Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nghiên cứu hệ thống các văn bản của Việt Nam về văn hóa công sở. Nhận xét và đánh giá về tình hình triển khai và thực hiện các quy định của nhà nước về văn hóa công sở tại một số doanh nghiệp hoặc một số cơ quan hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.93 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển hiện nay, việc mở cửa hội nhập quốc tế đã và đang
diễn ra ngày càng gay gắt, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và nhân tố văn hóa
công sở là một trong những nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh. Nhận định được
điều này, hệ thống các văn bản quy định về văn hóa công sở đã được ban hành
và áp dụng từ cấp trung ương đến địa phương, từ cơ quan nhà nước đến doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Việc áp dụng các nội dung quy định này sẽ tạo nên sự
thống nhất trong quản lý và tạo dựng được một môi trường làm việc tốt hơn,
lành mạnh, khích lệ người lao động làm việc hăng say hơn, hiệu quả góp phần
cải thiện nền hành chính quốc gia theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu
quả. Bài viết này tôi xin dành để trình bày một số nội dung cơ bản được quy
định về văn hóa công sở của nhà nước ban hành và tình hình triển khai, thực
hiện các quy định đó trong thực tế các cơ quan, doanh nghiệp từ đó đánh giá các
mặt đã đạt được và chưa đạt được nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội
dung quy định văn hóa công sở.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hệ thống các văn bản của Việt Nam về
văn hóa công sở. Nhận xét và đánh giá về tình hình triển khai và thực hiện các
quy định của nhà nước về văn hóa công sở tại một số doanh nghiệp hoặc một số
cơ quan hành chính nhà nước”. Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo thực tập của
tôi trong thời gian qua. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không
trung thực về thông tin sử dụng trong quá trình thực hiện.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................2


MỤC LỤC............................................................................................................3
A.PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ HỆ
THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY...........................................................................................................5
1.1 Khái quát chung về văn hóa công sở.......................................................5
1.1.1 Khái niệm.............................................................................................5
1.1.2 Vai trò của Văn hóa công sở.................................................................6
1.1.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở..................................................7
1.2 Hệ thống các văn bản quy định của Nhà nước về văn hóa công sở........8
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI MỘT SỐ CƠ
QUAN, DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................12
2.1 Một số quy định cơ bản của Nhà nước về văn hóa công sở..................12
2.2 Tình hình thực hiện quy định văn hóa công sở ở một số cơ quan hành
chính............................................................................................................13
2.2.1 Những kết quả đã đạt được.................................................................14
2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại khi thực hiện quy định văn hóa công sở. . .15
2.2.3 Nguyên nhân của tình hình thực hiện quy định văn hóa công sở.......18
2.3 Tình hình thực hiện quy định văn hóa công sở ở một số doanh nghiệp 20
2.3.1 Những kết quả đã đạt được.................................................................20
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại..................................................................22
2.3.3 Nguyên nhân.......................................................................................22


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG
VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP..........................................................................23
3.1 Những yếu tố tác động đến việc xây dựng và áp dụng các quy định về

văn hóa công sở...........................................................................................23
3.1.1. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc...........................................23
3.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.............................23
3.1.3. Trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ CBCC.............................24
3.1.4. Vị thế, “thương hiệu” của các cơ quan hành chính ..........................25
3.1.5. Mức độ hiện đại hóa công sở.............................................................26
3.2 Một số giải pháp xây dựng văn hóa công sở trong khối cơ quan hành
chính nhà nước............................................................................................26
3.2.1 Xây dựng hệ giá trị chuẩn..................................................................26
3.2.2 Xây dựng bầu không khi làm việc......................................................27
3.2.3 Xây dựng tác phong chuyên nghiệp...................................................27
3.2.4 Xây dựng bộ quy tắc ứng xử..............................................................28
3.3 Một số giải pháp xây dựng văn hóa công sở trong doanh nghiệp.........29
3.3.1 Xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc......................................29
3.3.2 Xây dựng văn hóa công sở dựa trên quan niệm hướng tới thị trường.
.....................................................................................................................30
3.3.3 Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết......................................30
3.3.4 Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội..............................................30
3.4 Một số kiến nghị....................................................................................31
C.PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................33


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là những giá trị được kết tinh mang đặc trưng riêng của mỗi tổ
chức, quốc gia, dân tộc. Bất kể một quốc gia, dân tộc nào muốn trường tồn thì
đều phải có văn hóa riêng. Và văn hóa công sở của cơ quan, doanh nghiệp cũng
không nằm ngoài quy luật đó.
Trong bối cảnh hiện nay với xu thế hội nhập quốc tế, xu hướng phát triển

của xã hội, sự đa dạng văn hóa của người lao động trong mỗi tổ chức vấn đề tạo
ra văn hóa công sở chung đã và đang là một vấn đề cấp thiết của mỗi cơ quan, tổ
chức.
Với các tổ chức, doanh nghiệp văn hóa công sở là nét đặc trưng thu hút
người lao động, thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo tổ chức và ảnh hưởng đến hiệu
quả, năng suất, chất lượng thực hiện công việc.
Với các cơ quan hành chính nhà nước thì văn hóa công sở càng quan
trọng bởi nó góp phần to lớn trong việc xây dựng một nền hành chính trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay.
Từ những nhận định trên, vấn đề văn hóa công sở đã và đang là vấn đề
được cả nhà nước và xã hội quan tâm do vậy bài viết này tôi xin được dành để
phân tích hệ thống các văn bản của Việt Nam về văn hóa công sở. Nhận xét và
đánh giá về tình hình triển khai và thực hiện các quy định của nhà nước về văn
hóa công sở tại một số doanh nghiệp hoặc một số cơ quan hành chính nhà nước
nhằm đưa ra được những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện văn hóa công sở, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và phát triển kinh tế văn
hóa xã hội.
2. Lịch sử nghiên cứu
Như đã nói ở trên, văn hóa công sở đã và đang là vấn đề được cả nhà
nước và xã hội quan tâm nên từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Một số nghiên cứu có thể kể đến ở đây như:
Học viện Hành chính quốc gia (nay là Học viện Chính trị - Hành chính
1


