Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm kỳ sơn tỉnh hòa bình năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM VIỆT HÙNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
KỲ SƠN – TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM VIỆT HÙNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
KỲ SƠN – TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Thời gian thực hiện: Tháng 5/2017 – Tháng 9/2017

HÀ NỘI - 2017




LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, người đã tận tình chỉ bảo,
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Phòng
sau Đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược và các phòng ban khác của
Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược phẩm
Kỳ Sơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hợp tác với tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người đã luôn động viên, quan tâm và chia sẻ cùng tôi trong cuộc sống và
sự nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2017
Học viên

Phạm Việt Hùng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 .......................................................................................................... 3
TỔNG QUAN .................................................................................................. 3
1.1 Hoạt động kinh doanh dược phẩm .............................................................. 3
1.1.1 Vài nét về hoạt động kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam ............................... 3


1.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của một số công ty dược Việt Nam
hiện nay ............................................................................................................. 6
1.2 Cơ sở lý luận về kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp............................................................................................. 10
1.2.1 Hoạt động kinh doanh ...................................................................................... 10
1.2.2 Doanh nghiệp kinh doanh ................................................................................ 11
1.2.3 Nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ..................... 11
1.2.4 Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. ......................................... 13
1.2.5 Phân tích vốn kinh doanh. ................................................................................ 15

1.3 Một vài nét về Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn (Hòa Bình) ........... 18
1.3.1 Thông tin về Công ty. ....................................................................................... 18
1.3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn ........................... 18
1.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPDP Kỳ Sơn .......................... 20

Chương 2 ........................................................................................................ 22
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 22
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ........................................................... 22
2.2.1 Thời gian thực hiện đề tài ................................................................................ 22
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 22

2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 22
2.3.1 Biến số nghiên cứu: .......................................................................................... 22
2.3.2 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 24
2.3.3 Cỡ mẫu ............................................................................................................. 24


2.3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................ 24
2.3.5 Xử lý số liệu, phân tích ..................................................................................... 25


Chương 3 ........................................................................................................ 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 28
3.1. Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn .............. 28
3.1.1 Cơ cấu các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa và doanh thu. .......................... 28
3.1.2 Phân tích kết quả doanh thu............................................................................. 32
3.1.3 Phân tích chi phí và lợi nhuận. ........................................................................ 37

3.2 Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản ................................................................... 41
3.2.1. Biến động và cơ cấu tài sản ............................................................................ 41
3.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2016 ....................................................... 43
3.2.3 Cơ cấu khả năng thanh toán của Công ty ........................................................ 45
3.2.4 Chỉ số luân chuyển hàng tồn kho của Công ty ................................................. 45
3.2.5 Chỉ số luân chuyển vốn lưu động của Công ty ................................................ 46

Chương 4 ........................................................................................................ 47
BÀN LUẬN .................................................................................................... 47
4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 47
4.1.1 Cơ cấu cơ sở cung ứng hàng và danh mục sản phẩm ...................................... 47
4.1.2 Kết quả doanh thu của công ty năm 2016 ........................................................ 50
4.1.3 Kết quả phân tích chi phí ................................................................................. 52
4.1.4 Về chỉ tiêu lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận ........................................................ 53

4.2 Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản ............................................................... 55
4.2.1 Về cơ cấu tài sản .............................................................................................. 55
4.2.2 Về cơ cấu nguồn vốn ........................................................................................ 56
4.2.3 Khả năng thanh toán ........................................................................................ 56
4.2.4 Chỉ số luân chuyển hàng tồn kho ..................................................................... 56
4.2.5 Chỉ số luân chuyển vốn lưu động ..................................................................... 57


KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm ở Việt
Nam từ năm 2013 - 2014 ...................................................................................... 3
Bảng 1.2: Số lượng các cơ sở phân phối thuốc tại Việt Nam từ năm 2012 2014 ....................................................................................................................... 4
Bảng 1.3: Cơ cấu nhóm bệnh tật ở Việt Nam năm 2013 ...................................... 5
Bảng 1.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ
Sơn....................................................................................................................... 19
Bảng 2.5: Các biến số nghiên cứu ....................................................................... 22
Bảng 2.6: Các công thức tính .............................................................................. 25
Bảng 3.7: Danh sách các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa. .............................. 28
Bảng 3.8: Cơ cấu hàng hóa của Công ty năm 2016. ........................................... 29
Bảng 3.9: Cơ cấu thuốc tân dược theo nhóm tác dụng dược lý .......................... 30
Bảng 3.10: Dạng bào chế trong danh mục thuốc tân dược Công ty ................... 31
Bảng 3.11: Nguồn gốc thuốc tân dược trong danh mục Công ty ....................... 32
Bảng 3.12: Kết quả doanh thu tài chính năm 2016. ............................................ 32
Bảng 3.13: Cơ cấu doanh thu theo hình thức kinh doanh ................................... 32
Bảng 3.14: Doanh thu từ các cơ sở y tế có giường bệnh tiêu thụ thuốc cho
Công ty theo hình thức đấu thầu ......................................................................... 33
Bảng 3.15: Doanh thu từ bán buôn cho các công ty khác................................... 34
Bảng 3.16: Doanh thu từ các quầy thuốc bán lẻ của Công ty ............................. 34
Bảng 3.17: Doanh thu thuốc tân dược theo nhóm tác dụng dược lý .................. 36
Bảng 3.18: Các chỉ tiêu chi phí của Công ty ....................................................... 37
Bảng 3.19: Chi phí bán hàng theo hình thức kinh doanh.................................... 38
Bảng 3.20: Các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty năm 2016. ................................ 38
Bảng 3.21: Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2016 ........................... 39



Bảng 3.22: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, doanh thu thuần, vốn
chủ sở hữu, tổng chi phí năm 2016 ..................................................................... 40
Bảng 3.23: Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2016. ............................................. 41
Bảng 3.24: Vòng quay tổng tài sản của Công ty năm 2016................................ 41
Bảng 3.25: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2016. ............................. 42
Bảng 3.26: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2016. ...................................... 43
Bảng 3.27: Vốn lưu động thường xuyên của Công ty ........................................ 43
Bảng 3.28: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ............................................... 44
Bảng 3.29: Cơ cấu nợ phải trả của Công ty ........................................................ 44
Bảng 3.30: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu .......................................................... 44
Bảng 3.31: Khả năng thanh toán của Công ty năm 2016. .................................. 45
Bảng 3.32: Chỉ số luân chuyển hàng tồn kho ..................................................... 46
Bảng 3.33: Chỉ số luân chuyển vốn lưu động ..................................................... 46


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BC

: Báo cáo

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

BVCSSK

: Bảo vệ chăm sóc sức khỏe


BV

: Bệnh viện

DN

: Doanh nghiệp

DSĐH

: Dược sỹ đại học

DSTH

: Dược sỹ trung học

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

KD

: Kinh doanh

IMS

: (Intercontinental Medical Statistics) Các số liệu thống kê của
tổ chức nghiên cứu về dược và sức khỏe toàn thế giới


TS

: Tài sản

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSLN

: Tỷ suất lợi nhuận

TBYT

: Thiết bị y tế

TPCN

: Thực phẩm chức năng

ROA

: (Return on Assets) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE

: (Return on Equity) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS


: (Return on sales) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

QLDN

: Quản lý doanh nghiệp

VNĐ

: Đồng Việt Nam

VCĐ

: Vốn cố định

VLĐ

: Vốn lưu động

VCSH

: Vốn chủ sở hữu


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, phần
lớn các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp dược phải hoạt động kinh
doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp
phải tự đưa ra các quyết định kinh doanh cho mình, tự hạch toán lãi lỗ và bảo
toàn vốn cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh nhiệm vụ phải cung ứng đủ

thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương, lợi nhuận cũng là
mục tiêu mang tính chất sống còn, là yếu tố quyết định để doanh nghiệp tồn tại
và phát triển, đây là vấn đề vĩ mô của nền kinh tế và là chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và
đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, doanh nghiệp phải có chiến lược
kinh doanh phù hợp, phải huy động được tối đa các nguồn lực và sử dụng
chúng hết sức hợp lý, khoa học để mang lại hiệu quả. Đây đang là một bài toán
khó nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình là một doanh
nghiệp dược hình thành từ Hiệu thuốc Trung tâm huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình)
năm 2003. Hiện tại Công ty là đơn vị đã được cổ phần hóa, hoạt động theo
cơ chế của thị trường.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty
trong năm 2016, xác định những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết
quả hoạt động kinh doanh để từ đó đề xuất những chiến lược, chính sách kinh
doanh nhằm khai thác hết được khả năng tiềm tàng của Công ty giúp Công ty
ngày càng đứng vững và lớn mạnh, tôi đã thực hiện đề tài: “Phân tích kết quả

1

1


kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn - Hòa Bình năm
2016” với mục tiêu:
- Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm Kỳ
Sơn - Hòa Bình năm 2016.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty cổ phần Dược

phẩm Kỳ Sơn - Hòa Bình năm 2016.
Từ đó, đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Công ty.

2

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Hoạt động kinh doanh dược phẩm
1.1.1 Vài nét về hoạt động kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam
Hoạt động kinh doanh dược phẩm ở Việt Nam đã có từ nhiều năm,
nhưng từ sau năm 1975 - 1986 là thời kỳ do nhà nước độc quyền nắm giữ, bao
gồm các công ty dược phẩm Trung ương (cấp I), công ty dược phẩm tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (cấp II), hiệu thuốc quốc doanh (cấp III).
Mọi hình thức kinh doanh ngoài 3 loại hình trên đều bị coi là vi phạm quy
định của nhà nước.
Chỉ từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mời toàn diện nền kinh
thế theo định hướng thị trường, các thành phần kinh tế mới có điều kiện phát
triển, trong đó các thành phần kinh tế tư nhân, trên mọi lĩnh vực, mọi ngành
kinh tế. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, Việt Nam đang là
nước có tăng trưởng mạnh nhất khu vực châu Á. Năm 2015 thị trường dược
phẩm Việt Nam có giá trị 4,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 20102015 là 17-20% và dự báo tốc độ này sẽ được duy trì cho đến năm 2020. Tiêu
thụ dược phẩm bình quân đầu người là hiện nay khoảng trên 40 USD, năm
2020 có thể tăng gấp 2 lần .
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược
phẩm ở Việt Nam từ năm 2013 - 2014


3.120.000
1.390.000

6,9

3

Tổng giá trị tiền thuốc sử 2.775.000
dụng ( x1000 USD)
Trị giá tiền thuốc sản xuất 1.300.000
trong nước (x1000 USD)
XK thuốc (x1000 USD)
100.000

Tỷ lệ tăng
(%)
12,4

140.000

40,0

4

NK thuốc (x1000 USD)

1.845.000

2.170.000


17,6

5

Tiền thuốc/người (USD)

31,18

34,48

10,6

TT
1
2

Chỉ tiêu

2013

2014

Nguồn: [2]
3

3


Năm 2015 tiêu thụ thuốc trên đầu người là gần 40 USD/người/năm.
Tuy có tăng đều đặn, nhưng mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân

Việt Nam còn thấp, khoảng 800.000 VNĐ (Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54
USD, Singapore: 138 USD).
Các hoạt động dược bao gồm nhiều lĩnh vực: bảo quản, tồn trữ thuốc,
sản xuất thuốc, kiểm tra chất lượng thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, xuất nhập
khẩu thuốc. Ngoài sản xuất thuốc, bán buôn và bán lẻ thuốc tại Việt Nam hiện
nay đang tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe
của người dân.
Bảng 1.2: Số lượng các cơ sở phân phối thuốc tại Việt Nam từ năm
2012 - 2014
TT
1

