Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ lâm SÀNG và KINH tế của MIẾNG TRÁM bít hố RÃNH BẰNG GLASS IONOMER và COMPOSITE SEALANT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NHA học ĐƯỜNG ĐANG THỰC HIỆN tại TRƯỜNG TIỂU học HUỲNH KIẾN HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.12 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA RĂNG HÀM MẶT
************

Đề cương tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG VÀ KINH TẾ CỦA
MIẾNG TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG GLASS IONOMER
VÀ COMPOSITE SEALANT TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NHA HỌC ĐƯỜNG ĐANG THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC HUỲNH KIẾN HOA

Sinh viên: Nguyễn Hoàng Mai Thảo
Lớp RHM 10 – Tổ 01

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-2016-


ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA RĂNG HÀM MẶT
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG

Đề cương khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên:
Nguyễn
Hoàng Mai
Thảo KINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
LÂM


SÀNG

RHM2010BẰNG
TẾ CỦA MIẾNG TRÁM BÍT HỐ Lớp
RÃNH
GLASS IONOMER VÀ COMPOSITE
SEALANT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NHA
1
HỌC ĐƯỜNG ĐANG THỰC HIỆN TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUỲNH KIẾN HOA


TÓM TẮT
Glass ionomer cement và Composite sealant là hai loại sealant trám bít hố rãnh
được sử dụng rộng rãi giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Vì vậy, cần thiết phải đánh giá
hiệu quả của hai loại sealant này trên các nhóm đối tượng có môi trường miệng khác nhau
nhằm chọn lựa loại sealant phù hợp cho từng loại môi trường miệng để có thể có được chi
phí điều trị tối thiểu nhưng vẫn đạt được hiệu quả tối ưu.

 Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá hiệu quả lâm sàng và kinh tế của miếng trám bít hố rãnh bằng Glass
ionomer cement và Composite sealant ở các nhóm đối tượng có môi trường miệng khác
nhau.

 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thực hiện trên 90 học sinh trong độ tuổi từ 6-9
tuổi (khối 1 – khối 3) đang theo học tại trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa, Quận 5, Thành phố
Hồ Chí Minh. Các đối tượng trên được chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 30 học sinh. Nhóm 1:
Học sinh có răng tốt hoàn toàn (không có răng sâu, mất, trám ở cả hệ răng sữa và hệ răng
vĩnh viễn). Nhóm 2: Học sinh có SMT-R từ 1-3 ở cả hệ răng sữa và răng vĩnh viễn. Nhóm 3:

Học sinh có SMT-R >3 ở cả hệ răng sữa và răng vĩnh viễn. Mỗi học sinh sẽ được tiến hành
đặt sealant trên hai răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất đối xứng nhau: Một răng được sealant với
vật liệu Glass ionomer cement, răng đối diện được sealant với vật liệu Composite sealant.
Các răng được trám bít hố rãnh được theo dõi và đánh giá về độ lưu giữ của miếng trám bít
và tỉ lệ sâu răng mới (bao gồm sang thương sâu răng chưa tạo lỗ) trên các răng này sau 3; 6;
9; 12 tháng. So sánh hiệu quả kinh tế của miếng trám bít hố rãnh bằng Glass ionomer cement
và Composite sealant bằng cách đánh giá thời gian làm việc và chi phí sử dụng của từng loại
vật liệu.

2


MỤC LỤC
Trang

TÓM TẮT
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT- ANH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4
1.1.
1.2.
1.3.

1.4.

1.5.


1.6.

Định nghĩa sealant ................................................................................................4
Lịch sử của sealant nha khoa................................................................................4
Chỉ định và chống chỉ định khi đặt sealant...........................................................5
1.3.1. Chỉ định của trám bít hố rãnh bằng sealant...............................................5
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định đặt sealant....................................6
1.3.3. Chống chỉ định đặt sealant........................................................................7
Phân loại sealant....................................................................................................7
1.4.1. Theo phương pháp trùng hợp....................................................................7
1.4.2. Theo thành phần của sealant.....................................................................7
1.4.3. Theo màu sắc............................................................................................8
Sự lưu giữ và hiệu quả phòng chống sâu răng của sealant...................................8
1.5.1. Một số nghiên cứu trên Thế giới...............................................................9
1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam...............................................................9
1.5.3. Các tác nhân thường gặp làm giảm sự lưu giữ của sealant.......................9
Giới thiệu hai loại sealant thường được sử dụng ở Bộ môn

3


1.7.

Nha khoa công cộng..............................................................................................10
1.6.1. Glass ionomer cement (GIC)....................................................................10
1.6.2. Nhựa composite sealant............................................................................12
Một số nghiên cứu về hiệu quả lâm sàng của Glass ionomer sealant và Composite
sealant....................................................................................................................15


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................18
2.1.
2.2.
2.3.

2.4.

2.5.
2.6.
2.7.
2.8.

Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................18
Địa điểm và đối tượng nghiên cứu........................................................................18
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................18
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................18
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................19
2.3.1. Người thực hiện........................................................................................19
2.3.2. Các bước tiến hành....................................................................................19
2.3.3. Dụng cụ, vật liệu.......................................................................................19
2.3.4. Quy trình thực hiện việc trám bít hố rãnh.................................................21
Theo dõi và đánh giá.............................................................................................22
2.4.1. Người đánh giá..........................................................................................22
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá..................................................................................22
2.4.3. Thời gian theo dõi và đánh giá..................................................................23
Kiểm soát sai lệch thông tin..................................................................................23
Xử lý số liệu..........................................................................................................23
Khía cạnh y đức....................................................................................................24
Quy trình nghiên cứu............................................................................................24


CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ........................................................................25
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu.....................................................................................25
Kết quả theo dõi của từng loại vật liệu.................................................................25
So sánh kết quả theo dõi giữa hai loại vật liệu......................................................26
So sánh thời gian làm việc của hai loại vật liệu....................................................26
So sánh chi phí sử dụng của hai loại vật liệu........................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


5


ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT ANH

 Chất đông cứng

Catalyst

 Chất nền

Base


 Hệ thống phát hiện và đánh giá

International Caries Detection and

sâu răng quốc tế

Assessment System

 Nhựa composite sealant

Resin based sealant

 Sealant quang trùng hợp

Light-cured fissure sealant

 Thời gian làm việc

Working time

 Thời gian trộn

Mixing time

 Vi kẽ

Microleakage

6



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bis-GMA

Bisphenol A – Glycidyl Methacrylate

Cs

Cộng sự

GIC

Glass Ionomer cement

ICDAS

International Caries Detection and Assessment System

RCLVV

Răng cối lớn vĩnh viễn

RHM

Răng Hàm Mặt

SMT-MR


Sâu mất trám-mặt răng

SMT-R

Sâu mất trám-răng

TBHR

Trám bít hố rãnh

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần của Helioseal F tính theo phần trăm khối lượng....................................14
Bảng 3.1. Bảng phân bố giới tính và số lượng răng trám bít hố rãnh theo 2 loại vật liệu..........25
Bảng 3.2. Đánh giá sự tồn tại của miếng trám bít hố rãnh bằng GIC và Composite sealant ở 3
nhóm đối tượng sau 3, 6, 9 tháng................................................................................................25
Bảng 3.3. Đánh giá tình trạng sâu răng ở các răng trám bít hố rãnh bằng GIC và Composite
sealant ở 3 nhóm đối tượng sau 3, 6, 9 tháng.............................................................................25
Bảng 3.4. Tỉ lệ % miếng trám bít còn nguyên vẹn (bong một phần, bong toàn bộ) ở 3 nhóm
đối tượng sau 3, 6, 9 tháng..........................................................................................................26
Bảng 3.5. Tỉ lệ % răng trám bít hố rãnh bị sâu ở 3 nhóm đối tượng sau 3, 6, 9, 12 tháng.........26
Bảng 3.6. So sánh thời gian làm việc của GIC và Composite sealant........................................26
Bảng 3.7. So sánh chi phí sử dụng của GIC và Composite sealant............................................26

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bộ sản phẩm GIC Fuji VII (GC Corporation, Tokyo, Japan).....................................11
Hình 1.2. Sản phẩm Helioseal F (Ivoclar Vivadent)...................................................................14


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt qui trình nghiên cứu...................................................................................24

8


MỞ ĐẦU
Trải qua nhiều thập kỷ, bệnh sâu răng vẫn là nguy cơ hàng đầu trong các bệnh lý răng
miệng. Các nhà khoa học luôn nỗ lực không ngừng để phòng ngừa và ngăn chặn sự tiến triển của
bệnh sâu răng. Sự phát hiện ra Fluor (năm 1813) và tác dụng phòng chống bệnh sâu răng của
Fluor đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng
đồng. Các chương trình Fluor hóa nước uống đã được áp dụng một cách rộng rãi và đạt hiệu quả
cao. Tuy nhiên các biện pháp Fluor chỉ đạt hiệu quả chủ yếu trên mặt láng của răng, trong khi đó
ở mặt nhai, do cấu trúc giải phẫu gồm nhiều hố, rãnh dễ gây lắng đọng thức ăn và phát sinh sâu
răng, tác dụng của Fluor lại rất thấp. [26]Trong khi đó, mặt nhai mặc dù chỉ chiếm 12.5 % trong
tổng các diện tích các mặt răng nhưng tỉ lệ sâu răng mặt nhai chiếm trên 50% xoang sâu theo mặt
răng ở cả hệ răng sữa và răng vĩnh viễn, ở cả trẻ em và người lớn.
Mặt khác, một số răng có hình dạng giải phẫu với mặt hố rãnh có rất nhiều trũng rãnh
phụ hoặc chiều sâu của các hố và rãnh lớn làm cho việc làm sạch vùng hố rãnh này là vô cùng
khó khăn, thậm chí những lông bàn chải cũng là quá to để có thể len vào và làm sạch được. [22]
Các mảnh vụn thức ăn vì thế vẫn còn đọng lại, và đó chính là một trong những yếu tố gây ra bệnh
sâu răng.
Sealant trám bít hố rãnh là một loại vật liệu được đặt trên hố và rãnh của răng, giúp hình
thành một lớp bảo vệ cơ học nhằm giảm thiểu việc lắng đọng thức ăn trên các mặt này. Nguyên
tắc cơ bản của việc trám bít hố rãnh bằng sealant là “phòng bệnh hơn chữa bệnh, một cái răng
lành mạnh không sâu có giá trị hơn một cái răng đã được trám tốt”

