Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Đánh giá hiệu quả tích lũy cacbon của phương thức nông lâm kết hợp keo chè tại vùng đệm khu bảo tồn thần sa – phượng hoàng, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

VI THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍCH LŨY CARBON CỦA
PHƢƠNG THỨC NÔNG LÂM KẾT HỢP KEO – CHÈ TẠI
VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THẦN SA – PHƢỢNG HOÀNG,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội - Năm 2017
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

VI THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍCH LŨY CARBON CỦA PHƢƠNG
THỨC NÔNG LÂM KẾT HỢP KEO – CHÈ TẠI VÙNG ĐỆM
KHU BẢO TỒN THẦN SA – PHƢỢNG HOÀNG,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TSKH. NGUYỄN NGỌC LUNG
2. PGS.TS. LƢƠNG THỊ HỒNG VÂN

Hà Nội - Năm 2017
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung và PGS.TS.
Lương Thị Hồng Vân. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong
luận án đã ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án

Vi Thùy Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo hướng dẫn, của gia đình và nhiều cá nhân,
cơ quan, tổ chức.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung Viện Quản lí rừng bền vững và Chứng chỉ rừng và PGS.TS. Lương Thị Hồng Vân –
Viện Khoa học Sự sống, Đại học Thái Nguyên, với tư cách là người hướng dẫn
khoa học đã dành nhiều thời gian và công sức cho việc hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, các cán bộ phòng Quản lí Khoa học –

Công nghệ và Đào tạo, Viện Tài Nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa Học, Đại
học Thái Nguyên, cảm ơn những giúp đỡ quan trọng từ các các thầy cô giáo, bạn bè
đồng nghiệp Khoa Môi trường & Trái đất, trường Đại học Khoa Học, Đại học Thái
Nguyên cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Khu bảo tồn Thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng và nhân dân các xã Cúc Đường, Thần Sa, Thượng
Nung, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Vũ Chấn, huyện Võ Nhai; cảm ơn các em sinh
viên khoa Môi trường các khóa 5,6,7 đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình điều tra,
thu thập số liệu tại hiện trường.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt
thời gian qua.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án

Vi Thùy Linh
ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4
4. Điểm mới của luận án .............................................................................................4
5. Kết cấu của luận án .................................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................5
1.1. Thị trường carbon và các phương hướng giảm phát thải CO2 .............................5
1.1.1. Thị trường carbon thế giới ................................................................................5
1.1.2. Thị trường carbon tại Việt Nam ........................................................................8
1.2. Đặc điểm chung và ý nghĩa của hệ NLKH trong bối cảnh biến đổi khí hậu .....10
1.2.1. Khái niệm NLKH ............................................................................................10
1.2.2. Phân loại NLKH ..............................................................................................14
1.2.3. Lợi ích của phương thức NLKH .....................................................................17
1.2.4. Sự cần thiết phát triển hệ NLKH trong bối cảnh biến đổi khí hậu .................21
1.3. Tình hình nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon ............................................23
1.3.1. Trên thế giới ....................................................................................................23
1.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................24
1.4. Nghiên cứu tích lũy carbon trong phương thức NLKH .....................................25
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới ......................................................................25
1.4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam .....................................................................28
1.5. Các phương pháp nghiên cứu tích lũy carbon....................................................31
iii


1.5.1. Hệ thống các phương pháp chung ...................................................................31
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu tích lũy carbon trong hệ thống NLKH ...................34
1.6. Khái quát về khu vực nghiên cứu ......................................................................35
1.6.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................35
1.6.2. Điề u kiê ̣n kinh tế , xã hội .................................................................................36
1.6.3. Tình hình phát triển phương thức NLKH Keo – Chè tại vùng đệm khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ...................38
1.7. Nhận xét và đánh giá chung ...............................................................................39

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................41
2.1.1. Phương thức NLKH Keo – chè .......................................................................41
2.1.2. Đặc điểm của 2 loài cây trong phương thức NLKH .......................................42
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................45
2.2.1. Phạm vi về địa điểm nghiên cứu .....................................................................45
2.2.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu .....................................................................46
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................47
2.3.1. Đánh giá hiện trạng thảm thực vật và xây dựng đường carbon cơ sở
trước khi có phương thức NLKH Keo - chè .................................................. 47
2.3.2. Nghiên cứu carbon tích lũy trong Keo tai tượng theo các tuổi từ 1 - 8 ..........47
2.3.3. Nghiên cứu carbon tích lũy trong Chè theo các cấp tuổi 1 – 12 .....................47
2.3.4. Đánh giá hiệu quả tích lũy carbon của phương thức NLKH Keo – Chè ........47
2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................48
2.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản, thu thập tài liệu................................................48
2.4.2. Các phương pháp thực nghiệm, thu thập số liệu tại hiện trường ....................49
2.4.3. Phương pháp phân tích, xử lí số liệu thống kê phân tích, tính giá trị
thương mại carbon của phương thức NLKH Keo Chè tại khu vực nghiên cứu 57
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................59
3.1. Kết quả nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và xây dựng đường carbon cơ sở
trước khi xây dựng mô hình NLKH Keo – Chè tại khu vực nghiên cứu ......................59
iv


3.1.1. Hiện trạng thảm thực vật ................................................................................59
3.1.2. Xây dựng đường carbon cơ sở .......................................................................60
3.2. Kết quả nghiên cứu sinh khối và khả năng cố định carbon của Keo tai tượng
trong phương thức NLKH tại khu vực nghiên cứu ...................................................61
3.2.1. Kết quả nghiên cứu sinh khối rừng Keo tai tượng ..........................................61
3.2.1.1. Cấu trúc sinh khối cây cá thể Keo tai tượng ................................................61

