Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Bài soạn chương 5 môn phân tích tài chính phân tích tỉ số tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH


Môn học: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 5

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Nhóm HVTH:
1. Nguyễn Hoàng Minh Huy
ĐT: 01665535960
Email:
2. Tô Thị Phương Thảo
3. Lâm Bá Du
4. Huỳnh Thái Huy
5. Trần Thị Thanh Thủy
Lớp Cao học Tài chính K26
Tháng 10/2017


MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.....................................1
II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH....................................................................7
1. Phân tích tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp............................................7
2. Phân tích chuyên sâu từng khía cạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp................11
2.1 Phân tích chuyên sâu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp........................................11
 Đánh giá chính sách đầu tư - Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. .33
 Đánh giá quản trị tài chính của doanh nghiệp: phân tích đòn bẩy tài chính.......38
 Phân tích khả năng tăng trưởng bền vững..........................................................44
2.2 Phân tích dòng tiền....................................................................................................48


2.2.1 Mục tiêu phân tích dòng tiền...........................................................................49
2.2.2 Các thước đo và tỷ số chuyên biệt dùng trong phân tích dòng tiền..................50
2.2.3 Nội dung và phương pháp phân tích dòng tiền................................................56
Phân tích dòng tiền của TJX và Nordstrom..............................................................57


I. KHÁI NIỆM VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình thu thập, xử lý các thông tin
của doanh nghiệp và từ đó đưa ra đánh giá sức khỏe tài chính cũng như tiềm lực của
doanh nghiệp. Phân tích tài chính có ý nghĩa lớn không chỉ đối với nhà quản trị doanh
nghiệp mà còn cả đối với các đối tượng khác có liên quan đến doanh nghiệp như nhà
đầu tư, chủ nợ, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp,… Phân tích tài chính tạo nên cơ
sở để từng đối tượng này đưa ra những quyết định phù hợp.
Phân tích tài chính công ty thường theo trình tự gồm lần lượt các bước như sau:
Bước 1: Phân tích ngành, phân tích chiến lược kinh doanh của công ty
Bước 2: Phân tích kế toán
Bước 3: Phân tích tình hình tài chính của công ty
Bước 4: Phân tích triển vọng, dự phóng báo cáo tài chính
Bước 5: Định giá công ty
Hình 1 - Sơ đồ tóm tắt quy trình phân tích tài chính một công ty

1


Trong đó để phân tích tình hình tài chính của công ty có thể tiến hành qua các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích
Ở bước này, người phân tích thường sẽ phải trả lời các câu hỏi: Mục tiêu phân tích là
gì? Để đạt được mục tiêu thì cần phân tích chi tiết đến mức độ nào? Cần những dữ
liệu gì để phân tích? Có nhân tố nào hoặc quan hệ nào ảnh hưởng đến việc phân tích
hay không? Có giới hạn hoặc hạn chế nào đối với việc phân tích không và nếu có thì

những hạn chế này ảnh hưởng kết quả phân tích như thế nào?
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp: nhà quản
trị doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện hữu và tương lai của doanh nghiệp, chủ nợ, người
lao động, đối thủ cạnh tranh, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà phân tích trên thị
trường,… Mỗi đối tượng này có nhu cầu khác nhau về việc sử dụng những thông tin
có được từ phân tích tài chính, do đó mục tiêu phân tích tài chính cũng sẽ có sự khác
biệt tùy thuộc vào đối tượng sử dụng thông tin phân tích là ai.
 Đứng ở góc độ quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm mục tiêu:
 Xác định được các bất ổn nếu có trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, cụ thể
quy mô đầu tư, đầu tư mua sắm phân bổ tài sản, tăng trưởng hữu cơ và phi hữu cơ,






cấu trúc vốn và chính sách cổ tức,…
Hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp
Đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành
Định giá, xác định giá trị thị trường của doanh nghiệp
Đánh giá tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư:

Các nhà đầu tư hiện hữu của doanh nghiệp rất quan tâm đến tình hình hiệu quả hoạt
động, khả năng sinh lợi, chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp, doanh nghiệp
hoạt động như thế nào va đang có vị thế ra sao trên thị trường có ảnh hưởng đến thu
nhập của nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường, tiềm năng triển
vọng của một doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định nhà đầu tư có lựa
chọn đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không. Vì thế đứng ở góc độ nhà đầu tư thì phân
tích tài chính nhằm ước tính giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, rủi ro và tiềm năng

phát triển của doanh nghiệp, từ đó ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
 Đối với những nhà cung cấp vốn của doanh nghiệp:
2


