm cụ thể nhƣ sau:

11


- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai: là việc phân chia hay phân hàng đất
đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng nhƣ độ
dốc, độ dày, tầng đất, đã lẫn, tình trạng xói mòn, ngập ứng, khô hạn,... trên cơ sở đó
có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp.
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: là quá trình xác định mức độ thích hợp
cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn
khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai.
Theo FAO, mục tiêu chính của đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp
(Suitability) các dạng đất khác nhau đối với các loại hình sử dụng đất riêng biệt đã
lựa chọn. Các dạng đất đai thƣờng đƣợc mô tả và phân lập thành các đơn vị trên bản
đồ, đƣợc gọi là đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit).
Nhƣ vậy, trong đánh giá phân hạng đất đai ngƣời ta yêu phải có hai nguồn
thông tin: Những kết quả của công tác điều tra khảo sát đất đai xác định theo hệ
thống phân loại đất và những khoanh đất, từ đó xác định đƣợc đặc tính, tính chất
vốn có của từng khoanh đất. Còn qua việc đề xuất những loại hình sử dụng đất,

ngƣời ta sẽ nêu đƣợc đặc tính, tính chất đất đai ấy hoạt động có kết quả. Đánh giá
đất đai đƣợc tiến hành xem xét trên phạm vi rất rộng, bao hàm cả không gian, điều
kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Những đặc điểm của đất đai sử dụng
trong đánh giá đất đai là những tính chất mà ta có thể đo lƣờng hay ƣớc lƣợng đƣợc
những thuận lợi khó khăn, đề xuất đƣợc những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng đất
hợp lý và đạt hiệu quả.
Từ những thập niên 50 của thế kỳ XX, đánh giá khả năng sử đất đƣợc xem là
bƣớc kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Xuất phát từ những nỗ lực riêng
lẻ của từng quốc giá, về sau phƣơng pháp đánh giá đất đai đƣợc nhiều nhà khoa học
trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm. Những thành tựu nghiên cứu và hệ
thống đánh giá đất đai dƣới đây đƣợc sử dụng trên thế giới .
Ở Hoa Kỳ: Phân loại khả năng thích nghi đất đai có trƣớc của Cục cải tạo đất
đai thuộc bộ NN Hoa Kỳ biên soạn năm 1951. Phân loại theo khả năng đất đai,
phƣơng pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961. Trong đó, các
nhóm đơn vị đất đai đƣợc nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây trồng
hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu là các hạn chế của lớp phủ thổ nhƣỡng đối với

12


cây trồng cụ thể. Phân hạng đƣợc thƣợc hiện trên cơ sở thống kê năng suất cây
trồng trên các loại đất khác nhau, thống kê chi phí và lợi nhuận thu đƣợc. Kết quả ở
Hoa Kỳ đã phân ra 8 hạng đất dùng cho NN. Trong đó, đất sử dùng cho sản xuất
NN đƣợc phân thành 4 hạng chính còn đất hạng 5,6,7 dùng cho đất lâm nghiệp và
đất hạng 8 là đất hoàn toàn không sử dùng đƣợc vào mục đích nông - lâm nghiệp.
Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và đánh giá đất đai đƣợc thực
hiện từ những năm 1960, đánh giá đƣợc dựa vào quy luật phát sinh của thổ nhƣỡng.
Nguyên tắc trong đánh giá đất đai là yếu tố đất xác định phải ổn định và phải nhận
biết đƣợc rõ ràng, phải khách quan và có cơ sở khoa học. Phải có những đánh giá về
kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc để ra những biện

pháp sử dụng đất tối ƣu.
Việc phân hạng và đánh giá đất đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc chính nhƣ sau:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng (theo yếu tố tự nhiên)
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (kết hợp giữa lớp phủ thổ nhƣỡng với
khí hậu, độ ẩm , địa hình)
- Đánh giá kinh tế đất (đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất)
Phƣơng pháp này chủ yếu chỉ thuần túy quan tâm đến khía cảnh tự nhiên với
đối tƣợng đất đai mà chƣa xem xét đầy đủ đến các khía cạnh kinh tế - xã hội trong
việc sử dụng đất đai.
Ở Việt Nam: Phân hạng đánh giá đất đai đã có từ lâu, phân hạng điền thu thuế
là một trong những phƣơng pháp đƣợc thực hiện đầu tiên và đã đƣa ra khái niệm
phân hạng ruộng tốt, ruộng xấu (nhất đẳng điền, nhị đẳng điền...) nhƣng chƣa xác
định đƣợc nội dung, phƣơng pháp cụ thể. Về cơ bản có thể hiểu là: việc phân hàng
theo phƣơng pháp chủ quan, kinh nghiệm và bình chọn.
Từ những đầu năm 1970, công tác đánh giá đất mới đƣợc xem là một môn
khoa học với các công nghiên cứu phân hạng đất lúa. Tác giả Bùi Quang Toản cùng
nhiều nhà khoa học của Viện thổ nhƣỡng Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện
công tác đánh giá đất, phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên
canh. Năm 1981, thực hiện chỉ thị của thủ tƣớng chính phủ, Tổng cục quản lý ruộng
đất đã ban hành dự thảo phƣơng pháp phân hạng đất. Đây là tài liệu hƣớng dẫn vừa

