Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư và cho biết ý kiến của mình về sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư này đối với hiệu quả đầu tư.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.02 KB, 11 trang )

Đề bài số 08: Phân tích nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư và cho
biết ý kiến của mình về sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư này đối
với hiệu quả đầu tư.
MỞ ĐẦU
Để tạo sự tin cậy trong kinh doanh đối với các nhà đầu tư không phân biệt trong
và ngoài nước, pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng có những quy định đảm bảo
những điều kiện an toàn về môi trường pháp lý nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Ngay từ khi mới ra đời các quy định bảo
đảm đầu tư đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật về đầu
tư. Việc quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả đầu tư của nước ta, thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển.

NỘI DUNG
I.

Khái niệm về các biện pháp bảo đảm đầu tư
Luật Đầu tư 2014 không đưa ra định nghĩa về biện pháp bảo đảm đầu tư. Tuy

nhiên khi nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo đảm đầu tư
được hiểu là những biện pháp được thể hiện trong những quy định của pháp luật nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt
động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những
cam kết từ phía nhà ước tiếp nhận đầu tư với các chủ thể đầu tư về trách nhiệm của
nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của các nhà đầu tư.
Các biện pháp bảo đảm đầu tư được coi một nội dung quan trọng mang tính
chất đãi ngộ tối huệ quốc được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư 2014. Đây cũng
chính là những điều kiện hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm trước khi đưa ra quyết
định đầu tư đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế có thể coi các biện pháp
bảo đảm đầu tư là những chính sách pháp luật của nhà nước cam kết giúp cho các nhà
đầu tư yên tâm tham gia đầu tư vì lợi ích của mình được đảm bảo.
II.


Các biện pháp bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư 2014
1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư
1


Bất kỳ nhà đầu tư nào khi đầu tư vào một quốc gia điều đầu tiên họ quan tâm là
khối tài sản mình đầu tư vào có luôn thuộc sở hữu về mình hay không. Nắm bắt được
tâm lý này của nhà đầu tư, điều 9 Luật Đầu tư 2014 có quy định về bảo đảm quyền sở
hữu tài sản như sau:
“1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng
biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh
hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư
được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài
sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Bảo đảm quyền sở hữu tài sản trong đầu tư kinh doanh là một chế định của
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu tài sản, quyền sở hữu là
quyền sở hữu là quyền dân sự cụ thể về tài sản nhất định của chủ sở hữu. Giống như
mọi ngành nghề khác, trong đầu tư kinh doanh, quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư
cũng được nhà nước đảm bảo. Khi đầu tư, nhà đầu tư luôn có một khối tài sản hợp
pháp và khối tài sản này theo quy định của pháp luật sẽ không bị quốc hữu hóa hay bị
tịch thụ bằng biện pháp hành chính. Quốc hữu hóa được hiểu là việc đưa các tài sản từ
sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước. Mục đích chủ yếu của chế định này là nhằm
tạo sự tin tưởng để các nhà đầu tư có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư. Việc quy định bảo
đảm quyền sở hữu tài sản trong hệ thống pháp luật về đầu tư vừa phù hợp với thông lệ
quốc tế đồng thời cũng tuân thủ được nguyên tắc quy định trong Hiến pháp 2013. Có
thể thấy quy định này của pháp luật đã tạo nên lòng tin ban đầu cho các nhà đầu tư khi
nhà nước quy định đảm bảo quyền sở hữu tài sản như một lời cam kết chắc chắn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, trong một số trường hợp cần thiết vì lý do an, ninh,
quốc phòng hay vì lợi ích quốc gia, Nhà nước sẽ trưng mua trưng dụng tài sản của nhà

