Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

KHẢO sát sự THAY đổi tần số TIM và HUYẾT áp KHI điện NHĨ CHÂM tần số 2 HZ và 100 HZ HUYỆT tâm – CAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.21 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM VÀ HUYẾT ÁP
KHI ĐIỆN NHĨ CHÂM TẦN SỐ 2 HZ VÀ 100 HZ
HUYỆT TÂM – CAN Ở VÙNG XOẮN TAI HAI BÊN
TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG KHI THỰC HIỆN
NGHIỆM PHÁP KÍCH THÍCH THỤ THỂ LẠNH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Y HỌC CỔ TRUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM VÀ HUYẾT ÁP


KHI ĐIỆN NHĨ CHÂM TẦN SỐ 2 HZ VÀ 100 HZ
HUYỆT TÂM – CAN Ở VÙNG XOẮN TAI HAI BÊN
TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG KHI THỰC HIỆN
NGHIỆM PHÁP KÍCH THÍCH THỤ THỂ LẠNH
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60 72 02 01
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Người hướng dẫn khoa học:

TS.BS. TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

2


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
................................................................................................................................... 5
1.1. Hệ thần kinh tự chủ [8]., [11]., [19].................................................................................................... 4
1.2. Tần số tim [6].,[8]............................................................................................................................... 9
1.3. Huyết áp [8]..................................................................................................................................... 10
1.4. Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Cold Pressor Test - CPT)..........................................................13
1.5. Nhĩ châm [1]., [5]............................................................................................................................. 18
1.6. Điện châm [5].................................................................................................................................. 33

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................37
2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................................... 37
2.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................... 37
2.3. Liệt kê và định nghĩa các biến số....................................................................................................... 39
2.4. Phương pháp tiến hành................................................................................................................... 40

2.5. Phân tích và xử lý số liệu.................................................................................................................. 42
2.6. Vấn đề y đức.................................................................................................................................... 43
2.7. Triển vọng và hướng phát triển của đề tài........................................................................................ 44

PHỤ LỤC 3 ..........................................................................................................51
THƠNG BÁO TÌM TÌNH NGUYỆN VIÊN.......................................................51
KÍNH CHÀO CÁC BẠN.....................................................................................51
TƠI TÊN: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG.......................................................51
HIỆN TÔI ĐANG LÀ HỌC VIÊN LỚP CAO HỌC KHÓA 2016 – 2018,
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH......................................................................................................51
HIỆN TÔI CHUẨN BỊ TIẾN HÀNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ


VỚI CHỦ ĐỀ:........................................................................................................51
PHỤ LỤC 4...........................................................................................................55
PHỤ LỤC 5............................................................................................................................................. 56
BẢNG PHÂN BỐ NGẪU NHIÊN ĐTNC VÀO 2 NHÓM.................................................................................56
PHỤ LỤC 6............................................................................................................................................. 57


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tác động của hệ thần kinh tự chủ trên các cơ quan của cơ thể..................6
Bảng 1.2. Tần số tim trong các mơ hình CPT..........................................................19
Bảng 1.3. Vị trí, chức năng, chỉ định của các huyệt sử dụng trong nghiên cứu.......26


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chi phối thần kinh ở loa tai......................................................................22
Hình 1.2. Sơ đồ huyệt loa tai...................................................................................27



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACTH

Adrenocorticotropic hormone
(Hormon kích thích vỏ thượng thận sản sinh glucocorticoid và
androgen)

CPT

Cold Pressor Test
(Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh)

ECG

Electrocardiogram
(Điện tâm đồ)

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HA

Huyết áp

NPKTTTL

Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh


(T)

Bên trái

(P)

Bên phải

TENS

Transcutaneous electrical nerve stimulation
(Kích thích điện thần kinh qua da)

tVNS

Transcutaneous vagus nerve stimulation
(Kích thích thần kinh phế vị qua da)

TST

Tần số tim

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thần kinh tự chủ (Autonomic Nervous System) chi phối hầu hết các chức năng
tự động trong cơ thể: điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng, mạch máu, các
tuyến…, phản ứng cơ thể không theo ý muốn [8].. Sự tác động này diễn ra nhanh
chóng và mạnh mẽ qua các phản xạ giao cảm và đối giao cảm, như chỉ cần vài giây
đã có thể khiến cho nhịp tim và huyết áp tăng gấp đôi, khởi phát sự tiết mồ hôi hay
co giãn cơ bàng quang bài xuất nước tiểu [19].. Hệ thần kinh tự chủ liên quan đến
những đáp ứng sinh lý của cơ thể như sự phát xung đồng loạt của hệ giao cảm khi
vùng dưới đồi bị kích hoạt bởi sự hoảng sợ hay các cơn đau nghiêm trọng, khi hoạt
động gắng sức; cho đến các bệnh lý ảnh hưởng đến con đường tự trị ở vỏ não, vùng
dưới đồi, tuyến giáp, tuyến thượng thận [28].… Rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự
chủ có thể xảy ra một mình hay là kết quả của một bệnh lý khác như đái tháo đường
[15]., Parkinson [18].…
Chẩn đoán bệnh lý hệ thần kinh tự chủ phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy bén lâm
sàng nhưng khơng thể thiếu vai trị của các bài kiểm tra khách quan. Theo thời gian,
các nghiệm pháp thăm khám hệ thần kinh tự chủ ngày càng ít xâm lấn, có tính chính
xác cao…, trong đó nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Cold pressor test) dù đã
được tìm ra gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trên thế giới, nó
được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá chức năng hệ
thần kinh giao cảm, đặc biệt là trong các nghiên cứu về tim mạch nhờ sự đơn giản,
nhanh chóng, rẻ tiền…[26].. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa thấy sử dụng nghiệm pháp
này. Vì vậy, việc tìm hiểu cách thức thực hiện, những ưu nhược điểm và tính ứng
dụng của nghiệm pháp trong các nghiên cứu là cần thiết.
Kích thích dây thần kinh phế vị hiện đang được ứng dụng và nghiên cứu trong điều
trị nhiều bệnh lý như trầm cảm [16]., động kinh [33]., suy tim [25]., béo phì [24].,
Alzheimer [27].,… Tuy nhiên bản chất xâm lấn và chi phí đã cản trở việc sử dụng

nó trên các bệnh nhân và thăm dò các cơ chế liên quan [14].. Do đó, nhĩ châm – một
phương pháp hiệu quả, an tồn, ít xâm lấn, dễ thực hiện, rẻ tiền, có thể lưu kim
lâu…khi kích thích phân nhánh ra da tới tai của dây thần kinh phế vị và đo lường