Cơ sở phân phối
thuốc
Doanh nghiệp trong

2012

2013

2014

SL

%

SL

%


SL

%

1.925

4,68

1.852

4,19

1.905

4,41

27

0,08

28

0,07

29

0,09

nước
2


Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài

3

Cơ sở bán lẻ
Tổng số

39.124 95,24 42.262 95,74 41.135 95,50
41.076

100

44.142

100

43.069

100

Nguồn: [2]
Các kênh tiêu thụ thuốc là hệ thống các bệnh viện chiếm trên 70%, còn
lại được bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ.

4

4



Các thuốc generic chiếm hơn 50% trên thị trường, thị trường thuốc biệt
dược và các thuốc khác chiếm gần 50%, các thuốc khác chính là các thuốc
mang tên thương mại hoặc tương đương điều trị.
Bảng 1.3: Cơ cấu nhóm bệnh tật ở Việt Nam năm 2013
Nhóm bệnh

TT

Tỷ lệ %

1

Chuyển hóa, dinh dưỡng

20

2

Các bệnh nhiễm trùng

19

3

Tim mạch

16

4


Thần kinh

12

5

Hô hấp

9

6

Cơ xương khớp

3

7

Ung thư

3

8

Các bệnh khác

17

Tổng số


100
Nguồn [21]

Tiêu thụ thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang nằm trong xu hướng
chung của các nước đang phát triển, đó là điều trị các bệnh liên quan đến
chuyển hóa và dinh dưỡng chiếm tỷ trọng lớn nhất (20%), tiếp đến là bệnh
nhiễm trùng (19%), tim mạch (16%),...[21].
5

5


Về hoạt động kinh doanh thuốc, Nghị định 102/2016/NĐ-CP ngày
01/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định các hình thức kinh doanh
thuốc như sau:
- Bán buôn thuốc.
- Bán lẻ thuốc bao gồm:
+ Nhà thuốc tư nhân (NTTN).
+ Bán lẻ thuốc trong cơ sở bán buôn: Nhà thuốc; Quầy thuốc; Đại lý
bán thuốc của doanh nghiệp bán buôn.
+ Bán lẻ thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Nhà thuốc, quầy
thuốc, tủ thuốc của trạm y tế hoặc cơ sở chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu nằm trong phòng chẩn trị đông y.
1.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của một số công ty dược Việt
Nam hiện nay
Theo ước tính của BMI giá trị thuốc tiêu thụ của Việt Nam năm 2015
ước đạt 4,18 tỷ USD đạt 9,43% so với cùng kỳ, nhưng thấp hơn so với mức
tăng trưởng 15,57% năm 2014. Mặc dù giá trị sử dụng thuốc trong nước tiếp
tục tăng trưởng tốt, ước đạt 4,18 tỷ USD năm 2015; tuy nhiên giá trị thuốc sản

xuất trong nước chỉ mới chiếm khoảng 44% tổng giá trị sử dụng thuốc và
đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong giai đoạn 2011-2015 do:
(1) Tác động của Thông tư hướng dẫn đấu thầu thuốc 36/2013 khiến
giá thuốc đấu thầu vào bệnh viện giảm mạnh và tạo áp lực cạnh tranh lớn trên
thị trường OTC.
(2) Cục Quản lý Dược siết chặt quy định đăng ký thuốc khiến số lượng
thuốc đăng ký mới suy giảm.
Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, hiện nay thuốc trong nước chủ yếu
là các loại thuốc bào chế đơn giản. Rất nhiều hoạt chất có trên 100 số đăng ký,
như Paracetamol: 783 số; Clorpheniramin: 280 số hay Cefixim:191 số, hoạt
chất hạ nhiệt và giảm đau có 260 thuốc cùng tên, vitamin và thuốc bổ có 223
6

6


thuốc cùng tên. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh về giá gay gắt giữa các
công ty dược.
Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, sự đa dạng của thị trường
dược phẩm đã làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú và phức
tạp. Để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần
phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các
điều kiện vốn có về các nguồn nhân lực, vật lực [12].
Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng, mức
độ và xu hướng tác động của từng yếu tố đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, việc
phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết.
Từ thực tế đó, các đề tài về phân tích hoạt động kinh doanh đã được
nhiều học viên, sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu:
* Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm
OPC – Chi nhánh Miền Đông năm 2015 [22].

Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
+ Cơ cấu nguồn mua, doanh số mua: Doanh số mua của Chi nhánh năm
2015 là 73.230 triệu đồng. Cơ cấu nguồn hàng: 100% nguồn hàng do Công ty
CPDP OPC sản xuất và cung ứng.
+ Doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ: Nhóm sản phẩm OPC là
các sản phẩm chủ lực của công ty nên chiếm tỷ trọng rất cao 95,7%. Nhóm
sản phẩm hóa dược 2 chiếm 3,0% và thuốc dùng ngoài chiếm 1,5%.
+ Về doanh thu thuần: So sánh số liệu hồi cứu năm 2014 mức độ tăng
trưởng cao, vượt 14% so với mức khoán của công ty giao cho chi nhánh.
Doanh thu thuần bán hàng năm 2015 đạt 72.181 triệu VNĐ
+ Doanh số theo cơ cấu nhóm hàng: Trong cơ cấu nhóm sản phẩm,
doanh số bán nhóm sản phẩm chất lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm
58,2%. Sản phẩm mục tiêu chiếm tỷ trọng xếp thứ 2 chiếm 19,4%.
7

7


+ Doanh số bán theo kênh phân phối: Nhóm khách hàng ngoài bệnh
viện chiếm tỷ trọng cao hơn 58,2%, nhóm bệnh viện chiếm tỷ trọng 41,8%.
Doanh thu của nhóm bệnh viện năm 2015 là 30.148 triệu đồng, tăng hơn 8 tỷ
so với năm 2014.
+ Về chỉ tiêu mạng lưới phân phối: Nhóm khách hàng bán lẻ có 2.350
khách hàng chiếm 90,9%. Khách hàng khối bệnh viện là 180 khách hàng
chiếm 7,0%. Khách hàng bán buôn chiếm 2,1%.
* Phân tích kết quả kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Minh
Tâm tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 [15]
Qua phân tích kết quả cho thấy: Doanh thu của công ty Minh Tâm tăng
hơn so với năm trước và tăng lên 25%. Doanh thu của công ty gồm hai mảng
chính: Hàng nhập khẩu từ nước ngoài và hàng mua từ các công ty Dược sản

xuất trong nước.
Doanh thu bán hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao 76,5%, hàng trong nước
chiếm 23,5% doanh số.
Thị trường công ty đang chiếm ưu thế là bán cho nguồn bảo hiểm và
doanh số hàng bảo hiểm chiếm đến 86%, mảng dịch vụ công ty chưa khai
thác được tiềm năng, doanh số bán cho mảng dịch vụ chỉ chiếm 14%.
Trong các nhóm thuốc chính của công ty thì nhóm kháng sinh chiếm ưu
thế nhất, doanh số năm 2015 nhóm này đạt được 54% trong tổng doanh thu.
Nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau doanh thu rất thấp, chiếm 4% doanh thu
đồng thời giảm hơn so với đầu kỳ là 52%.
Tình hình sử dụng phí cũng tương đối ổn, trong đó chi phí giá vốn hàng
bán chiếm tỷ lệ cao, nó cũng làm ảnh hưởng cơ bản tới lợi nhuận của công ty.
Các chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể, chứng tỏ các chi phí này công
ty đang quản lý một cách khá hiệu quả.
Về tỷ suất lợi nhuận ở mức cao và an toàn, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, điều này thể hiện sự tồn tại và phát triển ổn
8