Các nhà cung cấp cần phải biết tình hình khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, uy
tín của doanh nghiệp để từ đó có các quyết định phù hợp về chính sách cung cấp, về
chính sách bán chịu.
Các chủ nợ khi cho vay cần phải biết về khả năng thanh toán tiền vay của doanh
nghiệp. Các chủ nợ phải thẩm định tài chính các dự án đầu tư, đảm bảo khả năng hoàn
trả nợ thông qua thu nhập và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như kiểm soát
dòng tiền của các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
 Đối với các đối thủ cạnh tranh:
Các công ty khác trong cùng ngành hoặc các công ty trên thị trường cũng là đối tượng
quan tâm phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, với mục tiêu so sánh và đưa
ra chiến lược cạnh tranh phù hợp.
 Đối với người lao động:
Người lao động cũng quan tâm phân tích khả năng sinh lợi, khả năng chi trả, tiềm
năng phát triển của công ty, với mục tiêu là đảm bảo việc làm và có khả năng thương
lượng về tiền lương, tiền công.
Bước 2: Lựa chọn công cụ, phương pháp phân tích
Công cụ phân tích có thể kể đến là số liệu, bảng biểu,… Các kỹ thuật phân tích
thường sử dụng là phương pháp so sánh, phương pháp Dupont. Phương pháp so sánh
cần kết hợp với phương pháp sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Trong khi đó, phương pháp Dupont thường được dùng để
giải thích nguyên nhân biến động trong tình hình tài chính.
Khi phân tích tổng quan tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tỷ số tài chính là
một công cụ rất quan trọng vì tỷ số tài chính cung cấp dấu hiệu để người phân tích
nhận biết được tình hình tài chính của một doanh nghiệp là như thế nào.
 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích phân tích tài chính.
Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng và tìm ra xu
hướng, quy luật biến động của đối tượng từ đó có căn cứ để đề ra quyết định.
3


Căn cứ vào gốc so sánh, so sánh được chia thành so sánh theo thời gian và so sánh
theo không gian:
 So sánh theo thời gian: so sánh các tỷ số tài chính của một doanh nghiệp trong
nhiều năm, xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng
để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên tốt lên hay xấu đi.
 So sánh theo không gian: so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các
doanh nghiệp khác trong cùng ngành, giúp người phân tích thấy được vị thế của
công ty trên thị trường, sức mạnh tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh
tranh và giải thích được sự thành công hay thất bại của công ty.
Ngoài ra, phương pháp so sánh còn được chia thành:
 So sánh theo hàng ngang: so sánh các khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính qua
một số kỳ kế toán. Trong so sánh hàng ngang có phân tích số tuyệt đối (so sánh số
tuyệt đối của khoản mục nhất định trong một khoảng thời gian) và phân tích biến
động (so sánh khoản chênh lệch về tỷ lệ phần trăm của các khoản mục nhất định
trong một khoảng thời gian).
 So sánh theo hàng dọc: là so sánh từng con số riêng biệt với một con số cụ thể và
thường so sánh bằng tỷ lệ phần trăm. Phương pháp này có thể chỉ ra xu hướng và
rất hữu ích trong việc đưa ra quyết định.
 Phương pháp phân tích Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một
kỹ sư điện người Mỹ là nhà quản lý tài chính của công ty hóa học khổng lồ Dupont.
Khi Dupont mua lại 23% cổ phiếu của tập đoàn General Motors (GM) vào những năm
đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ trước, giao cho Brown tái cấu trúc lại tình hình tài chính
của nhà sản xuất xe hơi này, ông đưa ra hệ thống hoạch định và kiểm soát tài chính,

trong đó phương pháp Dupont được áp dụng để nghiên cứu các chỉ số tài chính cơ bản
của GM. Phần lớn thành công của GM về sau này được cho là có sự đóng góp không
nhỏ từ hệ thống hoạch định và kiểm soát tài chính của Brown, kể từ đó đã đưa phương
pháp Dupont trở nên phổ biến trong các tập đoàn lớn tại Mỹ, đến nay phương pháp
Dupont được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính doanh nghiệp.

4


Nội dung của phương pháp phân tích Dupont: Các tỷ số tài chính đều ở dạng phân số,
nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: mẫu số và tử
số của phân số đó. Mặt khác, các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau, hay nói cách
khác, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng một vài tỷ số tài chính khác.
Ví dụ:

Có thể trình bày ROE dưới dạng sau:

= Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần  Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Hay

= Hiệu suất sử dụng tài sản  Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần  Tỷ suất sinh lợi
trên doanh thu
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp
làm tăng ROE như sau:
 Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay
và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
 Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc
vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của
tổng tài sản.
 Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi

nhuận của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, có thể được sử
dụng để thuyết phục cấp quản lý thấy rõ hơn thực trạng tài chính của doanh nghiệp,
cân nhắc việc mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp, thay đổi các chính sách
quản trị nguồn lực của doanh nghiệp cho hiệu quả,… Tuy nhiên, hạn chế của phương
pháp phân tích Dupont là phụ thuộc rất lớn vào tính chính xác của số liệu đầu vào.

5


Ngoài các phương pháp nêu trên, người phân tích còn có thể sử dụng một số phương
pháp khác như: phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp thang điểm, phương
pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng,…
Bước 3: Thu thập và đánh giá chất lượng số liệu
Nguồn thông tin chủ yếu được sử dụng trong phân tích tài chính là báo cáo tài chính,
bao gồm 4 báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra người phân tích còn sử
dụng các tài liệu khác: báo cáo thường niên của công ty, thông tin dữ liệu về kinh tế vĩ
mô, ngành, thông tin báo cáo bất thường,…
Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính là quá trình đánh giá xem tác động kế toán ảnh
hưởng nguồn thông tin như thế nào, tiến hành chuẩn hóa và nếu cần thiết thì lập lại
báo cáo tài chính.
Bước 4: Tính toán, phân tích
Áp dụng các công cụ, kỹ thuật để tính toán phân tích các dữ liệu đã thu thập.
Bước 5: Ra quyết định
Người phân tích tùy vào mục tiêu phân tích của mình, căn cứ vào kết quả đã phân tích
mà ra quyết định: Có đầu tư hay không? Có cho vay hay không? Doanh nghiệp có
đang gặp vấn đề gi hay không? Có nên thực hiện mua bán, sáp nhập không?
Bước 6: Kiểm tra, cập nhật
Cập nhật thông tin, đánh giá lại bản phân tích và điều chỉnh quyết định nếu có.

