Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Đánh giá về tình hình sử dụng các biểu tượng quốc gia của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.05 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài Tiểu luận về đề tài: “Đánh giá về tình hình sử
dụng các biểu tượng quốc gia của Việt Nam” . Tôi xin chân thành cảm ơn các
Thầy, Cô giáo bộ môn “ Nghi thức Nhà nước” Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
đã giảng dạy và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Ths. Đinh Thị Hải Yến, là
giảng viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chu đáo, tận tình giúp tôi hoàn
thành bài Tiểu luận này.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện tốt đề tài một cách hoàn chỉnh và hiệu
quả nhất. Xong do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu về đề tài này
cũng như hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức không thể tránh khỏi những thiếu
xót mà bản thân chưa thấy được . Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý
Thầy, Cô giáo cũng như bạn đọc để bài Tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và Các nội
dung nghiên cứu và kết quả này là trung thực.
Và trong quá trình nghiên cứu có tham khảo và sử dụng một số nội
dung , nhận xét, đánh giá của các tác giả và cơ quan tổ chức khác đều có ghi
nguồn gốc,chú thích rõ ràng.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào trong quá trình nghiên cứu tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm .


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , chúng ta đang
mải mê đi xây dựng và phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa… mà đôi khi có
nhiều người quên đi và không biết đến nguồn gốc lịch sử , các biểu tượng Quốc
gia, các yếu tố cấu thành nên Quốc thể nó là gì? nó như thế nào? và nó xuất hiện
phát triển ra làm sao? Bác Hồ đã nói “ dân ta phải biết sử ta, cho tường tích gốc
nước nhà Việt Nam”, cho nên việc tìm hiểu lịch sử dân tộc nói chung và “tìm
hiểu lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam” nói riêng là hết sức quan trọng
đối với mỗi công dân đất Việt , đặc biệt là những thế hệ trẻ, những chủ nhân
tương lai của đất nước. Hơn thế nữa, không chỉ biết về lịch sử Nước nhà mà còn
phải trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng hơn về thế giới bên ngoài như
việc “giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới”.
Vậy thì chủ đề này sẽ giúp chúng ta đi sâu và hiểu rõ hơn về việc “Đánh giá
việc sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam “
2. Lịch sử nghiên cứu.
Về lịch sử Việt Nam thì có rất nhiều những nhà nghiên cứu quan tâm và
khai thác. Nhưg “Đánh giá việc sử dụng các biểu tượng quốc gia Việt Nam”
nhìn chung chưa có nhiều nghiên cứu. Đa số là các bài viết, đề tài trên các tạp
chí chuyên ngành, hội thảo liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản áp dụng quy phạm pháp luật như:
- Điều lệ số 973-Ttg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956 về việc
dùng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu, Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Hướng dẫn 3420/ HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 về việc sử dụng
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
- “Vài suy nghĩ về giọng nói và biểu tượng quốc gia” của tác giả Xuân Dương
(2014)
- “Giáo trình môn Nghi thức nhà nước” (NXB THỐNG KÊ 2001) của TS. Lưu
Kiếm Thanh
- “Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới” (NXB CHÍNH TRỊ QUỐC

GIA) của TS. Nguyễn Minh Tuấn
4


- “Môn nghi thức nhà nước – Ngữ văn” (Thư viện giáo án điện tử) của Đinh Thùy
Dương
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam và giới thiệu biểu tượng quốc
gia của 5 nước cụ thể trên thế giới: Nhật Bản, Lào, Hoa Kỳ, Đức và Australia

3.2.

Phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài trong phạm vi quốc gia Việt Nam và giới thiệu sơ qua
về biểu tượng của 5 Quốc gia: Lào, Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ và Australia
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.