8


định của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn năm 2015 tổng giá trị nguồn vốn của
công ty tăng hơn so với năm trước. Trong kết cấu nguồn vốn thì vốn lưu động
chiếm tỷ lệ cao 83%, vốn cố định chỉ chiếm 17%, vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ
lớn nhất trong nguồn vốn lưu động, chiếm 40%.
Các chỉ số hoạt động của công ty như: Vòng quay hàng tồn kho, vòng
quay tài sản tương đối tốt và ổn định trong năm 2015. Đặc biệt vòng quay
khoản nợ phải thu ngày càng cao, số vòng quay khoản phải thu từ 5,51 vòng
năm trước tăng lên 9,03 vòng. Điều này chứng tỏ công ty đang quản lý nguồn
vốn khá tốt.

* Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược
phẩm Hải Đăng năm 2015 [14].
Qua phân tích kết quả thu được:
1. Về doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2015
Những kết quả khả quan:
Trong năm 2015, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đang
khả quan với doanh thu đạt 7,214,051,851 tăng gần 4% so với năm trước.
Trong đó doanh thu chủ yếu vẫn ở nhóm hàng thực phẩm chức năng với hơn
60% tổng doanh thu và đóng góp tới 62% lợi nhuận cho công ty.
Các nhóm thuốc giảm đau, xương khớp, kháng sinh, thuốc bổ là những
nhóm thuốc đóng góp doanh thu cũng như lợi nhuận nhiều trong tổng danh
mục thuốc của công ty với mức doanh thu lần lượt là 18,2%. 16,3% và 12,3%.
Những kết quả chưa tốt:
Hiện khách hàng chủ yếu của công ty vẫn là nhóm khách hàng cơ sở
bán lẻ đang là chiếm 86,9% đây là nhóm khách hàng lớn của công ty hiện
nay. Còn với các bệnh viện và những doanh nghiệp cùng ngành khác thì số
lượng khách hàng, cũng như doanh thu của công ty còn rất thấp. Mức tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu năm 2015 chỉ đạt 3,0. Mức này là khá thấp so với
các doanh nghiệp cùng ngành.
9

9


2. Về hiệu quả sử dụng vốn năm 2015
Những kết quả khả quan:
Tổng nguồn vốn của công ty năm 2015 có tới 33% là vốn của chủ sở
hữu, đây là mức tăng rõ rệt so với năm 2014. Số ngày cho mỗi vòng quay vốn
lưu động là 83 ngày chứng tỏ công ty ít bị ứ đọng vốn trong kinh doanh
Những kết quả chưa tốt:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định chỉ đạt mức 55,5. Năm 2015 số ngày
tồn kho đạt 16,8 tuy nhiên số cho một vòng quay vốn lưu động và cho một
vòng quay nợ phải thu lại lần lượt là 83 và 36,5. Đồng thời tỷ suất lợi nhuận
trên vốn lưu động chỉ đạt 14,8. Đối với vốn tổng hợp của công ty cũng chỉ đạt
mức 5,7 với tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và số ngày cho một vòng
quay tổng tài sản cũng lên tới 159 ngày.
1.2 Cơ sở lý luận về kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1 Hoạt động kinh doanh
Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về hoạt động kinh doanh.
Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện và phương thức, kết quả
cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động
kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường
[24],[25].
Kinh doanh được phân biệt với các hoạt động khác bởi các đặc điểm sau:
- Kinh doanh phải được do một chủ thể thực hiện (các cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp, tổ chức...) và được gọi là chủ thể kinh doanh.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường. Không có thị trường thì không
có khái niệm kinh doanh.
- Kinh doanh phải gắn với vận động của đồng vốn.
- Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời - tức lợi nhuận (T’ - T > 0)
10
0

1


1.2.2 Doanh nghiệp kinh doanh
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu
là thực hiện các hoạt động kinh doanh [24],[25].

