Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Mối quan hệ giữa triều đại sassanid của ba tư(226 651) và vương quốc chăm pa (2013) đỗ thu hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 11 trang )

M Ó I QUAN HỆ GIỮA TRIÈU ĐẠI SASSANID
CỦA BA T ư (226-651) VÀ VƯƠNG QUÓC CHĂM-PA
Dồ Thu Ha

1. Vương quốc C hăm -pa trên con đường thưong mại quốc tế
Nhiều thế kỷ trước, khi người phương Tây biết đến sự tồn tại của bán đảo Mã
Lai, giao thương giữa Ba Tư, Ả Rập và Trung Quổc đã rất nhộn nhịp. Công cuộc
giao thương này được tiến hành trên đất liền thông qua Con đường tơ lụa - "Silk
road" và con đường trên biển thông qua Con đường gia vị - "Spice route".
Đường biển bắt đầu tại Aden hay Haramaut tới Gujerat và Cambay tại Ấn Độ,
đi qua Sri Lanka rồi từ đó, người ta đi thuyền buồm ngang qua vịnh Bengal tới Bán
đảo Mã Lai hoặc đi sát miền duyên hải Corromendal để tới Tamluk,ờ cửa sông
Hằng trước khi đi ra biển Andaman tới Kedah và cuối cùng là bán đảo Mã Lai. Con
đường trên đất liền bắt đầu từ Damascus tới Bukhara, Smarkand, Kashgar và
Khotan, ngang qua sa mạc Gobi, tới Hansyhau và Bắc Kinh. Tại Bukara, có đường
giao nhau dẫn tới Balkh, Kabul và Bengal, rồi Arakan, Căm-pu-chia, Angkor và
Chăm-pa. Từ đây, các thương lái có thể đi tiếp tới bán đảo Mã Lai hay đi thẳng tới
Trung Quốc.
Đường thương mại trên biển lúc ban đầu được các thương lái và khách lữ
hành từ Án Độ và Ba Tư sử dụng. Khi Ba Tư biến thành một quốc gia theo Hồi
giáo thì người Ả Rập và các thương lái của họ cũng đi thuyền theo con đường gia
vị để tới Án Độ, bán đảo Mã Lai, toàn bộ Đông Nam Á và tiếp tục đi tới "al-sin"
(Trung Quốc).
Con đường ngắn nhất để các lái buôn Ả Rập, Ba Tư và Ấn Độ tới được bờ
biển phía Đông của bán đảo Mã Lai là con đường trên đất liền cắt ngang từ Kuala
Kedah tới Senggora, sử dụng con đường mà hiện nay là đường sắt nhưng vào thời
đỏ, người ta dùng thuyền, mảng và voi hay đi bộ. Trong thực tế, từ Senggora hay
Patani cùa xứ Xiêm (Thái Lan ngày nay), các thương lái có thể tiếp tục cuộc hành
trình của mình để tới Căm-pu-chia, Chăm-pa, sau đó đi tiếp đến Trung Quốc, cách

* PGS.TS., Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (VNU).



337


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TẾ LÀN TH Ứ TƯ

này tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc đi thuyền buồm quanh bán đảo Mã
Lai (Moorhead, F.J. 1957, 37; Hall D.G.E., 1955, 22).
Như vậy, có thể thấy vị trí tự nhiên của vương quốc Chăm-pa cổ rất quan
trọng trên con đường thông thương từ Tây sang Đông cũng như từ Nam lên Bắc VÌ1
ngược lại cả trên đât liền lẫn trên biển. Tuy nhiên, bài viết này chi nhấn mạnh nột
khía cạnh là mối quan hệ giữa Ba Tư và Chăm-pa) dưới triều đại Sassanid' của Ba
Tư (226-651 sau công nguyên (SCN)).
2. Triều đại Sassanid của Ba Tư và Đông Nam Á
Mặc dù không có ghi chép về mối quan hệ ngoại giao chính thức giữa Ba Tư
và Việt Nam trong thời cổ đại, vẫn có một số tư liệu nêu lên mối giao lưu văn hoá
và thương mại giữa hai nước trong giai đoạn lịch sử này.
Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có
ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn
minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn
quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến để quốc La Mã
lừng danh trong thời kì Sassanid, và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bẳng
mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho vua của các vua Ba Tư đề là “gửi
người anh em”. Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ,
tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ẩn Độ, Trung Hoa và Đông Nam Á, đóng vai trò
quan trọng trong sự hỉnh thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung cổ.
Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I, được coi là vị vua vĩ đại nhất của
Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự
trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng
xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng ;ủa

họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính ;ủa
Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.
Triều đại Sassanid của Ba Tư (226-651 sau công nguyên) đóng một vai trc có
tính tiên phong trong việc làm giàu cho nền văn hoá và sự biến đổi một sổ phương

1. Nhà Sassanid (còn gọi là nhà Sassanian hay đế quốc Sassanid) (224 - 651) là triều đại tiền
Hồi giáo cuối cùng của đế quốc Ba Tư. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vàng
Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua
nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị vua của các vua cuối lùng
là Yazdegerd III (632-651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét cùa ngưci Ả
Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghani:tan,
phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới viều
Khosrau II (590-628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Nịười
Sassanid gọi đế quốc họ là Erãnshahr hay “Lãnh địa của người Iran”.

