Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phân tích đặc điểm tội phạm có tính chất quốc tế và minh họa qua tội buôn bán người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.65 KB, 10 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế một cách đa dạng, quá
trình hội nhập của các quốc gia là một tất yếu khách quan nó tạo điều kiện để các
quốc gia có thể giao lưu trong các lĩnh vực khác nhau như : chính trị, văn hóa, kinh
tế…Vì vậy mà sự dịch chuyển hàng hóa, sức lao động, tiền tệ qua biên giới quốc
gia trên quy mô lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm trở nên phức
tạp hơn rất nhiều đã đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định thế giới, khu vực và Việt
Nam nói riêng.Vì thế buộc các nước phải có sự hợp tác để cùng nhau thực hiện
phòng chống tội phạm hiệu quả. Việc hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm hiện
nay ở nước ta trong giai đoạn hiện này là yêu cầu tất yếu và quan trọng. Vì tính cấp
thiết trên nên em xin chọn đề tài “Đặc điểm tội phạm có tính chất quốc tế và ví dụ
minh họa” để thấy rõ bản chất, tính chất nguy hiểm thật sự của nó, sự tàn phá của
nó để đi đến vần đề là phải tìm ra biện pháp phòng và chống lại các loại tội phạm
này cũng như tìm ra biện pháp khắc phục hậu quả mà nó gây ra.

NỘI DUNG
I/ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ
1.

Khái niệm tội phạm có tính chất quốc tế
Tội phạm có tính chất quốc tế là tội phạm hình sự chung mà hành vi phạm

tội xâm hại tới không chỉ trật tự pháp lý quốc gia mà cả lợi ích của toàn thể cộng
đồng quốc tế. Cấu thành tội phạm có chưa đựng yếu tố nước ngoài ngày càng có
tính tổ chức và tính quốc tế hóa cao, được luật quốc tế định danh trong điều ước
quốc tế nhưng thẩm quyền xét xử thuộc về quốc gia và theo luật hình sự quốc
gia.Thuộc nhóm tội phạm này là cướp biển, khủng bố quốc tế, tội phạm làm tiền


giả, tội buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần, tội buôn bán nô lê,
tội buôn bán phụ nữ và trẻ em vv…


Ở đây, khi đi nghiên cứu về tội phạm có tính chất quốc tế thì chúng ta nghiên
cứu trên hai phạm trù là: Tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế.
Tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế là hai phạm trù khác nhau của
luật hình sự quốc tế.
Tội phạm quốc tế là những hành vi đặc biệt nguy hiểm, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 18 tuổi trở lên, thực hiện một cách cố ý, xâm phạm
hòa bình an ninh quốc tế, gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế.
Theo qui định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế Rôm, tòa án có quyền tài phán đối với
các tội phạm sau: Tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội phạm chiến tranh, tội
xâm lược. Như vậy, tội phạm quốc tế bao gồm bốn tội trên (Quy chế Rôm).
Về tội phạm có tính quốc tế trong luật hình sự quốc tế, các nhà luật học đã phân
biệt các tội phạm quốc tế nói trên với các tội phạm xâm phạm trật tự pháp luật
quốc tế, hay còn gọi là các tội phạm có tính quốc tế (Tội phạm xuyên quốc gia, tội
phạm có yếu tố nước ngoài). Các tội phạm có tính quốc tế, tuy có xâm hại hòa bình
và an ninh quốc tế, nhưng về mức độ nguy hiểm, không đến mức gây nguy hại cho
toàn thể cộng đồng quốc tế. Chủ thể của tội phạm có tính quốc tế là thể nhân, pháp
nhân, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự không nhất thiết phải đủ 18 tuổi như đối với
tội phạm quốc tế, điều này do các công ước quốc tế liên quan có qui định.
Từ góc độ này, có thể hiểu tội phạm có tính quốc tế là những hành vi nguy hiểm
mà các công ước quốc tế thừa nhận, xâm phạm trật tự pháp luật quốc tế.
2.

