ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ KỸ NĂNG
CHĂM SÓC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI PHƯỜNG 14 QUẬN 4
GVHD:
Th.s Bs. Huỳnh Lê Trường
Th.s CN Lương y Trần Quốc Lãm
(Thời gian thực tập từ 12/06/2017 đến 23/06/2017)
TP.HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2017
MỤC LỤC
Trang
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-2-
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 12
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
TRẦN THỊ HẠNH
DƯƠNG THỊ HẰNG
VÕ THỊ KIM HƯỜNG
LÊ THỊ LUYẾN
TỪ THỊ HỒNG LY
BÙI THỊ MAI
NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI
TRẦN THỊ HẰNG MY
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-3-
Lời cảm ơn
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn khoa YHCT cùng toàn thể các thầy cô trong bộ
môn Y Lý YHCT- Khoa YHCT của trường ĐH Y Dược đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng
em trong quá trình học tập và rèn luyện, tạo nên 1 đợt thực tập thành công tốt đẹp.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Lê Trường và thầy Trần Quốc
Lãm đã tận tình giảng dạy hướng dẫn cho chúng em trong suốt quá trình thực tập.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ và nhân viên
trạm y tế phường 14 quận 4 đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thành bài báo cáo này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, cảm ơn trưởng trạm y tế phường 14 chị “ Trần
Thị Kim Thoa” và các nhân viên ở trạm đã hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc khó khăn trong
quá trình thực tập tại phường.
Tuy thời gian thực tập không dài nhưng cũng giúp chúng em được học tập, tìm hiểu về
tình hình và những vấn đề sức khoẻ tại địa phương cũng như hiểu được những công việc, trách
nhiệm và những trăn trở của người làm công tác Y tế công cộng. Đó là những công việc góp
phần to lớn trong việc quản lý, giám sát, theo dõi, chăm sóc sức khoẻ của người dân tại khu
vực.
Dù có nhiều khó khăn, hạn chế nhưng chúng em tin với lòng yêu nghề và sự tận tuỵ với
công việc, trạm y tế phường 14 quận 4 sẽ ngày càng đi lên, hoàn thành tốt những nhiệm vụ
được giao, góp phần nhiều hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho người dân.
Một lần nữa chúng em xin kính chúc quý thầy cô trong bộ môn Y Học Cổ Truyền Cơ Sở
cùng tập thể cán bộ, nhân viên của phường 14 quận 4 luôn vui vẻ hạnh phúc thành công trong
công việc và cuộc sống.
Tập thể nhóm 12 – Bác sĩ LT YHCT13
Trân trọng kính chào
Tháng 6/2017
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-4-
Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Sơ lược về phường 14, quận 4, TPHCM
Năm 2017:
- Diện tích: 0.17 km2
- Dân số: 16.643
- Mật độ dân số: 97900 người/ km2
- Vị trí: nằm trên các trụ đường chính như Tôn Đản, Đoàn Văn Bơ, Xóm Chiếu
BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ
1.2. Kết quả thu thập thông tin tại phường
1.2.1. Thông tin chung
- Tổng số hộ gia đình trong phường: 3057
- Số phụ nữ 15 – 49 tuổi 5123 người, trong số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là: 2081 người
chiếm tỷ lệ 40,62%
- Tổng số sinh năm 2015 tính đến tháng 6 năm 2017 là 36 trẻ, tỷ lệ sinh thô là 0,46%
- Tổng số chết trong năm 2017 ( tính đến tháng 6 năm 2017) là 0 trẻ, tỉ lệ chết là 0%
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 55,74%
- Thu nhập bình quân người trên tháng: không rõ đồng
1.2.2. Dân số
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-5-
Bảng 1: Thông tin về dân số của phường 14
Biểu đồ thể hiện phần trăm tỉ lệ dân số
Nhận xét:
- Thông tin về dân số phường 14 các nhóm tuổi tương đối ổn định
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-6-
- Biểu đồ cho thấy tỉ lệ lao động chiếm tỉ lệ lớn, độ tuổi < 1 tuổi chiếm tỉ lệ ít nhất trong đó độ
tuổi 40-49 chiếm tỉ lệ cao nhất
1.2.3. Hành chính
Bảng 2: Tỷ lệ nghề nghiệp của người dân phường 14
Nhận xét:
- Người dân thuộc phường 14 tương đối có việc làm ổn định.