338


MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIỀU ĐẠI SASSANID CỦA BA T ư ...

diện về kinh tế - xã hội của Việt Nam và những nước Đông Nam Á khác, nhất là
vùng ven biển Đông Dương trên con đường trên biển.
Lịch sử những mối tiếp xúc giữa thế giới Ba Tư và vùng Viễn Đông có niên
đại từ thời quốc vương Mithradates Đệ nhị vĩ đại (123 - 87 trước công nguyên), và
vào năm 115 trước công nguyên, Đức vua thuộc triều đại Parthia' (258 trước công
nguyên - 226 sau công nguyên) này đã tiếp đón một phái đoàn ngoại giao của
Hoàng đế Trung Quốc [Ghirshman 1971:69]. Các đoàn lái buôn từ miền Tây Trung
Á tới các ốc đảo tại vịnh Tarim và những con đường thương mại trên đất liền của
Con đường tơ lụa vươn xa đến tận vùng Turkestan của người Hoa, nhờ đó, có sự
giao dịch buôn bán rất phát triển giữa Trung Quốc và các nước chư hầu của quốc

gia này với miền Tây Á [Arberry 1953:25].
Khoảng thế kỷ III sau công nguyên, những con đường thương mại của đế chế
Parthia đã lan toả đến những cảng biển của Đông Nam Á, chẳng hạn như cảng biển
quốc tế trên bán đảo Malay tên là Tun-sun, nơi các lái buôn Ba Tư đã thiết lập nơi
định cư với khoảng 500 dân cư ngụ [Wheatley 1964:47]. Các hoạt động của họ
vươn xa tới tận các cảng tại vịnh Bắc Bộ, Đông Dương, tham gia vào các hoạt động
thương mại của triều đại Parthia do K ’ang T’ai ghi chép lại, đoàn ngoại giao của
triều Vũ đã cập bển kinh đô Funan tại miền châu thổ Mekong trong thể kỷ thứ ba
sau công nguyên.
Trong giai đoạn này, người Trung Quốc bị triều đại Parthia ngăn cản, không
cho phép tiếp đón các đoàn ngoại giao từ Byzantin tới thông qua đường qua đất Ba
Tư và không được tiếp cận trực tiếp với con đường thương mại trên Địa Trung Hải
do những lý do về địa - chính trị. Vì thế, trong khi tìm kiếm một con đường thương
mại nhằm thay thế những con đường trên đất liền của vùng Trung Á dưới sự kiểm
soát của triều đại Parthia, người Trung Quốc vẫn luôn để mắt tới việc mở rộng
thương mại tới những con đường thương mại trên biển của Đông Nam Á [Wolters
1970:20,22,25],
1. Đe quốc Parthia (247 TCN - 224 CN) là m ột quốc gia của người Iran ờ Trung Đông, có nền
chính trị và quân sự phát triển mạnh, và là đối thủ đáng gờm của đế quốc La Mã trên miền
đất này. Đe quốc này do vua Arsaces I sáng lập, gắn liền với nhà Arsaces có nguồn gốc từ
Parthia (ở Tây bộ Khurasan, thuộc miền Đông Bắc Iran). Sau đó là một satrapy (tỉnh) trong
cuộc nổi loạn chống lại đế chế Seleukos. M ithridates I của Parthia (171-138 BC) đã mờ rộng
đế chế bằng cách chiếm lấy Media và Lưỡng Hà từ vương quốc Seleukos. Ở thời đinh cao,
Đế chế Parthia trải dài từ phía Bắc của sông Euphrates, nay là phía Đông Thổ N hĩ Kỳ, tới
phía Đông Iran. Đế quốc nằm trên tuyến đường tơ lụa giữa đế chế La Mã ở lưu vực Địa
Trung Hải và nhà Hán ở Trung Quốc, nhanh chóng trờ thành một trung tâm buôn bán và
thương mại.