Phân loại tội phạm có tính chất quốc tế
Việc phân loại tội phạm có tính chất quốc tế là quan trọng và cần thiết. thông

qua việc phân loại sẽ xác định được cá loại tội phạm này có tính chất nguy hiểm


như thế nào đối với quốc tế, đối với việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội của từng
quốc gia. Chính vì vậy, việc xếp loại các tội phạm có tính chất quốc tế phải được

thực hiện dựa trên cơ sở, tiêu chí khoa học nhất định.
Theo giáo sư I.J. Caascpet ( học giả người Xô Viết) tội phạm có tính chất quốc tế
được chia là 4 loại:
-

Nhóm thứ nhất: Các tội xâm phạm tội hợp tác hữu nghị và sự tồn tại bình
thường của các quan hệ quốc tế, bao gồm tội khủng bố, tội cướp máy bay,

-

phương tiện giao thông khác…
Nhóm thứ hai: Các tội xâm hại môi trường sống của con người, di sản văn
hóa của dân tộc trên thế giới như buôn lậu, buôn bán trái phép chất ma túy,

-

làm và buôn bán tiền giả…
Nhóm thứ ba: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người, tội cướp

-

biển, tội tuyên truyền các xuất bản phẩm đồi trụy…
Nhóm thứ tư: Các tội phạm có tính quốc tế khác như phá hoại các công trình

3.

ngầm dưới biển, các tội phạm được thực hiện trên máy bay, tàu thủy..
Đặc điểm của tọi phạm có tính chất quốc tế
Thứ nhất, tội phạm nhìn chung được thực hiện trên lãnh thổ một vài quốc


gia hoặc trên lãnh thổ không thuộc thẩm quyền tài phán của bất kì quốc gia nào.
Tính nguy hiểm của tội phạm quốc tế có ảnh hưởng rất lớn. Hiện nay, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, của giao lưu và hợp tác quốc tế, thì
các tội phạm quốc tế cũng ngày càng phát triển, mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác
nhau. Tội phạm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, có phạm vi hoạt động rộng lớn
trong từng khu vực và trên thế giới. Mặt khác, những nhóm và tổ chức phạm tội đó
có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ, có tiềm lực kinh tế mạnh và đặc biệt trong một số
trường hợp có sự liên kết giữa các băng nhóm tội phạm quốc tế với các chính trị
gia, các nhà tư bản tài chính, ngân hàng…. Chính vì lẽ đó, nhiều loại tội phạm


quốc tế đang là mối nguy hiểm cho các quốc gia trên thế giới, chúng phá vỡ tính
khuôn khổ của pháp luật, gây ra cho các Nhà Nước nhiều tổn thất, thậm chí còn chi
phối phát động các cuộc chiến tranh xâm lược phá vỡ nền hòa bình nhân loại, đe
dọa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội.
Để phòng ngừa tội phạm quốc tế thì không những phải có hành lang pháp lý mạnh
mẽ mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ của các quốc gia trên thế giới do phạm vi
và tầm ảnh hưởng của những tội phạm này không còn trong khuôn khổ quốc gia
nữa.
Khác với tội phạm quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế lại không phải là đối
tượng trực tiếp được giải quyết tại Tòa án hình sự quốc tế, mà lại thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án trong luật quốc gia, đồng thời các phán quyết được thi
hành theo pháp luật quốc gia. Vì vậy khi tội phạm thực hiện trên lãnh thổ của
nhiều quốc gia hoặc không thuộc thẩm quyền tài phán của bất kì quốc gia nào sẽ
dẫn đén tình trang mâu thuẫn hoặc tranh chấp về thẩm quyền tài phán dẫn đến khó
khăn trong việc truy tố và xét xử loại tội phạm này.
Vì vậy, để có cơ sở pháp lý chặt chẽ và đầy đủ xử lý các tội phạm có tính chất quốc
tế, cũng như nâng cao sự hợp tác của cộng đồng quốc tế trong việc truy cứu và đưa
ra xử lý các hành vi phạm tội đòi hỏi các quốc gia cần soạn thảo và tham gia ban
hành, ký kết nhiều Công ước, hiệp ước để có cơ sở pháp lý bổ sung cho việc truy

cứu trách nhiệm hình sự và thiết lập quyền tài phán của quốc gia, đồng thời còn thể
hiện nội dung: việc giữ gìn, tôn trọng và bảo vệ hòa bình, an ninh nhân loại, chủ
quyền quốc gia và các quyền con người trước sự xâm hại và đe dọa xâm hại của tội
phạm quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế là trách nhiệm rất nặng nề và cao cả
của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.