2

các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự chủ đã mở ra một hướng đi mới có tính
khả thi. Bên cạnh đó, điện châm với tần số thấp (2 Hz) hoặc tần số cao (100 Hz)
cũng đã được chứng minh có ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự chủ như tác động tới tần
số tim [22]., nồng độ immunoglobulin A trong nước bọt [36]., nhịp hô hấp [23].,
[28].…
Hai vị trí Tâm, Can ở vùng xoắn tai dưới thuộc vùng phân bố nhánh ra da của dây
thần kinh phế vị tới tai [5]., [12]., [30]., [33].. Khi tác động lên vùng này có thể gây
ảnh hưởng đến chức năng phó giao cảm của thần kinh phế vị tới các cơ quan, trong
đó sự thay đổi nhanh, nhạy và dễ đánh giá là tần số tim và huyết áp.
Do đó, chúng tôi tiến hành nhĩ châm kết hợp điện châm ở hai mức tần số 2 Hz và
100 Hz tại hai vị trí Tâm, Can ở tai sau thực hiện nghiệm pháp thụ thể lạnh trên
người khỏe mạnh, nhằm khảo sát sự thay đổi tần số tim và huyết áp. Từ đó bước
đầu có nhận định về tác động của các biện pháp can thiệp trên với hệ thần kinh tự
chủ. Nếu thành cơng thì nghiên cứu sẽ mở ra một hướng điều trị mới về kiểm soát
hệ thần kinh tự chủ trên bệnh nhân trong tương lai.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Điện nhĩ châm tần số 2 Hz và 100 Hz huyệt Tâm – Can ở vùng xoắn tai hai bên
trên người bình thường có làm thay đổi tần số tim và huyết áp khi thực hiện
nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh hay không ?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz và
100 Hz huyệt Tâm – Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi
thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh.



3

MỤC TIÊU CỤ THỂ
1.

Đánh giá sự thay đổi tần số tim khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz huyệt Tâm –
Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệm
pháp kích thích thụ thể lạnh.

2.

Đánh giá sự thay đổi huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz huyệt Tâm –
Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệm
pháp kích thích thụ thể lạnh.

3.

Đánh giá sự thay đổi tần số tim khi điện nhĩ châm tần số 100 Hz huyệt Tâm
– Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệm
pháp kích thích thụ thể lạnh.

4.

Đánh giá sự thay đổi huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 100 Hz huyệt Tâm
– Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi thực hiện nghiệm
pháp kích thích thụ thể lạnh.

5.


So sánh sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz và
100 Hz huyệt Tâm – Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường khi
thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh.

6.

Đánh giá sự thay đổi tần số tim và huyết áp trên người bình thường khi
thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh.

7.

Đánh giá sự thay đổi tần số tim và huyết áp trên người bình thường khi
điện nhĩ châm tần số 2 Hz và 100 Hz

8.

Xác định tỷ lệ những tác dụng không mong muốn của điện nhĩ châm huyệt

Tâm – Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình thường (nếu có).
9.
Xác định tỷ lệ những tác dụng không mong muốn khi thực hiện nghiệm
pháp kích thích thụ thể lạnh trên người bình thường (nếu có).


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hệ thần kinh tự chủ [8]., [11]., [19].
Hệ thần kinh tự chủ được kích hoạt chủ yếu bởi các trung tâm nằm ở tủy sống, thân

não, vùng dưới đồi và vỏ não. Nó cũng thường hoạt động thông qua các phản xạ nội
tạng - đó là những tín hiệu cảm giác nội tại từ các cơ quan nội tạng có thể truyền tới
các hạch nội tại, thân não, vùng dưới đồi, sau đó các đáp ứng phản xạ tự động quay
trở lại các cơ quan nội tạng để điều hòa hoạt động của chúng. Những tín hiệu ly tâm
của hệ thần kinh tự chủ được truyền tới nhiều cơ quan khác nhau qua hai con đường
chủ yếu là hệ giao cảm và hệ đối giao cảm.
1.1.1. Cấu trúc
Hệ giao cảm
Trung khu phân bố ở sừng bên chất xám tủy sống, từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 3.
Từ trung khu các thân neuron giao cảm phát ra các sợi trước hạch đi tới các hạch
giao cảm cạnh sống và trước cột sống. Từ các hạch này phát ra các sợi sau hạch tới
chi phối các cơ quan tương ứng.
Hệ đối giao cảm
Trung khu phân bố ở não giữa, hành não và vùng tủy cùng. Từ trung khu phát ra các
sợi trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm, gồm hạch mi, hạch tai, hạch dưới hàm
và dưới lưỡi, hạch vòm khẩu cái và các hạch nằm trong thành phần các cơ quan.
Các sợi đối giao cảm rời khỏi hệ thần kinh trung ương chủ yếu qua các dây thần
kinh III, VII, IX, X. Khoảng 75% các sợi thần kinh đối giao cảm nằm trong dây
thần kinh phế vị chạy trong lồng ngực và ổ bụng, đi đến tim, phổi, thực quản, dạ
dày, toàn bộ ruột non, nửa trên dạ dày, gan, túi mật, tụy, hai thận và phần trên niệu
quản.
Chất dẫn truyền thần kinh
Các sợi thần kinh giao cảm và đối giao cảm chủ yếu tiết ra một trong hai chất dẫn
truyền synap: sợi tiết ra noradrenalin gọi là sợi adreneric, sợi tiết ra acetylcholin gọi
là sợi cholinergic. Norepinephrin là chất dẫn truyền thần kinh của sợi sau hạch giao
cảm trừ tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu. Acetylcholin là chất dẫn


