BÀI TẬP NHÓM THƯƠNG MẠI 1
(HK2-2018)
BÀI TẬP NHÓM THƯƠNG MẠI 1
Bài 1:
Có 3 chủ thể gồm: ông A (quốc tịch Việt Nam) hiện đang làm chủ doanh nghiệp tư nhân Chiến Thắng; ông B
(quốc tịch Canada) hiện là thành viên công ty hợp danh Thành Công;Công ty TNHH hai thành viên Bình An.
Họ đang dự định cùng nhau thành lập công ty cổ phần kinh doanh nông sản với yêu cầu: huy động vốn linh
hoạt; các thành viên tự do chuyển nhượng phần vốn mà mình sở hữu.
1. Tư vấn giúp các chủ thể lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp.
2. Tư vấn giúp các chủ thể các thủ tục thành lập doanh nghiệp cần thiết.
3. Công ty cổ phần dự định phát hành tổng cộng 1200 cổ phần gồm: 1000 cổ phần phổ thông, 100 cổ phần ưu
đãi biểu quyết, 100 cổ phần ưu đãi cổ tức. Mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 đồng. Tại thời điểm thành lập doanh
nghiệp, A, B, C cùng nhau mua 700 cổ phần. Xác định vốn điều lệ của công ty.
4. Giả sử công ty đã thành lập và hoạt động được 02 năm. Ông B hiện đang sở hữu 200 cổ phần phổ thông, 30
cổ phần ưu đãi biểu quyết, 30 cổ phần ưu đãi cổ tức. Ông muốn rút toàn bộ vốn ra khỏi công ty. Tư vấn những
vấn đề pháp lý cần lưu ý để ông có thể rút vốn.
Bài 2:
Công ty cổ phần Phúc Sơn có ba cổ đông: Anh Khánh, anh Đại và anh Quang với tỷ lệ số cổ phần sở hữu lần
lượt là: 30%, 20% và 50% vốn điều lệ của công ty. Ba cổ đông thỏa thuận, anh Quang có nhiều cổ phần nhất
trong công ty do đó anh Quang sẽ là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty. Cả ba cổ đông sẽ là người đại
diện theo pháp luật của công ty, phân công nhau thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo Điều lệ của công ty.
1. Nhận xét về thỏa thuận nêu trên của các cổ đông.
2. Sau một thời gian hoạt động, anh Khánh và anh Đại cho rằng anh Quang quản lý không được tốt dẫn đến
nhiều thất bại trong công việc làm ăn của công ty, do đó các cổ đông này muốn thay đổi người giữ chức Chủ
tịch HĐQT và Giám đốc công ty. Các cổ đông này sẽ phải làm thủ tục gì, và liệu rằng ý định của họ có thực
hiện được không?Vì sao?
3. Do không muốn làm ăn chung với anh Đại và anh Quang, anh Khánh muốn rút khỏi công ty bằng cách
chuyển nhượng toàn bộ phần cổ phần của mình cho anh Phương – hiện đang là chủ sở hữu một doanh nghiệp
tư nhân. Anh Khánh có thực hiện được dự định của mình không? Tại sao?
4. Giả sử anh Khánh được phép chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho anh Phương. Nhưng anh
Phương lại chỉ mới thanh toán được giá trị của một nửa số cổ phần mà anh Khánh chuyển nhượng. Hỏi: thời
điểm nào anh Phương thực sự trở thành cổ đông của công ty? Việc chưa thanh toán hết tiền chuyển nhượng cổ
phần giữa anh Phương và anh Khánh có ảnh hưởng gì đến quyền cổ đông của hai anh này trong công ty hay
không?