- Trong đó cán bộ công nhân viên chiếm đa số với tỉ lệ như trên cao hơn so với các ngành khác
và nông dân chiếm tỉ lệ thấp nhất 1.
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-7-
1.2.4. Văn Hoá
Nhận xét:
- Tỷ lệ mù chữ của người dân trong phường 14 rất ít chiếm 0.83 %
- Đa số người dân đã học hết bậc PTCS chiếm tỉ lệ cao 33.86 %
- Trong đó người dân đã học hết tiểu học cũng chiếm tỉ lệ cao 33.18%
- Trình độ văn hoá của người dân phường 14 hoàn thành chương trình phổ cập từ tiểu học đến
trên ĐH đạt 99.16%
1.2.5. Vệ sinh môi trường
Bảng 3: tình hình sử dụng hố xí của người dân
Nhận xét:
- Người dân phường 14 sử dụng hố xí tự hoại và bán tự hoại 100%
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-8-
Bảng 4: Nguồn nước sử dụng trong ăn uống sinh hoạt của người dân
Nhận xét:
- Người dân phường 14 sử dụng nước máy là 100%
1.3. Giới thiệu về trạm y tế phường
1.3.1. Trạm y tế phường 14, quận 4
- Tên đơn vị: Trạm Y Tế, phường 14, Quận 4 TPHCM
- Địa chỉ:538/71/39 Đoàn Văn Bơ P14 Quận 4 TPHCM
- TYT phường 14, quận 4 thuộc UBND phường 14 và chịu sự quản lý chuyên môn của trung
tâm y tế dự phòng Quận 4
- Tổng số cán bộ nhân viên: 04 người
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-9-
1.3.2. Nhiệm vụ chức năng và quy mô tổ chức
Nhiệm vụ
- Tham gia vào thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng: phòng chống
HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản
và truyền thông giáo dục sức khoẻ
- Cho trẻ uống vitamin A 2 đợt trong 1 năm
- Hướng dẫn mọi người dân về việc bảo vệ và vệ sinh môi trường, các yếu tố gây hại sức khoẻ
tại cộng đồng
- Triển khai kế hoạch chăm sóc các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khoẻ lao động và bệnh
nghề nghiệp, dinh dưỡng cộng đồng, truyền thông giáo dục sức khoẻ theo phân công và theo
quy định của pháp luật
- Trực tiếp quản lý hướng dẫn và giám sát chuyên môn kỹ thuật về các hoạt động lĩnh vực phụ
trách và khám chữa bệnh thông thường đối với trạm y tế phường, các cơ sở y tế.
- Tham gia đào tạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nhiệm vụ thuộc lĩnh
vực phụ trách cho cán bộ Y Tế thuộc đơn vị mình và nhân viên Y Tế phường.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực liên quan
dân số kế hoạch hoá gia đình, các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Quản lý các chỉ số sức khoẻ, tổng hợp và báo cáo phải cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác lên
tuyến trên
- Lập kế hoạch và lựa chọn chương trình ưu tiên về Y Tế để tham mưu cho 1 UBND phường 14
phê duyệt và báo cáo về trung tâm y tế.
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng
- Tham gia nhiệm vụ khác do giám đốc trung tâm Y Tế quận 4 và chủ tịch UBND phường 14
chỉ đạo.
- Phải hoàn thành để đạt chỉ tiêu 10 chuẩn Y Tế
Chức năng
- Thực hiện các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong địa
bàn, khám chữa bệnh trẻ em, khám điều trị bệnh nhân điều khiển Y Tế
- Thực hiện các nhiệm vụ về chăm sóc: tư vấn chích ngừa các loại bệnh cho trẻ em và người
lớn, bà mẹ trước khi mang thai. Khám và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục.
- Tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng.
- Tham gia hỗ trợ đồng thời thực hiện tư vấn xét nghiệm và điều trị miễn phí HIV/AIDS bằng
thuốc ARV.
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-10-
- Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc viện bằng thuốc methadol.
- Khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân lao, tâm thần, da liệu và các bệnh lây nhiễm
- Kế hoạch hoá gia đình và biện pháp tránh thai
- Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, sức khoẻ bệnh nghề nghiệp, cơ quan khác
- Quản lý, chăm sóc và theo dõi toàn bộ hoạt động Y Tế trên địa bàn. Thúc đẩy sự tham gia của
cộng đồng vào chăm sóc sức khoẻ.
Quy mô tổ chức
Trạm Y Tế phường 14 quận 4 trực thuộc UBND phường 14 và chịu sự quản lý chuyên môn của
trung tâm y tế dự phòng quận 4. Tổng nhân lực gồm có 4 người:
Trưởng trạm: Y Sĩ Trần Thị Kim Thoa
Điều dưỡng: Nguyễn Thị Ngọc Diễm
Dược sĩ trung cấp: Nguyễn Thị Hồng Liên
Hộ Sinh: Phạm Thị Ngọc My.
1.3.3. Bảng phân công nhiệm vụ
Y sĩ Trần Thị Kim Thoa
- Điều hành hoạt động, quản lý chung các chương trình của trạm
- Phụ trách chương trình tâm thần
- Phụ trách chương trình người khuyết tật, người cao tuổi
- Phụ trách chương trình tim mạch + huyết áp + ĐTĐ
- Khám và điều trị bệnh nhân ARV, quản lý chương trình HIV/AIDS
- Khám tổng hợp làm báo cáo nghĩ vụ quân sự
- Chương trình phong.
- Công tác hành chính: + Báo cáo thống kê hoạt động Y Tế
+ Kế hoạch hoạt động trạm
- Phụ trách chương trình Y Tế Công Cộng: báo cáo nước, tai nạn thương tích, ba công trình vệ
sinh, khám sức khoẻ học sinh
Điều dưỡng Nguyễn Thị Ngoc Diễm
- Phụ trách chương trình tiêm chủng, phụ trách chương trình phòng chống nhiễm khuẩn
- Phụ trách chương trình sức khoẻ trẻ em + viêm hô hấp cấp + tẩy giun + ARI
- Hỗ trợ công tác đoàn thể: họp công đoàn, tham gia phối hợp công tác hè với UBND phường 14
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-11-
Dược trung Nguyễn Hồng Liên
- Hỗ trợ công tác hành chính:
+ Cập nhật sổ khám bệnh
+ Sổ thu chi
- Phụ trách chương trình dược
- Phụ trách chương trình phòng chống dịch
- Phụ trách chương trình truyền thông
- Phụ trách chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm
- Quản lý y dụng cụ
Nữ hộ sinh Phạm Thị Ngọc My
- Phụ trách chương trình sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình
- Phòng chống thiếu vitamin A + phòng chống thiếu iode
- Phụ trách chương trình lao, hen
- Hỗ trợ công tác hành chính
Ngoài sự phân công phụ trách các công tác trên, các nhân viên trong trạm phải sẵn sàng
nhận viện vụ đột xuất khi có các công tác cần huy động lực lượng hoặc khi nhân viên phụ
trình chương trình đi học, công tác, theo sự điều hành của người quản lý.
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-12-
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-13-
Phần II. THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI
PHƯỜNG 14 QUẬN 4
2.1. Đặt vấn đề
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) năm 2000 trên thế giới đã có khoảng 972 triệu người bị tăng huyết áp (chiếm
26,4% dân số), và có tới 7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp. Dự
báo đến năm 2025 có khoảng 1,56 tỷ người bị tăng huyết áp [10].
Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý về tim mạch.
Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40%
nguyên nhân do tăng huyết áp [5].
Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng: Kết quả điều tra dịch tễ học
của Viện Tim mạch Trung Ương tại 8 tỉnh, thành phố của cả nước năm 2008 cho thấy tỷ lệ
người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp là 25,1% [5]. Theo điều tra quốc gia gần
đây (2015) của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế ở người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi tại 63
tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 18,9% [2].
