Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.16 KB, 52 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Phạm Vũ
Chung, người đã dành nhiều thời gian cũng như công sức hướng dẫn, chỉ bảo để
em có thể hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thấy cô khoa Địa
lý_Quản lý Tài nguyên trường Đại học Vinh, những người đã trực tiếp truyền đạt
và giảng dạy cho em trong thời gian qua, chính nhờ sự tận tình của thầy cô mà
em mới có được như ngày hôm nay, những hành trang kiến thức của thầy cô
truyền tải sẽ là nền móng cho em khi bước vào tương lai.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các chú và các anh chị trong
phòng Tài nguyên và Môi huyện Nghi Xuân, Địa chính huyện Nghi Xuân, Ban
Nông nghiệp huyện Nghi Xuân và Văn phòng thống kê huyện Nghi Xuân đã
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu tài liệu để hoàn thành đề tài.
Do điều kiện thời gian không nhiều nên đề tài của em không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ quý
thầy cô và các bạn để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nghi Xuân, tháng 8năm 2017
Sinh viên

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung
MỤC LỤC



Lời cảm ơn
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................
1.Lí do chọn đề tài.......................................................................................................
2.Mục tiêu....................................................................................................................
3. Nhiệm vụ.................................................................................................................
4. Yêu cầu
5.Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................
PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................................
Chương 1. Giới thiệu về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi
Xuân, tỉnh HàTĩnh.....................................................................................................
1.1. Quá trình hình thành và phát triển........................................................................
1.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................
1.3. Chức năng.............................................................................................................
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn........................................................................................
Chương 2. Các kết quả thu nhận được tại phòng tài nguyên và môi trường
huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh
2.1.Về kiến thức..........................................................................................
2.2.Kĩ năng nghề nghiệp.........................................................................
2.3.Khả năng tiếp nhận công việc và cơ hội việc làm...............................
Chương 3. Thực trạng vấn đề quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn
huyện Nghi Xuân.......................................................................................................
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nghi Xuân .........................
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................
3.1.1.1. Vị trí địa lý
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo..........................................................................................
3.1.1.3.Khí hậu............................................................................................................
3.1.1.4.Thủy văn
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên...................................................................................
3.1.2. Đặc điểm dân cư................................................................................................

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội................................................................
3.2. Thực trạng quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân..........
3.2.1. Khái quát chung.................................................................................................
3.2.1.1.Khái niệm khoáng sản.....................................................................................

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

3.2.1.2.Phân bố và trữ lượng một số loại khoáng sản.................................................
3.2.2.1. Thực trạng trong cấp phép, quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản...........
3.2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực khoáng sản.....................................................................................................
3.2.2.3. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ,
quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản....................................................................
3.2.2.4. Công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ thị,
nghị quyết,… của cấp trên về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản....................
3.3. Đánh giá chung.....................................................................................................
3.3.1. Một số kết quả đạt được
.............................................................................
3.3.2. Khó khăn vướng mắc.........................................................................................
3.3.3. Một số tồn tại, hạn chế.......................................................................................
3.3.4. Nguyên nhân......................................................................................................
3.4. Đề xuất một số giải pháp......................................................................................
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................
1. Kết luận....................................................................................................................
2. Kiến nghị.................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT

Tên bảng

1

Bảng 3.1. Tổng hợp nước ngầm huyện Nghi Xuân

2

Bảng 3.2. Hiện trạng phân bố dân cư, lao động năm 2014

3

Bảng 3.3.Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoan 20062010
Bảng 3.4.Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số
năm

4

5

Bảng 3.5. Các điểm mỏ đã và đang hoạt động khai thác

6

Bảng 3.6. Các điểm mỏ đã khai thác đã dừng hoạt động vì
ảnh hường quy hoạch hoặc không chấp hành pháp luật
Bảng 3.7. Các điểm mỏ được cấp phép thăm dò hoặc cấp
phép khai thác nhưng chưa khai thác và bị ảnh hưởng quy
hoạch bị đình chỉ, thu hồi
Bảng 3.8. Các điểm mỏ đã khai thác hoặc xin dừng khai
thác

7

Trang

TNKS:
Tài nguyên khoáng sản
TNMT:
Tài nguyên môi trường
GCN:
Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND:
Ủy ban nhân dân
HĐND:
Hội đồng nhân dân


4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng có
một tầm quan trọng đặc biệt, là nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người và
sinh vật cũng như đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.Trong hơn nửa
thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thị trường ngày một
tăng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt TNKS, để lại nhiều hậu
quả về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nơi. Trước
tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các Tập đoàn khai khoáng
đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động nhằm quản lý, khai thác sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương
lai.Nghi Xuân là một huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, có Quốc lộ 1A đi
qua với chiều dài khoảng 11 km và được đánh giá là huyện có tiềm năng về
khoáng sản khá dồi dào với nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế như: mỏ
titan,chì kẽm,quaczit,nguyên vật liệu xây dựng,mỏ đá...
Nhưng hiện nay, việc sử dụng và khai thác các loại tài nguyên này chưa
được quản lý chặt chẽ, vẫn còn để tình trạng khai thác trái phép gây lãng phí tài
nguyên diễn ra. Đây cũng chính là những vấn đề thách thức đối với những nhà
quản lý, cũng như nhân dân sống tại đây trong việc đưa ra các chính sách khai
thác và quản lý phù hợp vừa bảo đảm khai thác mang lợi nhuận vừa bảo đảm
phát triển bền vững. Nhằm có một cái nhìn sâu hơn về những vấn đề đã đề cập,
tôi quyết định thực hiện báo cáo : “ Đánh giá công tác quản lý tài nguyên
khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân giai đoạn 2013 - 2016.”