[6]

. Các phương pháp phòng


ngừa sâu răng từ trước đến nay luôn đặc biệt chú trọng đến vị trí hố rãnh ở mặt nhai.
Sealant nha khoa là một phương pháp không xâm lấn, hoạt động như một tác nhân cản
trở vật lý, vừa giúp bảo vệ cấu trúc răng vừa phòng ngừa sâu răng. Giai đoạn khoảng 2-4 năm sau
khi răng mọc tiềm ẩn nguy cơ sâu răng ở các răng cối cao nhất, mặc dù nguy cơ sâu răng ở hố,
rãnh của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất kéo dài suốt thời kỳ thanh thiếu niên và có thể muộn hơn
nữa. Có lẽ, thời kỳ “nhạy cảm với sâu răng” nhất của răng cối vĩnh viễn thứ nhất trong khoảng 11.5 năm trong giai đoạn mọc răng. Ở thời điểm này, men răng chưa phát triển hoàn toàn, đứa trẻ

1


và ba mẹ chúng thường khó biết rằng có một cái răng mới đang nhú lên, hơn nữa việc chải sạch
các bề mặt răng đang mọc thường rất khó khăn với đứa bé. [31]
Khái niệm “trám bít hố rãnh” ngày nay đã rất phổ biến, không còn là một khái niệm mới
mẻ nữa. Có rất nhiều cơ sở công và tư thực hiện việc trám bít hố rãnh. Ngay tại Việt Nam,
“sealant, trám bít hố rãnh” đã trở thành từ ngữ tương đối quen thuộc cả trong giới y nha sĩ và
trong công chúng.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có rất nhiều báo cáo khoa học về hiệu quả
phòng ngừa cũng như lợi ích kinh tế, về phương diện lâm sàng cũng như trong phòng thí nghiệm
của việc sử dụng sealant phòng ngừa sâu răng ở mặt hố rãnh. Sealant trám bít hố rãnh cũng là
một trong bốn nội dung chính của chương trình Nha học đường Việt Nam.[9]
Trong số các loại vật liệu trám bít hố rãnh hiện nay, hai loại vật liệu thường được sử
dụng nhất là Nhựa composite và Glass inonomer cement.
Bộ môn Nha khoa công cộng Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí
Minh từ trước đến nay đã được cung cấp và sử dụng hai loại vật liệu trám bít hố rãnh là Glass
ionomer cement (Fuji VII) và Composite sealant (Helioseal F). Việc so sánh hiệu quả sử dụng của
hai loại vật liệu trên đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên riêng
tại Bộ môn lại chưa có dịp để so sánh hiệu quả thực sự về mặt lâm sàng và kinh tế của hai loại vật
liệu này đối với từng nhóm đối tượng có môi trường miệng khác nhau. Vì vậy, đề tài này được
thực hiện nhằm mục đích bước đầu đưa ra một số ý niệm về việc chọn lựa loại sealant phù hợp

cho từng loại môi trường miệng khác nhau để có thể tiết kiệm chi phí điều trị nhưng vẫn đạt được
hiệu quả trong công tác Nha học đường.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự lưu giữ, hiệu quả phòng ngừa sâu răng, sự phù hợp tối
ưu của hai loại vật liệu trên qua hai loại sealants thường được sử dụng ở bộ môn Nha khoa công
cộng là: Composite sealant và Glass ionomer sealant đối với ba nhóm đối tượng có mức độ bệnh
răng miệng khác nhau.

2


 CÁC MỤC TIÊU CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU:
 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Đánh giá hiệu quả lâm sàng và kinh tế của miếng trám bít hố rãnh bằng Glass ionomer cement và
Composite sealant ở các nhóm đối tượng có môi trường miệng khác nhau.
 MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT:
Xác định tỉ lệ sống còn của miếng trám bít hố rãnh bằng Glass ionomer và Composite sealant sau
3; 6; 9 tháng.
Đánh giá tỉ lệ sâu răng mới (bao gồm sang thương sâu răng chưa tạo lỗ) ở các răng có trám bít hố
rãnh bằng Glass ionomer và Composite sealant sau 3; 6; 9; 12 tháng.
Đánh giá thời gian làm việc của Glass ionomer và Composite sealant.
Đánh giá chi phí sử dụng của hai loại vật liệu.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

