Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

NGHIÊN cứu tác DỤNG hạ ĐƯỜNG HUYẾT của VIÊN NANG ĐTH TRÊN mô HÌNH THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.81 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

DƯƠNG NGỌC NHI

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CỦA VIÊN NANG ĐTH
TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM

ĐỀ TÀI THẠC SĨ
CHUYÊN NGHÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

DƯƠNG NGỌC NHI

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CỦA VIÊN NANG ĐTH
TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM


CHUYÊN NGHÀNH : Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ : 60720201
ĐỀ CƯƠNG THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG DUNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa Y Học Cổ Truyền,
ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cô giáo các Khoa, Bộ môn,
đã tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phương Dung, người
đã giành thời gian vô cùng quý báu, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và định
hướng cho Tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ThS.DS. Lê Thị Lan Phương
trưởng Phòng Thí nghiệm Y Dược Cổ truyền và các anh chị đã hỗ trợ về kĩ
thuật trong các hoạt động nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn công ty TNHH thương mại sản xuất đông nam
dược Hồng Vượng đã hỗ trợ Tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã động viên khích lệ Tôi trong
suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn bố mẹ, chồng đã hỗ trợ, động viên để Tôi
có thể hoàn thành luận án.
Dương Ngọc Nhi



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Tác giả luận án

Dương Ngọc Nhi


iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

Trang

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
Biến chứng ĐTĐ............................................................................................13
Xác định độ ẩm..............................................................................................41
Độ ẩm của mẫu được tính theo công thức sau:..............................................41
Cách tiến hành phương pháp đánh bắt gốc tự do bằng thử nghiệm DPPH
(Test DPPH)....................................................................................................42
Nguyên tắc......................................................................................................42
Cách tiến hành................................................................................................42

Cách tính kết quả............................................................................................43
Ngay sau khi uống thuốc, chuột nằm yên, ít hoạt động. Ngày hôm sau, chuột
ở tất cả các lô đi ngoài phân đen (màu của thuốc). Từ ngày thứ hai sau uống
thuốc trở đi, tất cả các chuột ở các lô đều ăn uống, bài tiết, hoạt động bình
thường.Không có chuột nào chết ở tất cả các lô trong vòng 72 giờ sau uống
thuốc, không quan sát thấy dấu hiệu ngộ độc nào ở chuột trong 14 ngày tiếp
theo. Do đó, không tìm được LD50 vì lô chuột uống viên nang ĐTH liều
25g/kg chuột (gấp 41,67 lần liều dùng trên người) là liều tối đa thuốc phân tán
vào nước có thể qua kim để cho uống được vẫn không có chuột chết............48


iv

Kết quả: Tất cả các chuột thực nghiệm không thấy bất kỳ thay đổi bệnh lý
nào về hình thái đại thể của các cơ quan tim, gan, thận, bàng quang và hệ
thống tiêu hóa..................................................................................................49
3.2.1 Độ ẩm....................................................................................................49
Hoạt tính chống oxy hóa (antioxydant) của các mẫu thử...............................50
Bột thuốc ĐTH...............................................................................................50
Vitamin C.......................................................................................................51
Trong thử nghiệm độc tính cấp, liều cao nhất có thể bơm được qua kim đầu
tù cho chuột uống là 25g/ kg chuột (gấp 41,67 lần liều người).Ở liều này,
thuốc ở dạng hỗn dịch rất đậm đặc vừa đủ qua đầu kim để có thể bơm thuốc
vào dạ dày chuột. Sau khi uống thuốc, chuột vẫn ăn uống, hoạt động và bài
tiết bình thường, không thấy có biểu hiện ngộ độc ở chuột và không có chuột
nào chết trong vòng 72 giờ và suốt 2 tuần tiếp theo sau khi uống thuốc. Do đó
chưa xác định được độc tính cấp và chưa tính được LD50 của cao trên chuột
nhắt trắng theo đường uống.............................................................................64
5.1. KẾT LUẬN.............................................................................................75
- Trong thử nghiệm độc tính cấp, liều cao nhất có thể bơm được qua kim đầu