Mặc dù y học đã chứng minh mức độ phổ biến và nguy hiểm của THA, nhưng cho đến
tận bây giờ trong điều trị THA vẫn tồn tại 3 điểm bất hợp lý đó là: THA rất dễ phát hiện (bằng
cách đo huyết áp khá đơn giản) nhưng người ta lại thường không phát hiện mình bị THA từ bao
giờ. THA có thể điều trị được nhưng số người được điều trị không nhiều. THA có thể khống
chế được với mục tiêu mong muốn nhưng số người điều trị đạt được “huyết áp mục tiêu” lại
không nhiều [6].Sự gia tăng bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam chủ yếu là do mức độ nhận thức về
bệnh còn thấp, chưa kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Thống kê cho thấy tỉ lệ bệnh nhân
không biết bị THA là 15,57%, biết nhưng không điều trị 21,16%, điều trị không đúng 50,25%,
chỉ có 12,56% điều trị đúng và kiểm soát được huyết áp [10].
Trước tình hình chung đó nhóm chúng em chọn khảo sát kiến thức, thái độ và kỹ năng chăm
sóc bệnh tăng huyết áp của người dân tại phường 14 quận 4 vì những lý do sau:
1. Theo thống kê dân số của P14, Q4 số người trên 60 tuổi là 45,3%( 7532 người) chiếm
phần đông dân số của phường.
2. Theo khảo sát nghề nghiệp trong địa bàn P14 Q4 thì tỉ lệ công nhân viên chiếm 54,96%,
còn lại là các đối tượng khác-buôn bán, nội trợ... chiếm 45,04%, nên sự hiểu biết về
bệnh THA còn hạn chế.
3. Trong địa bàn P14 Quận 4 ghi nhận tổng số người đến khám vì THA năm 2016 là 235
người ( 1.41%), 6 tháng đầu năm 2016 là 99 người (0,59%), 6 tháng đầu năm 2017 là
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-14-
189 người(1,14%) trên tổng số người đến khám ( trích sổ A12/YTCS).Vậy 6 tháng đầu
năm 2017 tăng so với 6 tháng 2016 là 90 người(55%) đây cũng là bệnh mạn tính tỉ lệ
tăng cao ở phường.
MỤC TIÊU
1
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát kiến thức ,thái độ, kỹ năng chăm sóc bệnh THA của người dân phường 14 quận 4
2: Mục tiêu cụ thể
-
Tỷ lệ về kiến thức của người dân về bệnh THA
-
Tỷ lệ thái độ xử trí của người dân về bệnh THA
-
Tỷ lệ về kỹ năng chăm sóc bệnh THA
-
Tỷ lệ về nhu cầu chăm sóc THA
3. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp
2.2.1. Sơ lược lịch sử định nghĩa phân loại THA
Tăng huyết áp được lượng giá là cứ 3 người lớn có 1 người bị THA ở Mỹ(72 triệu người)
vào năm 2004 [8]. Danh từ THA là kẻ giết người thầm lặng là do bản chất tự nhiên không triệu
chứng của bệnh, đã gây chết khoảng 54.186 người vào năm 2004 và mức phí tổn khoảng 69,4
nghìn tỉ USD trực tiếp và gián tiếp vào năm 2008 [8].THA là tiền đề cho nhiều bệnh khác nhau,
việc kiểm soát mức huyết áp với mong muốn làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử suất, đặc biệt ở
bệnh nhân nguy cơ cao[9]. Từ báo cáo đầu tiên năm 1997, Hiệp hội quốc tế về ngăn chặn, phát
hiện, đánh giá và điều trị huyết áp cao (Joint National Committee on the Prevention,
Detection,Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure – JNC), đã có 7 báo cáo JNC
được công bố, để xác định mức huyết áp có thể chấp nhận được và các khuyến cáo về chiến
lược điều trị, dựa trên bệnh nhân có đồng thời nhiều bệnh lý khác nhau và mức kiểm soát huyết
áp. Các báo cáo được bổ sung chỉnh sửa, dựa vào các chứng cứ lâm sàng mới về tăng huyết áp
và điều trị. Nhìn chung, mức phân loại huyết áp cao ngày càng hạ thấp hơn, cùng với đánh giá
toàn diện hơn các nguy cơ tim mạch,đã góp phần cho việc phòng ngừa tiên phát, đánh giá và
điều trị ngày càng tốt hơn,đã làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử suất bệnh. Như trong JNC I và II,
HA tâm thu không được chú trọng, đến JNC VI phân loại HATTh bình thường là 120 - 130
mmHg,HATTh bình thường – cao là 130 – 140 mmHg, đến JNC VII dùng danh từ Tiền tăng
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-15-
huyết áp gộp chung lại 120 – 140 mmHg,. Đối với HATTr, ở JNC I xem xét điều trị khi HA là
90 – 105 mmHg, và gọi THA là >105 mmHg, đến hiện nay JNCVII, trị số 80 – 90 mmHg được
gọi là Tiền tăng huyết áp. Như vậy trị số huyết áp tâm thu và tâm trương ở mức giới hạn thấp
hơn đã đưa ra, với mong muốn cảnh báo người bệnh và thầy thuốc phải đặc biệt quan tâm đến
trị số này.
