Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đặc điểm tâm lý của người bị hại lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.31 KB, 9 trang )

Đề bài số 14: Đặc điểm tâm lý của người bị hại: lý luận và thực tiễn.

Mở Đầu
Khái niệm người bị hại không còn quá xa lạ đối với xã hội, trong một vụ án thì
đối tượng chịu tổn thương và tác động mạnh mẽ nhất là người bị hại do những
hành vi phạm tội của những tội phạm. Tùy vào tính chất và hậu quả của các hành
vi phạm tội mà diễn biến tâm lý của người bị hại là khác nhau. Ví dụ như nạn nhân
của tội phạm về tình dục thì tâm lý sẽ khác tâm lý của nạn nhân của tội cướp giật…
Để đi tìm hiểu những diễn biến tâm lý của người bị hại trong những hành vi phạm
tội mà tội phạm thực hiện, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu từ lý luận và thực tiễn
xem tâm lí của người bị hại như thế nào?


Nội Dung
I , Cơ sở lý luận của đặ điểm tâm lý của người bị hại.
1, Khái niệm người bị hại.
-

Dưới góc độ ngôn ngữ có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể trong xã
hội , chịu sư tác động tiêu cực của sự việc, sự vật những hành vi hoặc bất kể
những yếu tố nòa tác động vào khiến cho con người đó chịu sự tổn thương,
mất mát cả về vật chất hoặc tinh thần. Những tác động mạnh này không do
người bị hại mong muốn, họ tiếp nhận một cách thụ động mà không hề biết
trước được sự viêc, hiện tượng đó sẽ xảy đến với mình. Thiệt hại gây ra cho
người bị hại có thể là vật chất hoặc phi vật chất không cần phải giới hạn mức

-

độ thiệt hại.
Dưới góc độ thuật ngữ pháp lí thì “ Người bị hại” là người có thiệt hại về thể


-

chất hoặc tinh thần hoặc tài sản do hành vi phạm tội của tội phạm gây ra.
Dưới góc độ pháp luật, tại bộ luật Tố Tụng Hình Sự 2015 điều 61 quy định
người bị hại như sau “ Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về vật chất , tinh
thần, tài sản hoặc là cơ quan tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm
gây ra hoặc đe dọa gây ra” Như vậy trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự mới của
nước ta đã quy định thêm bị hại không chỉ có người bị hại mà còn thêm cả cơ
quan và tổ chức.

2, Đặc điểm tâm lý của người bị hại.
Cũng giống như tâm lý của tội phạm thì người bị hại cũng có những đặc điểm
tâm lý có diễn biến khác nhau. Sau quá trình bị hành vi vi phạm xâm hại, giao đoạn
lấy lời khai và giai đoạn xét xử là những tâm lý diến ra rất khác nhau.
+) Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại.


Tâm lý chung của người bị hại trong giai đoạn này có tâm lý như sau: Trạng thái
tâm lý không ổn định, tình thần hoảng loạn, lo sợ thậm trí còn mất đi sự kiểm soát
hành vi của mình . Đó là do những hành vi phạm tội đến với người bị hại quá đột
ngột khiến cho nạn nhân bị sốc nhiều trường hợp dẫn đến bất tỉnh. Có nhiều trường
hợp người bị hại bị sang trấn tâm lý mạnh quá dẫn đến bị điên hoặc tâm thần bất
ổn định như trong các vụ án hiếp dâm, cố ý gây thương tích, giết người không
thành.
+) Giai đoạn lấy lời khai.
Ở giai đoạn được các cơ quan có thẩm quyền lới lời khai, do những hành vi xâm
hại đến nạn nhân vừa mới xảy ra chưa lâu, nên tâm lý của nạn nhân vẫn còn
khoang mang , hoảng sợ . Trong lời khai báo cảm xức , tình cảm còn quá là sâu sắc
, mạnh mẽ tâm lý còn căng thẳng nên đôi lúc sẽ bị bỏ sót những chi tiết, hoặc them
vào những chi tiết không có trong vụ án. Trong quá trình lấy lời khai người bị hại