Mục đích
Mỗi công dân đất nước Việt Nam cần hiểu rõ hơn về lịch sử nước nhà
trong đó có lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam. Tìm hiểu, nghiên cứu lịch
sử nước nhà không chỉ để biết mà còn có giá trị tri thức, khoa học, bảo lưu
truyền lại cho con cháu. Lịch sử là những bài học tổng kết từ thực tiễn, không tự
dưng mà có và không có một quốc gia nào lại không có lịch sử. Do đó, biết lịch
sử nước nhà cũng là cách thể hiện lòng yêu nước, biết “tường gốc tích” là thể
hiện trách nhiệm cao với tổ tiên, với nòi giống, với quốc gia.

Ngoài ra nghiên cứu đề tài còn cung cấp tài liệu , cơ sở cho bạn đọc có thể
tiếp cận dễ dàng hơn, tạo ra cái sự phong phú về số lượng nhưng vẫn giữ được
tính hiệu quả và tính chính xác.

4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Là một người con của dân tộc, là một sinh viên ngành quản trị Văn
Phòng Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội cần phải có khối kiến thức đủ, hoàn
thành chương trình giáo dục về “Nghi thức nhà nước” nói chung và lịch sử biểu
tượng của quốc gia nói riêng, chúng ta cần phải nghiên cứu đề tài để hiểu rõ hơn
về biểu tượng của dân tộc cũng như cần phải tiếp thu và hiểu rộng hơn nữa đối
với văn hóa, biểu tượng của các nước khác trên thế giới. Hơn nữa chúng ta
nghiên cứu đề tài không những để hoàn thành trong chương trình giáo dục,
không những để mình chúng ta biết rõ mà còn để mọi người trên đất nước đều
5


có thể biết về lịch sử biểu tượng quốc gia, nét truyền thống của dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã được sử dụng khá là nhiều phương
pháp để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp
điều tra, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lí thông
tin và sử dụng một số tài liệu để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Đi đôi với chiều dài lịch sử, thì các biểu tượng của quốc gia Việt Nam nói
chung và các Nước khác nói riêng là một phần trong lịch sử của mỗi đất nước.
Nhưng đến hiện nay thì nguồn tài liệu về vấn đề này chưa được nhiều các tác giả
đi sâu, tuy là vẫn có những nhà nghiên cứu đi trước nhưng chưa làm đa dạng
nguồn tài liệu về vấn đè này. Có lẽ một phần do trong tính lịch sử của Dân tộc

mỗi quốc gia có rất nhiều nội dung, mà họ chưa thể đi nghiên cứu tới vấn đề
này. Hay có thể một phần nhỏ trong lịch sử của mỗi quốc gia chưa có sự nghiên
cứu chính xác, chưa thể đưa ra được những tài liệu, kết quả cuối cùng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu về vấn đề trọng tâm
và các vấn đề có liên quan. Giúp cho mọi người, bạn đọc và bản thân người
nghiên cứu đề tài nắm bắt và hiểu rõ hơn về yêu cầu, nội dung của đề tài nghiên
cứu. Bỏ túi được một phần hệ thống kiến thức, tính học hỏi, tiếp thu những
nguồn tri thức phong phú trong lịch sử.
8. Cấu trúc của đề tài
Chương 1 Lịch sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam
Chương 2. Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế
giới
Chương 3. Đánh giá việc sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay

CHƯƠNG 1.
LỊCH SỬ VỀ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
6


1.1. Khái niệm
Biểu tượng quốc gia là các biểu trưng, hình ảnh, thể vật tượng trưng , đại
diện cho một quốc gia.
Ngoài ra nó còn được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng.
Những loại hình cơ bản của biểu tượng quốc gia gồm : Quốc hiệu, Quốc kì,
Quốc ca, Quốc huy. Và các biểu tượng không chính thức khác như: Quốc phục,
Quốc hoa, Quốc thú, Quốc thụ.
+ Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một quốc gia.
+ Quốc kì là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia, những
công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan nhà nước , chính