2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu của đợt thực tập
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, qua đó củng cố kiến thức, bước
đầu rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ quản lý tài nguyên và môi trường.
- Bổ sung kiến thức thực tế, tích lũy kinh nghiệm làm việc.
- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý tài nguyên, môi trường
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Rèn luyện các nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng tiếp dân, giao tiếp với
đồng nghiệp; xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh trong công việc hàng ngày.
2.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và cách thức quản lí tài nguyên khoáng sản ở
huyện Nghi Xuân thì tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội
huyện Nghi Xuân.
- Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, những
khó khăn tồn tại và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài
nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
3. Nhiệm vụ
3.1. Nhiệm vụ của đợt thực tập
Trong thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi
Xuân - tỉnh Hà Tĩnh, bản thân em được học tập và làm việc dưới sự hướng dẫn

của kiểm huấn viên với tư cách như là một nhân viên của phòng và được kiểm
huấn viên, cũng như các cán bộ tại phòng giao nhiệm vụ, những công việc để có
cơ hội thể hiện năng lực và khả năng của mình.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm các quy định của Trường, của Khoa về thực
tập tốt nghiệp, coi thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình đào
tạo đại học.
- Đọc và hiểu rõ các quy định và hướng dẫn của Khoa. Ghi chép đầy đủ
vào Sổ nhật ký thực tập các công việc mà bản thân đã thực hiện trong thời gian
thực tập. - Tìm hiểu thực tế, phân tích và đánh giá tình hình thực tế; đối chiếu với
kiến thức đã học ở Trường để hình thành báo cáo thực tập.
- Rèn luyện đạo đức, tác phong nghề nghiệp quản lý tài nguyên và môi
trường; trang bị thêm kỹ năng giao tiếp và thu thập, khai thác thông tin.
- Tìm hiểu các cộng việc tại đơn vị thực tập và hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được đơn vị giao; có thái độ tiếp thu, nhiệt tình,.. đối với mọi công việc tại
đơn vị thực tập.
- Làm và nộp “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” theo quy định của Khoa.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
- Khái quát đặc điểm địa bàn huyện Nghi Xuân
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn
huyện Nghi Xuân
- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn, tồn tại, nguyên nhân của công tác
quản lý khia thác khoáng sản trên địa bàn.

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung


- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai
thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
4. Yêu cầu thực tập
Trong quá trình thực tập, sinh viên phải đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu
sau đây:
- Nghiêm túc thực hiện kế hoạch thực tập của nhà trường và kỷ luật lao
động của đơn vị thực tập.
- Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập của cá nhân trên cơ
sở kế hoạch của nhà trường, của nhóm thực tập và theo sự sắp xếp của cơ sở thực
tập.
- Phản ánh kịp thời cho lãnh đạo cơ quan đơn vị thực tập và nhà trường về
những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực tập hoặc những
trường hợp sinh viên trong nhóm có vi phạm nội quy cơ quan và kế hoạch thực
tập để có biện pháp giải quyết.
- Ngoài các nội dung thực tập chung, cần đi sâu nghiên cứu thực tế các nội
dung thuộc chuyên ngành đào tạo sâu để viết chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp có
chất lượng cao.
- Hoàn thành chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp đúng thời hạn, có chất lượng
và nộp về khoa đúng thời gian quy định.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:Từ ngày 13/02/2017 đến ngày 09/04/2017.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu đánh
giá công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nghi Xuân giai
đoạn 2012-2016

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
HUYỆN NGHI XUÂN,TỈNH HÀ TĨNH
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Tiền thân của ngành Quản lí Tài nguyên – Môi trường là ngành quản lí đất
đai, tính từ khi chủ tịch Hồ chí Minh kí sắc lệnh số 41 ngày 3/10/1945 để kết
thúc hoạt động quản lí đất đai thuộc thực dân pháp và mở đầu cho hoạt động
quản lí đất đai của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, sau đó ngành địa
chính được thành lập.
Nghị định số 70 – CP ngày 9/12/1960 và nghị định 71 – CP ngày
9/12/1961 chuyển từ bộ Tài chính sang bộ Nông nghiệp. Lúc này phòng Tài
nguyên – Môi trường huyện có tên gọi là “ Bộ phận quản lí ruộng đất” thuộc ban
Nông nghiệp.
Nghị quyết số 548 – NQQH ngày 24/5/1979 thành lập “ Phòng quản lý
ruộng đất”. Trực thuộc UBND huyện.
UBND huyện Nghi Xuân đã thành lập năm 1987, nhưng trước năm 2002
phòng TNMT hiện thời là phòng Địa chính, bắt đầu từ năm 2003 phòng TNMT
huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh ra đời gắn liền với quá trình sát nhập các
phòng: phòng Địa chính với phần nước của phòng Nông nghiệp và phần môi
trường của phòng Công thương. Từ đó đến nay chính thức thành phòng Tài
nguyên môi trường. Với tư cách là một bộ phận như những phòng, ban khác
trong hệ thống lãnh đạo hoạt động của UBND huyện, phòng TNMT đã thực hiện
nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống kinh tế, văn hóa, xã hội...của huyện nhà.
Đó là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính trị – xã hội không
những đối với huyện Nghi Xuân mà còn có ý nghĩa rất quan trọng từ Trung ương
đến cấp cơ sở trong cả nước.
Qua một quá trình phát triển lâu dài Phòng Tài nguyên – Môi trường
huyện Nghi Xuân là một đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà UBND huyện

giao phó, tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân. Hằng năm, phòng Tài
nguyên – Môi trường đều được UBND tỉnh và UBND huyện tặng bằng khen tập
thể lao động tiên tiến.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Phòng Tài nguyên và Môi trường có 1 Trưởng phòng, 02 phó phòng và
10 chuyên viên