sẽ có những hiện tượng rối loạn tâm lý cần được hỗ trợ của các bác sĩ hoặc thiết bị
y tế nhất là đối với các tội phạm có sử dụng bạo lực để thực hiện hành vi đối với
người bị hại như tội hiếp dâm, cố ý gây thương tích, cướp giât…
Người bị hại có tâm lý và thái độ bức xức cao độ đối với người phạm tội đã gây
cho mình những thiệt hại, nên khi được lấy lời khai người bị hại sẽ ra khai báo một
cách tận tình để cung cấp thông tin của kẻ phạm tôi cho các cơ quan nhanh chóng
xử lý những hành vi đã gây thiệt hại cho quyền và lợi ích của họ. Đó là những tội
liên quan đến tội phạm như trộm cắp…các tội có mực độ ít nghiêm trọng hoặc
nghiêm trọng
Còn đối với những đặc biệt nghiêm trọng như hiếp dâm, cố ý gây thương tích,
cướp giật…thường những nạn nhân sẽ có tâm lý ám ảnh về hành vi phạm tội mà
đôi khi không giám khai báo vì người bị hại sẽ sợ phải nhắc lại những điều kinh


khủng mà mình đã trải qua. Thông thường đối với những tội xâm phạm đến thân
thể thì người bị hại thường không muốn nhắc lại hoặc quên đi vì đó là một phần kí
ức không tốt đẹp.
Trong quá trình điều tra khi được các cơ quan hỏi và yêu cầu cung cấp lời khai và
những chứng cứ thì người bị hại còn có tâm lý sợ hãi nếu khai báo và cung cấp có
thể bị thủ phạm trả thù, nên tâm lý của người bị hại rất căng thẳng dẫn đến những
lời khai không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thì tâm lý
của người bị hại sẽ dần ổn định và đi theo hướng điều tra của các cơ quan điều tra.
Trong quá trình điều tra khi tâm lý đã ổn định có những vụ án khi người phạm tội
có những lời lẽ xin giảm tội, hoặc người nhà của người phạm tội tác động, gia cảnh
nhân thân của người phạm tội khó khăn dẫn đến cho người bị hại tâm lý thương
cảm mà khai ra nnhuwngx lowig khai có thể giảm nhẹ tội cho người phạm tội.
Hơn nữa trong hoàn cảnh nạn nhân đã bị mua chuộc hoặc đe dọa cũng có những
lời khai không đúng sự thật có thể gậy có lợi hoặc bất lợi đến cho người phạm tội.
+) Bước sang giai đoạn xét xử
Khi bước sang giai đoạn xét xử thì tâm lý của người bị hại lại có những thay đổi

khác nhau. Sauk hi đã qua một thời gian nhất định thì những thiệt hại của người bị
hại sẽ được giảm bớt hoặc tăng theo thời gian, tùy thuộc vào thiệt hại đó đã được
bồi thường hay chưa. Hoặc sự tác động của kẻ phạm tội cũng ảnh hưởng rất lướn
đến tâm lý của người bị hại. Nếu như người phạm tội có thái độ ăn lăn, hối lỗi thì
tâm lý của người bị hại sẽ được an ủi và nhẹ nhóm hơn. Nhưng nếu đứng trước thái
độ ngông nghênh không biết hối lỗi của kẻ phạm tội thì tâm lí của người bị hại sẽ
vô cùng căm phẫn, bức xức.