5


truyền thần kinh ở sợi trước hạch của cả hai hệ giao cảm và đối giao cảm, sợi sau
hạch đối giao cảm, sợi sau hạch đến tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch
máu, hạch giao cảm và đối giao cảm.
Các thụ thể
Thụ thể alpha và beta tiếp nhận đối với chất dẫn truyền thần kinh của dây giao cảm
và tủy thượng thận là Epinephrin và Norepinephrin. Thụ thể acetylcholin gồm thụ
thể muscarin và thụ thể nicotin. Chỗ tận cùng của nơron sau hạch cholinergic đáp
ứng với muscarin, không đáp ứng với nicotin. Ngược lại ở tại hạch giao cảm hay
chỗ tận cùng của nơron vận động thần kinh trung ương chỉ có sự đáp ứng với
nicotin mà không đáp ứng với muscarin.
1.1.2. Tác động của hệ thần kinh tự chủ lên các cơ quan
Hệ giao cảm và đối giao cảm có chi phối ưu thế khác nhau và tác dụng đối ngược
nhau trên hầu hết các cơ quan.
1.1.2.1. Tác động của hệ thần kinh tự chủ lên hệ tuần hồn
Đối với tim
Ngược lại với kích thích hệ đối giao cảm, thơng thường kích thích hệ giao cảm làm
tăng tất cả các hoạt động của tim do tăng đồng thời tốc độ và lực co cơ tim. Từ đó
tăng hiệu quả bơm máu của tim, tăng nhịp tim, tăng sức co bóp, tăng dẫn truyền
xung động trong cơ tim, tăng trương lực cơ tim để đáp ứng yêu cầu của cơ thể khi
hoạt động gắng sức, trong khi kích thích đối giao cảm làm giảm hoạt động của tim,
cho phép tim nghỉ ngơi giữa các đợt hoạt động căng thẳng. Kích thích giao cảm (T)
làm tăng sức co bóp cơ tim nhiều hơn bên (P), cịn kích thích giao cảm bên (P) làm
tăng nhịp tim nhiều hơn kích thích bên (T).
Trung tâm đối giao cảm ở hành não có các sợi trước hạch theo dây thần kinh X đến
hạch đối giao cảm nằm ngay tim, các sợi sau hạch đến nút xoang và nút nhĩ thất.
Kích thích đối giao cảm làm giảm hoạt động của tim: giảm sức co bóp cơ tim, kéo
dài thời gian tâm trương, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động
từ nhĩ đến thất, giảm nhịp tim.
Đối với mạch máu



6

Kích thích hệ giao cảm làm co thắt hầu hết các mạch máu đặc biệt là những mạch
máu của các cơ quan nội tạng và da.
Kích thích hệ đối giao cảm hầu như không tác động trên phần lớn các mạch máu.
Tác động của thần kinh tự chủ lên huyết áp
Áp lực động mạch được xác định bởi hai yếu tố tác động lên dịng máu: sức co bóp
của tim và sức cản của mạch máu ngoại vi.
Kích thích giao cảm làm tăng sức co bóp cơ tim, đồng thời co mạch làm tăng sức
cản ngoại biên khiến huyết áp tăng lên rất nhiều một cách cấp tính. Nó thường chỉ
gây nên sự thay đổi rất nhỏ với huyết áp dài hạn trừ khi hệ giao cảm cũng cùng lúc
kích thích thận giữ muối và nước.
Ngược lại kích thích hệ đối giao cảm thông qua dây thần kinh phế vị làm giảm sức
bơm của tim, hầu như không tác dụng lên sức cản của mạch máu ngoại vi, chỉ làm
huyết áp giảm ít. Tuy nhiên nếu kích thích mạnh dây thần kinh phế vị có thể gây
ngừng tim hồn tồn trong vài giây và tạm thời gây mất hoàn toàn hay phần lớn áp
lực động mạch.
1.1.2.2. Tác động của hệ thần kinh tự chủ lên các cơ quan khác
Bảng 1.1. Tác động của hệ thần kinh tự chủ trên các cơ quan của cơ thể
Cơ quan

Tác dụng kích thích

Tác dụng kích thích hệ

hệ giao cảm

đối giao cảm


Mắt
Đồng tử
Giãn
Co
Cơ mi
Giãn nhẹ (nhìn xa)
Co (nhìn gần)
Các tuyến: mũi, lệ, Co mạch và bài tiết nhẹ Kích thích bài tiết mạnh
tuyến mang tai, dưới
hàm, tuyến dạ dày, tụy
Tuyến mồ hôi

Tiết mồ hôi mạnh

Tiết mồ hôi ở gan bàn

Mạch máu

Phần lớn là co

tay
Phần lớn co

Nhịp tăng
Tăng sức co bóp

khơng tác dụng
Nhịp chậm
Giảm sức co bóp (đặc


Tim
Cơ tim

biệt cơ tâm nhĩ)

ít hoặc


7

Mạch vành
Phổi
Tiểu phế quản
Mạch máu
Ruột
Lòng ruột
Cơ thắt
Gan
Túi mật và ống mật
Thận

Giãn (β2), co (α)

Giãn

Giãn
Co nhẹ

Co
Giãn


Trương lực và nhu Trương lực và nhu động
động giảm
Trương lực tăng
Giải phóng Glucose
Giãn
Lưu lượng nước tiểu

tăng
Giãn
Tổng hợp Glycogen nhẹ
Co
Không

giảm và bài tiết renin
Bàng quang
Cơ bàng quang
Tam giác cổ bàng quang
Dương vật
Các tiểu động mạch
Tạng ở bụng