II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Khi phân tích tài chính có 2 cấp độ. Cấp độ thứ nhất là phân tích tổng quan tình hình
tài chính của doanh nghiệp, thường là phân tích tính thanh khoản, khả năng thanh toán
của doanh nghiệp đối với những khoản nợ ngắn hạn, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu
quả sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lợi, giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Công cụ thường được sử dụng cho phân tích tài chính ở cấp độ tổng quan là các tỷ số
tài chính. Cấp độ thứ hai là phân tích từng khía cạnh chuyên sâu của doanh nghiệp,
chẳng hạn phân tích dòng tiền, phân tích khả năng sinh lợi, phân tích điểm hòa vốn,…
6


Trên cơ sở đó, Chương này sẽ lần lượt xem xét 2 nội dung chính. Phần thứ nhất là sử
dụng các tỷ số tài chính để phân tích tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phần thứ hai là phân tích hai khía cạnh chuyên sâu trong tài chính doanh nghiệp: phân
tích khả năng sinh lợi và phân tích dòng tiền.
1. Phân tích tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp
Khi phân tích tổng quan tình hình tài chính của một doanh nghiệp, người phân tích
thường quan tâm 5 khía cạnh cơ bản:
 Tính thanh khoản, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ





ngắn hạn
Hiệu quả của việc sử dụng tài sản
Hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính
Khả năng sinh lợi
Giá trị thị trường của doanh nghiệp


Từ những khía cạnh này hình thành nên 5 nhóm tỷ số:







Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
Nhóm tỷ số hoạt động
Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính
Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi
Nhóm tỷ số giá trị thị trường
Nhóm tỷ số khả năng thanh toán

 Khả năng thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (bao
gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn
khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn
đến hạn trả và các khoản phải trả khác.

 Khả năng thanh toán nhanh

7


 Khả năng thanh toán tức thời


 Nhóm tỷ số hoạt động
 Số vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào
chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém
do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì
sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.

 Số vòng quay hàng tồn kho

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh
giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu.

 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

 Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính
 Nhóm tỷ số dùng để đánh giá mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn.
Nhóm tỷ số này bao gồm:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
8


Tỷ số nợ trên vốn cổ phần:


Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần:

 Nhóm tỷ số dùng để đánh giá doanh nghiệp có đảm bảo điều kiện sử dụng nợ thuận
lợi không

 Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ số khả năng sinh lợi được hình thành bằng cách lấy lãi ròng chia cho chỉ tiêu muốn
đánh giá khả năng sinh lợi

 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)
 Nhóm tỷ số giá trị thị trường
 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)

 Tỷ lệ chi trả cổ tức
 Tỷ số giá trị thị trường trên thu nhập (P/E)

 Tỷ suất cổ tức
9


2. Phân tích chuyên sâu từng khía cạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.1 Phân tích chuyên sâu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
a) Mục tiêu phân tích
Mục tiêu phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là để xác định doanh nghiệp có
khả năng sinh lợi hay không, tính bền vững của khả năng sinh lợi có hay không.

b) Phương pháp và nội dung phân tích
*Chú ý: Trong thực tế để phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thì người phân
tích thường sử dụng thước đo lãi ròng, tuy nhiên do khi phân tích phải so sánh đánh
giá khả năng sinh lợi của các năm cũng như phải so sánh với các đối thủ cạnh tranh
trong cùng ngành do đó thay vì sử dụng lãi ròng, người phân tích sử dụng ROA, ROE.
Quy trình phân tích khả năng sinh lợi được thực hiện qua các bước sau.
Bước 1: Tính ROA, ROE cho công ty phân tích và các đối thủ cạnh tranh qua các
năm

* Chú ý: Thay vì dùng lãi ròng người phân tích có thể sử dụng thu nhập hoạt động sau
thuế, có thể dùng EBIT hoặc dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Dùng phương pháp so sánh
 So sánh ROA, ROE của công ty qua các năm để thấy được xu hướng biến động
theo thời gian: qua các năm ROA, ROE của công ty tốt lên hay xấu đi.
 So sánh ROA, ROE của công ty với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành để
thấy được có hay không sự khác biệt giữa công ty phân tích với các đối thủ cạnh
tranh.
Bước 3: Đưa ra những nhận định, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân
Ở bước này người phân tích có thể phải sử dụng phân tích Dupont chia tách ROA,
ROE để làm rõ nguyên nhân.
10


= Khả năng sinh lợi trên doanh thu  Hiệu quả sử dụng tài sản
Phân tách ROE có thể thực hiện nhiều cách.
Cách 1:

= Khả năng sinh lợi trên doanh thu  Hiệu quả sử dụng vốn cổ phần
Cách 2:


= Khả năng sinh lợi của tài sản  Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Cách 3:

= Khả năng sinh lợi của doanh thu (quản trị chi phí)  Hiệu quả sử dụng tài sản 
Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Cách 4:

= gánh nặng về thuế  gánh nặng về lãi vay  gánh nặng về chi phí hoạt động  hiệu
quả sử dụng tài sản  gánh nặng về nợ gốc
Cách 5:
Lãi ròng tất cả hoạt động = (EBIT tất cả hoạt động – Lãi vay)(1 – T)
= (EBIT hoạt động kinh doanh + Thu nhập lãi cho vay + Thu nhập khác – Lãi vay)(1 – T)
= EBIT hoạt động kinh doanh(1 – T) – (Lãi vay – Thu nhập lãi cho vay)(1 – T) + Thu nhập khác(1 – T)

