Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 106 trang )

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

MỤC LỤC
--------------------------------------------LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH ......................................... 5
1. Tên cơ sở: ......................................................................................................... 5
2. Địa chỉ:. ............................................................................................................. 5
3. Tên cơ quan chủ quản của cơ sở:. ................................................................. 5
5. Mục đích của cơ sở .......................................................................................... 5
7. Số lượng đối tượng hiện có ............................................................................. 6
9. Nhân sự........................................................................................................... 11
PHẦN II: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
............................................................................................................................. 13
Giai đoạn I: chuẩn bị và thành lập nhóm. ...................................................... 13
1.

Xác định mục tiêu chung: .................................................................... 13

2

Đánh giá khả năng thành lập nhóm.................................................... 14
Đánh giá khả năng tài trợ cho hoạt động nhóm: ........................ 14

2.1

2.2 Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên: .................................... 15
3. Tuyển chọn thành viên: ................................................................................ 19
4. Bối cảnh thành lập nhóm: ............................................................................ 19
SƠ ĐỒ THỂ HIỆN SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG
TUẦN ĐẦU TIÊN: ............................................................................................ 21


GIAI ĐOẠN 2: NHÓM BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG ........................................ 21
I. Giới thiệu các thành viên nhóm: .................................................................. 22
II. Xây dựng mục tiêu nhóm: ........................................................................... 24
III. Bảng kế hoạch cụ thể .................................................................................. 25
Tuần 1: làm quen và thiết lập mối quan hệ .................................................... 25
Tuần 3: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn với anh, chị em trong gia đình và
bạn bè, mọi người xung quanh......................................................................... 29

1


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

Tuần 4: Ôn tập và rèn luyện hai kĩ năng( Tự nhận thức bản thân và giải
quyết mâu thuẫn ................................................................................................ 32
GIAI ĐOẠN 3 : CAN THIỆP – THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ......................... 34
PHÚC TRÌNH ĐỢT 1 – LÀM QUEN ............................................. 34

I.

PHÚC TRÌNH ĐỢT 2: TIẾN TRÌNH SINH HOẠT NHÓM ....................... 44
PHÚC TRÌNH ĐỢT 3: TIẾN TRÌNH SINH HOẠT NHÓM ....................... 56
PHÚC TRÌNH ĐỢT 4: TIẾN TRÌNH SINH HOẠT NHÓM ....................... 73
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ........................................................... 86
I.

KẾT LUẬN: .............................................................................................. 86

1.


Điều đạt được:.................................................................................... 87

2.

Bài học kinh nghiệm: ........................................................................ 87

II.

KIẾN NGHỊ: ......................................................................................... 89

1. Kết hợp giữa giáo viên và gia đình đối với trẻ .............................................. 89
2. Về phía nhóm thân chủ. ................................................................................. 89
3. Về phía nhà làm công tác xã hội. .................................................................. 90
4. Về khoa:.......................................................................................................... 90
PHỤ LỤC: .......................................................................................................... 91
1.

Phiếu khảo sát ban đầu: .......................................................................... 91

2.

Phiếu ý kiến khi kết thúc một tháng sinh hoạt...................................... 91

3.

Kết quả. ..................................................................................................... 91

3


Hình ảnh hoạt động cùng các em lớp 3/6............................................... 94

4

Một số bài thu hoạch của nhóm: ............................................................ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 105

2


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

LỜI MỞ ĐẦU

“Để hỗ trợ trẻ nhỏ, chúng ta phải cho nó một môi trường cho
phép nó phát triển tự do.”
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Chăm sóc giáo dục
trẻ em trở thành con người phát triển toàn diện là mục tiêu trọng tâm của nền
giáo dục nước ta. Công tác xã hội là một ngành còn đang mới ở Việt Nam, song
trong những năm qua công tác xã hội đã thể hiện được nhiều vai trò trong việc
trợ giúp con người, đặc biệt là đối với trẻ em trong việc tổ chức nhiều hoạt động
nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ được chăm sóc, học tập, vui chơi
giải trí, được đảm bảo các quyền cơ bản và được sống trong môi trường an toàn
lành mạnh nhất, không những vậy công tác xã hội trường học còn đóng vai trò
quan trọng trong việc giáo dục trẻ, về kiến thức lẫn kĩ năng, tạo môi trường cho
các em chia sẻ cảm xúc, tình cảm, khả năng, nhu cầu của mình. Cán bộ xã hội
cũng là người tạo môi trường để các em thể hiện, phát huy điểm mạnh của mình

thông qua môi trường tự do phát triển bản thân. Nhân viên xã hội xây dựng môi
trường thoải mái rao đổi cùng các em trước vấn đề đang gặp phải.
Kiến thức vô cùng rộng lớn, việc lĩnh hội những kiến thức là một việc không
mấy đơn giản, việc vận dụng và truyền đạt những kỹ năng hay kiến thức của
mình là một việc khó khăn không kém. Nhằm bổ sung kiến thức cũng như nắm
vững các tiến trình công tác xã hội nhóm. Sau khi học xong công tác xã hộivới
nhóm, chúng em được có cơ hội đi thực hành tại Trường tiểu học Nguyễn Văn
Trỗi. Đây là cơ hội giúp chúng em nắm chắc hơn và vận dụng những kiến thức,
kĩ năng đã học vào thực tiễn để phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong công việc từ đó hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời nhận biết
thêm về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên xã hội từ đó hình
thành ý thức đạo đức nghề nghiệp và thúc đẩy quá trình rèn luyện bản thân
mình.
Trong chuyến thực hành lần này, chúng em – những nhân viên công tác xã hội
tương lai lại được thể hiện những năng lực của mình trong việc trợ giúp các bạn

