Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức ở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.49 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có vị trí hết sức quan trọng trong tổ
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, có vai trò quyết định đến sự phát
triển của đất nước, là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi
luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch định, tổ
chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi các đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành
chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiện nhiều hoạt
động cải cách trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công
việc”, công việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ. Không có đội ngũ
cán bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không trở thành hiện
thực. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn được Đảng ta
quan tâm chú ý đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách cụ thể trong mỗi giai
đoạn, mỗi thời kì cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức ở nước ta nói chủng, tỉnh Lào Cai nói riêng còn có hiện
tượng vừa thiếu lại vừa yếu. Một số bộ phận nhỏ có biểu hiện suy thoái về đạo
đức, chính trị, lối sống, cơ hội thực dụng, tham ô, tham nhũng, lãng phí đang
làm suy giảm niềm tin với nhân dân và cản trở tiến trình đổi mới. Do vậy vấn
đề đặt ra là cần phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

1


chức, viên chức có đầy đủ năng lực và phẩm chất, có đủ đức và tài để đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thức được tính cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, đồng thời xuất phát từ thực tế hoạt động của Trung


tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Thắng, nơi tôi đang công tác; Tôi chọn
đề tài:“ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức ở Trung tâm Dịch vụ
Nông nghiệp huyện bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Đề tài này nhằm gắn những vấn đề lý luận đã được học trong nhà trường,
với thực tiễn hoạt động ở cơ sở, thông qua đó nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, viên chức trước mắt, cũng như về lâu
dài.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận, thực tiễn
của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức Trung tâm dịch vụ
nông nghiệp BT trong tình hình hiện nay.
- Nhiệm vụ: Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, từ đó tìm ra
nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, viên chức Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Bảo Thắng.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

2


- Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ,
đảng viên, khoá luận làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức Trung tâm
dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng
- Thời gian: năm 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Lịch sử, phân tích, khái quát, tổng
hợp, so sánh...
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, khoá
luận gồm 3 chương 7 tiết.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
Ở TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO THẮNG
1.1. Một số khái niệm về cán bộ, viên chức
1.1.1. Khái niệm cán bộ
Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Cán bộ là công dân Việt
Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.1.2. Khái niệm viên chức

3


Theo Điều 2 Luật viên chức năm 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
1.2. Quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về công
tác cán bộ
1.2.1.Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ:
Thứ nhất là, phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng
cán bộ. Đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán bộ.
Nếu không đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể đề ra
chính sách cán bộ một cách đúng đắn được. Hồ Chí Minh cho rằng, cứ mỗi lần
xem xét lại cán bộ, một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những
người yếu kém sẽ bị lòi ra. Hiểu và đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán

bộ phải có những yêu cầu riêng. Đồng thời, hiểu và đánh giá đúng cán bộ phải có
có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực,
đánh giá một cách hoàn toàn công minh, khách quan.
Thứ hai là, phải chống chủ nghĩa bè phái, cục bộ, địa phương, hẹp hòi. Hồ
Chí Minh hay nhấn mạnh đến việc chống cánh hẩu, họ hàng, thân quen trong công
tác cán bộ nói chung cũng như trong chính sách cán bộ nói riêng. Người phê bình
một cách nghiêm khắc việc ưa kẻ nịnh của người làm công tác cán bộ, tìm cách lợi
dụng chức quyền để đưa anh em, họ hàng, bạn bè thân quen vào chức này chức nọ.
Hồ Chí Minh chỉ rõ tác hại của bệnh hẹp hòi, bệnh địa phương cục bộ.
Thứ ba là, phải chú trọng đến công tác đề bạt cán bộ. Hồ Chí Minh lưu ý
việc phải xem xét thật kỹ trước khi đề bạt cán bộ, sau khi đã đề bạt rồi thì phải theo
dõi, giúp đỡ, kiểm tra người cán bộ đó; nếu không như thế thì hỏng việc. Hồ Chí
Minh viết rõ: cất nhắc cán bộ không nên làm theo lối giã gạo, nghĩa là trước khi cất