phủ thường treo quốc kỳ. ở một số nước quốc kỳ chỉ được treo ở những công
trình phi quân sự vào những ngày cụ thể. Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử
dụng trên đất liền và ba loại sử dụng trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùng
một kiểu thiết kế cho vài ( đôi khi tất cả) các loại cờ.
+ Quốc ca là một bài hát chính thức, ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử
truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó được dúng trong các nghi lễ
trang trọng.
+ Quốc huy là một trong những biểu tượng của quốc gia, bên cạnh Quốc
kì , Quốc ca và Quốc hiệu. là một biểu hiện chế độ hình ảnh đặc trưng của quốc
gia đó. Quốc huy thường được sử dụng trên các ấn phẩm quốc gia như : tiền tệ,
hộ chiếu, giấy tờ…
1.2. Đặc điểm
+ Không thể thiếu được quốc gia , dân tộc.
+ Mang đặc điểm riêng biệt của quốc gia dân tộc.
+ Thể hiện được chủ quyền của các quốc gia.
+ Cấu thành nên quốc thể.
+ Là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế và là biểu
hiện tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ chức.
+ Là biểu trưng đặc trưng của mỗi quốc gia, thể hiện tinh thần tự tôn dân
tộc và bẳn sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia.
7


+ Là sự kết tinh các giá trị văn hóa, xã hội và chính trị của một quốc gia
được khái quát hóa thông qua các phương tiện như : âm nhạc , hội họa hay ngôn
ngữ.
1.3 Lịch sử hình thành biểu tượng quốc gia
1.3.1 Quốc kỳ
a. Sự ra đời của Quốc kỳ Việt Nam:
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ

1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất.
Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi
nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23-11-1940). Tác giả sáng
tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là
đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5-3-1901 tại Hà Nam. Tâm
huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa
rõ nét trong bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Tháng 5-1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí
Minh chủ trì hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ
chức Việt Nam độc Lập đồng minh - đoạn mở đầu chương trình
Việt Minh ghi rõ: "Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập
nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ". Đây là văn bản đầu
tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ
sao vàng.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội
khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã
ghi vào Hiến pháp: "Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa hình
chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa
8


có ngôi sao vàng năm cánh".

Sau ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải
phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24-6 đến 37-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà
Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó công
nhận Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
b. Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng :
Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu
truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh
sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh
cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh - đó là hồn nước, là niềm tự
hào, là biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc
dân tộc Việt Nam.
c. Quốc kỳ Việt Nam qua các thời kỳ:
• Long Tinh Kỳ (1802-1885) : Quốc Kỳ nguyên thủy của
triều đình Nhà Nguyễn
Đối chiếu với các tài liệu được tham
khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong thời nhà
Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là
“Long Tinh Kỳ”. (Ghi chú cho tuổi trẻ Việt
Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ. Long là Rồng,
biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh
dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại
dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà
cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương
Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm
Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng
Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới).
9



10


• Đại Nam Quốc Kỳ (1885-1890)
Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều
đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu
của người Tây phương.
• Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng
Pháp 1890 – 1920
Nền vàng.
Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam
Trung bất khả phân.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là
“Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu
tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và
thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng
quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia
để trị” của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc
địa,

Trung

Bắc

kỳ

bảo


hộ.

- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền
đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền
tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn
tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền
bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh
danh là cờ “Quốc Gia”. Như vậy, từ ngữ “quốc gia” có từ cuối
thế kỷ 19, đối nghịch với “thuộc địa”, chớ không chỉ mới có vào
bán thế kỷ 20 khi từ ngữ “cộng sản” xuất hiện.
11


• Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa
Pháp
Long Tinh Kỳ (1920 – 10 Mar, 1945). Nền
vàng. Một sọc đỏ lớn. Biểu tượng cho Bắc và
Trung kỳ mà thôi.
10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp
Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ “Long Tinh”, vì
nó biến thể từ Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm
đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng có hình chữ nhật tương tự như
quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được kéo dài ra thành
sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu
cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền
bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại
trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm

1925. Sau khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua
Bảo Đại trao hết quyền cho “Hội Đồng Phụ Chính” với sự chỉ đạo
của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến
1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ Long Tinh vẫn được tiếp tục
dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ chỉ còn
thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của
Pháp.
• Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (miền Nam thuộc địa Pháp)
Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (1923 – Mar 10, 1945)
Nền vàng
Cờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.
10-3-45: Nhật đảo chính Pháp
Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính
Pháp tại Đông Dương.