Quốc gia) có phát hành giáo trình kỹ thuật tổ chức công sở (năm 2002) dùng để
giảng dạy trong nhà trường với tư cách là môn học. Trong những năm gần đây
một số giáo trình về văn hóa công sở đã được biên soạn và sử dụng trong giảng
dạy có thể kể đến như: Giáo trình "Văn hóa công sở" của ThS. Đào Thị Ái Thi

(xuất bản năm 2012)...
Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài viết, đề tài chuyên đề rải rác trên các tạp
chí chuyên ngành như "văn hóa tổ chức và một số giải pháp phát triển văn hóa
công sở" của tác giả Trần Thị Thanh Thủy trên tạp chí Tổ chức nhà nước (năm
2006); Đề tài nghiên cứu khoa học "Văn hóa công sở" của Ban Cải cách hành
chính của Chính Phủ (tháng 12/2006); Bài viết "Văn hóa công sở, lễ tân và nghi
thức nhà nước" của Thạc sĩ Lê Văn Thiệu-Chuyên viên cao cấp- Trưởng phòng
Đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài Chính trên Website chính thức của Bộ
Tài chính trong chuyên mục đào tạo nhân lực (năm 2017)... Và còn rất nhiều các
bài viết trên các Báo, Tạp chí hàng ngày mà ta không thể đề cập hết ở bài viết
này.
Như vậy, có thể thấy đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu về văn hóa công
sở cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã
hội thì văn hóa công sở vẫn là một vấn đề nóng cần có nhiều sự điều chỉnh cho
phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội do vậy mỗi bài viết ở mỗi thời điểm
khác nhau sẽ cho ta những cái nhìn đầy đủ hoàn thiện hơn về vấn đề văn hóa
công sở.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của bài viết là hệ thống các văn bản quy định về
văn hóa công sở và thực tế thực hiện các quy định ấy trong các doanh nghiệp, cơ
quan nhà nước.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài: Các quy định về văn hóa công sở
trong doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
thực hiện các quy định về văn hóa công sở trong các doanh nghiệp và các cơ
2


quan nhà nước hành chính nhà nước. Từ đó dưa ra được các quan điểm giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở tại
doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả năng suất lao động của tổ chức và tại các cơ
quan hành chính nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để làm sáng tỏ các mục đích nghiên cứu trên
chúng ta cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nắm vững hệ thống các văn bản quy định của Việt Nam về văn hóa công
sở.
- Nắm được tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước
về văn hóa công sở trong một số doanh nghiệp và một số cơ quan hành chính
nhà nước. Từ đó đưa ra sự đánh giá, nhận xét điểm mạnh và những tồn tại chưa
được thực hiện tốt.
- Đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện các
quy định về văn hóa công sở trong doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà
nước.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Bài viết có sử dụng phương pháp luận duy vật - biện chứng, phương pháp
lịch sử đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp so sánh...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Bài viết góp phần thống kê hệ thống các quy định về văn hóa công sở tạo
điều kiện cho việc tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống các văn bản quy định của
nhà nước. Bên cạnh đó bài viết cũng góp phần đánh giá xây dựng pháp luật về
việc áp dụng luật vào thực tiễn về văn hóa công sở trong các doanh nghiệp, cơ
quan hành chính nhà nước, tạo thêm nguồn dữ liệu làm cơ sở cho việc hoạch
định những chính sách, giải pháp nhằm phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế
về văn hóa công sở trong các doanh nghiệp, trong các cơ quan hành chính nhà
nước hiện nay. Bài viết có thể trở thành tài liệu tham khảo về văn hóa công sở.
Cùng với ý nghĩa về lý luận, bài viết còn mang một ý nghĩa với thực tiễn
3



đó là làm sáng tỏ hơn tình hình thực tế các quy định về văn hóa của Nhà nước
được áp dụng vào thực tiễn, mang cho ta một cái nhìn hoàn thiện hơn về vấn đề
văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước và trong doanh nghiệp.
Những điểm đã đạt và những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa được các giải pháp
và khuyến nghị mang tính xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định về văn hóa
công sở.
7. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Khái quát chung về văn hóa công sở và hệ thống văn bản quy
định về văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước
về văn hóa công sở tại một số cơ quan, doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà
nước hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp trong xây dựng văn hóa công sở trong các cơ
quan hành chính và trong các doanh nghiệp.