4


nhắc không xem xét kỹ, khi cất nhắc rồi thì không giúp đỡ họ, khi họ sai lầm thì
đẩy họ xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên; một cán bộ bị nhắc lên thả
xuống ba lần như thế là hỏng cả đời. Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm quý trọng cán
bộ khi cho rằng: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng
những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có
ích cho công việc chung của chúng ta”.
Thứ tư là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong công tác cán bộ, phải chú ý việc
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mà Hồ Chí Minh cho rằng, đây là công việc gốc của
Đảng khi đặt trong mối quan hệ với nội dung vai trò của cán bộ. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ là một công việc quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên.
Tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là những quan điểm cơ bản chỉ đạo chung
vào công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong tất cả các thời kỳ hoạt động của

Đảng, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng hiện nay, thời kỳ Đảng tiếp tục cầm quyền
lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước vì những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
1.2.2. Quan điểm của đảng về công tác cán bộ
Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Đảng đã
chỉ ra “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên
giữ ví trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,
tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên
tắc...”
Trước hết, quán triệt phương hướng, nhiệm vụ về xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng mà

5


Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra: “Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm
vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác
xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI. Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan,
đơn vị và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở
nghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa
những yếu kém, khuyết điểm”
Hai là, nắm vững và vận dụng bài học kinh nghiệm đầu tiên sau 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội XI được Đại hội XII đúc rút: “Phải hết sức chú
trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phải
phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sự nhất trí
trong Đảng và đồng thuận xã hội; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân
dân, có quyết tâm chính trị cao với những biện pháp thiết thực, mạnh mẽ, đồng

bộ, kiên quyết phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; chú trọng đổi mới công tác tổ
chức - cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh phòng, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ”.
Ba là, quán triệt và thực hiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công

6


tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy quyền, trách nhiệm
của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về
công tác cán bộ. Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng
tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Đẩy mạnh dân
chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ
chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng,
phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp
ứng yêu cầu của giai đoạn mới.
Bốn là, tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ
nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đó là công việc thường xuyên của các tổ
chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương,
đơn vị và của cán bộ, đảng viên, công chức, gắn với chống suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích
nhóm”, nói không đi đôi với làm. Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để
phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống,
phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.


7


Năm là, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về quan hệ giữa đường lối chính trị và
đường lối cán bộ, quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong
công tác cán bộ, quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, giữa đức và tài, giữa kế
thừa và phát triển, giữa quản lý thống nhất của Đảng với phát huy đầy đủ trách
nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị, giữa thẩm quyền, trách nhiệm
cá nhân và tập thể, giữa phân cấp, phân quyền và kiểm tra, giám sát, kiểm soát
để thực hiện thống nhất, đồng bộ trong Đảng và trong hệ thống chính trị.

Sáu là, tiếp tục ban hành và thực hiện các quy chế, quy định, cơ chế,
chính sách trong công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt
chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp, trong đó có quy chế đánh giá đúng
đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí đúng cán bộ. Tăng
tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ.
Đổi mới phương thức bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm
cán bộ, để lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất
đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ vị trí
lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất
là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm
vụ. Mở rộng đối tượng thi tuyển cán bộ quản lý, hoàn thiện tiêu chí đánh giá

8


và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ

quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. Rà soát, sửa đổi, bổ sung
chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực
thi nhiệm vụ để làm cơ sở đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng cơ chế,
chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài.
Bảy là, thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ
chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát,
kỷ luật Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng
viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về công tác kiểm tra,
giám sát để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Có
cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả đối với người đứng đầu, kể cả những cán bộ
chủ chốt cấp cao.
1.3. Tiêu chí đánh giá cán bộ, viên chức ( tiêu chí đáng giá CB,VC)
1.3.1. Tiêu chuẩn cán bộ ( tiêu chí đánh giá cán bộ)
Theo điều Điều 28 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì tiêu chí đánh
giá cán bộ gồm những nội dung sau:

9


Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước;
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm
kỳ, thời gian luân chuyển.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy
định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
1.3.2. Tiêu chuẩn viên chức ( tiêu chí đánh giá viên chức)
Theo Điều 41 Luật viên chức năm 2010 tiêu chí đánh giá viên chức gồm
những nội dung sau:
Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã
ký kết;
Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với
đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

10


Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung trên
ngoài ra còn có các nội dung sau:
Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian
tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen
thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.