3


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

nhỏ lớp 3/6 tại cơ sở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Với một nhóm đối
tượng cụ thể.
Hoàn thành được chuyến thực tế lần này, em xin được gửi lời cám ơn đến Ban
Giám Hiệu, các thầy cô ở cơ sở thực tế trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, đăc
biệt là cô giáo chủ nhiệm lớp 3/6 đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em rất nhiệt
tình, có những góp ý thực tế trong việc đánh giá nhu cầu, đặc điểm lớp cũng như
vấn đề các em đang gặp khó khăn trong học tập trong quá trình thực tế về trường
lần này. Đồng thời em cũng xin được gửi lời cám ơn sâu sắc tới trường Đại học

Sư Phạm Đà Nẵng nơi em đang theo học, Khoa Tâm lý - Giáo Dục, giáo viên
hướng dẫn – Cô Lê Thị Lâm đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong thời gian qua.
Bài Báo cáo thực hành Công tác xã hội với nhóm của chúng em sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, mong thầy cô xem xét và góp ý chân thành để những bài
sau chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Nhóm sinh viên thực hành:
1.
2.
3.
4.

Y Lê ( Nhóm trưởng)
H’ Bup Êban
Ngân Văn Sơn.
Nguyễn Thái Sơn.

4


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH

1. Tên cơ sở: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
2. Địa chỉ: 565 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, T.P
Đà Nẵng.
Điện thoại: 05113.841.406
3. Tên cơ quan chủ quản của cơ sở: Phòng GD&ĐT Quận Liên Chiểu.

4. Địa chỉ: 91 Ngô Thì Nhậm, phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, TP Đà
Nẵng.
Điện thoại: 05113.845.204
Website:
E-mail:
5. Mục đích của cơ sở
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo
mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em
đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trên địa bàn
phường Hòa Khánh Nam. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình
tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân
công phụ trách.
- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo
quy định của PL.

5


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện
hoạt động GD.
- Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia

các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
6. Đối tượng chính của cơ sở phục vụ
- Đối tượng chính của cơ sở phục vụ là học sinh tiểu học từ 7 – 11 tuổi
trên địa bàn Hòa Khánh, Đà Nẵng.
7. Số lượng đối tượng hiện có
Nội dung

Tổng số Lớp 1

Lớp 2

Lớp
3

Lớp 4

Lớp 5

Số lớp

35

6

8

7

7


7

Số học sinh

1.356

208

301

283

274

290

8. Tổ chức của cơ sở
a) Ban điều hành
- Hiệu trưởng: Bùi Thị Thanh Tuyền
- Phó Hiệu trường 1: Đặng Thị Hường
- Phó Hiệu trưởng 2: Nguyễn Văn Dũng
b) Các bộ phận trong tổ chức
* Ban giám hiệu
- Hiệu trưởng: Bùi Thị Thanh Tuyền, phụ trách chung (chịu trách nhiệm
chính mọi mặt hoạt động trong nhà trường trước ngành và nhà nước)
- Phó Hiệu trường 1: Đặng Thị Hường, phụ trách chuyên môn (chịu trách
nhiệm trước Hiệu trưởng về vấn đề chuyên môn và chịu trách nhiệm liên đới với
ngành và nhà nước về quản lý chuyên môn trong nhà trường)


6


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

- Phó Hiệu trưởng 2: Nguyễn Văn Dũng, phụ trách HĐGDNGLL. (chịu
trách nhiệm trước Hiệu trưởng về vấn đề HĐGDNGLL và chịu trách nhiệm liên
đới với ngành và nhà nước về quản lý HĐGDNGLL trong nhà trường)
* Tổ chuyên môn và Tổ hành chính: Nhà trường cơ cấu thành 5 tổ chuyên
môn và 01 Tổ hành chính
- Tổ CM khối 1: gồm 8 giáo viên (trong đó 06 giáo viên văn hóa làm công
tác chủ nhiệm lớp và 02 giáo viên chuyên (01 Mỹ thuật, 01 âm nhạc) do cô giáo
Nguyễn Thị Vân Anh làm TTCM, cô Phạm Thị Diệu làm TPCM.
- Tổ CM khối 2: gồm 10 giáo viên (trong đó 08 giáo viên văn hóa làm
công tác chủ nhiệm lớp và 02 giáo viên chuyên (01 thể dục, 01 Mỹ thuật) do cô
giáo Nguyễn Thị Thu Nguyên làm TTCM, cô Phan Thị Tuyết làm TPCM.
- Tổ CM khối 3: gồm 9 giáo viên (trong đó 07 giáo viên văn hóa làm công
tác chủ nhiệm lớp và 02 giáo viên chuyên (01 tiếng anh, 01 âm nhạc) do cô giáo
Trần Thị Thanh Tân làm TTCM, cô Đoàn Thị Thủy làm TPCM.
- Tổ CM khối 4: gồm 10 giáo viên (trong đó 07 giáo viên văn hóa làm
công tác chủ nhiệm lớp và 03 giáo viên chuyên (01 tiếng anh, 01 thể dục, 01 Tin
học) do cô giáo Đoàn Thị Thảo làm TTCM, cô Lê Thị Thu Thảo làm TPCM.
- Tổ CM khối 5: gồm 9 giáo viên (trong đó 07 giáo viên văn hóa làm công
tác chủ nhiệm lớp và 02 giáo viên chuyên (01 tiếng anh, 01Tin học) do cô giáo
Ngô Thị Hà làm TTCM, cô Hoàng Thị Lài làm TPCM.
- Tổ hành chính: gồm 10 người (03 BGH, 01 KT, 01 VT, 01 TPT Đội, 01
Y tế, 01 thư
viện, 02 bảo vệ) do cô Trịnh Thị Lợi, nhân viên kế toán làm Tổ trưởng
*Về cơ cấu tổ chức Đoàn thể:

Chi bộ Đảng: với 19 đảng viên. Cấp ủy chi bộ gồm 03 đồng chí:
- Bí thư Chi bộ: Đ/c Nguyễn Văn Dũng (Phó Hiệu trưởng)
- Phó Bí thư: Đ/c Phạm Thị Thủy (TTCM khối 4) đã chuyển công tác
- Chi ủy viên: Đ/c Nguyễn Thị Vân Anh (TTCM khối 1)
Chi bộ nhà trường đang xin chủ trương Đảng ủy Phường Hòa Khánh Nam kiện
toàn cấp ủy chi bộ trong thời gian sắp tới theo quy định.

7


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

* Tổ chức Công đoàn: gồm 59 đoàn viên. BCH gồm 05 đồng chí (Nhiệm kỳ
BCH công đoàn là 5 năm)
- Chủ tịch: Nguyễn Thị Dũng (giáo viên khối 3)
- Phó Chủ tịch: Đào Thị Hà (GV Tiếng anh)
- Ủy viên BCH: Nguyễn Thị Lư (giáo viên khối 4)
- Ủy viên BCH: Võ Thị Thu Hà (nhân viên y tế)
- Ủy viên BCH: Trịnh Thị Lợi (nhân viên Kế toán)
- Mỗi Tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều có 01 TTCĐ
+ TTCĐ khối 1: Cô Phạm Thị Diệu, TPCM -TTCĐ
+ TTCĐ khối 2: Cô Phạm Thị Tuyết, TPCM - TTCĐ
+ TTCĐ khối 3: Cô Đoàn Thị Thủy, TPCM - TTCĐ
+ TTCĐ khối 4: Cô Lê Thị Thu Thảo, TPCM-TTCĐ
+ TTCĐ khối 5: Cô Hoàng Thị Lài, TPCM-TTCĐ
+ TTCĐ Tổ văn phòng: Phan Thị Tuyết Sương (nhân viên thư viện).
* Ban thanh tra nhân dân trường học: thực hiện chức năm giám sát các hoạt
động của nhà trường dưới sự chỉ đạo của BCH Công đoàn nhà trường gồm 03
đồng chí: nhiệm kỳ 2016-2018 (Ban TTND nhiệm kỳ 02 năm)

- Trưởng ban TTND: Nguyễn Văn Mạnh (GVVH)
- Ủy viên: Lê Thị Bích Trâm (giáo viên Mỹ thuật)
- Ủy viên: Phạm Thị Hồng Lan (GVVH)
* Tổ chức Đoàn thanh niên: Gồm 07 đồng chí, nhiệm kỳ theo năm học
- Bí thư Đoàn TNCS HCM: Cô Trương Thị Ty Na (giáo viên Tiếng anh)
- Phó Bí Thư Đoàn TNCS HCM: Cô Nguyễn Thị Thư Giang (TPT Đội)
và 05 ủy viên
* Tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong HCM.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo cho Liên đội tổ chức đại hội

8


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

các Chi đội. Tiến đến đại hội Liên đội để kiện toàn ban chỉ huy Liên đội năm học
2016-2017
- Liên đội gồm có: 14 chi đội mang tên (khối 4 và 5), 21 lớp sao nhi đồng
(lớp 3, 2, 1) do các anh chị GVCN phụ trách. Hằng năm Liên đội tổ chức xét kết
nạp đội cho các em học sinh khối lớp 3 vào tổ chức Đội thiếu niên, chia ra 02 đợt
(đợt 1 vào cuối học kỳ I, đợt 2 vào giữa học kỳ 2 của năm học)
- Chi bộ, BGH nhà trường phân công trách nhiệm cho cô giáo Nguyễn Thị
Thư Giang, giáo viên TPT Đội phụ trách tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh

9


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRONG TRƯỜNG HỌC

c) Sơ đồ tổ chức
CƠ CẤU TỔ
CHỨC

TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH

TỔ CHUYÊN
MÔN

BAN GIÁM
HIỆU

(10 NGƯỜI)

HT: Bùi
Thị
Thanh
Hiền

PHT:
Đặng
Thị
Hường

Tổ CM
khối 1:

Gồm 8
ngườI

PHT:
Nguyễn
Văn
Dũng

10

Tổ CM
khối 2:
Gồm 10
người

TTCM:
Nguyễn
Thị Vân
Anh

TTCM:
Nguyễn
Thị Thu
Nguyên

TPCM:
Phạm Thị
Diệu

PTCM:

Phan Thị
Tuyết

Tổ CM
khối 3:
Gồm 9
người

TTCM:
Trần Thị
Thanh
Tâm
PTCM:
Đoàn Thị
Thúy

Tổ CM
khối 4:
Gồm 10
người

TTCM:
Đoàn
Thị Hải

PTCM:
Lê Thị
Thu
Thảo


Tổ CM
khối
5:Gồm 9
người

NVKT tổ
Trưởng:
Trịnh Thị
Lợi

TTCM:
Ngô Thị
Hà Lan

PTCM:
Hoàn Thị
Lại Làm


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

9. Nhân sự
a) Nhân sự chuyên môn CTXH (không có)
b) Nhân sự không chuyên môn
Tổng số CB- GV-CNV: 59 người/51 nữ. Đảng viên: 19 đồng chí/17 nữ.