4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ HỆ
THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.1 Khái quát chung về văn hóa công sở
1.1.1 Khái niệm
Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con
người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt dộng sáng tạo.
Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thê hệ nối tiêp theo sau. Văn hoá là
toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc

về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những
sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống
và lao động.
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến
hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức thực
hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản
để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là
nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân . Do đó, công sở là một
bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước. Là tổ chức
của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận,
bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức
hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định,
được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì
lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.
Có thể nói "Văn hóa công sở" là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong
đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức
và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn
5


về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều
tuân theo khi làm việc. Văn hoá tổ chức công sở là một hệ thống được hình
thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ
của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong
công sở và hiệu quả hoạt động của nó.
Như vậy văn hóa công sở là một đang đặc thù của văn hóa xã hội, là sự
pha trộn riêng biệt các giá trị, niềm tin, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử hoạt

động trong công sở mà các thành viên trong công sở cũng tiếp nhận để ứng xử
với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ cộng đồng với sự hợp tác, tác động
của hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội, tạo nên một
dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt công sở này với công sở khác. Văn hóa công sở
ảnh hưởng đến các thành viên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các
quy định chính thức như quy chế làm việc…
1.1.2 Vai trò của Văn hóa công sở
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn
lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương
lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn
mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Yếu tố văn
hoá còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôn trọng kỷ luật, danh dự
của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở.
Hướng các thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đến một giá trị chung, tôn
trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở.
Với các cơ quan hành chính nhà nước, văn hóa công sở tạo được tình
đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa công sở
tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công chức với cơ quan, với nhân dân
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở. Tính tự giác của cán bộ
công chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với
công sở khác. Văn hoá công sở còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề
nếp làm việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong cơ
6


quan hành chính nhà nước phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của
công sở, giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá mình, chống lại
những biểu hiện thiếu văn hoá như: tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, cơ hội... Đó chính là làm cho cán bộ công chức hoàn thiện mình.

Vai trò của nền văn hóa công sở chính là mục tiêu của sự phát triển, có
một vai trò rất quan trọng bởi lẻ, do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt
động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần
cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở
Văn hóa công sở phản ánh những giá trị xã hội có thực liên quan đến quá
trình điều hành công sở, mối quan hệ giữa văn hóa công sở với văn hóa truyền
thống dân tộc đòi hỏi các tổ chức khi xây dựng các chuẩn mực điều hành cần
phải hướng dẫn sự hài hòa chung của xã hội. Các yếu tố cấu thành văn hóa công
sở rất đa dạng và phong phú, mỗi yếu tố cấu thành đều ảnh hưởng nhất định đến
tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức. Vì vậy xem xét các yếu tố này có ý
nghĩa lớn để xây dựng và hoàn thiện văn hóa công sở, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
đặt ra hiện nay. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở bao gồm: Yếu tố trang
phục, giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, bài trí công sở, phong
tục tập quán, vị trí địa lý, đạo đức xã hội, dư luận xã hội, thiết chế bộ máy cơ
quan..
- Yếu tố trang phục: Với mỗi loại hình tổ chức, cơ quan, văn hóa dân tộc,
lĩnh vực hoạt động, văn hóa vùng miền nơi cơ quan, tổ chức đó đặt trụ sở mà
trang phục trong công sở sẽ có những quy định riêng. Trang phục là một trong
các yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc trưng văn hóa cho cơ quan tổ chức. Là sự
hiện diện và gây ấn tượng ban đầu của hình ảnh, tác phong làm việc của cơ quan
tổ chức. Bên cạnh đó, yếu tố trang phục cũng là một trong những yếu tố thúc
đẩy tinh thần làm việc giúp nâng cao năng suất lao động của các thành viên
trong cơ quan tổ chức. Thông thường, trang phục công sở thường hướng đến
tính trang trọng, lịch sự, mang màu sắc đặc trưng. Khi làm việc các thành viên tổ
chức phải có thẻ nhân viên trong đó đầy đủ nội dung tên cơ quan, ảnh, họ và
7


tên, chức danh, số hiệu nhân viên…

- Thái độ, giao tiếp ứng xử: Là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu
ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa công sở. Thái độ giao tiếp ứng xử trong văn hóa
công sở phần nhiều là bắt nguồn từ trình độ văn hóa của lao động trong công sở
và văn hóa vùng miền nơi công sở làm việc. Thái độ ứng xử giao tiếp trong công
sở hay còn gọi là văn hóa ứng xử trong văn hóa công sở. Văn hóa ứng xử trong
công sở là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng
nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá
trị chung của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử
riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự
phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối
quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, chỉ khi đó doanh nghiệp mới phát triển bền
vững.
- Bài trí công sở: Đây cũng là một trong những yếu tố cấu thành văn hóa
công sở và tạo nên sự nhận diện bằng hình ảnh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức. Nội dung của yếu tố này bao gồm việc quy định về treo quốc kỳ, quốc
huy, biển tên và cách bố trí phòng làm việc, nơi để phương tiện làm việc. Với
các cơ quan hành chính nhà nước việc treo quốc huy, quốc kỳ còn với các doanh
nghiệp thì quy định này không mang tính chất bắt buộc trừ các tổ chức, doanh
nghiệp có hoạt động liên quan đến cơ quan nhà nước.
Ngoài ra văn hóa công sở còn là các yếu tố phong tục tập quán, vị trí địa
lý, đạo đức xã hội, dư luận xã hội, thiết chế bộ máy cơ quan.. Với mỗi vùng
miền địa lý mà công sở đóng tại đó sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa , đạo đức xã hội
của vùng miền đó tác động. Thiết chế tổ chức bộ máy cũng ảnh hưởng nhiều đến
văn hóa công sở. Những công sở là cơ quan quản lý nhà nước sẽ có các yêu cầu,
quy định về văn hóa công sở khác với các công sở là doanh nghiệp tư nhân hay
tổ chức nước ngoài....
1.2 Hệ thống các văn bản quy định của Nhà nước về văn hóa công sở
Văn hóa công sở là một trong những vấn đề quan trọng trong sự phát triển
của đất nước trong thời kỳ đổi mới do vậy văn hóa công sở rất được nhà nước
8