Da
Máu
Đơng máu
Glucose
Lipid
Chuyển hóa cơ sở
Bài tiết tủy thượng
thận

Hoạt động tinh thần
Cơ dựng lơng
Cơ xương
Tế bào mỡ

Giãn nhẹ
Co
Phóng tinh

Co
Giãn
Cương

Co
Giãn (β), co (α)
Co

Không
Không
Không

Tăng
Tăng
Tăng
Tăng lên 100%
Tăng

Không
Không
Không

Không
Không

Tăng
Co
Tăng tiêu glycogen
Tăng chiều dài sợi cơ
Tiêu Lipid

Không
Không
Không
Không

1.1.3. Điều hòa hoạt động hệ thần kinh tự chủ
Hoạt động hệ thần kinh tự chủ tuy có tính tự động, song vẫn chịu sự điều khiển của
hệ thần kinh trung ương và một số hormon của tuyến nội tiết
Hệ lưới: nhiều vùng trong hệ lưới hành não, cầu não, não giữa có tác dụng điều hịa
chức năng hệ thần kinh tự chủ: điều hòa huyết áp, nhịp tim, bài tiết các tuyến ở


8

phần trên của đường tiêu hóa, nhu động đường tiêu hóa, mức độ co thắt bàng
quang…
Vùng hạ đồi: là trung tâm cao cấp của hệ thần kinh tự chủ. Kích thích phần trước
của vùng hạ đồi có tác dụng như kích thích hệ đối giao cảm. Kích thích phần sau
của vùng hạ đồi có tác dụng như kích thích hệ giao cảm.
Vỏ não: các trạng thái hoạt động của vỏ não trong các trường hợp cảm xúc, lo lắng,
sợ hãi…có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh tự chủ như gây co giãn mạch

máu ngoại biên, thay đổi nhịp tim và nhịp thở, thay đổi hoạt động ở tạng. Phần lớn
các phản xạ có sự tham gia của hệ thần kinh tự chủ do kích thích bên ngồi và bên
trong cơ thể một cách không ý thức, nhưng cũng có một số phản xạ do kích thích từ
vỏ não như phản xạ thích nghi của mắt với ánh sáng, phản xạ có điều kiện bài tiết
dịch tiêu hóa, phản xạ bài xuất phân và nước tiểu…
Hormon: Thyroxin của tuyến giáp, Noradrenalin và Adrenalin của tủy thượng thận
làm tăng hoạt động hệ giao cảm.
Stress: các stress tâm lý và thể xác kích thích hệ giao cảm.
1.1.4. Một số nghiệm pháp thăm khám hệ thần kinh tự chủ [26]., [29].
Mục tiêu của các bài kiểm tra này là đánh giá độ nặng và sự phân bố của các chức
năng tự chủ, chẩn đoán các bệnh lý thần kinh tự chủ giới hạn (như bệnh lý thần kinh
sợi nhỏ), chẩn đoán và đánh giá sự không chịu được tư thế thẳng đứng (như hạ
huyết áp tư thế đứng), theo dõi diễn biến các rối loạn chức năng, theo dõi đáp ứng
điều trị, và đây cũng là một công cụ để nghiên cứu.
Kiểm tra chức năng vận động
Bài kiểm tra phản xạ sợi trục vận động định lượng (Quantitative sudomotor axon
reflex test)
Bài kiểm tra mồ hôi nhiệt (Thermoregulatory sweat test)
Kiểm tra chức năng tim mạch
Tính biến thiên tần số tim
Tỉ lệ Valsalva
Kiểm tra chức năng giao cảm


9

Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp khi làm nghiệm pháp Valsava
Nghiệm pháp bàn nghiêng
Norepinephrine huyết tương tư thế nằm ngửa hay đứng
Kiểm tra chức năng tim mạch bằng meta-iodobenzylguanidine

Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh
1.2. Tần số tim [6].,[8].
1.2.1. Định nghĩa
Tần số tim là số lần đập của tim trong một phút, truyền xung động ra ngoại biên từ
sự phát xung động của tim. Tần số tim là một trong những dấu hiệu sinh tồn quan
trọng, phản ánh sự tưới máu mô, biểu hiện sự ổn định về mặt huyết học, tim mạch,
thần kinh, hô hấp…Ở người trưởng thành khỏe mạnh, tần số tim chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ nút xoang, tần số 60-100 lần/phút.
Mạch là làn sóng áp lực được tạo ra do tâm thất co bóp lan truyền theo động mạch.
Trên người bình thường nhịp tim và mạch có tần số bằng nhau, và khơng bằng nhau
ở các bệnh nhân có rối loạn nhịp.
1.2.2. Các yếu tố điều hòa tần số tim
Hệ thần kinh tự động
Giao cảm
Tác dụng giao cảm trên mô nút là làm tăng nhịp. Tác dụng giao cảm lâu hơn phó
giao cảm, do norepinephrine được phóng thích bị lấy một phần ở đầu tận cùng thần
kinh.
Giao cảm trái có tác dụng làm tăng co bóp nhiều hơn tăng tần số.
Giao cảm phải có tác dụng làm tăng tần số nhiều hơn tăng co bóp.
Đối giao cảm
Dây X phải ảnh hưởng mạnh trên nút xoang. Kích thích X phải làm chậm nhịp phát
xung động của nút xoang, có thể làm ngưng tim trong vài giây.
Dây X trái ức chế chủ yếu trên mô dẫn truyền nhĩ thất, gây ức chế nhĩ thất.
Tác dụng của phó giao cảm trên mơ nút là làm chậm nhịp, có thời gian tiềm tàng
ngắn, nhanh, điều hịa từng nhịp một.