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

- Trưởng phòng: Họ và tên: Hoàng Tiến Anh
Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Huyện Ủy,
HĐND và UBND huyện về công tác quản lý tài nguyên – môi trường toàn
huyện. Trực tiếp lãnh đạo và xây dựng kế hoạch, bố trí công việc cho cán bộ,
chuyên viên trong phòng; trực tiếp theo dõi và quản lý hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ địa chính 19 xã, thị trấn, chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và chương trình thực hiện cụ thể lĩnh vực tài nguyên – môi
trường. Chỉ đạo công tác cấp GCNQSDĐ sau đo vẽ, công tác xử lý tồn đọng đất
đai.
- Phó trưởng phòng: Họ và tên: Lê Vĩ Hoàng
Lĩnh vực phụ trách: Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Tài nguyên và
Môi trường, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, lãnh đạo viên chức, người lao động của
văn phòng thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Thẩm định trình phòng Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trước lúc
trình UBND huyện ký các hồ sơ

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
giao
- Phó trưởng phòng – kiêm giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất. Họ và tên: Võ Hà Phương
Lĩnh vực phụ trách:
Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch
UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Lãnh đạo viên chức, người lao động của văn phòng thực hiện các nhiệm
vụ theo quy định
Chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
Thẩm định trình phòng Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trước lúc
trình UBND huyện ký cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
cho hộ gia đình, cá nhân.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
giao

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

Các bộ phận của Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có: Tổ Hành chính
- Văn thư; Tổ Tài nguyên (đất, khoáng sản); Tổ Môi trường (nước, khí tượng,
thủy văn); Tổ Thanh tra pháp chế; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (Tổ đo
đạc- bản đồ; Tổ Đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tổ Văn thư lưu trữ).
1.3. Chức năng

Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Nghi Xuân có chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, đo đạc, bản
đồ của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Phòng Tài Nguyên và môi trường huyện Nghi Xuân có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên
chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và môi
trường.
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc
thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản
lý Tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân
cấp huyện ban hành.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp xã.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ
về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp
huyện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về
tài nguyên và môi trường ở các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là công chức
chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

10



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

- Phối hợp với sở Tài nguyên và môi trường và các cơ quan có liên quan
trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa
phương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân cấp huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản (nếu có).
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi
trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi
trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề,
các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu
về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi
trường hoạt động có hiệu quả.
- Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra
việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ
chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài
nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi

trường theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực
công tác được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trường cấp xã.
- Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc
theo quy định của pháp luật

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

CHƯƠNG 2. CÁC KẾT QUẢ THU NHẬN ĐƯỢC TẠI PHÒNG TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN NGHI XUÂN,TỈNH HÀ TĨNH
2.1.Về kiến thức
Sau đợt thực tập tốt nghiệp vừa rồi tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến
thức về ngành quản lí tài nguyên và môi trường. Có cái nhìn tổng quát hơn về
ngành quản lý.Kiến thức quản lý môi trường và tài nguyên là kiến thức tổng hợp
đòi hỏi sinh viên nắm bắt được các biện pháp luật pháp, chính sách, họach định
chiến lược, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục, nhận thức
cộng đồng, phối hợp với các biện pháp công nghệ kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm
môi trường v.v..nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững
kinh tế - xã hội của quốc gia
Nhận thấy rằng giữa lý thuyết được học ở nhà trường và thực tế công việc
có sự khác biệt khá lớn. Trong thực tế công việc tùy theo tính chất công việc và
điều kiện của địa phương cũng như các yếu tố khác tác động mà quá trình làm
việc linh hoạt hơn, phù hợp hơn.
Chuyến đi thực tập này đã cung cấp cho tôi có thêm nhiều kiến thức về
công tác quản lý tài nguyên môi trường, biết áp dụng kiến thức lý thuyết và thực
tế công việc, giúp tôi tự tin hơn , củng cố kiến thức tốt hơn, chủ động, tích cực
và sáng tạo hơn trong công việc.Trong quá trình thực tập bản thân tôi đã có cơ
hội được học hỏi thêm và hiểu biết thêm về chuyên môn nghiệp vụ của mình
trong ngành quản lý tài nguyên và môi trường, có điều kiện được tiếp xúc thực tế
với nhiều công việc, từ đó có thể hiểu biết thêm về lịch sử hình thành và phát
triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đợn vị thực tập là phòng tài
nguyên và môi trường huyện Nghi Xuân và tìm hiểu thực trạng công tác quản lý
tài nguyên trên địa bàn huyện .
Tôi cũng được tìm hiểu kiến thức về quản lí chất lượng môi trường, quản
lí chất thải môi trường, quản lý tài nguyên,quan trắc môi trường, đánh giá tác