chú ý, quan tâm và quản lý theo tiêu chuẩn chung bằng hệ thống các văn bản
quy định.
Ở Việt Nam hiện nay, văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà
nước được Nhà nước quản lý bằng nội dung các văn bản quy phạm, quy định,
quy chế.
Trước khi có Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính
nhà nước, đã có một số cơ quan ban hành các văn bản cá biệt về việc thực hiện
văn hóa công sở, trong đó có một số quy định về giao tiếp, ứng xử của CBCC,
như Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ)... Ngoài ra, nhiều cơ quan còn quy định về vấn đề này
thông qua Quy chế làm việc. Năm 2005, trong Luật Phòng, chống tham nhũng
được Quốc hội khóa XI thông qua đã có quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức. Năm 2007, Quy chế văn hóa công sở của Thủ tướng
Chính phủ được ban hành. Quy chế đã dành hẳn Chương II để quy định về vấn
đề Trang phục, giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức (từ Điều 5
đến Điều 11). Từ đó, các cơ quan, tổ chức nhà nước từ trung ương đến địa
phương đã căn cứ vào Quy định của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng và ban
hành quy định về văn hóa công sở và quy tắc giao tiếp, ứng xử của CBCC khi
thi hành công vụ. Cho đến nay, theo kết quả khảo sát, nhiều bộ đã ban hành Quy
tắc ứng xử của CBCC hoặc có một số quy định về giao tiếp, ứng xử của CBCC
trong Quy chế văn hóa công sở.
Đến năm 2010, Luật cán bộ, công chức đã được Quốc hội khóa XII thông
qua và cũng dành riêng một mục (Mục 3, Chương 2), gồm 3 điều (15,16,17) để
quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của CBCC. Ngoài ra, tại Mục 4, Luật này
còn có thêm Điều 18 quy định những việc công chức không được làm liên quan
đến đạo đức công vụ. Điều này thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ, đồng thời
phản ánh sự quan tâm của các cơ quan đối với vấn đề giao tiếp, ứng xử của

CBCC.
Từ các văn bản chung, có hiệu lực cao nhất như Luật Cán bộ, công chức;
9


Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định
của các Giám đốc sở văn hóa về ban hành quy chế văn hóa công sở tại các quan
thuộc tỉnh, thành phố quản lý. Và khi về các cơ quan hành chính cấp thấp nhất,
lãnh đạo các cơ quan đó có thể xây dựng các quy định về văn hóa công sở của
cơ quan trên cơ sở những quy định của văn bản cao hơn, không làm trái luật.
Các quy định này thường được thể hiện dưới dạng "Quy chế nội bộ", "Nội quy
nội bộ cơ quan". Việc tuân thủ các quy định này mang tính bắt buộc, mọi cán bộ
công chức làm việc trong các cơ quan đều phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Chúng ta có thể tóm tắt hệ thống các văn bản của nước ta quy định về văn
hóa công sở trong sơ đồ dưới đây:
LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC

QUYẾT ĐỊNH SỐ 129/2007/QĐ-TTg NGÀY 02/8/2007
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ VĂN HÓA
CÔNG SỞ CỦA CÁC BỘ, BAN NGÀNH, TỈNH

QUY CHẾ QUY ĐỊNH VĂN HÓA CÔNG SỞ NỘI BỘ
CỦA CÁC CƠ QUAN

(Các quy chế văn hóa công sở của cơ quan cấp thấp hơn ban hành không
được làm trái các quy định của Luật, của các quy định của cơ quan cấp trên)
Qua sơ đồ trên ta thấy được hệ thống văn bản quy định về văn hóa công

sở của nước ta đã có sự hình thành cơ bản và bắt đầu có tính chuyên nghiệp.
10


Việc mỗi cấp quản lý đều có sự ban hành các văn bản quy định về văn hóa công
sở sẽ giúp cho nội dung các quy định được sát với thực tiễn hoạt động của từng
cơ quan, phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện cho sự sửa đổi linh hoạt
khi có những thay đổi trong tình hình mới. Đồng thời, các cơ quan quản lý
chung như Quốc hội, Chính phủ làm đúng vai trò của mình là quản lý ở tầm vĩ
mô, mang tính định hướng trong các quy định chung.
Với các doanh nghiệp, tổ chức văn bản quy định về văn hóa công sở được
thể hiện dưới dạng các quy chế làm việc, nội quy quy định mà chủ doanh nghiệp
đặt ra theo tôn chỉ lãnh đạo, hình ảnh doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp muốn
hướng tới. Các văn bản quy định này có thể được dán công khai tại các vị trí dễ
thấy trong cơ quan hoặc được đính kèm trong quy chế hoạt động của tổ chức đó.
Như chúng ta đã thấy, hệ thống văn bản quy định về văn hóa công sở của
nước ta đã và đang được hình thành chặt chẽ, mang tính cấp bậc, thống nhất từ
cấp cao đến cấp thấp. Tuy nhiên dù hệ thống văn bản có chặt chẽ, mang tính
thống nhất nhưng khi áp dụng vào thực tế vẫn sẽ xảy ra các vấn đề hạn chế, tồn
tại không đúng với yêu cầu của các quy định. Và để làm rõ được tình hình thực
hiện các văn bản này trong thực tế như thế nào chúng ta có thể thấy được trong
chương 2 của bài viết này. Chương 2 sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn
diện về tình hình thực hiện các văn bản quy định của nhà nước về văn hóa công
sở, những điểm đạt được và những hạn chế còn tồn tại đồng thời chỉ ra các
nguyên nhân dẫn đến kết quả đó.