10

Các phản xạ

Phản xạ áp cảm thụ quan: khi áp suất máu tăng sẽ kích thích vào các áp
cảm thụ quan ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, xung động sẽ theo
dây thần kinh Cyon và Hering đến hành não kích thích dây thần kinh X làm tim đập
chậm và giảm huyết áp.
Phản xạ tim – tim: khi truyền nước hoặc máu ở vật gây mê làm tăng nhịp
tim, vì kích thích các thể tiếp nhận ở nhĩ làm tăng nhịp. Một phần sự tăng nhiệt là
do tăng thể tích máu ở nhĩ làm căng kích thích nút xoang.
Phản xạ do các thể tiếp nhận ở phổi và ruột, thất trái: thất trái khi bị căng
gây phản xạ làm giảm nhịp tim giảm huyết áp. Các thể Pacini có các áp cảm thụ
quan điều hịa lưu lượng máu nội tạng.
Phản xạ mắt – tim: ép vào nhãn cầu kích thích thần kinh V tạo xung vào
hành não, kích thích thần kinh X làm tim đập chậm.
Phản xạ Goltz: đánh mạnh vào vùng thượng vị hoặc co kéo các tạng ở trong
bụng khi giải phẫu có thể gây ngưng tim.
Phản xạ thụ thể hóa học: kích thích thụ thể hóa học ở động mạch cảnh làm
tăng nhịp thơng khí và độ sâu của hơ hấp nhưng chỉ làm thay đổi nhẹ nhịp tim. Cơ
chế phản xạ: kích thích thụ thể hóa học có tác dụng kích thích thần kinh X ở hành
não do đó làm chậm nhịp. Cơ chế thứ phát: kích thích hơ hấp gây ra bởi thụ thể hóa
học ngoại biên làm căng phổi và giảm CO 2 trong máu gây ức chế trung tâm X ở
hành não, tác dụng này thay đổi theo kích thích hô hấp.
1.3. Huyết áp [8].
1.3.1. Định nghĩa
Huyết áp động mạch là lực của máu tác động lên một đơn vị diện tích thành động
mạch.
Huyết áp tâm thu cịn gọi là huyết áp tối đa, là giới hạn cao nhất của những dao
động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim.
Huyết áp tâm trương còn gọi là huyết áp tối thiểu, là giới hạn thấp nhất của những
dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức cản của mạch.
Hiệu áp hay áp suất đẩy là hiệu số giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Hiệu



11

áp tùy thuộc lực bóp của tim và sức cản của mạch máu từ tim đến mao mạch.
Huyết áp trung bình là là trung bình của tất cả áp suất máu được đo trong một chu
kỳ thời gian. Nó thể hiện sức làm việc thực sự của tim, là áp suất tạo ra dịng máu
chảy liên tục và có lưu lượng bằng với cung lượng tim.
Các yếu tố quyết định huyết áp động mạch và hiệu áp:
Yếu tố vật lý: thể tích máu trong động mạch, sức đàn hồi thành động mạch
Yếu tố sinh lý: cung lượng tim, sức cản ngoại biên
1.3.2. Các yếu tố điều hòa huyết áp
Hệ tuần hồn có nhiều cơ chế điều hịa huyết áp.
1.3.2.1. Cơ chế điều hịa huyết áp nhanh
Để nhanh chóng nâng cao huyết áp khi cần thiết cần cùng lúc kích thích hệ giao
cảm với chức năng co mạch, tăng co bóp cơ tim; đồng thời ức chế các tín hiệu của
dây đối giao cảm đến tim. Cơ chế thần kinh có tác dụng nâng huyết áp nhanh nhất
trong mọi cơ thể, có khi chỉ từ 5 – 15 giây có thể tăng huyết áp lên gấp đôi.
Cơ chế thần kinh:
Phản xạ thụ thể áp suất:
Các thụ thể áp suất nằm ở thành động mạch lớn vùng ngực và cổ, quan trọng là thụ
thể áp suất ở động mạch chủ và động mạch cảnh. Khi áp suất máu tăng sẽ kích thích
các thụ thể áp suất, xung động từ xoang cảnh qua dây Hering, về dây thần kinh thiệt
hầu đến hành não, xung động từ quai mạch chủ theo dây thần kinh Cyon đến hành
não, từ đó ức chế trung tâm co mạch ở hành não gây: giãn mạch ngoại biên, tim đập
chậm, huyết áp giảm, giảm co bóp tim. Phản xạ thụ thể áp suất có vai trị đệm làm
huyết áp ít thay đổi theo hoạt động hằng ngày.
Phản xạ thụ thể hóa học:
Thụ thể hố học là các thể nhỏ cũng ở quai động mạch chủ và xoang cảnh. Các thụ
thể hóa học bị kích thích bởi sự giảm oxy trong máu, tăng CO 2 và tăng H+, pH giảm
trong máu sẽ gây giãn mạch và ngược lại.

Phản xạ do thụ thể ở phổi và nhĩ:
Khi lượng máu về tâm nhĩ nhiều sẽ làm tâm nhĩ và động mạch phổi căng giãn, các
thụ thể vùng áp suất thấp sẽ phát xung ngăn chặn sự tăng huyết. Đồng thời nó cũng
gây phản xạ tăng thải nước qua hai đường: giãn tiểu động mạch vào tiểu cầu thận
làm tăng áp suất mao mạch cầu thận, tăng độ lọc cầu thận và tăng thải nước; truyền
nhanh tín hiệu đến vùng dưới đồi làm giảm bài tiết ADH, làm tăng nước thải ra.


12

Phản xạ Bainbridge: tăng áp suất trong nhĩ làm tăng nhịp tim do tác dụng trực tiếp
làm căng nút xoang và do phản xạ Bainbridge.
Phản xạ do thiếu máu ở hệ thần kinh trung ương:
Khi lưu lượng máu đến não giảm, kích thích các nơrơn trong trung tâm vận mạch
gây co mạch và tăng huyết áp do kích thích hệ giao cảm và tủy thượng thận, tăng
acid lactic và các acid khác. Đây là cơ chế điều hoà khẩn cấp, nhanh và mạnh.
Co tĩnh mạch:
Khi huyết áp giảm, phản xạ giao cảm gây co tĩnh mạch, máu dồn qua hệ thống động
mạch chủ trên và chủ dưới về tâm nhĩ phải làm cung lượng tim tăng và huyết áp
tăng.
Co cơ xương:
Khi kích thích thụ thể áp suất, thụ thể hố học, kích thích giao cảm, trung tâm vận
mạch và các vùng khác của chất lưới ở não truyền xung động một cách ngẫu nhiên
đến cơ, nhất là cơ bụng, gây co cơ làm tăng cung lượng tim và tăng huyết áp. Khi
vận động, cơ co sẽ chèn ép mạnh các mạch máu, làm tăng máu chảy về tim.
Cơ chế thể dịch:
Tuỷ thượng thận tiết catecholamin gồm:
Norepinephrine: làm tăng huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm nhịp tim do phản
xạ thụ thể áp suất, co mạch hầu hết các cơ quan, làm tăng sức cản ngoại biên.
Epinephrine: làm tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim, tăng huyết áp tâm thu, giãn