động môi trường... Trình bày được phương pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và
môi trường đồng thời xử lý được các vấn đề cơ bản liên quan đến ô nhiễm môi
trường….giúp hiểu biết sâu hơn về công tác này để hoàn thành tốt đề tài báo
cáo.Hiểu và áp dụng có hiệu quả các kiến thức liên ngành có liên quan để phân
tích và đưa ra các giải pháp phù hợp trong Quản lý tài nguyên và môi trường.
2.2.Kĩ năng nghề nghiệp

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

Sau thời gian 2 tháng thực tập tại huyện, nhận được sự hướng dẫn tận tình
của các cán bộ công chức tại huyện Nghi Xuân thì tôi đã học tập được một số kỹ
năng quan trọng có liên quan tới công việc của một cán bộ công chức nói chung
và một cán bộ cấp xã nói riêng:
- Nghiêm túc chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường thực hiện kỷ luật kỷ
cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ đối với
cán bộ, công chức tại cơ quan, đơn vị mình.
- Chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc hành chính, buổi sáng có mặt tại cơ
quan và bắt đầu làm việc từ 07 giờ đến 11 giờ 30, buổi chiều bắt đầu 13 giờ 30
đến 17 giờ 30. Trong giờ làm việc không được la cà hàng quán, không hút thuốc
lá, ăn uống tại nơi làm việc.
- Ứng xử hòa nhã, đúng mực với tổ chức, công dân liên hệ công tác.
- sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao về bảo vệ tài nguyên và
môi trường cấp tỉnh, huyện, xã, các công ty môi trường đô thị, các khu chế xuất,
khu công nghiệp, ...
- Kỹ năng quản lý,nghiên cứu và thực hiện các chương trình,dự án bảo vệ

môi trường
- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp.
- Thực hiện được việc nghiên cứu, cập nhật và vận dụng các tiến bộ khoa
học, các quy trình, quy phạm mới vào các công việc chuyên môn được giao.
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và năng lực
chuyên môn nghiệp vụ.
2.3.Khả năng tiếp nhận công việc và cơ hội việc làm
Qua đợt thực tập vừa qua, nhà trường và cơ quan thực tập đã tạo cho tôi cơ
hội được học hỏi thêm và hiểu biết thêm về chuyên môn nghiệp vụ của mình
trong ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Tạo cho tôi cơ hội được tiếp xúc
trực tiếp với các công việc để được vận dụng kiến thức đã đươc học, tiếp thu
những kiến thức trong thực tiễn và học hỏi được những kinh nghiệm từ các cán
bộ,để trải nghiệm và rèn luyện hàng loạt kỹ năng nghề nghiệp trong quản lý tài
nguyên và môi trường, đồng thời giúp tôi có thể áp dụng được kiến thức, kỹ
năng đã được tích lũy trong quá trình thực tập. Thông qua trải nghiệm thực tiễn
trong quá trình thực tập tại cơ sở giúp tôi có năng lực chuyên môn hơn để đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường theo pháp
luật hiện hành, có khả năng tiếp cận thực tế của ngành, đảm nhận nhiệm vụ và

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

thực hiện các nội dung quy định của nhà nước về tài nguyên môi trường,tiếp xúc
và học hỏi các vấn đề về môi trường
Trong quá trình thực tập bản thân tôi luôn chịu khó, không ngừng học hỏi,
chủ động tìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, nhanh chóng

tiếp thu các ý kiến đóng góp và các yêu cầu được giao. Luôn có ý thức kỷ luật
tốt, nhiệt tình, tận tâm trong công việc,luôn vui vẻ, hòa đồng cởi mở với mọi
người trong cơ quan .
Bên cạnh đó bản thân tôi còn có nhiều thiếu sót, có lúc chưa biết cách áp
dụng các kiến thức đã học vào công việc một cách linh hoạt, kinh nghiệm làm
việc còn chưa nhiều nên chưa hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao. Bản thân
sẽ cố gắng khắc phục khuyết điểm và phát huy các ưu điểm để có thể làm tốt
công việc trong tương lai sau này

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
KHOÀNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nghi Xuân
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nghi Xuân là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách thành
phố Hà Tĩnh 56 km và cách thị xã Hồng LĨnh 15 km về phía Bắc, cách thành phố
Vinh (Nghệ An) 7 km về phía Nam, có Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài khoảng
12 km.
Có vị trí địa lí từ 18031’00’ - 18045’00’’ vĩ độ Bắc;
105039’00’’ - 105051’00’’ kinh độ Đông.
Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã và hai thị trấn với tổng diện
tích tự nhiên là 22004.14 ha. Thị trấn Nghi Xuân là trung tâm kinh tế, văn hoá,
chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 10 km về phía nam, cách thành phố Hà