Bài 3:
Năm 2017, Duyên, Hải, Đức cùng nhau thành lập công ty cổ phần Duyên Hải. Vốn điều lệ dự kiến là 5 tỷ
đồng tương đương với 500.000 cổ phần, trong đó có 400.000 cổ phần phổ thông (CPPT), 100.000 cổ phần ưu
đãi (CPUD). Ba người thoả thuận như sau: Duyên sẽ sở hữu 200.000 CPPT, 50.000 CPUD. Hải sở hữu 20.000
CPPT, 30.000 CPUD. Đức sở hữu 10.000 CPPT. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ
sơ bị trả lại vì lý do vốn điều lệ không hợp pháp
1. Hãy làm rõ nguyên nhân hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bị trả lại và nêu ra phương hướng khắc
phục?
2. Ba cá nhân dự định soạn thảo Điều lệ công ty với một số nội dung sau:
- Các cổ đông sáng lập là người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong suốt quá trình công ty hoạt động;
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập
Nhận xét tính hợp pháp của nội dung dự thảo Điều lệ công ty?
3. Giả sử, hồ sơ đã được sửa đổi, Công ty Duyên Hải được thành lập. Tháng 12 năm 2017, Duyên mua thêm
300.000 CPPT và lập tức chào bán 200.000 CPPT cho Thắng. Hỏi hành vi của Duyên có hợp pháp không? Tại
sao?
Bài 4:
Bình Minh, Quỳnh Anh và Minh Vũ dự định góp vốn để thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động
sản và đặt trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Ba nhà đầu tư mong muốn loại hình doanh
nghiệp mà họ thành lập có những đặc điểm như sau:
- Kiểm soát được số lượng thành viên tham gia góp vốn vào doanh nghiệp;
- Trách nhiệm tài sản của các thành viên được giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1.Anh (chị) hãy tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp với các yêu cầu nêu trên của các nhà đầu tư?
2.Tình tiết bổ sung:
Giả sử cả ba nhà đầu tư đều không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Sau khi lựa
chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, ba nhà đầu tư đã tiến hành góp vốn với số vốn cam kết góp và loại
tài sản góp vốn như sau:
- Bình Minh góp vốn bằng số tiền cho công ty thuê nhà trên phố Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội) làm trụ sở giao
dịch trong vòng 05 năm
- Quỳnh Anh góp vốn bằng căn nhà bốn tầng trên phố Sơn Tây, Hà Nội
- Minh Vũ góp vốn bằng tiền mặt trị giá 01 tỷ đồng.
Để định giá các loại tài sản góp vốn trên, các thành viên đã thống nhất lập một hội đồng định giá và nhất trí:
- Định giá số tiền thuê nhà tại phố Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội) của Bình Minh để công ty sử dụng trong
vòng 05 năm là 3 tỷ đồng (giá thuê nhà là 500 triệu đồng/năm)
- Với tài sản góp vốn của Quỳnh Anh, các thành viên nhận định giá nhà đất trên phố Sơn Tây có thể sẽ tăng
trong thời gian tới nên thống nhất định giá căn nhà bốn tầng trên phố Sơn Tây, Hà Nội của Quỳnh Anh là 05 tỷ
đồng, trong khi giá trị thực tế của căn nhà này là 03 tỷ đồng. Quỳnh Anh đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
sang cho công ty.
Yêu cầu:
(i) Anh (chị) hãy nhận xét về tính hợp pháp của các loại tài sản góp vốn nêu trên của các nhà đầu tư?
(ii) Việc các thành viên nhất trí định giá tài sản góp vốn của Quỳnh Anh cao hơn giá trị thực tế của tài sản như
trên được pháp luật quy định hướng xử lý như thế nào?
(iii) Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên bắt đầu thực hiện
nghĩa vụ góp vốn theo cam kết theo thời hạn pháp luật quy định. Hết thời hạn cam kết góp vốn lần cuối, Minh
Vũ chỉ góp được 500 triệu đồng. Các thành viên còn lại nhất trí gia hạn thêm thời gian góp vốn cho Minh Vũ
là 03 tháng và trong thời gian này, Minh Vũ vẫn được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với số vốn
cam kết góp là 01 tỷ đồng. Việc các thành viên còn lại gia hạn thêm thời gian góp vốn cho Minh Vũ như trên
có hợp pháp hay không? Vì sao? Trình bày hướng xử lý trong trường hợp này?