339



VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

Tại thời điểm lịch sử này, một công nghệ mới trong đóng tàu về cách sắp đạt
trang thiết bị trên tàu tại vịnh Ba Tư đã giúp cho việc đóng những con tàu buồm lớn
có thể chống chọi lại với sóng gió cùa đại dương, v ố n hiểu biết về phát kiến công
nghệ này đã lan rộng khắp miền duyên hải Ẩn Độ Dương và miền Viễn Đòng
[Wheatley 1964:34] vào cùng thời gian khi triều đại Sassanid thay thế triều đại
Parthia tại Ba Tư và chỉ một thời gian sau, sự hiện diện của văn hoá Ba Tư bắt đầu
trở nên rõ ràng tại Đông Nam Á. Triều đại Sassanid đã chiếm độc quyền trên con
đường thương mại trên biển miền Viễn Đông sau thế kỷ IV sau công nguyên, đạt
được những thoả ước có lợi với người Trung Quốc - những người đã ghi lại các tư
liệu lịch sử về các thương thuyền của người ‘Posse’ theo cách gọi của họ về các
thương nhân Ba Tư. Người Ba Tư được coi là những người chuyên chờ, kinh
doanh trên tuyến thương mại này [Moorhead 1965:59] và rất nhiều các thương
thuyền đi từ phía Nam Trung Quốc tới Việt Nam và bán đảo Malay trên đường tới
Ẩn Độ, phía Đông của La Mã và Tây Á. Các triều đại ở phía Nam Trung Quốc
(420-589 sau công nguyên ) cũng có những mối giao thương thịnh vượng với triều
Sassanid [Wolters 1970:1].
Sau Công nguyên, các con tàu của người Ba Tư có lắp đặt tới bảy cột buồm có
thể chở được một hải đoàn lên tới 700 thuỷ thủ và một ngàn mét khối hàng hoá đã
miệt mài trên những tuyến đường thương mại trên biển Ấn Độ Dương, vươn tới cả
vùng Viễn Đông [Quaritch Wales 1965:41]. Vùng đất là Việt Nam ngày nay chính
là đích đến chính trên tuyến đường biển đó đổi với các thương thuyền Ba Tư và
nhiều thương nhân Ba Tư đã thiết lập mối giao thương hữu hảo và nơi lưu trú trên
các bển cảng của Nam - Việt [Schafer 1967:180], với tư cách là một phương diện
quan trọng của mối bang giao giữa triều đại Sassanid Ba Tư và Việt Nam [Buttingcr
1958:244]. Tới thời gian của nhà Đường của Trung Quốc, có nhiều tài liệu đã nói
rằng các thương nhân Ba Tư đã thiết lập nơi định cư tại Phố Hiển và các hải cảng
khác của Trung Quốc [Schafer 1976:28].

3. Triều đại Sassanid của Ba Tư và vương quốc Chăm-pa
Có những chứng cớ chi ra rằng triều đại Sassanid của Ba Tư đã có ảnh hường
rất mạnh tại Việt Nam, Trung Quốc và nhiều vùng khác tại thể giới Đông Nam Á
hải đảo. Những ảnh hưởng đầy cảm hứng này đặc biệt mạnh mẽ vào giai đoạn
hoàng kim cùa nền văn minh trong thời Sassanid - trùng thời điểm với giai đoạn trị
vì cùa Kuusru Anushirwan1 (531-579 sau công nguyên) tại Ba Tư. Dưới sự trị vì
1. K hosrau I (còn được gọi là C hosroes I, thường được gọi là A n u sh irv an hay A n u sh in v an,
Tiếng Ba Tư: ü' j j i —
nghĩa là Linh hồn bất từ), hay A n u sh irav an the J u st hay
A nushiraw an th e J u s t
=■j ' j j , Anushiravãn-e-ădel or J—
ủ ' — “ý 1,
Anushiravãn-e-dădgar) (r. 531-579), Là con trai và người kế tục ngai vàng cùa Kavadh I

340


MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIỀU ĐẠI SASSANID CỦA BA Tư.

của dức vua Sassaniđ này, người được ca ngợi là “Anushirwan The Just” hay có
nghĩa là Đức Anushirvvan Công bằng, văn hoá Ba Tư đã có sự lan toả mạnh mẽ tới
tận vùng Viễn Đông. Anushirvvan đã lôi cuốn rất nhiều học giả và thợ thủ công khéo
léo tới triều đình cùa mình, nơi mà sự huy hoàng lộng lẫy và xa xỉ “đã vượt trội bất
kỳ một triều đại nào khác trong lịch sử của toàn thế giới” [Sykes 1963:465].
Anushirwan cũng tăng cường thiết lập các trường đại học, nơi các học giả từ Ấn Độ,
Hy Lạp và Tiểu Á có thể say mê nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau như y
học, nông nghiệp, thiên văn... Có thể nói, triều đình của vị vua này là một trung tâm
hội tụ khoa học Đông- Tây của các nhà triết học từ các vùng khác nhau trên thế giới.
Vương quốc Chăm-pa (150-1471 sau công nguyên) lúc đó nằm ở phía Đông
của Căm-pu-chia, là láng giềng của Annam1 đã nhận được nhiều lợi ích từ vương