Chương 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC Ở TRUNG TÂM
DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO THẮNG
2.1. Khái quát chung về điều kiện KT - XH huyện Bảo Thắng và

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp
2.1.1. Khái quát chung về điều kiện KT - XH huyện Bảo Thắng
Bảo Thắng có địa hình là một dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng có
phía Tây là dải núi thấp của dãy Phan-Xi-Păng – Pú Luông và Đông là của dãy
thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Dọc chiều dài Bảo Thắng có con sông Hồng và
tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội chạy qua, phân huyện thành hai bên tả ngạn và
hữu ngạn trong đó khu hữu ngạn có nhiều suối lớn rất thuận lợi cho giao thông.

11


Nên từ xa xưa Bảo Thắng đã là cửa ngõ tiền đồn trọng yếu vùng Tây Bắc Tổ quốc
với biệt danh “cửa quan Bảo Thắng”.
Diện tự nhiên huyện Bảo Thắng là 68.506,73 ha, có tổng số dân sinh sống
108.039 người, với 17 dân tộc anh em chung sống ở 260 thôn, tổ dân phố thuộc 12
xã và 3 thị trấn (có 5 xã đặc biệt khó khăn khu vực III và 1 xã biên giới khu vực II).
Huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Lào Cai, có QL70; QL4E; đường cao tốc Nội BàiLào Cai; đường sắt; TL151; TL152, TL157 nối huyện với các tỉnh trong vùng và
cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bảo Thắng trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp
thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và sinh hoạt của
Nhân dân trong huyện để phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục, y tế đã có những
chuyển biến tích cực, quốc phòng, an ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội được ổn định, đời sống Nhân dân các dân tộc đang từng bước
được cải thiện đáng kể.
Đất đai Bảo Thắng chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đất canh tác ít, tập trung ở
các thung lũng ven sông, suối còn lại là đất Feralít thuận lợi cho trồng cây công
nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Từ năm 1995, huyện đã có nông trường Quốc
doanh chè Phong Hải với diện tích 300 ha và công suất 10 tấn/ngày, ngày nay đang
triển khai nhanh dự án vùng nguyên liệu chè trên 2.000 ha và hình thành cơ sở chế
biến 42 tấn/ngày. Bên cạnh địa hình, đất đai thuận lợi Bảo Thắng còn là đầu mối
giao thông có đường sông, đường bộ, đường sắt toả đi khắp các khu vực Bắc Nam

thuận lợi, thu hút các cư dân khắp mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp ngày càng
đông đúc hình thành 3 thị trấn sầm uất (Phong Hải, Phố Lu, Tằng Loỏng) với số
lượng dân cư đô thị ngày càng tăng và trở thành huyện đông nhất tỉnh có điều kiện
thuận lợi phát triển kinh tế thương mại.
Đặc biệt, Bảo Thắng có nhiều mỏ khoáng sản và khu công nghiêp Tằng
Loỏng chế biến sản xuất các chất hoá học và phân bón phục vụ sản xuất công nông
nghiệp làm giàu cho Tổ quốc, góp phần thay da đổi thịt bộ mặt kinh tế - xã hội địa
phương. Các địa hình, tài nguyên Bảo Thắng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh

12


tế cơ cấu nông – lâm – công nghiệp – thương mại - dịch vụ trong đó đặc trưng chủ
yếu là trồng chè, mía, nhãn, vải, buôn bán hàng hoá và dịch vụ.
Kết hợp nhiều tiềm năng kinh tế - xã hôi tổng hợp của địa phương, Bảo Thắng
đã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá các loại cây
trồng, vât nuôi với những hướng đầu tư khác nhau một cách phù hợp như: mở rộng
diện tích trồng mía, cây ăn quả, cây chè, góp phần nâng cao tổng sản phẩm giá trị
kinh tế địa phương xây dựng huyện Bảo Thắng ngày một vững mạnh toàn diện
2.1.2.Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Thắng được thành lập trên
cơ sở sáp nhập Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông, Trạm
Chăn nuôi và thú y theo Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của
UBND tỉnh Lào Cai. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Thắng (sau
đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Ủy ban nhân
dân Huyện Bảo Thắng; chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ
chức bộ máy biên chế của UBND huyện Bảo Thắng; đồng thời chịu sự quản lý
trực tiếp về chuyên môn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện; Trung tâm chịu trách nhiệm trước UBND huyện Bảo Thắng về việc
thực thi nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực thú y, chăn nuôi, trồng trọt và Bảo vệ