ĐỊNH NGHĨA SEALANT
Sealant trám bít hố rãnh là loại vật liệu đặt lên trên hố và rãnh của các răng nhằm tạo


ra một lớp bảo vệ cơ học để ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng. Sealant đã được chứng
minh sẽ ngăn cản sự tiếp xúc của vi khuẩn gây sâu răng với nguồn dinh dưỡng bên ngoài, từ
đó tiết giảm được các hoạt động sinh acid có hại, đồng thời tránh gây lắng đọng thức ăn.[15]
Do Fluor chỉ làm giảm sâu răng rõ rệt ở mặt láng nhưng lại không có tác dụng nhiều ở
mặt nhai, trong khi đó sâu răng ở mặt nhai lại chiếm 50% sâu răng ở trẻ đi học (sâu hố rãnh
chiếm 85-91%).[6] Vì vậy, sealant nha khoa được xem như một biện pháp phòng ngừa hữu
hiệu sâu răng ở hố rãnh. Thậm chí, khi răng chỉ còn một phần của miếng sealant , nó vẫn ít
nhạy cảm với sâu răng hơn răng không được đặt sealant.[29]
Ngày nay, sealant đã được xem như một biện pháp phòng ngừa sâu răng lý tưởng,
quan trọng, không xâm lấn và thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp: giáo dục nha
khoa, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, Fluor hóa và khám răng định kỳ trong chương trình
chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng nói chung và Nha học đường nói riêng.

1.2.

LỊCH SỬ CỦA SEALANT NHA KHOA
Một trong những nghiên cứu đầu tiên khởi nguồn cho việc phát hiện ra sealant nha

khoa được tiến hành vào năm 1905 bởi Willoughby D.Miller, ông đã đặt Bạc nitrate lên bề
mặt của răng, để tạo ra sự tác động hóa học lên màng sinh học nhằm chống lại hoạt động của
hai loại vi khuẩn Streptococcus mutans và Actinomyces naeslundii – tác nhân gây ra bệnh sâu
răng. Bạc nitrate cũng được H. Kline and J.W. Knutson thử nghiệm vào năm 1940 nhằm
phòng ngừa và ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng ở mặt nhai.[23]
Năm 1920, T.P. Hyatt đã tiến hành trám bít hố rãnh bằng cách sửa soạn xoang loại I
một cách tối thiểu trên những răng được đánh giá là có nguy cơ sâu răng cao, sau đó trám
chúng lại bằng Amalgam.[20]

4



Năm 1929, C.F Bödecker đã nỗ lực phòng ngừa sâu răng mặt hố, rãnh bằng cách dùng
thám trâm làm sạch các hố, rãnh, sau đó trám bít chúng lại với cement nha khoa
(oxyphosphate cement).[14]
Tuy nhiên bất chấp những nỗ lực miệt mài của các nhà khoa học, các nghiên cứu trên
vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Mãi đến năm 1955, khi M.G. Buonocore phát minh
ra kỹ thuật acid-etch, sealant mới bắt đầu đạt được những thành tựu rực rỡ.[16]
Năm 1962, Bowen tìm ra Bis-GMA, một loại nhựa resin mà ngày nay là thành phần
cơ bản của Nhựa composite sealant.[1] Bis-GMA có khả năng kháng khuẩn tốt, đồng thời bám
dính tốt với men răng qua vi ngàm nhờ kỹ thuật acid-etch. Đây là một phát minh quan trọng,
là nền tảng cơ bản cho kĩ thuật trám bít hố rãnh bằng sealant .
Năm 1974, Glass ionomer cement được giới thiệu bởi J.W.McLean và A.D. Wilson.
GIC bám dính hóa học vào bề mặt men và ngà răng sau khi bề mặt được rửa sạch bằng
polyacrylic acid.[24]
Ngày nay, những loại vật liệu và kỹ thuật trám bít hố rãnh mới vẫn đang được các nhà
khoa học tìm tòi và thử nghiệm nhằm đạt được sự tối ưu về hiệu quả phòng chống sâu răng
cũng như sự tối thiểu về mặt giá thành trong cuộc chiến “ phòng ngừa và kiểm soát sâu răng ở
mặt hố rãnh” của cộng đồng.

1.3.

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI ĐẶT SEALANT [6][9][11]

1.3.1 Chỉ định của trám bít hố rãnh bằng sealant


Trám bít hố rãnh bằng sealant đặc biệt hiệu quả đối với các học sinh từ 6-15 tuổi
(thời kỳ nhạy cảm với sâu răng).




Răng lành mạnh: hố rãnh sâu, dễ vướng thức ăn.



Có tiền sử bị mắc bệnh sâu răng ở hệ răng sữa và răng vĩnh viễn.



Răng sâu men.



Tốt nhất là ở các răng mới mọc (dưới 4 năm).