Thứ hai, tội phạm có chứa đựng yếu tố nước ngoài ( chủ thể tội phạm có
quốc tịch khác nhau, khách thể tội phạm là lợi ích của các quốc gia khác nhau bị
xâm phạm, sự kiện xảy ra ở nước ngoài,…)
Mạng Internet ra đời như một phép màu, trở thành công cụ tuyệt vời giúp cho mọi
người trên thế giới có thể xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên cũng chính Internet lại
trở thành mối nguy hại lớn của thế giới bởi nó hình thành nên tội phạm công nghệ
cao, gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đối với xã hội loài người.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hàng loạt các hoạt động phạm tội như buôn bán ma
túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, mua bán, sản xuất vũ khí trái phép,... cũng gây ra
nhiều vấn đề nhức nhối đối với toàn thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của khoa học
và công nghệ ngày nay cũng là công cụ giúp các loại hình, tổ chức tội phạm ngày
càng trở nên tinh vi và khó nắm bắt; chúng có thể liên kết với nhau từ nước này
sang nước khác tạo ra những khó khăn, thách thức đối với các cơ quan chức năng
trong việc điều tra, bắt giữ tội phạm.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, cũng là nguyên nhân chính khiến
cho tội phạm khó kiểm soát hơn. Điều này đang không chỉ thử thách năng lực điều
hành của chính phủ, sự vững chắc của các thể chế chính trị cũng như tính khả thi,
bền vững của các liên kết quốc tế, mà còn đe dọa đến an ninh, chủ quyền của các
quốc gia, dân tộc, thậm chí còn làm nảy sinh các vấn đề về quân sự.
Chính vì vậy, trước những mối đe dọa về an ninh của các loại tội phạm phi truyền
thống cũng như các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, sự phối hợp giữa các quốc
gia, sự hợp tác giữa các tổ chức quốc tế trong việc đấu tranh, phòng chống tội
phạm là điều cần thiết hơn bao giờ hết.



Thiếu tướng Trần Gia Cường - Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an: “Rõ ràng,
nếu chỉ trong phạm vi 1 quốc gia, thì mỗi quốc gia có thể tự xử lý. Nhưng nếu đã
liên quan đến đối tượng quốc tế, thì không thể 1 quốc gia mà giải quyết được. Có
những vấn đề bây giờ đã trở thành vấn đề toàn cầu, như tội phạm khủng bố, buôn
bán ma túy, tội phạm an ninh mạng, buôn bán người, bắt cóc trẻ em, rồi làm giả
tiền… Ngày xưa những loại tội phạm này chúng ta đấu tranh có lẽ là đơn giản hơn
rất nhiều bây giờ, nhưng nay đã trở thành đường dây, không chỉ từ trong nước đi,
mà còn từ bên ngoài thâm nhập vào rất sâu. Vì thế khi phá mỗi vụ án, rõ ràng là
hoạt động đối ngoại, hoạt động hợp tác với các lực lượng cảnh sát, các cơ quan
chức năng của các nước, các quốc gia có tác dụng cực kỳ lớn.”
Thứ ba, cuộc đấu tranh chống tội phạm có tính chất quốc tế không thể có
kết quả nếu không sử dụng công cụ pháp lý quốc tế.
Xuất phát từ yêu cầu tất yếu của vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng
chống tội phạm, LHQ đã thành lập nhiều cơ quan, tổ chức và viện nghiên cứu
chuyên trách, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các cơ quan, tổ chức tại mỗi nước
trong trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
Nổi bật lên trong đó là Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Cơ quan phòng
chống ma túy và tội phạm của LHQ (UNODC), Hiệp hội Tội phạm học quốc tế…
Các hội nghị, diễn đàn đối thoại an ninh và hợp tác giữa các nước thường xuyên
được tổ chức nhằm thỏa luận, vạch ra các phương hướng chiến lược chung nhằm
đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.

II/ VÍ DỤ MINH HỌA VỀ TỘI PHẠM BUÔN BÁN NGUỜI CÓ TÍNH
CHẤT QUỐC TẾ


1. Tình trạng buôn bán người với yếu tố nước ngoài và được thực hiện ở


nhiều quốc gia
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trên thế giới có 127 quốc gia “cung cấp”
nạn nhân nhưng có tới 137 quốc gia là đích đến của các đường dây buôn người. 11
quốc gia đứng đầu về đích đến là Bỉ, Đức, Hy Lạp, Israel, Italia, Nhật Bản,
Hà Lan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Anh2. Điều này chứng tỏ, nhu cầu về
nô lệ tình dục vẫn gia tăng trên thế giới. Các khu vực trung chuyển mà những
đường dây này thường chọn là Albania, Bulgaria, Hungary, Italia, Ba Lan và
Thái Lan. Báo cáo Toàn cầu về Tình Hình Buôn Người hai năm một lần gần đây
nhất của UNODC đã chỉ rõ mức độ nghiêm trọng của loại hình tội phạm này: ít
nhất 152 quốc gia là điểm xuất phát và 124 quốc gia là đích đến chịu tác động của
nạn mua người, có hơn 510 đường dây buôn người trên khắp thế giới, không một
quốc gia nào là miễn nhiễm trước tình trạng này. Hơn nữa, những người dễ bị tổn
thương trong xã hội ngày càng bị tội phạm này nhắm đến: hiện nay 33% nạn nhân
là trẻ em. Hầu hết các đường dây buôn bán người có tính liên khu vực, cứ 10 nạn
nhân thì có 6 nạn nhân bị mua bán qua ít nhất một biên giới quốc gia. Có tới 72%
tội phạm bị kết án là nam giới và là công dân của đất nước mà đường dây này hoạt
động.
2. Vấn đề hợp tác quốc tế và các cơ sở pháp lý trong việc phòng chống tội