đầu tư. Lúc này, nhà đầu tư sẽ nhận được sự thanh toán hoặc đền bù của nhà nước theo
các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản hay theo luật liên quan
khác. Từ quy định trên có thể thấy được sự bảo đảm tuyệt đối quyền sở hữu tài sản của
nhà nước đối với các nhà đầu tư, không để lợi ích của các nhà đầu tư bị xâm hại.
Biện pháp này có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư mà
không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào, được áp dụng đối với
2


tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, không
phân biệt đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài.
2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Khoản 1 điều 10 Luật Đầu tư 2014 có quy định về biện pháp bảo đảm hoạt
động đầu tư kinh doanh như sau:
“Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị,
loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng
hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu
nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát
triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Để đảm bảo cho các nhà đầu tư được tự do thực hiện hoạt động đầu tư của mình
nhà nước đã có quy định cho phép các nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện hay không

thực hiện những hoạt động trên. Điều này vừa đảm bảo quyền tự do trong hoạt động
kinh doanh của các nhà đầu tư vừa là một cách để nhà nước tạo nên hành lang pháp lý
thông thoáng, dễ dàng cho các nhà đầu tư thực hiện theo như những gì mình mong
muốn. Nếu như trước đây, các hoạt động đầu tư còn mang nặng tính chất thủ tục với
những quy định còn cứng ngắc, áp đặt các nhà đầu tư vì thế đầu tư ở nước ta bấy giờ
chưa được phát triển. Tuy nhiên, sau khi nhận thức được những mặt hạn chế và yếu
kém đó, nhà nước ta hiện nay đã có những chính sách, quy định pháp luật gợi mở, linh
hoạt hơn để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong và ngoài
nước phát triển mạnh mẽ. Do đó, quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
trong Luật Đầu tư 2014 đã bảo vệ được quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư,
3


không gắn hoạt động đầu tư với bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về thương mại, phù
hợp với tập quán thương mại quốc tế.
3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Mục đích của hoạt động đầu tư chủ yếu là nhằm thu lợi nhuận. Để tạo sự an
toàn về mặt pháp lý đối với những tài sản đặc biệt là vốn của nhà đầu tư, điều 11 Luật
Đầu tư 2014 đã có quy định về bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư ra nước
ngoài như sau:
“Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy
định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau
đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”
Từ quy định trên của pháp luật có thể thấy điều kiện đầu tiên để nhà đầu tư
nước ngoài được chuyển tài sản sang nước ngoài đó chính là phải thực hiện nghĩa vụ
tài chính của nhà đầu tư đó tại Việt Nam trước khi chuyển tài sản. Nhà đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam bắt buộc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình. Nếu
không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp
luật, nhà đầu tư sẽ không được phép chuyển tài sản của mình ra nước ngoài.
Trước đây, theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996
(sửa đổi năm 2000), việc chuyển đổi lợi nhuận ra nước ngoài của các nhà đầu tư vấn
được tiến hành, tuy nhiên, khi thực hiện chuyển lợi nhuận các nhà đầu tư đều phải nộp
một khoản thuế gọi là thuế chuyển lợi nhuận. Điều này đã tạo ra việc đánh thuế trùng
đối với một đối tượng chịu thuế, gây bất lợi cho các nhà đầu tư khi họ đã phải nộp thuế
thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhận thức được mặt hạn chế
này, Luật Đầu tư 2005 đã có sự thay đổi chính sách pháp luật và Luật Đầu tư 2014 đã
kế thừa Luật 2005 khi không quy định các nhà đầu tư phải nộp thuế chuyển lợi nhuận.
Điều này đã tạo nên một môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng, thuận lợi cho
việc đầu tư diễn ra một cách dễ dàng. Có thể thấy, nguyên tắc này đã góp phần không
nhỏ trong việc bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài đối với
4


những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Bằng sự đảm bảo này, nhà đầu tư nước
ngoài có thể tự do trong việc dịch chuyển tài sản hợp pháp của mình mà không gặp
những trở ngại tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh những mặt tích cực mà nhà đầu tư được nhận, thực tế vẫn còn tồn tại
những bất cập xảy ra. Mặc dù cho phép các nhà đầu tư tự do chuyển tài sản của mình
ra nước ngoài tuy nhiên việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tự
do chuyển tiền ra khỏi biên giới, lãnh thổ quốc gia nếu không có sự kiểm soát, nguyên
tắc này có thể bị lạm dụng để chuyển những khoản tiền không hợp pháp ra nước ngoài,
vượt qua sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước dưới hình thức lợi nhuận hoạt
động đầu tư. Vì thế, điều này đòi hỏi nhà nước ta cần phải có cơ chế quản lý chặt chẽ,
xác minh rõ ràng các khoản tiền mà nhà đầu tư chuyển ra nước ngoài để từ đó bảo vệ
môi trường đầu tư lành mạnh và phát triển hơn.
4. Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng


Bảo lãnh của Chính phủ đối với các dự án theo điều 12 Luật Đầu tư 2014 được
hiểu là việc Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp
đồng của cơ quan có thẩm quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác. Đây là một biện pháp bảo đảm hoàn toàn
mới so với các biện pháp bảo đảm trước đây được quy định trong Luật Đầu tư. Tuy
nhiên không phải mọi dự án đầu tư được áp dụng biện pháp bảo lãnh đầu tư của Chính
phủ. Bảo lãnh của Chính phủ chỉ được áp dụng đối với những dự án đầu tư trọng
điểm, thuộc diện triển khai cấp bách trong mọi lĩnh vực.
Bảo lãnh của Chính phủ được quy định chi tiết trong Nghị định số 04/2017/NĐChính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ. Theo đó nghị định quy định rõ điều
kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với chương trình, dự án đầu tư tại điều 34.
Ngoài ra, nghị định còn quy định mức bảo lãnh chính phủ đối với từng chương trình,
dự án cụ thể theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Cụ thể, đối với dự án được Quốc
hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc dự án thuộc diện phải triển khai cấp
bách, mức bảo lãnh là trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 70%
tổng mức đầu tư theo quyết định đầu tư. Đối với dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ
5


2.300 tỷ đồng trở lên, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, mức
bảo lãnh là trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 60% tổng mức
đầu tư theo quyết định đầu tư. Đối với dự án khác, mức bảo lãnh là trị giá gốc của
khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 50% tổng mức đầu tư theo quyết định đầu
tư.
Có thể thấy, việc quy định biện pháp bảo lãnh của Chính phủ chính là một
thành công của pháp luật nước ta khi tạo dựng được sự tin tưởng đối với các nhà đầu
tư khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam, đồng thời biện pháp này cũng làm tăng trách
nhiệm của cơ quan nhà nước đối với các dự án đầu tư có tính chất quan trọng của đất
nước.

5. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Xuất phát từ một thực tế, hệ thông pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về
đầu tư, luôn phải thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
thời kỳ. Sự thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến đến quyền lợi của các nhà đầu tư, vì thế
để đảm bảo quyền và lơi ích hợp pháp của các nhà đầu tư thì việc bảo đảm đầu tư kinh
doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật là hết sức cần thiết. Nhận thức được điều
này trong các đạo luật về đầu tư của Việt Nam từ Luật Đầu tư nước ngoài năm 1992
sửa đổi, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000,
Luật Đầu tư 2005 cho đến nay là Luật Đầu tư 2014 đều có quy định biện pháp bảo
đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách, cụ thể là điều 13 Luật Đầu
tư 2014.
Theo tinh thần của Điều 13 Luật Đầu tư 2014, trong mọi trường hợp, nếu có sự
thay đổi của chính sách hay pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan trực tiếp đến
quyền lợi của các nhà đầu tư thì nguyên tắc duy nhất được thực hiện là cam kết đảm
bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Đối với trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng, nhà đầu tư sẽ được hưởng
ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn
lại của dự án. Ngược lại, đối với trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy
định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà
6


đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng
ưu đãi còn lại của dự án. Tuy nhiên cần lưu ý, trường hợp ban hành quy định ưu đãi
thấp hơn ưu đãi nhà đầu tư được hưởng trước đó sẽ không được áp dụng khi thay đổi
quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy

định trên thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: khấu
trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; điều chỉnh mục tiêu hoạt
động của dự án đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư khi xem xét giải quyết theo quy định tại
Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong
thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
Như vậy, có thể thấy trong mọi trường hợp có thể thay đổi về chính sách hoặc
quy định pháp luật từ phía Nhà nước thì quyền lợi tối đa của các nhà đầu tư đều được
đảm bảo. Về phần mình, nhà nước nhận về một số bất lợi và giành cho các nhà đầu tư
quyền chủ động lựa chọn cách giải quyết sao cho thỏa đáng với nguyện vọng và quyền
lợi hợp pháp của họ. Điều này đã thể hiện được nét thiện chí và mong muốn của nhà
nước ta đối với việc khuyển khích và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
6. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, tranh chấp là điều không mong muốn
nhưng cũng khó tránh khỏi. Vì vậy, nếu không có cơ chế giải quyết tranh chấp một
cách hiệu quả thì sẽ không thể thu hút các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn tiến hành hoạt
động đầu tư của mình.Nhận thấy được sự cần thiết này, tại điều Luật Đầu tư 2014 đã
có quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Theo đó, tùy
vào từng tính chất của vụ việc tranh chấp mà các bên có thể lựa chọn cơ chế giải quyết
tranh chấp của mình sao cho hợp lý nhất. Cụ thể những trường hợp này như sau:
Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải
quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải
được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các
khoản 2, 3 và 4 điều Luật Đầu tư 2014.
7


Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều Luật Đầu tư 2014.
Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước
ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2014 được
giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: Tòa án Việt Nam,
trọng tài Việt Nam, trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế, trọng tài do các bên tranh
chấp thỏa thuận thành lập.
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết
thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác.
Từ quy định trên của pháp luật có thể thấy đối với các cơ chế được lựa chọn để
giải quyết tranh chấp cho các nhà đầu tư đó là thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa
án. Hòa giải luôn là bước đi ban đầu cho việc giải quyết tranh chấp được nhà nước quy
định có tính chất bắt buộc. Nếu hòa giải thành công, giải quyết được tranh chấp thì các
bên sẽ đỡ tốn kém, không gây ra những ảnh hưởng xấu đến quan hệ sau này đồng thời
góp phần tạo ra môi trường đầu tư tốt. Trong trường hợp không hòa giải được với nhau
thì các bên có thể lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận một trong các hình thức giải quyết
tranh chấp là trọng tài hoặc tòa án. Theo đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong
hợp đồng được kí giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước
ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì tranh chấp giữa các
nhà đầu tư với cơ quan nhà nước Việt Nam sẽ được giải quyết tại cơ quan trọng tài
hoặc tòa án Việt Nam. Nếu các bên đã thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thì tòa án sẽ không thụ lý các tranh chấp đó. Ngoài ra, tranh
chấp đầu tư có yếu tố nước ngoài thì sự lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp còn được mở rộng hơn với tòa án và trọng tài quốc tế. Có thể nói, đây là
một bảo đảm pháp lý vừa giúp các nhà đầu tư yên tâm về quyền lợi thiết thực của
8



mình, đồng thời đảm bảo khi xảy ra tranh chấp các nhà đầu tư sẽ được xét xử công
bằng và hợp lý, từ đó tạo nên được môi trường đầu tư lành mạnh, hiệu quả.
III.

Sự ảnh hưởng của biện pháp bảo đảm đầu tư đối với hiệu quả đầu tư
Xuất phát từ ý nghĩa về tầm quan trọng của các biện pháp đảm bảo đầu tư mà

các biện pháp này có sức ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ta.
Trước hết, các biện pháp bảo đảm đầu tư đã tạo nên sự tin tưởng cho các nhà
đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Đặc trưng của hoạt động
đầu tư kinh doanh là khả năng chịu rủi ro lớn. Do đó khi tiến hành hoạt động đầu tư
các nhà đầu tư thường chú trọng tới việc lựa chọn các biện pháp để giảm tỷ lệ rủi ro
trong kinh doanh xuống nhiều nhất có thể. Những rủi ro này có thể được giảm bớt
bằng chính bản thân các nhà đầu tư đặt ra và thực hiện bằng những biện pháp bảo đảm
riêng cho mình. Ngoài ra những khả năng rủi ro đó cũng có thể được cam kết giảm bớt
hoặc ngăn chặn không cho xảy ra bởi chính nhà nước tiếp nhận đầu tư. Những biện
pháp bảo đảm trong Luật Đầu tư 2014 nước ta đã bảo vệ tối đa quyền lợi của các nhà
đầu tư như quy định về vốn, tài sản không bị quốc hữu hóa,… Chính sự điều tiết của
nhà nước được thể hiện trong các quy định của pháp luật về đầu tư đã tạo nên một
hành lang pháp lý bảo đảm cho các nhà đầu tư một môi trường đầu tư an toàn, bước
đầu tạo được thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án của mình dễ dàng.
Thêm vào đó, các biện pháp bảo đảm còn góp phần tăng sự thu hút đầu tư trong
và ngoài nước từ đó hiệu quả đầu tư được nâng cao. Hiện nay trên thế giới FDI đang
diễn ra sôi động đi kèm với nó là sự cạnh tranh gay gắt về vốn, công nghệ, kỹ thuật,
môi trường đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn có sự chọn lọc khi chỉ đầu tư vào
những quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi an toàn và đem lại lợi nhuận
kinh tế cao. Ở môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu thiết
yếu hàng đầu của các nhà đầu tư là hành lang pháp lý thông thoáng, các ưu đãi khuyến