3.2.1.2. Kết quả tính sinh khối khô phần cây gỗ Keo tai tượng ................................63
3.2.2. Kết quả nghiên cứu sinh khối khô của cây bụi, thảm tươi và thảm mục
dưới tán rừng Keo tai tượng .......................................................................... 64
3.2.3. Tổng sinh khối toàn lâm phần rừng trồng Keo tai tượng ................................65
3.2.4. Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của phần thực vật trong
lâm phần Keo tai tượng........................................................................ 66
3.2.5. Kết quả nghiên cứu carbon tích lũy trong đất trồng Keo tai tượng ...............67
3.2.6. Tổng hợp lượng CO2 hấp thụ bởi lâm phần Keo tai tượng ............................69
3.3. Khả năng tích lũy carbon trong chè ...................................................................70
3.3.1. Kết quả đo, đếm cây Chè trong phương thức NLKH theo ô tiêu chuẩn ........70
3.3.2. Sinh khối tươi Chè theo cấp tuổi....................................................................71
3.3.2.1. Kết quả sinh khối tươi cây Chè theo cấp tuổi ..............................................71
3.3.2.2. Sinh khối tươi thảm mục của Chè theo tuổi .................................................73
3.3.3. Kết quả carbon tích lũy trong cây Chè theo các cấp tuổi...............................74
3.3.3.1. Kết quả phân tích tỉ lệ carbon tích lũy theo các bộ phận chè .......................74
3.3.3.2. Kết quả xác định carbon tích lũy trong các cấp tuổi chè .............................75
3.3.4. Carbon tích lũy trong đất trồng chè ................................................................76
3.3.5. Tổng hợp lượng carbon tích lũy trên mỗi ha Chè theo cấp tuổi .....................78
3.4. Đánh giá hiệu quả tích lũy carbon của phương thức NLKH Keo – Chè tại khu
vực nghiên cứu ..........................................................................................................81
3.4.1. Ước tính tín chỉ CO2 mang lại do sản xuất NLKH..........................................81
3.4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất NLKH Keo – Chè thương mại carbon ...............84

v


3.4.3. So sánh doanh thu từ sản xuất nông lâm kết hợp Keo – Chè thương mại
carbon với sản xuất nông lâm kết hợp thông thường ...............................................86
3.4.4. Khái quát hóa cho mọi công thức NLKH tại khu vực nghiên cứu ................91
3.4.5. Đánh giá ý nghĩa của việc phát triển phương thức NLKH Keo – Chè với sự

phát triển bền vững khu vực nghiên cứu ...................................................................96
3.4.5.1. Hiện trạng tài nguyên và những sức ép tới khu bảo tồn ..............................96
3.4.5.2. Các chương trình phát triển kinh tế đã thực hiện tại khu vực nghiên cứu ........103
3.4.5.3. Đánh giá ý nghĩa phương thức NLKH Keo – Chè với sự phát triển bền vững
khu vực nghiên cứu .................................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................110
1. Kết luận ...............................................................................................................110
2. Những tồn tại trong Luận án ...............................................................................111
3. Khuyến nghị ........................................................................................................111
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................117

vi


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
AR-CDM

Trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch

BOCM

Cơ chế tín dụng bù trừ song phương

CIFOR

Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế


CERDA

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng cao

CDM

Cơ chế phát triển sạch

CNS

Máy phân tích Carbon, Nito, Lưu huỳnh

CBTT

Cây bụi, thảm tươi

DMĐ

Dưới mặt đất

EB

Ban chỉ đạo

FAO

Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc

FCPF


Quỹ đối tác carbon Lâm nghiệp

FFPRI

Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp và Lâm sản

GTZ

Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

ICRAF

Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm kết hợp thế giới

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KBT

Khu bảo tồn


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KP

Nghị định thư Kyoto

KNK

Khí nhà kính

KL

Khối lượng

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NLKH

Nông lâm kết hợp

QUACERT

Trung tâm Chứng nhận Phù hợp quốc gia

RACSA


Đánh giá nhanh tích lũy carbon trong hệ NLKH

REDD

Giảm phát thải thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái
rừng
vii


Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất rừng
REDD+

và suy thoái rừng; bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên rừng
và tăng cường trữ lượng Carbon

SK

Sinh khối

TMĐ

Trên mặt đất

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNFCCC

Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu


UNEP

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc
Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về Giảm phát thải

UN-REDD

khí nhà kính do phá rừng, suy thoái rừng và tăng cường trữ
lượng carbon ở các nước đang phát triển

USD

Đô la Mỹ

WB

Ngân hàng Thế giới

viii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Hình 1.1. Lưu giữ carbon trong các hệ sinh thái khác nhau của vùng nhiệt đới ẩm ......26
Hình 1.2. Lượng carbon được lưu giữ trong thực vật và dưới mặt đất theo các kiểu
sử dụng đất vùng nhiệt đới ở Brazil, Cameroon, Indonesia ......................27
Hình 2.1. Mô hình NLKH Keo – Chè tại hộ ông Nguyễn Văn Tuấn xã Cúc Đường
...................................................................................................................................41
Hình 2.2. Sơ đồ minh họa kết cấu phương thức NLKH Keo – Chè tại khu vực