tù cho chuột uống là D max = 25 g/kg chuột (gấp 41,67 lần liều người). Chưa
xác định được độc tính cấp và chưa tính được LD50 trên chuột nhắt trắng theo
đường uống......................................................................................................75
5. Nguyễn Xuân Duy, Hồ Bá Vượng (2013), Hoạt tính chống oxi hoá và ức
chế enzyme Polyphenoloxidase của một số loại thực vật ăn được ở Việt Nam,
tạp chí khoa học và phát triển, tập 11, số 3: 364-372......................................76


v

62. Welihinda J, Karunanayake EH, Sheriff MH, Jayasinghe KS. Effect of
Momordica charantia on the glucose tolerance in maturity onset diabetes. J
Ethnopharmacol. 1986 Sep;17(3):277-82.......................................................83

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
ĐTĐ

Đái tháo đường

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

Tiếng Anh

HbA1c

Hemoglobin A1c

WHO

World Health Organization

ADA

American Diabetes Association

IDM

International Diabertes Mellitus

STZ

Streptozotocin


vi


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TRANG


Bảng 1.1. Phân tích bài thuốc theo YHCT.

22

Bảng 1.2. Phân tích bài thuốc theo YHHĐ.

24

Bảng 1.3. Sự tương quan về tác dụng của dược liệu theo YHHĐ và YHCT.
31
Bảng 1.4. Các mô hình gây tăng glucose máu bằng Streptozocin

35

Bảng 2.1. Thể tích hút các mẫu thử

43

Bảng 2.2. Pha mẫu thử nghiệm DPPH

43

Bảng 3.1. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp của ĐTH

49

Bảng 3.2. Kết quả xác định độ ẩm

50


Bảng 3.3. Hoạt tính chống oxy hóa (antioxydant) của viên nang ĐTH 51
Bảng 3.4. Hoạt tính chống oxy hóa (antioxydant) của vitamin C

52

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tác dụng của ĐTH trong thực nghiệm dung nạp
glucose

55

Bảng 3.6. Đường huyết trung bình của 4 lô chuột trước và sau tiêm SZT
59
Bảng 3.7. Đường huyết trung bình của lô sinh lý và 4 lô chuột ở ngày 0, 5, 10
và 15
59
Bảng 3.8. Trọng lượng chuột trước, sau tiêm STZ và sau 14 ngày điều trị
62


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Khổ qua

20

Hình 1.2. Dừa cạn


20

Hình 1.3. Nghệ

20

Hình 1.4. Đậu đen

20

Hình 1.5. Sâm đại hành

21

Hình 1.6. Cam thảo dây

21

Hình 2.1. Công thức hóa học của DPPH

41

Hình 2.2. Phương trình chuyển hóa DPPH

42

Hình 3.1. Độ hấp thu cực đại của DPPH trong dung môi methanol

51


Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn hoạt tính chống oxy hóa của bột thuốc

52

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn hoạt tính chống oxy hóa của viatamin C

53

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn trị số glucose huyết giữa các lô

56

Hình 3.5. Đường huyết trung bình của 4 lô chuột đái tháo đường trước (ngày
0) và sau 14 ngày điều trị (ngày 15)

60

Hình 3.6. Đường huyết trung bình của 4 lô chuột đái tháo đường các ngày 0,
5, 10 và 15
60
Hình 3.7. Trọng lượng trung bình của 4 lô chuột đái tháo đường trước, sau khi
tiêm STZ và sau 14 ngày điều trị (ngày 15)
62

Sơ đồ1. 1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây các chứng tiêu khát, hư lao,
ma mộc theo YHCT