khích đầu tư hấp dẫn. Việc quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư không những giúp
các nhà đầu tư có mọi quyền lợi hợp pháp mà còn tạo mọi điều kiện, ưu đãi cần thiết
trong quá trình đầu tư. Có thể nêu ra những số liệu cho thấy tình hình đầu tư nước
ngoài vào tháng 7/2017 như sau: các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành
trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến,
9


chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 59% tổng vốn đầu tư. Tính đến tháng 7/2017 đã
tăng lên 122 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam so với năm 2016 (95
quốc gia đầu tư). Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả
nước, trong khi đó năm 2016 chỉ có 56 tỉnh thành phố được các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào1. Từ những số liệu trên có thể một lần nữa khẳng định những biện pháp bảo
đảm đầu tư góp phần tăng thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hơn nữa, bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư, các biện pháp bảo đảm còn tạo nên
môi trường đầu tư bình ổn, tích cực, thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư. Môi trường
đầu tư bình ổn sẽ là lời mời gọi hấp dẫn với các nhà đầu tư từ đó hiệu quả đầu tư sẽ
tăng cao. Xu hướng quốc tế hóa về đầu tư đã tạo ra những luồng đầu tư không chỉ giới
hạn trong khuôn khổ biên giới một quốc gia, các nhà đầu tư đã thực hiện những dự án
đầu tư ở nhiều quốc gia khác nhau. Do vậy có thể thấy khi có sự ổn định trong các quy
định về các biện pháp bảo đảm đầu tư nước ta thì các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm
đầu tư trong môi trường đầu tư không có sự xáo trộn. Vì thế các biện pháp bảo đảm
đầu tư tốt sẽ nâng cao được sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ta.
Cuối cùng, các biện pháp bảo đảm của nhà nước đối với các nhà đầu tư đã xóa
đi được sự phân biệt chính sách ưu đãi. Từ đó hình thành một môi trường đầu tư bình
đẳng để các nhà đầu tư cùng cạnh tranh công bằng, tự do, nâng cao hiệu quả đầu tư
của nước ta.

KẾT LUẬN
Tóm lại, việc quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư trong Luật Đầu tư 2014

đã thể hiện được thái độ cam kết, tích cực của nhà nước với các nhà đầu tư. Với quá
trình hội nhập ngày một sâu rộng như hiện nay, các biện pháp bảo đảm đầu tư sẽ còn
được nhà nước tiếp tục nâng cao và phát triển hơn nữa. Có thể khẳng định rằng, sáu
biện pháp bảo đảm đầu tư trong Luật Đầu tư 2014 đã thể hiện được sự nỗ lực và cố
gắng của nhà nước ta trong việc tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu
1 Số liệu được lấy từ trang web của Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và đầu tư:

để so sánh tình
hình đầu tư nước ngoài năm 2016 và năm 2017

10


tư thực hiện hoạt động của mình. Ngoài ra, đó còn là yếu tố quan trọng góp phần vào
quá trình thúc đẩy đất nước ngày một phát triển mạnh sẽ và thịnh vượng hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đầu tư 2014
2. Luật Đầu tư 2005
3. Nghị định số 04/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cấp và quản lý bảo

lãnh Chính phủ ngày 16 tháng 01 năm 2017
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đầu tư, NXB. Công an nhân dân,

Hà Nội, 2007.
5. moj.gov.vn
6. />7. />
11




×