12


• Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương, 11
tháng 3, 1945 – Aug 1945
Long Tinh Đế Kỳ (11 Mar – 30 Aug, 1945) Nền vàng, Sọc đỏ
bằng 1/3 cờ. 11-3-45: Bảo Đại tuyên bố VN độc
lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ 30-8-45: Bảo
Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.
Một ngày sau khi Nhật đảo chánh Pháp,
vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào ngày 11-3-45, tuyên bố hủy
bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, Việt Nam thống
nhất và độc lập, theo chế độ Quân Chủ tân thời như một số
quốc gia Tây Phương, và ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim
thành lập chính phủ. Sau đó, vua Bảo Đại phân định cho Long

Tinh Kỳ trở lại cương vị của Đế Kỳ, chỉ treo nơi Hoàng Thành
Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du. Long Tinh Đế Kỳ
cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ trong thời Pháp bảo hộ,
nhưng nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều
cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng
Kim.
• Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm
Đông Dương
Cờ Quẻ Ly thời Nhật (11 Mar – 5 Sep,
1945)
Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi
giống hình Quẻ Ly Quốc kỳ chính thức thời
Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ
Để biểu trưng cho Quốc Gia trong chế độ Quân Chủ, Bảo
Đại ký sắc lệnh chấp thuận đề nghị của Thủ Tướng Trần Trọng
Kim, lấy lại quốc hiệu Việt Nam mà nhà Thanh đã chấp thuận
trong thời vua Gia Long, và sáng tạo ra một quốc kỳ mới. Đó là
lá cờ có nền vàng tương tự như Long Tinh Đế Kỳ nhưng vạch đỏ
13


được chia làm ba vạch nhỏ bằng nhau, riêng vạch giữa thì đứt
khoảng, tương tự như quẻ Ly, một quẻ trong bát Quái.
• Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời
“Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”
Cờ Mặt Trận Việt Minh (5 Sep, 1945 – 20
Dec, 1946) Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi
cong.
5-9-45: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ
Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.

20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp. Cờ
Việt Minh tạm mất tư thế Quốc Kỳ.
- Trong suốt năm 1946, quân đội Pháp càng ngày càng
chiếm ưu thế trên các cuộc đụng độ với quân đội Việt Minh. Đến
20-12-46, Pháp chiếm được Bắc Bộ Phủ, Hồ Chí Minh tuyên bố
rút vào bưng kháng chiến. Dần dần, Pháp chiếm đóng và kiểm
soát các thành phố, quận lỵ, và các làng xã đông dân; còn Việt
Minh thì đồn trú tại các vùng quê, rừng núi hẻo lánh. Như vậy,
Cờ Đỏ Việt Minh bị xem như tạm thời mất tư thế “quốc kỳ” kể từ
ngày 20-12-46 là ngày Pháp chiếm Bắc Bộ Phủ cho đến ngày
20-7-1954 là ngày đất nước chia đôi và Việt Minh trở lại cầm
quyền trên miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở lên
• Cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm
Thời “Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc”
Cờ Nam Kỳ Cộng Hoà Quốc (1 Jun, 1946
– 2 Jun, 1948) 1-6-46: Nam Kỳ CH Quốc trong
Liên Bang Đông Dương. Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng
2-6-48: Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp,
thống nhất ba miền.
• Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam
14


Cộng Hòa”
Cờ Vàng Quốc Gia VN (2 Jun, 1948 – 20
Jul, 1954) 2-6-48: Chính Phủ Trung Ương dùng
Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ
thời 1890-1920.
20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ
Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-754 đến 30-4-75.