triều Khusru Anushirvvan và sự hiện diện của nhừng cư dân Ba Tư. Như học giả
Schafer đã chỉ ra, thế giới quan và vũ trụ luận thời Sassanid đã được người Chăm
biết tới vì họ đã biên soạn cuốn ‘Book o f Anushirwan’- Sách của Đức vua
Anushirwan, một tác phẩm về vũ trụ luận mà người Chăm coi là “sách
thiêng”[Schafer 1967:270, 325]2. Schafer đã diễn giải rõ ràng hơn rằng hiện nay tại
Việt Nam, một cộng đồng theo Hồi giáo đang sống trong các làng tại phía Nam
Trung bộ của Việt Nam, được gọi là “Orang Bani” tuyên bố rằng con cháu họ có
nguồn gốc từ “Noursavan”- Vị vua đầu tiên của họ. Đáng chú ý là tên này
(Noursavan) chính là một từ được phiên âm từ nguyên từ Đức Sassanid Anushirwan
- Anushirwan Công bằng của Ba Tư [Schafer 1967:11].
Vũ trụ quan của người Ba Tư dưới thời Sassanid là một học thuyết dựa trên
sự diễn dịch của Mazdean về niềm tin của những người theo Đạo Thờ lửa-

(488-531), Hoàng đế thứ 12 của triều đại Sassanid (Tiếng Ba Tư: Shahanshah, Đức vua vĩ
đại) của Ba Tư, và là Hoàng đế được ca tụng nhiều nhất, nổi tiếng nhất trong số các Hoàng
đế cùa nhà Sassanid.
Ông là người đã đặt nền tảng cho nhiều thành đô và toà lâu đài tráng lệ, là người giám sát
chặt chẽ việc duy trì con các đường thương mại cũng như xây dựng vô số các cầu và đập
nước tại Ba Tư cổ đại. Trong giai đoạn trị vì đầy tham vọng của Khosrau I, nghệ thuật và
các ngành khoa học đã phát triển nờ rộ tại Ba Tư và đế chế Sassanid đã đạt tới đinh cao vinh
quang và thịnh vượng. Ông là một trong số các Hoàng đế vĩ đại nhất trong văn hoá, văn học
Iran ngày nay và Ba Tư cổ đại. Tên tuổi của ông, giống như tên tuổi của Caesar trong lịch sử
Rôma, rất nổi tiếng trong lịch sử châu Á.
1. Thời kỳ 679 - 757 và 776 - 866 Việt Nam có tên là An Nam đô hộ phù. Cuốn sách in đầu
tiên cùa Việt Nam bằng chữ Hán năm 1335 có nhan đề là An Nam chí lược (ặríỆ]ỹỄI8§), do
Lê Tắc (^M ĩ]) viết. Từ đó xuất hiện các cách gọi "người An Nam", "tiếng An Nam".
2. Xem thêm Antoine Cabaton (1901). Nouvelles recherches sur les Chams. Volume 2 o f
Publications de l'École française d'Extrême-Orient. E. Leroux. Retrieved 2011-05-15.