11


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY

ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI MỘT SỐ CƠ
QUAN, DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Một số quy định cơ bản của Nhà nước về văn hóa công sở
- Về trang phục khi làm việc:
Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi,
cravat.
Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ
comple nữ. Với trang phục mùa hè là váy không được quá đầu gối, không ăn
mặc hở hang không phù hợp với môi trường làm việc.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang
phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.
Các CBCC nhà nước khi thực hiện công việc đều phải đeo thẻ khi làm
việc. Nội dung thông tin ghi trên thẻ đã được quy định rõ trong Quyết định
129/2007/QĐ-Ttg về ban hành quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành
chính nhà nước.
- Về thái độ giao tiếp, ứng xử trong cơ quan:
Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các
quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định
của pháp luật.
Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ
lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói
tiếng lóng, quát nạt.
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức
phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy
định liên quan đến giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức
phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.
12



- Về việc treo quốc huy, quốc kỳ: theo quy định về vị trí treo, kích cỡ
quốc huy, quốc kỳ và tình trạng chất lượng khi sử dụng. Không treo quốc huy,
quốc kỳ đã cũ, đã hư hỏng, không đúng kích cỡ. Nếu trong quá trình sử dụng,
quốc huy và quốc kỳ bị hư hỏng cần phải thay mới.
- Về bài trí khuôn viên công sở:
Trụ sở và phòng làm việc được thiết kế phù hợp, hợp lý. Cân đối diện tích
giữa các khu vực. Trước trụ sở cần có biển tên cơ quan, đơn vị và một số thông
tin; trước phòng làm việc của CBCC cần có biển tên, chức vụ đảm nhiệm, chức
danh...
Trong khuôn viên công sở, phòng làm việc cấm việc lập bàn thờ thắp
hương, không đun, nấu trong phòng làm việc.
- Các hành vi bị cấm trong môi trường văn hóa công sở: Hút thuốc lá
trong phòng làm việc; Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được
sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại
giao; Quảng cáo thương mại tại công sở.
2.2 Tình hình thực hiện quy định văn hóa công sở ở một số cơ quan
hành chính
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là một trong ba hệ thống cơ quan
quản lý nhà nước của nước ta cùng với hệ thống cơ quan lập pháp và hệ thống
các cơ quan tư pháp. Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống rất phức tạp, có
số lượng đông đảo nhất, có mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống
nhất từ Trung ương tới địa phương, cơ sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của một
trung tâm thống là nhất Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng
quản lý hành chính nhà nước, nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành và điều
hành. Hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động được tiến hành trên cơ sở
Hiến pháp, luật, pháp lệnh và để thực hiện pháp luật. Cơ quan hành chính nhà
nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp

và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan hành chính nhà
13


nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên
nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chổ: Cơ quan
hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước; Cơ quan hành chính
nhà nước nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực
hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt
động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc
được giao. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu, tổ chức phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng áp dụng nội
dung quy định về văn hóa công sở theo quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày
02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các
cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung của quy chế này bao gồm các điều mà
các CBCC được phép thực hiện và không được thực hiện khi làm việc nhằm tạo
dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại trong thời kỳ mới.
Ngoài những quy định của Luật Cán bộ công chức và Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về văn hóa công sở thì bản thân các tỉnh, các cơ quan đều có
những quy định thêm sát với thực tế hoạt động của cơ quan hành chính địa
phương. Tuy nhiên việc thực hiện của các CBCC có những điểm đã đạt dược và
những hạn chế còn tồn tại cần được khắc phục.
2.2.1 Những kết quả đã đạt được
Việc quy định rõ ràng nội dung của văn hóa công sở, sát với thực tế hoạt
động của các cơ quan hành chính nên chúng ta đã đạt được các kết quả sau:
- Về trang phục khi đi làm: Việc thực hiện các quy định về trang phục khi
làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện tương đối nghiêm

chỉnh. Tại các bộ phận một cửa trong các cơ quan hành chính, đại diện bộ mặt
của hệ thống cơ quan hành chính có nhiệm vụ tiếp nhận các công văn giấy tờ
cần giải quyết của nhân dân, tiếp xúc trực tiếp với dân. Bằng những quy định
chặt chẽ về trang phục khi làm việc, các cơ quan hành chính đã tạo được một
nhận diện đẹp, một hình ảnh chuyên nghiệp của các cán bộ công chức. Ở một số
14