• Cờ Đỏ Sao Vàng
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng Ba
năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao
vàng là Quốc kỳ của nước Việt Nam. Cờ đỏ sao
vàng tồn tại từ đó cho đến nay.
1.3.2

Quốc huy

a. Sự ra đời của Quốc huy Việt Nam
Quốc huy Việt Nam (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa 1, kỳ họp
Quốc hội thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955),
phê chuẩn từ mẫu quốc huy do chính phủ đề nghị. Mẫu quốc
huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và họa sỹ Trần Văn
Cẩn chỉnh sửa.
Năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, mẫu quốc huy được
sửa đổi về quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam
khóa VI).
b. Ý nghĩa của Quốc huy Việt Nam
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao
vàng năm cánh tượng trưng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho
lịch sử cách mạng của dân tộc Việt và tiền đồ sáng lạn của quốc
gia; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp;
15


bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới
là dòng chữ tên nước.

c. Quá trình xác định tác giả của Quốc huy Viện Nam
Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm của sáng tác hội hoạ,
là biểu tượng cô đọng, súc tích và đầy đủ về đất nước và con
người Việt Nam, nó hàm chứa khát vọng tha thiết của một dân
tộc yêu chuộng hoà bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng
của quốc gia độc lập. Quốc huy của chúng ta thật đẹp về hình
thức, hàm súc về nội dung, thật sự không thua kém bất cứ quốc
huy nào trên thế giới.
Tác giả Quốc huy từ mấy chục năm nay được xác định là
của Cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Tuy nhiên, từ sau ngày 9 tháng 9
năm 2001, khi hoạ sĩ Lê Lam có bài “Người vẽ Quốc huy” đăng
trên báo Nhân dân cuối tuần khẳng định: Hoạ sĩ Bùi Trang
Chước là người sáng tác và thực hiện các phác thảo Quốc huy...
Đặc biệt, khi gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước gửi đơn thư tới
các cơ quan chức năng đề nghị xét công nhận tác giả Quốc huy
cho Ông Bùi Trang Chước với những tài liệu gốc do gia đình có
được hoặc sưu tầm được thì vấn đề đòi hỏi xác định lại tác giả
Quốc huy đã thật sự trở nên nóng bỏng và bức xúc. Từ năm
2001 tới nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục cuộc họp của
các cơ quan chức năng với gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước
để xem xét việc xác định tác giả Quốc huy. Do vậy, một số tài
liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III và cả
những tài liệu cá nhân của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước do gia
đình biếu tặng đã được đưa ra nghiên cứu, thẩm định. Bài viết
này đề cập sơ bộ đến quá trình sáng tác mẫu Quốc huy của cố
hoạ sĩ Bùi Trang Chước và một số tài liệu hiện đang lưu giữ ở
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (những tài liệu đã góp phần vào
việc xác định tác giả Quốc huy Việt Nam).
16



Qua những tài liệu do gia đình gửi tặng Trung tâm LTQG
III, có thể thấy một số tài liệu, tư liệu, hiện vật gốc của cố Hoạ sĩ
Bùi Trang Chước để lại liên quan trực tiếp đến quá trình sáng tác
Quốc huy như:
- Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước.
- Văn bản 237/MT ngày 24/11/1954 của Ban Mỹ thuật
Trung ương gửi Bộ tuyên truyền do họa sĩ Trần Văn Cẩn ký;
- Toàn bộ 94 bản phác thảo chì thể hiện quá trình tìm tòi và
sáng tạo mẫu Quốc huy từ năm 1953 đến 1955;
- 15 mẫu Quốc huy thể hiện màu, đã được Ban Mỹ thuật
chọn trình Trung ương duyệt vào tháng 10 /1954.
- 2 bản vẽ đen trắng (số 16, 17) đã thể hiện các bước chỉnh
sửa để dẫn tới bản mẫu cuối cùng (số 18) và hai bản vẽ tách
màu đen trắng bản mẫu Quốc huy cuối cùng mà hoạ sĩ Bùi
Trang Chước sáng tác giữa năm 1955 chắt lọc từ 15 mẫu trước
đó.
Theo Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang
Chước viết ngày 26/ 4/1985, tiếp thu những ý kiến đóng góp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vào mẫu vẽ số 1 - mẫu vẽ cuối cùng trong
số 15 mẫu vẽ; “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể,
nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại”
sau 3 lần chỉnh sửa, từ đầu năm 1955 đến tháng 9/1955, hoạ sĩ
Bùi Trang Chước đã hoàn thành mẫu Quốc huy cuối cùng gồm 1
bản màu và 2 bản tách màu đen trắng. Về mẫu vẽ Quốc huy
cuối cùng này, trong Di bút của mình, Ông Bùi Trang Chước viết:
“Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh 2
bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau
ở đỉnh trục đường vòng tròn, 2 bên vẫn giữ những bông lúa rủ
xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái Đe, ở phía dưới,