341



VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẦN THỬ TƯ

Zoroastria. Đó là một sự biến đổi về mặt triết học “để trợ giúp cho quyền năng của
nhà cầm quyền, người được coi như một vị vua anh minh, bảo toàn được sự hài hoà
giữa các đẳng cấp khác nhau trong xã hội” [Hourani 1991:9]. Trong bối cảnh như
vậy, nhân cách của Đức vua Anushirwan đã lôi cuốn được những nhà cầm quyền
phương Đông. Họ coi triều đại của ngài là một biểu trưng cho sức mạnh và sự công
minh chính trực. Một điều rất đáng chú ý ở đây là từ lâu trước khi chịu ảnh hường
của văn hoá trong triều đại Sassanid, Việt Nam đã tiếp nhận nhừng giao thương hai
chiều với Án Độ và Ba Tư và có mối quan hệ khăng khít với người Ba Tư dọc theo
miền duyên hải Việt Nam vào thể kỷ thứ nhất sau công nguyên, khi các nhà sư Ấn
Độ - Scythia tới đây để truyền bá Phật giáo Đại thừa1.
Khoảng cuối thế kỷ thứ II sau công nguyên, K ’ang Seng-hui, một nhà sư
người Trung Quốc nhưng nổi tiếng tại vùng Saghdia của đế chế Ba Tư đã tới Việt
Nam, thuyết giảng cũng như giới thiệu những bản dịch các kinh văn Phật giáo của
miền Trung Á [Nguyen 1993:98]. Phật giáo Đại thừa với tư cách là một hệ thống
tôn giáo tổng hoà rất nhiều yếu tố đã hoà chung vào những tri thức khác trong triét
học và nghệ thuật và điều dễ hiểu là những tộc người Án - Scythia, Soghđia và các
tộc người Trung Á khác sống trong quỹ đạo của Đạo Thờ lửa đã gây những ảnh
hưởng nhất định đối với Phật giáo mà một vài ảnh hưởng đó đã được các nhà quý
tộc tại Việt Nam áp dụng trong khi họ tiếp nhận Phật giáo Đại thừa trong cùng một
giai đoạn khi đế chế Parthia gia tăng sự hiện diện về mặt thương mại dọc theo miền
duyên hải của Đông Nam Á. Thêm vào đó, ta còn có thể kể đến những người
Soghdiana từ nơi mà K ’ang Seng-hui gọi là một quốc gia Tây Á -với nhừng thương
nhân đã thiết lập nơi định cư tại vùng Viễn Đông từ trước Công nguyên, lan rộng
đến cả Mông Cổ và Trung Quốc [Frye 1963:235]. Việc khám phá ra những tấm bia
khắc chữ Sogdian tại Nội Tây Tạng, Nội Mông và phía Tây Himalaya [Flood
1991:32] và sự lan toả của nền văn hoá cùng loại- đã góp phần mang lại cho văn

hoá Ba Tư cơ sở để mở rộng tầm ảnh hưởng tại Đông Nam Á, trở thành một trong
sổ những nhân tố trợ giúp cho sự khuyếch tán văn hoá Partho-Sassanid và vũ trụ
quan của nó tại Đông Nam Á.
I-tsing (I-Ching), một người nhà sư đồng thời là người hành hương Trung
Quốc đã lên một chiếc tàu của người Ba Tư vào năm 671 sau công nguyên, chỉ vài
năm sau khi triều đại Sassanid sụp đổ, đã cung cấp một câu chuyện rất thú vị về

1. Hiện tại Hồi giáo là quốc giáo tại Ba Tư, nhưng Phật giáo vẫn được xem là một tôn giáo có
mặt ở Ba Tư vào đầu thế kỷ thứ 2 trước CN. Phật giáo tại Ba Tư được ghi nhận là phát triển
và phổ biến trong hai thời kỳ, thứ nhất là đầu thế kỷ thứ 3 kéo dài đến thế kỷ thứ 7 khi gặp
sự tấn công cùa phong trào Hồi giáo; thứ hai, Phật giáo lại một lần nữa được phục hưng bời
sự chinh phục Ba Tư của người Mông c ổ vào đầu thế kỷ thứ 13.

342


MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIỀU ĐẠI SASSANID CÙA BA T ư ...

những con đường mà các thương thuyền hay đi trên con đường tới Sri Vijaya - nơi
ông định ghé thăm. Theo I-tsing, con tàu Ba Tư đã rời một thương cảng Trung
Ọuốc, hướng tới ở miền Bắc Việt Nam và sau đó, tiếp tục đi đến Sri Vijaya. Như
chính I-tsing đã chì rõ, chặng đường này có thể đi trực tiếp bằng thuyền buồm hoặc
có thể đi vòng quanh bờ biển của Căm-pu-chia, Xiêm và bán đảo Malay để tới tiểu
lục địa Ấn Độ. Khi nói về hạm đội thương thuyền của người Ba Tư mà ông đang sử
dụng, I-tsing mô tả hạm đội này là “rất hiện đại và có tổ chức rất tốt”. Ông mô tả
một cách chi tiết những yếu tố kỹ thuật của con đường thương mại trên biển này
giữa Ba Tư và vùng Đông Nam Á cũng như nhấn mạnh ảnh hưởng về mặt văn hoá
cùa Ba Tư đối với những nơi con đường thương mại trên biển của họ cắt qua
[Majumdar 1986:27-8]. Và như vậy, từ ghi chép của I-tsing, chúng ta đã có được
một bức tranh sinh động về thương mại trên biển của những “con tàu của người