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-16-
2.2.2. Nguyên nhân[3]
Tùy theo nguyên nhân có thể chia THA nguyên phát và THA thứ phát. Ở trẻ em và người
trẻ, phần lớn là THA thứ phát. Ở người cao tuổi, phần lớn là THA nguyên phát.
a) Nguyên phát:
₋ Khi THA không tìm thấy nguyên nhân gọi là THA nguyên phát, chiếm tỉ lệ 90 – 95%
₋ Yếu tố nguy cơ: Di truyền, tuổi > 60, giới: nam > nữ, đái tháo đường, rối loạn chuyển
hóa lipid, hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn, béo phì, ít vận động, đời sống kinh tế và áp
lực tâm lý.
b) Thứ phát:
₋ Tăng huyết áp thứ phát chiếm tỉ lệ: 0 – 5% do các nguyên nhân sau
₋ Do thuốc: Cam thảo, Corticoide, thuốc ngừa thai Estrogen, thuốc khác : cocain,
Amphetamines, Cyclosporin …
₋ Hẹp eo động mạch chủ
₋ Bệnh lí thận- niệu
₋ Bệnh lí nội tiết: u vỏ thượng thận, u tuỷ thượng thận (0,1 – 0,2%), hội chứng Cushing
(0,2 – 0,5%), cường giáp, nhược giáp, suy giáp, bệnh to đầu chi…
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-17-
₋ Nguyên nhân khác: bỏng, thai kì, đa hồng cầu, nguyên nhân thần kinh (toan hô hấp,
viêm não, tăng áp lực nội sọ…)
2.2.3. Triệu chứng [3]
₋ Nhóm triệu chứng do HA tăng: nhức đầu vùng chẩm vào buổi sáng sau khi thức dậy
hết sau vài giờ, chóng mặt, hồi hộp, mau mệt mỏi.
₋ Nhóm triệu chứng mạch máu do THA: chảy máu mũi, nhìn lóa do tổn thương võng
mạc, đau ngực do bóc tách động mạch chủ ngực, chóng mặt tư thế.
₋ Nhóm bệnh căn bản do THA thứ phát: nhức đầu từng cơn kèm hồi hộp đánh trống
ngực, đỏ bừng mặt, yếu liệt cơ do hạ kali.
2.2.4. Biến chứng [3]
₋ Các biến chứng thường gặp của THA đã được đề cập đến là:
Các biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim...
Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tăng huyết áp
Các biến chứng về não: tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn
não); bệnh não do THA...
Các biến chứng về thận: đái ra protein; suy thận...
Các biến chứng về mắt, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù
lòa.
Các biến chứng về mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng phình
bóc tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.
₋ Đại đa số các bệnh nhân bị THA (trên 90%) thường không có các dấu hiệu nào cảnh
báo trước. Quan điểm trước đây cho rằng cứ THA là phải có đau đầu, mặt bừng đỏ,
béo... là hết sức sai lầm. Nhiều khi, sự xuất hiện triệu chứng đau đầu đã có thể là sự
kết thúc của người bệnh THA do đã bị tai biến mạch não. Do vậy, việc kiểm tra huyết
áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao, là hết sức cần thiết và quan
trọng.
₋ THA ở người lớn đại đa số là không có căn nguyên, chỉ một số nhỏ dưới 5% là THA
có căn nguyên (tức là do hậu quả của một số bệnh lí khác). Do vậy, những dấu hiệu thể
hiện bệnh THA không có gì khác biệt so với người bình thường. Do vậy, rất nhiều
người bệnh cho đến khi bị các biến chứng của THA, thậm chí tử vong mới biết mình
bị THA hoặc mới hiểu rõ việc khống chế tốt THA là quan trọng như thế nào. Tăng
huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề,
thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao
động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-18-
2.2.5. Điều trị [6]
Mức huyết áp cần đạt:
Khuyến cáo
JNC 8-2014
Dân số
Mức HA mục tiêu
(mmHg).