giải lụa ở giữa có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, hai đầu giải
17


lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên 2 đoạn, gốc các bông lúa
bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót 2 đầu cho gọn. Phía
bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng,
không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc,
riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các
hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu
vàng”. Sau khi hoàn thành bản vẽ mẫu Quốc huy cuối cùng này,
do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật của Chính phủ giao, ông lên
đường sang Trung Quốc để vẽ tiền và in tiền. Chính vì vậy, Ông
không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp
ý của Trung ương sau kỳ họp Quốc hội vào tháng 9/1955. Nhiệm
vụ chỉnh sửa, hoàn thiện này sau đó được giao cho hoạ sĩ Trần
Văn Cẩn.
Một tài liệu lưu trữ rất quan trọng trong Phông Bộ Tuyên
truyền là Văn bản số 237/MT ngày 24/11/1954 do chính Hoạ sĩ
Trần Văn Cẩn phụ trách Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung
ương ký, gửi Bộ Tuyên truyền, trong đó cũng khẳng định rõ 15
mẫu mà Ban Mỹ thuật trình Bộ Tuyên truyền là của Họa sĩ Bùi
Trang Chước. Văn bản nói rõ: “Khoảng trung tuần tháng 10/54,
chúng tôi có gửi sang quí Bộ một số 15 mẫu quốc trưng để quí
Bộ đưa trình Thủ Tướng phủ xem và cho ý kiến quyết định.
Chúng tôi chờ đợi đã lâu mà chưa có tin tức gì về việc đó. Gần
đây Vụ Lễ tân bên Thủ Tướng phủ có cho người dục luôn nên
chúng tôi cử hoạ sĩ Bùi Trang Chước, tác giả những mẫu ấy,
sang đề nghị quý Bộ cho biết tin tức về các mẫu đã được chọn.
Cũng đề nghị quí Bộ trao lại cho hoạ sĩ Chước những mẫu đã gửi

để đem về sửa lại và hoàn thành”.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã cung cấp cho các cơ
quan chức năng và gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước một tài
liệu quan trọng khác từ Phông Quốc hội. Đó là hình mẫu Quốc
18


huy mà Chính phủ đệ trình Quốc hội để thông qua tại kỳ họp
thứ 5/1955 (Hồ sơ 18, trang 66). Tài liệu này trong quá trình
thẩm định khoa học hình sự đã trở thành tài liệu gốc chuẩn để
so sánh đối chiếu với tài liệu của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước và
cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Sau nhiều công văn, cuộc họp của Ban Tư tưởng Văn hoá
Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Cục
Bản quyền tác giả... để giải quyết vấn đề xác định tác giả Quốc
huy nhưng vẫn chưa có kết quả. Nguyên nhân là do: về phía gia
đình cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Uỷ ban toàn quốc các hội văn học
nghệ thuật Việt Nam và một số hoạ sĩ căn cứ trên một số tài
liệu cho rằng hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là tác giả Quốc huy. Về phía
gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước, nhiều hoạ sĩ căn cứ trên
những tài liệu, hiện vật gốc về Quốc huy mà gia đình có được
cũng như tài liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III,
cương quyết cho rằng tác giả Quốc huy Việt Nam không thể ai
khác ngoài hoạ sĩ Bùi Trang Chước. Chính do còn giữ được nhiều
văn bản, tài liệu gốc, gia đình Hoạ sĩ Bùi Trang Chước đề nghị
Chính phủ cho phép thẩm định bằng khoa học hình sự những tài
liệu, hiện vật gốc liên quan đến Quốc huy Việt Nam. Tháng
6/2003 Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã chính thức tiến
hành công tác thẩm định và đã trả lời kết quả cho Cục Bản
quyền tác giả. Ngày 28/10/2003 Cục Bản quyền tác giả đã