11


Trước khi tiếp tục phân tách ROE theo cách tiếp cận mới, chúng ta xác định một số
thuật ngữ.
Chi phí lãi vay ròng = (Chi phí lãi vay – Thu nhập lãi cho vay) × (1 – T)
Thu nhập hoạt động ròng (NOPAT) = Lãi ròng + Chi phí lãi vay ròng
Như vậy

(giả sử không có hoạt động khác)

* Chú ý: Từ công thức trên cho thấy:


Nếu cấu trúc vốn của công ty được tài trợ 100% bằng vốn cổ phần thì ROE =




ROAhoạt động. Mà
= biên thu nhập hoạt động ròng  hiệu suất sử dụng tài sản
Với cấu trúc vốn có sử dụng nợ: ROE sẽ khác ROAhoạt động
 ROE > ROAhoạt động khi ROAhoạt động > 0 và ROAhoạt động > rD
 ROE < ROAhoạt động nếu không đảm bảo điều kiện trên

Bước 4: Đưa ra các khuyến nghị, cảnh báo cho công ty
Ví dụ: Phân tích chuyên sâu khả năng sinh lợi của TJX
Cách chính sách được nhà quản lý vạch ra để đạt được mục tiêu về khả năng sinh lợi
cho doanh nghiệp có thể chia thành các nhóm: (1) chính sách quản trị hiệu quả hoạt
động, (2) chính sách quản trị chính sách đầu tư, (3) các chiến lược tài trợ, và (4) chính
sách cổ tức. Khi phân tích chuyên sâu khả năng sinh lợi sẽ lần lượt phân tích các
nhóm này.
Hình 2 - Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi và tăng trưởng của một công ty

12


Trong các ví dụ sẽ trình bày dưới đây, chúng ta phân tích TJX và Nordstrom – giả sử
TJX là công ty chúng ta đang phân tích và Nordstrom là công ty đối thủ. TJX là một
công ty may mặc và hàng tiêu dùng gia đình của Mỹ có trụ sở tại Framingham,
Massachusetts. TJX tuyên bố là thương hiệu quốc tế và thời trang gia đình lớn nhất
trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ giá rẻ ở Mỹ. TJX phát triển từ chuỗi cửa hàng bán lẻ
của Zayre, được thành lập năm 1956, mở chi nhánh đầu tiên của T.J.Maxx năm 1976.
Năm 1988, Zayre bán nhãn hiệu cho đối thủ Ames, và T.J.Maxx đã được đổi tên thành
Công ty TJX.
Trong khi đó, Nordstrom là một chuỗi cửa hàng bách hóa sang trọng của Mỹ có trụ sở
tại Seattle, Washington. Được thành lập vào năm 1901 bởi John W. Nordstrom và Carl

F. Wallin, công ty lúc bắt đầu là một nhà bán lẻ giày dép, quần áo, phụ kiện, túi xách,
đồ trang sức, mỹ phẩm và nước hoa.
TJX – công ty của chúng ta - là một công ty cạnh tranh về giá và đang theo đuổi chiến
lược dẫn đầu về giá (giá bán sản phẩm thấp). Trong khi đó, Nordstrom – đối thủ cạnh
tranh - đang theo đuổi chiến lược giá cao và tạo sự khác biệt trong chất lượng, bằng
cách cung cấp dịch vụ khách hàng cao cấp và lựa chọn hàng hoá có tính khác biệt.

13


Ngoài việc theo đuổi các chiến lược cạnh tranh khác nhau, TJX và Nordstrom cũng
theo các chiến lược tài trợ rất khác nhau. TJX thuê hầu như tất cả các cửa hàng bằng
hợp đồng thuê hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán. Trong khi đó, mặc dù Nordstrom
cũng sử dụng các hợp đồng thuê hoạt động ở một mức độ nhất định nhưng công ty
này có sở hữu ít nhất hơn 2/3 diện tích bất động sản (đất đai, tòa nhà), và sử dụng nợ
dài hạn để tài trợ. Để khai thác đầy đủ các lựa chọn ở trên của hai doanh nghiệp,
chúng ta sẽ tập trung vào so sánh các tỷ số tài chính của 2 công ty cho năm tài chính
kết thúc vào ngày 29 tháng 1 năm 2011, cả trên cơ sở "theo báo cáo tài chính" và
“theo báo cáo chuẩn hóa”. So sánh các tỷ số tài chính của TJX với Nordstrom trên cơ
sở "theo báo cáo tài chính" cho phép chúng ta nhìn thấy tác động của các chiến lược
khác nhau cũng như các quyệt định về tài trợ và hoạt động khác nhau đối tình hình tài
chính của hai doanh nghiệp. So sánh trên cơ sở "theo báo cáo đã chuẩn hóa" sẽ loại bỏ
sự sai lệch thông tin do mức độ sử dụng hợp đồng khác nhau, để chúng ta có thể so
sánh hiệu quả hoạt động thực sự của hai công ty này.
Khi so sánh TJX với đối thủ cạnh tranh Nordstrom, cần lưu ý đến sự khác biệt lớn
giữa cách mỗi doanh nghiệp lựa chọn cách thức và nguồn tài trợ. TJX đã chọn thuê
ngoài hoạt động thẻ tín dụng của mình, từ bỏ kiểm soát hoạt động và thu nhập tiềm
năng nhưng cũng tránh được những thiệt hại tiềm ẩn do nợ xấu. Trong khi đó,
Nordstrom phát hành thẻ tín dụng riêng và xem các hoạt động thẻ tín dụng nội bộ của
mình như là một lợi thế chiến lược, là một phần của chiến lược mở rộng cung cấp dịch