Đội ngũ

CBQL


Số
lượng
3

Nữ

BIÊN
CHẾ

ĐẠT
HỢP
Đảng CHUẨN
ĐỒNG viên
SL %

2

3

3

GV Văn 36
hoá

32

36

13


GV
dục

Thể 2

2

GV Âm 2
nhạc

TRÊN
CHUẨN
SL %
3

100

35

97.3

2

2

100

2


2

2

100

GV Mỹ 2
thuật

2

2

1

2

100

GV Anh 4
văn

4

4

2

4


100

GV
học

2

1

1

50

1

1

1

1

100

Kế 1

1

1

1


100

NV Thư 1
viện

1

1

1

100

Tin 2

GV TPT
NV
toán

11

1

1

1

27


50


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

NV Thiết 1
bị
NV Y tế

1

1

1

1

1

1

100

NV Văn 1
thư

1

1


1

100

2

100

07

11.8 52

NV Bảo 2
vệ
T.CỘNG

59

2
51

56

03

19

100


88.2

Ngoài ra nhà trường hợp đồng thêm 03 nhân viên tạp vụ làm công tác vệ
sinh trường lớp và 03 nhân viên nhà bếp phục vụ công tác bán trú trong
nhà trường.

12


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

PHẦN II: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÃ HỘI VỚI NHÓM
Giai đoạn I: chuẩn bị và thành lập nhóm.
Qua một thời gian tìm hiểu, và quan sát, nhóm thực hành đã dựa theo nhu cầu,
cũng như là mong muốn của học sinh. nhóm đã chọn nội dung kỹ năng sống để
dạy và truyền đạt cho các em, với mong muốn kết thúc thực hành các em cũng
có cho mình những kỹ năng cơ bản, và tiếp thu được những gì nhóm đã giảng
dạy để phục vụ cho các e trong việc học tập cũng như là cuộc sống các em sau
này.

1. Xác định mục tiêu chung:
- Giáo dục về kỹ năng sống cho các em:
 Giáo dục cho các em về kỹ năng tự tin, giao tiếp, tự tin nói trước
đám đông, kỹ năng giới thiệu về bản thân và gia đình, nói về sở
thích và ước mơ của các em, ngoài ra nhóm còn tạo điều kiện cho
các em có thể tự tin thể hiện tài năng của mình mà không phải cảm
thấy ngại ngùng hay xấu hổ trước các bạn.
 Kỹ năng tự nhận thức bản thân: Để các em nhận biết được đúng con

người mình, các em nhận biết được điểm mạnh của bản thân để phát
huy, phát triển những điểm mạnh đó như: ước mơ, sở thích, tài lễ,
giao tiếp, cảm xúc,…. Song song với đó là những khó khăn mà em
đang gặp phải để các em khắc phục và rèn luyện.
 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn với bạn bè, gia đình và mọi người
xung quanh: Cho các em tự giải quyết mâu thuẫn, tránh tình trạng
bạo lực, biết tôn trọng bạn bè, người lớn, và giúp đỡ mọi người
xung quanh, và các em có thể tự nhận thức được bản thân mình.
- Kết thúc thực hành ngoài những nội dung trên nhóm còn mong muốn các
em có thể hòa đồng với bạn bè, và môi trường xung quanh
- Nhờ vào năng lực bản thân và bạn bè, gia đình, nhà trường các em có thể
giải quyết được các vấn đề của mình mắc phải.
- Các em có thể học tập tốt hơn, biết học hỏi các phương pháp học tập từ
bạn bè, và không ngại hỏi thầy cô khi chưa hiểu bài.
- Tìm ra các nhóm học sinh có vấn đề.

13


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

2 Đánh giá khả năng thành lập nhóm.
2.1 Đánh giá khả năng tài trợ cho hoạt động nhóm:
Nhà trường:
 Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng
- Trường đã tạo điều kiện và trang bị cho chúng em về kỹ năng làm việc
nhóm cũng như kiến thức để cho chúng em bắt tay vào thực hành, ở
trường chúng em đã được học rất nhiều điều, giường như chúng em đang
ngày càng hoàn thiện hơn về bản thân, để có thể chở thành những người cô