Khi đứng trước phiêm tòa xét xử công khai khi gặp mặt lại kẻ phạm tội thì với
những tội không xâm phạm đến thân thể thì người bị hại sẽ không cảm thấy mặc
cảm, sợ hãi khi gặp lại người phạm tội. Còn đối với những tội như hiếp dâm. Cố ý
giết người, gây thương tích thì người bị hại sẽ có tâm lý sợ hãi, mặc cảm khi nhìn
thấy kẻ phạm tội và những chứng cứ được trình lên trước tòa công khai mọi người
đều xem. Như vậy mới có những phiêm tòa xét xử không công khai hoặc người bị
hại không có mặt tại phiêm tòa.
Trong phiêm tòa xét xử khi đã định hình lại được vụ việc và hoàn cảnh diễn ra
của vụ án rồi thì người bị hại sẽ cân nhắc xem lời khai của mình sẽ như thế nào với
quyền và lơi ích của mình. Có thể sẽ đưa ra những lời khai để giảm nhẹ tội cho
người phạm tội hoặc bất lợi cho họ.
+) Giai đoạn sau xét xử.
Tâm lý của người bị hại sau khi người phạm tội đã bị đưa ra xét xử sẽ có những
thay đổi nhất định tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà họ phải chịu. Nếu người bị
hại bị thiệt hại về tài sản mà đã được bồi thường thì tâm lý sẽ ổn định và thoải mái
hơn. Nhưng nếu người bị hại thuộc vào những tôi đặc biệt nghiêm trọng như là tội
giết người không thành, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, ấu dâm...thì tâm lý sau khi
đã được xét xử còn rất là sợ hãi, ám ảnh vì những sự việc đã xảy ra. Có nhiều nạn
nhân do sự ám ảnh về nỗi sợ hãi khi bị kẻ phạm tội, khiếm cho một thời gian dài
sau họ vẫn không thể quên được những cảnh tượng kinh hoàng đã trải qua, nhiều
người bị hại còn dẫn đến bệnh liên quan đến tâm lý, trầm cảm,thần kinh...

II, Thực tiễn diễn ra tâm lý của người bị hại.
1.

Vụ án thực tế diễn biến tâm lý của người bị hại


Để tìm hiểu đặc điểm tâm lý của người bị hại sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một vụ
án thực tế, đã gây lên nỗi phẫn nộ trong dư luận cả nước. Vụ án gây trấn động dư
luận năm 2011 Vụ án giết người cướp tài sản ở phố Sàn, Lục Nam- Bắc Giang.
Thủ phạm là Lê văn Luyện và người bị hại là gia đình anh Ngọc...cùng vợ và hai
con. Trong vụ thảm sát cướp tài sản mà thủ phạm gây ra đã có 3 nạn nhân trong
một gia đình tử vong còn duy nhất cháu Bích là con gái lớn của anh Ngọc còn sống
nhưng bị thương rất nặng. Sau đây chúng ta sẽ đi phân tích diễn biến tâm lý của
Cháu Bịch nạn nhân duy nhất thoát khỏi những vết dao tử thần của kẻ phạm tội.
2.

Đặc điểm tâm lý của cháu Bích trong vụ án

+) Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi xâm hại
Trong quá trình gây án thủ phạm đã mất hết nhân tích ra tay sát hại rất dã man
nạn nhân, thủ phạm đã dùng dao đâm, chém cho đến khi biết là nạn nhân đã chết
thì mới dừng tay. Sau khi giết xong anh Ngọc, chị Chín biết trong nhà vẫn còn
người nên Luyện đã xuống để thực hiện hành vi giết người đối với cháu Bích và
em bé 18 tháng tuổi. Sau khi tưởng tất cả đã chết Luyện mới xuống lấy vàng và bỏ
trốn. Nhưng sau khi phát hiện ra hiện trường thì cháu Bịch vẫn còn sống và thương
tích rất nặng 76%. Ta có thể thấy giai đoạng ngay sau khi bị hành vi xâm hại đến
thân thể đã khiến cho cháu Bích rơi vào trạng thái đau đớn, hoảng sợ đến bất tỉnh.
Đây có thể nói là một cú sốc vô cùng lớn, nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần của
một đứa trẻ mới có 9 tuổi
+) Giai đoạn lấy lời khai