vụ khách hàng cao cấp.
Điều quan trọng là đảm bảo rằng các báo cáo tài chính của 2 công ty này không bị bóp
méo ảnh hưởng đến việc phân tích. Vì mục đích phân tích báo cáo tài chính là để hiểu
rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần phải chú ý về sự bóp méo báo
cáo tài chính. Sự bóp méo này bao gồm việc tính cả các tài sản và thu nhập từ các hoạt
động đã ngừng, bao gồm cả việc lời hoặc lỗ khi xử lý các hoạt động đó. Trong những
trường hợp như vậy, cần xem xét kết quả tài chính của hoạt động chính của doanh
nghiệp bằng cách điều chỉnh các báo cáo tài chính đã trình bày để loại trừ tác động. Ví
dụ: TJX đã bán cổ phần của mình tại Cửa hàng Bob's trong năm 2008. Kết quả là, báo
cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của doanh nghiệp này có tổn thất 34 triệu đô la cho
14


các hoạt động bị ngừng hoạt động. Nếu không có điều chỉnh cho việc này, sử dụng số
liệu năm 2008 của TJX như là một chuẩn so sánh cho hoạt động trong năm 2009 và xa
hơn, hoặc để so sánh với một đối thủ cạnh tranh như Nordstrom là không thích hợp.
Cũng vì lý do này, chúng ta đã loại trừ khoản lợi nhuận 3,6 triệu đô la do hoạt động
ngừng hoạt động cho TJX trong năm 2010, đưa vào báo cáo tài chính "đã chuẩn hóa"
của TJX.
Sau đây sẽ trình bày chi tiết các khoản điều chỉnh kế toán cho 2 công ty TJX và
Nordstrom để trên cơ sở đó lập lại báo cáo tài chính chuẩn hóa cho 2 công ty này.
TJX thuê hầu hết các cửa hàng của mình bằng hợp đồng thuê hoạt động, trong khi một
phần đáng kể các cửa hàng của Nordstrom được sở hữu hoặc thuê dưới hình thức thuê
vốn. Do đó, bảng cân đối kế toán của TJX bỏ qua nhiều tài sản quan trọng và các
nghĩa vụ thuê so với Nordstrom, do đó việc so sánh tài sản và đòn bẩy tài chính của 2
công ty này sẽ không phù hợp. Để đánh giá sự khác nhau về quyền sở hữu hay cho
thuê cửa hàng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của TJX và Nordstrom, nhà phân tích
có thể sử dụng thông tin về các cam kết thuê trong báo cáo tài chính để ước lượng giá
trị của tài sản và nợ không có trong bảng cân đối kế toán. Tài sản thuê được khấu hao
trong suốt thời gian thuê, và các khoản thanh toán cho thuê được coi là lãi và trả nợ.

Để ước tính giá trị tài sản và nợ thuê hoạt động, chúng ta sử dụng thông tin về số tiền
thuê tối thiểu trong tương lai do TJX ghi chú trong báo cáo tài chính.
Năm tài chính

29/01/2011

30/01/2010

Ít hơn 1 năm

$1,092,709

$1,005,366

1-3 năm

1,938,020

1,771,055

3-5 năm

1,464,690

1,307,773

Hơn 5 năm

2,304,674


1,610,867

Tổng cộng

$6,800,093

$5,695,061

TJX ước tính giá trị hiện tại ròng của các nghĩa vụ thuê trong tương lai là 5.572,6
triệu$ vào ngày 29 tháng 1 năm 2011 và 4.450,2 triệu $ vào ngày 30 tháng 1 năm
2010. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết mức lãi suất trung bình của khoản nợ dài hạn là
5,5%. Dựa trên số liệu về các điều khoản cho thuê được trình bày trong báo cáo tài

15


chính, chúng ta giả định rằng thời gian thuê trung bình là 15 năm. Với những thông tin
này, nhà phân tích có thể thực hiện các điều chỉnh sau cho TJX:
1. Đưa vào giá trị hiện tại ròng của các nghĩa vụ thuê tối thiểu tính đến ngày 30 tháng
1 năm 2010, tài sản hữu hình dài hạn và nợ dài hạn tăng lên 4.450,2 triệu $
2. Tính toán giá trị của mọi thay đổi trong tài sản thuê và nợ thuê trong năm từ việc
dừng hợp đồng thuê hoặc bắt đầu hợp đồng thuê mới. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2010,
TJX cam kết thuê hoạt động cho năm 2011 và về sau là 4.450,2 triệu $. Trong năm
2010, công ty dự kiến sẽ hoàn trả $ 1,005.4 triệu (theo kế hoạch ở trên), bao gồm
244.8 triệu $ lãi (5.5% của 4.450,2 triệu $) và 760,6 triệu giá trị mất đi của khoản nợ
thuê. Nếu không có cam kết thuê mới trong năm, nghĩa vụ cho thuê hoạt động vào
ngày 29 tháng 1 năm 2011sẽ là $ 3,689.6 triệu (4,450.2 triệu $ - 760.6 triệu$). Tuy
nhiên, cam kết cho thuê thực tế của TJX vào ngày 29 tháng 1 năm 2011 là 5,572.6
triệu $, cho thấy rằng đã tăng giá trị thuê lên 1.883,0 triệu $. Tài sản hữu hình dài hạn
của TJX và nợ dài hạn đã tăng lên 1.883,0 triệu $ trong năm 2010 do các cam kết cho