người thầy đứng trên mục giảng để truyền đạt kiến thức cho các em. Ngoài
việc được bồi dưỡng về đạo đức chúng em còn được các thầy cô, với tấm
lòng nhiệt huyết của mình đã truyền dạy những kiến thức qua các học phần
mà chúng em đang theo học để cho chúng em có được nền tảng kiến thức,
kĩ năng và hoàn thành chuyến thực hành của nhóm một cách tốt hơn, kết
quả cao hơn. Và chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến khoa, đã
quan tâm đến chi phí của các nhóm, nhờ khoa hỗ trợ nên các nhóm đã có
chi phí hoạt động vào việc thực hành, cũng nhờ sự quan tâm của khoa và
các thầy cô các nhóm đã có thêm động lực hoàn thành xuất sắc chuyến
thực hành của mình, khi ra trường chúng em có thêm kiến thức thực tế
phục vụ cho công việc và cuộc sống sau này.
- Sinh viên kiểm huấn: nhờ các anh chị khóa trước kiểm huấn nên nhóm đã
làm tốt về khâu chuẩn bị, nên khi bước vào lớp cũng không quá bỡ ngỡ,
các anh chị đã tư vấn cũng như giải đáp các khó khăn mà nhóm gặp phải
khi đi thực hành. Các anh chị đã xuống trực tiếp và bỏ thời gian ra để quan
sát nhóm làm việc, từ đó nhóm kiểm huấn đã có những lời khuyên cũng
như những gì làm tốt và chưa tốt để nhóm rút kinh nghiệm có thể hoàn
thành tốt hơn trong những buổi sau. Nhờ những lời khuyên chân thành và
động viên của các anh chị mà nhóm đã hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ, cũng
như nội dung yêu cầu của môn học và mong đợi từ các thầy cô, đối
với nhóm trong chuyến đi thực hành này.

 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
- Giáo dục: nhà trường đã tạo môi trường cho các em học tập vui vẻ, lành
mạnh các em có thể được vui chơi và giả trí sau giờ học căng thẳng, và
đầy đủ các thiệt bị kỹ thuật để phục vụ cho việc học tập của các em. ngoài
giờ lên lớp học văn hóa nhà trường còn tổ chức cho các em học về kỹ năng
sống cần thiết, được giao lưu giữa các lớp trao đổi về học tập. Ngoài ra

14



BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

-

-

-

nhà trường cũng tổ chức dạy kèm thêm cho những em học yếu sau giờ ra
về.
Y tế: Trong nhà trường cũng có phòng y tế để các em cũng được chăm lo
và đảm bảo sức khỏe khi lên trường.
Sinh hoạt: nhà trường chú trọng việc hoạt động ngoại khóa, ngoài trời,
cho các em được vui chơi giải trí sau những giờ học tập mệt mỏi, cho các
em tham gia những chò trơi có thể phát triển tư duy, tính sáng tạo, kỷ luật
và hoàn thiện hơn về bản thân.
Đội ngũ các bộ: Ở đây tất cả đội ngũ cán bộ đều được đào tạo ở bậc đại
học trở lên về chuyên ngành giáo dục tiểu học, có trình độ chuyên môn
cao, có các phương pháp và kỹ năng hỗ trợ riêng cho học sinh, ngoài ra
nhóm sinh viên nhận thấy đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình, tâm huyết và rất
yêu thương các em.
Cơ sở vật chất: Đầy đủ tiện nghi, thuận lợi cho trẻ tham gia các hoạt động
học tập, vui chơi, phát triển trí tuệ, khả năng giao tiếp, hòa nhập xã hội.
Đối với nhóm sinh viên thực hành: nhà trường cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho sinh viên. Các cô giáo chủ nhiệm còn giúp đỡ sinh viên trong việc
các kỹ năng đứng lớp và quản lí hớp. Khi gặp sinh viên các các bộ công
chức trong trường luôn hòa đồng từ đó sinh viên cảm thấy thoải mái và tự

tin hơn trong khi đi thực hành tại trường.

 Gia đình
- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển, tham gia đầy đủ các buổi học, yêu
thương quan tâm chăm sóc động viên trẻ, khuyến khích, động viên trẻ vui
chơi, hoạt động.

2.2 Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên:
1. Hoàng tố uyên
- Nhu cầu:
+ Được học các kỹ năng sống cần thiết.
+ Được vụi chơi hòa đồng cùng các bạn.
- Sức khỏe : Khá tốt
- Điều kiện vật chất : tốt
- Mục đích tham gia:

15


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

+ Được giáo dục một số kỹ năng trong cuộc sống : chào hỏi, lễ phép, tự tin trước
mọi người, biết giúp đỡ người khác, nhận thức được bản thân.
+ Tăng khả năng tương tác với các bạn trong lớp
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
+ Hay chiêu chọc các bạn khác, thích hát
+ Ít tương tác các bạn, chỉ hay chơi với nữ hoặc chơi một mình.
2. Trần ngọc diễm my
- Nhu cầu :

+ Tham gia tích cực các hoạt động của lớp
+ Tương tác, hòa đồng hơn với các bạn
+ Học các kỹ năng sống
- Sức khỏe : Tốt
- Mục đích tham gia : Hòa đồng hơn với các bạn, tăng khả năng tương tác
và mạnh dạn hơn.
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm:
Hay nói làm việc riêng, ít tập trung, hay chọc phá các bạn.
3. Hồ ngọc sơn
- Nhu cầu :
+ Điều chỉnh hành vi
+Điều chỉnh cảm xúc
+Học kỹ năng sống
- Sức khỏe : Tốt
- Điều kiện vật chất : Bình thường
- Mục đích tham gia :
+ Được giáo dục một số kỹ năng trong cuộc sống : chào hỏi, lễ phép, tự
nhận thức bản thân, biết giúp đỡ người khác, tự tin trước mọi người .
+ Nâng cao khả năng tương tác với các bạn trong lớp
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm:
+ Hay chơi và tiếp tiếp xúc với các bạn trong lớp.
+ Ngại đứng trước đám đông. luôn muốn mình là trung tâm.
+ Quậy phá các bạn, bằng các trò đùa
4. Nguyễn văn kim bảo
- Nhu cầu:

16


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRONG TRƯỜNG HỌC

+ Được bạn bè trong lớp yêu mến hơn
+ Được giao tiếp với bạn bè tốt hơn
+ Được mọi người quan tâm
+ Tham gia tích cực hơn các hoạt động trên lớp
+Được giáo dục kỹ năng sống
- Sức khỏe : tốt
- Điều kiện vật chất: bình thườn
- Mục đích tham gia:
+ Hòa nhập tốt hơn với các bạn, tương tác nhiều hơn
+ Được giáo dục một số kỹ năng trong cuộc sống : chào hỏi, lễ phép, tự
tin trước mọi người, biết giúp đỡ người khác, nhận thức được bản thân.
+ Biết kiềm chế và kiểm soát hành vi của bản thân
- Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm:
+ Bị các bạn trong lớp không thích vì hay thể hiện bản thân với các bạn
+ Hay hát hò và đọc truyện tranh
+ Hay chọc phá các bạn trong lớp.
5. Nguyễn phương thảo My
 Nhu cầu :
- Học kỹ năng sống.
-Tham gia các hoạt động trên lớp.
-Các bạn yêu mến
-Mọi người quan tâm đến mình nhiều hơn
 Sức khỏe : Tốt
 Điều kiện vật chất: Bình thường
 Mục đích tham gia:
- Được giáo dục một số kỹ năng trong cuộc sống : chào hỏi, lễ phép, giới
thiệu bản thân, biết giúp đỡ người khác, bảo vệ an toàn cho bản thân.
-Được thể hiện bản thân mình trước đám đông.

 Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm :
- Hay nhõng nhẽo, luôn muốn mình là trung tâm.
- Hay chọc phá bạn bên cạnh
- Mất tập trung và hay nói chuyện riêng trong giờ học

17


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

- Học hỏi được các kỹ năng cần thiết : kỹ năng tự nhận thức bản thân, tự
tin trước đám đông, giúp đỡ người khác, mời chào…
- Kiềm chế cảm xúc bản thân.
- Nâng cao khả năng tập trung trong giờ học
 Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm:
- Ít tiếp xúc và tương tác với các bạn.
- Hay hát và vẽ tranh
- Đôi lúc chạy lung tung
6. Nguyễn yến Nhi
 Nhu cầu:
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp học.
- Biết các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội.
- Gần gũi hơn với các bạn trong lớp
 Sức khỏe : Khá tốt
 Điều kiện vật chất: bình thường
 Mục đích tham gia:
- Được giáo dục một số kỹ năng trong cuộc sống : chào hỏi, lễ phép, kỹ
năng tự nhận thức bản thân, tự tin trước đám đông, giúp đỡ người khác,
mời chào…

Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm
- Hay làm chuyện riêng và ít tương tác với các bạn
- Rụt rè và ít giao tiếp đôi khi rất bướng.
7. Nguyễn thị thu hằng
 Nhu cầu :
- Tham gia tích cực các hoạt động lớp
- Biết một số kỹ năng đơn giản như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội.
- Được các bạn yêu mến hơn
- Được mọi người quan tâm
 Sức khỏe : Khá tốt
 Điều kiện vật chất: khá
 Mục đích tham gia:
- Hòa nhập tốt hơn với các bạn
- Học hỏi được các kỹ năng cần thiết : kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ,
giúp đỡ người khác, mời chào…
- Kiềm chế cảm xúc bản thân.

18


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

- Nâng cao khả năng tập trung trong giờ học
 Những cản trở đối với sự tham gia của nhóm:
- Ít tiếp xúc và tương tác với các bạn.
- Ngồi một mình. Im lặng ít nói

3. Tuyển chọn thành viên:
- Sau khi rà soát lại các khả năng đáp ứng của nhóm với cá nhân và của cá

nhân với nhóm cũng như khả năng tham gia nhóm về thời gian, tình trạng
sức khỏe, mục đích cá nhân và năng lực của các học sinh. Nhóm đã thống
nhất và đống ý thành lập nhóm với những thành viên sau đây:
1. Hoàng Tố Uyên
2. Trần Ngọc Diễm My
3. Hồ Ngọc Sơn
4. Nguyễn Kim Bảo
5. Nguyễn Phượng Thảo My
6. Phan Nguyễn Yến Nhi
7. Nguyễn Thị Thu Hằng

4. Bối cảnh thành lập nhóm:
- Chiều ngày 30/10/2017, nhóm thực tập chúng em được thầy giáo Lê thị
Lâm dẫn xuống giới thiệu với cơ sở thực tế là trường Tiểu học nguyễn
văn trỗi để bắt đầu đợt thực hành công tác xã hội với nhóm. Sau khi có
những trao đổi với cô Hiệu trưởng, Hiệu phó của nhà trường, được cô giới
thiệu khá cụ thể về từng lớp học, nhóm nhỏ của chúng em gồm 4 bạn : Y
lê, Ngân văn sơn, nguyễn thái sơn, H Búp êban. đã được phân công thực
hành với lớp 3/6. Tiếp theo, nhóm chúng em được cô Thúy – giáo viên
chủ nhiệm giới thiệu với lớp và trao đổi để nhóm được bắt đầu thực hành
với các em. Tại lớp, sau khi giới thiệu tên và có màn làm quen với lớp
chúng em xin phép cô cho chúng em sinh hoạt với lớp để làm quen, tiện
cho việc làm việc với lớp sau này. Trong vài phút sinh hoạt ấy, chúng em
thật sự ấn tượng với các bạn trong lớp vì các bạn năng nổ, tích cực tham
gia các hoạt động của chúng em đề ra. Nhưng trong số ấy chúng em bắt
gặp một vài bạn để lại cho nhiều ấn tượng nhất: uyên - thích tham gia các
hoạt động nhưng khi chúng em lơ là thì uyên hay chọc bạn bên cạnh và
buột chúng em phải theo dõi, My - hay hát và bày các bạn trong lớp hát
lời lung tung cũng như nói chuyện trong lớp, Sơn – hay làm việc riêng và
không tham gia vào các hoạt động, – thích tham gia các hoạt động nhưng