Tĩnh 50 km về phía Bắc. Nghi Xuân có bờ biển dài 32 km, sông Lam chảy phía
Bắc huyện với chiều dài trong địa phận huyện là 28 km, đường quốc lộ chạy qua
phần phía Tây của huyện dài 11 km, đường 22/12 nối từ ngã ba thị trấn Nghi
Xuân và chạy xuyên qua các xã ven biển của huyện đến các xã của huyện Can
Lộc, Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh. Huyện lại gần một số cảng sông (Bến Thuỷ,
Xuân Hội) và cảng biển (Cửa Lò, Cửa Hội). Với vị trí địa lí như vậy nên rất
thuận lợi cho giao lưu thông thương với các tỉnh, các trung tâm kinh tế, xã hội
trong và ngoài nước.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nghi Xuân có địa hình nghiêng từ Tây Nam sang Đông Bắc, phía Tây
Bắc dọc theo ranh giới của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An là sông Lam, phía Tây
Nam chắn bởi dãy núi Hồng Lĩnh, kế tiếp là dãi đồng bằng nhỏ hẹp ven núi
Hồng Lĩnh và cuối cùng là bãi cát ven biển. Về cơ bản địa hình Nghi Xuân được
chia thành ba vùng đặc trưng như sau:
- Vùng 1: Vùng phù sa sông Lam. Đây là vùng có giá trị kinh tế lớn nhất
của huyện, địa hình tương đối bằng phẳng, trung bình từ 1 - 5,5 m so với mặt
nước biển, gồm các xã: Tiên Điền, thị trấn Nghi Xuân, Xuân Giang, thị trấn
Xuân An, Xuân Hồng, Xuân Lam. Là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi cho
việc trồng cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày và phát triển chăn nuôi gia
súc, gia cầm.

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

- Vùng 2: Thuộc dãy núi Hồng Lĩnh diện tích khoảng 5.000 ha nằm ở phía
Tây Nam. Đây là những dãy núi đá có độ dốc lớn (chủ yếu là đá Macma axít)

cao nhất là đỉnh núi Ông (676 m so với mặt nước biển). Ven dưới các chân núi,
eo núi có nhiều khe rạch được địa phương tận dụng để xây dựng 14 hồ đập lớn
nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Gồm một phần diện tích các xã Cương
Gián, Cổ Đạm, Xuân Liên, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Lĩnh, Xuân Hồng,
Xuân Lam. Ngoài sản xuất nông lâm kết hợp, chăn nuôi, thế mạnh của vùng là
phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái.
- Vùng 3: Là vùng cồn cát, bãi cát kéo dọc theo bờ biển, tạo bởi các dãy
đụn cát, các úng trũng. Địa hình hơi nghiêng về hướng Tây, Tây Bắc với bề rộng
từ 500 - 200m, độ cao so với mặt nước biển dao động từ 0,5 - 5m. Do có cửa
sông, cửa lạch tạo thành các bãi ngập mặn có thể nuôi trồng thuỷ hải sản. Vùng
này có tiềm năng phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch nghỉ mát và nuôi tôm
trên cát bao gồm các xã: Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm, Xuân Thành, Xuân
Yên, Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội.
3.1.1.3. Khí hậu
Nghi Xuân khí hậu điển hình là bờ biển nhiệt đới gió mùa, lại bị chi phối
bởi yếu tố địa hình sườn núi Hồng Lĩnh nên có sự phân hóa rất rõ rệt. Đặc điểm
chung là chia thành 2 mùa: mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng
9 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: Số liệu quan trắc qua nhiều năm cho thấy nền nhiệt của huyện
tương đối cao:
Tổng tích ôn hàng năm
: 5.0700C
Nhiệt độ bình quân hàng năm : 23,8 0C
Nhiệt độ tối cao (tháng 7)
: 37,8 0C
Nhiệt độ tối thấp (tháng 1)
:
8,8 0C
Các tháng giữa mùa Đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng
0

19,5 C. Mùa Hè nhiệt độ trung bình 27-29 0C. Biên độ nhiệt ngày và đêm có sự
chênh lệch khác nhau tùy theo mùa: mùa Hè thường lớn hơn mùa Đông từ 1,5-2oC.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn (trên
2.000 mm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng
mưa 5 tháng mùa Đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm; lượng mưa chủ yếu
tập trung vào mùa mưa (chiếm khoảng 81%) nhưng cũng có sự phân hóa thành
mưa phụ và mưa chính. Mưa phụ (mưa tiểu mãn) thường xuất hiện vào đầu mùa
Hè, lượng mưa không cao; mưa chính tập trung chủ yếu từ cuối tháng 8 đến

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

tháng 11, lượng mưa có thể đạt từ 300 - 400 mm/tháng. Số ngày mưa trung bình
hàng năm cũng khá cao, phổ biến từ 150 - 160 ngày.
- Lượng bốc hơi: Về mùa Đông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương
đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, chỉ chiếm từ
1/5 - 1/2 lượng mưa. Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, gió
lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bay hơi lớn, lượng bay hơi của 7 tháng
mùa nóng có thể gấp 3- 4 lần của các tháng mùa lạnh.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. Thời kỳ độ
ẩm không khí thấp nhất là vào các tháng 6 - 7, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô
nóng hoạt động mạnh nhất, độ ẩm không khí chỉ gần 70%; thời kỳ độ ẩm không
khí cao nhất thường xảy ra vào các tháng cuối mùa Đông (tháng 2 và tháng 3),
khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí
nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn.
- Số giờ nắng: Trung bình cả năm khoảng 1.700 giờ, các tháng mùa Đông