Posse” (người Ba Tư- theo cách gọi của người Trung Quốc) tại Đông Dương cũng
như những hướng đi mà qua đó, những tư tường trong văn hoá và vũ trụ quan của
triều đại Sassanid Ba Tư đã tiếp cận được các thương cảng tại Đông Nam Á cũng
như tại vương quốc Chăm-pa.
Ngày nay, những chứng cớ khảo cổ đã được tìm thấy xung quanh các vùng hải
đảo tại Đông Nam Á đã rọi ánh sáng mới lên sự lan toả và hiện diện của triều đại
Sassanid, khẳng định sự chính xác trong lời kể của I-tsỉng. Việc khám phá ra những
đồng xu của triều đại Sassanid tại bờ biển phía Nam của nước Xiêm (Thailand) tại
Yarang, vùng Pattani, có niên đại khoảng thế kỷ V sau công nguyên [Srisuchat
19 9 0 :2 8 ], và hai đồng xu bàng bạc của triều đại Abbasid (7 5 0 -1 2 5 8 sau công
nguyên ) tại cửa sông Merbok gần thành phố Tan-Tan in bán đảo Mã Lai [Wheatley
1 9 6 4 :7 5 ], và phát hiện khác về một viên ngọc mài tròn của triều Sassanid tại Óc
Eo của Funan, nơi có hạ lưu của sông Mekong [Myers; Trewin 1988:138] chính là
những minh chứng rõ ràng đối với vai trò quan trọng và rất có ý nghĩa của Ba Tư
trong việc tăng cường mối quan hệ thương mại và văn hoá với các quốc gia ven
biển Đông Nam Á, trong đó có vương quốc Chăm-pa.
Thương mại trên biển của Ba Tư tại Đông Nam Á vẫn được duy trì cho đến
tận sau thế kỷ thứ 8 sau công nguyên trên cùng một tuyến đường như thời gian
trước đó. Năm 771 sau công nguyên, vị khách lữ hành nổi tiếng là Vajrabodi - Giáo
chủ của phái Mật tông trong Phật giáo - đã được 35 thương thuyền Ba Tư hộ tổng
trên chặng tới Sri Vijaya khi ông đi Trung Quốc [Majumdar 1986:28]'. Khoảng từ
năm 670 tới năm 673 sau công nguyên, các hoàng tử và những quý tộc trong triều
đại Sassanid - những người sống sót sau nhừng biến động chính trị và các cuộc
L Xem thêm Bhattacharyya, N. N. (1999). History o f the Tantric Religion. New Delhi:
Manohar. ISBN 81-7304-025-7. Second Revised Edition.

343


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ


chinh phạt của người Hồi giáo tại đất nước họ đã trốn tránh sang các quốc gia Trung
Á vẫn còn trung thành với triều đại Sassanid và từ đó, họ đã tới Trung Quốc bẩng
đường bộ, “tạo nên một làn sóng ảnh hưởng mới của văn hoá Ba Tư tại Trung Quốc
[Ghirshman 1971:92]. Chính họ, chứ không phải ai khác, đã đặt nền tảng cho nghệ
thuật “Sino-Persian” - Trung Hoa - Ba Tư - mà một vài thành tựu trong số đó đíỉ
“khiến cho triều đình Nara1 của Nhật Bản cũng phải say mê” [Hayashi
1975:85,88,96-8, 129].
Quả thực, sự lan toả của nền văn hoá hết sức giàu có và đặc sắc dưới triều dại
Sassanid đã gây ảnh hưởng tới tận vùng Viễn Đông và Trung Quốc. Giống r.hư
người Parthia trước đây, đế quốc Sassanid đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao
với nhà nước phong kiến Trung Quốc, và đã cử nhiều phái bộ sứ thần tới Trung
Quốc. Thư liệu Trung Quốc đã đề cập đến 13 vị sứ thần nhà Sassanid ở Trung Hoa.
Thương mại đường bộ và thương mại đường biển với Trung Hoa đều quan trong
cho cả hai đế chế Sassanid và Trung Hoa. Một số lượng lớn tiền xu Ba Tư thời
Sassanid đã được tìm thấy ở miền Nam Trung Hoa, khảng định mối quan hệ thương
mại hàng hải. Trong những dịp khác nhau, các vị vua Sassanid gửi tặng những nhạc
sư Ba Tư và các vũ nữ tài năng nhất cho triều đình Trung Hoa tại Lạc Dương drói
triều đại nhà Tấn và triều đại Bắc Ngụy, và tới Trường An trong triều đại nhà Tùy
và nhà Đường. Wang Chien đã nghệ thuật Ba Tu vào thế kỷ thứ 9 khi ông viết:
“Các gia tộc vùng Lạc Dưong đều học âm nhạc Ba Tư”2. Cả hai đế chế đều hướng
lợi từ thương mại dọc theo Con đường tơ lụa, và chia sẻ lợi ích chung trong việc giữ
gìn và bảo vệ tuyến đường thương mại này. Họ hợp tác trong việc bảo vệ các tuyến
đường thương mại xuyên qua Trung Á, và cùng xây những tiền đồn trong khu vực
biên giới để giữ cho các đoàn lữ hành an toàn khỏi các bộ lạc du mục và kẻ cướp
Trong đất nước Ba Tư sau cuộc nổi dậy của gia tộc Abbasids, những tru/ền
thống bản địa trong nghệ thuật, thủ công và các thành tựu văn hoá khác của triều đại
Sassanides vẫn còn được lưu giữ tới mức mà triều đại kế tục nó- triều đại Abbasid vẫn thường được gọi là “ Tân đế chế Sassanid” [Hayashi 1975:85,97].