địa phương, trang phục của nhân viên bộ phận một cửa được quy định là nữ sử
dụng áo dài, nam thì sơ mi và quần tây âu tạo nên một hình ảnh rất đẹp, sang
trọng,lịch sự và quan trọng là phù hợp với môi trường làm việc công sở, thể hiện
sự tôn trọng người dân của nhà nước.
- Về thái độ ứng xử của CBCC khi thực thi nhiệm vụ: Tình trạng hách
dịch, cửa quyền của các CBCC đã được cải thiện rõ rệt. Do các đường dây nóng
được thực hiện nghiêm chỉnh, việc giám sát được thực hiện thường xuyên nên
tình trạng các CBCC gây khó khăn, nhũng nhiễu nhân dân, doanh nghiệp đến
làm việc tại cơ quan hành chính đã giảm xuống song vẫn còn tiếp diễn.
- Về cách thức quản lý, phong cách quản lý điều hành, tổ chức làm việc:
Nếu như trước kia việc quản lý hành chính được thực hiện một cách chuyên
quyền, cứng nhắc thì nay đã có sự phân quyền hợp lý. Trong hệ thống các cơ
quan hành chính đã có sự phân quyền cho các cơ quan đơn vị có thể đảm nhận
công việc đó. Điều này đã tạo ra một nét đẹp văn hóa công sở đó là giao đúng
người đúng việc nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.
- Việc bài trí phòng làm việc, khuôn viên trụ sở: Các trụ sở làm việc của
các cơ quan nhà nước đã có sự thay đổi trong những năm gần đây. Hàng loạt các
công trình trụ sở cơ quan công quyền nhà nước được sửa chữa, xây mới phù hợp
với công năng, yêu cầu công việc. Khi xây dựng, sửa chữa các công trình trụ sở
làm việc đã có sự tính toán, bố trí các khu vực hợp lý, biển tên đầy đủ.
2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại khi thực hiện quy định văn hóa công
sở

- Các hành vi bị cấm theo quy định như: Hút thuốc lá trong phòng làm
việc; Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của
lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao..Tuy đã
được phổ biến và bắt buộc thực hiện nhưng những hành vi này vẫn tiếp diễn
hàng ngày. Việc vi phạm các hành vi này không chỉ ở các CBCC mà còn xảy ra
ở các cấp lãnh đạo. Điều này cần được khắc phục hơn nữa để giữ gìn hình ảnh
CBCC làm việc chuyên nghiệp.
- Về thái độ thực hiện công việc:
15


Một bộ phận không nhỏ các CBCC, đảng viên kể cả một số cán bộ, đảng
viên cao cấp thiếu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng,
giảm sút ý chí, kém về ý thức kỷ luật, tha hóa về lối sống đạo đức. Bộ phận
CBCC này chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm thước đo hàng đầu cho
kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình cho nên thái dộ phục vụ nhân dân của họ
còn mang nặng tính cai trị theo kiểu ban phát, thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng
người dân, cơ quan, doanh nghiệp đến làm việc. Từ nhận thức đó đã dẫn đến
tình trạng quan liêu, cửa quyền gây sách nhiễu phiền hà nhân dân nhằm lợi
dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ.
Không tôn trọng hoặc xem nhẹ kết quả làm việc của đồng sự là một trong
những thực tế tồn tại trong một số công sở hiện nay. Thông thường thì người ta
rất trọng dụng người có tài, nhưng người có tài thực sự thì hay có chứng tật mà
đã là có chứng tật thì người ta cứ chiếu vào tật để mà đánh giá, nhận xét. Nhiều
khi đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, tuy có tiêu chí mức độ
hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nhưng lắm lúc kết quả đánh giá lại thiên về
những điều không ăn nhập gì với chuyên môn. Vì vậy, mới có chuyện người tài
bị cô lập, họ rơi vào trạng thái “cô đơn trong công sở”, họ không phát huy được
năng lực của mình và kết cục tất yếu là “chảy máu chất xám”.
- Về bài trí, thiết kế công sở

Trong thời gian gần đây, hàng loạt các trụ sở công quyền được sửa chữa,
xây dựng mới nhưng còn lãng phí về mặt không gian, bố trí không hợp lý. Điển
hình có một số cơ quan công quyền xây dựng khu vực nhà vệ sinh quá nhiều,
với mật độ 2 nhân viên/phòng vệ sinh... điều này thực sự lãng phí và không cần
thiết. Chưa kể đến có nhiều cơ quan công quyền không có khu vực nhà để xe đủ
sức chứa cho người dân đến làm việc dẫn đến tình trạng phải gửi phương tiện ở
ngoài trụ sở trong khi diện tích mặt sàn của trụ sở công còn nhiều hoặc được sử
dụng không hợp lý, không mang lại hiệu quả làm việc.
Chưa kể đến, thiết kế trụ sở công quyền của nước ta được dập khuôn máy
móc không chú ý đến công năng sử dụng của trụ sở công quyền. Việc dập
khuôn máy móc này gây lãng phí và tạo nên diện mạo không hợp lý.
16


Việc bố trí phòng làm việc chưa hợp lý. Việc sắp xếp phòng làm việc chưa
được theo quy luật do vậy gây khó khăn cho những người đến làm việc nếu
không có sự chỉ dẫn từ đội bảo vệ.
- Thời gian làm việc:
Chưa được thực hiện nghiêm. Còn rất nhiều tình trạng đi muộn về sớm,
tình trạng "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Các CBCC sau khi đến cơ quan không
chú tâm vào công việc mà thực hiện các việc riêng trong giờ làm ảnh hưởng đến
tốc độ giải quyết công việc và gây khó chịu cho người dân đến liên hệ làm việc.
Chưa kể đến việc thời gian làm việc luôn bị các CBCC "cắt xén" bằng
việc uống cafe, tán gẫu, chơi điện tử trong giờ làm việc. Tình trạng này chúng ta
có thể quan sát được ở rất nhiều cơ quan công quyền.
- Về việc treo quốc huy và quốc kỳ trong công sở
Việc treo các biểu tượng quốc gia trong trụ sở làm việc công quyền là yêu
cầu bắt buộc tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện quy định này.
Việc treo các biểu tượng quốc gia đều được các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện tuy nhiên tình trạng treo sai về quy cách. Chưa kể đến việc các biểu