Nội dung chủ yếu của khái niệm doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập theo quy định
của pháp luật để chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô lớn (vượt quy mô
của các cá thể, hộ gia đình...). Thuật ngữ doanh nghiệp có tính quy ước để
phân biệt với lao động độc lập hoặc người lao động và hộ gia đình của họ.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống và theo nghĩa đó nó cũng có vòng
đời, với các bước thăng trầm, suy giảm hay tăng trưởng, phát triển hay thậm
chí bị diệt vong.
Các doanh nghiệp luôn đưa ra các phương thức quản trị trong suốt quá
trình sản xuất kinh doanh và tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh nhằm phát triển doanh nghiệp.
1.2.3 Nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh trở thành một công cụ quan trọng trong
quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc
ra quyết định kinh doanh đúng đắn.
Phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế: Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là phải đánh giá và kiểm tra
kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức, đã đặt ra
để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng. Biến động
của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải
xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh
hưởng đó.
11
1

1



- Đề xuất các giải pháp khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những
tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh
không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát
hiện các tiềm năng cần phải được khai thác và những tồn tại yếu kém, nhằm
đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp.
- Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào các mục tiêu đã định quá
trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện
và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kì doanh nghiệp phải tiến
hành kiểm tra đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các tác
động ở bên ngoài để xác định vị trí và định hướng đi của doanh nghiệp, các
phương án kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp
thì sẽ điều chỉnh kịp thời.
Phân tích hoạt động kinh doanh (HĐKD) là quá trình nghiên cứu để
đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng
HĐKD và các tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương
án và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Là công cụ để phát triển những khả năng tiềm tàng và công cụ cải tiến
cơ chế quản lý trong kinh doanh [18],[26].
- Là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh. Thông qua
các tài liệu phân tích, cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả
năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình.
- Là phương pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để HĐKD đạt hiệu
quả và hạn chế xảy ra rủi ro, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích HĐKD
của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để
vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp [18],[26].
- Tài liệu phân tích HĐKD không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên
trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tác bên ngoài khi họ có mối
quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có
12
2


1


quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay với doanh nghiệp
[18],[26]..
1.2.4 Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.2.4.1 Chỉ tiêu doanh thu.
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ
sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác
của doanh nghiệp. Doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với
sản lượng hàng hóa hay dịch vụ.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ ngành nghề chính của
doanh nghiệp: Là tổng giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp
đã bán ra trong kỳ [16]. Theo đó doanh thu từ ngành nghề chính của doanh
nghiệp dược là: sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo quản, dịch
vụ kiểm nghiệm, dịch vụ thử lâm sàng thuốc và dịch vụ bán lẻ thuốc.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh
thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán,
chiết khấu, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế…
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh
nghiệp.
Ý nghĩa: Doanh thu phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn
vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó ta có thể đánh giá được hiện
trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không [13], [23].
1.2.4.2 Phân tích chi phí.
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao
động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được
tính trong một thời kì nhất định.

+ Các loại chi phí trong kinh doanh hàng hóa
13
3

1


- Giá vốn hàng hóa: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh
nghiệp để hoàn thành việc mua sản phẩm thuốc về tới kho hàng của công ty.
- Chi phí bán hàng (chi phí lưu thông hàng hóa): Là những chi phí phát
sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thuốc từ kho của công ty đến tay người
tiêu dùng bao gồm: tiền lương, khấu hao tài sản cố định, đóng gói, bảo quản
sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí có liên quan đến việc
tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản chi phí hoặc các
khoản lỗ liên quan đến các hoạt động cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn
liên doanh, liên kết, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái
(nếu có)…
Dựa vào biến động của từng loại chi phí về số tiền và mức độ tăng
giảm theo tỷ lệ để đánh giá biến động của từng loại chi phí và tổng chi phí.
Đồng thời so sánh với biến động của doanh thu để phân tích đánh giá về biến
động của chi phí là hợp lý hay không.
1.2.4.3 Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận.
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi
nhuận thường được xem xét thông qua các chỉ tiêu:
- Tổng lợi nhuận: bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và
lợi nhuận khác chưa trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lợi nhuận gộp: Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu về tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với tổng giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã

tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ
hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh
dược là Thuốc, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Vật tư y tế tiêu hao được
14
4