1. T hời kỳ N ara (tiếng Nhật:

\Nara-jidai, Nại Lương thời đại) của lịch sử Nhật Bàn
kéo dài từ năm 710 đến năm 794. N ữ hoàng Genmei
Gemmei Tennõ, Ngtyén
Minh Thiên Hoàng) đặt kinh đô tại Heijõ-kyõ
Bình Thành Kinh ngày nay là Nira).
Ngoại trừ 5 năm (740-745) kinh đô phải dời đi nơi khác, đó là kinh đô cùa Nhật Bản cho đến
khi Hoàng đế Kammu
Kammu Tennõ, Hoàn Vũ Thiên Hoàng ) đặt kinh đì tại
Nagaoka-kyõ
Trường Cương Kinh ) vào năm 784 trước khi di chuyền đến Htiankyõ
Bình An Kinh), hoặc Kyoto
Kinh Đô), một thập niên sau vào năm 7H.
2. Kaveh Farrokh (2007), Shadows in the desert: ancient Persia at war, Osprey Publishing tr.
274, ISBN 1-84603-108 7, truy cập 2010-06-29.

344


MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIỀU ĐẠI SASSANID CỦA BA Tư ...

Kể từ thời đại thương mại trên biển nở rộ của đế chế Parthia ở Đông Nam Á
đến triều đại do Đức Khusru Anushirwan thuộc triều đại Sassanid trị vì, các dân tộc
Đông Dương ngày nay, trong đó có Việt Nam, đã làm quen với những biểu tượng
văn hoá của Ba Tư, và vào triều đại Đức Anushirvvan trị vì, sự ảnh hưởng văn hoá
này lên đến điểm cực thịnh tại các vùng cư trú của người Chăm - Việt tại Đông
Nam Á nhờ tính thuyết phục cao trong thế giới quan, nhân sinh quan của đức vua
này cũng như nhờ sự công minh chính trực trong nhân cách của ngài, khiến cho văn
hoá Ba Tư đã cắm rễ sâu sắc trong vũ trụ quan của người Chăm qua cuốn sách ‘The
Book o f Anushirwan’- Sách của Đức Anushinvan. Sau này tại bán đảo Mã Lai ,
chúng ta có thể thấy tên tuổi và tư tường của Đức vua Anushinvan được đề cập tới

trong tác phẩm được coi là di sản quý báu của văn học Malaysia - cuốn ‘Sejara
Melayu'- Văn học sử Malayu [Brown 1970:5]', Đức vua Anushirvvan được gọi là
‘Raja Nushirwan A d il’ - theo tiếng Malay có nghĩa là ‘Anushinvan The Ju st’-Đức
vua Anushirvvan Công bằng.
Ảnh hưởng giữa triều đại Sassanid của Ba Tư và vương quốc Chăm-pa của
Việt Nam không chi là một chiều. Xin nêu một ví dụ, đó là về loại lúa gạo mà người
Ba Tư đã mang từ Chăm-pa về.
Chúng ta đều biết rằng lúa gạo là mặt hàng chủ lực đối với phần lớn dân số thế
giới, nhất là ở phương Đông và Đông Nam Á, nó là loại ngũ cốc được tiêu thụ
nhiều nhất. Tại Iran ngày nay và Ba Tư xưa kia, lúa gạo có tầm quan trọng lớn lao.
Trong tiếng Ba Tư, từ lúa gạo - berenj, có từ nguyên trong tiếng Sanskrit là vrihi.
Sử sách của Iran ngày nay khẳng định rằng lúa gạo, lần đầu tiên được canh tác tại
vùng Caspian vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, được mang tới đất nước
này từ tiểu lục địa Ản Độ và Đông Nam Á (cụ thể là từ Chăm-pa). Loại gạo ngon
nhất của Iran ngày nay được trồng cấy tại vùng Gi lan, ven biển Caspian, nơi nó
được coi là khẩu phần ăn chính của người dân cho cả bữa sáng, trưa và tối.
Có năm loại gạo chính tại Iran ngày nay: Chăm-pa (hạt ngắn và dày hạt, được
ghi chép lại là mang về từ vương quốc Chăm-pa cổ nhưng chúng tôi chưa tìm ra là ai
mang về), rasmi (hạt dài và to bản hom), anbarbu, mowla’i, và sadri (ba loại lúa mang
về Gilan từ Peshawar (thuộc về Pakistan ngày nay) vào năm 1850 bởi Thái tử Mirza
Aqa Khan Nuri Sadr-e A ’zam, con trai đức vua Fath Ali thuộc triều đại Qạịar).
1. Sejarah M elayu (Jawi:
1'J -£*-•) hay Malay Annals là tác phẩm văn học bằng tiếng
Malay kể lại cả một giai đoạn lịch sử hơn 600 năm theo cách trinh bày phả hệ của các vị vua
trị vi tại Mã Lai đa đảo. Nguời ta tin rằng tác phẩm ra đời năm 1612 là do Tiểu vương vùng
Johor, Yang d¡-Pertuan Di Hilir Raja Abdullah (Raja Bongsu) ra lệnh khởi thảo (tên cùa ông
sau này thường được gọi là HRH Sultan Abdullah M u'ayat Syah ibni Sultan Abdul Jalil
Syah).