thực vật, khuyến nông, quản lý các công trình thủy lợi và các công trình cấp
nước sinh hoạt trên địa bàn; các dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp có liên quan do
Trung tâm đăng ký thực hiện theo quy định trên địa bàn.

13


Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở
làm việc. Trung tâm được cấp kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trụ sở làm việc đặt tại Thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Về cơ cấu tổ chức và cán bộ: Trung tâm có tổng số có 47 cán bộ, viên
chức và hợp đồng lao động trong đó:
Viên chức: 17 người (Thạc sỹ: 01 ; Đại học 14 ; Cao đẳng 01; Trung cấp
01)
Khuyến nông viên xã: 15 người ( đại học 9; trung cấp 6).
Thú y viên xã: 15 người( hợp đồng chi trả phụ cấp 1,0 theo hệ số lương
cơ bản)
Ban Giám đốc gồm có 04 người: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc.
Có 03 phòng chuyên môn gồm 17 viên chức trong đó: Phòng Hành chính
- Tổng hợp: 05 người; phòng Kỹ thuật tổng hợp: 05 người; Trạm Chăn nuôi thú
y: 07 người.
2.2. Những kết quả đạt được
2.2.1. Đánh giá chung
Ngay từ khi thành lập dưới sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, sự chỉ đạo
quyết liệt của UBND huyện, sự giúp đỡ của Sở NN&PTNT, sự phối hợp của
các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và sự đoàn kết nội bộ cơ
quan từ huyện đến cơ sở. Tình hình hoạt động của cơ quan dần đi vào nề nếp,
khắc phục được khó khăn tồn tại sau khi sáp nhập để hoàn thành tốt nhiệm vụ

14



được giao, cán bộ ổn định tinh thần làm việc, tập trung bồi dưỡng và nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ.
Đội ngũ cán bộ, viên chức cơ quan đã phát huy mạnh những mặt tích cực
trong năm qua. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường
mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn, hăng hái thực hiện thắng lợi đường lối chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các đồng chí lãnh đạo của cơ quan đại đa số là các đồng chí Đảng viên
có uy tín, trách nhiệm cao trong công tác. Liên tục nhiều năm liền đạt danh
hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, thực sự làm nòng cốt là hạt nhân của phong trào thi
đua của cơ quan, đơn vị.
Đa số cán bộ giữ vững đạo đức cách mạng “cần kiệm, liêm chính, chí
công vô tư”, yêu ngành yêu nghề, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề
nghiệp.
Đội ngũ cán bộ và lực lượng viên chức của cơ quan trong công tác và
sinh hoạt đều phát huy tốt tính gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
chính trị của Đảng, của chính quyền và đoàn thể giao phó.
Trình độ kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý ngày càng được
nâng cao, từng bước đáp ứng được sự đòi hỏi của sự đổi mới sự nghiệp giáo
dục và sự phát triển kinh tế của cơ quan. Số cán bộ, viên chức giỏi quản lý,

15


giỏi chuyên môn, nghiệp vụ mỗi năm một tăng, đóng góp vào sự phát triển
ngày càng vững mạnh của cơ quan.
2.2.2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
Chi ủy chi bộ đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng theo
đúng quan điểm định hướng của Đảng; theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng

trong cán bộ, đảng viên, định hướng, giải quyết vướng mắc về tư tưởng, tạo sự
đoàn kết thống nhất ý chí và hành động; lãnh đạo cán bộ, viên chức và đảng
viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Tổ chức học tập quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến từng cán bộ, viên
chức cơ quan.
Trung tâm đã tiếp tục tiến hành tuyên truyền, phổ biến sâu rộng việc tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện việc ‘’Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’
theo chỉ thị số 05 của Bộ chính trị thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ và thông qua
các buổi họp chuyên đề, tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi
đua của ngành cũng như của cơ quan, đơn vị.
Tuyên truyền với cán bộ, viên chức trong cơ quan về nội dung mà Hội nghị
Trung ương 4 khóa XII đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Ban lãnh đạo đã triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; Quy chế dân chủ ở cơ quan đơn vị; Chỉ; Trung tâm đã chủ động triển
khai các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng trong các cuộc họp chi bộ, cá
cuộc hội thảo sâu rộng đến các cán bộ, viên chức trong toàn cơ quan, đơn vị.