16



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa nguy hiểm, có mức
tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng cũng như chi phí
điều trị, trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với các quốc gia trên thế
giới. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy
yếu chức năng nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt tổn thương mắt, thận,
thần kinh và tim mạch. [60]
Năm 2010 theo ước tính, trên thế giới có khoảng 285 triệu người trưởng thành
tuổi từ 20-79 bị ĐTĐ, con số đó tiếp tục gia tăng 154% từ năm 2010 đến năm
2030 trong đó chủ yếu là do sự gia tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển,
đặc biệt là ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. [52]
Tại Việt Nam theo điều tra tại 1 số thành phố lớn thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ khá cao
và cũng đang gia tăng nhanh chóng . Điều tra năm 1991 tại một số vùng lân
cận ở Hà Nội phát hiện tỷ lệ mắc ĐTĐ trong dân số trên 15 tuổi là 1,1% thì
đến năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 2,4%, đặc biệt có nhiều vùng tỷ lệ mắc ĐTĐ
là trên 3%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở thời điểm 1993 là
2,52% dân số. [10]
Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ đang được sử dụng rộng rãi trên thế
giới như insulin, sulfonylure, biguanid ...[18], [54], hầu hết là các thuốc tổng
hợp có phản ứng phụ với tác dụng không mong muốn. Hiện nay, các thuốc có
nguồn gốc thảo dược đang được các nước quan tâm và phát triển với nhiều ưu
điểm là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ, dễ được cộng
đồng chấp nhận, đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển. Đã có
hơn 1000 loài thảo dược được xác định có khả kiểm soát glucose máu và ít tác
dụng phụ. [48] Trong đó có nhiều thảo dược đã được nghiên cứu ở trên thế
giới và Việt Nam có tác dụng điều trị ĐTĐ như lá Na, ổi, Khổ qua, Quế, Dừa
cạn, Dứa dại, Bằng lăng .…[8], [10], [11], [14], [20], [45], [46]



2

Ngoài sử dụng cây đơn lẻ trong điều trị ĐTĐ, nhiều nghiên cứu ở Ấn độ,
Trung quốc, Hàn quốc và một số quốc gia khác đã chứng minh vai trò của sự
phối hợp nhiều loại cây thảo dược dưới dạng công thức (polyherbal
formulation), giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ. [58] Kết quả nghiên cứu
cho thấy, thảo dược, những nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên với ưu thế của sự
kết hợp nhiều nhóm hoạt chất khác nhau, đã gây hạ glucose máu với cơ chế
tác dụng hiệp đồng, đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn kèm với tính an toàn cao.
[36]
Viên nang ĐTH là một chế phẩm thảodược gồm Khổ qua, Dừa cạn, Nghệ,
Đậu đen, Sâm đại hành, Cam thảo dây đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành
dưới dạng thực phẩm chức năng với công dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học về khả năng hạ đường huyết của chế
phẩm này.
Viên nang ĐTH có tác dụng hạ đường huyết không ? Để trả lời câu hỏi
này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của viên nang
ĐTH trên thực nghiệm.


3

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
MỤC TIÊU CHÍNH
Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của viên nang ĐTH trên thực nghiệm.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
Thử độc tính cấp của viên nang ĐTH.
Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa in vitro của bột thuốc ĐTH.

Khảo sát tác dụng của viên nang ĐTH trên thực nghiệm dung nạp glucose.
Khảo sát tác dụng hạ đường huyết của viên nang ĐTH trên chuột nhắt trắng
gây đái tháo đường bằng streptozotocin.


4

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
Trên thế giới
Bệnh ĐTĐ, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là một hội chứng có đặc tính
biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn
toàn insulin hoặc vì có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động
của insulin. [3], [44]
Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh
nhiễm trùng có xu hướng ngày một giảm thì ngược lại các bệnh không lây
nhiễm như: tim mạch, tâm thần, ung thư… đặc biệt là bệnh ĐTĐ và các rối
loạn chuyển hoá ngày càng tăng. [3]
Bệnh ĐTĐ hiện nay đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo
những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế cho toàn xã hội. Số
người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới tăng từ 171 triệu năm 2000 lên 194 triệu
năm 2003, đã tăng vọt lên 246 triệu năm 2006 và được dự báo tăng lên 380 399 triệu vào 2025. Trong đó các nước phát triển tỷ lệ người mắc bệnh tăng
42% và các nước đang phát triển tỷ lệ này là 170%. Trong đó chủ yếu là ĐTĐ
type 2 chiếm khoảng 85-95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. ĐTĐ là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới, gây giảm tuổi thọ trung bình
từ 5 đến 10 năm, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà và suy thận giai đoạn
cuối, nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi không do chấn thương. Cứ 10
giây lại có một người chết do nguyên nhân ĐTĐ và các biến chứng; cứ 30
giây lại có một người ĐTĐ có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi. Chi phí cho