Ở bệnh nhân kiểm soát mảng bám và vệ sinh răng miệng kém.
5


1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định trám bít hố rãnh bằng sealant
1.3.2.1 Bệnh nhân nào cần đặt sealant ?
 Đánh giá nguy cơ của từng cá thể:

Đây là bước đầu tiên cần tiến hành trong việc quyết định có nên đặt sealant cho bệnh
nhân hay không ?
Nguy cơ sâu răng ở mặt hố rãnh thay đổi tùy theo mỗi cá thể. Thậm chí trên cùng
một cá thể thì nguy cơ này cũng thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Nguy cơ sâu răng
chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi về hoàn cảnh sống, thói quen, việc sử dụng thuốc, tình

trạng sức khỏe… của mỗi cá nhân. Do sự khác nhau và thay đổi phức tạp của nguy cơ sâu hố
rãnh ở mỗi bệnh nhân mà khi thực hiện chương trình chăm sóc cho cá thể, luôn cần có sự
theo dõi liên tục.
Mặt khác, chúng ta cũng cần phải hết sức chú ý đến những yếu tố góp phần làm tăng
nguy cơ sâu răng ở từng cá thể như: tiền sử bị sâu răng ở hệ răng sữa và hệ răng vĩnh viễn,
tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, cách chăm sóc răng miệng trước đây, những biện pháp
phòng ngừa sâu răng đã được áp dụng trên bệnh nhân… để có một cái nhìn khái quát, đúng
đắn trong giai đoạn đánh giá bước đầu này.

1.3.2.2 Răng nào cần đặt sealant ?
 Đánh giá nguy cơ của từng răng dựa theo các tiêu chuẩn sau:

a.

Mức độ của xoang sâu: đánh giá dựa vào:
1. Hình thể của hố, rãnh
2. Kiểu sâu răng
3. Tuổi thọ của răng

b.

Tình trạng của mặt tiếp cận: đánh giá dựa vào:

6


1. Tình trạng mọc răng
2. Khả năng cô lập răng.
c.


Từng loại răng khác nhau: đánh giá dựa vào sự nhạy cảm của răng đối với sâu
răng và được sắp xếp theo nguy cơ từ cao đến thấp như sau:

1. Răng cối lớn vĩnh viễn 1 và 2 có nguy cơ sâu răng ở mặt hố rãnh cao nhất.
2. Răng cối sữa, răng cối nhỏ vĩnh viễn.
3. Răng cửa hàm trên vĩnh viễn.
 Chú ý: Khi chỉ định thực hiện trám bít hố rãnh bằng sealant, ta cũng lần lượt
thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo từng loại răng như trên.

1.3.3 Chống chỉ định đặt sealant [6] [9]


Hố rãnh nông tự làm sạch được.



Sâu ở các mặt khác của răng cần trám mà miếng trám sẽ liên quan đến mặt hố
rãnh.

1.4.



Răng mọc chưa hoàn chỉnh (<2/3 thân răng) và không thể cô lập được.



Xuất hiện xoang sâu rõ ở mặt hố rãnh.




Đã có một miếng trám lớn ở mặt hố rãnh.

PHÂN LOẠI SEALANT:

1.4.1. Theo phương pháp trùng hợp:
a. Hóa trùng hợp:
Sealant thường gồm 2 phần: chất nền và chất đông cứng (catalyst). Khi trộn hai
thành phần này với nhau, chúng sẽ trùng hợp bằng phản ứng hóa học.
VD: Fuji III, Fuji VII...

7


b. Quang trùng hợp: Sealant không cần phải trộn. Khi đặt sealant lên hố rãnh cần
trám bít, sealant sẽ đông cứng lại khi được chiếu đèn .
VD : Delton, Helioseal ...

1.4.2. Theo thành phần của sealant:
a. Sealant có hạt độn và không có hạt độn:
Chất độn ảnh hưởng đến tính chất cơ, lý của vật liệu, dung lượng chất độn cao sẽ
giúp tăng sức bền cơ học, giảm tính hấp thụ nước, giảm sự co do trùng hợp và giảm hệ
số nở nhiệt và giảm độ xốp của vật liệu [1]. Từ đó, một số nhà khoa học cho rằng loại
sealant có hạt độn tốt hơn không có hạt độn vì giúp tăng sự chịu lực và sự kháng mài
mòn của sealant.
Mặt khác, sealant có hạt độn và không có hạt độn giống nhau về khả năng thâm
nhập vào hố rãnh và mức độ vi kẽ của sealant. [13]
b. Sealant có chứa Fluor và không có Fluor:
Một số loại sealant phóng thích Fluor sau khi trùng hợp, số khác thì không. Về
mặt lý thuyết, Fluor được phóng thích từ sealant sẽ tạo ra một lớp màng giàu Fluor ở

đáy của hố rãnh được trám bít bằng sealant. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu trên
lâm sàng nào chứng minh được lợi ích của sealant có phóng thích Fluor. Mặt khác,
thời gian phóng thích Fluor ngắn (24h đầu tiên sau khi trám bít phóng thích Fluor
nhiều nhất, sau đó lượng Fluor sẽ giảm và trở về bình thường sau 1 tuần) cũng làm ta
hoài nghi có lẽ chúng thật sự không có giá trị về mặt lâm sàng.[18]

1.4.3. Theo màu sắc:
Sealant có thể màu đục (trắng, hồng), trong mờ hoặc thậm chí trong suốt. Sealant có
màu đục hoặc trong mờ thường được sử dụng hơn vì nha sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy chúng
khi đặt sealant và khi kiểm tra lại sự lưu giữ của sealant hơn so với sealant trong suốt. Một số
loại sealant có màu trong mờ trong suốt quá trình đặt sealant để nha sĩ dễ thao tác, sau đó
chuyển sang trong suốt sau khi trùng hợp giúp đảm bảo sự thẩm mỹ của răng được đặt
sealant.