Sau khi được đưa vào bệnh viện chờ cho cháu Bích dần tỉnh lại các cơ quan chức
năng đã lấy lời khai của Cháu Bích. Trong quá trình lấy lời khai các cơ quan điều
tra phải vô cùng thận trong tránh làm cho tâm lý của cháu khủng hoảng. Sự việc
quá kinh khủng khi xảy ra đối với một đứa trẻ không biết bố mẹ và em mình bây


giờ ra sao và nó phải chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng ngay trong chính ngôi nhà
thân yêu của mình tạo nên một nỗi ám ảnh, dư trấn quá lớn. Lỗi đau cả về thể xác
lẫn tinh thần đối với một đứa bé là quá giới hạn chịu đựng. Nên khi lấy lời khai do
sức khỏe và tâm lý của Bích không ổn định nên không thể đưa ra được những khai
rõ ràng, xác thực mà còn mơ hồ, hoảng loạn. Để nạn nhân có thể hồi tưởng lại
ngay những cảnh tượng đáng sợ ấy trong một khoảng thời gian ngắn này là không
thể.
+) Giai đoạn xét xử
Sau khi đã bắt được hung thủ là Lê Văn Luyện trọng vụ thảm sát thì các phiêm
tòa đã xét xử tội phạm sau ngày gây án khoảng 4 tháng. Sáu 4 tháng thì sức khỏe
cũng như tâm lý của người bị hại còn sống là cháu bích đã dần ổn định. Những lời
khai của người bị hại sẽ chi tiết và xác thực hơn. Tâm lý oán hận thủ phạm đã gây
ra cái chết cho cả giai đình, gây ra nỗi đau cả về thể chất lẫn tinh thần. Tâm lý của
cháu Bích cũng như người nhà của người bị hại sẽ muốn cho thủ phạm phải trả giá,
đềm mạng cho những người đã bị hành vi phạm tội gây ra. Hơn nữa cháu Bích còn
quá nhỏ tuổi nên rất rễ bị kích động nghe theo lời của người thân mà khai những
lời khai chưa đúng, cơ quan điều tra cần xác thực.
+) Giai đoạn sau xét xử
Khi thủ phạm đã phải trả giá cho tội ác của mình thì tâm lý của Bích và những
người thân đã được an ủi phần nào những nỗi đau mất mát thì còn mãi. Tâm lý
chung những người thân của người bị hại là căm phẫn, phẫn nộ ngay sau khi phiên
tòa xét xử kết thúc thủ phạm bị kết án 14 năm tù đã khiến cho tất cả những người
thân của Bích phẫn nộ không đồng tình vì những tội ác Luyện gây ra cho giai đình
cháu Bích là quá lớn, họ yêu cầu pháp luật tủ hình kẻ phạm tội. Đây cũng là điều

dễ hiểu khi họ quá đau đớn trước khi ra đi của 3 người trong một gia đình và người


bị hại còn sống sót duy nhất thương tật cũng nên đến 76% thì không biết sau này
cháu Bích sẽ sống ra sao khi không còn gia đình và thương tật nặng như thế. Có
thể hiểu được tâm lý của cháu Bích trong giai đoạn sau xét xử là rất hoang mang vì
không còn bố mẹ, gia đình sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến cho một đứa trẻ 9 tuổi
không thể hiểu và chấp nhận được. Nỗi án ảnh về cái ngày định mệnh đó sẽ theo
em đến suốt cuộc đời. Sự việc đã xảy ra cho đến nay là 6 năm nhưng có lẽ người bị
bị hại vẫn chưa thể chấp nhận và quên đi được những hình ảnh kinh hoang ấy.

Kết Luận
Trong một vụ án không chi tâm lý của tội phạm mới cần phải quan tâm nghiêm
cứu tâm phân tích thôi mà tâm lý cử người bị hại cũng được các cơ quan điều tra
rất quan tâm. Vì người bị hại là đối tượng chịu tổn thương trực tiếp bởi những hành
vi xâm phạm của tội phạm. Trong các giai đoạn khác nhau là những đặc điểm tâm
lý khác nhau của người bị hại. Tâm lý của người bị hại rất quan trong trong các vụ
án, nó là thìa khóa để cho các cơ quan điều tra phá án.


Danh mục tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.

Giáo trình tâm lý học đại cương- chủ biên Đăng Thanh Nga ( NXB Công an
nhân dân- Hn-2013)
Giáo trình tâm lý học tư pháp ( NXB Công an nhân dân-Hn-2008)
Website

http/tamlyhoc.net/diendan
Báo pháp luật số 58/2011



×