mạch tại cơ vân và cơ tim. Ở liều cao, epinephrine sẽ gây co mạch tại cơ làm tăng
sức cản ngoại biên, tăng huyết áp tâm trương.
Hệ thống renin – angiotensin:
Khi thể tích dịch ngoại bào giảm, huyết áp giảm, hệ giao cảm kích thích tế bào cận
tiểu cầu tiết ra renin. Renin biến đổi angiotensinogen trong máu thành angiotensin I.
Angiotensin I trong quá trình di chuyển đến phổi dưới sự xúc tác của men chuyển ở
mao mạch phổi được chuyển thành angiotensin II. Chất này gây tăng huyết áp do
hai tác dụng: gây co mạch nhanh và mạnh và gây giữ nước muối ở thận thông qua
co mạch thận và làm giảm lượng máu qua thận, giảm lượng dịch lọc. Angiotensin II
cũng kích thích trực tiếp vỏ thượng thận làm tăng tổng hợp và bài tiết aldosteron
giúp tăng hấp thu muối nước ở ống thận.
Cơ chế tại chỗ:
Di chuyển dịch tại mao mạch:
Khi huyết áp thay đổi, áp suất của mao mạch cũng thay đổi cùng chiều, gây thay đổi


13

trao đổi dịch ở mao mạch.
Cơ chế thích ứng của mạch:
Sự thay đổi khẩu kính mạch máu giúp chúng thích ứng với sự thay đổi thể tích máu.
1.3.2.2. Cơ chế điều hòa huyết áp dài hạn
Khi huyết áp động mạch có biến đổi chậm kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày, vai trò
của hệ thống thần kinh giảm dần, thay vào đó thận sẽ phát huy vai trị chủ yếu kiểm
soát huyết áp dài hạn, hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng.
Vai trò của hệ thận – thể dịch:
Huyết áp tăng khi cơ thể có nhiều dịch ngoại bào sẽ tác dụng trực tiếp làm thận bài
xuất lượng dịch thừa giúp huyết áp trở lại bình thường. Tăng áp suất máu làm tăng
thải nước và Na ở thận.
Hệ thống renin – angiotensin – aldosteron:

Tác dụng trực tiếp co mạch cơ thể và gián tiếp qua thận bằng con đường giảm lọc
cầu thận và tăng hấp thu muối nước ở ống thận dưới tác dụng của aldosteron. Hệ
này có tác dụng mạnh đưa huyết áp về bình thường sau khi mất máu nặng, cần
khoảng 20 phút để phát huy hết tác dụng.
Các yếu tố thể dịch khác:
Khi huyết áp giảm, vùng hạ đồi tiết ra ADH làm tăng tái hấp thu dịch ở ống thận và
co mạch tăng sức cản.
Bradykinin, histamin, prostaglandin có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm mao
mạch, giúp giảm huyết áp
1.4. Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (Cold Pressor Test - CPT)
1.4.1. Phương pháp tiến hành [15]., [26]., [32].
Năm 1936, Hines và Brown lần đầu báo cáo về CPT bằng cách cho các
ĐTNC ngâm tay trong nước đá. Nghiệm pháp này đã tạo ra một kích thích mạnh mẽ
trên hiệu ứng vận mạch trong 99% các đối tượng tham gia nghiên cứu.
Nghiệm pháp được thực hiện như sau: [15].
Các ĐTNC được nghỉ ngơi ở tư thế nằm ngửa trong một căn phòng yên tĩnh 20-60
phút. Đo huyết áp ban đầu, sau đó quấn máy đo huyết áp trên một cánh tay, và tay
kia được đặt trong nước đá (4oC) đến trên cổ tay. Đọc huyết áp vào 30 giây đầu và
đọc lại sau đó 1 phút. Huyết áp tối đa thu được trong khi tay đang ở trong nước đá
được lấy làm chỉ số của đáp ứng. Sau đó bỏ tay ra và ghi nhân trị số huyết áp mỗi
hai phút cho đến khi huyết áp trở về mức huyết áp trước đó.


14

Các phản ứng tối đa thường xảy ra trong vòng ba mươi giây. Huyết áp của các đối
tượng về mức độ bình thường trong vịng hai phút. Các đối tượng khác nhau rất
nhiều về độ nhạy cảm với nước đá nên trong một số ít người thời gian ngâm bị giới
hạn bởi các cơn đau do lạnh. Tuy nhiên theo ghi nhận khơng có mối quan hệ giữa
mức độ nhạy cảm và phản ứng của huyết áp, cũng khơng có tác động bất lợi xảy ra