thông báo chính thức kết quả giám định khoa học hình sự như
sau: “Bản viết tay “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của cố hoạ sĩ Bùi
Trang Chước và bản viết tay “Chúng tôi làm Quốc huy” của cố
hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là do chính các cố hoạ sĩ viết”.
Mẫu phác thảo Quốc huy số 18 của cố hoạ sĩ Bùi Trang
Chước (do gia đình cung cấp) có 04 chi tiết cơ bản giống với
mẫu Quốc huy Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà in trên trang
19


bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng 9/1955” do
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp; gồm: hình bông lúa,
ngôi sao, dải băng và phần gốc bó lúa;
Mẫu phác thảo Quốc huy của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (do
bà Trần Thị Hồng, người được hưởng thừa kế của cố hoạ sĩ Trần
Văn Cẩn và ông Triều Dương cung cấp) có 02 chi tiết cơ bản
giống với mẫu Quốc huy Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà in
trên trang bìa tài liệu có dòng chữ “Quốc hội họp khoá V tháng
9/1955 “do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp ; gồm: hình
ngôi sao và bánh xe hình răng cưa”.
Ba tuần sau đó, ngày 19/ 11/2003 bằng Văn bản số
227/BQTG-VHNT, Cục Bản quyền tác giả cho rằng: “Kết quả
giám định đó không trái với các nguồn tư liệu, chứng cứ và các
ý kiến đã được các thành viên trong tổ Tư vấn và những người
có liên quan trao đổi, thảo luận. Kết quả giám định cũng phù
hợp với ý kiến của đa số thành viên của Tổ Tư vấn và ý kiến của
Bộ Văn hoá - Thông tin, làm rõ hơn căn cứ xác định tác giả Quốc
huy Việt Nam. Vì vậy Bộ Văn hoá - Thông tin cho rằng Quốc huy
Việt Nam do đồng tác giả sáng tạo gồm cố hoạ sĩ Bùi Trang
Chước và cố họa sĩ Trần Văn Cẩn là kết luận thoả đáng và hoàn

toàn có căn cứ. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã báo cáo
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
Tất nhiên, sau đó gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước
không thoả mãn với kết luận đó và tiếp tục đề nghị xem xét lại.
Ngày 9/02/ 2004, tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện Bộ Văn
hoá - Thông tin báo cáo, nghe ý kiến cuả các Phó Thủ tướng và
ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có
ý kiến kết luận. Ngày 27/02/2004 Văn phòng Chính phủ đã có
Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan
Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy
20


Việt Nam như sau: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam
được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước
ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ
thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của
hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để
làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - người
đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của
lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn
hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam”.
1.3.3 Quốc ca
a. Lịch sử ra đời Quốc ca Việt Nam
Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ
Việt minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn
Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống
Đa, Thăng Long hành khúc ca... Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát
ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một

bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.Văn Cao viết bài hát đó
trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông
có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau: "...Tôi
chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết
những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo
thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng
ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế
nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ
có thể hát Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một
sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: "Cùng
tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng" và bài Đống
Đa: "Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa"... Và ông
đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca.
21


Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe.
Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá
in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của
báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn
Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã
xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về
mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt
phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát
này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính
thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh
của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã
được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng

8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu
niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được
cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba
Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy.
Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn
Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến
quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ
"Đoàn" và nốt mi ở giữa chữ "xác" làm cho bản nhạc khoẻ
khoắn hơn.
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân
ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca". Năm
1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả
tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.
Cho đến nay, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản
22


vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là
Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là
biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.
Lời 1:
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc,
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu,