tượng đó không được tu sửa, thay mới thưởng xuyên do vậy làm xấu đi hình ảnh
của biểu tượng quốc gia và làm giảm tính thiêng liêng, uy quyền của hai biểu
tượng quốc gia. Đây là một yếu tố rất nhỏ trong văn hóa công sở nhưng nó vô
cùng quan trọng vì nó thể hiện cho sự đại diện quyền lực, sự thay mặt nhà nước
của các cơ quan công quyền và thể hiện niềm tự tôn dân tộc, sự tôn trọng, biết
ơn những cha ông đã hy sinh vì tổ quốc để chúng ta có cuộc sống ấm no hạnh
phúc như hiện tại. Tình trạng này nên được đôn đốc, nhắc nhở của quản lý, lãnh
đạo các công sở để khắc phục sớm.
- Vẫn còn các hiện tượng đun nấu, thắp nhang trong công sở. Hầu hết các
văn phòng, trụ sở làm việc của cơ quan công quyền vẫn còn tiếp diễn tình trạng
thờ cúng thậm chí còn lập bàn thờ riêng trong phòng làm việc riêng. Tuy sự việc
này diễn ra thường xuyên nhưng không được nhắc nhở hay lập biên bản. Có thể
do đây là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt nên khó để
thực hiện đúng.
17


- Việc sử dụng bia rượu trong quá trình làm việc vẫn là một vấn đề nan
giải hiện nay. Chúng ta không hề khó bắt gặp tình trạng những cán bộ làm việc
với dân mà có sử dụng chất kích thích là bia rượu dẫn đến những khó chịu với
người dân. Những vụ việc này đã được báo đài đưa tin liên tục do vậy hành vi
này đã được kiểm soát nhưng không đi sâu đi sát và thực hiện còn mang tính
chất hình thức nên vấn đề chưa được giải quyết triệt để.
2.2.3 Nguyên nhân của tình hình thực hiện quy định văn hóa công sở
- Trình độ, năng lực nhận thức của các CBCC được biểu hiện qua mức độ
nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chức trách, quyền và nghĩa vụ của
bản thân; hệ thống các quy tắc xử sự với cấp trên, đồng nghiệp và với nhân
dân… Trình độ, năng lực nhận thức còn biểu hiện thông qua mức độ tự giác thực
hiện các quy chế, quy định làm việc của cơ quan, các quy tắc, chuẩn mực ứng
xử. Nếu CBCC nhận thức rõ và có ý thức tuân thủ, bảo vệ và duy trì những quy

định đó trong hoạt động thực thi công vụ thì văn hóa công sở sẽ không ngừng
được nâng cao.
Ngoài ra, văn hóa công sở của cơ quan, tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng nhận thức, năng lực tổ chức, điều hành hoạt động công sở của CBCC
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nếu người lãnh đạo nhận thức rõ sự cần thiết,
tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công sở, có sự quan tâm và nỗ lực
cần thiết cho việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở trong cơ quan, đơn vị
mình, đồng thời có năng lực tổ chức, điều hành hoạt động công sở bảo đảm sự
đoàn kết, dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động… thì văn
hóa công sở sẽ không ngừng được tăng cường và đảm bảo thực hiện. Ngược lại,
nếu người lãnh đạo quan liêu, cửa quyền, tổ chức điều hành mất dân chủ, không
được cấp dưới ủng hộ, gây mất đoàn kết trong cơ quan thì không thể phát huy
tác dụng của văn hóa công sở, làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ
của cơ quan, đơn vị.
- Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã tác động, đặt ra những yêu
18


cầu mới đối với việc xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa công sở nói riêng.
Phát triển kinh tế thị trường luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, đòi hỏi các
cơ quan hành chính phải không ngừng cải tiến lề lối làm việc, đội ngũ công chức
phải có năng lực, trình độ, có trách nhiệm với công việc, tận tụy và phục vụ tốt
nhu cầu của người dân với tư cách là những khách hàng của nền hành chính.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, nếu không có biện
pháp khắc phục hiệu quả sẽ là điều kiện, môi trường làm nảy sinh những biểu
hiện tiêu cực, phi văn hóa trong đội ngũ công chức như sách nhiễu nhân dân,
tham nhũng, kèn cựa, bè phái gây mất đoàn kết... gây ra nhiều khó khăn và thách
thức cho việc xây dựng văn hóa công sở văn minh, hiện đại.

- Số lượng các văn bản quy định về văn hóa giao tiếp, ứng xử của các cơ
quan nhà nước hiện nay tương đối nhiều, nhưng thiếu tập trung, thống nhất.
Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn
hóa công sở (năm 2007), đã có hàng chục quy chế, quy tắc về giao tiếp, ứng xử
của CBCC được các bộ, ngành và nhiều cơ quan ở trung ương, địa phương ban
hành, nhiều nhất là năm 2008. Tuy nhiên, về mặt hình thức cũng như kết cấu văn
bản chưa có sự thống nhất. Qua khảo sát nội dung của các văn bản nói trên, chưa
thấy sự phân cấp rõ ràng trong các quy định của Chính phủ và các cơ quan cấp
dưới. Vì vậy, mặc dù có rất nhiều điều luật, nhưng muốn trả lời được câu hỏi:
chuẩn mực chung cho hoạt động giao tiếp, ứng xử của mọi CBCC trong thực thi
công vụ là gì thì phải tìm ở nhiều văn bản khác nhau và cũng chưa bao quát hết.
Theo quy định, văn bản của cấp dưới cần cụ thể hóa các quy định trong
văn bản của cấp trên. Nhưng xem xét nội dung của một số quy tắc giao tiếp, ứng
xử do các bộ ban hành cho thấy nhiều quy định trong Luật cán bộ, công chức,
Luật Phòng, chống tham nhũng và Quy chế văn hóa công sở do Thủ tướng
Chính phủ ban hành đã được lặp lại khá nhiều. Mặt khác, do cấu trúc các
chương, phần chưa hợp lý, nên nhiều hành vi đã được quy định ở phần này lại
được quy định tiếp ở các phần sau, tạo ra sự chồng chéo không cần thiết.
- Các quy định chủ yếu mới là những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản,
tính cụ thể chưa cao, nên việc thực hiện của CBCC và việc xử lý vi phạm của
19