ở những người tăng huyết áp.
CPT là một phương pháp thường được sử dụng trong phịng thí nghiệm. Tuy
nhiên, CPT cổ điển – ngâm một tay trong nước lạnh có một số hạn chế, để khắc
phục điều đó phương pháp CPT cải tiến được đề ra bằng cách chuyển từ ngâm một
tay sang ngâm hai bàn chân vào nước lạnh và so sánh sự khác nhau giữa chúng. Các
nghiên cứu gần đây về tác dụng tăng kích thích lên hệ giao cảm của CPT trên các
mơ hình mới so sánh với mơ hình cũ đã chỉ ra rằng: khi ngâm chân vào nước đá thì
sẽ làm tăng tần số tim và huyết áp cao hơn khi ngâm tay [26]., [32].
Nghiên cứu của Patrice G. Saab và cộng sự (1993) cho thấy kích thích ở trán
khơng làm thay đổi nhịp tim, trong khi ngâm tay hay chân vào nước đá làm tăng tần
số tim đáng kể [32].
Năm 2015, trong nghiên cứu của Mauro Larráy Ramírez về CPT từ tâm sinh
lý học cơ bản đến ứng dụng, tiến hành trên 24 người khỏe mạnh, được thử nghiệm
với cả hai phiên bản CPT vào hai ngày liên tiếp với thứ tự ngẫu nhiên. Các chỉ số
tần số tim, huyết áp, alpha – amylase và cortisol được ghi nhận trước, trong và sau
khi thực hiện CPT [26].
Kết quả: CPT cải tiến gây tăng tất cả các thông số so với CPT cổ điển. Điều
đó cho thấy, chỉ một thay đổi rất đơn giản CPT cải tiến đã mang lại hiệu quả hữu ích
hơn CPT cổ điển.
Vì thế, trong đề tài này, chúng tôi áp dụng CPT cải tiến nhằm mang lại hiệu quả
nghiên cứu cao nhất
1.4.2. Cơ sở lý luận [26].
Co mạch gây tăng huyết áp, đây là đặc điểm cơ bản của CPT. Ở người bình
thường, khi ngâm một tay trong nước đá từ 1-5 phút làm tăng huyết áp tâm thu từ
15 đến 20 mm Hg và huyết áp tâm trương từ 10 đến 15 mm Hg.
Cơ chế là: khi da bị ngâm trong nước lạnh, các cảm thụ quan trần tại đầu tận


15


dây thần kinh cảm nhận nhiệt độ sẽ bị kích thích (nhất là cổ tay và cổ chân tập trung
khá nhiều thụ thể cảm nhận nhiệt độ). Các xung động thần kinh cảm nhận thay đổi
nhiệt độ này theo chiều hướng tâm của sợi cảm giác nông (sợi A-delta) đến sừng
sau tuỷ sống, bắt chéo sang tuỷ sống đối bên, và hướng lên đồi thị theo bó gai – đồi
thị bên. Tại hành não, các xung động thần kinh này kích thích vào trung khu điều
hồ tim mạch, gây ra một phản xạ thần kinh giao cảm đến tim và các mạch máu
(Nakamura và cộng sự, 2008; Velasco và cộng sự, 1997). Thông qua các hoạt động
biến đổi tại thân não, các kích thích CPT cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vỏ não
và dưới vỏ như là vùng dưới đồi tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh để tạo ra phản
ứng căng thẳng sinh lý (Lovallo, 1975, McEwen, 2007, Ulrich-Lai và Herman,
2009).
CPT gây ra những thay đổi có ý nghĩa trong các thơng số tim mạch, đặc biệt
là tăng huyết áp thông qua sự co mạch ngoại biên và làm tăng cung lượng tim từ sự
tăng cảm thụ thể β-adrenegic tim và α-adrenegic mạch máu. Sự gia tăng hoạt động
hệ thần kinh giao cảm như catecholamines huyết tương (Goldstein et al., 1994;
Pascualy et al., 1999; Ward et al., 1983), hoạt động hệ giao cảm thần kinh cơ (Victor
et al., 1987; Yamamoto et al., 1992). Ngoài những tác dụng trên hệ thần kinh giao
cảm, CPT đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt các trục hạ đồi - tuyến yên
- tuyến thượng thận. McRae et al. (2006) nhận thấy nồng độ ACTH tăng sau khi làm
CPT. Ngoài ra nồng độ Cortisol nước bọt cũng được ghi nhận tăng trong khoảng 15
phút sau khi thực hiện CPT (al'Absi et al, 2002; Felmingham et al, 2012; Hupbach
and Fieman, 2012).
Từ nghiên cứu của Hines và Brown thì CPT đã được sử dụng nhiều trong các
nghiên cứu về tim mạch, nó đã được cơng nhận là có ảnh hưởng lớn lên thụ thể αadrenergic và sự co mạch (Abboud & Eckstein, 1966; Lovallo, 1975; Schneiderman
& McCabe, 1989)
Ở người khỏe mạnh, CPT gây tăng huyết áp, tăng tần số tim và tăng sức cản
ngoại biên. Trong nhiều năm, CPT được sử dụng để đánh giá sự kiểm soát thần kinh
giao cảm bằng các thiết bị ngoại vi, và sự lưu thông mạch vành ở các ĐTNC đã



16

được báo cáo vì tạo ra phản ứng tăng huyết áp quá mức ở những người đã bị tăng
huyết áp cũng như tăng phản ứng co mạch ở người có bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Ngược lại, phản ứng tăng huyết áp do kích thích lạnh giảm đối với bệnh nhân có hạ
huyết áp tư thế do khiếm khuyết ở sợi ly tâm của thần kinh giao cảm. Hơn nữa
trong các nghiên cứu thực nghiệm ở người về Thần kinh – Tuần hồn, CPT đã được
sử dụng như một kích thích khơng đặc hiệu để kiểm tra thần kinh giao cảm.
1.4.3. Ưu nhược điểm của nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh [26].
1.4.3.1. Ưu điểm
CPT thường xuyên được sử dụng trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế thực
nghiệm bởi những ưu điểm của nó. Các nghiên cứu đã đánh giá nhiều biến số kết
cục khác nhau, từ nồng độ hormon trong huyết tương và nước bọt (Pascualy et al.,
2000; Smeets et al., 2008) dựa trên các thông số điện sinh lý (Buchanan et al., 2006;
Yamamoto et al., 1992) cho đến những báo cáo chủ quan (al'Absi et al.,2002;
Zoladz et al., 2014). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt giữa các cá thể là
yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng với CPT (Flaa et al., 2007; Wu et al., 2010). Nhiều
mức độ thẩm định và tiêu chuẩn hóa cho phép các nhà nghiên cứu có sự ước tính
khá chính xác kết cục mong đợi và những nhân tố cần thêm vào khi tiến hành làm
CPT. Hơn nữa, không giống các yếu tố gây căng thẳng khác như số học tâm thần
hay nói trước cơng chúng, CPT là một nghiệm pháp thụ động khơng áp đặt bất cứ
hình thức nhận thức nào lên người tham gia. Điều này làm giảm thiểu xung đột với
các biện pháp thử nghiệm khác. Chẳng hạn có thể tránh những can thiệp có hiệu lực
trở về trước hay chủ động gây ra bởi yếu tố căng thẳng khi nghiên cứu ảnh hưởng
của căng thẳng lên trí nhớ. Ngồi ra CPT địi hỏi ít thời gian chuẩn bị và thực hiện,
điều này khiến nó ở thành một biện pháp gây căng thẳng kinh tế trong phịng thí
nghiệm. Chúng ta có thể tính tốn thời gian can thiệp chính xác.
1.4.3.2. Nhược điểm
Khả năng kích hoạt trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận khi làm CPT không
cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự gia tăng đáng kể cortisol sau CPT