Dân số chung ≥ 60 tuổi
< 150/90
Dân số chung < 60 tuổi
< 140/90
BN tiểu đường
BN có bệnh thận mạn
₋ Điều trị dùng thuốc: dùng thường xuyên liên tục mỗi ngày, một nhóm thuốc hoặc phối
hợp các nhóm thuốc với nhau tùy tình hình THA, các yếu tố nguy cơ và bệnh kèm
theo. Các nhóm thuốc thường sử dụng là lợi tiệu (thiazide, quai, giữ K), ức chế canxi,
ức chế beta, ức chế men chuyển…
₋ Điều trị không dùng thuốc: thay đổi lối sống.
Các giải pháp
Mục tiêu
Ăn giảm muối
< 2300 mg- 2000mg Na/ day (6 gr muối)
Giảm cân
BMI < 23 kg/m2
Hạn chế rượu bia
≤ 2 cốc chuẩn/ ngày ( nam)/ 1 cốc (nữ)
Tập hoạt động thể lực
30-60 phút.4-7 ngày/ tuần
Các chế độ ăn khác
Ăn nhiều rau quả tươi thực phẩm ít chất béo
hạn chế thực phẩm nhiều chất béo no và
cholesterol
Ngừng hút thuốc
Môi trường không có khói thuốc
Giảm vòng bụng
Nam < 90, nữ < 80 cm
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
₋ Nghiên cứu cắt ngang mô tả
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-19-
2.3.2. Cỡ mẫu[4]
3.
Công thức: n = [Z21-α/2P(1 – P)]/d2
Với:
Z: trị số từ phân phối chuẩn.
α: xác suất sai lầm loại 1
P: trị số mong muốn của tỉ lệ
d: độ chính xác (hay là sai số cho phép)
α = 0.05, Z21-α/2- = 1.96, P = 0.5, d = 0.05
Vì không có chỉ số P nên ước định P = 0.5.
Áp dụng công thức ta có:
n = [Z21-α/2P(1 - P)]/d2 = 1.96 x 0.5 x 0.5/0.052 = 196 (người).
Vậy thì nhóm chúng em làm cỡ mẫu 200 hộ, mỗi bạn phải làm khoảng 25 lượt phỏng vấn. Nhóm
chúng em lựa chọn 23 câu hỏi, trong đó 4 câu hỏi về thông tin chung, 7 câu hỏi về nội dung kiến
thức, kỹ năng 5 câu, thái độ 4 câu, nhu cầu 3.
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân khu vực Phường 14 Quận 4 TP.HCM
Tiêu chuẩn chọn:
₋
₋
₋
₋
Người dân thường trú tại khu vực phường 14
Đồng ý tham gia khảo sát
Đồng ý trả lời đầy đủ các câu hỏi khảo sát
Phát triển tâm - vận động bình thường
Tiêu chuẩn loại trừ:
₋ Không đồng ý tham gia khảo sát
₋ Người bị bệnh câm, điếc, rối loạn tâm thần… không có khả năng trả lời câu hỏi
3.3.2. Thời gian thực hiện
12/06/2017 - 23/06/2017
3.3.3. Địa điểm khảo sát
Phường 14 Quận 4 TP.HCM
3.3.4. Phương pháp khảo sát
Thiết kế bảng câu hỏi( phụ lục đính kèm)
Nhân lực thực hiện
Nhóm sinh viên tổ7, nhóm 12 lớp LTYHCT13 được phân công ở Trạm Y tế Phường 14
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát trả lời câu hỏi (phiếu khảo sát).
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-20-
Phương pháp thống kê và xử lí số liệu
Nhập và quản lý, phân tích dữ liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2013
KẾ HOẠCH PHÂN BỐ THỜI GIAN THỰC HIỆN KHẢO SÁT
Các loại hoạt
động
STT
1
Thời gian bắt đầu
và kết thúc
Hình thành đề tài ₋ Thu thập tình hình y tế ở phường 14
12/06/2017 –
₋ Thu thập cơ sở lý thuyết
nghiên cứu
23/06/2017
₋ Chọn phương pháp và đối tượng
nghiên cứu
2
Thu thập cơ sở
dữ liệu
3
Xử lý dữ liệu
4
Hoàn thiện báo
cáo
2.4.