8


1.5.

SỰ LƯU GIỮ VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG SÂU RĂNG CỦA
SEALANT
Tác dụng phòng ngừa sâu răng của sealant chủ yếu do tính bám dính của sealant trên

bề mặt men răng và lấp đầy các hố rãnh. Khi miếng trám bít còn nguyên vẹn, sâu răng không
phát triển bên dưới sealant do mối nối khít khao giữa sealant và bề mặt men răng được trám
bít hố rãnh. Các nghiên cứu được tiến hành trong nhiều năm qua đã chứng minh được hiệu
quả ngăn ngừa sâu răng của sealant phụ thuộc vào sự lưu giữ của sealant.

1.5.1. Một số nghiên cứu trên Thế giới:
Một trong những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đầu tiên được thực hiện bởi

Horowitz, Kalispell trong vòng 5 năm đã chỉ ra rằng thậm chí trên răng có miếng sealant bị
mất một phần thì tỉ lệ sâu răng (7%) vẫn thấp hơn nhiều so với răng cùng cặp không được đặt
sealant (41%). Ông đã khẳng định rằng: “The findings of this study clearly show that when
this pit and fissure sealant is retained, it is effective in preventing caries in sealed tooth
surfaces.” (Nghiên cứu trên đã cho thấy một cách rõ ràng khi miếng trám bít được lưu giữ, nó
rất hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng ở mặt răng được trám bít).[19]
Wendt và Koch đã báo cáo về độ lưu giữ và tỉ lệ sâu răng của răng được trám bít hố
rãnh trong nghiên cứu được tiến hành 10 năm. Kết quả thật đáng ngạc nhiên, sau 8 năm, 80%
miếng sealant vẫn còn tồn tại và không có tình trạng sâu răng. Sau 10 năm, chỉ 16% bề mặt
răng được trám bít hố rãnh xuất hiện lỗ sâu hay xuất hiện miếng trám phục hồi. Nghiên cứu
này rút ra kết luận là trám bít hố rãnh mặt nhai là phương pháp ngừa sâu răng hiệu quả và có
tỉ lệ thất bại thấp. [32]

1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam:
Phạm Ngọc Dung và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về tỉ lệ sâu răng ở các răng
được đặt sealant sau 6 tháng, kết quả: tỉ lệ sâu răng của nhóm răng được trám bít hố rãnh
giảm từ 70,0% xuống 45,7%, ở nhóm răng không được trám bít hố rãnh tỉ lệ sâu răng tăng từ
67,5% lên 74,6%. [8]

9


Lê Đình Giáp và cộng sự (2000) đánh giá tỉ lệ lưu giữ của miếng trám bít hố rãnh
sau 1, 2, 3, 4 năm thì thấy tỉ lệ thành công lần lượt là: 63.5%; 53.3%; 47.7% và 39.3%. Về
tình trạng sâu răng sau 4 năm trên các răng được trám bít hố rãnh là 6% răng bị sâu. [5]
Đào Ngọc Dung và cộng sự (2003) cho kết quả nghiên cứu tỉ lệ sâu răng sau 6 tháng
ở nhóm răng chứng gia tăng từ 67,5% đến 74,6%. Trong khi nhóm được can thiệp đặt sealant
thì tỉ lệ sâu răng giảm từ 70% đến 45,7%.

1.5.3. Các tác nhân thường gặp làm giảm sự lưu giữ của sealant:



Răng không được đánh bóng kỹ trước khi thực hiện trám bít hố rãnh, mảng bám
còn đọng lại trên mặt nhai.



Sử dụng chất đánh bóng răng có chứa Fluor



Cô lập răng không kỹ làm nước bọt nhiễm vào răng đã sửa soạn.



Không rửa thật sạch răng sau khi acid etching.



Không thổi thật khô bề mặt răng.



Cho sealant vào xoang quá trễ khi sealant đã khô (đối với sealant hóa trùng hợp).



Sử dụng vật liệu trám bít không đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất: tỉ lệ bột + nước,
thời gian trộn, thời gian chiếu đèn...


1.6.

GIỚI THIỆU HAI LOẠI SEALANT THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở
BỘ MÔN NHA KHOA CÔNG CỘNG:

1.6.1.