16


Trung tâm đã chú trọng xây dựng khối đoàn kết nội bộ, khắc phục khó khăn
thực hiện tốt nhiệm vụ, tính từ đầu năm 2017 đến nay, hầu hết cán bộ viên chức
của cơ quanổn định tư tưởng không dao động trước những khó khăn.
Trong các buổi họp phòng chuyên môn, sinh hoạt các Đoàn thể và họp toàn
thể cán bộ, nhân viên định kỳ cơ quan cũng đã đánh giá, kiểm điểm về tác phong,
lối sống của cán bộ, viên chức đồng thời gắn cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động

trên.
Công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện cuộc vận động “Dân chủ –
Kỷ cương – Trách nhiệm”. Các cuộc vận động trên đã được Công đoàn phối hợp
với chuyên môn phát động ngay từ đầu năm. Chuyên môn đã phối hợp tốt với
Công đoàn tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, viên chức, kế hoạch hoạt động của cơ quan
đã được cán bộ, viên chức bàn bạc dân chủ thống nhất các biện pháp thực hiện.
2.2.3. Công tác xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức
Bố trí sử dụng hợp lí đội ngũ cán bộ quản lí, viên chức, nhân viên theo
chuyên ngành đào tạo, theo định mức lao động, theo năng lực sở trường.
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên
chức thông qua tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và tự bồi dưỡng của cá nhân.
Bồi dưỡng kiến thức tin học cho 100% cán bộ, viên chức. Tích cực ứng dụng
CNHĐ trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, trong công tác quản lý. Tổ chức
đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn
kiến thức, kĩ năng.
Tiến hành rà soát, điều chỉnh và bổ sung cán bộ quản lý cho đơn vị giai
đoạn 2015-2020 theo đúng hướng dẫn có xem xét điều kiện thực tiễn của đơn

17


vị. Bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch để nâng cao trình độ chuyên môn. Phân
công, bố trí CBQL, VC, NV đảm bảo định mức quy định và phù hợp với thực
tế.
Chú trọng đến công tác quy hoạch cán bộ, viên chức. Tập trung bồi
dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến
thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ.
Trong năm 2017 90% cán bộ, viên chức được cập nhật kiến thức pháp
luật, được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; 80% được bồi dưỡng cập nhật
kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi nhiệm vụ.

Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ trong cơ quan: Thực hiện tốt công tác
kiểm tra nội bộ cơ quan theo kế hoạch. Trong năm đã tiến hành kiểm tra toàn diện
được 09 cán bộ, viên chức và kiểm tra chuyên môn tất cả nhân viên.
Công tác chuyên môn như thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động
chuyên môn thực hiện thường xuyên của Cơ quan nhằm nâng cao chất lượng
trình độ và kỹ năng nghề nghệp cho đội ngũ cán bộ, viên chức. Do Chi uỷ và
ban lãnh đạo có nhiều chủ trương và giải pháp tích cực để xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ của cơ quan, đã bồi dưỡng được nhiều cán bộ quản
lý, viên chức giỏi cấp phòng và các đoàn thể.