từ 70 - 80 giờ, các tháng mùa Hè trung bình từ 180 - 190 giờ. Tháng có số giờ
nắng nhiều nhất thường là tháng 5 khoảng trên 210 giờ. Mùa Đông nắng ít gay
gắt, thuận lợi hơn cho cây trồng, mùa hè nắng thường rất gay gắt, bất lợi cho quá
trình quang hợp của cây trồng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
- Gió: Tốc độ gió trung bình cả năm là 1,88m/s, vào các tháng 7 - 10
thường có bão và kèm theo mưa. Có thể nói Nghi Xuân là nơi bị ảnh hưởng của
bão nhiều nhất trong tỉnh, tần suất xuất hiện bão khá cao, hầu như năm nào cũng
có bão, có năm tới 2 - 3 trận bão lớn kèm theo mưa lớn ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống. Đồng thời với bão còn có tác động lớn của sóng biển, nhất là vùng
phía Bắc huyện, khi có bão toàn bộ dân các xã phía Bắc sát cửa sông Lam đều
phải sơ tán để đề phòng sóng thần và gió lớn. Nghi Xuân còn là vùng chịu ảnh
hưởng mạnh của gió Lào, thường xảy ra vào các tháng 5 - 6, có khi kéo dài trong
nhiều ngày.
Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù, chủ yếu xảy ra trong mùa Đông
vào những ngày chuyển tiếp, thường có từ 5 - 6 ngày, phổ biến là loại sương mù
địa hình xuất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc.
3.1.1.4 Thủy văn
Thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông Lam và các con
suối nhỏ trên địa bàn, các khe suối có độ dốc và tốc độ dòng chảy nhỏ, chủ yếu
là về mùa mưa lũ. Mật độ sông suối phân bố không đồng đều.

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

Trên địa bàn huyện có con sông chính là sông Lam hợp bởi hệ thống sông
Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố của hai huyện Hương Khê và huyện Hương Sơn

đoạn qua huyện Nghi Xuân chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Lưu lượng
dòng chảy bình quân năm của các sông khoảng 15 m3/s; mùa lũ có thể đạt tới
trên 3.000 m3/s, mùa cạn có khi chỉ có 5 m 3/s. Sự hình thành lũ và số lượng các
cơn lũ trên sông được quyết định bởi thời gian và cường độ mưa.
Chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều do huyện có
32 km bờ biển. Chế độ thủy triều tại đây có khoảng 2/3 số ngày trong tháng là
nhật triều, còn lại là bán nhật triều; thời gian triều dâng kéo dài hơn thời gian
triều rút. Độ lớn triều trung bình kỳ nước cường từ 1,2 - 1,5 m và trong kỳ triều
kém khoảng 0,5 m. Do ảnh hưởng của thủy triều nên nước sông Lam thường bị
nhiễm mặn về mùa khô nên trạm bơm Xuân Lam tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp không chủ động, sông Lam là cơ sở cho việc phát triển vận tải
đường sông, công nghiệp đóng tàu, du lịch, nuôi trồng thủy sản và điều tiết nước
lũ về mùa mưa.
2.1.1.4.Tài nguyên thiên nhiên

Tài
nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Nghi Xuân tỷ lệ 1/20.000
(không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước và núi đá) thì
huyện có các nhóm đất và đơn vị đất chủ yếu, như sau:
a- Nhóm đất cát: Chiếm 58,21% tổng diện tích tự nhiên của huyện, được
tạo thành từ các trầm tích sông, trầm tích biển, các sản phẩm dốc tụ, tích lũy từ
sự phá huỷ của các đá giàu thạch anh như granit, quartzit, cát kết... lắng đọng ở
vùng cửa sông, ven biển tạo thành những bãi bồi cát lớn, nhóm này được phân
bố chủ yếu ở các xã dọc theo bờ biển như Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân
Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián và được phân làm 2 đơn vị đất:
+ Đất cồn cát : Tập trung ở các xã Xuân Hội, Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân
Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián.
+ Đất cát biển: Đó là các bãi cát, cồn cát ven biển ở các xã Xuân Hội,
Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián.

b- Nhóm đất mặn: Chiếm 1,14% diện tích tự nhiên, nằm xen với đất phù sa
ở vùng ven sông gần cửa Hội, chủ yếu nằm trên địa bàn các xã Xuân Hội, Xuân
Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ,.... Được hình thành do phù sa sông lắng đọng

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

trong môi trường nước mặn, nước lợ hoặc bị nhiễm mặn do ngập nước mặn,
ngập thuỷ triều. Nhóm này gồm có 2 đơn vị đất:
+ Đất mặn nhiều: Phân bố ở ven sông Lam sát cửa Hội thuộc địa bàn xã
Xuân Hội, Xuân Trường và xã Cương Gián.
+ Đất mặn ít: Phân bố tập trung tại khu vực trong đê của một số xã ven
sông Lam: Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường và Xuân Hội.
c- Nhóm đất phèn mặn: Chiếm 5,56% diện tích tự nhiên, phân bố thành dải
phù sa gần cửa Hội tập trung chủ yếu tại các xã Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân
Đan, và Xuân Phổ, Xuân Giang.
d- Nhóm đất phù sa: Chiếm 11,91% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung
ở địa hình vùng đồng bằng, được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù
sa của sông Lam và các khe suối ven núi Hồng Lĩnh. Bao gồm:
+ Đất phù sa sông lam được bồi lắng hàng năm: Phân bố chủ yếu ở các xã:
Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Giang và Thị trấn Xuân An.
+ Đất phù sa úng nước: Phân bố tập trung ở ven chân núi Hồng Lĩnh thuộc
các xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Cổ Đạm.
+ Đất phù sa suối: Phân bố tập trung ven chân núi Hồng Lĩnh thuộc xã
Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Xuân Hoa, Xuân Song.
đ- Nhóm đất dốc tụ: Chiếm 2,10% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở

Xuân Liên, Xuân Hoa, Xuân Song và Xuân Lĩnh.
e- Nhóm đất xám bạc màu: Chiếm 2,80% diện tích tự nhiên, phân bố chủ
yếu thuộc địa bàn các xã Xuân Song, Xuân Viên, Xuân Hồng.
g- Nhóm đất đỏ vàng trên Granit: Chiếm 6,05% tổng diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao trên 300m.
h- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Chiếm 16,79% diện tích tự nhiên, phân
bố ven sườn núi Hồng Lĩnh ở độ cao 100 - 300m.

Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nước mặt huyện Nghi Xuân được cung cấp chủ yếu
bởi hệ thống sông ngòi và các đập hồ lớn như hồ Xuân Hoa với dung tích 9 triệu
m3, hồ Cồn Tranh có dung tích 1,8 triệu m 3, hồ Đồng Bản có dung tích 1 triệu
m3, hồ Cao Sơn có dung tích 0,9 triệu m3. Đặc biệt hồ Xuân Hoa hiện nay đang
cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực thị trấn Nghi Xuân, Xuân An và các vùng
lân cận. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có Sông Lam chảy dọc theo ranh giới
phía Bắc của huyện với chiều dài 28 km cung cấp nguồn nước mặt cho nuôi

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp; Theo tính toán tổng lượng nước mưa
hàng năm của huyện là 495,44 triệu m3; tổng lượng nước mặt hàng năm là
309,71 triệu m3.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở Nghi xuân gồm 7 tầng chứa nước với
tổng trữ lượng động tự nhiên khoảng 119.877 m3/ngày đêm, phục vụ sinh hoạt và
các ngành kinh tế.

Bảng 3.1. Tổng hợp nước ngầm huyện Nghi Xuân
Trữ lượng động tự nhiên
ST
T

Tầng chứa
nước

Lượng
mưa
(m)

Diện
tích F
(km2)

Hệ số
Б

Trữ lượng tự
nhiên Qe
(m3/mg)

1

Qh2

0,87

61,0


0,5

72.699

2

amQ21-2

6,8

-

Cách
nước

3

mQ21-2

58,4

-

Cách
nước

4

amQ22-3ym


16,3

-

Cách
nước

5

j

0,87

1,0

0,2

485

6

O3-S1

0,87

10,8

0,2


5.148

7

g

0,87

58,1

0,3

41.545

Tổng

212,4

Ghi chú

119.877

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, phòng Tài nguyên Nước Khí tượng thủy văn - Biển và hải đảo)

Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 cho thấy diện tích rừng của
huyện có 6.521,19 ha, chiếm 29,64% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản
xuất 1.587,90 ha, rừng phòng hộ 4.933,29 ha. Rừng chủ yếu là phi lao, bạch đàn
nằm dọc bờ biển, diện tích rừng thông tập trung ven núi Hồng Lĩnh.


21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

Ngoài ra, sinh thái rừng ngập mặn khu vực cửa Hội với nhiều loài động
thực vật thủy sinh không chỉ góp phần làm đa dạng nguồn tài nguyên rừng của
huyện mà còn rất có giá trị cả về kinh tế, khoa học, du lịch và môi trường.

Tài nguyên biển
Là một trong 5 huyện của tỉnh Hà Tĩnh tiếp giáp với biển. Bờ biển trên địa
bàn huyện Nghi Xuân khá dài với 32 km, có nhiều ưu thế trong việc khai thác,
đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản do có cửa Hội, đây không những là trung tâm về
nghề cá và cảng cá của huyện mà còn là một ngư trường nuôi trồng ở Việt Nam
với nhiều loài hải sản. Tiềm năng hải sản có trữ lượng khá lớn và phong phú về
chủng loại cá, tôm, mực...Theo điều tra của các nhà Hải dương học, trong vùng
biển Nghi Xuân có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị
kinh tế cao, 20 loài tôm và nhiều loài khác như sò, mực, ..
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có bãi biển Xuân Thành với đặc
điểm nước trong, bãi thoải, sóng nhẹ lại cách Quốc lộ 1A không xa và gần
thành phố Vinh nên nơi đây đã và đang là khu du lịch, nghỉ mát.

Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra khảo sát cho thấy trên địa bàn huyện có một số mỏ
như: Quặng EZit ở Xuân Hồng, Eminit ở Xuân Liên và Cương Gián chưa đưa
vào khai thác và một số mỏ vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch ngói, đất...tập
trung chủ yếu ở các xã: Xuân Hồng, Xuân Viên, Cương Gián đang khai thác.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây dựng, ốp lát

như đá granit, đá marble màu đen, trắng xám.