thuê mới.
3. Ghi nhận sự thay đổi trong giá trị tài sản thuê và chi phí khấu hao trong năm. Với
thời gian 15 năm và phương pháp khấu hao đường thẳng, chi phí khấu hao năm 2010
(đã bao gồm trong giá vốn hàng bán) là $359,4 triệu$ {$ 4450,2 triệu$ + (1,883.0
triệu$ / 2)] / 15}.
4. Thêm chi phí thuê trở lại vào báo cáo kết quả kinh doanh, đã bao gồm trong giá vốn
hàng bán, và phân chia khoản thanh toán giữa chi phí lãi vay và hoàn trả nợ dài hạn.
Như đã đề cập, chi phí thuê là $ 1,005.4 triệu. Chi phí này phản ánh 244,8 triệu $
(4,450,2 triệu $ x 5,5%) dưới dạng chi phí lãi vay và còn lại 760,6 triệu $ Mỹ được
phân bổ cho việc hoàn trả toàn bộ khoản nợ thuê hoạt động.
5. Thay đổi Chi phí thuế thu nhập hoãn lại để phản ánh sự khác biệt trong thu nhập
theo phương pháp vốn và phương pháp hoạt động. Nếu tính đến chi phí thuê hoạt
động, chi phí của TJX là 604,2 triệu $ (359,4 triệu $ chi phí khấu hao cộng với 244,8
triệu $ chi phí lãi vay) so với $ 1,005,4 triệu theo phương pháp hoạt động, chênh lệch
là 401,2 triệu $. TJX không thay đổi thuế phải trả của mình, nhưng vì mục đích báo
16


cáo tài chính, TJX sẽ cho thấy thu nhập trước thuế cao hơn và do đó chi phí thuế cao
hơn thông qua các khoản thuế hoãn lại. Với mức thuế doanh nghiệp là 35%, chi phí
Thuế và thuế hoãn lại sẽ tăng 140,4 triệu $ (401,2 triệu $ x 0,35) cho năm tài chính kết
thúc vào ngày 29 tháng 1 năm 2011.

17


Tóm lại, báo cáo tài chính của TJX sẽ được điều chỉnh như sau:
29.01.2011
Tỷ $


Tài sản

30.01.2010
Nợ phải trả Tài sản
và VCSH

Nợ
phải
và VCSH

trả

Bảng cân đối kế toán
Tài sản hữu hình
dài hạn

(1) +4.450,2

(1) +4.450,2

(2) +1,883.0
(3) -359.4
Nợ dài hạn

(1) +4.450,2

(1) +4.450,2

(2) +1.883,0
(4) -760,6

Thuế thu nhập
hoãn lại

(5) +140,4

Vốn chủ sở hữu

+250,8

Báo cáo KQHĐKD
Giá vốn hàng bán

(3)+359,4
(4)-1005,4

Chi phí lãi vay
ròng

(4)+244,8

Chi phí thuế

(5)+140,4

Tăng ròng trong
chi phí

-260,8

Lãi ròng


+260,8

Để ước tính giá trị tài sản và nợ cho thuê hoạt động của Nordstrom, chúng ta sử dụng
thông tin chú thích về các khoản thanh toán cho thuê hoạt động tối thiểu trong tương
lai trong báo cáo tài chính của Nordstrom.

18


29/01/2011
Ít hơn 1 năm

30/01/2010
$111

$98

1-2 năm

108

101

2-3 năm

100

89


3-4 năm

96

82

4-5 năm

92

78

524

406

$1,031

$854

Nhiều hơn 5 năm
Tổng cộng

Với lãi suất trung bình của Nordstrom cho khoản nợ dài hạn là 6,3%, và ước tính thời
hạn thuê trung bình là 18 năm, chúng ta có thể ước tính giá trị hiện tại của hợp đồng
thuê của Nordstrom cho năm kết thúc ngày 29/01/2011 là $ 685 triệu và cho năm kết
thúc vào ngày 30/01/2010 là 578 triệu $. Với những ước tính này, chúng ta có thể thực
hiện các điều chỉnh sau:
1. Ước tính giá trị hiện tại ròng của các nghĩa vụ thuê tối thiểu tính đến ngày 30 tháng
1 năm 2010, tăng tài sản hữu hình dài hạn và nợ dài hạn lên 578 triệu $.

2. Tính giá trị của mọi thay đổi trong tài sản thuê và nợ thuê trong năm từ chấm dứt
hợp đồng thuê hoặc thuê mới. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2010, giá trị hiện tại ước tính
của các cam kết thuê hoạt động trong năm 2011 và về sau là 578 triệu $. Trong năm
2010, công ty dự kiến sẽ hoàn trả 98 triệu $ (theo kế hoạch trên), bao gồm 36,4 triệu $
lãi (6,3% của 578 triệu $) và 61,6 triệu$ nợ gốc. Nếu không có cam kết thuê mới trong
năm, khoản nợ thuê hoạt động vào ngày 29 tháng 1 năm 2011 sẽ là 516,4 triệu $ (578
triệu $ - 61,6 triệu $). Tuy nhiên, cam kết thuê thực tế của Nordstrom vào ngày 29
tháng 1 năm 2011 là 685 triệu $, cho thấy rằng công ty này đã tăng giá trị thuê lên
168,6 triệu $. Tài sản hữu hình dài hạn của Nordstrom và nợ dài hạn tăng lên 168,6
triệu $ trong năm 2010 do các cam kết cho thuê mới.
3. Ghi nhận sự thay đổi trong giá trị tài sản thuê và chi phí khấu hao trong năm. Với
tuổi thọ 18 tháng và phương pháp khấu hao đường thẳng, chi phí khấu hao năm 2010
(bao gồm trong giá vốn hàng bán) là $36.8 triệu {[578 triệu$+ (168.6 triệu$/ 2)] / 18}.
4. Thêm chi phí thuê trở lại vào báo cáo kết quả kinh doanh, đã bao gồm trong giá vốn
hàng bán, và phân chia khoản thanh toán giữa chi phí lãi vay và hoàn trả nợ dài hạn.
19