nghiên cứu ..................................................................................................42
Hình 2.3. Sơ đồ vị trí lấy mẫu (đen thẫm) tại khu vực nghiên cứu ...........................45
Hình 2.4. Mẫu Keo tai tượng được lấy tại hiện trường .............................................51
Hình 2.5. Lấy mẫu các bộ phận Chè cấp tuổi 4 ........................................................53
Hình 2.6. Máy CNS tại phòng phân tích hóa học, Viện Khoa học sự sống, Đại học
Thái Nguyên ..............................................................................................54
Hình 2.7. Máy sấy mẫu tại phòng thí nghiệm khoa Khoa học Môi trường và Trái
đất, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên ..............................................55
Hình 3.1. Trạng thái lập địa khi chưa áp dụng sản xuất hệ thống NLKH tại xã Cúc
Đường ........................................................................................................59
Hình 3.2. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần Keo tai tượng theo tuổi .......................66
Hình 3.3. Khả năng hấp thụ CO2 của Keo theo tuổi .................................................70
Hình 3.4. Cấu trúc SK tươi các bộ phận Chè theo tuổi .............................................72
Hình 3.5. Tỷ lệ carbon tích lũy trong các bộ phận của chè, thảm mục theo cấp tuổi
chè ..............................................................................................................75
Hình 3.6. Tỷ lệ carbon tích lũy trong đất và Chè theo cấp tuổi ................................79
Hình 3.7. Tương quan giữa tuổi Chè và khối lượng CO2 hấp thụ ............................80

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Bảng 1.1. Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường carbon ..............................6
Bảng 1.2. Các hoạt động dự án CDM của Việt Nam đã được EB cho đăng ký, phân
loại theo lĩnh vực (tính đến 31/10/2012) ...................................................9
Bảng 1.3. Trung bình dự trữ carbon trên mặt đất của những hệ thống sử dụng đất tại
Nunukan – Indonesia ...............................................................................26
Bảng 1.4. Quy hoạch sử dụng đất vùng đệm khu bảo tồn ........................................36
Bảng 1.5. Thành phần dân tộc trong KBTTN Thần Sa - Phươ ̣ng Hoàng ................37

Bảng 1.6. Diện tích trồng Keo tại khu vực vùng đệm theo các năm .......................38
Bảng 3.1. Carbon tích lũy trong CBTT đường cơ sở ................................................60
Bảng 3.2. Carbon tích lũy trong đất ..........................................................................61
Bảng 3.3. Tổng hợp giá trị carbon đường cơ sở .......................................................61
Bảng 3.4. Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể Keo tai tượng trồng thuần loài ...........62
Bảng 3.5. Sinh khối khô/ha của Keo tai tượng theo tuổi ..........................................63
Bảng 3.6. Cấu trúc sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và thảm mục ..........................64
Bảng 3.7. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần Keo tai tượng theo tuổi ........................65
Bảng 3.8. Hàm lượng CO2 hấp thụ của phần thực vật lâm phần Keo tai tượng ..........66
Bảng 3.9. Cấu trúc carbon trong đất rừng Keo tai tượng theo tuổi và độ sâu tầng
đất .................................................................................................... 68
Bảng 3.10. Tổng hợp lượng CO2 hấp thụ trong toàn lâm phần Keo .........................69
Bảng 3.11. Cấu trúc SK tươi các bộ phận Chè theo cấp tuổi ....................................71
Bảng 3.12. Cấu trúc sinh khối tươi thảm mục chè ....................................................73
Bảng 3.13. Tỷ lệ carbon tích lũy trong các bộ phận của chè, thảm mục Chè theo các
cấp tuổi.....................................................................................................74
Bảng 3.14. Kết quả lượng carbon tích lũy các bộ phận của chè ở các cấp tuổi ........75
Bảng 3.15. Cấu trúc carbon trong đất trồng Chè theo cấp tuổi và độ sâu.................77
tầng đất .....................................................................................................77
x


Bảng 3.16. Khối lượng carbon tích lũy, khối lượng CO2 được hấp thụ trên mỗi ha
Chè theo cấp tuổi .....................................................................................78
Bảng 3.17. Ước tính khối lượng CO2 được hấp thụ trong Chè đến tuổi 30 ..............81
Bảng 3.18. Ước tính lượng CO2 được hấp thụ theo thời gian của hoạt động sản xuất
trồng Keo .................................................................................................82
Bảng 3.19. Ước tính lượng CO2 được hấp thụ theo thời gian của hoạt động sản xuất
trồng chè ..................................................................................................82
Bảng 3.20. Chi phí thương mại carbon cho các dự án trồng rừng thương mại tại

Việt Nam ..................................................................................................85
Bảng 3.21. Chi phí giao dịch carbon cho 1 ha nông lâm kết hợp Keo - chè ............86
Bảng 3.22. Chi phí và thu nhập trồng Keo tai tượng luân kì 8 năm tại khu vực
nghiên cứu................................................................................................87
Bảng 3.23. Chi phí và thu nhập trong trồng chè/năm ...............................................89
Bảng 3.24. Ước tính doanh thu từ bán tín chỉ carbon ...............................................90
Bảng 3.25. Giá trị chiều cao trung bình ( H ) của Keo tuổi 6 và tuổi 8 ...................93
Bảng 3.26. Kết quả sai dị t giữa các OTC nghiên cứu Keo theo cấp tuổi 6 và 8......93
Bảng 3.27. Kết quả nghiên cứu sinh khối tươi Chè theo các cấp tuổi ......................93
Bảng 3.28. Tổng hợp kết quả phỏng vấn về những tác động của người dân tới tài
nguyên rừng của khu bảo tồn...................................................................97
Bảng 3.29. Thống kê kết quả xử lí các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển
rừng (từ 2010 – 2014) ..............................................................................98
Bảng 3.30. Thống kê số hộ nghèo năm 2011 của các xã thuộc KBT ....................101
Bảng 3.31. Số hộ gia đình trồng rừng theo năm tại khu vực nghiên cứu ..............104
Bảng 3.32. Thống kê về số cơ sở sản xuất gỗ Keo của khu vực .............................108