(Duncko

et

al.,

2009;

McRae

et

al.,

2006;

Schwabe

et


17

al., 2008b). Tuy nhiên, điểm yếu này đã được giải quyết bằng cách thêm một thành
phần đánh giá xã hội vào CPT (đánh giá xã hội CPT, SECPT), nó đã được cho thấy
làm tăng đáng kể phản ứng cortisol (Schwabe et al, 2008). Một giới hạn khác trong
quá trình là ngâm tay thuận vào nước đá làm cản trở việc thu thập các đo lường
khác cần bàn tay thuận trong hay ngay sau khi làm CPT. Hơn nữa, phụ thuộc vào
các yếu tố tác động bên cạnh câu hỏi nghiên cứu, việc ngâm một tay có thể khơng
thực hiện được. Tóm lại, những thiếu sót trên có thể làm nghiệm pháp CPT khơng

khả thi với nhiều mơ hình thực nghiệm.
Như vậy, là một nghiệm pháp gây căng thẳng trong phòng thí nghiệm, bên cạnh
những ưu điểm về nhiều khía cạnh, một số nhược điểm làm giảm giá trị của nó
trong các nghiên cứu tâm sinh lý học.
1.4.4. Nghiên cứu về nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh
1.4.4.1. Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh: mơ hình đáp ứng và
sự ổn định của mạch và cơ tim [32].
Nghiên cứu của Patrice G. Saab và cộng sự (1993) thực hiện trên 42 đối tượng nam
da trắng trẻ khỏe mạnh, không mắc các bệnh: tim, huyết áp, thấp khớp, đái tháo
đường, bệnh thận mạn, hemophilia, viêm gan, động kinh khơng kiểm sốt. ĐTNC
khơng đang dùng thuốc ảnh hưởng tim mạch. Không chơi thể thao, hút thuốc lá,
uống rượu bia, cafe 2 giờ và không sử dụng thuốc 24 giờ trước thử nghiệm.
So sánh kiểu đáp ứng tim mạch ở 3 mơ hình thực hiện CPT là đặt túi nước đá 40C ở
trán, hoặc ngâm tay trái hoặc chân trái vào nước đá 4 0C trong 100 giây. ĐTNC được
theo dõi tần số tim, HA và các thông số khác trước, trong và sau khi thực hiện CPT
bằng monitor, máy đo điện tim (ECG), và máy đo huyết áp quấn ở tay P.
Kết quả : Tần số tim khác biệt có ý nghĩa khi so sánh mức tần số nền ban đầu
với tần số cả 3 giai đoạn 0 – 30 giây, 30 – 60 giây, 61 – 90 giây khi thực hiện CPT ở
chân và giai đoạn 30 – 60 giây, 61 – 90 giây khi thực hiện CPT ở tay (p = 0.002),
khơng có sự khác biệt khi thực hiện CPT ở trán. Sự chênh lệch là 17% đối với CPT
ở tay, và 19% đối với CPT ở chân.
Kết luận: kích thích lạnh ở trán không làm thay đổi tần số tim, trong khi ngâm tay


18

hay chân vào nước đá làm tăng tần số tim đáng kể.
Bảng 1.2. Tần số tim trong các mơ hình CPT
GIÁ TRỊ
TST (lần/phút)

Đầu
Tay
Chân

Nền

0 – 30s

31 – 60s

61 – 90s

56 (6.7)
60 (7.1)
60 (7.0)

57 (8.9)
68 (9.9)
73 (11.2)

58 (9.2)
72 (12.3)
72 (12.2)

58 (9.9)
14 (13.3)
73 (13.2)

Chỉ số HA khác biệt có ý nghĩa khi so sánh mức HA nền với HA đo ở thời
điểm 5 – 30 giây và 55 – 80 giây khi thực hiện CPT ở cả 3 vị trí trán, tay và

chân.
1.4.4.2. Sự biến thiên tần số tim và áp lực mạch quay khi làm
nghiệm pháp kích thích thụ thể nóng và lạnh ở người [13].
Nghiên cứu của Chin-Ming Huang và cộng sự (2011) trên 60 người trẻ khỏe mạnh
(29 nam và 31 nữ), không hút thuốc lá hay uống cafe 24 giờ trước thử nghiệm.
ĐTNC lần lượt nhúng tay T vào nước trong 2 phút ở nhiệt độ 45 0C và 70C. Các chỉ
số: nhiệt độ ở cả 2 cánh tay, HA, tần số tim, ECG, và mạch quay được đo ở tay P
trước và sau khi tiến hành thử nghiệm.
Kết quả:
So sánh trước và sau khi nhúng tay vào nước 45 0C, huyết áp và nhịp tim giảm
khơng có ý nghĩa thống kê.
So sánh trước và sau khi nhúng tay vào nước 7 0C, huyết áp tâm thu và tâm trương
tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0.01) trong khi sự biến thiên tần số tim khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: trên người khỏe mạnh, sau khi nhúng tay vào nước 7 0C, huyết áp tâm thu
và tâm trương tăng có ý nghĩa thống kê, trong khi sự thay đổi tần số tim khác biệt
khơng có ý nghĩa.
1.5. Nhĩ châm [1]., [5].
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời đại văn minh cổ đại Ai Cập đến nay, tại
nhiều quốc gia phương Đông và phương Tây, nhĩ châm ngày càng được nghiên cứu


×