các cơ quan sẽ gặp khó khăn và chế tài của các quy định chưa rõ ràng và chưa
đủ mạnh. Việc ban hành các quy định phần nào còn nặng về “giải quyết tình
thế”. Vì vậy, một số cơ quan ban hành các quy định khi chưa dựa trên kết quả
khảo sát, nghiên cứu thực tế, chưa tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chính là
CBCC và công dân. Trên thực tế, cách làm của một số cơ quan là giao cho một
nhóm soạn thảo, rồi đưa ra xin ý kiến trong các cuộc họp chung, sau đó trình
lãnh đạo ký ban hành. Cách làm này nặng về hình thức, chưa phát huy được trí

tuệ của các cơ quan, chuyên gia và nhân dân; thiếu cơ chế phản biện khách
quan.
- Do những thói quen tập tục văn hóa còn ảnh hưởng sâu đậm đến ý thức
hành vi của người cán bộ công chức nên một số quy định như thờ cúng trong nơi
làm việc, sử dụng bia rượu trong trụ sở làm việc chưa được triệt để tuân thủ.
2.3 Tình hình thực hiện quy định văn hóa công sở ở một số doanh
nghiệp
Với sự phát triển của kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp ngày càng trở lên gay gắt và một trong những yếu tố cạnh
tranh được các doanh nghiệp hướng tới đó là xây dựng văn hóa công sở.
Việc xây dựng văn hóa công sở tại các doanh nghiệp mang tính chất tự do
hơn so với văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước và mang
tính chất nhỏ lẻ, riêng biệt. Bởi, văn hóa công sở trong doanh nghiệp được xây
dựng dựa trên một số quy định của nhà nước còn lại là những thước đo, chuẩn
mực được xây dựng theo lý tưởng và phong cách lãnh đạo mà doanh nghiệp đó
hướng tới.
Chính vì những lý do trên mà văn hóa công sở trong các doanh nghiệp có
các mặt ưu, nhược điểm so với văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính.
2.3.1 Những kết quả đã đạt được
Các quy định về văn hóa công sở của doanh nghiệp ngắn ngọn, dễ hiểu, ít
tầng quản lý tập trung trong một đầu mối ban hành nên tạo điều kiện cho việc áp
dụng vào thực tế hoạt động.
Do phạm vi áp dụng của văn hóa doanh nghiệp nhỏ hẹp, chỉ gói gọn trong
20


công ty, tổ chức, doanh nghiệp đó nên việc quan lý, giám sát thực hiện dễ dàng.
Việc phát hiện các sai phạm, đi ngược với quy định văn hóa của tổ chức dễ dàng
và việc xử lý vi phạm được thực hiện kịp thời.
- Về trang phục công sở: Các doanh nghiệp thường thiết kế riêng các bộ

đồng phục riêng biệt mang đậm nét đặc trưng nhận diện cho doanh nghiệp... Ví
dụ như màu sắc, hình dáng, kiểu trang phục. Quy định về trang phục của công
sở trong các doanh nghiệp được linh hoạt theo các ngành nghề, lĩnh vực hoạt
động của doanh nghiệp. Việc không sử dụng đúng đồng phục sẽ bị phạt kỷ luật
ngay lập tức nên có tính răn đe rất cao.
- Về thái độ, cách ứng xử giữa các cá nhân làm việc trong doanh nghiệp
đạt được các thành tựu sau:
Sự thành thực (thể hiện là nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện
những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện).
Sự tự giác (thể hiện ở mức độ sẵn sàng với công việc, không ngại khó
khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức)
Sự khôn khéo (biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh
luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất)
Có được những thành tựu này là do trong doanh nghiệp sự cạnh tranh đào
thải rất lớn do vậy việc các cá nhân phải tự hòa nhập, thích nghi với văn hóa
công sở trong doanh nghiệp để có thể phát triển cùng doanh nghiệp. Đây chính
là đòn bẩy cho sự tự giác và tuân thủ chừng mực trong giao tiếp công sở tại các
công sở là doanh nghiệp.
- Về bố trí văn phòng trụ sở nơi làm việc hiện nay của các doanh nghiệp
ngày càng có xu hướng mở. Công sở hiện nay đang được thiêt kế theo xu hướng
ngày càng hiện đại, sang trọng mà ấm áp để tạo cảm giác là ngôi nhà thứ hai với
các cá nhân làm việc trong tổ chức.
- Về những chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức được thiết lập trong
quy chế về văn hóa công sở của doanh nghiệp thường là các slogan, tôn chỉ kinh
doanh của các doanh nghiệp. Các quy định về văn hóa công sở phải được thực
hiện tuân theo những giá trị đạo đức cốt lõi mà doanh nghiệp đã đề ra.
21



×