xi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu đang diễn ra và toàn thế giới đang chung tay nỗ lực ngăn
chặn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến đổi khí hậu là sự gia tăng khí nhà kính đặc biệt là CO2 trong khí quyển. Tác động tiêu cực của việc nóng lên toàn cầu ngày
càng thể hiện rõ với những biểu hiện nghiêm trọng như mực nước biển dâng cao,
gia tăng hạn hán, lũ lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, thiếu hụt nước ngọt, gia tăng
bệnh tật cho con người, cây trồng và vật nuôi, suy giảm đa dạng sinh học và gia
tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan,... [Nguyễn Đức Ngữ, 2008]. Kết quả của
nhiều nghiên cứu cho rằng trồng cây, bảo vệ rừng là biện pháp nhanh và rẻ nhất để
có thể giảm phát thải khí nhà kính, góp phần duy trì cân bằng CO2 và O2 trong khí

quyển, giúp ổn định và điều hòa khí hậu để phát triển bền vững trên hành tinh
[IPCC, 2000].
Nông lâm kết hợp (NLKH) là phương thức canh tác hợp lý được áp dụng từ
lâu trên thế giới. Mô hình NLKH không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế trong sử dụng
đất mà còn đáp ứng các yêu cầu về bền vững môi trường như bảo vệ, cải thiện đất,
giữ nước, hấp thụ và lưu giữ CO2 trong hệ thống, giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà
kính, đóng góp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Theo đánh giá của Trung tâm
nghiên cứu NLKH thế giới (ICRAF): “NLKH có thể là giải pháp tốt nhất để giảm
sự nóng lên toàn cầu, đồng thời giảm sự đói nghèo ở các nước đang phát triển. Điều
này được lí giải bởi mô hình NLKH đem lại hiệu quả kinh tế, khả năng lưu trữ
carbon bền vững hơn so với các phương thức canh tác khác” [ICRAF, 2004].
Nghị định thư Kyoto đã đưa ra 3 cơ chế , trong đó có cơ chế phát tri ển sạch CDM và mới đây nhất là sáng kiến REDD

+

với nỗ lực giảm phát thải từ suy thoái

rừng và mấ t rừng , đã nâng tầ m quan tro ̣ng của các h ệ sinh thái trong viê ̣c h ạn chế
biế n đổ i khí hâ ̣u . Cùng với các Điều ước quốc tế về Biến đổi khí hậu mà Việt Nam
đã kí kết, các chiến lược, chính sách của Việt Nam đang hướng tới một nền carbon
thấp. Trong trường hợp hệ sinh thái đảm bảo các tiêu chuẩn thực hiện AR-CDM

1


hoặc REDD+ đều có cơ hội tham gia vào thị trường carbon [Viện Quản lý rừng bền
vững và Chứng chỉ rừng, 2015 ].
Tại Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 ở các
dạng rừng trồng thuần trên các dạng lập địa khác nhau (đáp ứng nội dung cơ chế
phát triển sạch (CDM), đánh giá hấp thụ CO2 một số trạng thái rừng tự nhiên (cho

việc tham gia chương trình Giảm phát thải thông qua việc hạn chế mất rừng và suy
thoái rừng (REDD, REDD+) nhưng những nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2
trong các mô hình NLKH vẫn còn hạn chế. Việc nghiên cứu khả năng tích lũy
carbon trong mô hình NLKH đáp ứng tính cấp thiết trong xu thế tìm kiếm những
giải pháp phát triển bền vững nông thôn miền núi, đồng thời phục vụ cho kiểm kê
khí nhà kính quốc gia và cung cấp cơ sở cho thúc đẩy thương mại carbon trong lĩnh
vực sử dụng đất.
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng nằm trong phạm
vi hành chính của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Theo các chuyên gia, đây là
một khu vực có giá trị to lớn để bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, làm giảm
những tác động và rủi ro của thiên tai [Ban quản lý KBT Thần Sa – Phượng Hoàng,
2014]. Những năm gần đây hiện trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép tại khu vực trở
thành tiêu điểm bức xúc trong dư luận. Kết quả điều tra cho thấy người dân tại vùng
đệm chủ yếu là người dân tộc thiểu số có đời sống hết sức khó khăn. Xây dựng mô
hình kinh tế bền vững, ổn định đời sống cho cư dân từ đó giảm sức ép tới tài nguyên
rừng tại đây là một vấn đề cấp thiết.
Với diện tích trồng Chè lên tới 17.660 hecta, Thái Nguyên là vùng trồng Chè
đầy tiềm năng của Việt Nam. Do sự thích hợp đặc biệt về thổ nhưỡng, nguồn nước,
khí hậu nên Chè nguyên liệu Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt so với các vùng
Chè nguyên liệu khác. Trong vòng 10 năm trở lại đây phương thức NLKH: trồng
Chè xen cây lâm nghiệp (chủ yếu là Keo) được người dân Thái Nguyên phát triển
mạnh. Tại khu vực vùng đệm khu BTTN Thần Sa đã có một số gia đình áp dụng
phương thức này. Qua khảo sát tại một số địa điểm đã áp dụng phương thức cho thấy
hiệu quả kinh tế mang lại rất có triển vọng: người dân có nguồn thu nhập khá ổn định
2


theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”; người dân rất yên tâm với phương thức sản xuất; huy
động được tối đa nguồn nhân lực trong gia đình tham gia sản xuất. Tuy nhiên, cho đến
nay giá trị thực tế được công nhận cho phương thức này mới chỉ tính thuần túy thông

qua lượng gỗ, củi (cây lâm nghiệp) và sản phẩm Chè nguyên liệu. Trong khi đó, giá trị
bảo vệ môi trường của phương thức NLKH tại đây có thể rất to lớn nhưng chưa có
nghiên cứu nào được thực hiện và công bố.
Xuất phát từ các yêu cầu thực tế nói trên, đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu
quả tích lũy carbon của phương thức nông lâm kết hợp Keo – Chè tại vùng đệm khu
bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết,
có ý nghĩa thực tiễn và khoa học. Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm rõ các luận cứ
khoa học về lợi ích kinh tế, môi trường thông qua các bể chứa C trong hệ NLKH
Keo – chè, tạo tiền đề thúc đẩy mở rộng phương thức sản xuất NLKH Keo- chè, đặc
biệt theo hướng có thể tham gia thương mại carbon.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Chứng minh hệ NLKH Keo-Chè tại vùng Chè Võ Nhai, Thái Nguyên ngoài
các lợi ích kinh tế và sinh thái truyền thống còn làm giảm phát thải khí nhà kính,
chủ yếu là CO2 trong khí quyển, từ đó đủ điều kiện và khả năng tham gia thị trường
carbon quốc tế
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định sinh khối và trữ lượng carbon trong phương thức NLKH Keo - Chè
tại khu vực nghiên cứu.
- Thử nghiệm tính toán, so sánh giá trị bằng tiền của phương thức NLKH Keo
– Chè khi có và không tham gia thương mại carbon.
- Đánh giá ý nghĩa phần tăng giá trị của phương thức NLKH Keo – Chè với
sự phát triển bền vững của hệ sinh thái và thu nhập của người sản xuất trên ba
phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường.

3


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Tạo cơ sở khoa học cho tính toán hiệu quả ban đầu về giá trị truyền thống
của Keo, Chè với giá trị ổn định tích lũy và lưu trữ carbon đồng hành cùng hệ thống
mạng dự án REDD+ tại Việt Nam và các nước đang phát triển trên thế giới trong bối
cảnh biến đổi khí hậu.
- Bổ sung các luận cứ khoa học áp dụng trong việc kiểm kê phát thải khí nhà
kính về lĩnh vực sử dụng đất bền vững theo phương thức NLKH giữa Chè và Keo,
giảm phát thải khí nhà kính, định lượng giá trị các hệ sinh thái tại Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được trữ lượng carbon cho phương thức NLKH Keo – Chè phục vụ
cho kiểm kê khí nhà kính quốc gia và cung cấp các cơ sở thúc đẩy thương mại
carbon trong lĩnh vực sử dụng đất.
- Đánh giá ý nghĩa tăng giá trị của phương thức NLKH Keo – Chè với sự phát
triển bền vững của hệ sinh thái và thu nhập của người sản xuất tại vùng nghiên cứu.
4. Điểm mới của luận án
Điểm mới của luận án là lần đầu tiên tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế
của hệ thống kinh doanh NLKH Keo – Chè hiện tại với hiệu quả kinh tế tiềm năng
khi tham gia thị trường thương mại carbon trên cơ sở thử nghiệm tính toán và phân
tích đầy đủ carbon lưu trữ được và đường carbon cơ sở.
5. Kết cấu của luận án
Nội dung chính luận án bao gồm 108 trang bao gồm phần mở đầu (4 trang);
kết luận và kiến nghị (2 trang); các nội dung được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (34 trang).
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (17 trang).
Chương 3: Kết quả nghiên cứu (53 trang).
Danh mục các công trình khoa học có liên quan (1 trang); tài liệu tham khảo
(11trang) và phụ lục (33 trang).

4



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thị trƣờng carbon và các phƣơng hƣớng giảm phát thải CO2
Nghị định thư Kyoto năm 1997 đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển
của một loại thị trường đặc biệt - thị trường buôn bán sự phát thải. Khí CO2 là khí
nhà kính chủ yếu do nhiều nguồn liên tục thải ra và chiếm phần chính trong bốn loại
khí gây hiệu ứng nhà kính, bởi vậy từ lâu nay người ta vẫn quen gọi đây là “thị
trường carbon (carbon market)”. Trong thị trường carbon, việc mua bán carbon hay
chính xác hơn là việc mua bán sự phát thải khí CO2, được thực hiện thông qua tín
dụng carbon (carbon credit) [World Bank, 2012].
Thị trường carbon đến nay vẫn được xem là công cụ chính để giảm phát thải
khí nhà kính. Đối với các nước đang phát triển, tham gia thị trường carbon không
chỉ là chung tay với thế giới trong mục tiêu giảm khí nhà kính mà còn là cơ hội để
tạo nguồn thu tài chính, tiếp nhận công nghệ hiện đại ít carbon, phát triển bền vững.
1.1.1. Thị trường carbon thế giới
Ngay sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, việc thương mại hóa tín chỉ
carbon được phát triển khá mạnh mẽ. Tất cả các tín chỉ phát thải đều được tính bằng
đơn vị là tấn CO2. Cho đến nay, thị trường buôn bán carbon phân ra làm 2 loại: Thị
trường chính thống và thị trường tự nguyện. Thị trường chính thống là thị trường
mà ở đó việc buôn bán carbon dựa trên sự cam kết của các quốc gia tham gia công
ước khung của Liên hợp quốc (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà
kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án CDM hoặc
đồng thực hiện (JI). Thị trường carbon ngoài khuôn khổ Nghị định thư là thị trường
carbon tự nguyện, thị trường này trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song hoặc đa phương
giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia [UNFCCC, 2001].
Với thị trường carbon chính thống: Ngày 01/01/2005, Liên minh Châu Âu
(EU) đã chính thức thành lập thị trường buôn bán khí thải, là mô hình đầu tiên trên
thế giới để trao đổi, buôn bán khí CO2 và năm loại khí thải khác gây hiệu ứng nhà