13


mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn có thể áp dụng trên một diện rộng
nhƣng không trách khỏi mang tính chủ quan.
Phân loại khả năng thích hợp đất đai (Land suitability classification) của FAO
đã đƣợc áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “đánh giá và kế hoạch sử dụng Hoang
Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1985). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này việc
đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (thổ nhƣỡng, điều kiện thủy văn, khả

năng tƣới tiêu và khí hậu NN) và việc phân cấp dừng lại ở lớp phân vị cấp thích hợp
(Suitable-class).
Năm 1986, đánh giá phân hạng đất toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986)
đƣợc thực hiện ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 dựa trên khả năng thích hợp đất đai của Bộ
NN Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình.
Với mục tiêu nhằm sử dụng đất tổng hợp, có 7 nhóm đất đai đƣợc phân lập
cho sản xuất NN (4 nhóm đầu), cho sản xuất lâm nghiệp (2 nhóm kế tiếp) và (1
nhóm cuối cùng) mục đích khác. Năm 1989, trong chƣơng trình 48C, Viện thổ
nhƣỡng Nông hóa do Vũ Cao Thái chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất
Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phƣơng pháp
khái quyết.
Năm 1992, phƣơng pháp đánh giá của FAO và các hƣớng dẫn tiếp theo
(1983,1985,1987,1992) đƣợc Viện Quy hoạch và Thiết kế NN áp dụng rộng rãi
trong các dự án quy hoạch phát triển. Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để
xác định phân hạng đất đai thƣờng gồm 5 yếu tố: vị trí, địa hình, chất đất, điều kiện
thời tiết khí hậu và điều kiện tƣơi tiêu.
Về mặt kỹ thuật, đánh giá đất ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các tính chất đất
đai để xây dựng đơn vị đất (Land Units) và phổ biến sử dụng phƣơng pháp hạn chế
nhiều nhất (Maximum Limiting Method-MLM) để phân cấp thích hợp đất đai.
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Điền kiện tự nhiên huyện Điện Biên
a. Vị trí địa lý
Huyện Điện Biên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên, có toạ độ địa lý từ
20017' đến 21040’ Vĩ độ Bắc, 102019’ đến 103019’ Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Mƣờng Lay, huyện Mƣờng Ảng tỉnh Điện Biên;

14


- Phía Nam giáp huyện Mƣờng Ngòi, huyện Viêng Khăm tỉnh Luông Pra

Bang (Lào);
- Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp tỉnh
Sơn La;
- Phía Tây giáp huyện Mày, tỉnh Phông Sa Ly (Lào).
Huyện có 25 đơn vị hành chính xã (trong đó có 09 xã biên giới), có chung
đƣờng biên giới với tỉnh Phông Sa Ly và tỉnh Luông Pra Bang (Lào) dài 154 km, có
cửa khẩu Quốc tế Tây trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đƣờng tiểu
ngạch sang Lào, đây là một lợi thế to lớn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển,
giao lƣu kinh tế - văn hóa của huyện Điện Biên với các huyện trong, ngoài khu vực
và quốc tế. Huyện có diện tích tự nhiên 163.972,85 ha (đất sản xuất nông nghiệp
74.208,05 ha, đất lâm nghiệp 70.612,57 ha, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên);
dân số 108.389 ngƣời, gồm 8 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,6%,
dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, dân tộc Lào 3,17%, còn lại là các dân
tộc khác);
b. Địa hình, địa mạo
Dựa vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cho thấy đất đai
huyện Điện Biên có thể chia làm 2 vùng sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:
- Vùng lòng chảo gồm 10 xã: Thanh Nƣa, Thanh Luông, Thanh Chăn, Thanh
Hƣng, Thanh Yên, Noong Luống, Sam Mứn, Noong Hẹt, Thanh An và xã Thanh
Xƣơng nằm trên cánh đồng Mƣờng Thanh. Khu vực này có địa hình tƣơng đối bằng
phẳng, độ cao trung bình 450 - 550 m so với mực nƣớc biển, nghiêng dần từ Bắc
xuống Nam và thấp dần từ 2 bên chân núi xuống sông Nậm Rốm, có độ dốc từ 3 50. Đây là vùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là sản xuất lúa ruộng),
phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là nơi tập trung dân
cƣ, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Điện Biên. Vùng này có tổng
diện tích đất tự nhiên là 33.902,43 ha chiếm 20,68% tổng diện tích tự nhiên của
toàn huyện. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng là 8.355,42 ha chiếm
33,48% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
- Vùng ngoài gồm 9 xã: Mƣờng Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn, Mƣờng Pồn, Núa
Ngam, Pa Thơm, Na Ƣ, Mƣờng Nhà và xã Mƣờng Lói (trong đó có 8 xã đặc biệt


15


khó khăn), phân bố xung quanh vùng lòng chảo, có địa hình chủ yếu là núi cao,
chia cắt mạnh. Xen giữa các dãy núi cao là vùng đất bằng nhỏ hẹp hình thành nên
các khu dân cƣ và vùng sản xuất của nhân dân, với địa hình chủ yếu là đồi, núi cao
và đất dốc thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển
thuỷ điện và xây dựng các hồ chứa nƣớc phục vụ sinh hoạt, cấp nƣớc cho sản xuất
nông nghiệp vùng lòng chảo. Vùng này có tổng diện tích đất tự nhiên là 130.023,6
ha chiếm 79,32% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất sản xuất
nông nghiệp của vùng này là 16.600,9 ha chiếm 66,52% diện tích đất nông nghiệp
toàn huyện.

16


×