điều trị ĐTĐ của toàn thế giới năm 2007 ước tính 232 ngàn tỷ đô la Mỹ, dự
báo tăng lên 302 ngàn tỷ vào năm 2025. [6], [64]


5

Bệnh ĐTĐ tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng tương đối cao. Kết
quả điều tra tại Philippine năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 7,2%, suy giảm
dung nạp glucose: 6,5% và rối loạn glucose máu lúc đói: 2,1%. Tỷ lệ ĐTĐ
khu vực thành thị là 8,3% và khu vực nông thôn là 5,8%. [34]
Theo nghiên cứu của WildS và cộng sự [64] thì tỷ lệ ĐTĐ cho mọi độ tuổi
trên toàn thế giới năm 2000 là 2,8% và sẽ tăng vào năm 2030 là 4,4%
(171 triệu người vào năm 2000 và 366 triệu người vào năm 2030) và Ông còn
đưa ra danh sách những quốc gia có tỷ lệ người mắc ĐTĐ cao nhất thế giới,
Đứng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc, và Hoa Kỳ.
Theo nghiên cứu của Shaw JE và cộng sự ước tính số người ĐTĐ trên thế
giới năm 2010 và 2030. Nghiên cứu thực hiện từ 91 quốc gia để xác định tỷ lệ
ĐTĐ cho tất cả 216 quốc gia năm 2010 và 2030 dựa theo tiêu chuẩn của tổ
chức Y tế thế giới và hội đái tháo đường Mỹ, nhóm tuổi từ 20-79 [44], kết quả
cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới ở người trưởng thành 20-79 là 6,4%
(285 triệu người) và tăng lên 7,7% (439 triệu người) năm 2030. Từ năm 2010
và 2030 có 69% người trưởng thành mắc ĐTĐ ở nước đang phát triển và 20%
ở nước phát triển.
Việt Nam
Tại Việt Nam do sự phát triển kinh tế cùng với đô thị hóa nên bệnh ĐTĐ có
xu hướng gia tăng theo thời gian.
Nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộng sự năm 1991 trên 4912 đối tượng
trên 15 tuổi tại quận nội ngoại thành Hà Nội xác định bệnh theo tiêu chuẩn
của tổ chức y tế thế giới (WHO năm 1985), kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành

0,63%, tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu là 1,6%. [19]
Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành điều tra toàn quốc năm 2002 về
ĐTĐ và yếu tố nguy cơ trên 9.122 người thuộc 90 phường xã, khu vực Tây


6

nguyên là 1833 đối tượng, đồng bằng 2722 đối tượng, thành phố là 2.759 đối
tượng, nam chiếm 45%, nữ 55%. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 tăng gần gấp
ba lần so với 10 năm trước. [3]
Trong kết quả công bố năm 2013 của “Dự án phòng chống Đái tháo đường
Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000
người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng,
Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%,
thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng
mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 12,8% năm 2012. Từ nghiên cứu này,
những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 4 lần
những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh
cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao
hơn 2,6 lần. Như vậy, trong 10 năm qua tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam
đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới bởi vì phải trải
qua 15 năm tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5%
số người được điều tra đều có kiến thức rất thấp về bệnh đái tháo đường. [27]
1.2. BÊNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.2.1. Chẩn đoán :
Chỉ số glucose máu: [2], [30]
Khi tình trạng tăng đường huyết đi kèm với triệu chứng mất bù chuyển hóa
cấp như nhiễm ceton acid, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có thể chẩn đoán xác
định mà không cần làm xét nghiệm đường huyết lần 2.