Như đã đề cập, chi phí thuê là 98 triệu USD. Chi phí này gồm 36,4 triệu $ (578 triệu $
x 6,3%) là chi phí lãi vay và 61,6 triệu $ còn lại được phân bổ cho việc thanh toán
nghĩa vụ thuê hoạt động.
5. Thay đổi Chi phí thuế thu nhập hoãn lại để phản ánh sự khác biệt trong thu nhập
theo phương pháp vốn và phương pháp hoạt động. Nếu tính đến chi phí thuê hoạt
động, chi phí của Nordstrom là 73,2 triệu$ (36,8 triệu $ chi phí khấu hao cộng với
36,4 triệu $ chi phí lãi vay) so với 98 triệu $ theo phương pháp hoạt động, chênh lệch
là 24,8 triệu $. Nordstrom không thay đổi thuế phải trả của mình, nhưng vì mục đích
báo cáo tài chính, Nordstrom sẽ cho thấy thu nhập trước thuế cao hơn và do đó chi phí
Thuế cao hơn thông qua các khoản thuế hoãn lại. Với mức thuế doanh nghiệp là 35%,
chi phí Thuế và thuế hoãn lại sẽ tăng 8,7 triệu $ (24,8 triệu $ x 0,35) cho năm tài chính
kết thúc vào ngày 29 tháng 1 năm 2011.

Tóm lại, báo cáo tài chính của Nordstrom sẽ được điều chỉnh như sau:
29.01.2011
Tỷ $

Tài sản

30.01.2010
Nợ phải trả Tài sản
và VCSH

Nợ phải
và VCSH

trả

Bảng cân đối kế toán
Tài sản hữu hình dài hạn

(1) +578,0

(1) +578,0

(2) +168,6
(3) -36,8
Nợ dài hạn

(1) +578,0
(2) +168,6
(4) -61,6


Thuế thu nhập hoãn lại

(5) +8,7

Vốn chủ sở hữu

+16,1

Báo cáo KQHĐKD
Giá vốn hàng bán

(3)+36,8
(4)-98,0

Chi phí lãi vay ròng

(4)+36,4

Chi phí thuế

(5)+8,7

Tăng ròng trong chi phí

-16,1

Lãi ròng

+16,1


20

(1) +578,0


Phần phụ lục sẽ trình bày các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) của 2 công ty TJX và Nordstrom ở dạng báo
cáo tài chính và báo cáo chuẩn hóa.
Trong dài hạn, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được xác định bởi mối quan
hệ giữa ROE và chi phí sử dụng vốn cổ phần. Tức là, các doanh nghiệp dự kiến trong
dài hạn tạo ROE vượt quá chi phí sử dụng vốn cổ phần thì có giá trị thị trường vượt
quá giá trị sổ sách và ngược lại.
So sánh ROE với chi phí sử dụng vốn có vai trò không chỉ trong việc phân tích giá trị
của doanh nghiệp mà còn trong việc dự báo tăng trưởng tỷ suất sinh lợi trong tương
lai. Việc tạo ra lợi nhuận ổn định sẽ thu hút sự cạnh tranh, giả định không có các rào
cản đáng kể. Vì lý do đó giá trị của ROE có khuynh hướng tiến gần về chi phí sử dụng
vốn cổ phần theo thời gian dưới tác động của sức cạnh tranh . Do đó, một số nhà phân
tích có thể sử dụng chi phí sử dụng vốn cổ phần như là một tiêu chuẩn cho ROE trong
cân bằng cạnh tranh dài hạn. Sự sai lệch so với mức này phát sinh vì hai lý do chính.
Một là điều kiện ngành nghề và chiến lược cạnh tranh khiến cho một doanh nghiệp tạo
ra siêu lợi nhuận kinh tế ít nhất là trong ngắn hạn. Hai là do tác động của kế toán làm
bóp méo giá trị ROE.
Bảng 5.1 ROE dựa trên thu nhập theo báo cáo tài chính và báo cáo chuẩn hóa của
TJX và Nordstrom
Bảng 5.1
Thời điểm kết thúc
năm
tài
chính
29.01.2011