Tài nguyên nhân văn
Nghi Xuân là huyện có điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận lợi, dân
cư sống thành những khu dân cư đông đúc dọc theo các trục giao thông chính và
những vùng đất bằng phẳng.
Nghi Xuân là vùng đất được gắn liền và xuyên suốt trong lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc, nhân dân huyện Nghi Xuân với lòng yêu nước nồng nàn,
ý chí tự lực tự cường trong lịch sử đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, là nơi có
truyền thống văn hóa lâu đời, là quê hương của nhà Đại thi hào - Danh nhân văn
hóa Thế giới Nguyễn Du, nhà văn Nguyễn Công Trứ và hơn 140 đình, đền, miếu,
mạo, am... trong đó có 50 di tích văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh
(Đền Chợ Củi; Làng ca trù Cổ Đạm, đình Hội Thống, đền Thánh Mẫu, Đình Hội

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

Thống, chùa Phong Phạn....) với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú (Sông Lam,
núi Hồng Lĩnh).
Nhân dân trong huyện không chỉ gan dạ, dũng cảm trong đấu tranh chống
kẻ thù xâm lược mà còn có tiếng hiếu học và thông minh. Ngày nay, nhiều con
em trong huyện đã tốt nghiệp đại học, trên đại học và giữ nhiều trọng trách quan
trọng ở Trung ương và ở địa phương trong ngoài huyện.
Với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân trong huyện hiếu
học, cần cù sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn
nhau khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt

được trong lao động sản xuất chính là giá trị văn hoá để Nghi Xuân có động lực
phát triển mạnh về kinh tế, văn hoá xã hội trong giai đoạn tới.
3.1.2. Đặc điểm dân cư
Qua tổng hợp biến động dân số của huyện từ năm 2006 đến nay ta thấy tỷ
lệ phát triển dân số tự nhiên của huyện ổn định, trung bình là 0,61%. Dân số tăng
từ 93.150 người năm 2006 lên 96.902 người vào năm 2010. Trong giai đoạn tới
cần có những chính sách hợp lý để ổn định tỷ lệ phát triển dân số, quản lý tốt vấn
đề phát triển dân số cơ học để đảm bảo cơ cấu dân số, lao động, việc làm và ổn
định cuộc sống nhân dân.
Dân số của huyện phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn, mật độ dân số trung
bình toàn huyện là 440 người/km2. Trong đó, mật độ dân số cao tập trung ở Thị
trấn Nghi Xuân, thị trấn Xuân An, xã Xuân Yên và mật độ thấp trên địa bàn xã
Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Lĩnh.
Bảng 3.2. Hiện trạng phân bố dân cư, lao động năm 2014

TT

1
2
3

Xã (thị trấn)

Thị trấn Nghi
Xuân
Thị trấn Xuân An
Xã Xuân Giang

Tổng
nhân

khẩu
(Người)

Mật độ dân
số
(Người/Km2
)

Tổng số
hộ (Hộ)

Dân số
trong độ
tuổi lao
động
(Người)

2.553

1.695

804

1.485

10.658
5.532

930
489


2.904
1.567

4.607
2.302

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung


Xã Tiên Điền
Xã Xuân Hải
Xã Xuân Phổ
Xã Xuân Đan
Xã Xuân Trường
Xã Xuân Hội
Xã Xuân Yên
Xã Xuân Thành
Xã Xuân Mỹ
Xã Xuân Liên
Xã Xuân Lam
Xã Xuân Hồng
Xã Xuân Lĩnh
Xã Cổ Đạm
Xã Cương Gián
Xã Xuân Viên
Tổng

3.020
843
912
1.623
4.484
807
1.175
1.998
4.152
704
1.190
1.597

2.503
408
780
1.123
4.687
672
1.398
2.112
5.368
457
1.613
2.534
4.861
887
1.367
2.298
4.734
509
1.201
2.122
3.708
323
1.094
1.545
6.712
627
1.767
3.580
2.568
194

695
1.286
6.032
331
1.632
2.341
2.946
190
764
1.283
7.733
273
2.117
2.990
12.184
545
3.113
7.550
4.155
196
1.294
1.742
98.590
448
26.577
46.118
(Nguồn: Tài liệu về dân số, nhà ở năm 2014)
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Xuân đã nắm bắt thời

cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, động viên các tầng lớp nhân dân nỗ lực phấn đấu giành được kết quả khá
toàn diện trên các lĩnh vực, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XIX đề ra: kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực; văn hoá - xã hội tiếp tục có bước phát triển, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ
vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường, từng bước
xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển.
Kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ khá; tỷ trọng các ngành công nghiệp,
thương mại, dịch vụ - du lịch tăng nhanh; nông, lâm, ngư nghiệp phát triển ổn
định; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được tăng cường; đời sống vật chất của

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Th.S Phạm Vũ Chung

nhân dân ngày càng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
13,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 10 triệu đồng.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010
T
T
1
1.1
1.2
1.3

2


3
3.1
3.2
3.3
4

Chỉ tiêu
Tổng giá
trị sản
xuất
Nông, lâm
nghiệp,
thủy sản
Công
nghiệp xây dựng
Thương
mại - dịch
vụ
Tốc độ
tăng
trưởng
kinh tế
Cơ cấu
các ngành
kinh tế
Nông, lâm
nghiệp,
thủy sản
Công

nghiệp xây dựng
Thương
mại - dịch
vụ
Thu nhập
bình quân

Đơn vị
tính

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Tỷ đồng

880,6
1


1.043,7
0

1.126,9
1

1.301,2
4

1.584,1
6

Tỷ đồng

400,2
1

433,20

463,15

501,58

534,16

Tỷ đồng

275,9
0


300,00

313,76

349,66

550,00

Tỷ đồng

204,5
0

310,50

350,00

450,00

500,00

%

13,9

13,8

13,5

11,6


13,2

%

100,0
0

100,00

100,00

100,00

100,00

%

45,45

41,51

41,10

38,55

33,72

%


31,33

28,74

27,84

26,87

34,72

%

23,22

29,75

31,06

34,58

31,56

Triệu
đồng/nă

6,5

6,9

7,3


8,5

10

25


×