3.Với việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp và thành viên doanh nghiệp phải
đáp ứng những điều kiện kinh doanh gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
4.Trong quá trình hoạt động, để mở rộng quy mô kinh doanh, các thành viên mong muốn chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp hiện tại sang loại hình doanh nghiệp mới không bị hạn chế về số lượng thành viên và phương
thức huy động vốn. Anh (chị) hãy tư vấn cho các thành viên về loại hình doanh nghiệp phù hợp và các thủ tục
pháp lý liên quan để thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?
Bài 5:
Quyết, Đạt, Điệp, Long (là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam) dự kiến thành lập 01 công ty TNHH có vốn
điều lệ 1 tỷ đồng. Ngày 04/9/2016, công ty đã được thành lập với tên gọi Công ty TNHH Bình Minh với các
thành viên và mức vốn cam kết góp như sau: Quyết góp 200 triệu đồng (tương đương 20% vốn điều lệ); Điệp
góp 400 triệu đồng (tương đương 40% vốn điều lệ); Đạt góp 300 triệu đồng (tương đương 30% vốn điều lệ);
Long góp 100 triệu đồng (tương đương 10% vốn điều lệ)
Do gặp khó khăn trong tài chính, Điệp không có tiền mặt để góp vốn vào Công ty Bình Minh theo như cam kết
nên đã đề nghị góp vốn bằng 01 ô tô Vios có giá trị tương đương với số vốn đã cam kết
1. Hãy tư vấn cho Bình Minh các thủ tục để hợp pháp hóa sự thay đổi loại tài sản góp vốn của Điệp
2. Đến thời điểm thực hiện cam kết góp vốn, Điệp chính thức thông báo về việc không góp vốn theo cam kết,
từ chối tiếp tục tham gia kinh doanh tại Công ty Bình Minh.
Hãy tư vấn các phương án xử lý phần vốn không được Điệp đóng góp. Sau khi một trong các phương án xử lý
phần vốn góp được thực hiện, Điệp có mất tư cách thành viên tại Bình Minh không?
3.Không có tiền mặt trả nợ 1 tỷ đồng cho Thịnh theo hợp đồng mua bán nhà chung cư, Đạt dự kiến sử dụng
một phần giá trị phần vốn góp của mình tại Công ty Bình Minh để trừ nợ. Tuy nhiên, Quyết – giám đốc, người
đại diện theo pháp luật của Công ty Bình Minh không đồng ý cho Đạt thực hiện giao dịch đó.
Hỏi:Đạt có thể thực hiện được dự định của mình hay không? Nếu Đạt vẫn cố tình thực hiện dự định của mình
thì Công ty Bình Minh có quyền từ chối tư cách thành viên của Thịnh hay không?
4. Do phải tham dự một khóa đào tạo kéo dài 40 ngày về thương mại quốc tế tại Nhật, Quyết làm văn bản ủy
quyền cho Tuấn – trưởng phòng kinh doanh của Công ty Bình Minh để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
trong thời gian Quyết vắng mặt.Tuy nhiên, Điều lệ Công ty Bình Minh quy định: “Trường hợp người đại diện
theo pháp luật của Công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho Chủ tịch
Hội đồng thành viên của Công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật”
Văn bản ủy quyền của Quyết cho Tuấn có hợp pháp không? Vì sao?
5.Giả sử Chủ tịch Hội đồng thành viên của Bình Minh cũng đi học tại Nhật và Điều lệ không quy định cụ thể
về trường hợp này
Hãy tư vấn cho Công ty Bình Minh phương án giải quyết đối với trường hợp này?
6.Do nhu cầu hoạt động kinh doanh, Bình Minh muốn huy động vốn để mua thêm máy móc hiện đại. Hội đồng
thành viên nhất trí với phương án này.
Tư vấn các phương thức huy động vốn cho Bình Minh?