Phương pháp thực hiện
- Tiến hành phỏng vấn khảo sát trực tiếp
200 hộ dân cách 7 hộ khảo sát 1 hộ ở khu
vực phường 14 Quận 4 TP.HCM
- Sử dụng Microsoft Excel 2013
- Viết và chỉnh sửa nội dung báo cáo
16/06/2017 –
20/06/2017
20/06/217
16/06/2017 –
20/06/2017
Kết quả khảo sát
2.4.1. Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu (A)
V. KẾT LUẬN:
1. Thông tin chung
- Qua khảo sát nhận thấy đa số đối tượng khảo sát là nhũng người già,nữ giới có trình độ lao động phổ
thông là chủ yếu
2. Kiến thức
-Đa số người dân có kiến thức về bệnh THA, thông qua chủ yếu là tivi,biết được HA của mình, biết
được triệu chứng ,biết được HA là nguy hiểm và cần điều trị ,biết được những biến chứng nguy hiểm
hàng đầu của tăng huyết áp. Tuy nhiên cách hiểu của người dân chưa đúng và đủ về bệnh THA. Chẩn
đoán THA phải dựa vào chỉ số huyết áp và kiến thức, sự hiểu biết về nguyên nhân THA. Ngoài ra kiến
thức về biến chứng THA gây nguy hiểm thầm lặng không kém như tim mạch, thận , não... mà người dân
chưa biết. Kiến thức chính xác THA là ở sách báo và nhân viên y tế chưa tiếp cận.
3: Về kỹ năng .
Phần đa bệnh nhân có biết tự kiểm tra huyết áp tại nhà, biết kiêng cữ trong ăn uống như giảm ăn mặn,
biết uống thuốc theo toa bác sỹ, và sẵn sàng thay đổi lối sống khi bản thân và người trong gia đình bị
bệnh.
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-21-
Tuy nhiên bên cạnh đó người dân vẫn còn chưa hiểu sâu về vấn đề cần thay đổi lối sống, kiêng cữ trong
ăn uống để tránh HA như bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng , bỏ rượu bia.
Vấn đề uống thuốc của bệnh nhân hiểu có thể chưa tới như điều trị THA là cần phải điều trị suốt đời
Bệnh nhân có thái độ đúng về điều trị THA.
Đa số bệnh nhân muốn điều trị THA bằng YHHĐ tại bệnh viện và có thái độ đúng về bệnh THA, và
tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu về bệnh THA.
4: Nhu cầu của người bệnh
Đa số những bệnh nhân muốn điều trị THA tại TYT và muốn tìm hiểu về phương pháp điều trị kết hợp
YHHĐ và YHCT trong điều trị THA do đa số đối tượng là những người lớn tuổi, TYT gần nhà, thuận
tiện cho việc đi lại khám bệnh, lấy thuốc.
VI. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
-Thường xuyên kết hợp với UBND phường: tuyên truyền trên loa đài để người dân hiểu rõ về bệnh
THA.
-Địa điểm trạm nên được đặt ở những nơi dễ tìm hoặc có bản chỉ dẫn dễ thấy dễ đến để người dân dễ
tiếp cận và thường xuyên tới.
-Về nhân lực bổ sung thêm bác sỹ để đảm bảo công tác khám và điều trị toàn diện hơn.
-Cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu trong YHCT về điều trị THA đề phối hợp với YHHĐ để kiểm
soát HA của bệnh nhân được tốt hơn.
PHỤ LỤC
BẢNG KHẢO SÁT
Số phiếu: ….Ngày kiểm tra: ………….Người điều tra: Nhóm 12 – LTYHCT13
Khảo sát kiến thức, thái độ và kỹ năng chăm sóc bệnh Tăng huyết áp của người
dân phường 14, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm tìm hiểu kiến thức, nhận biết điều trị phòng ngừa và nhu cầu khám chữa bệnh
Tăng Huyết Áp để đề ra các biện pháp thích hợp, giúp công tác khám chữa bệnh và
phòng ngừa bệnh tại địa phương được tốt hơn. Xin Ông (bà) vui lòng trả lời những câu
hỏi dưới đây.