345



VIỆT NAM HỌC - KỶ YỂU HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN THỨ T ư

Cơm của người Iran nấu bằng gạo Chăm-pa
3. Kết luân
Bài viết cố gắng tìm hiểu mối quan hệ giữa triều đại Sassanid (226-651 sau
công nguyên) và vương quốc Chăm-pa (150-1471 sau công nguyên) - khi mối giao
thương phát triển mạnh mẽ. Cộng đồng người Chăm đã làm quen với khoa học và
văn hoá Ba Tư và nhờ cảm hứng của sự giao lưu này, họ đã viết một cuốn sách về
vũ trụ học - cuốn sách thiêng của cộng đồng này trong một thời gian đài.
Thông qua một số tư liệu đã thu thập được, tác giả nhìn nhận lại mối quan hệ
lịch sử lâu đời giữa hai quốc gia Iran và Việt Nam với hy vọng hai dân tộc sỗ có
quan hệ ngày càng khăng khít hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Crone, Patricia, M eccan Trade A nd The Rise O f Islam. G orgias Press LLC. ISBN 159333-102-9, (2004).
2. Donkin, R obin A. Between East and West: The M oluccas and the Traffic in Spices Up

to the Arrival o f Europeans. D iane Publishing C om pany. ISBN 0-87169-248-1,
(A ugust 2003).
3. Encyclopedia o f the Peoples o f Africa and the Middle East, V o l.l, Ed. Jam ie Stokes.
(Infobase Publishing, 2009).
4. Farrokh K aveh, Shadows in the Desert: Ancient Persia at War, is b n = l-846-03108-7.
O sprey Publishing 2007.
5. Freedm an, Paul. Out o f the East: Spices and the Medieval Imagination. N ew H aven
Yale U niversity Press. ISBN 0-300-15135-7, (2008).
6. Great Britain, N aval Intelligence D ivision, Persia, Encyclopedia Britannica, Inc., 2008.

346



M 6 l QUAN H$ GlClA TRI&U DAI SASSANID CUA BA TU.

7. Lach, D onald Frederick (1994). Asia in the M aking o f Europe: The Century o f

Discovery. Book

U niversity o f C hicago Press. ISBN 0-226-46731-7.

8. Leonard C ottrell, The Concise encyclopcedia o f archaeology, E ncyclopedia Britannica,
Inc., 2008.
9. R. C. M ajum dar, Champa, Ancient Indian Colonies in the Far East, Vol.I, Lahore,
1927. ISBN 0-8364-2802-1
10 Pirouz M ojtahed-Zadeh, Security and Territoriality in the Persian G u lf A Maritime

Political Geography, Publisher: R outledge, M ay 21, 1999.
11. Ray, H im anshu Prabha, The Archaeology o f Seafaring in Ancient South Asia.
C am bridge U niversity Press. ISBN 0-521-01109-4, (2003).
12. S chleif and Schier, Corine and V olker, Katerina's Windows: Donation and Devotion,

Art and Music, as H eard and Seen through the Writings o f a Birgittine Nun. Penn State
Press. ISB N 978-0-271-03369-3, (2009).
1 3 .Vadim

M ikhailovich M asson, History o f Civilizations o f Central Asia, Vol.II,

(U N E SC O , 1996).

347




×