18


Công tác phát triển Đảng: Đã tổ chức bồi dưỡng, xem xét đề nghị cấp trên
cho 05 đồng chí ưu tú đi học lớp bồi dưỡng đối tượng đảng. Đã tổ chức kết nạp
02 đồng chí đảng viên.
2.2.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Trên cơ sở về chỉ tiêu, nhu cầu của cán bộ, viên chức ở cơ quan, Ban
giáo đốc chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
của tổ và cá nhân xây dựng kế hoạch đào tao, bồi dưỡng chuyên môn qua từng
tháng, từng năm. Cơ bản các đồng chí cán bộ thực hiện tốt việc đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn theo đúng kế hoạch.
Cơ quan luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, viên chức, đảng viên
và người lao động. Trong năm đã cử 03 đồng chí học nâng cao trình độ lên đại học,
02 đồng chí tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Đối với các lớp
học bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn luôn động viên cán bộ, viên chức
tham gia đầy đủ và học tập nghiêm túc.
Trong quá trình làm việc mỗi cán bộ, viên chức đều thường xuyên tự bồi
dưỡng chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, 100% có chứng chỉ tin học đảm bảo

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2.2.5. Đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động công việc chuyên môn
Dù mới thành lập, xong cán bộ viên chức Trung tâm luôn đoàn kết, đồng
lòng xây dựng và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bản thân mỗi cán bộ
viên chức đều không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng
tốt nhất nhiệm vụ công việc. Trong năm cán bộ, viên chức Trung tâm đều làm việc
tương đối hiệu quả, trong công việc chuyên môn luôn tham mưu cho cấp trên chỉ

19


đạo kịp thời, sát với thực tế, hướng dẫn và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng,
vật nuôi. Không để dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và
đời sống của người dân.
Trung tâm chỉ đạo cán bộ phòng kỹ thuật, khuyến nông viên xã thường
xuyên xuống thôn, bản, tổ dân phố hướng dẫn nhân dân tập trung sản xuất nông
lâm nghiệp, cụ thể:
Cây lúa, ngô: Thực hiện 100% diện tích KH giao, trong đó diện tích thực
hiện cánh đồng 1 giống trên 1.000 ha
Cây vụ đông: Diện tích thực hiện 1.300/1.300 ha, làm đất 1.237 ha, diện tích
đã trồng 1.128 ha ( trong đó ngô 125,6 ha; khoai lang 171 ha; khoai tây 58 ha; hoa
11 ha; rau các loại 762,4 ha)
Trung tâm phối hợp UBND xã Sơn Hải thực hiện mô hình liên kết sản xuất
khoai khoai lang vụ đông với diện tích 10 ha tại thôn Nam Hải, An Tiến
Tình hình sâu bệnh hại: tổng diện tích nhiễm sâu bệnh hại trên cây nông
nghiệp 2306,2 ha (nhiễm nhẹ 2224,1 ha; nhiễm nặng 82,1 ha), trong đó
Cây lúa: Tổng nhiễm 2283,2 ha (nhẹ 2202,1 ha; nặng 81,1 ha) tập trung bệnh
đạo ôn lá, cổ bông, khô vằn, nghẹt rễ, bạc lá đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ,
rầy...
Cây chè: Bọ cánh tơ gây hại nhẹ 2 ha

Cây lâm nghiệp: Tổng nhiễm 21 ha (nhẹ 20 ha; nặng 1 ha) do ong ăn lá mỡ,
sâu đo ăn lá quế.
Kế hoạch chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân 2018: Trung tâm Dịch vụ phối hợp
UBND xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông xuống trực tiếp thôn,
bản họp thôn triển khai công tác chuẩn bị vật tư cho sản xuất vụ xuân 2018.
Chỉ đạo hệ thống khuyến nông viên tuyên truyền hướng dẫn nhân dân trồng cỏ,
gieo ngô dày, dự trữ thức ăn, phòng chống rét cho đàn gia súc trong mùa đông.
Công tác tổ chức tập huấn: Luỹ kế tập huấn được 142 lớp/5.413 lượt người