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn Quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới
Đứng đều lên gông xích ta đập tan
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
b. Ý nghĩa của Quốc ca Việt Nam
• Trong thời kỳ chiến tranh : lá cờ đỏ sao vàng và bài hát 'Tiến
quân ca' chỉ có một mục đích là cổ vũ tinh thần đấu tranh, khơi
23


gợi lòng yêu nước của người Việt Nam cùng đứng lên giành độc
lập.
• Trong thời bình ngày nay: Quốc ca có vai trò làm xôi xục khí thế
yêu nước, vực dậy truyền thống hào hùng của dân tộc . Để các
thế hệ sau này luôn nhớ về lịch sử của nước nhà, luôn giữ trong
mình tinh thần yêu nước.
d. Quốc ca qua các thời kỳ của Dân tộc
• Bản Quốc ca đầu tiên: Đăng đàn cung là một bản cổ nhạc

Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng trong hầu hết các giáo trình
dạy cổ nhạc và nhạc cụ cổ truyền. Đây là bài nhạc nằm trong
nghi thức lễ tế Nam Giao, được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ.
Lễ tế Nam Giao, thực hiện ba năm một lần vào ngày đông chí, là
lễ quan trọng nhất trong nghi thức của triều đình, khi nhà vua
thay mặt quốc dân làm lễ tế trời.
Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm
Trung kỳ và Bắc kỳ, chứ không dùng cho Nam kỳ vì Nam kỳ là
đất thuộc địa, một lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Khi được chọn làm quốc ca, bài Đăng đàn cung có lời bắt
đầu với:
Bên núi sông hùng vĩ trời Nam.
Đã bao đời vết anh hùng chưa hề tan.
Vì đâu máu ai ghi ngàn thu.
Còn tỏ tường bên núi sông.
Xác thân tan tành.
Vì nước quên mình.
• Giai đoạn 1945-1954: Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính
quyền Nhật tuyên bố "trao trả độc lập" cho Việt Nam. Chính phủ
Đế quốc Việt Nam được thành lập, tuyên bố độc lập trên danh
nghĩa, và đổi quốc kỳ ra cờ
Sau Cách mạng tháng Tám, khi thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa thì bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này được ghi vào hiến pháp
ngày 9 tháng 11 năm 1946.
24


Trong khi đó, năm 1946, tại Nam kỳ, Pháp thành lập Nam
Kỳ quốc. Chính phủ Nam kỳ Cộng hòa quốc được thành lập ngày

23 tháng 6 do Nguyễn Văn Thinh lãnh đạo. Chính phủ này dùng
quốc ca là một bài hát của giáo sư Võ Văn Lúa, lời dựa trên đoạn
đầu Chinh phụ ngâm khúc. Chính phủ này tồn tại hai năm.
Năm 1948, chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời, với Bảo
Đại làm quốc trưởng và tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng.
Chính phủ này sau đó đã chọn bài Tiếng gọi thanh niên, đồng
thời thay chữ "thanh niên" bằng chữ "công dân", thành bài
Tiếng gọi công dân, làm quốc ca
• Giai đoạn 1954-1976: Năm 1954, hiệp định Genève chia đất
nước ra hai vùng tập kết quân sự. Tại miền Bắc, chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục dùng bài Tiến quân ca làm
quốc ca. Tại miền Nam, chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo
Đại làm quốc trưởng tiếp tục sử dụng bài Tiếng gọi công dân.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được
thành lập. Năm 1969, mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để đối chọi với Hoa Kỳ
và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ này sử dụng quốc
ca là bài Giải phóng miền Nam
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng
Hòa sụp đổ, bài Giải phóng miền Nam trở thành quốc ca cho cả
miền Nam trong nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cho tới khi
hai miền thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca.
1.3.4. Quốc hiệu
a. Sự hình thành Quốc hiệu
Chính thức trở thành Quốc hiệu từ cách đây hơn hai thế kỷ,
hai tiếng "Việt Nam" ngày nay đã được sử dụng phổ biến, trở
nên thiêng liêng và gần gũi. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa và
nhất là quá trình hình thành Quốc hiệu đó vẫn luôn là những
25



×