Khi không có triệu chứng mất bù cấp tính thì chẩn đoán ĐTĐ sẽ dựa vào các
tiêu chí sau:
• Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/l) kèm các triệu
chứng tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân.


7

• Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126mg/dl (7,0mmol/l) sau 2 lần thử.
• Glucose huyết tương 2 giờ sau khi uống uống 75 gam glucose ≥
200mg/dl (11,1 mmol/l).
Nếu bệnh nhân không có tiệu chứng, chẩn đoán ĐTĐ phải dựa trên 2 lần thử
đường huyết, được thực hiện trong vòng 3 ngày và tối đa là một tuần kể từ lần
xét nghiệm đầu tiên.
Đường huyết tương lúc đói được khuyến cáo vì có tính lập lại cao và tiện ích.
Chỉ số HbA1c:
Tháng 7 năm 2009, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra tiêu
chuẩn chẩn đoán mới dựa vào mức HbA1c: [30]
• Mức HbA1c 6,5% trở lên được chẩn đoán là đái tháo đường.
• Mức HbA1c từ 5,7% đến 6,4% đường được xem như người mắc bệnh
tiền đái tháo đường.
Theo ADA, các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường mới từ năm 2010 là:
[31]
Mức HbA1c từ 6,5% trở lên.
• Mức glucose máu lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl).
• Mức glucose máu ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau
nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
• Có các triệu chứng của ĐTĐ (lâm sàng); mức glucose máu ở thời điểm
bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).



Cũng cần nhắc lại rằng, nếu thiếu các triệu chứng lâm sàng điển hình
thì 3 tiêu chí đầu phải được làm lần thứ hai ở một thời điểm khác. Tiêu
chí dựa vào HbA1c hiện vẫn còn đang được tranh luận bởi chỗ HbA1c
tuy có thuận tiện là không phụ thuộc vào tình trạng no hay đói của


8

người bệnh; tiết kiệm được thời gian chẩn đoán; nhưng chỉ số này lại
dễ bị thay đổi nếu người bệnh có thiếu máu, có bệnh lý về huyết cầu,
thậm chí HbA1c còn thay đổi theo tuổi.
1.2.2. Phân loại bệnh đái tháo đường [2], [3]
Có nhiều cách phân loại ĐTĐ, hiện nay WHO thống nhất phân
loại ĐTĐ như sau (1997) :
• ĐTĐ typ 1
• ĐTĐ typ 2
• ĐTĐ typ khác:
Do bệnh lý tuyến tụy: Viêm tụy mạn, viêm tụy cấp...
Bệnh lý nội tiết khác: Basedow, hội chứng Cushing...
Do thuốc hoặc hóa chất: Hormon, thuốc lợi tiểu...
Di truyền: Turner...
• ĐTĐ thai kỳ: Liên quan đến vai trò kháng thể kháng insulin
và sự biến đổi hormon trong thời kỳ thai nghén.
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng và cơ chế bệnh sinh [2], [25]
Đái tháo đường type I:
Là ĐTĐ phụ thuộc Insuline, chiếm tỷ lệ 10 - 15% bệnh ĐTĐ đường. ĐTĐ
type I có 2 thể IA và IB.
Type IA: hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, chiếm 90% tỷ lệ bệnh của
type I liên quan đến hệ thống kháng nguyên HLA.

Type IB: chiếm 10% của bệnh type I. Thường kết hợp với bệnh tự miễn
thuộc hệ thống nội tiết. Gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Tuổi khới bệnh trẻ
30 - 50 tuổi.
• Đặc điểm lâm sàng của ĐTĐ type I:


9

Bệnh thường khởi phát dưới 40 tuổi.
Triệu chứng lâm sàng xảy ra đột ngột, rầm rộ, sụt cân nhiều.
Nồng độ Glucagon huyết tương cao, ức chế được bằng Insuline.
Vì tình trạng thiếu Insuline tuyệt đối nên dễ bị nhiễm ceton acid, rất đáp ứng
với điều trị Insuline.
• Cơ chế bệnh sinh:
Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì đa số tế bào β tuyến tụy đã bị phá
hủy. Cơ chế bệnh sinh liên quan đến yếu tố nguy cơ nhiễm virus như virus
quai bị, sởi, Cosackie B4.
Quá trình viêm nhiễm có diễn tiến như sau: Khởi đầu phải có gene “nhạy
cảm”, sau đó sự nhiễm virus có tính cách phát động gây bệnh. Nhiễm virus sẽ
gây một tình trạng viêm tuyến tụy (insulitis). Quá trình này sẽ hoạt hóa tế bào
lympho T và thâm nhiễm tiểu đảo của tuyến tụy. Các tế bào lympho T được
hoạt hóa sẽ làm thay đổi bề mặt của tế bào β tuyến tụy, làm nó trở thành vật lạ
đối với hệ thống miễn dịch cơ thể. Ngay lập tức sẽ xuất hiện đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào. Các kháng thể độc tế bào này sẽ được tạo thành và
phá hủy tế bào β tuyến tụy.
Như vậy cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type I liên quan đến hệ thống
kháng nguyên HLA - DR3, - DR4, - B8, - B15.
Kháng nguyên B8 rất đáng chú ý vì liên quan nhiều đến các bệnh tự miễn như
Basedow, suy thượng thận, bệnh nhược cơ.



10

Người ta cũng mô tả kháng thể chống màng tế bào trên người bị đái tháo
đường thể trẻ nhưng không rõ chính những kháng thể tự miễn này sinh ra
bệnh, hay nó chỉ sinh ra do kháng nguyên xuất hiện từ tụy tạng bị viêm.
Đái tháo đường type 2:
• Đặc điểm lâm sàng:
Là ĐTĐ không phụ thuộc Insuline.
Thường khởi phát từ tuổi 40 trở lên.
Triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ hoặc đôi khi không có triệu chứng. Bệnh
được phát hiện một cách tình cờ do khám sức khỏe định kỳ. Thể trạng thường
mập.
Nồng độ Insuline huyết tương bình thường hoặc chỉ cao tương đối, nghĩa là
còn khả năng để duy trì đường huyết ổn định
Nồng độ glucagon huyết tương cao nhưng không ức chế được bằng insuline.
Bệnh nhân thường bị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
Tiểu đường type II không có liên quan đến cơ chế tự miễn và hệ thống kháng
nguyên HLA.
Yếu tố di truyền chiếm ưu thế đối với tiểu đường type II. Sự phân tích về cây
chủng hệ cho thấy bệnh đái tháo đường có thể di truyền theo kiểu lặn, kiểu
trội hoặc kiểu đa yếu tố trong cùng một gia đình. Như vậy không thể quy định
một kiểu di truyền duy nhất bao gồm toàn thể hội chứng đái tháo đường. Chỉ
riêng đối với phenotype gia tăng đường huyết hoặc giảm dung nạp đối với
chất đường, người ta đã mô tả đến 30 kiểu rối loạn di truyền. Thí dụ: có 2 anh
em sinh đôi cùng trứng, ở tuổi trên 40, tỷ số tiểu đường đồng bộ xảy ra là


11


100% và tuổi dưới 40 là 50%, chứng tỏ ảnh hưởng di truyền ưu thắng trong
bệnh đái tháo đường đường đứng tuổi.
• Cơ chế bệnh sinh:
Thực sự cũng chưa được hiểu rõ. Tuy vậy, người ta cũng nhận thấy rằng có 3
rối loạn cùng song song tồn tại trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường
đường type II là:
Rối loạn tiết insuline.
Sự kháng insuline ở mô đích.
Sự tăng sản xuất glucose cơ bản ở tại gan.
1.2.4 Điều trị
Trước sự phát triển nhanh chóng của bệnh ĐTĐ, nhu cầu thuốc điều trị rất
lớn. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc khác nhau chủ yếu có nguồn
gốc tổng hợp và bán tổng hợp, dựa vào tác dụng cơ chế có thể chia thành 3
nhóm sau:
• Insulin và các thuốc kích thích bài tiết insulin
Insulin điều hòa glucose huyết chủ yếu tại các mô đích là gan, cơ và mô mỡ.
Sau khi bài tiết, insulin đến các mô đích gắn vào thụ thể (receptor) đặc hiệu là
một glycoprotein gồm hai đơn vị α (nằm ngoài tế bào) và hai đơn vị β (nằm
trong tế bào) được nối với nhau bằng cầu nối disulfid. Insulin gắn vào phần
thụ thể α, kích thích tyrosin kinase của thụ thể β trong tế bào, khởi động chuỗi
phản ứng làm tăng tính thấm màng tế bào với glucose, giúp glucose vận
chuyển vào tế bào nhanh hơn. Sau khi vào tế bào, glucose được phosphoryl