20


tham gia với nội dung về: kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại lúa, ngô, phòng chống
bệnh thủy sản, dự trữ thức ăn và phòng chống rét cho đàn gia súc...
Hoạt động của các điểm tư vấn dịch vụ nông nghiệp: Các điểm tư vấn dịch
vụ vật tư nông nghiệp hướng dẫn kịp thời và đầy đủ cho nông dân phân bón, thuốc
BVTV và các vật tư cần thiết cho gieo trồng năm 2017...
Lũy kế từ đầu năm các điểm tư vấn dịch vụ cung ứng
Phân bón: 280 tấn phân các loại
Thuốc BVTV: 240 triệu đồng tiền thuốc BVTV
Công tác thông tin tuyên truyền, hoạt động của khuyến nông viên
Từ đầu năm, Trung tâm đã chỉ đạo KN cơ sở tham mưu cho UBND các xã,
thị trấn ra được 398 công văn chỉ đạo bà con nông dân tập trung sản xuất nông lâm
nghiệp như chăm sóc mạ, hướng dẫn nhân dân phòng trừ sâu bệnh hại lúa, dự trữ
thức ăn và phòng chống rét cho gia súc...
Trung tâm đã phối hợp với đài THTH huyện thực hiện được 11 chuyên mục
phát sóng trên phát sóng trên đài phát thanh như công tác tập huấn, hướng dẫn
nhân dân phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa...
Tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình, dự án khuyến nông đã và đang
thực hiện, tuyên truyền nhân rộng mô hình thành công. Đạt được kết quả trên đã

khảng định được phần nào chất lược của cán bộ, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
2.2.6. Công tác đánh giá phân loại cán bộ, viên chức trong năm qua
Việc triển khai thực hiện đánh giá, xếp loại cán bộ, viên chức theo Chuẩn và
đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo hàng năm: Tổ chức thực hiện đánh giá
theo hướng dẫn qua đó thấy được những mặt mạnh, yếu của từng đồng chí để có
biện pháp khắc phục
Việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại để làm cơ sở bố trí, sử dụng; đào
tạo, bồi dưỡng và đánh giá thi đua: Nghiên cứu lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ cốt
cán, tổ trưởng chuyên môn,..qua kết quả đánh giá đồng thời để xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng phù hợp qua kết quả đánh giá, xếp loại, đánh giá thi đua

21


Trong năm 2017 tập thể Trung tâm đã được UBND huyện Bảo Thắng xét
tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
Đối với cá nhân có 02 viên chức đạt Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 27 viên
chức đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
Công tác quản lý, đánh giá đội ngũ cán bộ, Đảng viên và viên chức được
Chi bộ và Ban giáo đốc thực hiện chặt chẽ, kết hợp giữa quản lý hành chính và
quản lý nội dung chuyên môn (lấy quản lý chất lượng chuyên môn là chính),
kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ở nơi công tác và ở nơi cư trú. Phát huy vai trò
tự giác của mỗi cán bộ, Đảng viên đồng thời tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát của tổ chức Đảng và các đoàn thể nhân dân
2.2.7. Thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần của đội ngũ cán bộ, viên chức
Các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức như: Tiền lương, thu
hút, ưu đãi, kiêm nhiệm,… Cơ quan đã chi trả đúng theo quy định. T hực hiện
việc thu nhập tăng thêm trên cơ sở tiết kiệm, làm thên chi đúng theo hướng
dẫn.

Phối hợp với công đoàn động viên CBVC, quan tâm đến CBVC có hoàn
cảnh đặc biệt nhân dịp các ngày lễ, tết, tổ chức các hoạt động tham quan du
lịch kết hợp trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm các đơn vị bạn. . Trong năm
2017 thực hiện tinh giảm biên chế, Trung tâm đã hoàn thiện hồ sơ cho 02 đồng chí
được nghỉ chế độ 108 ( cao tuổi, không đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn).
Ban lãnh đạo Trung tâm luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần
cho đội ngũ cán bộ, viên chức. Trong năm công đoàn cơ quan đã tạo điều kiện cho

22


các đoàn viên tăng thêm thu nhập từ việc kinh doanh, cung ứng vật tư nông nghiệp
cho nhân dân. Tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời đoàn viên công đoàn ốm đau,
gia đình có việc hiếu, hỉ.
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.1. Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trên đội ngũ cán bộ, viên chức
Trung tâm còn có một số hạn chế sau:
Về lập trường chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng: Trong năn qua
vẫn còn cán bộ, đảng viên, viên chức vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước như: Sinh con thứ 3, người thân trong gia
đình tham gia chơi số đề ...
Về trình độ học vấn, chuyên môn: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ,
viên chức còn chưa đồng đều: 24 cán bộ, viên chức có trình độ đại học tuy
nhiên chỉ có 04 người được đào tạo chính quy tập trung còn lại đều là hệ vừa
học vừa làm, 08 cán bộ viên chức chỉ có trình độ cao đắng, trung cấp nghề
nhưng còn yếu chuyên môn, một số khuyến nông viên xã chỉ được đào tạo
chuyên ngành trồng trọt hoặc chăn nuôi thú y nhưng lại phải đảm nhiệm công
việc tại cơ sở với cả 2 mảng lĩnh vực trên dẫn đến hiệu quả công việc chưa
cao, còn nhiều khó khăn và bất cập. Đội ngũ 15 thú y viên xã chỉ được hợp