bản thân Nhi tiếp thu khá chậm và hay mất tập trung… thời gian quá ít

19


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

cho việc thành lập và chọn thành viên nhóm nên nhóm chúng em quyết
định việc chòn thành viên sẽ vào tuần đầu tiên thực tập. Trong buổi đầu
tiên lên thực hành với lớp, chúng em chỉ tập trung quan sát lớp học, mối
tương tác giữa các bạn với nhau để có những hiểu biết, nhận định ban đầu
về từng bạn, đồng thời cũng cố gắng thiết lập với mối quan hệ với các
bạn, vì ngoài những bạn luôn tỏ ra hòa đồng ngay từ đầu như Bảo,Sơn,
My thì hầu hết các em đều rất khó gần, khó tiếp cận và luôn tỏ ra xa cách.
Sang buổi thứ 2, nhóm chúng em đã trao đổi với cô chủ nhiệm và xin
thông tin về từng bạn một, kết hợp với những gì quan sát và thu nhận
được từ tuần đầu, chúng em đã lựa chọn ra 7 bạn để thành lập nhóm thân
chủ của mình đó là:tố uyên , ngọc sơn, thảo my, yến nhi, thảo my, kim
bảo, diễm my. uyên hay mất tập trung, diễm my hay làm việc riêng hay
nhõng nhẽo ,sơn hay quạy phá các bạn , Bảo hay chọc phá bạn và nói
chuyện, hằng hầu như ít tương tác với các bạn, Nhi thì khá rụt rè, thảo my
hay làm việc riêng và vẽ bậy trong lớp…Tuy mỗi em có mỗi tính cách
khác nhau, nhưng điểm chung là các em cần được học, được dạy về các
kỹ năng trong cuộc sống, để có thể tự bảo vệ bản thân cũng như giúp đỡ
bố mẹ, để hòa đồng và biết yêu thương nhau hơn. Mặt khác, đây là lớp
học văn hóa nên việc học kỹ năng rất hạn chế . Do vậy, chúng em đã
thành lập nhóm với chức năng chính là giáo dục kỹ năng cho các em,
ngoài những kỹ năng các em được học trên lớp, để các em có thể tự lập và
đứng vững hơn, tương tác với nhau tốt hơn.


20


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

SƠ ĐỒ THỂ HIỆN SỰ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC THÀNH VIÊN
TRONG TUẦN ĐẦU TIÊN:
Tố uyên

Diễm my

Thảo my

Nhóm thực
tập

Ngọc sơn

Yến nhi

Thu hằng

Kim bảo

Chú thích:
: Tương tác mạnh
: Tương tác bình thường
: Tương tác lõng lẽo

GIAI ĐOẠN 2: NHÓM BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG

21


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

I. Giới thiệu các thành viên nhóm:
1. Hoàng Tố Uyên
- Ngày sinh: 13/06/2009
- Giới tính: nữ
- Sở thích: đi chơi với ba mẹ
- Ước mơ: Trở thành ca sĩ
- Sức khỏe: Tốt
- Nhu cầu: được đi học kĩ năng sống và muốn giúp đỡ bạn bè.
- Điểm mạnh: Tham gia tích cực các hoạt động, tiếp thu bài nhanh.
* Thông tin về gia đình:
- Họ và tên bố: hoàng văn ba
- Nghề nghiệp: kĩ sư
- Họ và tên mẹ: đặng thị quyên
- Nghề nghiệp:
2. Trần Ngọc Diễm My
- Ngày sinh: 28/11/2009
- Giới tính: Nữ
- Sở thích: vẽ tranh hay hát
- Ước mơ: chưa rõ
- Sức khỏe: Tốt
- Nhu cầu: tham gia các hoạt động trên lớp, tương tác mạnh hơn với bạn
bè. Muốn thầy cô dạy nhiều kĩ năng hơn

- Điểm mạnh: Nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động, tiếp thu tốt.
* Thông tin về gia đình:
- Họ và tên bố: trần ngọc đông
- Nghề nghiệp: kinh doanh
- Họ và tên mẹ: nguyễn thị quyên
- Nghề nghiệp: kinh doanh
3. Hồ Ngọc Sơn
- Ngày sinh: 07/07/2009
- Giới tính: Nam
- Sở thích: Chơi đá bóng, chơi đùa các bạn
- Ước mơ: Trở thành công an
- Sức khỏe: tốt
- Nhu cầu: Được học kỹ năng sống với thầy cô, điều chỉnh cảm xúc, cảm
thấy vui khi học cùng thầy cô
- Điểm mạnh: Được các bạn trong lớp thích, tiếp thu bài nhanh, sức khỏe
tốt

22


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

-

* Thông tin về gia đình:
Họ và tên bố: hồ ngọc hùng
Nghề nghiệp: sửa đồ
Họ và tên mẹ: nguyễn thị tuyết nhung
Nghề nghiệp: buôn bán