buôn bán người có tính chất quốc tế
Nghị định thư về Ngăn ngừa, Phòng chống và Trừng phạt nạn buôn bán
người, đặc biệt là Phụ nữ và Trẻ em, bổ sung cho Công ước Liên Hợp Quốc về
phòng chống Tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, có hiệu lực từ một thập kỷ vừa
qua, là một bước tiến tiến chính trong công tác đấu tranh đẩy lùi loại hình tội phạm
này. Lần đầu tiên, văn kiện quốc tế này kêu gọi rằng mọi hành vi buôn bán người


đều bị hình sự hóa, bao gồm buôn người vì mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức
lao động , lấy nội tạng, nô lệ bị giam trong nhà và các loại hình khác tương tự.
Một số công ước, nghị định liên quan đến công cuoovj phòng chống tội

phạm buôn bán người có tính chất quốc tế:
-

Công ước của Liên Hợp Quóc về phòng chống tội phạm có tính chất xuyên
quốc gia ( Công ước Palermo năm 2000)

-

Công ước của Liên hợp quốc về loại trừ cá hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ 1979

-

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em cùng với Nghị định thư về xử
dụng trẻ em trong xung đột vũ trang; Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại
dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em.

-

Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt
là phụ nữ trẻ em được Đại hội đông Liên hợp quốc thông qua ngày
15/11/2000, có hiệu lực từ ngày 25/12/2003.

3. Vấn đề buôn bán người có tính chất quốc tế ở Việt Nam hiện nay và việc

tham gia phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế.
Ở Việt Nam, tình hình buôn bán phụ nữ trẻ em hiện nay có nhiều diễn biến
phức tạp. Riêng năm 2008, cả nước phát hiện 375 vụ buôn bán, phụ nữ, trẻ em,
với hơn 700 đối tượng, lừa bán hơn 900 nạn nhân, tăng 6 vụ và 37 đối tượng
so với năm 2007. Tình hình buôn bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài vẫn diễn iến

phức tạp, tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng
tinh vi, có tổ chức xuyên quốc gia. Tính chất và quy mô của hoạt động phạm tội
có chiều hướng gia tăng, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia… Bọn tội


phạm thường lợi dụng triệt để số PNTE ở các vùng thôn nghèo, có trình độ
học vấn thấp, hoàn cảng kinh tế khó khăn, hứa tìm việc làm thích hợp nhẹ
nhàng ở thành phố, thị xã với mức lương ổn định, sau đó tìm mọi cách đưa
qua biên giới bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước
ngoài.
Đấu

tranh

chống

tội

phạm



tổ

chức

đã

và đang là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết 09/CP của
Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Để tổ chức đấu

tranh chống ma-phi-a và các tội phạm quốc tế, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ
với Liên hợp quốc và các nước. Cảnh sát Việt Nam đã tham gia INTERPOL
năm 1991, ASEANAPOL năm 1995. Năm 1997, Việt Nam trở thành thành
viên của 3 Công ước Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy năm 1961,1971 và
1988; năm 2000, tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia; năm 2003 là thành viên của Công ước Liên hợp quốc
về chống tham nhũng v.v.. Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam đã tham gia, phê
chuẩn, ký kết hàng chục công ước, hiệp định về chống khủng bố, chống các
tội phạm quốc tế với Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và với các nước
khác trên thế giới.

KẾT LUẬN
Trong những năm tới đây dự báo tình hình tội phạm có tính chất quốc tế sẽ
ngày càng hoạt động phức tạp hơn, chính vì thế nhiệm vụ đấu tranh chống tội
phạm có tính chất quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
có tầm quan trọng rất lớn, muốn làm được điều đó, chúng ta phải nâng cao hơn nữa


hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm này, góp phần bảo đảm sự ổn
định và phát triển đất nước.



×