đồng ngắn hạn tại cơ sở và hưởng phụ cấp... cùng với đó lại chưa được đóng
bảo hiểm xã hội dẫn đến chưa yên tâm công tác, chất lượng công việc còn
nhiều hạn chế.

23


Cán bộ chủ chốt của đoàn thể là cán bộ, viên chức do Đại hội bầu chưa được
đào tạo, bồi dưỡng. Số ít cán bộ chưa tự giác hoàn thành công việc do Ban chấp
hành phân công, dẫn tới có cá nhân bận quá nhiều công việc, một số công việc giải
quyết không kịp thời ít nhiều ảnh hưởng tới tập thể cơ quan, đơn vị.
Công tác tuyển chon cán bộ, viên chức chưa thực hiện giao quyền tuyển
dung lao động cho cơ quan theo quy định của Nhà nước, chưa phát huy vai trò chủ
động của cơ sở. Vẫn còn duy trì tình trạng cơ quan không được quyền tuyển chọn
cán bộ, nhân viên, do cơ quan cấp trên tuyển chọn và điều động. Do đó chất lượng
một số cán bộ, viên chức mới được tuyển chọn gần đây chưa đáp ứng được yêu cầu
của cơ quan, đơn vị.
Về trình lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ,
viên chức Trung tâm còn thấp: Mới có 04 người có trình độ Trung cấp Chính
trị, còn lại là tương đương với sơ cấp và chưa có trình độ sơ cấp.
Việc bố trí, sử dụng: Cán bộ, viên chức trong cơ quan, đơn vị sau đào tạo
còn bất cập, chưa phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với lĩnh vực phụ trách,
cán bộ đi tào tạo Đại học về chưa được chuyển ngạch.
Công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, viên chức
thiếu sự đồng bộ. Với thực trạng đó cùng với sức ì của một số nhỏ viên chức
làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, lối mòn, chất lượng và hiệu quả công tác
không cao.
Về công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, viên chức: Hạn chế trong công tác
này là chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ nên việc tổ
chức thực hiện còn lúng túng. Trong quy hoạch còn dàn trải, tính khả thi chưa cao;


24


chất lượng và cơ cấu của quy hoạch còn nhiều mặt hạn chế; về trình độ trong quy hoạch
chưa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số còn
thấp. Công tác tạo nguồn quy hoạch: Công tác đào tạo cán bộ, viên chức chưa
được quan tâm đúng mức. Mặt khác, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên
chức chưa gắn chặt với quy hoạch; áp lực về chuẩn hoá cán bộ, viên chức cho
nên đào tạo tại chức còn nhiều, chưa chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyên
môn.
2.3.2. Một số nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
Do mới được thành lập từ những đơn vị nhỏ nên trong công tác chỉ đạo
điều hành công việc của Ban giám đốc còn nhiều lúng túng, công việc chưa
thực sự trôi chảy. Mặt khác do chế độ chính sách của nhà nước đối với thú y
viên xã còn thấp nên cán bộ thú y còn chưa mặn mà với công việc dấn đến hiệu
quả chưa cao.
Đối tượng trong công việc của Trung tâm là những người nông dân có
trình độ dân trí chưa cao, chưa đồng đều, nhận thức về tiến bộ khoa học còn
thấp nên trong công tác tuyên truyền và vận động của cán bộ, viên chức còn
gặp nhiều hạn chế. Trong khi đó đời sống cán bộ viên chức còn khó khăn,
lương sự nghiệp thấp, giá cả thị trường thì biến động và tăng nhanh ảnh hưởng
không nhỏ tới cả đời sống vật chất và tinh thần cán bộ viên chức trung tâm.

25


×