GLASS-IONOMER CEMENT (GIC): [4] [10]

1.6.1.1. Thành phần:
- Phần bột gồm: Silicone oxide (SiO2), Aluminum oxide (Al2O3) và Calcium
fluoride (CaF2).
- Phần lỏng gồm: Polyacrylic acid (polyalkenoic acid) và nước đã khử ion (nước
cất).

10


1.6.1.2. Phản ứng đông cứng và sự liên kết hóa học với mô răng:
Phản ứng đông cứng của GIC là phản ứng hóa học giữa acid (poly acrylic acid) và
bazơ (alumino-silicate glass), phản ứng xảy ra khi trộn bột với chất lỏng, làm hòa tan phần
ngoại vi của các hạt bột Silicate Glass, giải phóng Ca 2+, Al3+, F-,... hình thành một lớp mất ion
kim loại trên hạt bột, các ion thủy tinh được phóng thích và di chuyển. Ion Ca 2+ trên mặt răng
cũng bị phóng thích và chelate hóa với các ion của cement hình thành liên kết hóa học giữa
cement và mô răng. Nước đóng vai trò quan trọng trong phản ứng do tác động qua lại với
polyacid để chặt đứt mối nối hydrogen bên trong của các nhóm carboxylic có tính acid và làm
chúng sẵn sàng hơn để tham gia phản ứng với glass, giải phóng nhiều ion. Phản ứng acid-base
giữa acid và hạt bột thành lập chuỗi calcium polyacrylate và kế tiếp là chuỗi aluminum
polyacrylate làm cho cement cứng lại.


1.6.1.3. Tính chất lâm sàng:
a. Ưu điểm:
- GIC dính vào men ngà theo cơ chế hóa học, không cần tạo lưu: trao đổi ion
giữa cement và mô răng. GIC dán dính vào ngà không tạo vi kẽ và bám dính
hiệu quả vào vùng mất khoáng.
- Tương hợp sinh học tốt với mô tủy.
- Khi đã cứng hoàn toàn (24h) không còn kích thích tủy.
- Không gây kích thích và viêm nướu.
- Không bị hòa tan trong môi trường miệng.
- Hệ số truyền nhiệt giống ngà.
- Giải phóng Fluor giúp tăng sự tạo thành Fluoroapatite, tái khoáng bề mặt men
đã mất khoáng, tạo sự lành thương. Hơn nữa, nồng độ Fluor cao có thể ức chế tốt sự hình
thành mảng bám và sự tăng trưởng của Streptococcus mutans, giúp men răng đề kháng
tốt trong môi trường acid.
11


b.

Nhược điểm:
- Độ cứng thấp, dễ mài mòn.
- Lực bám dính thấp hơn dính cơ học, độ bền dán không cao.
- Dễ bị mất nước sau khi đông cứng.
- Dễ bị nứt gãy vùng gần đáy hố rãnh.

 GIC FUJI VII ( GC CORPORATION, TOKYO, JAPAN):

Hình 1.1. Bộ sản phẩm GIC Fuji VII (GC Corporation, Tokyo, Japan)
 Đặc tính của Fuji VII:



Bám dính hóa học với men và ngà.



Bám dính tốt với mô răng, ngay cả trường hợp không kiểm soát tốt nước bọt nên có
thể sử dụng tốt cho trẻ em, răng đang mọc.



Tương hợp sinh học tốt với mô răng nên ít gây kích thích tủy.



Độ chảy cao nên thích hợp để trám bít hố rãnh.



Phóng thích Fluor liều cao gấp 7 lần so với Fuji IX nên giảm sâu răng.



Có màu trắng, hồng dễ phân biệt giữa miếng sealant và mô răng.



Kỹ thuật sử dụng đơn giản.

 Tính chất vật lý:
12





Thời gian làm việc 1 phút 40 giây.



Thời gian trộn vật liệu 20-25 giây.



Thời gian đông cứng toàn bộ 4 phút.



Lực dính với mô răng khoảng 6-12 Mpa.



Giải phóng lượng Fluor sau một ngày là 197 µg/cm².

1.6.2. NHỰA COMPOSITE SEALANT:[1]
1.6.2.1. Thành phần cấu tạo:
a. Khung nhựa:
Là thành phần nhựa cơ bản, hầu hết composite hiện dùng có khung nhựa dựa trên
nghiên cứu của R.Bowen (1962): tổng hợp Oligomet Bis-GMA.
Oligomet Bis-GMA kết hợp 2 phân tử MMA (Methymethacrylate) và epoxy 
Bis-GMA là một phân tử lai, có khả năng trùng hợp thông qua các nhóm
methacrylate. Nó là monomer của Bis-phenol A, Glycidyl Methacrylate (Bis-GMA).

b. Hạt độn:
Có vai trò thay thế bớt lượng nhựa khung để làm giảm các nhược điểm của khung
nhựa (tăng độ cứng, sức chịu nén, chống sự mài mòn, thẩm mỹ...). Hạt độn quyết định
những đặc trưng của composite: độ cứng, độ mịn, tính chịu mài mòn, độ co trùng hợp,
đặc tính quang học... Hiện nay người ta cũng cố gắng cải thiện thêm vào đến 60% hạt
độn để chất trám bít hố rãnh có khả năng chịu mài mòn cao hơn.
c.