5



kính. Cho đến nay, hệ thống buôn bán khí thải của EU đã trở thành hệ thống thương
mại hóa khí carbon lớn nhất trên thế giới.
Tính đến ngày 31/10/2012, có 4.920 dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) đã
được Ban Chấp hành quốc tế về CDM (EB) cho đăng ký, bao gồm các dự án về
năng lượng chiếm 71,71%, các dự án xử lý chất thải chiếm 12,41%; các dự án về
trồng rừng và tái trồng rừng chiếm 0,71% và các loại dự án khác chiếm 15,17%.
Tổng tiềm năng giảm phát thải ước tính của các dự án này khoảng 2,17 tỷ tấn CO2
tương đương tính đến hết năm 2012 [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015].
Báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng thế giới cho thấy giá trị thương mại tín
chỉ carbon tăng rất nhanh. Tổng giá trị thương mại carbon năm 2005 là 11 tỷ USD,
năm 2006 là 31,2 tỷ USD, năm 2007 là 63 tỷ USD, năm 2008 là 135 tỷ USD, năm
2009 là 143, 7 tỷ USD, năm 2010 là 159 tỷ USD, năm 2011 là 176 tỉ USD [Point
Carbon, 2012].
Với thị trường carbon tự nguyện: Tốc độ phát triển thị trường carbon tự
nguyện rất nhanh trong những năm gần đây, trong đó thị phần giao dịch tín chỉ
carbon từ rừng chiếm tỷ lệ cao. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và
Ecosystem Marketplace năm 2012 cho thấy khối lượng giao dịch của thị trường
carbon tự nguyện có xu hướng tăng mạnh trong các năm gần đây, đặc biệt từ năm
2008 đến nay.
Bảng 1.1. Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường carbon
Khối lƣợng
Thị trƣờng

2010
Thị trường tự nguyện
Thị trường chính thống
Tổng


Giá trị (triệu USD)

(triệu tấn CO2 tđ)
2011

2010

2011

133

95

433

576

8702

10. 094

158.777

175.451

8.835

10.189

159.210


176.027

Nguồn: [Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi
khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam, 2012]

6


Năm 2011, giá trị giao dịch của thị trường carbon tự nguyện đạt 576 triệu
USD tăng 35% so với năm 2010, khối lượng giao dịch đạt 95 triệu tấn CO2, trong
khi vào năm 2010, giá trị giao dịch đạt 433 triệu đô la Mỹ và khối lượng giao dịch
đạt 133 triệu tấn CO2. Giá trung bình tăng 6 USD/tấn năm 2010 lên 7,3 USD/ tấn
năm 2011 chủ yếu từ các dự án năng lượng tái tạo và REDD. Từ các thông số trên
có thể thấy giá tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện đã tăng đáng kể nên tuy
lượng giao dịch trong năm 2011 ít hơn nhưng lại có giá trị cao hơn.
Báo cáo mới nhất của Forest Trends‟ Ecosystem Marketplace vào tháng
5/2017 cho thấy: Năm 2016, có 63,4 triệu tấn CO2e giao dịch trong các thị trường
carbon tự nguyện, so với 84,1 triệu tấn CO2e được giao dịch vào năm 2015, có tổng
giá trị thị trường là 191,3 triệu USD . Giá vẫn rất khác nhau và khác nhau dựa trên
địa điểm, loại tiêu chuẩn, loại dự án cụ thể, hoặc thuộc tính. Giá dao động từ dưới
0.5USD / tCO2e đến hơn 50 USD / tCO2e. Ví dụ, sự bù đắp gió từ châu Á là mua
và bán ở mức trung bình 0,7 USD / tCO2e, trong khi trồng rừng / tái trồng rừng từ
châu Phi giao dịch tại một trung bình là 6.7 USD / tCO2e. Giá trung bình trên tất cả
các giao dịch là 3.0 USD / tCO2e. Hầu hết các hoạt động bán ra là do gió, REDD +
hoặc các dự án mêtan chôn lấp [Kelley Hamrick, 2017].
Trên quy mô toàn cầu, một động lực để thị trường carbon tự nguyện phát
triển là Thỏa thuận Paris năm 2015. Hiệp định làm cho biến đổi khí hậu trở thành
một vấn đề đặc biệt quan trọng trong năm 2015 và thúc đẩy nhiều công ty quan tâm,
cam kết về giảm thiểu GHG. Giá trị thị trường carbon năm 2016 chưa phản ánh điều

này có thể bởi vì các công ty này vẫn đang định hướng lại hoặc cập nhật các chính
sách về biến đổi khí hậu, dự kiến thị trường carbon theo đó sẽ được điều chỉnh, khởi
sắc sau năm 2020 [Kelley Hamrick, 2017].
Trong thị trường tự nguyện, ngành lâm nghiệp được xem là có tiềm năng lớn
nhất, đặc biệt với sự ra đời của cơ chế REDD, REDD+ (giảm phát thải do mất rừng
và suy thoái rừng, tăng cường các bể chứa carbon của rừng). Ủy ban Liên chính phủ
về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho rằng: “Nạn phá rừng nhiệt đới chịu trách nhiệm về
hơn 17% lượng khí carbon phát thải do con người gây ra, giảm thiểu và ngăn chặn
7