-

-

4. Nguyễn Văn Kim Bảo
Ngày sinh: 26/01/2008
Giới tính: Nam
Sở thích: đánh banh,xem hoạt hình
Ước mơ: trở thành nhà phát minh
Sức khỏe: tốt
Nhu cầu: Được học kỹ năng cùng thầy cô, tham gia tích cực các hoạt
động trong và ngoài lớp, được bạn bè và mọi người xung quanh yêu mến
Điểm mạnh: Tham gia tích cực các hoạt động.
* Thông tin về gia đình:
Họ và tên bố: nguyễn văn hà
Nghề nghiệp: Công nhân thủy điện
Họ và tên mẹ: đặng thị hương
Nghề nghiệp: nội trợ
5. Nguyễn Phương Thảo My
Ngày sinh: 10/05/2009
Giới tính: Nữ
Sở thích: Đi chơi ba mẹ ,xem hoạt hình
Ước mơ: trở thành một giáo viên
Sức khỏe: Tốt
Nhu cầu: Được học kỹ năng sống cùng thầy cô, tham gia các hoạt động
trong lớp học, được bạn bè yêu mến.
Điểm mạnh: Nhanh nhẹn, tiếp thu bài nhanh
* Thông tin về gia đình:
Họ và tên bố: nguyễn văn quốc

Nghề nghiệp: công nhân
Họ và tên mẹ: nguyễn thị phương thảo
Nghiề nghiệp: công nhân
6. Phan Nguyễn Yến Nhi
Ngày sinh: 02/09/2009

23


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

Giới tính: Nữ
Sở thích: Nhày dây, chơi búp bê
Ước mơ: Trở thành thầy cô
Sức khỏe: tốt
Nhu cầu: Được học kỹ năng sống cùng thầy cô, tham gia các hoạt động
tích cực, gần gũi hơn với các bạn trong lớp.
- Điểm mạnh: Khéo tay, tiếp thu bài nhanh
* Thông tin về gia đình:
- Họ và tên bố: phan anh hoành
- Nghề nghiệp: công nhân
- Họ và tên mẹ: Tăng thị thu doãn
- Nghề nghiệp: Buôn bán
7. Nguyễn Thị Thu Hằng
- Ngày sinh: 03/05/2009
- Giới tính: Nữ
- Sở thích: Chơi búp bê, ăn đồ ngon
- Ước mơ: Trở thành đầu bếp
- Sức khỏe: Tốt

- Nhu cầu: Được học kỹ năng sống, tham gia các hoạt động với các trong
lớp, được bạn bè yêu quý hơn
- Điểm mạnh: Tiếp thu bài nhanh, hiểu rõ bài.
* Thông tin về gia đình:
- Họ và tên bố: Nguyễn minh hòa
- Nghề nghiệp: Buôn bán
- Họ và tên mẹ: pPhan thị hải dương
- Nghề nghiệp: Nội trợ
-

II. Xây dựng mục tiêu nhóm:
100% học sinh có kỹ năng tương tác xã hội tốt như: mạnh dạn trong
giao tiếp, tự tin, năng động, tích cực tham gia trong các hoạt động của lớp,
trường và bên ngoài cộng đồng.
90% học sinh hình thành các thói quen và đạo đức tốt trong sinh
hoạt hằng ngày tại trường, nhà cũng như ngoài xã hội.
100% học sinh nắm được các thông tin cơ bản về bản thân, gia
đình, số điện thoại khi liên lạc, các số điện thoại đường dây nóng để hỗ
trợ khi cần thiết.
100% học sinh được trang bị kỹ năng tự nhận biết bản thân và cách
xử lý tình huống khi gặp vấn đề bản thân.

24


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM – MÔN: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG HỌC

100% học sinh tương tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
90% học sinh tư tin đứng trược đám đông giới thiệu bản thân, cũng

như tham gia các hoạt đông sinh hoạt.
90% học sinh được giải quyết các nhu cầu cơ bản, cũng như cách
giải quyết mâu thuẫn của mình với các bạn trong lớp
80% trẻ có sự tập trung, chú ý cao trong các hoạt động tập thể.
III.

Bảng kế hoạch cụ thể
Tuần 1: làm quen và thiết lập mối quan hệ

Mục tiêu cụ thể trong tuần:
- Làm quen, tạo mối quan hệ gắn kết với trẻ,
- Nắm bắt đặc điểm lớp, những thông tin cần ( số lượng, đặc thù của lớp.
)
- Tạo bầu không khí tốt để tiếp cận các em . Thông qua trò chơi, rèn
luyện kĩ năng, tập hát …
Tạo nền tảng dạy kĩ năng.
- dạy cho các em một số kỹ năng đơn giản, như giới thiệu bản thân, nói
lên sở thích, và ước mơ của mình trước lớp.
- xây dựng kế hoạch cho tuần thứ 2

25

STT

Thời
gian

1

Ngày 3010-2017.

Từ
15h4016h20

Hoạt động cụ thể
- Hđ1: Làm quen với lớp, và
giới thiệu về bản thân
trước lớp.
- Hđ 2: Tổ chức trò chơi (sờ
nhau đi). Nhằm tạo không
khí vui vẻ để tạo sự tương
tác giữa giáo viên và học
sinh.
- Hđ 3: Các em viết giấy, nói
về tên tuổi, điểm mạnh
điểm yếu, sở thích, và nói
lên mong muốn của mình.
Nhằm mục đích để hiểu và
biết được tình trạng và mặt

Người
thực hiện
Cả nhóm

Ngân sơn

Nhóm
phát giấy
cho học
sinh



×