12

hóa thành glucose- 6 phosphat (G6P); từ đó G6P chuyển thành glycogen dự
trữ hoặc tiếp tục bị oxy hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Các thuốc kích thích bài tiết insulin: Các nhóm sulfonylurea: gắn vào các thụ
thể của nó ở các tế bào β đảo tụy làm chẹn kênh K, gây khử cực màng tế bào.

Kệnh Ca2+ phụ thuộc điện thế mở ra cho phép Ca 2+ vào trong tế bào. Nồng độ
Ca2+ trong tế bào tăng khởi động vận chuyển các hạt chứa insulin đến bề mặt
tế bào và giải phóng insulin ra ngoài. [2], [4], [26]
Nhóm nateglinid (Starlig): Trong cơ thể nateglinid gắn vào thụ thể đặc hiệu
(SUR 1) ở tế bào beta đảo tụy làm chẹn kênh Ca 2+, Ca2+ từ ngoài vào trong tế
bào kích thích giải phóng insulin. [3], [28]
• Các thuốc làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin
Các thuốc nhóm biguanid: ức chế tân tạo glucose tại gan, tăng tổng hợp
glycogen. Cải thiện khả năng hấp thu glucose ở các tế bào đích (tế bào cơ và
tế bào mỡ). Tác động trực tiếp lên các chất vận chuyển (GLUT1 VÀ GLUT4)
tăng khả năng vận chuyển glucose vào tế bào.
Các nhóm thuốc thiazolidinedion: thuốc cải thiện tình trạng kháng insulin,
tăng tổng hợp glycogen và giảm sản xuất glucose ở gan. Thiazolidindion là
chất đồng vận chọn lọc trên receptor gamma tăng sinh- hoạt hóa peroxisom
nhân điều hòa gen chuyển hóa lipid và glucid kiểm soát chuyển hóa tại mô
đích (cơ, mỡ). Thiazolidin đòi hỏi sự có mặt của insulin
• Thuốc chống tăng glucose huyết sau bữa ăn
Acarbose là thuốc ức chế enzym α- glucosidase của tế bào niêm mạc ruột. Do
tác dụng ức chế enzym này, thuốc làm giảm hoặc chậm lại quá trình hấp thu


13

tinh bột, dextrin và các disaccharid ở ruột non, tránh được tình trạng tăng
glucose huyết sau ăn. Ngoài ra còn ức chế cạnh tranh glucoamilase, sucrase.
Biến chứng ĐTĐ
Biến chứng tim: đây là biến chứng nặng, thường là xơ cứng mạch vành gây
cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Biến chứng ngoài da: ngứa toàn thân, ngứa sinh dục, mụn nhọt ngoài da, u mỡ
vàng, hoại tử mỡ, viêm da thể cứng bì teo.