ROE

ROE của TJX và Nordstrom
Theo báo cáo tài chính

Theo báo cáo chuẩn hóa

TJX

Nordstrom

TJX

Nordstrom

46.5%

39.0%

55.4%

40.0%

TJX vượt trội so với Nordstrom trong năm 2010, không ngạc nhiên khi mà tình hình
tài chính khó khăn tại thời gian này có xu hướng khiến các nhà bán lẻ giá thấp có
được lợi nhuận khả quan hơn. Trong khi tỷ số ROE chưa điều chỉnh của Nordstrom là
39,0% so với 46,5% của TJX trong năm 2010, hiệu quả hoạt động của cả hai doanh
nghiệp đã vượt quá cả các xu hướng lịch sử của ROE trong nền kinh tế và các ước
tính hợp lý về chi phí sử dụng vốn cổ phần cho các doanh nghiệp. Khi ROE được tính
21



trên cơ sở đã điều chỉnh thì chênh lệch giữa các tỷ số của hai doanh nghiệp là đáng
kể, phản ánh tác động lớn hơn của việc điều chỉnh để TJX do sử dụng hợp đồng thuê
hoạt động.
Lợi nhuận cao của TJX so với Nordstrom được phản ánh trong sự khác biệt giữa tỷ số
giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của hai doanh nghiệp. ROE là yếu tố quyết định
quan trọng trong việc xác định giá trị thị trường trên giá trị số sách của một doanh
nghiệp. Tính đến ngày 29 tháng 1 năm 2011, cũng là thời điểm kết thúc của năm tài
chính 2010 của cả hai doanh nghiệp, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của
TJX là 6,0 và tỷ số này của Nordstrom là 4,4. Sự khác biệt về định giá thị trường có
thể là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư dự kiến TJX sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn
Nordstrom trong những năm tới và để đạt được lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông.
ROE của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố: khả năng sinh lợi từ việc
sử dụng tài sản và giá trị tài sản của doanh nghiệp so với giá trị đầu tư của cổ đông.
Để hiểu được tác động của hai yếu tố này, ROE có thể được phân tách thành tỷ suất
sinh lợi trên tài sản (ROA) và một thước đo về đòn bẩy tài chính như sau:
ROE = ROA x Tỷ số đòn bẩy tài chính
= (Lãi ròng/ Tài sản) x (Tài sản/ Vốn cổ phần)
Giá trị ROA cho chúng ta biết lợi nhuận mà một doanh nghiệp có thể tạo ra trên mỗi
đồng đầu tư vào tài sản. Đòn bẩy tài chính cho thấy có bao nhiêu đồng tài sản của
doanh nghiệp được tài trợ bởi 1 đồng đầu tư của các cổ đông.
Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của cũng có thể được phân tách thành một tỷ số
bao gồm hai tỷ số khác:
ROA = (Lãi ròng / Doanh thu) x (Doanh thu/ Tài sản)
Tỷ số lãi ròng trên doanh thu được gọi là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS), tỷ số
doanh thu trên tài sản được gọi hiệu suất sử dụng tổng tài sản. ROS cho thấy có bao
nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 dollar doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản cho thẩy có
bao nhiêu đồng doanh thu có thể được tạo ra từ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp.


22


Bảng 5-2 trình bày ba yếu tố tác động của ROE đối với các doanh nghiệp: tỷ suất sinh
lợi trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Khi so sánh TJX với
Nordstrom trên cơ sở báo cáo tài chính, hiệu suất sử dụng tài sản cao hơn đáng kể là
lý do quan trọng để giải thích làm thế nào để TJX - dù có lợi nhuận biên thấp hơn một
chút và mức độ đòn bẩy tài chính thấp hơn nhiều so với Nordstrom - vẫn có thể đưa
khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lên 46,5 % so với 39,0 % của Nordstrom trong
năm tài chính 2010. Sự phân tách ban đầu của ROE bắt đầu cho chúng ta một sự hiểu
biết sâu sắc hơn về các quyết định về chiến lược, đầu tư và tài chính. Ví dụ, hiệu suất
sử dụng tài sản cao hơn là lý do chính cho ROE cao hơn của TJX khi so sánh với
Nordstrom, việc này có liên quan đến quyết định của TJX thuê ngoài các hoạt động
thẻ tín dụng của mình (kết quả là số dư Tài khoản phải thu thấp hơn nhiều so với
Nordstrom), và việc sử dụng rộng rãi các hợp đồng thuê hoạt động ngoài bảng cân đối
kế toán của TJX để tài trợ cho các cửa hàng của mình (làm giảm cả tài sản báo cáo
tổng thể và mức nợ). Trong khi điều chỉnh tác động cho thuê hoạt động cho cả hai
doanh nghiệp mang lại doanh thu tài sản của TJX gần với Nordstrom, thì sự khác biệt
trong chiến lược thẻ tín dụng tiếp tục tạo ra ROA cao hơn cho TJX. ROE tăng mạnh
đối với TJX là 55,4% trên cơ sở báo cáo chuẩn hóa là kết quả chủ yếu làm tăng đòn
bẩy tài chính do việc bổ sung nợ dài hạn vào bảng cân đối kế toán của TJX. Cuối
cùng, ROS điều chỉnh cao hơn cho TJX là do chi phí hiện tại thấp hơn phát sinh bởi
kết quả của điều chỉnh thuê hoạt động.
Bảng 5-2 Phân tách ROE truyền thống

Tỷ suất sinh lợi trên doanh
thu (ROS)
 Hiệu suất sử dụng tài sản
= ROA
 Tỷ lệ đòn bẩy tài chính

= ROE

Báo cáo tài chính
TJX
Nordstrom
6.1%
6.3%
2.94
18.0%
2.58%
46.5%

1.47
9.3%
4.19%
39.0%

Báo cáo chuẩn hóa
TJX
Nordstrom
7.3%
6.5%
1.84
13.4%
4.12%
55.4%

1.36
8.8%
4.55%

40.0%

Cách tiếp cận trên được sử dụng phổ biến trong phân tách ROE của một công ty
nhưng có một số hạn chế. Trong tính toán ROA, mẫu số bao gồm các tài sản của tất cả
23


×