1


gọi chung là thuốc). Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp
từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo
cáo, cộng doanh thu hoạt động tài chính và trừ đi chi phí hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước nhưng lại có được hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra .
- Lợi nhuận kế toán sau thuế (lãi ròng): là lợi nhuận của doanh nghiệp
sau khi trừ đi các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước: Thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,….
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải phân tích, xem xét mức độ lợi
nhuận đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra có hiệu quả hay
không thông qua đánh giá các chỉ số dưới đây:
- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS):
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả.
- Tỷ suất sinh lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này phản ánh đo lường khả năng sinh lợi trên tài sản của doanh
nghiệp, cứ 1 đồng vốn đầu tư chi ra cho tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu lợi

nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kinh doanh càng có hiệu quả trên số tiền bỏ ra.
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lợi từ nguồn vốn bỏ ra đầu tư vào
doanh nghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận kế
toán sau thuế (lãi ròng). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng doanh nghiệp
hoạt động càng có hiệu quả trên số vốn bỏ ra.
1.2.5 Phân tích vốn kinh doanh.
Để đạt được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
khả năng quản lý, trong đó quản lý và sử dụng vốn có ý nghĩa quyết định.
15
5

1


Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có,
biết mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển (xâm nhập, tăng
trưởng, chín muồi, suy thoái) hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh
với doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh, nhằm có biện pháp đối
phó phù hợp.
1.2.5.1 Phân tích biến động cơ cấu tài sản.
Phân tích biến động cơ cấu tài sản nhằm tìm hiểu sự thay đổi về giá trị,
tỷ trọng của tài sản qua các chu kỳ kinh doanh, để thấy được sự thay đổi này
là tín hiệu tích cực hay tiêu cực trong quá trình kinh doanh, có phù hợp hay
chưa phù hợp để phục vụ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích biến động cơ cấu tài sản doanh nghiệp cung cấp cho người
phân tích nhìn ra sự biến động tài sản doanh nghiệp, nó thường được thực
hiện bằng phương pháp so sánh qua nhiều thời kỳ để giúp cho người phân tích
có được sự đánh giá đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động.
1.2.5.2 Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn

Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm
hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các chu kỳ kinh doanh
có đáp ứng được với việc nâng cao khả năng tự đảm bảo, cũng như biết tận
dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh phù hợp với kế hoạch sản doanh của doanh nghiệp hay không.
1.2.5.3 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và
chi hay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có. Các chỉ tiêu phân tích
khả năng thanh toán bao gồm:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ảnh mối quan hệ giữa tổng tài
sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả ( nợ ngắn
hạn, nợ dài hạn...). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát khả năng thanh toán
16
6

1


các khoản nợ của công ty. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán tổng quát
càng tốt.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hệ số khả năng thanh toán hiện
hành). Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài
sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn nhất. Hệ số này càng cao thì khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá
trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao (hàng hóa, dịch vụ,...).
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết với số tiền và các khoản
tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ
ngắn hạn hay không (tiền, ngoại tệ, vàng,..).
1.2.5.4 Phân tích chỉ số luân chuyển hàng hóa
Chỉ số này phản ảnh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với
khối lượng hàng hóa còn tồn đọng trong kho. Chỉ số luân chuyển hàng hóa
càng lớn hoặc số ngày một vòng hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân
chuyển hàng hóa càng nhanh và ngược lại.
1.2.5.5 Phân tích chỉ số luân chuyển vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của DN.
Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: sản phẩm hàng hóa chờ tiêu
thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết
chuyển, chi phí trả trước,…
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Số vòng quay của vốn lưu
động càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài
chính càng tốt. Doanh nghiệp cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.
17
7

1


×