Biến chứng mắt: nhiễm khuẩn mắt, liệt nhãn cầu gây nhìn đôi, viêm đỏ
mống mắt, bệnh võng mạc, thiên đầu thống chảy máu, trường hợp nặng có
thể mù.
Hoại tử do ĐTĐ: đây là biến chứng muộn của bệnh do lâu ngày bị bỏ qua
không điều trị. Thường là hoại tử ở chi dưới nhưng cũng có thể ở các tạng
như: tim, võng mạc, não, thận.
Biến chứng thần kinh: đau dây thần kinh tọa, trụ; rối loạn cảm giác sâu, mất
phản xạ gân xương; liệt cơ.
Biến chứng thận: gây protein niệu, đái máu vi thể, hội chứng thận hư.
Biến chứng răng: là một trong các biến chứng sớm, thường là viêm lợi và
rụng răng.
Biến chứng phổi: áp xe phổi, đây là biến chứng rất dễ gặp.
Hôn mê: là biến chứng nặng nhất và thường gây tử vong. Bệnh nhân có thể
hôn mê do ĐTĐ như hôn mê do nhiễm toan, ceton, do tăng thẩm thấu hoặc có
thể hôn mê do hạ glucose huyết vì quá liều insulin. [2], [3], [4]
1.3. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN [1]
1.3.1. Đại cương:
Trong y văn của y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh ĐTĐ nhưng
những triệu chứng lâm sàng của ĐTĐ như: khát nước nhiều, uống nhiều, tiểu
nhiều, cảm giác đói, thèm ăn, gầy, tê bì dị cảm ngoài da, mờ mắt…, cũng


14

được YHCT mô tả trong một số chứng trạng như tiêu khát, hư lao, ma
mộc..v..v..
1.3.2 Nguyên nhân và bệnh sinh:
Dựa theo cơ chế bệnh sinh của YHCT sinh các triệu chứng lâm sàng tương
ứng với mô tả của YHHĐ, có thể tổng hợp nguyên nhân bệnh sinh ĐTĐ theo
YHCT như sau:

• Do ăn quá nhiều chất béo ngọt bao gồm cả uống rượu quá độ: ăn uống
quá nhiều chất béo ngọt, lại uống nhiều rượu cả thức ăn lẫn rượu đều
tích nhiệt rồi hóa hỏa ở trung tiêu. Hỏa nhiệt sẽ thiêu đốt tân dịch làm
cho âm hư, âm càng hư nhiệt càng tích sinh ra các chứng khát, uống
nhiều vẫn không hết khát, gầy nhiều.
• Do tình chí: tinh Thần căng thẳng, cảm xúc âm tính kéo dài làm cho
Thần tán hóa hỏa hoặc do ngũ chí cực uất cũng hóa hỏa. Hỏa sinh ra
thiêu đốt phần âm của phủ tạng.


Do uống nhiều các thuốc đan thạch (thuốc tổng hợp từ hóa chất như
tân dược) làm cho thận thủy bị khô kiệt, do đó sinh ra khát nhiều và đi
tiểu tiện nhiều.

• Do bệnh lâu ngày: bệnh lâu ngày làm cho âm hư, âm hư sinh nội nhiệt,
nhiệt tích lại hóa hỏa lại tiếp tục tổn thương chân âm sinh ra chứng
nóng nảy, bứt rứt, khát nước, gầy khô… hoặc hỏa nhiệt sinh ra đờm,
đờm lưu niên gây nên thấp trệ sinh ra chứng tê bì, dị cảm ngoài da.
• Do tiên thiên bất túc hoặc do phòng dục quá độ: làm cho âm tinh hư
tổn, tác động dây chuyền tổn hại các âm tạng như thận âm, can âm, tâm
âm, phế âm, vị âm..v..v.


15

Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây các chứng tiêu khát, hư lao,
ma mộc theo YHCT
1.3.3. Chẩn đoán
Đối với thể không có kiêm chứng hoặc biến chứng:
Có biểu hiện chủ yếu là âm hư nội nhiệt như khát, uống nước nhiều, ăn nhiều

chóng đói, người gầy da khô, mồm khô, thân lưỡi thon đỏ, rêu lưỡi mỏng
hoặc vàng, mạch hoạt sác hoặc tế sác.
• Thể Phế âm hư:
Chủ chứng là khát nhiều, uống nhiều nước, họng khô.
Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch sác.
Thuộc Thượng tiêu phế nhiệt.
• Thể Vị âm hư:
Ăn nhiều, vẫn đói muốn ăn thèm ăn hoài.


×