Chất nối :
Do tính chất khác nhau về mặt cấu tạo hóa học nên các hạt độn nằm trong khung

nhựa rất dễ bong ra khi khung nhựa bị mòn. Chất nối thường là dẫn xuất của Silicium,
là những phân tử lưỡng cực, một cực liên kết với nhựa khung, một cực liên kết với
nhóm hydroxyl trên bề mặt các hạt silica của chất độn, tạo nên sự liên kết bề mặt giữa
các phase và hạn chế nhược điểm trên. Chất nối giúp dán hạt độn vào khung nhựa.
13


1.6.2.2. Tính chất lâm sàng:
Đây là loại vật liệu được dán dính vào men răng bằng cách sử dụng acid-etching tạo
ra các vi ngàm. Do đó ở giai đoạn xoi mòn men răng, sau khi đã thổi khô bề mặt men phải
đảm bảo không cho nước bọt thâm nhiễm lên vùng răng đã xoi mòn, nếu có phải tiến hành
xoi mòn lại. Vì vậy loại vật liệu này được chỉ định dùng trên răng đã mọc lên hết và có khả
năng cách ly được.
a. Ưu điểm:
- Độ nhớt thấp giúp sealant chảy dễ dàng vào đáy những hố rãnh nhỏ và sâu, làm
giảm vi kẽ.
- Có đặc điểm lý học tốt (độ bền nén, bền kéo, bền mài mòn...).
- Bền vững hóa học trong môi trường miệng.
b. Nhược điểm:

- Nhạy cảm với hơi ẩm.
- Co khi trùng hợp nên dễ bị hở bờ miếng trám.
- Tính xốp và hấp thu nước sau khi cứng.
- Composite bị tróc vảy do các nứt rạn.

 HELIOSEAL F (IVOCLAR VIVADENT): [21]

14


Hình 1.2. Sản phẩm Helioseal F (Ivoclar Vivadent).
 Thành phần:
Bis – GMA

11.8

TEGDMA

23.4

UDMA

23.4

Fluorosilicate glass, silicon dioxide

40.5

Titanium dioxide


0.6

Stabilizers, catalysts

0.3

Bảng 1.1. Thành phần của Helioseal tính theo phần trăm khối lượng
 Đặc tính của Helioseal F:


Bám dính tốt vào men răng sau khi sử dụng kỹ thuật acid-etch tạo ra các vi ngàm.



Nhạy cảm với hơi ẩm, nên chỉ định sử dụng cho răng đã mọc hoàn toàn và có thể cô
lập được nước bọt.



Chứa 40% hạt độn vô cơ bao gồm fluorosilicate glass phóng thích chậm fluoride ion
trong một thời gian dài giúp men răng đề kháng tốt với sâu răng.

15


Là sealant quang trùng hợp, trùng hợp được với tất cả các ánh sáng của đèn halogen,



laser, plasma, LED. Cường độ ánh sáng của đèn LED thường yếu hơn so với các loại

còn lại nên thời gian chiếu sáng để trùng hợp thường phải nhiều hơn 20s.
Miếng trám bít phải không được tạo vi kẽ với bề mặt răng nhằm ngăn chặn sự xâm



nhập của vi khuẩn qua bờ miếng trám bít sẽ gây ra sâu răng dưới bề mặt miếng
sealant. Tính chất khít kín giữa sealant và bề mặt răng có thể kiểm tra bằng phương
pháp thâm nhập như sử dụng chất nhuộm màu. Schoch et al đã tiến hành kiểm tra bờ
miếng sealant Helioseal và không phát hiện bất kỳ sự thâm nhập chất nhuộm nào ở
24 lát cắt của 8 răng được trám bít hố rãnh. [27]
 Đặc tính vật lý :


Độ bền uốn: 88Mpa.



Module đàn hồi: 3200Mpa.



Khả năng phóng thích Fluor là: 7ng/cm2 trong 1 ngày. Nồng độ Fluor được phóng
thích cao nhất trong 24h đầu tiên, sau đó giảm dần và diễn ra trong suốt một khoảng
thời gian dài.

1.7.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA GIC VÀ
COMPOSITE SEALANT
Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của việc trám


bít hố rãnh bằng Fuji VII và Helioseal F.
Võ Trương Như Ngọc, Lương Minh Hằng, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thu
Phương của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của việc trám bít
hố rãnh bằng Nhựa composite sealant ở răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất. Nghiên cứu được
thực hiện trên 126 RCLVV 1 ở 36 trẻ em trong độ tuổi 6-8 tuổi và theo dõi trong 6 tháng. Kết
quả cho thấy tỉ lệ lưu giữ miếng trám bít cao, sau 3 tháng là 96,5%, sau 6 tháng tỉ lệ miếng
trám bít còn nguyên là 94,4%. Tỉ lệ sâu răng của nhóm được trám bít bằng Nhựa composite

16


×