nạn phá rừng sẽ có tác động to lớn nhất và trực tiếp nhất đến lượng carbon trong khí
quyển”. Các nước như Indonesia, Conggo, Brazil và nhiều nước khác ở vùng nhiệt
đới trong đó có Việt Nam sẽ là những nước có được lợi ích khi bảo vệ rừng, qua thị
trường carbon tự nguyện REDD+ [Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011a].
1.1.2. Thị trường carbon tại Việt Nam
Việt Nam đã ký Hiệp định khung của Liên hợp quốc về vấn đề Biến đổi khí
hậu UNFCCC vào ngày 11 tháng 6 năm 1992, phê chuẩn vào ngày 16 tháng 11 năm
1994 và ký Nghị định thư Kyoto (KP) vào ngày 3 tháng 12 năm 1998, phê chuẩn
vào ngày 25 tháng 9 năm 2002 [Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011b]. Đây là căn cứ
pháp lý quan trọng cho Việt Nam tham gia vào thị trường carbon.
Với thị trường carbon chính thống trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto
Hầu hết các dự án CDM ở Việt Nam do nhà đầu tư trực tiếp thỏa thuận và giá
bán tín chỉ carbon ít khi được công bố. Đến ngày 31/10/2012, Việt Nam đã có 160
dự án được EB công nhận là dự án CDM với tổng lượng khí nhà kính được giảm
khoảng 76 triệu tấn CO2e trong thời kỳ tín dụng và 4 Chương trình hoạt động được
EB công nhận. Tính đến đầu 2013 Việt Nam được xếp thứ 4 trên thế giới về số
lượng dự án CDM được EB công nhận, đăng ký và xếp thứ 9 trên thế giới về số
lượng CERs đã được EB cấp [Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên Hợp
Quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam , 2012].

Nhằm góp phần tích cực cùng cộng đồng thế giới chống biến đổi khí hậu, ngày
21 tháng 11 năm 2012 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án “Quản lý phát thải khí
gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh carbon ra thị trường thế
giới”. Mục tiêu của đề án là quản lý phát thải KNK nhằm thực hiện UNFCCC và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời tận dụng các cơ hội để phát triển
nền kinh tế carbon thấp, tăng trưởng xanh và cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm
nhẹ phát thải KNK, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước; quản lý,
giám sát hiệu quả các hoạt động mua bán, chuyển giao tín chỉ carbon được tạo ra từ các
cơ chế trong và ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto ra thị trường thế giới [Thủ tướng
Chính phủ, 2012].
8


Bảng 1.2. Các hoạt động dự án CDM của Việt Nam đã được EB cho đăng ký, phân
loại theo lĩnh vực (tính đến 31/10/2012)
Lĩnh vực

Số lƣợng dự án

Tỉ lệ (%)

Sản xuất năng lượng (nguồn năng lượng tái tạo/

152

85,89

Công nghiệp chế tạo

1


0,56

Phát thải từ nhiên liệu

1

0,56

Xử lí, loại bỏ rác thải

21

11,87

Trồng rừng và tái trồng rừng

1

0,56

Nông nghiệp

1

0,56

nguồn năng lượng không tái tạo)

Nguồn: [Ban chỉ đạo thực hiện UNFCCC, 2012]

Cơ hội cho thị trường carbon tự nguyện tại Việt Nam
Đối với thị trường carbon tự nguyện, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tham
gia. BOCM - Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản về cơ chế tín dụng
song phương được bắt đầu triển khai từ 2010. Việc tham gia đánh giá và kiểm tra
xác nhận giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế tín dụng bù trừ song phương –
BOCM dự kiến sẽ mở ra một hướng đi mới của Trung tâm chứng nhận phù hợp
(QUACERT) trong hoạt động cấp chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính trong
những năm tới tại Việt Nam, góp phần đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên
tham gia chương trình.
Đặc biệt, sự ra đời cơ chế giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng
(REDD) và Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất rừng và suy
thoái rừng; bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng
Carbon (REDD+) đã tạo ra thị trường bán tín chỉ carbon đầy tiềm năng cho Việt
Nam. Những điều kiện vốn có trong ngành lâm nghiệp tạo cho Việt Nam những
triển vọng tham gia sâu sắc vào thị trường này. Quỹ Đối tác carbon trong lâm
nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới (WB) và UN-REDD là hai nhà tài trợ lớn
nhất ở tầm quốc tế cho các nước đang phát triển và Việt Nam là một trong số các
nước đầu tiên nhận được tài trợ từ hai nguồn trên cho các dự án thực hiện REDD +,
9


đặc biệt là cho giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+ [Viện Quản lý rừng bền
vững và Chứng chỉ rừng, 2015].
Các dự án thí điểm địa phương cũng rất phong phú. Chương trình hành
động quốc gia về REDD + đã được phê duyệt vào tháng 6/2012 trong đó đã xây
dựng chiến lược và nhiệm vụ chung để sẵn sàng thực hiện REDD + vào năm
2020. Dự báo của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này cho thấy, hòa chung
vào xu hướng phát triển của thị trường carbon tự nguyện trên toàn thế giới, Việt
Nam nếu tận dụng tốt sẽ có rất nhiều lợi ích để phát triển kinh tế đất nước cũng
như cùng tham gia vào công cuộc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu

[Phạm Minh Thoa, 2012].
1.2. Đặc điểm chung và ý nghĩa của hệ NLKH trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.2.1. Khái niệm NLKH
* Trên thế giới
Sau du canh, sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được xem
như là một sự báo trước cho phương thức NLKH sau này. Theo ngôn ngữ của địa
phương Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya là đồi núi, như vậy Taungya là
phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó cũng đồng nghĩa với phương thức
canh tác trên đất dốc. Sau đó hệ thống Taungya được đưa vào sử dụng rất sớm ở Ấn
Độ và được truyền bá rộng rãi qua Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Ngày nay hệ
thống Taungya được biết đến với những tên gọi khác nhau, ở một số nước nó được
gọi như là một sự biểu tượng đặc biệt của phương thức du canh. Ở Inđônêxia người
ta gọi là Tumpansary, ở Philippin là Kaingyning, ở Malaixia là Ladang,…
Năm 1977, danh từ nông lâm kết hợp (NLKH) (Agroforestry) đã được tiến sĩ
King đưa ra thay thế cho từ taungya – theo tiếng địa phương Myanmar có nghĩa là
canh tác trên đồi [King K.F.S., 1979].
NLKH là một lĩnh vực khoa học tương đối mới. Tuy nhiên một thực tế quan
trọng là danh từ NLKH chỉ mới về mặt khái niệm, thuật ngữ còn về mặt thực hành
thì hầu như ít thay đổi. Lí do là kĩ thuật canh tác NLKH được sử dụng lâu đời ở

10


nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới. Theo thời gian, nhiều khái
niệm về NLKH khác nhau được phát triển:
NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững làm gia tăng sức sản xuất tổng
thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây
rừng và gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất và áp dụng các kĩ
thuật canh tác thích ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương
(Been và cộng sự được trích dẫn trong Some principles of Agroforestry – King

[King K.F.S., 1979] .
NLKH là một hệ thống quản lí đất đai, trong đó các sản phẩm của rừng và
trồng trọt được sản xuất cùng lúc hoặc kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp
để tạo ra các lợi ích kinh tế - xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa
phương [Nair M.A. and C. Sreedharan, 1986].
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu
năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp,...) được trồng có
tính toán trên cùng một đơn vị diện tích đất với hoa màu và/ hoặc với vật nuôi dưới
dạng xen theo không gian hoặc thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác
động hỗ tương qua lại cả về mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các bộ phận hợp thành hệ
thống [Michon G and H. de Foresta, 1996].
Các khái niệm trên đơn giản mô tả NLKH như là các hướng dẫn cho một hệ
thống sử dụng đất liên tục. Tuy nhiên, NLKH như là một kỹ thuật và khoa học đã
được phát triển thành một điều gì khác hơn là các hướng dẫn. Ngày nay nó được
xem như là một ngành nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối
hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên một cách bền vững [Nair P.K.R et
al., 2003; Gold M.A and H. E. Garrett, 2009].
Vào năm 1997, Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về NLKH (ICRAF) đã xem
lại khái niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới
hạn trong các nông trại. Theo ICRAF (1997): NLKH là một hệ thống quản lý tài
nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối
hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và
11


đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở
các mức độ, quy mô khác nhau.
Theo Leakey, 2007 dẫn trong Bảo Huy, 2009: “NLKH là một hệ thống tài
nguyên năng động, thông qua sự kết hợp của cây lâu năm, các trang trại và cảnh
quan nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và duy trì sản xuất để tăng lợi ích kinh tế

xã hội và môi trường”.
Gần đây, NLKH còn được hiểu theo góc độ cảnh quan (land scape), có nghĩa
là không chỉ là việc phối hợp giữa cây lâu năm với cây ngắn ngày trên một đơn vị
diện tích mà còn có thể hiểu góc độ rộng hơn trên một lưu vực. Trong một lưu vực
từng loại cây trồng vật nuôi được phối trí một cách hài hòa, các phần diện tích khác
nhau có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau tạo ra sự đa dạng bền vững (Ví dụ đầu nguồn là
rừng, dưới thấp hơn là các loài cây lâu năm, cây ngắn ngày không cần tưới, chịu
hạn và vùng ẩm là lúa nước, rau,...) [Michon G. and H. de Foresta, 1996].
Như vậy có rất nhiều khái niệm về NLKH đã được đưa ra trong quá trình
nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau. Phân tích các khái niệm này thấy rằng, dù
được phát biểu thế nào thì nói chung hệ NLKH đều chứa đựng các đặc điểm sau:
- Hệ thống NLKH luôn có ít nhất 2 sản phẩm đầu ra.
- Chu kỳ sản xuất của một hệ thống NLKH luôn dài hơn một năm.
- Hệ thống NLKH luôn phức tạp hơn một hệ thống độc canh cả về phương
diện kinh tế và sinh thái học.
- Cấu trúc và chức năng của hệ NLKH phong phú và hiệu quả hơn so với
canh tác độc canh.
- Các thành phần trong hệ NLKH luôn có mối quan hệ sinh thái và kinh tế.
- Hệ thống NLKH luôn chú trọng đến đối tượng cây địa phương (bản địa),
cây đa mục đích.
- Hệ thống thích hợp cho điều kiện dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp [Lê Trọng
Cúc và Rambo, 2001].
* Tại Việt Nam
Nghiên cứu về NLKH ở nước ta mới phát triển từ những năm 1960 trở lại
đây. Công trình nghiên cứu tiêu biểu đầu tiên về NLKH có thể kể đến như của
Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Quý Khải, Cao Văn Minh, Nguyễn Xuân Quát, Bùi
12



×