Những thông tin này chỉ được sử dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi xin cam đoan sẽ
giữ bí mật những thông tin này.
(Khoanh tròn vào số thứ tự câu trả lời)
Họ và tên người được phỏng vấn: ………....................................................................
Địa chỉ: ……………………………………………........................................................
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-22-
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG
1
Ông (bà) thuộc giới tính nào?
A: Nam
B: nữ
2
3
Ông (bà) bao nhiêu tuổi (Dương lịch)
Ông (bà) làm nghề gì?
Năm sinh: ____ / ____ tuổi
A: Buôn bán
B: Nội trợ
C: Công nhân
D: Hưu trí
E: CB-CNV
4
Trình độ học vấn của Ông (bà):
A: Không biết chữ
B: Tiểu học
C: THCS
D: THPT
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-23-
PHẦN II: PHẦN KIẾN THỨC
1
Ông (bà) có biết huyết áp của mình không?
A: Có
B: Không
2
Ông (bà) biết như thế nào là THA?
A: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
B: HA >140/90mmHg
C: Khác
3
Ông (bà) có biết nguyên nhân gây THA
không?
4
THA có cần điều trị hay không?
A: Vô căn ( không rõ nguyên
nhân)
B: Thận ở người trẻ
C: Do dùng thuốc
D: Không biết
A: Có
B: Không
5
THA có nguy hiểm không?
A: Có
B: Không
6
Ông (bà) có biết THA gây ra biến chứng gì
không?
A: Đột qụy
B: Mờ mắt
C: Tim
D: Khác
7
Ông (bà) biết về bệnh THA thông qua kênh
thông tin nào?
A: Ti vi
B: Sách báo
C: Cán bộ y tế phường
D : Tranh ảnh, áp phích, tờ rơi
PHẦN III : KỸ NĂNG
1
THA điều trị như thế nào là đúng ?
A : Uống thuốc khi có triệu chứng
B: Khi nào nhớ thì uống
C: Uống theo toa bác sỹ
D: Uống hết 1 lần rồi ngưng
2
THA nên kiêng cữ gì?
3
Ông (bà) kiểm tra Huyết áp bằng cách nào?
A: Ăn mặn
B: Hút thuốc lá
C: Bia rượu
D: Khác
A: Tự đo bằng máy ở nhà
B: Đến trạm y tế
C: Phòng khám tư
D: Bệnh viện
E: Khác
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-24-
4
Khi THA Ông (bà) làm gì?
A: Tự ý mua thuốc uống
B: Đến trạm y tế
C: Đến bệnh viện
D: Khác
5
Khi THA Ông (bà) có sẵn sàng kết hợp các
A: Có (Tại sao?)
B: Không (Tại sao?)
biện pháp điều trị không? (ăn kiêng, ngưng
rượu, thuốc lá...)
PHẦN IV: THÁI ĐỘ
1
Khi bị THA Ông (bà) có muốn điều trị hay
không?
A: Có
B: Không
2
Khi bị THA Ông (bà) muốn điều trị băng
cách nào?
A: Uống thuốc Tây y
B: Uống thuốc Đông y
C: Uống thuốc Đông Tây y
D: Khác
3
Khi bị THA Ông (bà) muốn điều trị ở đâu?
A: Bệnh viện
B: Trạm y tế
C: Phòng khám tư
4
Khi bị THA Ông (bà) có nói cho người
khác biết về THA và sự cần thiết điều trị
THA không?
A: Có
B: Không
PHẦN V:PHẦN NHU CẦU
1
Ông (bà) có muốn điều trị THA tại trạm y
tế hay không? Vì sao?..........
A: Có
B: Không
2
Ông (bà) có nhu cầu tìm hiểu về Đông y
trong phòng ngừa và điều trị Tăng Huyết
Áp không?
Nếu trạm y tế Phường tổ chức khám và
điều trị THA bằng Đông y. Ý kiến của Ông
(bà):
A: Có
B: Không
3
A: Có thể đến
B: Không tin tưởng lắm
C: Hoàn toàn không tin tưởng
D: Rất thích và sẽ đến khám
Cảm ơn sự hợp tác của Ông (bà)!
Người được khảo sát
BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢNG KHẢO SÁT
-25-